Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hộithực tiễn tại phường thuận an, quận thốt nốt, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.49 KB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
......

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2011-2015
Đề tài:
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ,
AN TOÀN XÃ HỘI-THỰC TIỄN TẠI PHƢỜNG THUẬN AN, QUẬN
THỐT NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. Võ Duy Nam

Huỳnh Thị Kim Ngân

Bộ môn: Luật Hành chính

MSSV: 5115733
Lớp: Luật Hành chính K37

Cần Thơ, tháng 11/2014


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................


................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Cần Thơ, tháng 11 năm 2014


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Cần Thơ, tháng 11 năm 2014


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………….....…......1
1. Lý do nghiên cứu…………………………………………………………………....….1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………….......1
3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………....…….2
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………....….2
5. Bố cục đề tài………………………………………………………………………....…2
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI…………………….…….....….3
1.1. Khái niệm chung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã
hội……………………………………………...………………………………....….....…3
1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính……...…………....3
1.1.2. Khái niệm trật tự, an toàn xã hội……………………………………………….......4
1.1.3. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội…....5
1.2. Cấu thành của vi phạm hành chính…………………………………………..........6
1.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn xã
hội…………………………………………………………………………….….…….....8
1.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính…………………………………….....…9
1.5. Lịch sử hình thành và phát triển của chế định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội…………………………………………...….................11
1.5.1. Chế định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội đến ban
hành Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005………………............…11
1.5.2. Chế định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội từ Nghị
định 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 đến nay………………...….............12
1.6. Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã
hội……………………………………………………………………………………......12
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI…………...……......15
2.1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã
hội…………………………………………………………………………………….....15
2.2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội..16
2.3. Hình thức, mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã
hội......................................................................................................................16
2.3.1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội…...16
2.3.2. Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội………....18
2.4. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính về trật
tự, an toàn xã hội…………………………...………………………………...………....19
2.4.1. Tình tiết giảm nhẹ……………………………………………………………....…19

2.4.2. Tình tiết tăng nặng……………………………………………………...……...….19
2.5. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội…….....20
2.5.1. Vi phạm quy định về trật tự công cộng………………………………………......20
2.5.2. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung……………………………......26


2.5.3. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung…………………………………....…27
2.5.4. Vi phạm quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật
tự………………………………………………………………………………..........….30
2.5.5. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác……………......….34
2.6. Thủ tục xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự, an toàn xã hội…………………………………………………………..…...…...….36
2.6.1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội……...36
2.6.1.1. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính…………………………………....36
2.6.1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội không lập biên
bản………………………………………………………………………………............37
2.6.1.3. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội có lập biên
bản………………………………………………….……………………………….....…37
2.6.1.4. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính………………………………….....…..38
2.6.1.5. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an
toàn xã hội………………………………………………………………………….....….40
2.6.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã
hội……………………………………………………………………….…………….....40
2.6.2.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân…………...…40
2.6.2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân các cấp
xã………………………………………………………………………………..…….....44
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI……...….....47
3.1. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã
hội……………………...…………………………………………………………….......47

3.1.1. Thực trạng hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã
hội……………………………………………………………………………….........….47
3.1.2. Những hạn chế trong công tác phát hiện, xử phạt và nguyên nhân…………….....49
3.2. Những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội………………………………...……………................50
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã
hội………………………………………………………………………………….........50
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội…………………………………….............52
3.2.3. Tăng cường công tác tuần tra, canh gác kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành
vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn xã hội……………………………….............54
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động xử
phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn xã hội………………………………..........55
KẾT LUẬN……………………………………………………………………......…...56


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong tình hình đất nước ta hiện nay thì xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập, đầu tư,
phát triển kinh tế vẫn phát triển, bên cạnh đó tình hình trật tự, an toàn xã hội trong nước
diễn ra rất phức tạp. Đứng trước tình hình đầy biến động thì việc củng cố, giữ vững trật
tự, an toàn xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng.
Trật tự, an toàn xã hội là một lĩnh vực rất rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
nhân dân, khi nhắc đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội
thì bất cứ ai cũng thấy được tầm quan trọng của vấn đề. Những hành vi vi phạm trong
những năm gần đây xảy ra với mật độ thường xuyên thực hiện với nhiều hành vi rất đa
dạng đứng trước tầm quan trọng đó Điều 65 Hiến pháp năm 2013 có đã quy định: “Lực

lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà
nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,
an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ
xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”, cho
thấy Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề trật tự, an toàn xã hội, không dừng lại ở quy
định đó tại Điều 67 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước xây dựng Công an nhân
dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại làm nòng cốt trong thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng,
chống tội phạm”. Như vậy, cho thấy tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn xã
hội rất được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm sâu sắc.
Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội chưa
được xem là tội phạm, hành vi thực hiện không mang tính nguy hiểm cao cho xã hội như
tội phạm hình sự nhưng trong những năm gần đây những hành vi này xảy ra nhiều với
mật độ cao làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân.
Hiện nay pháp luật quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an
toàn xã hội vẫn chưa cụ thể, nhiều quy định chưa rõ ràng, tính xử phạt chưa cao. Việc đặt
ra vấn đề quy định trên là rất cấp thiết và quan trọng. Trước thực trạng vi phạm hiện nay
thì ý thức của nhân dân cùng với những quy định của pháp luật chưa thật sự phát huy triệt
để, chính vì lý do đó người viết chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự, an toàn xã hội- Thực tiễn tại phường Thuận An, quận Thốt Nốt, Thành phố Cần
Thơ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cử nhân luật cho mình. Bài viết
nghiên cứu lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội,
pháp luật áp dụng, thực trạng pháp luật và nêu quan điểm về phương hướng giải pháp cho
vấn đề này.
2. Mục đích nghiên cứu
Người viết nghiên cứu đề tài với mục đích tìm hiểu những quy định của pháp luật
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội và những hạn chế
của những quy định này trong tình hình đất nước ta hiện nay, từ đó đưa ra kiến nghị để
hoàn thiện vấn đề trên.
3. Phạm vi nghiên cứu

