Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.39 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA (2011-2015)
Đề tài:

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ
VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Anh Thư

Sinh viên thực hiện:
Tăng Nguyễn Việt Thanh
MSSV: 5115841
Lớp: Luật tư pháp 1-K37

Cần Thơ, 12/2014


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam

Lời cảm ơn

Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, người viết đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô và sự động viên của bạn bè
khi người viết gặp khó khăn, chán nản để người viết có thể hoàn thành luận văn của
mình.


Với lòng biết ơn và kính trọng, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý
thầy, cô công tác tại Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, những người đã tạo điều
kiện và truyền đạt những kiến thức lý luận, pháp lý làm nền tảng để người viết nghiên
cứu hoàn thành luận văn này.
Người viết cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, động
viên, giúp đỡ người viết
Đặc biệt người viết xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến cô Nguyễn Anh Thư, người đã
hết lòng giúp đỡ cũng như tận tình hướng dẫn người viết để người viết có thể hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp
Dù đã có nhiều có gắng trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài tuy nhiên do khả
năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và đọc
giả quan tâm đến đề tài để người viết hoàn thiện hơn đề tài của mình.

Người viết xin chân thành cảm ơn!

GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh



Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
.....................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 1
3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 1
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 2

5. Kết cấu của luận văn........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BIỂN, VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM ......... 3
1.1 Một số khái niệm liên quan đến bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển ....... 3
1.1.1 Khái niệm về môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường .............................. 3
1.1.1.1 Khái niệm về môi trường ............................................................................... 3
1.1.1.2 Khái niệm về hoạt động bảo vệ môi trường................................................. 4
1.1.2 Khái niệm về biển và vùng ven biển ..................................................................... 4
1.1.2.1 Khái niệm về biển ........................................................................................... 4
1.1.2.2 Khái niệm về vùng ven biển .......................................................................... 4
1.2 Sơ lược về tình hình biển, vùng ven biển và môi trường biển, vùng ven biển5
1.2.1 Tình hình về biển và vùng ven biển ...................................................................... 5
1.2.2 Tình hình về môi trường biển, vùng ven biển ..................................................... 7
1.3 Những tác động của con người đến môi trường biển, vùng ven biển ............ 10
1.3.1 Quá trình đô thị hóa ............................................................................................. 10
1.3.2 Hoạt động giải trí và du lịch
10
1.3.3 Hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và việc khai thác khoáng sản, dầu
mỏ ..................................................................................................................................... 11
1.3.4 Giao thông biển .................................................................................................... 13
1.4 Sơ lược các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển ....... 15
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, VÙNG VEN
BIỂN........................................................................................................................................ 19
2.1 Các chủ thể có liên quan trong việc bảo vệ môi trường biển và vùng ven
biển ...................................................................................................................................... 19
2.1.1 Các cơ quan nhà nước ......................................................................................... 19
2.1.1.1 Các cơ quan có thẩm quyền chung ............................................................. 19
2.1.1.2 Các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn ................................................... 20
2.1.2 Các tổ chức, cá nhân có liên quan
25
2.2 Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển ....................................................................... 26


GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
2.3 Quy định của pháp luật về việc bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển .. 28
2.3.1 Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
28
2.3.2 Quản lý chất thải cũng như kiểm soát các nguồn thải ảnh hưởng đến môi
trường biển ...................................................................................................................... 30
2.3.3 Đảm bảo việc phòng ngừa, ứng phó trước sự cố môi trường ......................... 33
2.3.4 Bảo vệ các hệ sinh thái biển, ven biển ............................................................... 34
2.4 Trách nhiệm pháp lý trong việc bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển ..... 35
2.4.1 Xử phạt vi phạm hành chính ............................................................................... 36
2.4.1.1 Đối tượng bị xử phạt ..................................................................................... 36
2.4.1.2 Hình thức xử phạt .......................................................................................... 37
2.4.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự ............................................................................. 39
2.4.3 Trách nhiệm dân sự .............................................................................................. 40
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, VÙNG VEN
BIỂN NƯỚC TA, NHỮNG TỒN TẠI VÀ HƯỚNG ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN .. 43
3.1 Thực trạng bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển nước ta ....................... 43
3.2 Những tồn tại và hướng đề xuất hoàn thiện trong việc bảo vệ môi trường
biển, vùng ven biển .......................................................................................................... 49
3.2.1 Những tồn tại trong việc bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển .................. 49
3.2.2 Hướng đề xuất hoàn thiện việc bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển ....... 53
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển và vùng ven biển là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Với nhiều
vùng đồng bằng màu mỡ, tài nguyên biển phong phú, biển và vùng ven biển tạo ra
không gian sống, các tài nguyên sinh vật, phi sinh vật cho các hoạt động của con người
và có chức năng điều tiết môi trường tự nhiên cũng như môi trường nhân tạo.
Vì những lẽ trên mà biển và vùng ven biển thu hút nhiều sự chú ý của con người.
Nó trở thành nơi trọng tâm của nhiều ngành kinh tế quốc gia, nơi diễn ra hầu hết các
hoạt động về kinh tế, xã hội và cũng là nơi mà con người tác động vào môi trường tự
nhiên nhiều nhất. Đối với những quốc gia có biển, phần lớn dân số thường tập trung
ven biển và không ngừng gia tăng trong tương lai. Do đó dẫn đến việc mất cân bằng
giữa nhu cầu sử dụng và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra việc phát triển các
khu đô thị ven biển làm mất đi các hệ sinh thái tự nhiên. Các hoạt động công nghiệp,
nông nghiệp và sinh hoạt của con người tạo ra các chất thải, thải vào môi trường biển
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến các loài
sinh vật biển làm giảm tính đa dạng sinh học. Bên cạnh đó việc suy giảm các cánh
rừng ngập mặn, rừng phòng hộ do khai thác quá mức gây ra các hiện tượng sạc lở, xói
mòn bờ biển, bảo lũ,.. làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân cư ven biển. Trong khi
đó các văn bản pháp luật quy định về việc bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển thì
còn nhiều bất cập và chưa thống nhất, phương thức quản lý thì còn nhiều hạn chế. Để
bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển cần có những hành động kịp thời và hiệu
quả. Chính vì những vấn đề cấp thiết trên nên người viết chọn đề tài “Bảo vệ môi
trường biển và vùng ven biển Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với mong
muốn tìm hiểu thêm về việc bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển cũng như thực

trạng áp dụng những văn bản quy phạm pháp luật nước ta. Từ đó đưa ra những giải
pháp nhằm cải thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như hiệu quả thực tiễn của
pháp luật trong việc bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đi sâu vào nghiên cứu những quy định của
pháp luật trong việc bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển để tự trang bị cho bản thân
những kiến thức quan trọng, hữu ích trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, vùng ven
biển và với vốn hiểu biết của mình từ đó có một số đề xuất góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu

GVHD: Nguyễn Anh Thư

1

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
Do yêu cầu của một đề tài luận văn nằm trong khuôn khổ thời gian cho phép nên
người viết chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật về bảo
vệ môi trường biển và vùng ven biển, tìm ra những tồn tại, vướng mắc trong việc áp
dụng pháp luật, những tác động của con người ảnh hưởng đến môi trường biển và
vùng ven biển. Từ đó đưa ra nhận định, giải pháp để bảo vệ môi trường biển, vùng ven
biển nước ta.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này là phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp liệt kê, so sánh kết hợp giữa lý luận nghiên
cứu trên tài liệu, sách vở và thực tiễn. Bên cạnh đó tìm hiểu các thông tin, tài liệu, tạp
chí, sách báo và các trang web cần thiết cho quá trình nghiên cứu đề tài.

5. Kết cấu của luận văn
Gồm các phần sau đây:
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BIỂN, VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, VÙNG VEN BIỂN
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, VÙNG VEN BIỂN
NƯỚC TA VÀ NHỮNG TỒN TẠI, HƯỚNG ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Nguyễn Anh Thư

2

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BIỂN, VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM

1.1 Một số khái niệm liên quan đến bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển
1.1.1 Khái niệm về môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường
1.1.1.1 Khái niệm về môi trường
Môi trường là một khái niệm có nội hàm vô cùng rộng và được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau1. Nên có rất nhiều quan điểm về khái niệm môi trường, một số
quan điểm như sau:
- Quan điểm thứ nhất: Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh
sinh vật. Theo định nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một
cách cụ thể, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường và một quần thể,

một quần xã lại có một môi trường rộng lớn hơn.
- Quan điểm thứ hai: Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của
sinh vật. Theo định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết
cho loài này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung một nơi,
hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại và tác động lên cơ
thể và ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên
Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 1993 thì: “Môi trường bao gồm các yếu tố
tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
thiên nhiên” 2
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 cũng quy định tương tự: “Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” 3
Như vậy ta có thể hiểu môi trường được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất. Bao
gồm các yếu tố vật chất tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng. Những yếu tố
này tồn tại ngoài ý muốn của con người, chúng hình thành và phát triển trên quy luật
tự nhiên vốn có. Con người chỉ có thể tác động đến chúng trong những chừng mục
nhất định.
Ngoài các yếu tố tự nhiên còn có các yếu tố vật chất nhân tạo những yếu tố này do
con người tạo ra nhằm để tác động đến tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con
người. Và do những sự tác động đó của con người dẫn đến việc môi trường hiện nay
1

Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật môi trường, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2006 tr.7.
Điều 1, Luật Bảo vệ môi trường 1993
3
Khoản 1 Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2005
2

GVHD: Nguyễn Anh Thư


3

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
đang thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho con người và sinh vật, đặc biệt là các yếu
tố tự nhiên như đất, nước, không khí vì vậy việc bảo vệ môi trường là một hoạt động
cần thiết và cấp bách
1.1.1.2 Khái niệm về hoạt động bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người, là sự nghiệp của toàn xã hội. Hoạt
động bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường và góp
phần làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường bằng các quy định pháp luật cũng như
những việc làm cụ thể. Bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng trong việc đảm
bảo sự phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững.
Theo luật bảo vệ môi trường quy định tại Điều 3 khoản 3 thì hoạt động bảo vệ môi
trường được khái niệm như sau:
“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”4
Như vậy hoạt động bảo vệ môi trường có thể thực hiện bằng nhiều hoạt động, việc
làm khác nhau nhưng đều mang mục đích cuối cùng là giữ cho môi trường trong sạch.
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang lan rộng không chỉ trong phạm vi quốc gia
mà là cả thế giới, đang đe dọa đến cuộc sống của con người và sinh vật vì vậy bảo vệ
môi trường là một vấn đề cấp bách và quan trọng của toàn thể loài người, nó đòi hỏi
mọi người cần chung tay, hợp sức với nhau để bảo vê môi trường bằng các hoạt động
thiết thực và cụ thể.
1.1.2 Khái niệm về biển và vùng ven biển

1.1.2.1 Khái niệm về biển
Như chúng ta đã biết khoảng 71% bề mặt trái đất được bao phủ bởi các đại dương.
Đại dương là một vùng lớn nước chứa nước mặn nó là một khối nước liên tục và theo
tập quán được chia thành các đại dương chủ chốt khác nhau và một số biển nhỏ. Mặc
dù được công nhận như các đại dương “tách biệt” nhưng các vùng nước mặn này tạo
thành một khối nước liền nhau trên toàn cầu thường gọi chung là đại dương thế giới.
Như vậy biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn, nhưng có phạm vi nhỏ hơn
đại dương, có thể nối liền các đại dương hoặc không. Cụ thể hơn biển là đường viền
của đại dương nối liền với đất liền và là một phần của đại dương.
1.1.2.2 Khái niệm về vùng ven biển

4

Khoản 3 Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2005

GVHD: Nguyễn Anh Thư

4

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
Nói về khái niệm vùng ven biển đa số các ý kiến đều cho rằng vùng ven biển là khu
vực có giao diện khá hẹp giữa biển và đất liền. Đó là nơi các quá trình sinh thái phụ
thuộc vào sự tác động giữa đất liền và biển, các tác động này diễn ra rất phức tạp và
nhạy cảm.
Theo nghị định 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi
trường biển, hải đảo tại khoản 4 Điều 3 quy định: “Vùng ven biển là vùng chuyển tiếp
giữa lục địa và biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển được xác định

