Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

quy định pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.68 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 (2011 – 2015)

ĐỀ TÀI:
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:
Phạm Mai Phương

Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Mỵ
Mssv: 5115909
Lớp: LK1164A2 - K37

Cần Thơ, tháng 11/2014


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................ 4
1. Lý do chọn ñề tài .................................................................................................. 4
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 5


3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 6
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 6
5. Kết cấu ñề tài........................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.... 8
1.1 Khái quát về thương mại ñiện tử ......................................................................... 8
1.1.1 Khái niệm thương mại ñiện tử ....................................................................... 8
1.1.2 Đặc ñiểm của thương mại ñiện tử ................................................................ 10
1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt ñộng thương mại ñiện tử ............. 13
1.1.4 Ý nghĩa của hoạt ñộng thương mại ñiện tử ñối với doanh nghiệp Việt Nam 15
1.1.4.1 Tiếp cận “hệ thống thần kinh” của nền kinh tế ...................................... 15
1.1.4.2 Giảm chi phí sản xuất, tiếp thị, giao dịch và bán hàng........................... 16
1.1.4.3 Tăng doanh thu...................................................................................... 17
1.1.4.4 Nâng cao sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế ............. 17
1.2 Khái quát về hợp ñồng thương mại ñiện tử ....................................................... 18
1.2.1 Khái niệm hợp ñồng TMĐT ........................................................................ 18
1.2.2 Đặc ñiểm của hợp ñồng thương mại ñiện tử ................................................ 19
1.2.3 Phân loại hợp ñồng thương mại ñiện tử ....................................................... 21

GVHD: Phạm Mai Phương

1

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI.............
ĐIỆN TỬ ................................................................................................................. 24
2.1 Quy ñịnh pháp luật về giao kết hợp ñồng thương mại ñiện tử ........................... 24

2.1.1 Nguyên tắc giao kết hợp ñồng ..................................................................... 24
2.1.2 Trình tự giao kết hợp ñồng .......................................................................... 26
2.1.2.1 Đề nghị giao kết hợp ñồng..................................................................... 27
2.1.2.2 Chấp nhận ñề nghị giao kết hợp ñồng.................................................... 29
2.1.3 Thời ñiểm, ñịa ñiểm giao kết hợp ñồng ....................................................... 30
2.1.3.1 Thời ñiểm giao kết hợp ñồng ................................................................. 30
2.1.3.2 Địa ñiểm giao kết hợp ñồng ................................................................... 32
2.2 Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng TMĐT ........................................................... 27
2.2.1 Đối tượng của hợp ñồng .............................................................................. 27
2.2.2 Điều kiện có hiệu lực của hợp ñồng............................................................. 28
2.2.2.1 Chủ thể của hợp ñồng............................................................................ 28
2.2.2.2 Nội dung hợp ñồng ................................................................................ 31
2.2.2.3 Hình thức hợp ñồng ............................................................................... 31
2.2.3 Thực hiện hợp ñồng .................................................................................... 33
2.2.4 Giá trị pháp lý của hợp ñồng TMĐT ........................................................... 35
2.3 Quy ñịnh pháp luật về chế tài vi phạm hợp ñồng TMĐT................................... 39
2.4 Quy ñịnh pháp luật về giải quyết tranh chấp trong hợp ñồng TMĐT................. 39
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN VỀ HỢP
ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 43
3.1 Thực trạng về giao kết hợp ñồng TMĐT giữa các DN Việt Nam ...................... 43
3.1.1 Thực trạng áp dụng pháp luật trong giao kết hợp ñồng TMĐT .................... 43
3.1.1.1 Chưa có hướng dẫn ñầy ñủ về chuẩn công nghệ và những vấn ñề kỹ thuật
về giao kết hợp ñồng TMĐT .............................................................................. 43
GVHD: Phạm Mai Phương