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 1

SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
Đối với đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hộiThực tiễn tại phường Thuận An, quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ” người viết tập
trung nghiên cứu những quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm
2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội gồm
những hành vi vi phạm sau:
- Vi phạm quy định về trật tự công cộng;
- Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung;
- Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung;
- Vi phạm quy định về quản lý nghành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh,
trật tự;
- Vi phạm các quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác;
Bên cạnh đó tìm hiểu những quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội,
nghiên cứu thực tiễn một số bất cập trong quy định hiện nay để làm rõ những hạn chế của
quy định trên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận dựa trên văn bản pháp luật, đường lối chính sách của Đảng
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, các công trình
nghiên cứu của nhà khoa học.
- Nghiên cứu thực tiễn: tổng hợp từ các báo cáo, sách báo, tạp chí và các tài liệu
có liên quan đến đề tài.
5. Bố cục đề tài

Bố cục đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự, an toàn xã hội
Chương 2: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội
Chương 3: Thực trạng và nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 2

SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
1.1. Khái niệm chung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự, an toàn xã hội
1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính
* Khái niệm vi phạm hành chính
Khái niệm vi phạm hành chính được xuất hiện lần đầu tiên tại Pháp lệnh xử phạt
vi phạm hành chính năm 1989. Các pháp lệnh tiếp theo (năm 1995; năm 2002 sửa đổi, bổ
sung năm 2008) không trực tiếp đề cập đến khái niệm vi phạm hành chính, do đó để đáp
ứng nhu cầu của thực tiễn trong việc áp dụng pháp luật thì tại Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý
vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá

nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”1
- Đặc điểm cơ bản của vi phạm hành chính được hiểu như sau:
+ Hành vi vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, xâm phạm quy tắc quản lý
nhà nước;
+ Hành vi do cá nhân hay tổ chức thực hiện với lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý;
+ Vi phạm hành chính không phải là tội phạm bởi vì mức độ nguy hiểm của vi
phạm thấp hơn so với tội phạm;
+ Phần lớn các vi phạm hành chính có cấu thành hình thức, chỉ cần xét đến hành vi
vi phạm mà không cần tính đến hậu quả;
+ Vi phạm hành chính hiện nay được quy định cụ thể trong Luật xử lý vi phạm
hành chính năm 2012 quy định nguyên tắc chung trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử
lý vi phạm hành chính;
+ Là hành vi được pháp luật quy định phải bị xử phạt hành chính.
Qua đó ta thấy rằng vi phạm hành chính luôn là hành vi của cá nhân hay tổ chức,
hành vi vi phạm hành chính luôn thể hiện tính có lỗi, hành vi vi phạm phải do chủ thể có
năng lực chủ thể thự hiện, hành vi phải thực hiện một cách trái pháp luật và phải chịu sự
tác động của các biện pháp chế tài.2
* Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là một hoạt động đặc biệt của quản lý nhà nước bao
gồm một loạt hành vi cụ thể như sau: phân tích đánh giá mức độ vi phạm, đối chiếu quy
định của pháp luật, căn cứ lựa chọn, chế tài áp dụng hình thức và mức phạt…và cuối
cùng ra quyết định xử phạt.

1
2

Khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
TS. Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam phần II, Khoa Luật, Đại học Cần Thơ, 2009.


GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 3

SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
Xử phạt vi phạm hành chính là một loại hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể
mang quyền lực nhà nước, phát sinh khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng
chế tài hành chính mang tính trừng phạt những đối tượng bị áp dụng do gây thiệt hại về
vật chất và tinh thần cho nhân dân và do các chủ thể có thẩm quyền nhân danh nhà nước
thực hiện theo quy định của pháp luật.
Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật khá phổ biến trong đời sống xã
hội, tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội phạm hình sự, nhưng vi
phạm hành chính là những hành vi xảy ra thường xuyên trên các mặt của đời sống xã hội,
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cá nhân, tổ
chức, cũng như lợi ích của cộng đồng.
Xử phạt vi phạm hành chính nhằm mục đích răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm và
hành vi chưa vi phạm, góp phần rất lớn trong việc khẳng định Nhà nước ta là nhà nước
pháp quyền, sống và làm việc theo pháp luật như vậy trật tự, kĩ cương mới được thiết lập
nước ta mới được văn minh, an toàn góp phần to lớn trong việc khẳng định vị thế của
nước ta trên trường quốc tế.
Luật nước ta quy định rất rõ ràng về xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể tại khoản
2 Điều 2 luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Xử phạt vi phạm hành
chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc
phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy
định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”.3
Theo quy định thì xử phạt hành chính phải do người có thẩm quyền xử phạt thực

hiện đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật hành chính, người có thẩm
quyền bắt buộc áp dụng quy định của pháp luật trong xử phạt.
1.1.2. Khái niệm trật tự, an toàn xã hội
Khái niệm trật tự, an toàn xã hội không phải là một khái niệm mới nhưng việc
hiểu biết và quan tâm đến thì vẫn chưa được phổ biến sâu rộng. Một số hiểu biết còn mập
mờ chưa rõ ràng làm cho công tác thực hiện của nhân dân gặp nhiều khó khăn cũng như
công tác quản lý của nhà nước chưa phát huy hiệu quả triệt để.
Trật tự là một trạng thái xã hội bình yên, không có rối loạn ở đó cuộc sống của
nhân dân được đảm bảo. An toàn xã hội là sự an bình, vẹn toàn của một xã hội.
“Trật tự là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau…An toàn là yên ổn
trọn vẹn, yên ổn hẳn, không sợ tai nạn”.4 Nói đến trật tự, an toàn xã hội là nói đến tình
trạng (trạng thái) ổn định, có trật tự, kỷ cương của xã hội. Trật tự, kỷ cương đó được xác
lập trên cơ sở các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành (được gọi là những quy
phạm pháp luật) và những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức truyền thống được mọi
người trong xã hội thừa nhận, tôn trọng, tuân thủ và nhờ đó mà mọi người có được cuộc
sống yên ổn.5