theo ranh giới hành chính để quản lý”
Vùng ven biển thường được hiểu là nơi tương tác giữa đất liền và biển, bao gồm các
môi trường ven bờ và cũng như vùng nước kế cận. Các thành phần của nó có thể là các
vùng châu thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, bãi biển và cồn cát,
rạn san hô, các vùng rừng ngập mặn, đầm phá và các đặc trưng ven bờ khác.
Tuy nhiên khái niệm vùng ven biển được xác định một cách khác nhau giữa các
quốc gia thường được dựa vào giới hạn pháp lý và ranh giới hành chính. Ngoài ra, còn
có những sai khác về địa văn, sinh thái và kinh tế giữa các vùng khác nhau, do đó
không có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về vùng ven biển. Thay vào đó, có
nhiều định nghĩa bổ sung phục vụ cho những mục đích quản lý khác nhau, ở một số
nước Châu Âu, vùng ven biển mở rộng ra tới vùng lãnh hải, một số nước khác thì lấy
đường đẳng sâu làm giới hạn. Còn về ranh giới đất liền thì cũng rất mơ hồ do tác động
của biển vào khí hậu có thể vào đến vùng nội địa bên trong cũng như vùng đồng bằng
ngập lụt rộng lớn. Vấn đề ranh giới vùng ven bờ có thể được xác định một cách thực tế
bao gồm các khu vực và các hoạt động liên quan đến vấn đề quản lý mà chương trình
sẽ nhắm vào. Trong nhiều trường hợp, ranh giới vùng đất và biển được chọn thường có
một khoảng cách nhất định với một mốc tự nhiên chẳng hạn như là mức nước thấp
trung bình hay mức nước cao trung bình
1.2 Sơ lược về tình hình biển, vùng ven biển và môi trường biển, vùng ven biển
1.2.1 Tình hình về biển và vùng ven biển
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và
địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên
3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các
quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền
của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100km2 đất liền có 1km bờ biển) đứng đầu các
nước Đông Dương, trên Thái Lan và xấp xỉ Malaysia. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả
nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành
ven biển. Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có

GVHD: Nguyễn Anh Thư


5

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30%
diện tích Biển Đông5 (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2).
Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng
Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước, có vị trí
đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông đất
nước; một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc
quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định
vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.
Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bề trầm tích có triển vọng
dầu khí với trữ lượng lớn. Về nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong
phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặc sản khác có giá
trị kinh tế cao như: tôm cua, mực, hải sâm, rong biển,… Riêng cá biển đã phát hiện
hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó có trên 100 loài có giá trị kinh tế cao. Đến nay đã
xác định có 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó có 12 bãi cá phân bổ ở vùng ven bờ và 3
bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi.
Nước ta có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trong
đó 20 bãi biển thuộc quy mô và tiêu chuẩn quốc tế. Dọc bờ biển nước ta đã xác định
nhiều khu vực có thể xây dựng cảng, trong đó một số nơi có khả năng xây dựng cảng
nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch
Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây,
Đà Nẵng, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải,… Riêng khu vực

Vũng Tàu đến Hà Tiên do biển nông, nhiều sình lầy nên ít có khả năng xây dựng cảng
biển lớn, nhưng vẫn có thể xây dựng cảng quy mô vừa ở Hòn Chông, Phú Quốc hoặc
cảng sông Cần Thơ. Hiện nay nước ta có 228 bến cảng thuộc 29 cảng biển theo Quyết
định số 1433/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, việc phát triển và mở rộng các
cảng biển làm thúc đẩy giao thông vận tải biển phát triển góp phần phát triển kinh tế
xã hội.
Vùng ven biển nước ta có tới 28 tỉnh thành bao gồm 273 huyện, 4134 xã chiếm tới
41% diện tích đất đai của cả nước đây là nơi tập trung đông dân cư và nguồn nhân lực

5

Khái quát về biển, đảo Việt Nam, [truy cập
ngày 12/8/2014]

GVHD: Nguyễn Anh Thư

6

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
dồi dào với dân số khoản 29,2 triệu người chiếm 34,6% dân số cả nước mật độ dân cư
vùng ven biển khoản 281 người/km2 cao hơn mật độ dân cư trung bình của cả nước6.
Vùng ven biển Việt Nam với đặc điểm có nhiều vùng đất ngập nước và nhiều kiểu
hệ sinh thái biển, khoảng 112 hệ thống của sông lớn nhỏ cùng với rừng ngập mặn và
bải bùn, các đầm lầy ngập nước theo mùa, những đụng cát ven biển, nhiều rạn san hô
gần bờ, thảm cỏ biển và những đầm phá nước mặn và nước lợ góp phần tạo nên cảnh
quang thiên nhiên vô cùng đa dạng, phong phú thúc đẩy sự phát triển du lịch giải quyết
nhu cầu việc làm của người lao động địa phương bên cạnh đó do sự đa dạng của hệ

sinh thái vùng ven biển nên có rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm
Như vậy không ai có thể nghi ngờ lợi ích to lớn của kinh tế biển, góp vào sự tăng
trưởng kinh tế chung của đất nước, thế nhưng muốn khai thác một cách có hiệu quả
tiềm năng mà biển mang lại thì công việc trước hết là phải ra sức bảo vệ môi trường
biển vì hiện nay biển đang bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng từ những hoạt động
vô ý thức và có ý thức của con người
1.2.2 Tình hình về môi trường biển, vùng ven biển
Biển và vùng ven biển nước ta mang lại rất nhiều nguồn lợi cho đất nước. Tuy nhiên
trước sức ép về dân số, kinh tế xã hội thì tình hình ô nhiễm biển và vùng ven biển
nước ta đã lên tới mức đáng báo động.
Chất lượng nước biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều đến sự sống
của các động vật thủy sinh. Hàm lượng dầu lượng dầu trong nước biển nước ta nhìn
chung đều vượt qua các giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt xa tiêu chuẩn Hiệp hội
các nước Đông Nam Á (ASEAN)7. Các hoạt động quan trắc và phân tích môi trường
biển ven bờ Việt Nam do 3 trạm quan trắc, phân tích môi trường biển Bắc, Trung,
Nam cho thấy nước biển gần lục địa trên đà suy thoái nghiêm trọng và chứa nhiều chất
độc hại vượt ngưỡng cho phép.
Nguyên nhân là do Việt Nam nằm trên tuyến đường giao thông chính từ Trung
Đông đến Đông Nam Á, tuyến đường này diễn ra rất nhiều hoạt động vận chuyển dầu,
có khoảng 200 triệu tấn dầu được vận chuyển hàng năm qua các vùng biển ngoài khơi
Việt Nam. Với lượng thải dầu cho phép và bất hợp pháp rất lớn cộng với các sự cố tràn
dầu diễn ra thường xuyên. Các vụ tai nạn đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu
ảnh hưởng lớn đến môi trường và kinh tế. Ngoài ra ở vùng biển Việt Nam có khoảng
340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, bên cạnh nước thải lẫn dầu với khối
6