2

SVTH: Lê Thị Mỵ



Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

3.1.1.2 Hệ thống pháp luật về hợp ñồng TMĐT chưa ñầy ñủ, các quy ñịnh hướng
dẫn giao kết hợp ñồng TMĐT chưa rõ ràng ...................................................... 44
3.1.2 Thực trạng những rủi ro khác doanh nghiệp thường gặp trong giao kết hợp
ñồng TMĐT......................................................................................................... 46
3.1.2.1 Rủi ro về kỹ thuật................................................................................... 46
3.1.2.2 Rủi ro về công nghệ:.............................................................................. 47
3.1.2.3 Rủi ro do thiếu phương pháp chứng thực chữ ký ñiện tử ........................ 48
3.1.2.4 Rủi ro do không biết ñối tác là ai........................................................... 49
3.2 Đề xuất hoàn thiện ñối với hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp
Việt Nam ................................................................................................................ 49
3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý về hợp ñồng TMĐT ........................................... 49
3.2.1.1 Ban hành quy ñịnh hướng dẫn về các vấn ñề kỹ thuật và chuẩn công nghệ
về giao kết hợp ñồng TMĐT .............................................................................. 49
3.2.1.2 Cần sớm xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh cho hoạt ñộng
TMĐT nói chung và hợp ñồng TMĐT nói riêng................................................. 50
3.2.2 Hạn chế những rủi ro còn tồn tại ñối với hợp ñồng TMĐT.......................... 51
3.2.2.1 Kiểm tra hệ thống máy móc thường xuyên, phát triển cơ sở hạ tầng tin
học .................................................................................................................... 51
3.2.2.2 Bảo mật và an toàn thông tin trong giao dịch ........................................ 52
3.2.2.3 Chứng thực chữ ký tại Cơ quan chứng thực........................................... 54
3.2.2.4 Kiểm tra thông tin về ñối tác và xác thực chủ thể tiến hành giao dịch.... 55
3.2.2.5 Tham gia bảo hiểm ................................................................................ 55
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Phạm Mai Phương

3


SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn ñề tài
Trong nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ như ngày nay, các hoạt ñộng
thương mại giữa các thương nhân cũng diễn ra ngày càng sôi nổi. Có thể nói, các giao
dịch thương mại mua bán hàng hóa qua lại giữa các doanh nghiệp, ñặc biệt là giữa các
doanh nghiệp Việt Nam với nhau ñã góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua
quá trình lưu thông hàng hóa, ñáp ứng nhu cầu của xã hội và lợi nhuận. Cùng với sự
phát triển của thời ñại, khi mạng internet ra ñời, hệ thống ñiện tử và công nghệ tin học
ñã và ñang xâm nhập sâu và hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình toàn cầu hóa, việc sử dụng
các công cụ phương tiện ñiện tử cho các giao dịch trong lĩnh vực thương mại cũng
ñược biết ñến. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp là những chủ thể sớm nhận thức ñược
lợi ích của việc ứng dụng công nghệ hiện ñại vào quan hệ giao kết hợp ñồng, vừa giảm
chi phí lại dễ dàng giao dịch, qua ñó tăng năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập
nền kinh tế thế giới.
Cùng với xu hướng vận ñộng của nền kinh tế chung, ñể loại bỏ những rào cản
hiện có trong các giao dịch ñược tiến hành bằng phương tiện ñiện tử, Ủy ban pháp luật
thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) ñã ban hành Luật mẫu về
Thương mại ñiện tử vào ngày 16/12/1996 nhằm làm khung chuẩn cho các xây dựng về
thương mại ñiện tử sau này, kế ñến là Luật mẫu về Chữ ký ñiện tử ñược UNCITRAL
ban hành năm 2001, Công ước năm 2005 của Liên hợp Quốc về áp dụng thương mại
ñiện tử trong hợp ñồng quốc tế…
Thương mại ñiện tử (TMĐT) là lĩnh vực hoạt ñộng kinh tế không còn xa lạ với
nhiều quốc gia, bởi những tính ưu việt của nó như: ít tốn thời gian, công sức, tiền bạc
cho những giao dịch kinh tế. Do ñó, việc áp dụng TMĐT trong hoạt ñộng kinh doanh