3

Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Xem từ điển từ và ngữ Hán-Việt của Giáo sư Nguyễn Lân –NXB Văn học, Hà Nội 2003, trang 16,704.
5
Trang thông tin điện tử Quảng Ngãi- Công an tỉnh Quảng Ngãi-Giáo dục an ninh quốc phòng, Một số hiểu biết về
bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội,
truy cập 09-092014].
4

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 4


SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
Nói cách khác, trật tự, an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương,
trong đó mọi người có cuộc sống yên bình trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn
mực đạo đức, pháp lý xác định.
Trật tự, an toàn xã hội là một lĩnh vực rất rộng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
nhân dân, một số hành vi xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày liên quan mật
thiết đến trật tự, an toàn xã hội như: hành vi vi phạm trật tự công cộng; vi phạm về bảo
đảm sự yên tĩnh chung; vi phạm về giữ gìn vệ sinh chung; vi phạm về quản lý nghành
nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; vi phạm về gây thiệt hại đến tài sản của
người khác.
Trật tự, an toàn xã hội tạo nên sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước, là
hàng rào an toàn trước những nguy cơ tấn công từ mọi phía, bằng mọi thủ đoạn của các
thế lực thù địch chống phá, đồng thời góp phần củng cố vị thế của nước ta trên trường
quốc tế. Giữ cho xã hội được an toàn, có trật tự, kỷ cương cũng có nghĩa là tạo được môi
trường sống yên ổn, góp phần đảm bảo cuộc sống vui vẻ, lành mạnh, hạnh phúc cho mọi
người. Để làm được điều đó chúng ta phải áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp
luật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi vi phạm và các vi
phạm pháp luật khác xâm hại đến cuộc sống an toàn của mọi người dân, xâm phạm đến
trật tự, kỷ cương của đất nước. Vì vậy, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ chung
của toàn Đảng, toàn dân ta trong tình hình hiện nay.
Tóm lại, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là giữ cho xã hội được an toàn, có trật tự,
kỷ cương, là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi
vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.
1.1.3. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn
xã hội

Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội chưa
được quy định cụ thể nhưng được hiểu như sau:
“Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội là việc người
có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân,
tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội theo
quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã
hội.”6
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội có các
đặc điểm sau đây:
- Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội được
áp dụng đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Nói
cách khác vi phạm hành chính là cơ sở cho việc xử phạt vi phạm hành chính. Luật xử lý
vi phạm hành chính và các nghị định của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành
chính, hình thức, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với tổ chức, cá nhân
vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước cụ thể là những cơ
sở pháp lý quan trọng để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính;

6

Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 5

SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn

tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội được tiến hành
bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Luật xử lý vi phạm hành
chính xác định cụ thể các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, hình thức,
mức xử phạt vi phạm hành chính mà họ được phép áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi
phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội;
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội được tiến hành
theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội do các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền ban hành;
- Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn
xã hội thể hiện ở các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó ghi nhận các hình
thức, biện pháp xử phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh
vực trật tự, an toàn xã hội. Việc áp dụng biện pháp xử phạt đó thể hiện sự trừng phạt
nghiêm khắc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự, an toàn xã hội, qua đó góp phần giáo dục cho mọi người ý thức tuân thủ pháp luật
hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội nói riêng và pháp luật nói chung.
1.2. Cấu thành của vi phạm hành chính
Để quyết định một hành vi có vi phạm hành chính hay không điều quan trọng đầu
tiên là phải xác định hành vi đó có cấu thành vi phạm hành chính hay không. Đối với một
hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn xã hội nếu tiến hành xử phạt cũng phải
thỏa mãn những cấu thành vi phạm hành chính theo quy định. Cấu thành của một vi
phạm hành chính được xem xét như sau:
Cấu thành của vi phạm hành chính là tổng hợp những dấu hiệu đặc trưng thể hiện
chi tiết và đầy đủ tính vi phạm, xâm hại đến trật tự quản lý của nhà nước của một loại vi
phạm hành chính.
Cấu thành vi phạm hành chính bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
- Yếu tố khách quan của vi phạm hành chính;
- Yếu tố chủ quan của vi phạm hành chính;
- Yếu tố chủ thể của vi phạm hành chính;

- Yếu tố khách thể của vi phạm hành chính;
* Yếu tố khách quan của vi phạm hành chính
Yếu tố khách quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện ra bên ngoài của
hành vi vi phạm hành chính. Yếu tố khách quan của vi phạm là yếu tố bắt buộc, thể hiện
như sau:
Hành vi vi phạm hành chính là những biểu hiện của cá nhân hoặc tổ chức tác động
vào thế giới khách quan dưới những hình thức bên ngoài gây ảnh hưởng đến trật tự quản
lý nhà nước;
Hành vi vi phạm hành chính phải là hành vi trái pháp luật, chủ thể vi phạm có thể
thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, thực hiện những hành vi mà pháp luật
cấm, hoặc không thực hiện hành vi pháp luật bắt buộc thực hiện;

