Tải bản đầy đủ (.doc) (202 trang)

Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.54 KB, 202 trang )

5

Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chức năng xã hội là một chức năng cơ bản của Nhà nước, tồn tại khách
quan trong tất cả các kiểu nhà nước, là chức năng xuất phát từ nhu cầu chung,
lợi Ých chung của toàn bộ xã hội, nhằm tổ chức và quản lý đời sống cộng
đồng, duy trì một trật tự chung đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển.
Trong lịch sử các tư tưởng và học thuyết pháp lý đã từng xuất hiện
những quan điểm về chức năng xã hội của Nhà nước. Dưới nhiều cấp độ và
cách thể hiện khác nhau, nhiều nhà tư tưởng trong các thời kỳ phát triển của
xã hội đã thừa nhận Nhà nước có chức năng xã hội nhưng những quan điểm
đó có sự khác nhau do bị chi phối bởi lợi Ých giai cấp và điều kiện lịch sử.
Trong những năm gần đây, trước những đổi thay lớn lao của đời sống
quốc tế và sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, đòi
hái chóng ta phải có sự nhận thức lại đúng đắn các quan điểm của học thuyết
Mác - Lênin, trong đó có việc nhận thức lại một số vấn đề lý luận về Nhà
nước và pháp luật. Trong thời đại ngày nay, khi mà những tiến bộ, những
thành tựu của khoa học kỹ thuật đã làm cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá
nhân trở thành một tất yếu như Mác đã từng tiên đoán thì xu hướng chung của
các Nhà nước trên thế giới là xác định lại vai trò của mình trong xã hội, từ đó
Nhà nước hướng các hoạt động vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, vì sự
phát triển toàn diện của con người. Do đó, vấn đề chức năng xã hội của Nhà
nước đang trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học (chính
trị, pháp lý...), trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong các
chế độ Nhà nước khác nhau.
Từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, trong tất cả các giai đoạn
phát triển của mình, với tính cách là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và



6

vì nhân dân, trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể, Nhà nước ta đã thực hiện chức
năng xã hội ở những mức độ và hình thức nhất định. Con người luôn được coi
là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội: "Mục đích của chủ nghĩa xã
hội là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động" [56, tr. 22].
"Nhân tè con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn
hóa, mọi nền văn minh... Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh " [28, tr. 5]. Tinh
thần này đã được thể hiện nhất quán trong tất cả các giai đoạn phát triển của
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đặc biệt là từ khi thực hiện
công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Hiến pháp 1992 càng khẳng định rõ vai trò, chức năng xã hội của
Nhà nước. Điều 3 Hiến pháp 1992 ghi nhận: "Nhà nước bảo đảm và không
ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân..., xây dựng đất
nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống Êm no,
tù do, hạnh phóc, có điều kiện phát triển toàn diện" . Văn kiện Hội nghị đại
biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng ta cũng đã xác định: "Tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội
bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa"
[28, tr. 56]. Mét trong những nội dung cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa là phải củng cố và phát huy bản chất dân chủ, phát huy vai trò
của Nhà nước trong việc bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân,
nhân dân là chủ nhân của xã hội và Nhà nước là tổ chức công quyền phục vụ
nhân dân. Đồng chí Đỗ Mười, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung
ương Đảng (khóa VII) khi nói về Nhà nước trong sự nghiệp hiện đại hóa,
công nghiệp hóa đất nước đã khẳng định: "Cần tập trung nghiên cứu xác định
đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong cơ chế mới". Do đó,



7

việc quan tâm, chú trọng đến chức năng nhà nước nói chung, chức năng xã
hội của Nhà nước nói riêng là một yêu cầu khách quan trong quá trình xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ở nước ta hiện nay, trên phương diện lý luận, đã xuất hiện một số
quan điểm khác nhau về vai trò, phạm vi, nội dung, phương thức thực hiện
chức năng xã hội của Nhà nước. Những quan điểm đó có ý nghĩa chi phối,
ảnh hưởng lớn đến việc củng cố và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, đến mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên
đây vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ. Điều đó chứng tỏ trên phương diện
nhận thức, lý luận, chức năng của Nhà nước nói chung, chức năng xã hội của
Nhà nước nói riêng là những vấn đề quan trọng cần được quan tâm đúng mức.
Những năm qua, nhất là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện
đất nước, chúng ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan,
vẫn còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc đòi hỏi Nhà nước phải tiếp tục giải quyết
với tư cách là chủ thể tổ chức và quản lý xã hội.
Từ thực trạng đó, đặt ra yêu cầu là vấn đề chức năng xã hội của Nhà
nước cần được tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống, góp phần bổ sung lý
luận khoa học cho công cuộc củng cố và hoàn thiện Nhà nước ta trong giai
đoạn cách mạng hiện nay. Vì vậy, việc tác giả chọn đề tài "Chức năng xã hội
của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Trước thời kỳ đổi mới, ở nước ta, trên giác độ khoa học pháp lý, vấn
đề chức năng xã hội của Nhà nước hầu như không được đề cập tới, thậm chí
còn như là một "điều cấm kỵ" [41, tr. 13] . Điều đó xuất phát từ quan điểm

nhận thức thiếu khách quan, toàn diện về nguồn gốc, bản chất, chức năng nhà


8

nước, nhấn mạnh một chiều chức năng chuyên chính giai cấp hoặc chỉ quan
tâm đến chức năng kinh tế, một trong những điểm cơ bản mà các học giả
muốn khai thác để làm rõ sự khác biệt và tính ưu việt của Nhà nước xã hội
chủ nghĩa so với các Nhà nước khác, đặc biệt là Nhà nước tư sản và bỏ qua
nhận thức về vai trò, giá trị xã hội của Nhà nước. Từ Đại hội VI đến nay,
cùng với những thay đổi trong nhận thức lý luận, chức năng xã hội của Nhà
nước đã được quan tâm hơn trước nhưng nhìn chung mới chỉ ở mức độ nhất
định, chủ yếu thể hiện qua các bài viết của một số tác giả trên các báo, tạp chí,
tập san, qua bài giảng của giảng viên ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật...
chứ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này.
Trong đề tài KX.04.16 "Hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước nhằm
tăng cường hiệu lực quản lý các vấn đề thuộc chính sách xã hội" (1995) do cố
PGS.PTS Trần Trọng Hựu chủ nhiệm có đề cập đến chức năng xã hội của
Nhà nước nhưng chỉ với tính cách là một vấn đề liên quan đến nội dung chính
của đề tài. Năm 1997, có luận văn thạc sĩ luật học của Cao Thị Thanh Thảo
nghiên cứu vấn đề này nhưng khác về mức độ, phạm vi nghiên cứu.
Trong hệ thống lý luận của các Nhà nước xã hội chủ nghĩa trước đây
hầu như không đề cập đến vấn đề này. Trong "Những nguyên lý xây dựng
Nhà nước Xô-viết và pháp quyền" của Viện Hàn lâm khoa học xã hội trực
thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô có bàn đến chức năng xã
hội nhưng chỉ với tính cách là một bộ phận trong hệ thống các chức năng của
Nhà nước Xô-viết nói riêng và phạm vi chức năng theo quan điểm này cũng
hạn hẹp.
Ở các nước tư bản phát triển, trong những năm gần đây, chức năng xã
hội của Nhà nước thường được xem xét gắn với việc nghiên cứu vai trò của