là một xu thế tất yếu của thời ñại. Việt Nam, trong quá trình hội nhập, cũng không nằm
ngoài xu hướng phát triển chung ñó. TMĐT và giao kết hợp ñồng TMĐT mới chỉ xuất
hiện ở Việt Nam từ cuối năm 1999, nhưng ñến năm 2004, giao dịch B2B (mô hình
TMĐT Doanh nghiệp với Doanh nghiệp) ñã bắt ñầu khởi sắc và ñã ñược nhiều doanh
nghiệp (DN) Việt nam biết ñến cũng như sử dụng có hiệu quả. Sự phát triển của hợp
ñồng TMĐT ngày càng mạnh mẽ, nhưng nó cũng làm phát sinh những thách thức và
những vấn ñề phức tạp, trong ñó có thách thức về mặt pháp lý, nhất là ñối với Việt
GVHD: Phạm Mai Phương

4

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

Nam khi TMĐT còn là lĩnh vực tương ñối mới, hệ thống pháp luật còn chưa hoàn
chỉnh. Với tư cách là thành viên của APEC (Diễn ñàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương), nước ta cũng ñang tích cực tham gia và ủng hộ “Chương trình hành
ñộng chung” của khối này về thực hiện cơ chế “thương mại phi giấy tờ”. Thủ tướng
Chính phủ nước ta ñã ký kết Hiệp ñịnh khung ASEAN ñiện tử với hai nội dung quan
trọng là “thương mại ñiện tử” và “Chính phủ ñiện tử”. Trong thời gian qua, ñể chủ
ñộng hội nhập các ñiều ước quốc tế ñã ký kết và tham gia, môi trường pháp lý ñối với
hợp ñồng TMĐT cũng ñược hoàn thiện hơn thông qua việc các văn bản về TMĐT ñã
lần lượt ra ñời như: Luật Giao dịch ñiện tử của Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11
năm 2005, Nghị ñịnh số 52 về Thương mại ñiện tử do Chính phủ ban hành ngày 16
tháng 05 năm 2013, Nghị ñịnh số 26 của Chính Phủ ngày 15 tháng 02 năm 2007 Quy
ñịnh chi tiết thi hành Luật Giao dịch ñiện tử về Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ
ký số… Tuy nhiên, các chế ñịnh về hợp ñồng TMĐT trong hệ thống văn bản pháp luật
Việt nam vẫn còn khá mới mẻ, quy ñịnh về hợp ñồng TMĐT rãi rác trong nhiều văn

bản luật khác nhau (tính cắt ngang của hệ thống pháp luật Thương mại ñiện tử), các
quy ñịnh về hướng dẫn giao kết hợp ñồng TMĐT chưa ñầy ñủ và rõ ràng. Với cách
hiểu và cách áp dụng khác nhau về TMĐT khi giao kết hợp ñồng, các doanh nghiệp
còn gặp nhiều khó khăn khi tiến hành giao dịch, không biết giao dịch thế nào là thuận
lợi nhất? Làm sao ñể ñảm bảo cơ sở pháp lý cho hợp ñồng? Làm sao phòng tránh các
rủi ro? Vấn ñề giải quyết tranh chấp như thế nào? Để khai thác ñược những lợi ích của
TMĐT, ñồng thời nhằm giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam an tâm khi giao kết hợp
ñồng TMĐT với nhau và thực hiện hợp ñồng một cách hiệu quả thì việc hạn chế
những rủi ro, tạo hành lang pháp lý an toàn là vấn ñề cấp thiết ñặt ra ñối với loại hợp
ñồng “thương mại phi giấy tờ” này, vì thế người viết chọn ñề tài: “Quy ñịnh pháp
luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam” làm ñề tài
tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn ñề liên quan ñến hợp ñồng TMĐT ñược giao kết
giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau, mục tiêu mà ñề tài hướng tới là phân tích
về hợp ñồng TMĐT dựa trên cơ sở lý luận và quy ñịnh của pháp luật, thể hiện những
bất cập còn tồn tại xung quanh nó ñể từ ñó có những ñề xuất nhằm hoàn thiện chế ñịnh
hợp ñồng TMĐT trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

