Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Xu hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.69 KB, 57 trang )

Học Viện Quản Lý Giáo Dục

Khóa luận tốt nghiệp

XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12
TRƯỜNG THPT MỸ ĐỨC B_HÀ NỘI
I.Phần mở đầu:
1.Lý do chọn đề tài:
Việt Nam đang bước vào thời kì công nghiệp hoá- hiện đại hóa với nền kinh
tế mở, năng động. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong những năm qua
cùng với sự hội nhập mạnh mẽ với khu vực và trên thế giới đã có những tác động to
lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục… trong đó có
vấn đề nghề nghiệp và việc làm. Như chúng ta đã biết, nước ta là một nước có dân
số trẻ, trong đó tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 66% (2009). Cho
nên, vấn đề nghề nghiệp - việc làm luôn là mối quan tâm hàng đầu của giới trẻ hiện
nay. Đặc biệt là đối với các em trung học phổ thông khi đang đứng trước ngưỡng
cửa của cuộc đời. Xác định cho mình một hướng đi đúng đắn về nghề nghiệp, việc
làm tức là các em đã có một nửa thành công trên con đường lập nghiệp. Bởi chọn
nghề chính là chọn cuộc đời, chọn tương lai.
Ngay từ những năm tháng đang ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh việc
trang bị những tri thức khoa học, các em học sinh đã bắt đầu định hướng cho mình
về nghề nghiệp trong tương lai. Lớp 12- năm học cuối cấp là thời điểm các em đưa
ra những quyết định quan trọng trong việc lựa chọn nghề. Nếu chọn nghề không
đúng, không phù hợp với năng lực, sở thích, hứng thú, cũng như nhu cầu của bản
thân thì sẽ dẫn đến tình trạng: không học được nghề, không thể tiến bộ trong nghề,
không thể lập thân, lập nghiệp được…Do vậy, ta có thể thấy được hoạt động giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường phổ thông giữ một vị trí, vai trò
hết sức quan trọng. Không chỉ có ý nghĩa trong việc giáo dục hoàn thiện nhân cách
cho học sinh mà giáo dục hướng nghiệp nhằm mục đích giúp cho học sinh phổ
thông, đặc biệt là các em học sinh lớp 12 có được sự hiểu biết cơ bản về các ngành
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích



1

Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục

Khóa luận tốt nghiệp

nghề trong xã hội, hình thành hứng thú và năng lực nghề. Từ đó lựa chọn cho mình
một nghề nghiệp cụ thể dựa trên cơ sở cân nhắc kĩ lưỡng phù hợp với nhu cầu,
hứng thú, năng lực, sở thích, sở trường của bản thân các em học sinh.Có thể nhận
thấy việc hướng nghiệp cũng ảnh hưởng một phần đến xu hướng lựa chọn nghề
nghiệp của các em.
Trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay, công tác giáo dục hướng
nghiệp chưa thực sự phát huy vai trò của nó. Trên thực tế có đến hơn 50% các em
hoc sinh trung học phổ thông chưa đươc trang bị gì cho đường đi của cuộc đời
mình. Cùng với sự tác động của nền kinh tế thị trường đã làm cho định hướng giá
trị nghề nghiệp của giới trẻ, cũng như các em hoc sinh có nhiều thay đổi thay đổi.
Điều này đã tác động trực tiếp đến động cơ, xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của
bản thân các em. Tất cả những điều đó đã khiến phần lớn các em học sinh sau khi
học xong trung học phổ thông không tự đánh giá được năng lực, hứng thú, nhu cầu,
sở trường của mình để lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn hoặc không biết
chọn nghề gì. Dễ thấy nhất là rất nhiều học sinh chọn trường nào, ngành nào dễ
trúng tuyển chứ chưa xác định đó sẽ là nghề mình sẽ theo suốt cuộc đời. Thậm chí
có nhièu em vì thích cô dạy văn mà có xu hướng trở thành giáo viên hoặc vì hâm
mộ Albert Anhxtanh mà muốn trở thành nhà khoa học…khiến cho việc chọn nghề
mang màu sắc lí tưởng, chứ không hề biết mình có thực sự phù hợp với nghề đó
hay không. Cũng có rất nhiều học sinh lựa chọn nghề nghiệp nhưng không phải

theo mong muốn của bản thân mà theo ý muốn của người khác: không ít các em lựa
chọn ngành nghề là do sự quyết định của cha mẹ, đôi khi là do sự rủ rê của bạn bè,
có những em chỉ mới nghe thấy tên của một nghề nào đó đã cảm thấy thích và chọn
trong khi không có nhiều thông tin về nghề đó…dẫn đến tình trạng có rất nhiều học
sinh sau khi đã được vào học tại các trường chuyên nghiệp mới nhận ra rằng mình
không thích, không phù hợp với nghề đã chọn.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

2

Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục

Khóa luận tốt nghiệp

Cho nên nhiều em đã rơi vào tình trạng chán nản, học tập không tiến bộ, bỏ học để
tiếp tục thi vào trường khác…
Từ những lý do trên, đồng thời dựa trên sự khảo sát thực tế tại trường THPT
Mỹ Đức B, Hà Nội đã khiến tôi quyết định lựa chọn đề tài “Xu hướng chọn nghề
của học sinh lớp 12 trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội”. Từ đó tìm ra xu hướng
chọn nghề cúa các em và đưa ra những biện pháp nhằm giúp các em chọn đúng
nghề.
2. Ý nghĩa của đề tài:
2.1. Ý nghĩa lý luận:
Đề tài “Xu hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 trường THPT Mỹ Đức B –
Hà Nội ”mong muốn tìm ra những yếu tố chi phối, tác động tới sự lựa chọn của học
sinh lớp 12 trường THPT Mỹ Đức B. Từ đó tìm ra xu thế chung của các em trong
việc lựa chọn ngành nghề của họ. Bên cạnh đó đề tài còn mong muốn tìm hiểu

nhận thức của các em về ngành nghề mà mình lựa chọn và muốn có được trong
tương lai, cũng như những nguyên nhân dẫn tới nhận thức đó. Từ đó có thể đưa ra
cho các em những biện pháp có khả năng hữu ích nhất nhằm giúp các em định
hướng cho bản thân những nghề nghiệp thích hợp.
2.2. Ý nghĩa thục tiễn:
Qua đề tài tôi mong muốn làm rõ thực trạng chọn ngành ghề trong tương lai
của học sinh lớp 12 trường THPT Mỹ Đức B. Thông qua đó chỉ ra những vấn đề
còn tồn tại, còn chưa phù hợp trong xu hướng lựa chọn của họ. Ngoài ra đề tài còn
làm rõ nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn của học sinh. Từ đó, đưa
ra biện pháp mang tính thực tiễn cho các nhà quản lý có thêm những cơ sở khoa
học, hoạch định chính sách cho phù hợp với thực tế, đặc biệt là những chính sách
giáo dục – đào tạo.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