Nhà nước trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, với ý nghĩa là sự can
thiệp của Nhà nước vào việc giải quyết các vấn đề xã hội - những vấn đề được
coi là hậu quả do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với con người và


9

xã hội. Vấn đề này được thể hiện trong "Tạo dùng một nền văn minh mới chính trị của làn sóng thứ ba" của các học giả Alvin Toffler và Heidi Tolleler,
trong quan điểm của các nhà khoa học và chính trị gia Nga tại Hội nghị khoa
học "Vai trò của Nhà nước trong sự hình thành và điều tiết kinh tế thị trường"
tại Matxcơva tháng 4/1997, trong "Nhà nước, thị trường và viện trợ - những
vai trò mới định lại" của nhóm chuyên gia tổ chức SIDA Thụy Điển, trong
"Đổi mới hoạt động của Chính phủ" của Đêvít Âubớt và Tét Gheblơ, trong
"Nhà nước trong một thế giới chuyển đổi" của Ngân hàng thế giới năm 1997...
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Tác giả lùa chọn nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về chức năng
xã hội của Nhà nước ta nhằm:
- Góp phần hoàn thiện lý luận về chức năng của Nhà nước ta mà
trọng tâm là chức năng xã hội theo giác độ pháp lý.
- Đánh giá thực trạng thực hiện chức năng trong thời gian qua, để trên
cơ sở đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện chức năng
xã hội của Nhà nước ta trong điều kiện hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận án có các nhiệm vụ
như sau:
- Nhận thức lại tính chất, nội dung chức năng xã hội của Nhà nước
trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
- Làm sáng tỏ những nội dung của chức năng xã hội của Nhà nước ta.
- Phân tích những hình thức, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ, mục

tiêu được đặt ra bởi chức năng này trong thời gian qua.


10

- Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường chức năng xã hội
của Nhà nước ta trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam,
trong điều kiện kinh tế mới, thế giới mới - phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa đời sống quốc tế.
* Phạm vi nghiên cứu
Chức năng xã hội của Nhà nước là một vấn đề phức tạp, đã và đang
được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau (chính trị, kinh tế,
pháp luật...) với nhiều quan điểm không thống nhất.
Dưới góc độ pháp lý, luận án chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề những
vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn thực hiện chức năng xã hội trong điều kiện
của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà trọng tâm là nội dung,
phương thức thực hiện chức năng trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở phương pháp luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin về Nhà nước và pháp luật, các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà
nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo và sử dụng một số
tài liệu trong và ngoài nước.
Phương pháp nghiên cứu: đi từ cái chung đến cái riêng, cái cụ thể; lịch
sử, hệ thống; tổng hợp, phân tích, so sánh...
5. Những đóng góp mới của luận án
- Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có
hệ thống về lý luận và thực tiễn thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


11

- Luận án đã hệ thống hóa được những quan điểm, những cách tiếp
cận về chức năng nhà nước nói chung, chức năng xã hội của Nhà nước nói
riêng đã được thể hiện trong các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học pháp
lý.
- Nghiên cứu chức năng xã hội của Nhà nước trong mối quan hệ với
những vấn đề cơ bản của Nhà nước như: điều kiện xuất hiện, bản chất nhà
nước... để chỉ rõ chức năng xã hội của Nhà nước xuất hiện rất sớm - ngay khi
Nhà nước xuất hiện với tư cách là một tổ chức công quyền và sự tồn tại của
chức năng xã hội của Nhà nước là một tất yếu khách quan.
- Bước đầu vạch ra được sự phát triển của chức năng xã hội trong lịch sử
phát triển của Nhà nước nói chung, lịch sử phát triển của Nhà nước ta nói riêng.
- Khái quát được những nội dung cơ bản của chức năng xã hội của
Nhà nước ta trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
- Từ sự phân tích, đánh giá về lý luận và thực tiễn việc thực hiện chức
năng xã hội của Nhà nước ta trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong 16 năm
thực hiện công cuộc đổi mới, luận án đã khái quát được một cách hệ thống
những hình thức, biện pháp thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước trong điều
kiện cụ thể của nước ta, đồng thời khẳng định rằng, trong điều kiện nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay phải tăng cường chức năng xã
hội của Nhà nước, coi chức năng xã hội là một bộ phận quan trọng của chức
năng nhà nước.
- Bước đầu luận án đã đưa ra những định hướng, giải pháp về nâng
cao hiệu quả việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước ta trong điều
kiện, hoàn cảnh hiện nay.
6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 3 chương, được chia thành 8 mục.


12

Chương 1
Những vấn đề lý luận về chức năng xã hội của Nhà nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
cña Nhµ níc céng hßa x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC TA

Chức năng xã hội của Nhà nước là một vấn đề tương đối mới mẻ so
với các nội dung khác trong lý luận về Nhà nước và pháp luật ở nước ta. Thực
chất vấn đề này chỉ mới được đề cập tới trong những năm gần đây của thời kỳ
đổi mới.
Để có thể nghiên cứu chức năng xã hội của Nhà nước một cách toàn
diện, chính xác, khách quan, cần đặt nó trong mối liên hệ với các khái niệm
khác về Nhà nước, mà trước hết là khái niệm "chức năng của Nhà nước".
1.1.1 Khái niệm chức năng của Nhà nước
Chức năng của Nhà nước đã và đang được quan tâm nghiên cứu dưới
nhiều giác độ (triết học, chính trị học, luật học...), theo nhiều cách tiếp cận
khác nhau, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, trước những yêu cầu của công
cuộc đổi mới sâu sắc, toàn diện đất nước và trước những thay đổi lớn lao của
đời sống quốc tế. Trong luận án này, chức năng của Nhà nước được đề cập
dưới giác độ khoa học pháp lý.
Chức năng của Nhà nước là một khái niệm phức tạp, luôn gắn với
những phạm trù như bản chất, nhiệm vụ, các hình thức và phương pháp hoạt
động của Nhà nước... Khái niệm chức năng của Nhà nước có ý nghĩa nhất

định, cho phép chúng ta phân định nó với các phạm trù khác của lý luận về
Nhà nước và pháp luật, là một trong những cơ sở lý luận quan trọng cho việc
nghiên cứu chức năng xã hội của Nhà nước.