Thực trạng và chiến lược phát tiển y tế biển – đảo Việt Nam đến 2010 – 2020,
[truy cập ngày 12/8/2014]
7
Báo động suy kiệt nguồn nước mặt,

[truy cập ngày 12/8/2014]

GVHD: Nguyễn Anh Thư

7

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
lượng lớn và trung bình mỗi năm hoạt động này phát làm phát sinh khoản 5.600 tấn
rác thải dầu khí trong đó có khoảng 20-30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi
chứa và nơi xử lý8. Ngoài ra các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, hoạt động của
tàu thuyền đánh cá đặc biệt là các tàu thuyền nhỏ, lạc hậu, không lắp đặt hệ thống phân
ly dầu nước cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm dầu ở biển nước ta.
Dưới những sự tác động trên chất lượng môi trường đang thay đổi. Đa dạng sinh
học biển Việt Nam đang đứng trước những mối đe đọa ngày càng tăng lên cùng với sự
gia tăng dân số và mở rộng các hoạt động kinh tế, khai thác biển. Nơi cư trú tự nhiên
của các loài bị phá hủy làm giảm năng suất khai thác tự nhiên ở vùng biển. Nguồn lợi
hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng và sản lượng lẫn kích thước đánh bắt.
Trong khi đó nhu cầu đánh bắt không ngừng tăng nhưng kỹ thuật và công nghệ khai
thác vẫn còn lạc hậu, kiểu đánh bắt một cách hủy diệt thêm vào đó nạn dùng chất nổ,
hóa chất độc hại, khai thác hải sản trái vụ cộng với công tác quản lý còn yếu kém ở
một số địa phương có thể dẫn đến nguy cơ nguồn lợi thủy sản gần bờ bị cạn kiệt điển
hình ở một số nơi như: Cà Mau, Khánh Hòa, Đà Nẳng, Quảng Bình.
Diện tích rừng ngập mặn của nước ta đang bị suy giảm do nạn phá rừng khai
thác gỗ và lấy diện tích để nuôi trồng thủy sản. Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn rừng ngập mặn nước ta tập trung phần lớn ở các tỉnh Cà Mau, Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, Long An. Bình quân hằng năm rừng
ngập mặn bị mất hơn 4000 ha với tốc độ 5%/ năm. Vụ phát triển rừng (thuộc Tổng cục

Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thống kê cả nước còn khoảng
166.000 ha diện tích rừng ngập mặn, giảm 60% so với những năm 19409. Đánh giá sơ
bộ cho thấy trong vòng 50 năm trở lại đây Việt Nam đã mất tới 80% diện tích rừng
ngập mặn. Tùy từng thời kỳ, diện tích này có phục hồi song không nhiều và rừng ngập
mặn vẫn luôn bị đe dọa và tiếp tục bị thu hẹp. Việc phá rừng để lấy diện tích nuôi
trồng thủy sản là thủ phạm gây ra ô nhiểm môi trường và cũng chính là nạn nhân của
nó bởi hầu hết các vùng phá rừng để lấy diện tích nuôi trồng thủy sản đều không theo
quy hoạch, không có hệ thống thủy lợi cũng như hệ thống xử lý chất thải làm diện tích
nước nuôi trồng tù đọng, lượng oxy hòa tan ngày càng thấp và các chất độc hại tăng
nhanh. Nên chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng các ao nuôi trồng thủy sản này bị giảm
năng suất rõ rệt đồng thời bùng phát dịch bệnh trong phạm vi rộng lớn.

8

Những thách thức đối với hệ sinh thái vùng bờ biển, [truy cập ngày 12/8/2014]
9
Lá chắn rừng ngập mặn đang suy giảm, [truy cập ngày 12/8/2014]

GVHD: Nguyễn Anh Thư

8

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ
bờ biển chống xói mòn, gió bảo, sự xâm mặn. Nhưng nếu vì lợi ích trước mắt mà
người dân ở nhiều địa phương lấn chiếm rừng bừa bãi, khai thác rừng một cách quá
mức cộng thêm nạn khai thác rừng trái phép càng ngày càng mở rộng với quy mô lớn

và những thủ đoạn tinh vi thì trong tương lai rừng ngập mặn ở Việt Nam sẽ bị xóa sổ.
Các rạn san hô cũng bị giảm sút về chất lượng và độ che phủ. Riêng ở miền Bắc
diện tích rạn san hô giảm từ 1/4 đến 1/2, 85% số rạn san hô còn sống đều có chất
lượng không tốt. Trong số 10 vùng tập trung cỏ biển như Tam Giang, Phú Quốc, một
số vùng cũng bị suy giảm đáng kể. Viện Tài nguyên Thế giới đã cảnh báo khoảng 80%
rạn san hô ở vùng biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở mức cao.
Nếu không có hành động tích cực và hiệu quả thì chỉ đến năm 2030, biển Việt Nam sẽ
trở thành “thủy mạc” không còn rạn san hô cũng như tôm, cá nữa.
Theo các số liệu thống kê cho thấy khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có
nguồn gốc từ đất liền từ những chất thải của các thành phố, thị xã, thị trấn ven biển10.
Như vậy vùng ven biển nước ta là nơi gánh chịu nguồn ô nhiễm cao nhất. Là nơi chịu
sức ép về chất thải gần 60% tổng dân số, khoảng 50% đô thị lớn của cả nước. Hầu hết
các chất thải sinh hoạt và từ các khu công nghiệp đều đổ trực tiếp ra biển mà không
được thông qua các hệ thống xử lý, mang theo một lượng lớn các chất bồi lắng, hóa
chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí là các chất phóng xạ. Ở nước ta hằng năm có
trên 100 con sông thải ra biển khoảng 880km3 nước, 270 – 300 triệu tấn phù sa kéo
theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển đặc biệt là các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực
vật. Trong một số nghiên cứu gần đây chỉ tính riêng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có
trong nước biển ở các vùng cửa sông châu thổ sông Hồng đều cao hơn hẳn các vùng
biển khác.
Trên một số địa bàn vùng ven biển nước ta như tại Quảng Bình, Quản Ngãi, Khánh
Hòa tình hình ô nghiểm môi trường đang rất trầm trọng và ảnh hưởng lớn đến đời sống
của cư dân ven biển. Theo báo cáo quan trắc môi trường, phần lớn các gia đình sống
ven biển ở tỉnh Khánh Hòa không có nhà vệ sinh tự hoại, rác thải ném bừa ra biển. Các
vùng nước ven bờ của các khu đông dân cư thường có độ nhiễm bẩn rất cao. Nhiều
nguồn nước thải sinh hoạt có chứa các yếu tố nhiễm bẩn vượt tiêu chuẩn cho phép.
Trước tình hình trên nhiều báo cáo về hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng chất
lượng môi trường biển và vùng ven biển đang tiếp tục bị suy giảm. Vùng ven bờ bị
đục hóa ở một số nơi, lượng phù sa lơ lững tăng làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch,
10