3

Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục

Khóa luận tốt nghiệp

3.Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường THPT
Mỹ Đức B, Hà Nội. Phát hiện các yếu tố cơ bản tác động đến xu hướng lựa chọn
nghề nghiệp của học sinh. Qua đó bước đầu đề ra những biện pháp giáo dục giúp
các em học sinh lớp 12 trường THPT M ỹ Đức B chọn nghề đúng. Góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả của việc giáo dục trong nhà trường THPT M ỹ Đức B,

Hà Nội.
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Xu hướng lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 trường THPT Mỹ Đức B
4.2.Khách thể, phạm vi nghiên cứu:
4.2.1.Khách thể nghiên cứu:
- Học sinh lớp 12 trường THPT Mỹ Đức B – Hà Nội
4.2.2.Phạm vi nghiên cứu:
* Không gian nghiên cứu: tập chung tại trường Mỹ Đức B
* Thời gian nghiên cứu: học kì 2 lớp 12 năm học 2011- 2011
5.Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1.Nghiên cứu cơ sở lý luận về xu hướng chọn nghề của học sinh THPT.
5.2.Thực trạng xu hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 trường THPT Mỹ
Đức B – Hà Nội.
5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục giúp các em học sinh lớp 12 THPT Mỹ Đức
B- Hà Nội chọn đúng nghề.
6.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: Dựa trên nguyên tắc và lí luận của chủ nghĩa duy vật.
Bên cạnh đó vận dụng lí thuyết của nhiều môn như: giáo dục học, Giáo dục giá trị,
Tâm lí học đại cương, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm…
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

4

Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục

Khóa luận tốt nghiệp


- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi:
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Cải biên những thông tin có sẵn
trong các tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng những mục tiêu
nghiên cứu của đề tài nhất định.
- Phương pháp thống kê.
7.Giả thuyết khoa học:
Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường THPT Mỹ Đức
B-Hà Nội hiện nay chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường, nhiều học sinh lựa chọn
nghề nghiệp có tính chất bị động: chọn nghề là do cha mẹ quyết định, chọn những
nghề “hot” mà không tìm hiểu thông tin về nghề. Hoặc bản thân chưa có sự định
hướng về nghề với tâm lí phó mặc “đến đâu thì đến”…
PHẦN II: NỘI DUNG.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu.
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới.
1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam.
2. Các khái niệm và lí thuyết liên quan.
2.1. Xu hướng.
2.2. Nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp.
2.3. Xu hướng nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp.
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn nghề của học sinh lớp 12
trường THPT Mỹ Đức B.
2.4.1. Những đặc điểm cơ bản về tâm lý và nhân cách của học sinh THPT.
2.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn nghề của học sinh lớp 12
trường THPT Mỹ Đức B
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích


5

Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH
LỚP 12 TRƯỜNG THPT MỸ ĐỨC B.
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2. Thực trạng và xu hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 trường THPT Mỹ Đức
B.
2.2.1. Thực trạng nhận thức và xu hướng chọn nghề của học sinh lớp 12
trường THPT Mỹ Đức B
2.2.2. Lựa chọn của học sinh lớp 12 THPT trường Mỹ Đức B sau khi tốt
nghiệp.
2.2.3. Các ngành nghề được lựa chọn và các yếu tố tác động đến sự lựa chọn
đó.
2.2.4. Khó khăn, thuận lợi khi lựa chọn.
2.2.5. Mong muốn về công việc trong tương lai.
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

6


Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục

Khóa luận tốt nghiệp

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA GIÁO DUC

ĐỀ CƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT
MỸ ĐỨC B – HÀ NỘI

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

7

Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Bích


Lớp

: TLGD K1A

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Minh Hằng

Hà Nội, tháng 1 năm 2011

PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
I. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Nghề nghiệp,việc làm luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi người. Sự
phong phú, đa dạng của nghề nghiệp không chỉ nói lên sự phát triển của xã hội
mà còn thể hiện sự phát triển của cá nhân trong xã hội đó. Bàn về vấn đề nghề
8
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích
Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục
Khóa luận tốt nghiệp
nghiệp đã có rất nhiều tác giả bỏ công sức ra nghiên cứu cả trong nước cũng nhu
nước ngoài. Chúng tôi có thể điểm lại những công trình đã được nghiên cứu
trước đây.
1.1.

Các nghiên cứu ở nước ngoài:
Ở phương Tây, nghiên cứu về vấn đề nghề nghiệp đã có từ rất lâu.


Cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1948 tại Pháp được xem là
cuốn sách đầu tiên nói về hướng nghiệp. Trong cuốn sách này, tác giả đã nói
rằng sự phát triển của nền kinh tế đã dẫn đến sự phát triển đa dạng của các
nghành nghề trong xã hội. Tác giả kết luận rằng công tác giáo dục hướng
nghiệp là việc làm hết sức quan trọng không thể thiếu trong việc định hướng
cho học sinh chọn nghề. Đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Vào năm 1909 Frank Parsons (Mỹ) đã cho xuất bản cuốn “Lựa chọn
nghề nghiệp”. Cuốn sách đã trình bày cơ sở tâm lý học của hướng nghiệp
và chọn nghề, các tiêu chí về sự phù hợp nghề của mỗi cá nhân để từ đó có
sự lựa chọn cho phù hợp. Cũng vào những năm 1940, cũng đã có rấ nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề nghề nghiệp. Trong số đó có thể nói đến
công trình nghiên cứu của J.L Holland (Mỹ) đã thừa nhận sự tồn tại của các
loại nhân cách khác nhau với sở thích nghề nghiệp. Tác giả đã chỉ ra tương ứng
với mỗi kiểu nhân cách nghề nghiệp khác nhau là một số những nghề nghiệp
mà cá nhân có thể lựa chọn để có được kết quả làm việc cao nhất. Năm 1980
James McKeen Cattell( Mỹ)đã xây dựng các test đầu tiên để đo lường và đánh
giá các thành công trong học đường của sinh viên.
William G.Benham’s, trong tác phẩm “Bí quyết thành công trong đời
người. Định hướng nghề nghiệp” xuất bản năm 1999 đã khẳng định mỗi con
người sống phải biết tìm cho mình một nghề nghiệp thích hợp, phải rèn luyện
kỹ càng, sẵn sàng phù hợp với một công việc nhất định nào đó trong khả
năng. Tác giả nhấn mạnh: “Không một đứa trẻ nào có thể có một cơ hội
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