13

Theo cách hiểu truyền thống, phổ biến nhất từ trước đến nay, thể hiện
trong nhiều giáo trình, nhiều sách ở Liên Xô trước đây và hiện đang lưu hành
ở Việt Nam, "chức năng của Nhà nước" là những phương diện (những
phương hướng, mặt, dạng, loại) hoạt động chủ yếu của Nhà nước nhằm thực
hiện những nhiệm vụ đặt ra trước Nhà nước.
Như bất kỳ một hiện tượng xã hội nào, Nhà nước tồn tại và phát triển
thông qua những mối liên hệ biện chứng của nó, thể hiện trong các hoạt động
của Nhà nước tác động vào thế giới tự nhiên, thế giới vật chất, vào các quan
hệ xã hội và thế giới tinh thần của con người. Mỗi chức năng cụ thể của Nhà
nước thể hiện sự thống nhất của nội dung, hình thức và biện pháp thực hiện
quyền lực nhà nước trong một lĩnh vực hoạt động nhất định của Nhà nước,
gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Nhưng chức năng của
Nhà nước không chỉ tồn tại trong mối liên hệ với nhiệm vụ Nhà nước mà còn
phản ánh bản chất và vai trò, vị trí của Nhà nước đối với xã hội - xuất phát
điểm đồng thời là mục tiêu hoạt động của Nhà nước. Vì thế, quan điểm này
tuy đã lý giải "chức năng của Nhà nước" tương xứng với hiện tượng "Nhà
nước", là phù hợp hơn cả so với một số quan điểm khác nhưng vẫn chưa thật
đầy đủ.
Quan điểm thứ hai xuất phát từ bản chất nhà nước, cho rằng chức năng
của Nhà nước được xem xét như những thuộc tính cơ bản bên trong của Nhà
nước, phản ánh hai thuộc tính đặc trưng của bản chất nhà nước với tư cách là
tổ chức thống trị giai cấp và tổ chức đại diện chính thức cho xã hội . Quan
điểm này hợp lý ở chỗ đã khẳng định sự tồn tại khách quan của chức năng

nhà nước với hai tính chất (là tính giai cấp và tính xã hội) và mối liên hệ giữa
bản chất với chức năng của Nhà nước, tuy nhiên chưa phản ánh được nội
dung, đối tượng của chức năng - những nét đặc thù để phân biệt chức năng
nhà nước với các khái niệm khác.


14

Trên căn cứ tương tự, xuất phát từ nguồn gốc, bản chất và vai trò của
Nhà nước đối với xã hội, quan điểm thứ ba xác định chức năng nhà nước là sự
thể hiện vai trò của Nhà nước đối với xã hội, là biểu hiện cụ thể năng lực của
Nhà nước và kết luận rằng cần nhận thức khái niệm chức năng nhà nước trên
ba góc độ thống nhất hữu cơ: "Chức năng nhà nước là cái mà xã hội cần Nhà
nước và Nhà nước cần phải làm; là cái mà Nhà nước có thể làm được; là cái
Nhà nước được làm" [24, tr. 8] . Quan điểm này cho chóng ta một cách nhìn
mới về chức năng nhà nước, thấy được tính giới hạn của chức năng nhà nước,
tuy nhiên tác giả chưa đưa ra được định nghĩa.
Có quan điểm coi "chức năng của Nhà nước" không chỉ là những
phương hướng hoạt động chủ yếu của Nhà nước mà còn là cơ chế tác động
của Nhà nước lên quá trình xã hội, bởi khi thực hiện những chức năng nhất
định trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, Nhà nước bằng các cuộc cải
cách, bằng sự điều chỉnh pháp luật, bằng các cách thức tổ chức và quản lý các
quan hệ xã hội mà tác động lên trạng thái của các quá trình xã hội...
Quan điểm khác cho rằng: chức năng nhà nước chính là những nhiệm
vụ cơ bản của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển cụ thể hoặc đưa vào
khái niệm "chức năng của Nhà nước" cả những phương pháp, cách thức Nhà
nước thực hiện chức năng của mình trong thực tiễn - là các hình thức hoạt
động của Nhà nước đối với môi trường xung quanh, đối với xã hội, với các
quốc gia khác và như vậy đã có sự mở rộng phạm vi khái niệm, trộn lẫn giữa
các mặt hoạt động của Nhà nước với nhiệm vụ của Nhà nước, với phương

thức thực hiện chúng.
Tuy có những khác biệt nhất định trong mỗi cách hiểu chức năng nhà
nước đã đề cập ở trên nhưng nhìn chung chúng đều xuất phát trên cơ sở chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết Mác - Lênin
về nguồn gốc, bản chất, vị trí, vai trò của Nhà nước trong đời sống xã hội, đặt


15

hin tng Nh nc trong quỏ trỡnh vn ng v phỏt trin ca xó hi theo
cỏc quy lut khỏch quan ca nú.
Trong bi cnh hin nay, theo chỳng tụi, cú th gúp phn xỏc nh
mt khỏi nim y v "chc nng ca Nh nc", cn lm sỏng t mt s
lun im sau:
- Chc nng nh nc gn lin vi iu kin xut hin v bn cht
ca Nh nc
Nh nc l mt hin tng xó hi vụ cựng phc tp, cú lch s phỏt
sinh, tn ti v phỏt trin riờng ca nú. Xut phỏt t nhng phõn tớch v s tn
ti, phỏt trin v tan ró ca ch cng sn nguyờn thy tỡm ra ngun gc
Nh nc, hc thuyt Mỏc - Lờnin khng nh rng: Nh nc ch xut hin
v tn ti trong nhng giai on nht nh ca lch s xó hi loi ngi vi
nhng iu kin kinh t - xó hi nht nh. Nhng iu kin ú l "
tồn tại, phát triển và tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy để tìm ra
nguồn gốc Nhà nớc, học thuyết Mác - Lênin khẳng định rằng: Nhà nớc chỉ
xuất hiện và tồn tại trong những giai đoạn nhất định của lịch sử xã hội loài
ngời với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Những điều kiện đó
là "s xut hin v tn ti ca ch t hu v t liu sn xut v xó hi
phõn chia thnh giai cp, cuc u tranh gia cỏc giai cp ấy tr nờn
"khụng th iu hũa c" [74, tr. 7]. Ch t hu v t liu sn xut xut
hin l nguyờn nhõn c bn a n s khỏc bit, mõu thun v a v v li

