GV: Trần Thị Hạnh Phúc
PHẦN MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU
Trong thời đại nền kinh tế thị trường trở thành một nền kinh tế của toàn cầu thì
doanh nghiệp là một chủ thể quan trọng trong nền kinh tế, là nơi quyết định về các
quá trình sản xuất được đưa ra. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải sử dụng
các đầu vào để sản xuất ra đầu ra (sản phẩm, dịch vụ). Tại sao các doanh nghiệp lại
cần vay vốn trong quá trình kinh doanh? Thứ nhất, quá trình kinh doanh đòi hỏi phải
có khoảng cách thời gian từ khi mua nguyên liệu để đưa vào sản xuất cho đến khi bán
được sản phẩm và thu tiền bán hàng. Trong trường hợp này doanh nghiệp cần vốn
ngắn hạn để mua nguyên vật liệu và đáp ứng các chi dùng thường ngày khác. Thứ hai,
doanh nghiệp cần đầu tư mua sắm máy móc để mở rộng qui mô sản xuất. Trong
trường hợp này doanh nghiệp cần các nguồn vốn dài hạn hơn để có thời gian thu hồi
vốn. Trong trường hợp các nguồn vốn nội tại của doanh nghiệp không đáp ứng được
nhu cầu (ngắn và dài hạn) thì doanh nghiệp cần vay vốn từ bên ngoài. Nhưng trong
tình hình nền kinh tế thế giới và trong nước vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính,
vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp bị hạn
chế. Mặc dù Nhà nước chủ trương kiềm chế lãi suất, nhưng lãi suất hiện nay vẫn ở
mức cao nên tình hình vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp từ đầu năm 2010 tới nay
rất khó khăn. Doanh nghiệp hiện tại vẫn phải vay vốn với lãi suất từ 14%/năm trở lên.
Đây là một gánh nặng, vì các chính sách mà Chính phủ đã ban hành trong năm 2009
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, như hỗ trợ 4% lãi suất, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp,
giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng…đã hết hạn từ cuối năm 2009. Theo tổng kết
sơ bộ 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy, số doanh nghiệp tiếp cận vốn vay chưa tới 50%
số hồ sơ mà các doanh nghiệp có nhu cầu vay. Do đó, việc tiếp cận nguồn tín dụng
thương mại được các nhà kinh doanh quan tâm nhiều hơn. quan hệ tín dụng thương
mại được hình thành trong điều kiện thành phẩm của doanh nghiệp thừa vốn là
nguyên, nhiên, vật liệu của doanh nghiệp thiếu vốn, nếu quan hệ mua bán chịu được
thực hiện trong một thời hạn nhất định thì cả hai đều có lợi. Vì có sự khác biệt về chu
Môn:Tiền Tệ-Ngân Hàng 1
GV: Trần Thị Hạnh Phúc
kỳ sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp, nên việc thừa vốn ở doanh nghiệp này
và thiếu vốn ở doanh nghiệp khác là hiện tượng phổ biến và có tính tất yếu.
Môn:Tiền Tệ-Ngân Hàng 2
GV: Trần Thị Hạnh Phúc
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÔNG CỤ CỦA THƯƠNG MẠI TÍN DỤNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1Khái niệm: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp
dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất
- kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán, bán chịu hàng hóa. Hành vi mua
bán chịu hàng hóa được xem là hình thức tín dụng - người bán chuyển giao cho người
mua quyền sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định, và khi đến thời hạn
đã được thỏa thuận, người mua phải hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ
và cả phần lãi cho người bán chịu.
1.2 Đặc điểm của tín dụng thương mại
- Vốn cho vay theo tín dụng thương mại là hàng hóa hay một bộ phận của vốn
sản xuất chuẩn bị chuyển hóa thành tiền, chưa phải là tiền nhàn rỗi.
+Người cho vay (chủ nợ) và người đi vay (con nợ) đều là những doanh
nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+Khối lượng tín dụng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổng giá trị của khối
lượng hàng hóa được đưa ra mua bán chịu.
-Một điều khoản tín dụng thương mại mà các doanh nghiệp thường thỏa thuận
khi sử dụng hình thức tín dụng này là: “2/10 Net 30” có nghĩa là nếu trả tiền mặt
trong vòng 10 ngày kể từ khi mua hàng, người mua sẽ được chiết khấu 2% trên giá cả
hàng bán, người mua sẽ phải trả toàn bộ giá bán sau 10 ngày và được trả chậm trong
vòng 30 ngày.
-Để đảm bảo người mua chịu trả nợ đúng hạn, bên cạnh sự tin tưởng, người
bán chịu còn đòi hỏi phải có một chứng cứ pháp lý, đó chính là tờ giấy chứng nhận
quan hệ mua bán chịu nêu trên, tờ giấy chứng nhận này có thể do chủ nợ lập để đòi
tiền, hoặc do con nợ lập để cam kết trả tiền, nó được gọi là “kỳ phiếu thương mại”
hay “thương phiếu”. Vì vậy, thương phiếu ra đời trên cơ sở quan hệ mua bán chịu
giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Trong quá trình phát triển, thương phiếu dần dần
biến đổi tính chất, từ một giấy chứng nhận nợ thông thường trở thành một công cụ
Môn:Tiền Tệ-Ngân Hàng 3
GV: Trần Thị Hạnh Phúc
lưu thông tín dụng có thể thực hiện được chức năng phương tiện lưu thông và phương
tiện thanh toán thay thế cho tiền mặt trong nền kinh tế.
1.2.1 Đặc điểm của thương phiếu:
+Dựa trên cơ sở người lập: thương phiếu tồn tại dưới 2 hình thức là hối
phiếu và lệnh phiếu:
- Hối phiếu: là chứng chỉ có giá do người bán chịu lập, yêu cầu người mua
chịu trả một số tiền xác định vào một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho người
thụ hưởng.
1.2.2 Nội dung hối phiếu:
-Tiêu đề :”Lệnh phiếu “ ghi ở bề mặt của lệnh phiếu
-Một cam kết vô điều kiện để thanh toán một số tiền nhất định
-Thời hạn trả tiền.
-Địa điểm trả tiền
-Tên người hưởng lợi hoặc tên của người ra lệnh thực hiện việc thanh toán
-Địa điểm,ngày ký phát lệnh phiếu
-Chữ ký người ký phát lệnh phiếu.
Môn:Tiền Tệ-Ngân Hàng 4
GV: Trần Thị Hạnh Phúc
Hình: Hối phiếu
-Lệnh phiếu: là chứng chỉ có giá do người mua chịu lập, cam kết trả một số tiền
xác định trong một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho người thụ hưởng.
Trên lệnh phiếu kì hạn được quy định rõ
Một lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát cam kết thanh toán
cho một hay nhiều người hưởng lợi.
Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc công ty tài chính để
đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu.
1.2.3 Nội dung lệnh phiếu:
-Tiêu đề :”Lệnh phiếu “ ghi ở bề mặt của lệnh phiếu
-Một cam kết vô điều kiện để thanh toán một số tiền nhất định
-Thời hạn trả tiền.
-Địa điểm trả tiền
-Tên người hưởng lợi hoặc tên của người ra lệnh thực hiện việc thanh toán
-Địa điểm,ngày ký phát lệnh phiếu
-Chữ ký người ký phát lệnh phiếu.
Lệnh phiếu trả ngay:
Môn:Tiền Tệ-Ngân Hàng 5