9

Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục

Khóa luận tốt nghiệp
trong tương lai nếu không chuẩn bị ngay từ thời ấu thơ thiên hướng nghề
nghiệp mà bé thích hợp”( ).
Ở Liên Xô( cũ), vấn đề hướng nghiệp cũng được quan tâm đặc biệt
ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX. V.I.Lênin đã có chỉ thị yêu cầu phải
cho học sinh làm quen với khoa học kỹ thuật, làm quen với cơ sở của nền sản
xuất hiện đại. Trên cơ sở luận điểm hướng nghiệp của C.Mác và Lênin, các
nhà giáo dục Liên Xô như V.N Spukin, V.P Gribanov, X.N Trixtaiakova,
N.N Dakharov…khi nghiên cứu về: Hứng thú nghề nghiệp của học sinh đã
cho rằng: học sinh THPT thường có dự định, mong muốn được tiếp thu nền
học vấn cao hơn, không thích đi làm ngay. Những nghề học sinh dự định
chọn tùy theo từng thời kỳ khác nhau và theo đặc điểm lứa tuổi, giới tính.
N.K Crupxcaia-Nhà giáo dục lỗi lạc đã từng nêu lên luận điểm “tự do chọn
nghề” cho mỗi thanh, thiếu niên. Theo bà, mỗi trẻ em phải nhận thức sâu sắc
được hướng phát triển kinh tế của đất nước, những nhu cầu của nền sản xuất
trong lĩnh vực lao động sản xuất. Đồng thời bà nhấn mạnh. Công tác giá dục
hướng nghiệp phải giúp cho trẻ em phát huy được hứng thú và năng lực của
bản thân, dạy cho các em có thái độ đúng đắn đối với lao động, động cơ chọn
nghề trong sang. Từ đó hình thành cho các em thái độ tự giác trong việc chọn
nghề.
Bên cạnh những tác phẩm nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp, nhiều
tác giả cũng đi vào nghiên cứu động cơ chọn nghề của học sinh. Trong cuốn
“Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm”( tập1, 2, 3), các tác giả A.V
Petropxki, N.D Levitov… đã đánh giá động cơ chọn nghề có ý nghĩa lớn đối
với việc hình thành nhân cách và việc tự quyết định đường đời của thanh
niên. Ông đã đưa ra một số động cơ cả bên trong lẫn bên ngoài có ảnh hưởng
đến sự lựa chọn nghề của các em. Còn tác giả V.A Cruchetxki trong khi
nghiên cứu “Những cơ sở của Tâm lý học sư phạm” thì cho rằng sự kết hợp
giữa nguyện vọng, khả năng của cá nhân với ý nghĩa xã hội của nghề nghiệp
10

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích
Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục
Khóa luận tốt nghiệp
trong sự lựa chọn nghề đó là những yếu tố giúp cho quá trình chọn nghề đạt
hiệu quả tốt.
Như vậy có thể nói rằng, trên thế giới đã có rất nhiều những công trình
nghiên cứu về vấn đề nghề nghiệp trên các khía cạnh khác nhau. Hầu hết các
tác giả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp cho
học sinh, nhất là công tác hướng nghiệp cho các em học sinh THPT ngay
trong nhà trường nhằm giúp các em nhận thức được nhu cầu, sở thích, năng
lực của bản thân đối với nghề nghiệp mà các em dự định chọn cho mình. Đó
là sự chuẩn bị tâm thế nghề cho các em.
1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam:
Về lĩnh vực nghề nghiệp cũng được nhiều tác giả Việt Nam quan tâm. Trong
bài viết “Học sinh và lao động” của chủ tịch Hồ Chí Minh(1957), Bác viết “Thi đỗ
tiểu học rồi thì muốn lên trung học, đỗ trung học rồi thì muốn lên đại học. Riêng
về mỗi cá nhân của người học sinh thì ý muốn ấy không có gì lạ. Nhưng chung
đối với nhà nước thì ý muốn ấy thành vô lý. Vì ở bất kỳ nước nào số trường trung
học cũng ít hơn trường tiểu học, trường đại học lại càng ít hơn trường trung học.
Thế thì những học trò tiểu học và trung học không được chuyển cấp sẽ làm gì”?
Câu hỏi này của Bác thực sự trở thành một vấn đề khoa học và mang tính thời sự
cho đến ngày nay. Bác đã gạch chân câu trả lời “họ sẽ lao động” để khẳng định
một cách chắc chắn rằng con đường lao động là con đường đúng đắn nhất để các
em tiếp tục phấn đấu vươn lên chứ không nhất thiết là phải vào trường đại học( ).
Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm công tác hướng nghiệp, điều này
được thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết, văn kiện, các nguyên lý giáo dục của
Đảng và nhà nước. Luật giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Giáo dục THPT

nhằm giúp cho HS củng cố và phát triển những kết quả của THCS, hoàn thiện
học vấn để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học nghề nhiệp, học nghề, và đi
vào cuộc sống lao động”. Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 - 2010 đã xác
11
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích
Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục
Khóa luận tốt nghiệp
định rõ: “Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho HS có học
vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự
phát huy năng lực của mỗi HS, giúp HS có những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng
hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sau THPT, để HS vào
đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp sau khi tốt nghiệp”( ).
Ngoài ra có thể kể đến công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả Viện
Khoa Học Giáo Dục( ), đã nghiên cứu về xu hướng chọn nghề, dự định nghề
nghiệp của học sinh THPT. Trong nghiên cứu này các tác giả cho biết: Đa số
học sinh có xu hướng đạt trình độ học vấn đại học trước khi đi vào lao động. Xu
hướng chọn nghề ở nam và nữ có sự khác nhau không chỉ ở lứa tuổi mà còn cả
đặc điểm giới tính quy định nữa. Từ hứng thú nghề nghiệp của nam và nữ các
tác giả đi đến tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự hình thành xu hướng nghề
nghiệp của học sinh cấp III, để tìm hiểu xem những yếu tố nào tác động mạnh
nhất. Tuy nhiên trong công trình này các tac giả chưa đề cập đến thực trạng
nhận thức nghề của học sinh cũng như ảnh hưởng của nó đến sự lựa chọn nghề
của học sinh.
Nhiều công trình nghiên cứu của giáo sư Phạm Tất Dong đã xem xét rất sâu
sắc và kỹ lưỡng những vấn đề cơ bản về nội dung, phương pháp hướng nghiệp
cho học sinh. Điều này thể hiện qua rất nhiều bài viết cũng như các công trình
nghiên cứu như “Hứng thú trong công tác hướng nghiệp”, được đăng trên tạp

