Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Về bài thơ Mộ ( Chiều tối) của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.67 KB, 1 trang )

Cánh chim mỏi mệt (“quyện điểu”) đang đập cánh bay đi tìm
chốn ngủ. Cùng với cánh chim này là chòm mây lẻ loi, lững lờ,
chậm chạp trôi
Dàn Bài
1. Hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên núi rừng lúc chiều tà
- Cánh chim mỏi mệt (“quyện điểu”) đang đập cánh bay đi tìm chốn ngủ. Cùng với cánh chim này là
chòm mây lẻ loi, lững lờ, chậm chạp trôi (“cô vân”, “mạn mạn”). Cả cánh chim và chòm mây đều mang
cảm giác mệt mỏi, cô độc
- Người tù thi sĩ có sự tương đồng, hoà hợp và cảm thông giữa tâm hồn người tù với những hình ảnh
của thiên nhiên. Hẳn là người tù cũng đang mỏi mệt và khao khát một chốn dừng chân.
- Thời gian chiều tà, không gian rừng núi, lại trong hoàn cảnh đang bị giải trên đường chuyển lao, người
tù không tránh khỏi cảm giác bùi ngùi, cô đơn, chạnh lòng.
2. Hai câu cuối là khung cảnh sinh hoạt của con người
Hình ảnh xóm núi tiếp đó là hình ảnh cô gái xay ngô, và ngay sau đó là ảnh bếp lửa hồng. Sự xuất hiện
theo trình tự này cho ta hình dung bước chân của người tù đang tiến đến gần, cái nhìn ngày càng rõ rệt, cụ
thể trong từng chi tiết. Vậy là từ không gian trên cao ở hai câu trên, xuống không gian trần thế, không
gian sinh hoạt của con người.
- Bức tranh về sự sống sinh hoạt của con người được đặc tả: Lúc này thời đã tối dần. Vòng quay của cối
xay được thể hiện trong sự lặp lại “ma bao túc” trên và “bao túc ma hoàn” trong câu tiếp theo. Cuối cùng
là lò than bỗng rực hồng lên khi trời tối hẳn.
Chữ “hồng” làm bừng sáng cảnh thơ. Nó mang nhiều ý nghĩa. Nó biểu thị thời điểm trời tối hẳn. Nó
cũng gợi cái ấm áp, tươi vui, niềm tin...
Có thể thấy có sự vận động của hình tượng thơ: Từ bóng tối vươn ra ánh , từ sự tàn lụi đến sự sống, từ
cô đơn tới xum họp ấm áp; từ nỗi buồn hướng tới niềm vui; trong đó con người thành trung tâm điểm. Đó
chính là sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối nói riêng và Nhật kí
trong tù nói chung.
3. Người tù chiến sĩ và thi sĩ
Tâm lòng hoà hợp, cảm thông, nâng niu của Bác đối với thiên nhiên tạo vật, trước cuộc sống bình
thường, nghèo khổ nhưng bình yên của người lao động. Trong thẳm sâu tâm hồn người tù ấy không giấu
nổi khao khát về một chốn dừng chân, về một tổ ấm gia đình. Trái tim của nhà cách mạng vẫn đập theo
nhịp của con người bình thường, với những khao khát bình thường của con người. Chính vì thế ta càng


thấy thương Bác hơn.
Chế độ lao tù tàn bạo Tưởng Giới Thạch không thể làm cằn khô tâm hồn dào dạt chất nhân văn của
Bác. Ngay cả những lúc đang bị đoạ đày, Bác vẫn cảm thông với tạo vật và con người, rung cảm trước
hiện thực. Đó cũng chính là biểu hiện của một chất thép trong tâm hồn nghệ sĩ của Bác.
Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học
>>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín,
nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại
học.



×