Việt Nam: ô nhiễm môi trường biển ngày càng nghiêm trọng,
[truy cập ngày
12/8/2014]

GVHD: Nguyễn Anh Thư

9

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
giảm khả năng quan hợp của một số loài sinh vật biển và làm suy giảm giống hải sản
tự nhiên. Hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ở nhiều nơi ảnh hưởng lớn đến hoạt động
nuôi trồng thủy sản và làm các loài sinh vật chết hàng loạt.
1.3 Những tác động của con người đến môi trường biển, vùng ven biển
1.3.1 Quá trình đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình mở rộng các điểm dân cư đô thị và phổ cập lối sống thành thị
trên lãnh thổ nhằm phát triển mạng lưới đô thị hoàn chỉnh phục vụ mục tiêu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời mở ra những cơ hội dầu tư lớn mạnh về mọi
phương diện cho các thành phần kinh tế.
Quá trình đô thị hóa ở nước ta diển ra khá nhanh và tập trung chủ yếu ở hai vùng
đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Đông
Nam Bộ. Theo một số thống kê gần đây các thành phố ven biển như: Hải Phòng, Đà
Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Bạc Liêu…có mật độ dân số khá cao, quá trình đô thị
hóa diễn ra mạnh mẽ làm tập trung rất nhiều dân số ở vùng ven biển11.
Đô thị hóa mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống
người dân nhưng nó cũng mang lại nhiều vấn đề về môi trường nói chung và môi
trường biển, ven biển nói riêng.

Quá trình đô thị hóa dẫn đến vấn đề về nhu cầu sử dụng đất tăng ở nhiều vùng đặc biệt
là vùng triều và vùng ven bờ chủ yếu dùng để sử dụng vào các mục đích như nông
nghiệp, thủy sản, nhà ở, xí nghiệp phục vụ cho nhu cầu sản xuất cũng như giao thông,
bến cảng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Để lấy diện tích đất xây dựng
người ta đã tiến hành san lấp các các ao hồ sông mương, phá hủy rừng ngập mặn làm
mất đi sự đa dạng sinh thái biển
Bên cạnh đó quá trình phát triển của đô thị mang lại một lượng lớn chất thải từ các
khu công nghiệp, sinh hoạt, các chất thải này được thải trực tiếp vào biển mà không
qua hệ thống xử lý chất thải làm giảm lượng oxy trong nước, gây ô nhiễm hữu cơ làm
mất nơi cư trú của các loài sinh vật biển. Thêm vào đó các chế phẩm từ hoạt động nuôi
trồng thủy sản, dư lượng các chất thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật cũng làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển gây mất cân bằng sinh thái biển.
1.3.2 Hoạt động giải trí và du lịch
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp không những chứa đựng trong đó giá trị
kinh tế đơn thuần mà đó là cả những giá trị về lịch sử, văn hóa của một vùng miền một
đất nước. Hoạt động du lịch ở Việt Nam đang phát triển khá mạnh mẽ năm 2013 Việt
11

Dân số và lao động, [truy cập ngày
15/8/2014]

GVHD: Nguyễn Anh Thư

10

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
Nam thu hút khoảng 7,57 triệu lượt khách quốc tế và số khách nội địa đạt khoảng 35

triệu lượt đem lại doanh thu khoảng 200.000 tỷ đồng trong đó du lịch biển đảo chiếm
khoảng 70%. Hoạt động giải trí và du lịch đem lại rất nhiều lợi ích về kinh tế góp phần
giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân ven biển nhưng nó cũng ảnh hưởng rất
nhiều đến môi trường. Một số tác động tiêu cực của du lịch, giải trí ảnh hưởng đến môi
trường ven biển đáng kể là:
- Các chất thải từ phương tiện giao thông vận chuyển hành khách, khách du lịch làm
ảnh hưởng đến môi trường biển, việc neo đậu tàu thuyền không đúng nơi quy định có
thể dẫn đến việc phá hủy các rạn san hô có giá trị.
- Việc xây dựng các khách sạn, đường sá gây ra sự xói mòn và trôi chảy các lớp
trầm tích. Hoạt động của các nhà hàng khách sạn thải ra các chất thải đặc biệt là nước
thải chưa được xử lý gây nên tình trạng ô nhiễm ven bờ cũng như làm ô nhiễm các
nguồn nước dùng cho sinh hoạt, nước ngầm.
- Hoạt động tham quan du lịch cũng ảnh hưởng đến sự sống một số loài động vật
sinh sống trong các khu rừng ngập mặn, các vùng đất ngập nước ven bờ, ảnh hưởng
đến sự phát triển bình thường của thảm thực vật.
- Hoạt động khai thác một cách không hợp lý và quá mức nguồn lợi hải sản để phục
vụ cho nhu cầu thưởng thức đặc sản biển của du khách làm suy giảm, cạn kiệt nguồn
lợi hải sản đặc biệt là nguồn lợi hải sản ven bờ.
1.3.3 Hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và việc khai thác khoáng sản, dầu
mỏ
* Hoạt động nôi trồng, khai thác thủy sản
Vùng ven biển là nơi thích hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Việc phát
triển thủy sản có ý nghĩa lớn trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và nâng
cao mức sống của người dân ven biển. Tuy nhiên việc khai thác và nuôi trồng thủy sản
đều có những ảnh hưởng xấu đến môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua các
nguyên nhân như:
- Hầu hết các hoạt động nôi trồng thủy sản ven biển nước ta mang tính tự phát cao
và thiếu quy hoạch, quy mô và phương thức đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là quản canh,
tăng cường mở rộng diện tích. Việc mở rộng các ao nuôi trồng thủy sản dẫn đến việc
lấn chiếm, phá hủy làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái như rừng ngập mặn, các vùng

ngập nước ven bờ, các bãi triều cạn, rạn san hô, làm mất đi môi trường nuôi dưỡng,
cung cấp nguồn thức ăn cho các loài thủy sản tự nhiên
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản còn tác động tiêu cực đến môi trường như làm thay
đổi cấu trúc chuổi thức ăn tự nhiên của môi trường do lượng thức ăn dư thừa trong quá

