Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.17 KB, 5 trang )

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân
Việt Nam, anh hùng giải phóng



"Bác Hồ là vị cha chung
Là sao bắc đẩu, là vầng thái dương."
(Tố Hữu)


Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân
tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hình ảnh Bác hiện rõ trong lòng chúng ta, niềm xúc
động, kính yêu, tự hào về Người.
Nhắc đến Bác là nhắc đến con đường cách mạng mà người đã đi để cứu sống
một dân tộc, một đất nước thoát khỏi ách nô lệ. Một con người chỉ với hai bàn tay
trắng đã đi vào huyền thoại của thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh vào ngày 19
tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
trong một gia đình nhà nho yêu nước.
Trước sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911 Bác
đã rời Sài Gòn đi Mác-xây với cái tên là anh Ba, làm phụ bếp cho tàu buôn Pháp. Từ
đây, cuộc đời hoạt động cách mạng của Người đã bt đầu với biết bao gian khó và nguy
hiểm trên cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Năm 1920, Bác tham gia sáng lập
Đảng cộng sản Pháp tại đại hội Tua. Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội Liên
hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp và cho ra đời báo "người cùng khổ", xuất bản hai
cuốn sách "bản án chế độ thực dân Pháp" và "đường cách mệnh". Bên căn nhà nhỏ bé
trong một khu ổ chuột ở Pháp, Bác đã hét lên xung sướng khi đọc được luận cương
của lê-nin. Bác đã bí mật gữi tất cả các sách báo, luận cương của Lê-nin về Việt Nam
để thúc đẩy phong trào cách mạng. Năm 1925, người thành lập Việt Nam thanh niên
cách mạng đồng chí Hội, từ đây cách mạng Việt Nam đã bước sang một trang lịch sử
mới với sự lãnh đạo của Bác, người chiến sĩ tiên phong trên các mặt trận đầy gian


khổ.
Từ năm 1930 đến năm 1940, Bác tiếp tục hoạt động cách mạng giải phóng dân
tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác trong điều kiện vô cùng khó khăn và gian
khổ. Tháng 8 năm 1942, người sang Trung Quốc thì bị Tưởng Giới Thạch bắt giam,
Bác đã phải chịu biết bao đau khổ: ăn đói, mặc rét, bệnh tật.
"Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thêm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lỡ mọc đầy chân."
(nhật kí trong tù)
Sau khi ra tù, bác tiếp tục hoạt động cách mạng và đánh đuổi thực dân Pháp.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đã đọc bản
tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Sau khi thành lập nước và giải phóng hoàn toàn miền Bắc, thực tâm Pháp với
giả tâm muốn bình định ra cả miền Bắc rồi sau đó xâm lược cả nước, Bác đã viết thư
và kêu gọi toàn thể nhân dân đấu tranh chống chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ
hai:"Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ ", Bác đã đề ra chủ chương và chính sách: xóa mù chữ, xóa đói giảm
nghèo, tết trồng cây,
Năm 1926, phái đoàn đại biểu nhân dân miền Nam ra thăm Bác, Bác rất xúc
động và nói:"hình ảnh miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi"
"Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà,
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha "
(Tố Hữu)
Tháng 8 năm 1964, Mĩ đã mở rộng chiến tranh vào miền Bắc. Bác Hồ ra lời
kêu gọi toàn thể nhân dân đứng lên chống đế quốc Mĩ xâm lược khi bom nổ bên tai.
Vào 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, sau cơn đau tim nặng, chủ tịch
Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam, chủ tịch nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa, đồng chí Hồ Chí Minh đã qua đời trong ngôi nhà sàn đơn sơ của chủ
tịch ở Hà Nội. Bác đã để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân và bạn bè

quốc tế.
"Suốt mấyb hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa,
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau mấy gốc dừa "
(Tố Hữu)
Tuy Người đã ra đi nhưng để lại biết bao tác phẩm nghệ thuật như:"bản án chế
độ thực dân Pháp", "nhật kí trong tù" đã được dịch ra trê 10n thứ tiếng, với bao nhiêu
tác phẩm viết bằng chữ Hán, Bác là tâm điểm sáng tác của nhiều nhà thơ nổi tiếng.
"Vần thơ của Bác là vầng thơ thép,
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình."
(Tố Hữu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đả rèn giũa, tạo dựng cho mình một phong cách riêng
kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản
dị. Cốt cách của Bác khiến cho ta hình dung người là một nhà tu hành đắc đạo trong
một nhà hiền triết phương đông. Tâm hồn Bác lộng gió thời đại, kết tinh từ văn hóa
của mỗi đất nước, của mỗi con người mà Bác đi qua. Đối với hàng trăm dân tộc khác,
họ quý mến Bác, một người dân Việt Nam bình dị mà gần gũi, thân thiết. Bác để lại
tình cảm đẹp đối với thiếu nhi toàn thế giới, xen kẽ với những câu chuyện như "quả
táo vàng và tấm lòng vàng" đã được phát hành ở nhiều tờ bào Pháp khi Bac sang
thăm.
Bác để lại cả một tấm lòng của một bậc vĩ nhân, để lại muôn vàn điều hay ý
đẹp cho nhân dân:
"Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi khiếp người "
(Tố Hữu)
Bác đã đi nhưng sự nghiệp của người còn mãi với non sông đất nước, làm rạng
ngời non sông đất nước Việt Nam :
"Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ "

(Tố Hữu)
"Hồ Chí Minh - tên người là cả niềm thơ", "Việt Nam - Hồ Chí Minh" đã trở
thành huyền thoại của thế giới, gắn kết thân thiết trong lòng nhân loại. Tên người còn
mãi với non sông đất nước Việt Nam.
Nói về Bác,cả trăm nghìn lời không nói đủ, thấy được cuộc đời và vô cùng cao
đẹp của Bác, tự hào về Bác. Sống - Chiến đấu - Học tập - Lao động theo gương vị
lãnh tụ Hồ Chí Minh, Người là tấm gương sáng cho muôn đời.

×