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 6

SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
Quan hệ nhân quả: là mối quan hệ mật thiết giữa hành vi vi phạm hành chính và
hậu quả hành vi vi phạm đó mang lại, hành vi được thực hiện trước, sau đó phát sinh hậu
quả xâm hại quy tắc quản lý nhà nước;
Thời gian, công cụ, phương tiện vi phạm hành chính không phải là dấu hiệu bắt
buộc trong tất cả các vi phạm hành chính.
* Yếu tố chủ quan của hành vi vi phạm hành chính
Trái với yếu tố khách quan những biểu hiện bên ngoài thì yếu tố chủ quan là
những quan hệ tâm lý bên trong bao gồm lỗi, mục đích, động cơ của vi phạm hành chính.
Để cấu thành một vi phạm hành chính thì lỗi là yếu tố bắt buộc để xem hành vi đó

có vi phạm hành chính. Lỗi là trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi vi phạm hành
chính, biểu hiện thái độ của người đó khi thực hiện hành vi của mình. Lỗi trong vi phạm
hành chính gồm: lỗi cố ý và lỗi vô ý;
Lỗi cố ý trong vi phạm hành chính là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi
trái pháp luật hành chính nhận thức được nghĩa vụ của mình nhưng họ có ý thức xem
thường pháp luật mặc dù họ thấy được khả năng thực hiện theo đúng nghĩa vụ đó;
Lỗi vô ý trong vi phạm hành chính là lỗi của người thực hiện hành vi vi phạm do
vô tình, thiếu thận trọng mà đã không nhận thức được nghĩa vụ bắt buộc, mặc dù họ có
khả năng thực hiện theo đúng nghĩa vụ đó;
Hành vi vi phạm hành chính được thực hiện trong tình thế cấp thiết, phòng vệ
chính đáng, sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng được loại trừ yếu tố lỗi, khi đó những
hành vi này không cấu thành hành vi vi phạm hành chính;
Động cơ của vi phạm hành chính là trạng thái tâm lý bên trong thôi thúc chủ thể
đó thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
Mục đích là kết quả mà chủ thể thực hiện hành vi vi phạm muốn đạt được;
Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc trong tất cả các hành vi vi phạm
hành chính, chỉ có ở một số cấu thành nhất định ở một số hành vi vi phạm với lỗi cố ý.
* Yếu tố khách thể của vi phạm hành chính
Khách thể của vi phạm hành chính là những quy tắc quản lý nhà nước, là các quan
hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước được pháp luật quy định và bảo vệ;
Khách thể chung là trật tự quản lý nhà nước nói chung; khách thể chung được thể
hiện trong các quy phạm pháp luật tổng quát chung, có tính luật.
Khách thể loại là trật tự quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc từng lĩnh vực cụ thể;
Ví dụ: những hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng, vi phạm quy định về
bảo đảm sự yên tĩnh chung, vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung là những hành vi
vi phạm hành chính xâm phạm đến khách thể là trật tự quản lý nhà nước về lĩnh vực trật
tự, an toàn xã hội.
Khách thể trực tiếp chính là các quan hệ xã hội cụ thể và bảo vệ bị chính hành vi
vi phạm hành chính xâm hại đến.
Ví dụ: hành vi nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư

là hành vi xâm phạm đến khách thể trực tiếp là giữ gìn vệ sinh chung.
* Yếu tố chủ thể của vi phạm hành chính
Chủ thể của vi phạm hành chính bao gồm:
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 7

SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
- Công dân Việt Nam;
- Người nước ngoài, người không quốc tịch;
- Các cơ quan nhà nước;
- Các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế;
- Các tổ chức nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.
Tất cả những chủ thể trên phải đủ năng lực trách nhiệm hành chính, có nghĩa là
phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi:
- Đối với các tổ chức nói chung, năng lực pháp luật và năng lực hành vi phát sinh
khi tổ chức đó có quyết định thành lập hoặc được công nhận hoạt động hợp pháp. Vì thế,
năng lực pháp luật và năng lực hành vi cùng chấm dứt khi tổ chức chấm dứt hoạt động
theo pháp luật hoặc bị buộc phải chấm dứt hoạt động;
- Đối với cá nhân, năng lực pháp luật phát sinh khi cá nhân đó ra đời và mất đi khi
cá nhân đó chết. Còn năng lực hành vi phát sinh sau khi có năng lực pháp luật mà tự cá
nhân đó đạt đến độ tuổi nhất định, không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất
khả năng điều khiển hành vi.7 Trong đó, độ tuổi có năng lực hành vi theo Luật xử lý vi
phạm hành chính được quy định như sau:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt hành chính với lỗi cố ý;
Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi vi phạm

hành chính;
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính
thì bị xử lý như đối với công dân khác; trong trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên
quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân
dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do
mình gây ra;
Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta; trên tàu bay mang
quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt hành chính theo
quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước ta là thành
viên có quy định khác.
1.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã
hội
Nguyên tắc trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là những tư tưởng chủ
đạo, những tiêu chuẩn mà các cơ quan nhà nước, các tổ chức, công dân phải tuân thủ theo
trong quá trình xử phạt.
Các nguyên tắc trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính chỉ đạo và chi phối
các mối quan hệ trong xử phạt vi phạm hành chính nhằm đảm bảo cho hoạt động xử phạt
đạt được hiệu quả và đúng theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính. Khi tiến
hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ những nguyên tắc xử phạt được quy
7

TS. Phan Trung Hiền, Giáo trình luật hành chính Việt Nam phần II, Khoa Luật, Đại học Cần Thơ, 2009.

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 8


SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Theo đó, hoạt động xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội phải tuân thủ
những nguyên tắc sau:
- Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội phải được
phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm
hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội gây ra phải được khắc phục theo đúng
quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội được tiến
hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng
quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội phải căn
cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình
tiết tăng nặng;
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội khi có hành
vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định là bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật
tự, an toàn xã hội;
- Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội chỉ bị xử
phạt một lần;
- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi
phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó;
- Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an
toàn xã hội hoặc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội nhiều lần thì bị
xử phạt về từng hành vi vi phạm;
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính

trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc
thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
- Đối với một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng
02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.8
1.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính rất đa dạng bao gồm: cơ quan
hành chính và cán bộ có thẩm quyền xử phạt.
Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính gồm: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã.
Các cán bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Công an nhân dân;
- Bộ đội biên phòng;
- Cảnh sát biển;
- Hải quan;
- Kiểm lâm;
- Cơ quan thuế;
8

Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 9

SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
- Quản lý thị trường;