ích kinh t, dn n ra s khỏc bit, mõu thun v a v v li ích chớnh tr,
xó hi gia cỏc thnh viờn trong xó hi, lm cho thit ch xó hi c khụng cũn
kh nng duy trỡ mt xó hi vi nhng bin i mnh m, sõu sc trong
trt t nh trc v khi ú Nh nc ra i. S ra i ca Nh nc l mt tt
yu lch s, nhm ỏp ng nhu cu c qun lý ca chớnh xó hi v duy trỡ
mt trt t xó hi theo ý chớ v li ích ca giai cp nm trong tay nhng t


16

liệu sản xuất chủ yếu. Nhà nước là một lực lượng nảy sinh từ xã hội, "tựa hồ
như đứng trên xã hội", "có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sù
xung đột đó nằm trong vòng trật tự" [15, tr. 260] . Quan điểm của học thuyết
Mác - Lênin đã phủ định một cách khoa học các thuyết như thuyết thần học,
thuyết gia trưởng, thuyết bạo lực, thuyết tâm lý, thuyết khế ước xã hội... của
các học giả trong các chế độ xã hội trước đó giải thích về nguồn gốc Nhà
nước. Trong xã hội hiện đại, do sự tồn tại khách quan của Nhà nước và tính
đúng đắn, khoa học của học thuyết Mác - Lênin nên các học giả tư sản đã có
những thay đổi nhất định trong nhận thức về nguồn gốc Nhà nước. Họ đã phải
thừa nhận rằng Nhà nước bắt nguồn từ xã hội, "từ thời xa xưa nhất, con người
họp lại với nhau thành các phường hội lớn hơn, bắt đầu bằng hộ gia đình, rồi
đến các nhóm có quan hệ huyết thống và rồi tiến đến các Nhà nước hiện đại"
[62, tr. 35]. Như vậy, điều kiện xuất hiện Nhà nước quy định Nhà nước phải
có những chức năng nhất định, mà nổi bật là chức năng chuyên chính giai cấp
và chức năng xã hội.
Chức năng nhà nước và bản chất nhà nước có mối liên hệ khách quan:
Chức năng của Nhà nước được xác định xuất phát từ bản chất nhà nước và
ngược lại, bản chất nhà nước được thể hiện thông qua các chức năng của Nhà
nước - được cụ thể hóa và thể hiện trong nhiều mặt hoạt động của Nhà nước.
Sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của xã hội có

giai cấp và đấu tranh giai cấp và theo đúng nghĩa của nó là một bộ máy trấn
áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác nên Nhà nước bao giê cũng
thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh:
trong bất kỳ xã hội có giai cấp nào, Nhà nước bao giê cũng thuộc về một giai
cấp, một lực lượng chính trị nào đó trong xã hội, chính xác hơn, Nhà nước luôn
thuộc về giai cấp nắm trong tay những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội. Nhà
nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị, là


17

công cụ sắc bén nhất để duy trì sự thống trị giai cấp: đảm bảo sự thống trị về
kinh tế, thực hiện quyền lực về chính trị và tác động về tư tưởng đối với quần
chóng. Luận điểm mác-xít về bản chất giai cấp của Nhà nước đúc kết trong kết
luận của Ăngghen: Nhà nước là "Nhà nước của giai cấp có thế lực nhất, của
cái giai cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có Nhà nước mà còng trở thành
giai cấp thống trị về mặt chính trị và do đó có thêm được những phương tiện
mới để đàn áp và bóc lột giai cấp bị áp bức... Nhà nước là một tổ chức của
giai cấp hữu sản, dùng để bảo vệ giai cấp này chống lại giai cấp không có
của" [47, tr.255-256]. "Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất
thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần... Những tư tưởng
thống trị không phải là cái gì khác mà chỉ là sự biểu hiện của những quan hệ
vật chất thống trị..., được biểu hiện dưới hình thức tư tưởng" [45, tr. 67-68].
Đồng thời, trong bất kỳ xã hội nào, Nhà nước luôn giữ vai trò là người
đại diện chính thức của toàn xã hội, là trung tâm giải quyết các công việc
chung của xã hội mà cá nhân công dân không thể giải quyết được. Nhà nước
phải chú ý đến lợi Ých chung của toàn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội,
ổn định và phát triển, thực hiện những hoạt động nhất định phù hợp với yêu
cầu của xã hội, thông qua đó mà bảo đảm các lợi Ých nhất định của các giai
cấp, tầng líp khác trong xã hội trong chõng mực các lợi Ých đó không quá

mâu thuẫn với lợi Ých của giai cấp thống trị. Do đó, bản chất xã hội là mặt
thứ hai của bản chất nhà nước. Tính giai cấp là mặt cơ bản thể hiện bản chất
nhà nước nhưng Nhà nước nào cũng thể hiện tính xã hội. Bản chất của mọi
Nhà nước đều bao gồm hai tính chất đó, tuy mức độ biểu hiện khác nhau tùy
thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhưng không bao giê triệt tiêu nhau.
Trong mối quan hệ này, bản chất nhà nước là tổng hợp những mặt,
những yếu tố, những quá trình tạo nên hiện tượng Nhà nước, là những thuộc
tính hữu cơ bên trong của Nhà nước còn chức năng nhà nước là phương thức


18

tồn tại và phát triển của Nhà nước. Khi bản chất nhà nước thay đổi thì chức
năng nhà nước cũng thay đổi cho phù hợp với bản chất nhà nước mới. Sự thay
đổi của bản chất nhà nước có thể diễn ra trong sù thay đổi của các hình thái
kinh tế - xã hội. Đồng thời, trong sự vận động của từng hình thái kinh tế - xã
hội nhất định, các tính chất của bản chất nhà nước cũng có thể có sự vận
động, biến đổi. Theo nguyên lý chung, khi xung đột giai cấp gay gắt, bản chất
giai cấp của Nhà nước thể hiện rõ nét hơn, tập trung hơn và ngược lại, khi
xung đột giai cấp lắng xuống thì bản chất xã hội sẽ nổi trội hơn. Mặt khác,
xuất phát từ vai trò của mình đối với xã hội, Nhà nước có thể có những điều
chỉnh trong quá trình điều tiết, tác động vào các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội.Vì thế, các chức năng nhà nước và nội dung của nó luôn có sự
vận động, biến đổi làm xuất hiện những chức năng mới hoặc mất đi những
chức năng nào đó hoặc có những chức năng của Nhà nước tồn tại qua nhiều
chế độ xã hội khác nhau nhưng nội dung và phương pháp thực hiện chúng lại
rất khác nhau tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, vào bản chất nhà
nước đó.
Chức năng nhà nước phản ánh đầy đủ hai tính chất cơ bản của bản
chất nhà nước là tính giai cấp và tính xã hội: Xuất phát từ bản chất giai cấp,

Nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế và bởi các giai
cấp có quyền lợi đối nghịch nhau nên chức năng nhà nước trước tiên được hình
thành là nhằm để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Nhưng đồng thời, xuất
phát từ bản chất xã hội, bất kỳ Nhà nước nào cũng thực hiện các hoạt động
với tư cách là người đại diện chính thức cho quyền lợi của toàn xã hội nên có
những chức năng nhà nước phát sinh từ bản chất tự nhiên của mọi xã hội, từ
nhu cầu của chính xã hội, nhằm duy trì và bảo vệ những điều kiện tồn tại và
phát triển của xã hội. Vì vậy, chức năng nhà nước có tính giai cấp và tính xã
hội.