GVHD: Nguyễn Anh Thư

11

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
trình nuôi. Cùng với các chất bài tiết của sinh vật nuôi thải ra môi trường nước xung
quanh tạo ra hiện tượng phú dưỡng. Điều này làm cho hàm lượng các chất dinh dưỡng
có trong nước cao hơn mức bình thường, thúc đẩy sự phát triển của một số loài tảo,
trong đó có một số loài tảo độc khi nở hoa gây ra hiện tượng thủy triều đỏ có thể gây
hại cho các loài sinh vật khác.
- Ngoài ra nuôi trồng thủy sản ven biển cũng đòi hỏi một lượng nước ngọt khá lớn
để phục vụ sinh hoạt, các hoạt động nuôi trồng để điều hòa nồng độ muối thích hợp
cho vật nuôi. Vì vậy cung cấp nước ngọt cũng là một vấn đề khó giải quyết đối với
việc quản lý, nếu quản lý không chặt chẽ có thể dẫn đến việc khai thác, lạm dụng các
mạch nước ngầm. Hậu quả lâu dài của nó có thể dẫn đến cạn kiệt nguồn nước ngầm,
gây mặn hóa đất, thu hẹp diện tích rừng phòng hộ, làm tăng hoạt động cát bay và bảo
cát…
Song song với nuôi trồng hoạt động đánh bắt cũng ảnh hưởng đến môi trường biển
đặc biệt là đối với sự đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản,…
Theo thống kê tính đến năm 2007 nước ta có khoảng 95.300 tàu thuyền đánh bắt thủy
sản số lượng này ngày một tăng và rất khó để quản lý do nhiều tàu thuyền đánh bắt
nhỏ lẻ, tự phát. Số lượng tàu thuyền càng tăng thì lượng chất thải đổ ra biển cang nhiều

(nước thải sinh hoạt, dầu mỡ hết khả năng sử dụng, dầu bị rò rỉ trong quá trình vận
hành,...) ước tính mỗi ngư dân một ngày xả ra biển khoảng 0,5 kg chất thải rắn và một
tàu đánh cá có từ khoảng 4-5 người, lượng tàu neo đậu tại một cảng cá có thể đạt 400600 chiếc/ ngày nên lượng chất thải xả ra biển khoảng 200-300kg/ ngày
- Số lượng tàu thuyền đánh bắt tăng cũng đồng nghĩa với lượng hải sản bị khai thác
càng nhiều. Theo Tổng cục Thủy sản, sản lượng khai thác năm 2012 ước tính đạt 2,6
triệu tấn tăng 10,6% so với 201112. Sản lượng khai thác tăng nhưng hiệu suất khai thác
giảm, các đối tượng hải sản chưa trưởng thành còn chiếm tỉ lệ cao trong sản lượng
khai thác là biểu hiện rõ nhất về sự suy giảm nguồn lợi hải sản do sự khai thác quá
mức.
- Tình trạng vi phạm các quy định cấm trong việc khai thác vẫn xảy ra thường
xuyên ở nhiều nơi đáng kể là dùng ánh sáng có cường độ lớn, xung điện, chất độc,
thuốc nổ…để đánh bắt cá, khai thác thủy sản vào những mùa vụ cấm, không tuân thủ
các quy định về mắt lưới…dẫn đến nguồn lợi thủy sản bị giảm sút, một số loài có nguy
cơ tuyệt chủng.

12

Tổng sản lượng thủy sản năm 2012 ước đạt 5,8 triệu tấn, [truy cập ngày 15/8/2014]

GVHD: Nguyễn Anh Thư

12

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
* Khai thác khoáng sản và dầu mỏ
Nước ta là một nước đang phát triển, nhiên liệu là một vấn đề hết sức cần thiết trong
khi đó vùng biển, thềm lục địa nước ta có tiềm năng dầu khí lớn việc khai thác dầu khí

ở nước ta đang ngày càng phát triển tuy nhiên nó cũng tác động lớn đến môi trường tự
nhiên. Hoạt động khai thác dầu khí tiềm ẩn rất nhiều rủi ro gây sự cố ô nhiễm môi
trường từ việc khai thác đến quá trình vận chuyển, sử dụng.
- Hoạt động khai thác dầu làm phá hủy các quần xã sinh vật đáy làm thay đổi về đặc
tính trầm tích đưới đáy biển.
- Khi sự cố ô nhiễm dầu xảy ra làm hình thành một lớp dầu giữa mặt thoáng của
nước và không khí việc này làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí của nước, thay
đổi sức căng bề mặt, pH, nhiệt độ…từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự sống của các
quần thể động vật. Ở độ sâu hơn dầu có thể giết chế các rạn san hô, ở những vùng bị ô
nhiễm dầu người ta thấy đến 76% san hô bị hủy diệt
- Dầu có thể bám vào các loài thực vật của rừng ngập mặn làm cho cây ngạt thở và
chết, tác động của ô nhiễm dầu có thể dẫn đến sự di cư của các loài hải sản, xua đuổi
chúng đến vùng khác làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác. Ngoài ra ở nơi ô nhiễm
dầu còn ảnh hưởng đến khí hậu khu vực do dầu làm giảm sự bốc hơi của nước, ảnh
hưởng đến hoạt động du lịch và giải trí.
Khoáng sản là một vật liệu của vỏ trái đất được hình thành tử quá trình tự nhiên mà
con người có thể khai thác sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp phục vụ cho các
nhu cầu của cuộc sống. Vùng ven biển nước ta có rất nhiều khoáng sản, tùy theo từng
loại khoáng sản mà người ta sử dụng những phương tiện khác nhau để khai thác.
Nhưng khai thác bằng bất cứ phương tiện nào đi chăng nữa thì hậu quả của nó để lại
vẫn rất lớn. Các hợp chất khí độc hại như CO2, SO2, CO, bụi,…được sinh ra do quá
trình khai thác khoáng sản làm ô nhiễm môi trường không khí nặng hơn có thể gây ra
hiện tượng mưa axit làm ảnh hưởng đến môi trường nước và sinh vật, làm ô nhiễm
nghiêm trọng nguồn nước mặt. Việc khai thác cát ở vùng bờ biển một cách bất hợp lý
làm xói mòn, xụt lở bờ biển ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven bờ.
1.3.4 Giao thông biển
Cùng với sự phát triển của xã hội giao thông đường thủy đã không còn bó hẹp giữa
các khu vực, các quốc gia mà nó đã phát triển và mở rộng thành hệ thống rộng lớn trên
toàn thế giới giúp cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa được thuận tiện góp phần vào
sự phát triển của mỗi quốc gia.