- Thanh tra;
- Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa;
- Tòa án nhân dân;
- Cơ quan thi hành án dân sự;
- Cục quản lý lao động ngoài nước;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực
hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Số lượng cơ quan có thẩm quyền cũng như cán bộ có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính là khá lớn cho nên việc phân định thẩm quyền là rất quan trọng tránh việc
chồng chéo trong tiến hành xử phạt:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính thuộc lĩnh vực mình quản lý;
- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều
người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện;
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính là cá nhân;
trong trường hợp phạt tiền đối với tổ chức vi phạm hành chính thì mức phạt tiền gấp 02
lần đối với mức phạt tiền đối với cá nhân;
- Thẩm quyền phạt tiền được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt
quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể;
- Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị
tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc
thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc
người đó;
- Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị
tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt
quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi
phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

- Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người
thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.9
Việc phân định thẩm quyền xử phạt giúp cho công tác áp dụng pháp luật được
hoàn chỉnh hạn chế được việc chồng chéo thẩm quyền xử phạt của các cơ quan, các cá
nhân, giúp cho công tác quản lý ngày càng chặt chẽ hơn.
1.5. Lịch sử hình thành và phát triển của chế định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội.

9

Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 10

SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
1.5.1. Chế định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn
xã hội đến ban hành Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005
Từ trước Nhà nước ta đã ban hành nhiều luật lệ để quản lý xã hội cũng góp phần
không nhỏ trong việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, nhưng vẫn thiếu những quy định phù
hợp để xử lý những hành vi vi phạm nhỏ về trật tự, an toàn xã hội. Đứng trước sự cần
thiết đó Chính phủ ban hành nghị định 143-CP ngày 27 tháng 5 năm 1977 để điều chỉnh
những hành vi vi phạm nhỏ về trật tự, an toàn xã hội xảy ra hàng ngày và thường xuyên.
Nghị định 143-CP ngày 27 tháng 5 năm 1977 là nghị định đầu tiên quy định về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội nhưng tại thời điểm ban
hành nghị định thì xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội được
gọi là xử phạt vi cảnh. Vi cảnh trong thời điểm hiện tại là một thuật ngữ quy định những
hành vi xâm phạm đến trật tự, an toàn xã hội mà có tính chất rõ ràng, đơn giản, hậu quả
không nghiêm trọng, chưa đến mức xử phạt hình sự, chưa đến mức áp dụng các biện
pháp xử lý khác được xem là hành vi phạm pháp vi cảnh. Quy định điều lệ về phạt vi
cảnh của Nghị định gồm 3 điều và điều lệ gồm 3 chương, 33 điều quy định chung về xử
phạt vi cảnh, hành vi vi phạm, quyền hạn phạt vi cảnh, quyền khiếu nại của người bị
phạt. Nghị định quy định hình thức phạt vi cảnh tùy theo mức độ hành vi vi phạm gây ra
sẽ bị xử phạt bao gồm: Phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 1 đồng đến 10 đồng; phạt lao động
công ích từ 1 ngày đến 3 ngày; phạt giam từ 1 ngày đến 3 ngày. Từ đó, cho thấy được
quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội trong thời điểm hiện tại
là quan trọng và đã được Nhà nước quan tâm quản lý.
Sau 15 năm thực hiện theo quy định của Nghị định 143-CP ngày 27 tháng 5 năm
1977 thì Nước ta ban hành Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 141-HĐBT ngày 25
tháng 4 năm 1991 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự để áp dụng trong
tình hình mới. Thuật ngữ trật tự đã được sử dụng thay cho thuật ngữ vi cảnh, Nghị định
gồm 3 chương, 29 điều quy định hình thức xử phạt những hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự; thẩm quyền, thủ tục, nguyên tắc và biện pháp xử phạt cho thấy Nhà
nước ta quan tâm đến trật tự, an toàn xã hội và ngày càng có hướng quy định rõ ràng, cụ
thể.
Sau khi áp dụng Nghị định 141- HĐBT ngày 25 tháng 4 năm 1991 đến năm 1996
về trật tự, an toàn xã hội ở nước ta có nhiều thay đổi cho nên Nhà Nước ta ban hành Nghị
định của Chính phủ số 49- CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự bao gồm 4 chương, 40 điều quy định cụ thể hợp lý hơn trong giai
đoạn đất nước ta trong tình hình mới.
Sau thời gian áp dụng đến năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị định
150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh
vực trật tự, an toàn xã hội. Từ nghị định này thiết chế an toàn xã hội đã được nhà nước ta
quan tâm và quy định. Nghị định gồm 6 chương, 47 điều quy định cụ thể những hành vi

vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, hình thức xử phạt, mức xử phạt,
các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, trình tự, thủ tục xử phạt, khiếu
nại, tố cáo, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo cho thấy Đảng và Nhà nước ta hết sức
quan tâm đến vấn đề trật tự, an toàn xã hội.
1.5.2. Chế định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn
xã hội từ Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 đến nay
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 11

SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
Sau 5 năm thực hiện theo Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005
thì Chính phủ ban hành Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội để thay thế quy định cũ.
Nghị định gồm: 6 chương, 45 điều cụ thể hơn nhưng quy định chung, những hành vi vi
phạm hành chính và hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, trình tự,
thủ tục xử phạt; khiếu nại, tố cáo, khai thác, xử lý vi phạm; cụ thể điều khoản thi hành.
Nghị định quy định thay đổi, hoàn thiện một số điểm để phù hợp với tình hình nước ta,
quy định ngày càng chặt chẽ, hợp lý giúp công tác thực hiện, áp dụng ngày càng hoàn
chỉnh.
Cùng với sự thay đổi không ngừng của đất nước ta trong thời đại hội nhập mới,
cùng với sự thay đổi về tình hình trật tự, an toàn xã hội, để kịp thời thực hiện tốt công tác
quản lý cho nên Chính phủ ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm
2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
ngày càng hoàn thiện hơn pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự,