19

Từ khi ra đời, Nhà nước giữ một vị trí và vai trò quan trọng trong xã
hội có giai cấp, thể hiện trong mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội, giữa
Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Xã hội là cơ sở cho sự phát sinh,
tồn tại, phát triển và diệt vong của Nhà nước. Ngược lại, Nhà nước là một bộ
phận quan trọng, không thể thiếu được của xã hội có giai cấp. Nhờ có các cơ
quan đặc biệt cùng các phương tiện vật chất kèm theo nên Nhà nước có thể
tác động toàn diện, mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Nhà nước giữ vai trò quan
trọng trong việc thực hiện những lợi Ých cơ bản của giai cấp thống trị và duy
trì những điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đó chính là sứ
mệnh lịch sử của Nhà nước trong tiến trình phát triển của xã hội, thể hiện
thông qua các chức năng của Nhà nước.
Từ nhận thức về nguồn gốc và bản chất và vị trí, vai trò của Nhà
nước, chúng ta có thể khẳng định rằng: Nhà nước xuất hiện là để thực hiện sứ
mệnh của một thiết chế quản lý xã hội, với hai nhiệm vụ cơ bản là duy trì sự
thống trị giai cấp và duy trì sự tồn tại, phát triển của toàn xã hội. Các chức
năng nhà nước được hình thành xuất phát từ những nhiệm vụ cơ bản đó. Ngay
từ khi mới ra đời, Nhà nước có hai tư cách: là công cô giai cấp - bảo đảm duy

trì, củng cố sự thống trị của một giai cấp, một lực lượng nhất định trong xã
hội và công cụ công quyền - tác động, điều tiết các quan hệ xã hội, tổ chức
đời sống cộng đồng, giải quyết những nhu cầu phát triển của toàn xã hội, giữ
cho xã hội đó vận động, phát triển theo một "trật tự" nhất định phù hợp ý chí
của giai cấp cầm quyền. Sự ra đời và phát triển của Nhà nước Văn Lang - Âu
Lạc với những điều kiện đặc thù - không xuất phát từ sự phân hóa giai cấp và
đấu tranh giai cấp mà từ nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm của các bộ téc
Lạc - Việt đã làm cho tính công quyền rõ nét hơn các Nhà nước khác.
Như vậy, những điều kiện kinh tế - xã hội quyết định sự ra đời và tồn
tại của Nhà nước, bản chất của Nhà nước và vai trò của Nhà nước có liên


20

quan mật thiết đến một phạm trù quan trọng trong lý luận về Nhà nước là
"chức năng nhà nước".
- Tương quan giữa tính giai cấp và tính xã hội của chức năng nhà
nước lệ thuộc điều kiện lịch sử trong các Nhà nước khác nhau
Thực tế, tính giai cấp và tính xã hội của chức năng nhà nước luôn tồn
tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào sự nhận thức của con người.
NÕu lấy tính chất đại diện tập trung cho lợi Ých chung của xã hội, vai trò tổ
chức thực hiện các công việc chung của xã hội và mục đích vì sự phát triển và
tiến bộ xã hội của Nhà nước làm tiêu chí để xem xét thì ở mức độ khác nhau
các chức năng của Nhà nước đều chứa đựng tính xã hội và tính giai cấp
nhưng mức độ thể hiện của các tính chất đó khác nhau tùy thuộc từng điều
kiện lịch sử cụ thể. Tương quan giữa hai tính chất của chức năng nhà nước
phụ thuộc vào sự tương quan lực lượng xã hội, lợi Ých giai cấp và sự xung
đột lợi Ých giai cấp thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị
trong điều kiện xã hội mà Nhà nước đó tồn tại.
Cơ sở kinh tế của một chế độ xã hội là toàn bộ nền sản xuất vật chất

của xã hội đó, tạo ra của cải vật chất phục vụ cho mọi nhu cầu của con người
và của xã hội. Trong mối quan hệ với Nhà nước, cơ sở kinh tế giữ vai trò
quyết định. Nhà nước thực hiện các chức năng của mình là để giải quyết các
vấn đề lợi Ých mà trước hết là lợi Ých kinh tế, thứ lợi Ých do quan hệ sở hữu
trực tiếp quyết định. Như vậy, suy đến cùng, quan hệ sở hữu cơ bản, nền tảng
trong một chế độ xã hội có ý nghĩa quyết định đến chức năng nhà nước nên
việc bảo vệ chế độ sở hữu là nền tảng của chế độ Nhà nước đó phản ánh rõ
nét mối tương quan của hai tính chất trong chức năng nhà nước.
Mỗi chế độ xã hội được xây dựng, tồn tại và phát triển trên một cơ sở
xã hội nhất định tương ứng với nó, bao gồm các giai cấp và tầng líp xã hội
cùng những mối quan hệ giữa các giai tầng đó trong xã hội. Cơ cấu giai cấp
và sự thay đổi cơ cấu giai cấp trong các chế độ xã hội cũng như sự vận động,


21

phát triển và thay đổi vị trí, vai trò của các giai tầng, nhóm xã hội, cộng đồng
dân téc, tôn giáo... trong từng chế độ xã hội là một trong những nhân tố quyết
định đến chức năng của Nhà nước. Cơ cấu giai cấp - xã hội do quan hệ sản
xuất quyết định. Khi phương thức sản xuất thay đổi dẫn đến hình thái kinh tế xã hội thay đổi thì đương nhiên cơ cấu giai cấp cũng thay đổi. Mâu thuẫn nội
tại của phương thức sản xuất (giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất)
cùng với những mâu thuẫn nội tại trong từng mặt của quan hệ sản xuất trong
các xã hội có giai cấp đối kháng biểu hiện thành mâu thuẫn giai cấp và đấu
tranh giai cấp [39, tr. 89] dẫn đến tình trạng phân chia, đối đầu giữa các nhóm
xã hội (giai cấp, dân téc, tôn giáo...). Giai cấp và cơ cấu giai cấp phản ánh mối
quan hệ đa dạng về lợi Ých của các giai cấp, tầng líp trong xã hội. Lợi Ých
chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của con người, là động lực của sự
phát triển xã hội. Chức năng của Nhà nước thể hiện sự can thiệp, điều tiết của
Nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, suy đến cùng là nhằm giải
quyết mối quan hệ lợi Ých của con người nên chỉ có thể thực hiện một cách