chí Khoa Học Giáo Dục số 18 năm 1974. Hay bài “Hướng nghiệp trong nhà
trường” đăng trên tạp chí Đai học và Trung học chuyên nghiệp số 6 năm 1982.
Rất nhiều các tác phẩm khác như “Nghề nghiệp tương lai – Giúp bạn chọn
nghề” hoặc “tư vấn hướng nghiệp-Sự lựa chọn cho tương lai”, “Hướng nghiệp
trong điều kiện nền kinh thế thị trường” được đăng trên tạp chí Thế Giới mới số
91 năm 1994. Theo tác giả, đất nước đang đẩy mạnh Công nghiệp hóa-Hiện đại
hóa, trong quá trình đó, cơ cấu kinh tế sẽ chuển dịch sang công nghiệp và dịch
vụ. Xu hướng chọn nghề của thanh niên phù hợp với xu hướng dich chuyển cơ
12
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích
Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục
Khóa luận tốt nghiệp
cấu kinh tế. Từ các nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra kết luận: Hứng thú
môn học, hứng thú nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy việc lựa chọn nghề và thực
hiện được khả năng của mình là động cơ mạnh nhất, quan trọng nhất trong việc
lựa chọn nghề của học sinh.
Tác giả Phạm Ngọc Luyến trong “ Tâm lý học xã hội đối với sự đổi mới đất
nước” cho rằng: Nếu thừa nhận hoạt động học tập lao động kỹ thuật và hướng
nghiệp là một hình thức của hoạt động chủ đạo đối với lứa tuổi học sinh sắp tốt
nghiệp phổ thông thì hoạt động đó có khả năng hình thành ở các em một cấu tạo
tâm lý mới là sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động được hình thành qua các quá
trình giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, lao động sản xuất và tay nghề.
Nó có tác dụng định hướng kích thích chủ thể đi vào một hình thức lao động xác
định
Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn công tác hướng nghiệp cho học sinh PT ở
Việt Nam phải kể đến công trình nghiên cứu “ Thiết lập và phát triển hệ thống
hướng nghiệp cho học sinh” của tác giả Nguyễn Văn Hộ. Tác giả đã xây dựng

được luận chứng cho hệ thống GDHN trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Năm 2006, ông xuất bản cuốn sách: “Hoạt động giáo dục hướng
nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trong trường THPT. Cuốn sách đã trình bày một
cách có hệ thống về cơ sở lý luận cũng như vân đề tổ chức giáo dục trong nhà
trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra con phải kể đến công trình nghiên cứu “Việc làm cho thanh niên,
giải pháp và chính sách”(tập 2-Chương trình Chính sách thế hệ trẻ) của hai tác
giả Phạm Nguyệt Lãng và Trần Anh về xu hướng nghề nghiệp của thanh niên,
học sinh THPT đã có những nhận xét rằng: thiếu niên, học sinh suy nghĩ về
nghề nghiệp rất muộn. Suy nghĩ đó thường hay thay đổi và thiếu ổn định.
Có thể nói rằng, ở Việt Nam cũng đã quan tâm nhiều đến lĩnh vực nghề
nghiệp. Những kết quả đó là tiền đề để tiếp tục nghiên cứu vấn đề này vào thời
điểm hiện nay, khi đất nước đang bước vào thời kì CNH-HĐH. Đã có nhiều tác
13
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích
Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục
Khóa luận tốt nghiệp
động đến xu hướng chọn nghề của các em học sinh. Trên cơ sở đó, chúng tôi
tiến hành đề tài “ Xu hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 trường THPT Mỹ
Đức B-Hà nội” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác hướng nghiệp
trong nhà trường THPT, góp phần vào sự phát triển đất nước.
II.CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN.
2.1.Xu hướng:
2.1.1. Khái niệm xu hướng: : Xu hướng là một khái niệm tâm lý học khá phức
tạp và có khá nhiều cách tiếp cận cũng như cách hiểu khác nhau.
Theo đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nxb Văn hoá thông
tin(1998) thì xu hướng là: Hướng đi tới, thể hiện khá rõ thực chất của nó. Ví dụ:

Xu hướng chính trị, xu hướng nghề nghiệp...( ).
Lý thuyết hoạt động trong trong tâm lý học cho rằng, xu hướng nhân cách của
con người đó là hệ thống những thúc đẩy quy định tính lựa chọn của các thái độ và
tính tích cực của con người. Xu hướng nhân cách của cấ nhân gồm nhiều thuộc
tính khác nhau, bao gồm một hệ thống các: Nhu cầu. hứng thú, niềm tin, lý tưởng,
thế giới quan.Xu hướng nói lên chiều hướng phát triển của nhân cách con người.
C.Mác nói “Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, con người
sống, làm việc trong tập thể, xã hội chứ không có cá nhân nào có thể tồn tại bên
ngoài xã hội được. Và khi hoạt động trong xã hội bao giờ cá nhân cũng phải
hướng tới mục tiêu nào đó. Không thể có hoạt động không có mục đích, mục tiêu
được. Hay nói cách khác đi là bất kỳ hoạt động gì cũng đều hướng tới một đối
tượng nào đó nhằm thỏa mãn một điều gì của bản thân mỗi cá nhân. Sự hướng tới
này được phản ánh trong tâm lý mỗi người như là xu hướng
của nhân cách. Cá nhân có thể hướng hoạt động của mình vào một sự vật cụ thể,
một tri thức khoa học hoặc một tư tưởng chính trị đồng thời thúc đẩy hoạt động
nhằm từng bước chiếm lĩnh chúng. Xu hướng với tư cách là một hiện tượng tâm lý
luôn gắn với hoạt động của con người, nói lên chiều hướng chung của sự phát
14
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích
Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục
Khóa luận tốt nghiệp
triển, thúc đẩy và định hướng con người phấn đấu đạt tới một mục tiêu nào đó có
ý nghĩa đối với bản thân mình Sự hướng tới mục tiêu đó diễn ra trong một thời
gian tương đối dài và khá ổn định. Do đó có thể trở thành động lực để thúc đẩy
con người hành động nhằm chiếm lĩnh mụ tiêu đó, quy định phương hướng cơ bản
trong hành vi, quy định bộ mặt đạo đức của cá nhân, quy dịnh mục đích của cả
cuộc đời. Đó là xu hướng của cá nhân trong cuộc sống của mỗi người cá nhấn đặt