Giao thông biển Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển mạnh với nhiều lợi
thế vốn có của mình. Theo quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam nêu lên mục

GVHD: Nguyễn Anh Thư

13

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
tiêu chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và sau năm 2020 kinh tế hàng hải đứng
đầu trong năm lĩnh vực phát triển kinh tế biển13. Tuy nhiên cũng như những hoạt động
khác giao thông biển cũng có những mặt trái của nó làm tác động đến môi trường biển
và ven bờ như:
- Việc xây dựng các công trình phục vụ như: bến cảng, các bờ kè, nạo vét uốn nắn
các dòng sông, mở rộng mạng lưới kênh rạch,…làm mất các hệ sinh thái vùng bờ cũng
như mất đi các nguồn lợi từ các hệ sinh thái này mang lại, phá vỡ các dòng chảy tự
nhiên của sông, tăng tốc độ dòng chảy và hạ thấp mực nước ngầm. Hoạt động mở rộng
mạng lưới kênh rạch có thể gây nguy cơ mặn hóa sâu trong đất liền do sự xâm nhập
của nước biển.
- Bên cạnh đó hoạt động của tàu thuyền còn có thể gây ra ô nhiễm môi trường biển
như:
+ Ô nhiễm do nhiệt: do quá trình vận hành của tàu thuyền dùng nước để làm mát
động cơ, máy móc sau khi làm mát lượng nước này mang theo một lượng nhiệt khá
lớn và nhiều chất cặn bẩn sau đó được thải trực tiếp vào biển. Làm ảnh hưởng đến
nhiệt độ của nước biển có thể làm thay đổi sự di cư của các loài động vật biển nhạy
cảm với yếu tố nhiệt. Sự nóng lên của nước biển còn tạo điều kiện thuận lợi cho một
số loài sinh vật có hại làm ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt hay nuôi trồng thủy sản.
+ Ô nhiễm hóa học: hoạt động vệ sinh tàu thuyền thải ra các chất dầu mỡ, ngoài ra

trong quá trình bốc dở hàng hóa hay tiếp nhiên nhiệu có thể xảy ra rò rỉ thất thoát ra
môi trường biển. Việc sử dựng sơn có chứa kim loại nặng trong việc sơn sửa tàu
thuyền có thể gây nhiễm độc cục bộ đất, nước và các hệ sinh thái.
+ Ô nhiễm sinh học: trong quá trình vận chuyển hàng hóa như phân bón, nguyên
liệu sản xuất, các dạng này chứa các chất dinh dưỡng cao đặt biệt là nitơ, phospho nếu
bị thất thoát ra biển sẽ làm mất cân bằng các chất trong nước biển gây ra hiện tượng
thủy triều đỏ làm chết các loài sinh vật biển. Một trong những vấn đề quan trọng liên
quan đến giao thông biển là nước dùng để dằn tàu, đây là đặc điểm cần thiết đối với sự
vận hành của các tàu lớn. Thông thường các tàu sử dụng nước để dằn tàu, dễ dàng lấy
vào và thải ra khỏi tàu nên hiệu quả và kinh tế hơn các vật dằn tàu dạng cứng. Khi tàu
không chở hàng, người ta bơm nước dằn vào tàu, khi tàu xuống hàng thì người ta xả
nước dằn ra khỏi tàu. Có rất nhiều loại vi khuẩn và sinh vật có thể tồn tại trong nước
dằn và cặn nước dằn được chở trên tàu. Việc xả nước dằn trong vùng nước cảng có thể

13

Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15-10-2009 của Thủ tướng Chính Phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển
vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

GVHD: Nguyễn Anh Thư

14

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
gây ra sự hình thành thủy sinh và các mầm bệnh có hại đe dọa tới đời sống con người,
thực vật, sinh vật và môi trường biển.
1.4 Sơ lược các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển.
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về việc bảo vệ môi trường
ở khu vực này. Cơ bản nhất là Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Bộ luật gồm 15 chương và 136 điều khoản, trong đó
chương VII, mục 1 quy định về nội dung bảo vệ môi trường biển với các quy định về
nguyên tắc bảo vệ môi trường biển; Các quy định cơ bản về môi trường biển như: bảo
tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên, kiểm soát xử lý ô nhiễm, tổ chức phòng ngừa ứng
phó sự cố môi trường biển
Để đều chỉnh và đảm bảo hoạt động bảo vệ môi trường biển, ngoài các quy định
mang tính chất định hướng tại Mục 1, Chương VII, của Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Còn có các văn bản pháp luật quy định cụ thể các vấn đề bảo vệ môi trường biển như:
- Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 gồm 7 chương và 55 điều khoản quy định
các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam; các hoạt động trong vùng biển Việt
Nam; quản lý, bảo vệ biển, đảo và phát triển kinh tế biển; Luật Biển Việt Nam là căn
cứ để xác định quyền tài phán của quốc gia trên lảnh thổ của mình.
- Nghị định số 25/2009/NĐ-CP quy định về việc quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo
vệ môi trường biển, hải đảo ngày 06 tháng 3 năm 2009. Nghị định quy định cụ thể về
quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường tại các vùng ven biển, vùng biển và
hải đảo Việt Nam; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động quản
lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
- Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 quy định việc giao các
khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển. Nghị
định này quy định cụ thể việc giao các khu vực biển nhất định trên các vùng biển Việt
Nam cho tổ chức, cá nhân để khai thác và sử dụng tài nguyên theo giấy chứng nhận
đầu tư, giấy phép hoặc quyết định cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức
và cá nhân liên quan đến việc giao khu vực biển.
- Nghị định 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định quy định cụ thể về hành vi vi phạm hành chính; hình

thức xử phạt, mức phạt; các biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền lập biên bản vi