đúng đắn và hiệu quả trên cơ sở nắm vững những đặc thù của cơ cấu giai cấp,
mối quan hệ đa dạng giữa các giai tầng, các bộ phận dân cư trong xã hội. Khi
xung đột giai cấp tăng, đương nhiên tính giai cấp, tính chuyên chính trong
chức năng nhà nước sẽ nổi bật, ngược lại, khi xã hội bình ổn, xung đột giai
cấp lắng xuống thì tính xã hội của chức năng nhà nước lại nổi trội hơn. Trong
Nhà nước có cơ sở xã hội là liên minh của các lực lượng xã hội rộng lớn thì
tính xã hội của chức năng nhà nước rõ nét hơn và ngược lại.
Trong điều kiện hiện nay, Nhà nước ta phải coi điều chỉnh cơ cấu lợi
Ých là giải pháp vừa phát huy vai trò động lực của lợi Ých vừa đảm bảo mục
tiêu của sự phát triển xã hội, tránh xu hướng tuyệt đối hóa một lợi Ých nào đó
mà triệt tiêu các lợi Ých khác, đẩy các mâu thuẫn lợi Ých vốn là động lực của
sự phát triển xã hội thành các xung đột lợi Ých dẫn đến các xung đột, rối loạn
các quá trình xã hội.


22

Ngoài ra, mức độ thể hiện hai tính chất này của chức năng nhà nước
còn tùy thuộc vào từng chức năng cụ thể.
Tóm lại, từ những nhận thức về nguồn gốc, điều kiện tồn tại, bản chất
và vai trò của Nhà nước, về mối liên hệ giữa chức năng nhà nước và bản chất
nhà nước, về sự tương quan giữa tính giai cấp và tính xã hội của chức năng
nhà nước, có thể nói: Chức năng nhà nước là một vấn đề quan trọng khi
nghiên cứu về Nhà nước mà thông qua đó, người ta có thể nhận biết được bản
chất, vai trò của Nhà nước, những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà Nhà
nước đó tồn tại và mối liên hệ của các yếu tố đó với chức năng nhà nước.
- Chức năng nhà nước trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước
và trình độ dân chủ
Quyền lực nhà nước và chức năng nhà nước tồn tại như một tất yếu
trong xã hội có giai cấp và Nhà nước. Chức năng nhà nước là một trong nhiều

hình thức thể hiện quyền lực nhà nước, luôn gắn với cơ cấu quyền lực nhà
nước. Quyền lực nhà nước là vấn đề then chốt để xác định chức năng nhà
nước. Aristốt quan niệm rằng, mọi phóc lợi xã hội và sự khác nhau giữa các
hình thức chế độ Nhà nước phụ thuộc vào cách thức tổ chức quyền lực của
mọi thiết chế chính trị - là một trật tự dùa trên sự phân công các quyền lực
nhà nước. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong bất kỳ xã
hội có giai cấp nào, quyền lực nhà nước cũng vẫn là quyền lực của giai cấp
thống trị, là công cụ chuyên chính của một giai cấp, thể hiện trên ba phương
diện: thống trị về chính trị, về kinh tế và về tư tưởng đồng thời duy trì những
điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội. Mặt khác, quyền lực nhà nước là
một bé phận của quyền lực chính trị nên có tính giới hạn, dẫn đến chức năng nhà
nước còng có giới hạn của nó. Từ đó, có thể hiểu mối quan hệ giữa chức năng
nhà nước và quyền lực nhà nước là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức,
các bé phận quyền lực nhà nước và yêu cầu thực thi các bộ phận quyền lực đó


23

chi phối đến sự hình thành, đến nội dung và phương thức thực hiện các chức
năng nhà nước. Ở nước ta, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nên các
chức năng nhà nước là phương thức thực hiện quyền lực nhân dân, phục vụ
nhân dân.
Mét trong những yếu tố góp phần quyết định đến chức năng nhà nước
là trình độ dân chủ của xã hội mà Nhà nước đó tồn tại.
Chế độ dân chủ, theo C. Mác, là chế độ do nhân dân tự quy định Nhà
nước. Trong chế độ dân chủ, Nhà nước với tính cách là một tổ chức công
quyền, thực hiện công quản, đóng vai trò là người tổ chức các quá trình xã hội
theo hướng dân chủ trên cơ sở tuân theo các quy luật vận động khách quan
của xã hội. Tuy nhiên, trong từng chế độ xã hội khác nhau, tính chất của nền
dân chủ cũng khác nhau, như Lê-nin đã nói: "Dân chủ cho một thiểu số rất

nhỏ, dân chủ cho người giàu, đó là nền dân chủ trong xã hội tư bản chủ
nghĩa... Dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân... đó là sự biến đổi của chế độ
dân chủ trong thời kỳ quá độ..." [87, tr. 107].
Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước dân chủ, là quyền
lực thuộc về nhân dân nhưng để thực hiện được dân chủ thực sự, phải thu hót
được các tầng líp nhân dân lao động tham gia một cách rộng rãi và thật sự
bình đẳng vào quản lý công việc Nhà nước và xã hội. Trên phương diện pháp
lý, trình độ dân chủ thể hiện ở chỗ luật pháp ghi nhận và bảo đảm các quyền
dân chủ cho công dân được thực hiện như thế nào, là sự thể hiện của việc giải
quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Trong xã hội dân chủ, hoạt
động của Nhà nước chỉ thể hiện trong những "khoảng hợp pháp" chứ không
phải là bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội. Khi mà Nhà nước còn trùm bóng
mình lên tất cả các quan hệ xã hội, điều tiết dưới hình thức mệnh lệnh, bằng
các chỉ tiêu kế hoạch cứng nhắc thì không thể nói là có dân chủ thực sự. Chủ
trương xã hội hóa trong việc thực hiện các chức năng nhà nước ở nước ta hiện
nay là một biểu hiện rõ nét của chế độ dân chủ, để nhân dân chủ động giải