ra cho mình những mục tiêu và viễn cảnh khác nhau, có thái độ lựa chọn khác
nhau vói những giá trị xã hội xung quanh. Xu hướng của mỗi người khác nhau là
khác nhau. Nhà Tâm lý học Liên Xô X.L.Rubinstein đã nói: “Vấn đề xu hướng
trước hết là câu hỏi về khuynh hướng thúc đẩy như là động cơ quy định hoạt động
của con người”.
Như vậy, xu hướng là ý định hướng tới đối tượng trong một thời gian lâu dài
nhằm thỏa mãn những nhu cầu hay hứng thú hoặc vươn tới những mục tiêu cao
đẹp mà cá nhân lấy làm lẽ sống của mình. [ ]
Xu hướng là sự xác định mục đích mà cá nhân hướng tới đồng thời xác định hệ
thống động cơ tương ứng với hoạt động của con người nhằm đạt mục đích. Xu
hướng của con người được biểu hiện ở những mặt sau:
* Nhu cầu: Là sự thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhânđối với haon cảnh,
là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.[ ]
Đối tượng của nhu cầu hết sức đa dạng, phong phú. Nhu cầu vật chất gắn liền
với sự tồn tại của cơ thể như nhu cầu ăn, ở, mặc. Còn nhu cầu tinh thần gắn liền
với sự phát triển của cá nhân như nhu cầu nhận thức, lao động, giao tiếp, thẩm
mỹ...Đối tượng của nhu cầu cang được xác định cụ thể, ý nghĩa đối với đời sống xã
hội của các nhân và xã hội càng được nhận thức sâu sắc thì nhu cầu càng chóng nảy
sinh, củng cố và phát triển.
* Hứng thú: Là thái độ dặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó có ý nghĩa
trong đời sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm.[ ]
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

15

Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục
Khóa luận tốt nghiệp

Hứng thú làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, hoạt động trí tuệ. Hứng thú
làm nảy sinh khát vọng hành động và khát vọng sáng tạo. Cùng với nhu cầu, hứng
thú là một thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách.
* Lý tưởng: Là một mục tiêu cao đẹp được phản ánh vào đầu óc con người
dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực và hoàn chỉnh, có tác dụng lôi cuốn
mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân trong một thời gian tương đối lâu dài
vòa hoạt động để vươn tới mục tiêu đó.[ ]
* Thế giới quan: Là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, về xã hội và bản thân
được hình thành ở mỗi người và xác định phương châm hành động của người đó.
Nói một cách cụ thể thì thế giới quan của cá nhân là cách nhìn nhận, xem xét,
hiểu biết, đánh giá về thế giới của cá nhân.
* Niềm tin: Là thế giới quan đã được kiểm nghiệm, thể nghiệm.[ ]
Là một sản phẩm của thế giới quan, là kết tinh các quan điểm, tri thức, rung
cảm, ý chí được con người thể nghiệm, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá
nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động theo quan điểm
của mình, là lẽ sống của con người.[ ]
2.1.2. Vai trò của xu hướng trong cấu trúc nhân cách của cá nhân.
Xu hướng với tư cách là một hiện tượng tâm lý luôn gắn với hoạt động của con
người nói lên chiều hướng chung của sự phát triển, thúc đẩy và định hướng con
người đạt tới một mục tiêu nào đó.
Xu hướng là một trong những thành phần quan trọng nhất của cấu trúc nhân
cách. Nó giữ vị trí điểm nút trong mạng lưới các mối quan hệ giữa các thuộc tính
trong cấu trúc nhân cách. Nó làm nhiệm vụ định hướng, điều khiển, điều chỉnh sự
hình thành, phát tiển toàn bộ các thuộc tính của nhân cách (năng lực, tính cách, khí
chất…)làm cho chúng kết hợp hài hòa với nhau, trở thàh một khối thống nhất không
thể chia cắt. Nó quy định sự hình thành và phát triển toàn bộ cấu trúc nhân cách như
một chỉnh thể trọn vẹn. Nó chi phối mọi suy nghĩ, hành động, lối sống của cá nhân,
bản của toàn bộ cuộc đời mỗi con người.
16
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích


Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục
2.2. Nghề nghiệp và định hướng giá trị nghề nghiệp.

Khóa luận tốt nghiệp

2.2.1. Nghề nghiệp và việc làm
Theo từ điển tiếng Pháp “nghề nghiệp” là “Profession”- là hoạt động thường
ngày được thực hiện bởi con người nhằm tự tạo nguồn thu nhập cần thiết để tồn tại.
Theo E.A Klimôp: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức mạnh vật chất và
tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công
lao động xã hội mà có). Nó tạo cho mỗi con người khả năng sử dụng phương tiện cần
thiết cho việc tồn tại và phát triển”.[ ]
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công
lao động trong xã hội. Nghề nghiệp là nghề để sinh sống và phục vụ xã hội. Có thể
thấy rằng, nghề nghiệp là một thuật ngữ để chỉ một hình thức lao độngtrong xã hội
theo sự phân công lao động mà con người sử dụng lao động của mình để tạo ra
những sản phẩm vật chất, tinh thần cho xã hội. Con người thông qua việ hành nghề
để duy trì sự tồn tại và phát triển của cuộc sống cá nhân, đồng thời góp phần xây
dựng đất nước.
Từ một số quan niệm về nghề nghiệp nêu trên, có thể hiểu một cách ngắn
gọn, nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi ở con người một quá trình đào
tạo chuyên biệt, có những kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo chuyên môn nhất định,
có phẩm chất, đạo đức phù hợp với yêu cầu của dạng lao động tương ứng.
Nhờ quá trình hoạt động nghề nghiệp, con người có thể tạo ra sản phẩm thoả
mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội.
Bất kỳ một quốc gia nào cũng có hai loại nghề:Nghề được đào tạo và nghề