an toàn xã hội cho thấy tầm quan trọng và sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước đối với tình
hình đất nước ta hiện nay.
Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 ban hành gồm 4 chương,
cụ thể trong 74 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, hình thức xử
phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả, mức phạt tiền cụ thể cho từng
hành vi vi phạm, đảm bảo cho công tác quản lý của Nhà nước được thực hiện một cách
dễ dàng. Nghị định quy định rất chặt chẽ, hợp lý với tình hình nước ta hiện nay, Nghị
định ngày càng phát huy vai trò của mình trong việc quản lý Nhà nước góp phần giáo
dục, răn đe, hạn chế hành vi vi phạm tạo nên một đất nước trật tự, an toàn thúc đẩy đất
nước phát triển, cho nên đến nay Nghị định vẫn không ngừng phát huy hiệu quả của mình
trong công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội.
1.6. Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn
xã hội
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội nhằm
đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong công cuộc giữ gìn trật tự, an toàn
xã hội, đồng thời cũng mang tính răn đe, giáo dục đối với những chủ thể có khả năng vi
phạm trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, tạo nên một hành lang pháp lý cho các lĩnh vực
khác trong xã hội thực hiện theo khuôn khổ pháp luật.
Việc xử phạt hành chính kết hợp với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật và thường xuyên tăng cường hoạt động tuần tra, giám sát sẽ góp phần hạn chế được
hành vi vi phạm trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội và cũng như tạo điều kiện cho
người dân hiểu rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong công
cuộc hội nhập và phát triển đất nước.
- Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trên phương diện chính trị:
Đối với một Nhà nước có nền trật tự, an toàn xã hội ổn định thì về mặt chính trị
khẳng định được quyền lực của Đảng và Nhà nước, một đất nước có được nền trật tự, an
toàn xã hội vững mạnh thì chính trị trong nước sẽ ổn định tạo nên một thể thống nhất từ
đó thúc đẩy việc phát triển toàn diện của đất nước.
GVHD: ThS. Võ Duy Nam


Trang 12

SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
Chính trị là mặt quan trọng nhất đối với sự tồn tại của một quốc gia, quốc gia có
vững mạnh, phát triển, có vị thế đều được khẳng định trên phương diện chính trị của quốc
gia đó. Trong khi đó tình hình trật tự, an toàn xã hội góp phần rất lớn trong công cuộc
bảo vệ một chế độ chính trị. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an
toàn xã hội nhằm khắc phục hậu quả của những hành vi vi phạm pháp luật hành chính
gây ra. Xử phạt hành chính cũng góp phần răn đe, giáo dục, ngăn chặn những hành vi vi
phạm pháp luật mới, nếu hạn chế được hành vi vi phạm thì xã hội sẽ an toàn hơn từ đó
cho thấy rằng chế độ chính trị của Nhà nước ta phát huy được vai trò quản lý Nhà nước
của mình, chính vì vậy, đất nước sẽ hòa bình, ổn định, phát triển và đặt biệt còn thể hiện
vị thế của nước ta trên trường quốc tế; góp phần ngăn chặn âm mưu phá hoại, chống phá
của thế lực bên ngoài và đập tan âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch bảo vệ vững
mạnh chủ quyền.
- Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trên phương diện kinh tế:
Đối với một đất nước để tồn tại và phát triển thì kinh tế góp phần rất quan trọng,
kinh tế phát triển tỉ lệ thuận với sự phát triển của đất nước, kinh tế góp phần tạo ra của cải
vật chất phục vụ cho cuộc sống của nhân dân, đời sống người dân tốt thì sẽ hạn chế được
những hành vi vi phạm pháp luật, hạn chế được hành vi vi phạm pháp luật thì nhân dân
sẽ an tâm để phát triển kinh tế dần dần nâng cao cuộc sống của mình. Trật tự, an toàn xã
hội và kinh tế tác động và hỗ trợ lẫn nhau.
Nếu muốn kinh tế phát triển thì đòi hỏi phải có một môi trường để thực hiện và
môi trường đó chính là một đất nước an toàn và ổn định. Chính vì vậy tình hình trật tự, an
toàn xã hội góp phần rất lớn trong việc tạo ra sự ổn định đó. Và như thế, việc xử phạt
những hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội là cần thiết để có được điều kiện tốt nhất để

phát triển nền kinh tế đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân tận tâm vào công cuộc phát
triển kinh tế đất nước. Hàng năm, việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn
xã hội cũng góp một phần nhỏ vào ngân sách Nhà nước phục vụ lại cho việc xây dựng và
phát triển kinh tế. Thật vậy, để có một môi trường ổn định đưa kinh tế đất nước phát
triển thì tình hình trật tự, an toàn xã hội là việc rất quan trọng mà việc xử phạt những
hành vi vi phạm hiện nay là rất cần thiết.
- Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trên phương diện văn hóa- xã hội:
Đối với một quốc gia thì văn hóa là nền tảng tinh thần, là thước đo của sự tiến bộ.
Để phát huy được nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc thì trước tiên phải đảm bảo có
được một đất nước an toàn, ổn định, trong khi đó những hành vi vi phạm hành chính xảy
ra thường xuyên đe dọa đến sự yên ổn của một xã hội, trong đó hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội chiếm phần chủ yếu, chính vì thế xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội là thật sự cần thiết trong tình hình
hiện nay để tạo một bước đà cho văn hóa phát triển.
Một đất nước có trật tự, an toàn xã hội ổn định thì tất nhiên sẽ là một nước có nền
văn hóa phát triển, bởi chính vì sự an toàn, yên bình đó mới góp phần xây dựng nên một
đất nước mang đậm bản chất văn hóa dân tộc.
Xã hội là tế bào của một đất nước, để xem một đất nước có phát triển hay không
thì đầu tiên phải nhìn vào xã hội của nước đó, một đất nước có xã hội yên bình, an toàn
thì phải tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước về mặt xã hội, trong đó trật tự, an toàn
xã hội là một vấn đề lớn đóng góp vào sự an toàn của một xã hội. Việc những hành vi vi
GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 13

SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ

phạm trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội làm ảnh hưởng rất lớn đến một xã hội an toàn,
cho nên Nhà nước ta có biện pháp ngăn chặn những hành vi vi phạm đó là xử phạt hành
chính. Trong tình đất nước ta hiện nay, đứng trước những hành vi vi phạm xảy ra việc thì
xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội cần được Đảng và Nhà nước
quan tâm nhằm tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại, an toàn góp phần thúc đẩy sự phát
triển đất nước.

CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
2.1. Đối tƣợng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn
xã hội
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã
hội bao gồm:
- Cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội:
Cá nhân nếu bị xử phạt phải thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật
quy định hành vi đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã
hội.
Cũng giống như các loại vi phạm hành chính khác một cá nhân có hành vi vi phạm
hành chính sẽ trở thành chủ thể của vi phạm hành chính khi cá nhân đó có năng lực trách
nhiệm hành chính, tức là đạt đến một độ tuổi nhất định, không mắc bệnh tâm thần và các
bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi.10
10

Ts. Phan Trung Hiền, Giáo trình luật Hành chính Việt Nam Phần 2, Khoa Luật, Đại học Cần Thơ, năm 2009.

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 14


SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
Tại điểm a khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định “
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên
bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”. Theo đó, những người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi là những người bắt đầu có năng lực trách nhiệm hành chính, họ
chỉ chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện vi phạm hành chính với lỗi cố ý. Còn đối
với người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành
chính do minh gây ra không tính đến lỗi thực hiện hành vi là cố ý hay vô ý.
Như vậy, những cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên đã có thể trở thành đối tượng bị xử
phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội.
- Tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội:
Tổ chức sẽ là chủ thể bị xử phạt khi thực hiện hành vi trái pháp luật vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội. Tổ chức được xem là chủ thể của hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội phải có năng lực trách nhiệm hành
chính, tức là năng lực pháp luật và năng lực hành vi, năng lực pháp luật và năng lực hành
vi của tổ chức phát sinh khi tổ chức có quyết định thành lập, hoặc được công nhận hoạt
động hợp pháp và đồng thời cũng mất đi khi tổ chức đó chấm dứt hoạt động hoặc pháp
luật buộc chấm dứt hoạt động.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài thỏa mãn những điều kiện trên sẽ bị xử phạt vi phạm
hành chính theo pháp luật Việt Nam khi thực hiện những hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội trên lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu
biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của
pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên có quy
định khác.

2.2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn
xã hội
Điểm a khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định thời hiệu xử phạt
vi phạm hành chính là 1 năm, trừ các trường hợp sau:
Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm;
quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản;
quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên
nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng
lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản;
sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng
giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Như vậy, lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội không thuộc những trường hợp quy định
trên. Cho nên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội
được quy định là 01 năm
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt 01 năm được quy định như sau:
- Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm
dứt hành vi vi phạm;

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 15

SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
- Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời
điểm phát hiện hành vi vi phạm;
Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố

tụng chuyển đến thì áp dụng thời hiệu là 01 năm. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ
lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính;
Trong thời hạn 01 năm mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử
phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt
hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.11
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã
hội, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo
hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ
ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì
được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.12
2.3. Hình thức, mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an
toàn xã hội
2.3.1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn
xã hội
Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an
toàn xã hội sẽ phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau:
- Cảnh cáo;
Cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo
quy định của pháp luật thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành
vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện.
Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.13
- Phạt tiền.
Phạt tiền được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội mà theo quy định của pháp luật thì bị áp dụng hình
thức phạt tiền. Đây là biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn xã hội mà
cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp phạt bằng tiền. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức
tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt. Nếu
có tình tiết giảm nhẹ cho hành vi vi phạm thì mức tiền phạt có thể thấp hơn mức trung
bình nhưng không được thấp hơn số tiền thấp nhất của khung tiền phạt; tương ứng, nếu

có tình tiết tăng nặng, thì có thể áp dụng mức tiền phạt cao hơn mức trung bình nhưng
không được cao hơn mức tiền cao nhất của khung tiền phạt.
- Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử
phạt bổ sung sau:
11

Điểm b,c,d khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Khoản 1 Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
13
Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
12

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 16

SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
Mặc dù chỉ là hình thức xử phạt bổ sung nhưng nhìn chung nó rất nghiêm khắc,
ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an
toàn xã hội. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có
thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thì cá nhân, tổ chức phải ngưng mọi hoạt
động mà cá nhân, tổ chức đang làm, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và chất lượng công việc
sau này.

+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính.
Kế thừa quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trước đây, Luật xử lý
vi phạm hành chính năm 2012 đã sửa đổi, bổ sung hình thức xử phạt bổ sung hình phạt
này để phù hợp với thực tiễn. Theo quy định tại Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính:
tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước
vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp
dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Trên thực tế hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm hành chính,
phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính được áp dụng khá phổ biến trong xử lý vi
phạm hành chính về trật tự, an toàn xã hội vì phần lớn những hành vi vi phạm thực hiện
đều dùng những tang vật, phương tiện để tiến hành thực hiện hành vi, hơn nữa, các hành
vi vi phạm đều mang tính nguy hiểm cho xã hội nên việc tịch thu các tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính là cần thiết tránh gây ra thiệt hại lớn hơn.
- Ngoài ra, đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an
toàn xã hội còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nhằm khắc phục những
ảnh hưởng do hành vi vi phạm hành chính gây ra, các biện pháp khắc phục hậu quả được
áp dụng như sau:
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải thực hiện biện pháp để khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện
thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.14
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị
thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.15
Đối với mỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực, trật tự, an toàn xã hội, ngoài việc
áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân,tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một
hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.16
Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành

chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội được hiểu là một hành vi vi phạm hành chính
xảy ra sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính, có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ
14