24

quyết lấy các công việc của mình, đồng thời góp phần chia sẻ gánh nặng với
Nhà nước, giảm bớt sự can thiệp của công quyền. Nếu dân chủ được bảo đảm,
các chức năng kinh tế, xã hội được thể hiện rõ nét. Ngược lại, các chức năng
đó mờ nhạt hơn chức năng chuyên chính giai cấp.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu chức năng nhà nước là những
phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước được xác định từ bản chất nhà
nước, do cơ sở kinh tế và kết cấu giai cấp quyết định, nhằm tác động có định
hướng lên các lĩnh vực của đời sống xã hội và thực hiện các nhiệm vụ đặt ra
trước Nhà nước.
Ở nước ta, việc nhận thức đúng đắn, khoa học về chức năng nhà nước

trong cơ chế mới là một trong những cơ sở lý luận để chấn chỉnh, đổi mới tổ
chức và cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước ta theo đường lối đổi mới mà Đảng ta đã đề ra từ Đại hội VI.
Trên cơ sở quan niệm chung về chức năng nhà nước như vậy, theo
chúng tôi, trong điều kiện hiện nay, chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là những phương diện hoạt động cơ bản của Nhà
nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò và ý nghĩa xã hội, mục đích và nhiệm
vụ của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chức năng nhà
nước thể hiện rõ nét bản chất nhà nước là Nhà nước dân chủ, của dân, do dân
và vì dân, thể hiện vai trò xã hội to lớn của Nhà nước trong việc giữ cân bằng
giữa những lợi Ých xã hội, ổn định xã hội và bảo vệ lợi Ých quốc gia, thể
hiện được mục đích mà toàn Đảng, toàn dân ta phấn đấu "xây dựng một xã
hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Xuất phát từ
những thay đổi cơ bản về cơ sở kinh tế, xã hội, các chức năng nhà nước đã và
đang có những thay đổi nhất định về vị trí trong hệ thống các chức năng, về
nội dung và phương thức thực hiện. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường chức


25

năng chuyên chính giai cấp để giữ vững thể chế chính trị thì các chức năng
kinh tế, xã hội của Nhà nước cần được quan tâm đặc biệt.
- Phân loại chức năng nhà nước cũng là một việc cần thiết giúp
chúng ta xác định khái niệm và phạm vi của các chức năng nhà nước.
Ở nước ta hiện nay có nhiều quan điểm phân loại chức năng của Nhà
nước theo nhiều tiêu chí khác nhau.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của Nhà nước, đa số giáo trình của
Việt Nam thường chia chức năng nhà nước theo thành hai hệ thống là chức
năng đối nội và chức năng đối ngoại. Trong đó, chức năng đối nội là những
mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong nội bộ đất nước như: đảm bảo trật

tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế...;
chức năng đối ngoại những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước thể hiện vai
trò của Nhà nước trong quan hệ với các nhà nước, các dân téc khác, như:
phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, thiết lập các mối quan
hệ bang giao với các quốc gia khác... Một số nhà luật học của Liên Xô trước
đây và Cộng hòa Liên bang Nga gần đây cũng phân chia chức năng nhà nước
theo tiêu chí này, tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau khi phân loại các chức
năng cụ thể trong hai hệ thống đó.
Mặc dù đây là cách phân loại chức năng nhà nước được thừa nhận
rộng rãi nhất, nhưng theo chúng tôi, nếu chỉ căn cứ vào phạm vi không gian
của hoạt động nhà nước để phân chia chức năng thì chưa đầy đủ, việc phân
định vai trò nhà nước trên phạm vi đối nội và đối ngoại cũng chỉ mang tính
tương đối, không phản ánh được đầy đủ các thuộc tính của bản chất nhà nước
cũng như giá trị xã hội của Nhà nước. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi
nhiều vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội không dừng lại trong phạm vi mỗi
quốc gia, không chỉ chịu sự điều tiết của riêng từng Nhà nước thì cách phân
loại này bộc lé những hạn chế nhất định.


26

Quan điểm khác cho rằng, "chức năng duy nhất của Nhà nước là quản lý
xã hội bằng một thứ quyền lực đặc biệt...". Chức năng duy nhất đó của Nhà nước
lại được tạo thành bởi một hệ thống các chức năng: chức năng kinh tế, chức
năng ngoại giao, chức năng phòng thủ quốc gia, chức năng bảo đảm xã hội... [23,
tr. 30].
Hoặc căn cứ vào hoạt động của Nhà nước theo các lĩnh vực quyền lực
nhà nước, một số người chia các chức năng nhà nước thành chức năng lập
pháp, chức năng hành pháp và chức năng tư pháp [20, tr. 3], [24, tr. 9] . Theo
chúng tôi, nhóm ý kiến này là hợp lý nếu xét trên phương diện quyền lực nhà

nước và thực thi quyền lực nhà nước vì cách phân định này phản ánh được cơ
cấu quyền lực nhà nước và các phương diện hoạt động của Nhà nước theo cơ
cấu quyền lực đó. Tuy nhiên cách phân định này không thể hiện rõ vai trò của
Nhà nước đối với từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Một số học giả tư
sản phương Tây cũng đã có cách phân định này, nhưng khác với chúng ta, cơ sở
lý luận cho sự phân định của họ là dùa trên nguyên tắc phân chia quyền lực.
Một sè ý kiến khác căn cứ vào nguồn gốc, bản chất nhà nước hoặc
lĩnh vực hoạt động thực tiễn của Nhà nước để khẳng định Nhà nước có chức
năng xã hội.
Quan điểm thứ nhất: Xuất phát từ nguồn gốc và bản chất giai cấp, bản
chất xã hội của Nhà nước, mọi Nhà nước ngoài việc phải thực hiện chức năng
thống trị giai cấp đều phải thực hiện chức năng xã hội. Theo quan điểm này
chức năng xã hội được hiểu là những giá trị về mặt xã hội mà Nhà nước thực
hiện [68, tr. 12] hoặc là "chức năng công quản" [38, tr. 78]; thể hiện rõ thuộc
tính thứ hai của bản chất nhà nước là tính xã hội, cùng với chức năng thống trị
giai cấp tạo thành chức năng của Nhà nước. Ở đây, chức năng xã hội của Nhà
nước được hiểu ở phạm vi rộng: bao gồm các phương diện hoạt động của Nhà
nước tác động tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trừ lĩnh vực chính