không được đào tạo. Nghề không được đào tạo là nghề được hình thành tự
phát do nhu cầu, do tích lũy kinh nghiệm, hoặc do truyền từ đời này sang đời
khác, từ người này sang người khácNghề được đào tạo có trình độ tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo mà con người đạt được trong quá trình đào tạo dài hạn hoặc
ngắn hạn.
Nghề được đào tạo có đặc trưng là người làm nghề phải được cung cấp trình
17
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích
Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục
Khóa luận tốt nghiệp
độ tri thức kĩ năng, kĩ xảo hành nghề, làm ra sản phẩm để trao đổi trên thị
trường, thu nhập của người lao động chính là nguồn sống của họ. Chính vì vậy
mà họ trở thành đối tượng hoạt động cơ bản, lâu dài của lý tưởng nghề nghiệp,
từ đó hình thành nhân cách nghề nghiệp. Nghề được đào tạo đòi hỏi người vào
học nghề đó phải có trình độ học vấn, sức khỏe và yêu cầu tâm lý phù hợp với
nghề. Sau quá trình đào tạo, người đó phải đạt được tiêu chuẩn quốc gia về kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo tay nghề theo mục tiêu xã hội đòi hỏi, được cấp bằng hay
chứng chỉ về nghề.
2.2.2. Giáo dục hướng nghiệp:
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm hướng nghiệp.
Nhà tâm lý học K. K. Platônôp cho rằng: “Hướng nghiệp, đó là hệ thống các biện
pháp tâm lý - giáo dục, y học nhằm giúp cho con người đi vào cuộc sống thông qua
việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu xuất hiện, vừa phù hợp
với hứng thú, năng lực của bản thân. Những biện pháp này sẽ tạo nên sự thống nhất
giữa quyền lợi của XH với quyền lợi của cá nhân”. Còn viện sĩ X. Ia. Batƣsep xác
định: “Hướng nghiệp là một hoạt động hợp lý gắn với sự hình thành ở thế hệ trẻ hứng
thú và sở thích nghề nghiệp vừa phù hợp với những năng lực cá nhân, vừa đáp ứng

đòi hỏi của xã hội đối với nghề này hay nghề khác”.
GS. TS. Phạm Tất Dong, khái niệm hướng nghiệp đuợc hiểu: Hướng nghiệp được
coi là công việc của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm, có mục đích giáo dục học sinh
trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân
tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản
xuất trong xã hội. [ ]
Như vậy có thể hiểu, hướng nghiệp là sự tác động của một tổ hợp các lực lượng xã
hội vào các em học sinh nhằm giúp các em các em làm quen và có sự hiểu biết về
một số ngành nghề phổ biến trong xã hội để khi tốt nghiệp ra trường, các em có thể
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

18

Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục
Khóa luận tốt nghiệp
lựa chọn cho mình một cách có ý thức nghề nghiệp tương lai.[ ]
2.3. Xu hướng nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp .
2.3.1. Xu hướng nghề nghiệp:
Có thể nói cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào đưa ra một khái niệm cụ thể về xu
hướng nghề nghiệp. Cho nên khi nghiên cứu vấn đề này hầu hết các tác giả đều tiếp cận
các yếu tố cấu thành của xu hướng: Nhu cầu nghề nghiệp, động cơ nghề nghiệp, hứng
thú nghề nghiệp, lý tưởng nghề nghiệp, nguyện vọng nghề nghiệp...
* Nhu cầu và động cơ nghề nghiệp:
Chọn nghề đều có xuất phát điểm từ nhu cầu của cá nhân. Bởi chọn nghề là
chọn tương lai, cho nên khi xuất hiện nhu cầu chọn nghề sẽ tạo nên động cơ, đó là
những yếu tố nội tại đưa cá nhân tới những hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu. Tuy
nhiên cũng cần phải phân biệt giữa nhu cầu và ước muốn nghề nghiệp, ước muốn

là sự lựa chọn tổng quát để thoả mãn một nhu cầu nghề nghiệp cụ thể.
* Hứng thú đối với nghề nghiệp:
Hứng thú nghề nghiệp là sự biểu hiện thái độ của con người đối với lĩnh vực
nghề nghiệp hay một nghề cụ thể, nó góp phần tạo nên động cơ thúc đẩy cá nhân tìm
hiểu kĩ lưỡng về nghề làm cơ sở cho việc thực hiện nguyện vọng nghề nghiệp.
* Lý tưởng nghề nghiệp:
Xu hướng nghề nghiệp của con người đó chính là sự biểu hiện một cách sâu sắc
nhất, tập trung nhất những nhu cầu về nghề nghiệp, những hứng thú và nguyện
vọng nghề nghiệp của cá nhân. Các yếu tố này trong mối quan hệ chặt chẽ đã tạo
thành động cơ mạnh mẽ thúc đẩy cá nhân đi đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho
bản thân nhằm hiện thực hoá lý tưởng nghề nghiệp đã được hình thành.[ ]
Lý tuởng nghề nghiệp là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nghề nghiệp. Nó có
ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành và phát triển của nhu cầu và hứng thú nghề
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

19

Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục
Khóa luận tốt nghiệp
nghiệp. Để vơn tới đuợc lý tưởng cao đẹp của mình, người ta có thể tự điều chỉnh hoặc
huỷ bỏ một số nhu cầu, hứng thú cũng nh hình thành ở mình những nhu cầu về hứng
thú mới cho phù hợp với lý tưởng ấy.
2.3.2. Năng lực nghề nghiệp:
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học thì năng lực của một cá nhân là tổ hợp các
thuộc tính độc đáo của cá nhân đó phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động
nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả cao.[ ]
Theo GS. TS Phạm Tất Dong thì năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những