Điều 31 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Điều 29 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
16
Khoản 2 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
15

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 17

SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
sung, có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể đối với từng
hành vi vi phạm hành chính.
- Người nước ngoài vi phạm một số quy định về trật tự, an toàn xã hội sau đây tùy
theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Vi phạm quy định về trật tự công cộng;
+ Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự;
+ Vi phạm quy định gây thiệt hại đến tài sản của người khác;
2.3.2. Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã
hội

Mức phạt tiền tối đa đến 40.000.000 đồng được áp dụng đối với cá nhân thực hiện
hành vi vi phạm hành chính trọng lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội.
Mức phạt tiền tối đa đến 80.000.000 đồng được áp dụng đối với tổ chức thực hiện
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội.17
Luật xử lý vi phạm hành chính cũng quy định phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối
với lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, mức phạt quy định này được áp dụng đối với cá nhân
vi phạm hành chính còn đối với hành vi vi phạm của tổ chức sẽ áp dụng mức phạt tối đa
là gấp hai lần mức phạt tối đa đối với cá nhân.18
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định
giống nhau giúp cho công tác áp dụng pháp luật dễ dàng và đồng bộ.
2.4. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính
về trật tự, an toàn xã hội
2.4.1. Tình tiết giảm nhẹ
Những tình tiết sau đây được pháp luật quy định là tình tiết giảm nhẹ được áp
dụng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội:
- Người vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội đã có hành vi
ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi
thường thiệt hại;
- Người vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội đã tự nguyện
khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành
chính, xử lý vi phạm hành chính;
- Vi phạm hành chính về trật tự, an toàn xã hội trong tình trạng bị kích động về
tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Vi phạm hành chính về trật tự, an toàn xã hội do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về
vật chất và tinh thần;

17

Điều 4 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày12 tháng 11năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
18
Điểm b khoản 1 và khoản 2, Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 18

SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
- Người vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội là phụ nữ mang
thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội vì hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn mà không do mình gây ra;
- Vi phạm hành chính về trật tự, xã hội do trình độ lạc hậu;
- Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định trong lĩnh vực trật tự, an
toàn xã hội.19
Khi cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn xã
hội mà có tình tiết giảm nhẹ nêu trên sẽ được xem xét giảm nhẹ mức xử phạt. Đó cũng là
một trong những tiêu chí để xem xét áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với cá nhân
và xem xét để đưa ra số tiền phạt dưới mức trung bình của khung tiền phạt theo quy định
của pháp luật.
2.4.2. Các tình tiếc tăng nặng
Ngược lại với tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng là những tiêu chí để tăng mức
xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội.
Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:

- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội có tổ chức;
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội nhiều lần; tái phạm;
- Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm hành chính về trật tự,
an toàn xã hội; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội;
- Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính về trật tự, an toàn xã
hội;
- Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính về trật tự,
an toàn xã hội có tính chất côn đồ;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính về trật tự, an toàn xã hội;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó
khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính về trật tự, an toàn xã hội;
- Vi phạm hành chính về trật tự, an toàn xã hội trong thời gian đang chấp hành
hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi
phạm hành chính;
- Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn xã hội mặc dù
người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
- Sau khi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn xã hội đã có hành vi trốn tránh,
che giấu vi phạm hành chính;
- Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;
- Vi phạm hành chính về trật tự, an toàn xã hội đối với nhiều người, trẻ em, người
già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai;
19

Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 19


SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội - Thực tiễn
tại Phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ
Những tình tiết quy định trên nếu đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính
thì không được coi là tình tiết tăng nặng.20
Một tình tiết chỉ được xem là tình tiết tăng nặng khi nó rơi vào những tình tiết nêu
trên. Không được áp dụng mức xử phạt cao hơn quy định đối với một hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội khi cá nhân, tổ chức vi phạm có nhiều
tình tiết tăng nặng.
2.5. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội được quy
định rất rộng, trong quá trình nghiên cứu luận văn người viết tập trung vào những hành vi
vi phạm sau:
2.5.1. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
a) Những hành vi vi phạm sau có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000
đồng đến 300.000 đồng:
- Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, triêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của người khác;
Người vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt khi thực hiện bằng hành động như: có
lời nói, cử chỉ, hoặc một trong những hành động nào khác có thái độ khiêu khích, triêu
ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn
nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở
cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường
phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
Người gây mất trật tự bằng lời nói, hành động ở những nơi quy định là không
được làm ồn phải giữ trật tự, yên tĩnh làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cá

nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt theo quy định. Hành vi có thể được thực hiện tại rạp hát, rạp
chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động
thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường
học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở
nơi công cộng khác theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng;
Thả rông động vật được hiểu là hành vi cho động vật đi lang thang, không có sự
quản lý hoặc quản lý không chặt chẽ để động vật nuôi thả lang trong thành phố, thị xã,
nơi công cộng như: vỉa hè, lòng đường, chợ, khu dân cư, trường học, bệnh viện làm ảnh
hưởng đến hoạt động của nhân dân.
Động vật nuôi được hiểu là động vật mà cá nhân, tổ chức nuôi như: trâu, bò, gà,
vịt, heo, chó, ngan và các động vật khác theo quy định.
Ví dụ 1: Ông An là hàng xóm của ông Bình vì thấy nhà ông Bình làm ăn ngày
càng giàu có nên ông An đã mượn một số tiền của ông Bình nhưng ông Bình không cho
vì ông Bình có công việc làm ăn. Sau khi ông Bình từ chối, hàng ngày ông An đứng
trước cửa nhà ông Bình chửi mắng, khiêu khích ông Bình, chửi ông Bình nhiều câu thậm
tệ nói ông Bình là quân ăn cướp bóc lột sức lao động của người khác, giàu mà ăn ở không
20

Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

GVHD: ThS. Võ Duy Nam

Trang 20

SVTH: Huỳnh Thị Kim Ngân


×