27

trị. Quan niệm này là phù hợp khi nghiên cứu chung cho tất cả các kiểu Nhà
nước.
Trên căn cứ tương tự, xuất phát từ bản chất giai cấp và bản chất xã hội
của Nhà nước xuyên suốt các kiểu Nhà nước trong lịch sử, có tác giả phân
chức năng nhà nước thành hai phân hệ: chức năng thống trị giai cấp và chức
năng kinh tế - xã hội [24, tr. 9]. Theo quan điểm này, chức năng xã hội được
hiểu ở phạm vi hẹp hơn so với quan điểm thứ nhất, thấy được mối liên hệ chặt
chẽ, gắn bó giữa chức năng kinh tế và chức năng xã hội tuy nhiên vẫn chưa

thể hiện rõ được tính độc lập tương đối của chức năng này.
Như vậy, mặc dù các quan điểm này đều xuất phát từ bản chất nhà
nước để luận giải nhưng do những mục đích, phạm vi nghiên cứu khác nhau
nên vẫn có sự nhận thức khác nhau về khái niệm, vị trí, phạm vi chức năng xã
hội của Nhà nước.
Theo chúng tôi, dù xác định các chức năng nhà nước theo tiêu chí nào
thì vai trò xã hội của Nhà nước vẫn không thể phủ nhận được. Vai trò xã hội
của Nhà nước chính là sứ mệnh lịch sử của Nhà nước trong tiến trình phát
triển của xã hội, thể hiện trong trách nhiệm của Nhà nước trước xã hội. Nhà
nước có trách nhiệm quản lý xã hội, tổ chức đời sống xã hội và phục vụ xã
hội. Nhiệm vụ của Nhà nước trong lĩnh vực xã hội là điều tiết các quá trình xã
hội, đảm bảo sự ổn định xã hội và sự phát triển toàn diện của các thành viên
trong xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, theo xu thế chung trên thế giới, khi con
người được đặt ở vị trí trung tâm của sự phát triển, các nhà nước đang chuyển
dần từ "Nhà nước cai trị" sang "Nhà nước phục vụ", vai trò phục vụ của Nhà
nước được chú trọng hơn thì chức năng xã hội của Nhà nước ngày càng được
quan tâm hơn, khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các chức năng của
Nhà nước. Do đó, theo chúng tôi, để thấy rõ ý nghĩa và vai trò xã hội to lớn


28

của Nhà nước đối với đời sống xã hội và tính ưu việt của một chế độ Nhà
nước thì cần phải tiếp cận theo chức năng xã hội của Nhà nước.
Trong điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, việc xác định chức năng
Nhà nước theo bản chất, vai trò của Nhà nước đối với xã hội và các phương
diện tác động của Nhà nước phù hợp hơn xác định chức năng nhà nước theo
các lĩnh vực của quyền lực nhà nước mặc dù suy đến cùng quyền lực nhà
nước yếu tố quyết định phạm vi, nội dung, phương thức thực hiện chức năng

Nhà nước. Xuất phát từ bản chất và vai trò của Nhà nước, căn cứ vào các mặt
hoạt động của Nhà nước và nhóm chúng theo các lĩnh vực của đời sống xã
hội, cần chia chức năng nhà nước tương ứng với các lĩnh vực của đời sống xã
hội mà
ở đó, Nhà nước thực hiện vai trò, sứ mệnh của mình vì lợi Ých giai cấp mà
Nhà nước đại diện, đồng thời vì sự phát triển và tiến bộ của toàn xã hội. Do
đó, các chức năng nhà nước có thể được phân thành chức năng bảo vệ an
ninh chính trị, chức năng kinh tế và chức năng xã hội. Cách phân loại này thể
hiện rõ mối quan hệ giữa chức năng nhà nước và bản chất nhà nước, đồng
thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hoạt động của Nhà nước trong việc thực
thi quyền lực nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là
đối với Nhà nước ta hiện nay. Tuy nhiên, sự phân định này cũng chỉ mang ý
nghĩa tương đối bởi các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng chỉ được xác định
một cách tương đối mà thôi.
1.1.2. Khái niệm chức năng xã hội của Nhà nước
Thực ra chức năng xã hội của Nhà nước không phải là một khái niệm
mới và chỉ có chúng ta mới quan tâm nghiên cứu. Trong lịch sử, đã từng xuất
hiện những quan điểm về chức năng xã hội của nhiều nhà tư tưởng trong các
thời kỳ phát triển của xã hội.


29

Aristôt (384-322 tr.CN) quan niệm rằng, sứ mệnh của Nhà nước là phải
đảm bảo cho mọi người sống hạnh phóc không chỉ về mặt của cải vật chất mà
còn cả về mặt đảm bảo công lý. Ông coi mức độ phóc lợi mà Nhà nước đem
lại cho công dân trong xã hội là tiêu chuẩn để đánh giá Nhà nước [13, tr. 235] .
Theo ông, "mục đích của Nhà nước là cuộc sống phóc lợi... bản thân Nhà
nước là sự giao thiệp của các gia téc và dân cư nhằm đạt được sự tồn tại một
cách hoàn thiện và tự lập" [91, tr. 462]. Tuy nhiên, hạn chế của ông là ở chỗ

ông không coi nô lệ là con người, là công dân mà chỉ coi họ là công cụ biết
nói, vì thế Nhà nước và những phóc lợi của Nhà nước chỉ là dành cho một bộ
phận nhất định các thành viên xã hội.
Sáclơ Đờ Môngtexkiơ (1689-1775) cho rằng: "Nhà nước phải có nghĩa
vô bảo đảm cho mọi thành viên các phương tiện sinh tồn, thức ăn, quần áo những thứ có lợi cho sức khỏe" [92, tr. 167].
Jăng Jắc Rútxô (1712-1788) khi bàn về dấu hiệu của một chính phủ
(Nhà nước) tốt, đã nhận thấy trách nhiệm xã hội của Nhà nước: "Mục đích cuối
cùng của một tập thể chính trị là gì? Chính là sự bảo toàn và phát triển của các
thành viên tập thể... Một chính phủ mà để cho dân ngày càng hao mòn, suy
nhược, số dân ngày càng giảm sút; đó là chính phủ tồi tệ nhất" [69, tr. 125].
Theo Imanuen Cantơ (1724-1804), Nhà nước là sự liên kết của mọi
người trong khuôn khổ luật pháp nhằm giám sát và đảm bảo bình đẳng cho
mọi công dân. Nhà nước ra đời nhằm giải quyết những đối kháng xã hội, điều
hòa sự phát triển của xã hội theo hướng ngày càng hoàn thiện vì lợi Ých con
người. Vì vậy, sứ mệnh của Nhà nước nhằm mục đích phục vụ con người [90,
tr. 407].
Tomat Giephecxơn (1743-1826) cho rằng, Nhà nước là phải đảm bảo
tự do và hạnh phóc cho mọi con người; Chính phủ, chế độ và luật pháp phải
tôn trọng con người [51, tr. 114-115].


×