đặc điểm tâm lý và sinh lý của con nguời với những yêu cầu do nghề đặt ra. Không có
sự tương ứng này thì con người không thể theo đuổi nghề được.[ ]
Như vậy, năng lực nghề nghiệp là một tập hợp các thuộc tính nhân cách tương đối
bền vững, được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động có liên quan tới nghề
nghiệp. Năng lực nghề nghiệp vốn không có sẵn trong con người, không phải là
những phẩm chất bẩm sinh. Nó hình thành và phát triển qua hoạt động học tập và hoạt
động lao động. Trong quá trình làm việc, năng lực tiếp tục phát triển hoàn thiện. ở
những người thất bại trong nghề nghiệp thì chính họ đã không đánh giá được mình
nên đã dẫn đến những sự lựa chọn sai lầm về đủ mọi phương diện.
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn nghề của học sinh lớp 12
trường THPT Mỹ Đức B-Hà Nội.
2.4.1. Những đặc điểm cơ bản về tâm lý và nhân cách của học sinh THPT.
2.4.1.1. Đặc điểm hoạt động học tập:
Nội dung và tính chất của hoạt động học tập ở thanh niên khác rất nhiều so với
hoạt động học tập ở thiếu niên. Học sinh càng trưởng thành, kinh nghiệm sống của
HS THPT càng trở nên phong phú, các em đã ý thức được rằng mình đang đứng
trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy thái độ có ý thức đối với học tập ngày càng phát
triển và trở nên có lựa chọn hơn đối với mỗi môn học. Ở các em, đã hình thành những
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

20

Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục
Khóa luận tốt nghiệp
hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Cuối bậc THPT các em đã
xác định được cho mình một hứng thú ổn định với một môn học nào đó, đối với một
lĩnh vực tri thức nhất định. Hứng thú này thường liên quan với việc lựa chọn một

nghề nhất định của HS. Nó mang tính chất lâu bền hơn đối với thiếu niên.
Thái độ học tập của thanh niên HS được thúc đẩy bởi động cơ học tập có cấu trúc
khác với lứa tuổi trước. Lúc này, ở các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn
liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Chính động cơ thực tiễn (ý nghĩa thực tiễn của
môn học đối với cá nhân, có liên quan đến ngành nghề định chọn), động cơ nhận
thức, sau đó là ý nghĩa xã hội của môn học…Nhưng thái độ học tập ở không ít HS có
nhược điểm là: một mặt các em rất tích cực học một số môn mà các em cho là quan
trọng đối với nghề mình đã hoặc định chọn, mặt khác các em lại sao nhãng các môn
học khác hoặc học chỉ đạt điểm trung bình, dẫn đến hiện tượng học lệch, học tủ, học
chỉ vì mục đích thi cử. Thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ
định của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của thanh niên HS
trong hoạt động học tập cũng như việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.[ ]
2.4.1.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ:
Ở thanh niên, tính chủ định đượ phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức. Tri
giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và
toàn diện hơn. Quá trình quan sát đã chiu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai
nhiều hơn và khong tách khởi tư duy ngôn ngữ. Tuy vậy, quan sát của thanh niên hộc
sinh cũng khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên.
Ở tuổi thanh niên niên học sinh, ghi nhớ có chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng
thời vai trò của ghi nhớ logic trìu tượng , ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng. Đặc biệt các
em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ. Nhưng một số em cũng còn ghi nhớ đại
khái, chung chung, cũng có một số em đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu. Do cấu trúc
của phức tạp và chức năng của não phát triển; do sự phát triển của các quá trình nhận
thức nói chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà hoạt động tư duy của thanh
21
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích
Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục

Khóa luận tốt nghiệp
niên học sinh có thay đổi quan trọng. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trìu
tượng một cách độc lập sáng tạo trong những đối tượng quen biết đã được học ở trường.
Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán
của tư duy cũng phát triển…Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho học sinh thực hiện
các thao tác tư duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của các khái niệm trìu
tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và trong xã hội…Đó là cơ sở
để hình thành thế giới quan.
Tuy vậy một số học sinh THPT đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như
trên còn chưa nhiều. Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy
nghĩ của bản thân. Như vậy, ở lứa tuổi này các em dễ mắc sai lầm trong việc chọn nghề.
Việc định hướng và giúp đỡ của giáo viên là hết sức cần thiết trong việc xác định cho
mình một nghề nghiệp phù hợp và đúng đắn cho bản thân.
2.4.1.3. Sự phát triển của tự ý thức (ý thức bản ngã)
Sự phát triển của tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách
của thanh niên. Nó là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều mức độ khác nhau. Ở tuổi
thanh niên quá trình phát triển ý tức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính chất đặc thù
riêng.
Đặc điểm quan trọng trong sự tự nhận thức của thanh niên là: Sự tự ý thức của họ
xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động – địa vị trong tập thể. Các em không
chỉ nhận thức cái tôi của mình mà còn nhận thức vị trí cuản mình trong xã hội, trong
tương lai.. Thanh niên có thể hiểu rõ mình ở những phẩm chất nhân cách bộc lộ rõ (lòng
yêu lao động, tính cần cù, dũng cảm…)Thanh niên còn có thể hiểu rõ những phẩm chất
phức tạp, biểu hiện những quan hệ nhiều mặt của nhân cách (tinh thần trách nhiệm, lòng
tự trọng, tình cảm, nghĩa vụ…).
Thanh niên không chỉ có nhu cầu đánh giá, mà còn có khả năng đánh giá sâu sắc
về những phẩm chất, mặt yếu của những người cùng sống và của chính mình. Nhưng
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

22


Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục
Khóa luận tốt nghiệp
nhận thức người khác thường dễ dàng hơn nhận thức chính bản thân mình. Thanh niên
thường có xu hướng cường điệu trong khi tựu đánh giá, hoặc dánh giá thấp cái tích cực,
tập chung phê phán cái tiêu cực hoặc là đánh giá cao nhân cách của mình. Tuy nhiên
việc tự đánh giá trên cơ sở tự nhiên có mục đích là một dấu hiệu cần thiết của một
nhân cách đang trưởng thành, là tiền đề của sự tự giáo dục có mục đích.
2.4.1.4. Sự hình thành thế giới quan:

Tuổi thanh niên là tuổi quyết định hình thành thế giới quan. Ở tuổi này, những điều kiện
về mặt trí tuệ và xã hội để xây dựng một hệ thống quan điểm riêng được hình thành.
Những cơ sở của thế giới quan đã được hình thành ngay từ khi còn nhỏ. Suốt thời gian
học tập ở phổ thông đã được lĩnh hội những tâm thế, thói quen đạo đức nhất định…Dần
dần những thói quen đó được ý thức và được quy vào các hình thức, các tiêu chuẩn,
nguyên tắc hành vi xác định…Giai đoạn THPT thì ở các em xuất hiện các nhu cầu đưa
những tiêu chuẩn, những nguyên tắc hành vi đó vào một hệ thống hoàn chỉnh. Một khi
đã có hệ thống quan điểm riêng thì thanh niên không chr hiểu về thế giới khách quan,
mà còn đánh giá được nó, xác định được thái độ của mình đối với thế giới nữa. Chính
nội dung cá môn học ở THPT giúp cho các em xây dựng được thế giới quan tích cực.