GVHD: Nguyễn Anh Thư

15

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
- Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 quy định về quản lý cảng
biển và luồng hàng hải. Nghị định này quy định về đầu tư xây dựng, khai thác cảng
biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và trong vùng biển
Việt Nam và các quy định về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô
nhiễm môi trường
- Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Nghị định
quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, các biện pháp khắc
phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt
trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
- Nghị định số 33/2010/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản
của tổ chức, các nhân Việt Nam trên các vùng biển. Nghị định quy định rõ việc quản
lý hoạt động khai thác thủy sản trong và ngoài vùng biển Việt Nam, trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân cũng như các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác thủy
sản.
- Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý các khu bảo tồn biển Việt
Nam có tầm quan trong quốc gia và quốc tế. Quy chế này quy định về tiêu chuẩn, phân
loại, việc tổ chức, quản lý, bảo vệ và phát triển các Khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm

quan trọng quốc gia và quốc tế; trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương. Quy
chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động
liên quan đến Khu bảo tồn biển nêu trên trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
- Quyết định số 23/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển
hải đảo. Quy chế này quy định mục đích, nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối
hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo giữa Bộ Tài
nguyên và Môi trường với các Bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương
- Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt chiến lượt quản lý hệ thống rừng đặc dụng,
khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn
năm 2030
- Thông tư số 42/2010/TT-BTNMT quy định quy chuẫn kỹ thuật quốc gia về môi
trường. Trong đó QCVN:35/2010/BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

GVHD: Nguyễn Anh Thư

16

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam
nước khai thác thải từ các công trình dầu khí trên biển; QCVN: 36:2010/BTNMT quy
định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dung dịch khoan và mùn khoan thải từ các công
trình dầu khí trên biển. Theo đó các công trình thăm dò, khai thác dầu khí trên biển
phải tuân thủ các quy định tiêu chuẩn về nước xả thải cũng như các chất thải khi đổ ra
môi trường biển.
Các văn bản trên được quy định lồng ghép với một số văn bản pháp luật chuyên

ngành như Luật thủy sản 2003, Luật đa dạng sinh học 2008, Luật dầu khí 1993 sửa
đổi, bổ sung năm 2008, Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005…và các văn bản dưới luật
khác quy định một số lĩnh vực cụ thể trong đó cũng có đề cập đến việc bảo vệ môi
trường biển, vùng ven biển trong phạm vi ngành, lĩnh vực của văn bản điều chỉnh.
Nhìn chung các quy định về bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển là tương đối đầy
đủ, tuy nhiên do đặc thù môi trường biển và vùng ven biển là một khu vực rộng lớn và
có nhiều thành phần khác nhau để quản lý. Nên các quy định điều chỉnh ở khu vực này
nằm rải rác ở nhiều văn bản và cũng như chưa có sự thống nhất cao dẫn đến nhiều khó
khăn trong việc áp dụng.
Ngoài ra để bảo vệ môi trường nhiều văn bản pháp lý quốc tế đã được cộng đồng
quốc tế xây dựng để mở rộng hoạt động bảo vệ môi trường ra phạm vi thế giới. Việt
Nam cũng đã tham gia ký kết nhiều điều ước quốc tế với nội dung bảo vệ môi trường
biển như:
- Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982
Sau Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Luật biển 1982 được đánh giá là văn
kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, được nhiều
quốc gia ký kết và tham gia 117 quốc gia và thực thể thông qua và ký kết ngày
10/12/1982. Với 17 phần, 320 điều khoản và 9 phụ lục với 100 điều khoản, Công ước
về Luật biển 1982 (Luật biển quốc tế năm 1982) thực sự là một bản hiến pháp về biển
của cộng đồng quốc tế, tổng hợp toàn diện, bao quát được tất cả những vấn đề quan
trọng nhất về chế độ pháp lý của biển cả và đại dương thế giới; quy định được những
quyền lợi và và nghĩa vụ về nhiều mặt của mọi loại quốc gia (có biển cũng như không
có biển) đối với các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia cũng như đối với những
vùng biển thuộc phạm vi quốc tế
Công ước Luật biển 1982 đã quy định một vấn đề quan trọng đối với các quốc gia
ven biển đó là chủ quyền và quyền tài phán đối với các quốc gia ven biển trong khu
vực thuộc chủ quyền của mình. Theo Công ước Luật biển 1982 vùng biển nước ta bao
gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài pháp quốc gia của Việt Nam.


GVHD: Nguyễn Anh Thư

17

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


Bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam

- Công ước về kiểm soát và vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hiểm và
việc loại bỏ chúng BASEL 1989
Công ước Basel được thông qua tại Hội nghị Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền ở Basel
vào năm 1989 và bắt đầu có hiệu lực vào năm 1992. Công ước Basel 1989 không chỉ
điều chỉnh các hoạt động liên quan trực tiếp tới ô nhiễm môi trường biển mà còn điều
chỉnh các hoạt động vận chuyển các chất thải giữa các quốc gia bằng các con đường
khác nhau trong đó có đường biển. Công ước có hiệu lực tại Việt Nam ngày 11-6-1995
Mục tiêu của công ước là giảm đến mức tối thiểu việc sản sinh các chất thải nguy
hại về mức độ độc hại lẫn số lượng bằng việc kiểm soát nghiêm ngặt việc vận chuyển
qua biên giới các chất thải nguy hại và đảm bảo rằng mọi hoạt động như nhập khẩu,
xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh và tiêu hủy các chất thải nguy hại phải tiến hành theo
các phương thức hợp lý về mặt sinh thái.
- Công ước MARPOL 73/78 về ngăn chặn ô nhiễm do tàu gây ra
Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra được thông qua tại Luân Đôn,
ngày 02 tháng 11 năm 1973 và có hiệu lực vào năm 1983. Công ước này được bổ sung
bằng nghị định thư 1978 cấm và hạn chế chất thải gây ô nhiễm từ việc thăm dò khai
thác tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy công ước thường được gọi tắt là công ước
MARPOL 73/78. Công ước có hiệu lực ở Việt Nam vào ngày 29/8/1991.
Công ước gồm 6 phụ lục trong đó phụ lục 1 gồm các quy định về ngăn ngừa ô
nhiễm biển do dầu, phụ lục 2 gồm các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm biển do chất
lỏng độc hại chở xổ gây ra. Hai phụ lục này là những phụ lục bắt buộc có hiệu lực.

Công ước MARPOL 73/78 khẳng định rằng mọi hành động bất kỳ gây ra một sự thải
cố ý hay vô ý từ một phương tiện thủy bất kỳ xuống biển đều là hành vi làm ô nhiễm
môi trường biển. Mục đích của công ước là thông qua các biện pháp toàn diện tiến đến
chấm dứt toàn bộ việc chủ tâm làm ô nhiễm môi trường nhưng trước hết là kiểm soát,
chế ngự và hạn chế tới mức thấp nhất việc thải các chất có hại xuống biển.

GVHD: Nguyễn Anh Thư

18

SVTH: Tăng Nguyễn Việt Thanh


×