Việc hình thành thế giới quan không chỉ giới hạn ở tính tích cực nhận thức mà còn thể
hiện ở phạm vi nội dung nữa. Thanh niên học sinhở độ tuổi này quan tâm nhiều đến các
vấn đề liên quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề liên quan đến con người, vai trò của
con người trong lịch sử, quan hệ giữa con ngươì và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ,
nghĩa vụ và tình cảm. Vấn đề ý nghĩa cuộc sống chiếm vị trí trung tâm trong suy nghĩ
của thanh niên. Tuy vậy, một bộ phận thanh niên chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới

quan. Họ có những quan niệm lệch lạc về lối sống do ảnh hưởng từ mặt trái của cơ chế
cơ chế thị trường, thích sống cuộc sống hưởng thụ, sống gấp, sống lại…học hành chểnh
mảng. trong khi cũng có những người sống khép mình, thiếu cởi mở…Chính điều này
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

23

Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục
Khóa luận tốt nghiệp
đã ảnh hưởng đến nhận thức cũng như cuộc sống của mỗi cá nhân, tác động đến sự lựa
chọn nghề nghiệp của các em.
2.4.1.5. Đời sống tình cảm:
Đời sống tình cảm của thanh niên học sinh rất phong phú. Đặc điểm đó được thể
hiện rõ nhất trong tình bạn của các em. Ở tuổi này nhu cầu về tình bạn tâm tình cá nhân
tăng lên rõ rệt. Các em có yêu cầu cao đối với tình bạn (yêu cầu sự chân thật, lòng vị
tha, tin tưởng, tôn trọng nhau và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau). Trong quan hệ bạn bè, các
em không chỉ có cảm xúc chân thành, mà còn có khả năng đáp ứng lại cảm xúc của
người khác.
Tình bạn của thanh niên học sinh rất vững bền. Nó có thể vượt qua mọi khó khăn
thử thách và kéo dài suốt cuộc đời. Quan hệ tình bạn khác giới được tích cực hóa một
cách rõ rệt, phạm vi quan hệ bạn bè được mở rộng. Bên cạnh nhóm thuần nhất, xuất
hiện nhiều nhóm pha trộn(cả nam và nữ). Ở một số em đã xuất hiện những cảm xúc
khác giới, nhu cầu chân chính về tình yêu. Đó là một trạng thái mới mẻ nhưng rất tự
nhiên trong đời sống tình cảm của thanh niên.[ ]
1.4.1.6. Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT.
Hoạt động lao động tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành nhân cách thanh
niên học sinh. Hoạt động lao động được tổ chức đúng đắn sẽ giúp các em hình thành

tinh thần tập thể., lòng yêu lao động, tôn trọng lao động, người lao động và thành quả
lao động, đặc biệt là có nhu cầu và nguyện vọng lao động.
Đối với thanh niên học sinh, việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc
khẩn thiết. Càng cuối cấp thì sự lựa chọn càng nổi bật. Các em hiểu rằng cuộc sống
tương lai phụ thuộc vào chõ mình có biết lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn hay
không. Ở nhiều em, việc quyết định lựa chọn một nghề nào đó đã có căn cứ. Nhiều em
biết so sánh đăc điểm riêng về thể chất, tâm lý, khả năng của mình với yêu cầu của
nghề nghiệp, dù sự hiểu biết của các em về nghề nghiệp là chưa đầy đủ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

24

Lớp: K1A- TLGD


Học Viện Quản Lý Giáo Dục
Khóa luận tốt nghiệp
Lựa chọn nghề nghiệp là một quá trình tìm hiểu, đối chiếu giữa những đặc điểm
về thể chất, tâm lý của cá nhân với những yêu cầu của hoạt đọng lao động, dựa trên cơ
sở hình dung trước hoạt động lao động hiện tại và tương lai. Lựa chọn nghề nghiệp của
học sinh được thực hiện trên cơ sở các mối quan hệ xã hội- nghề nghiệp- cá nhân. Đôi
khi học sinh lưa chọn nghề nhưng không dựa trên cơ sở nhu cầu về sự phân công lao
động. Quá trình lựa chọn nghè nghiệp đồng thời là quá trình lựa chọn những khả năng
thực hiện được. Quá trinh này luôn luôn được bắt đầu từ sự ý thức nghề nghiệp. Đa số
học sinh khi quyết định lưa chọn nghề nghiệp, những kiến thức mà các em tiếp thu
được trong quá trình học tập chua có ý nghĩa lớn kể cả những kiến thức về yêu cầu của
nghề nghiệp. Do vậy trong quá trình lựa chọn nghề, học sinh cần phải hiểu cụ thể về
những nghề trong xã hội và địa phương, những đặc điểm cơ bản về nghề mà các em dự
định chọn, những đòi hỏi của nghề, kế hoạch kinh tế đối với sự phát triển xã hội.
Trong thực tế không hiếm trường hợp hứng thú chuển từ nghề này sang nghề

khác. Nguyên nhân này do đâu? Những yếu tố nào trong trường hợp này được cho là
quyết định đối với học sinh và có tác động nhất định đối với các em? Con người trong
hoạt động của mình tiếp nhận quyết định lựa chọn nghề, đặt trước bản thân mình mục
đích đánh giá giá trị của nghề. Nhưng phải thấy rằng trong sự phát triển như nhau về
kiến thức, việc dánh giá giá trị nghề nghiệp là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào mức
độ tích cực hoạt động nhận thức của mỗi cá nhân và khả năng tiếp nhận các giá trị của
nghề.
Trong quá trình học sinh trung học phổ thông hình thành xu hướng nghề
nghiệp, họ đã gặp phải rất nhiều khó khăn bởi những tác động tiêu cực từ mặt trái của
cơ chế thị trường, do sự cản trở của dư luận xã hội... Cần phải khẳng định rằng, không
phải học sinh nào cũng chọn cho bản thân nghề mà mình yêu thích. Bởi vì việc lựa
chọn nghề nghiệp của học sinh là một hiện tượng xã hội cho nên nó chịu sự tác động
và chi phối đồng thời của nhiều yếu tố, các yếu tố cơ bản có thể kể đến là: gia đình
học sinh, bạn bè, công tác hướng nghiệp của nhà trường, các phương tiện thông tin
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

25

Lớp: K1A- TLGD


×