GVHD: Phạm Mai Phương

5

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

3. Phạm vi nghiên cứu
Trong ñề tài này, người viết khai thác theo hướng ñi từ lý luận chung ñến những

quy ñịnh của pháp luật hiện hành về hợp ñồng TMĐT như nguyên tắc giao kết, chủ
thể giao kết, trình tự giao kết… trong phạm vi giữa các chủ thể là các doanh nghiệp
trong nước với nhau. Qua ñó người viết cũng liên hệ thực tiễn ñể tìm hiểu những
khó khăn, bất cập còn tồn tại trong quá trình giao kết hợp ñồng TMĐT giữa các
doanh nghiệp. Cuối cùng, ñể hoàn thiện ñề tài, người viết ñưa ra những ñề xuất
khắc phục những rủi ro trong hợp ñồng TMĐT bao gồm cả rủi ro về mặt pháp lý và
những rủi ro khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, ñể hoàn thành tốt ñề tài nghiên cứu người viết ñã
kết hợp hài hòa giữa các phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, liệt kê, cùng
với các phương pháp như: phương pháp chủ ñạo là phương pháp phân tích từ lý
luận, thực tiễn ñến quy ñịnh của pháp luật ñể làm rõ từng vấn ñề ñược nêu, và
phương pháp nghiên cứu tài liệu ñể làm cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu
ñề tài ñạt kết quả cao.
5. Kết cấu ñề tài
Kết cấu ñề tài luận văn gồm có ba phần: lời mở ñầu, phần nội dung và phần kết
luận. Trong ñó phần nội dung ñược chia làm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về hợp ñồng thương mại ñiện tử: trong chương
này thể hiện khái quát nhất những nội dung cơ bản liên quan ñến hợp ñồng thương mại
ñiện tử như khái niệm, ñặc ñiểm, lịch sử hình thành của hoạt ñộng thương mại ñiện tử
nói chung, ý nghĩa của nó ñối với các doanh nghiệp Việt Nam và những nội dung về
hợp ñồng thương mại ñiện tử như khái niệm, ñặc ñiểm, phân loại.
Chương 2: Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử: qua
chương hai, người viết ñi ñến từng quy ñịnh của pháp luật về quá trình giao kết hợp
ñồng, về hợp ñồng thương mại ñiện tử, những chế tài do vi phạm trong hợp ñồng
thương mại ñiện tử, cuối cùng là quy ñịnh về giải quyết tranh chấp trong hợp ñồng
thương mại ñiện tử.
Chương 3: Thực trạng và những ñề xuất hoàn thiện về hợp ñồng thương
mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam: trong chương này, người viết tìm hiểu
GVHD: Phạm Mai Phương


6

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

những bất cập còn tồn tại trong quá trình giao kết hợp ñồng thương mại ñiện tử trên
thực tiễn. Từ ñó người viết ñưa ra một số ñề xuất hoàn thiện chế ñịnh hợp ñồng thương
mại ñiện tử trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như hạn chế những rủi ro trên
thực tế mà các doanh nghiệp thường gặp phải.

GVHD: Phạm Mai Phương

7

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Khái quát về thương mại ñiện tử
1.1.1 Khái niệm thương mại ñiện tử
Thương mại ñiện tử (TMĐT) là một trong những lĩnh vực tương ñối mới, ngoài
thuật ngữ là “thương mại ñiện tử”, người ta còn sử dụng các tên gọi khác nhau ñể nói
về thương mại ñiện tử như: “thị trường ñiện tử” (electronic-market), “kinh doanh ñiện
tử” (electronic-business), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thị trường ảo”

(virtual market place), “thương mại ñiều khiển học” (cybertrade), và “thương mại phi
giấy tờ” (paperless commerce). Tuy nhiên, gần ñây thì thuật ngữ “thương mại ñiện tử”
(electronic-commerce) ñược sử dụng nhiều và trở thành quy ước chung, ñưa vào văn
bản pháp luật quốc tế, dù rằng các tên gọi khác vẫn có thể ñược dùng và ñược hiểu với
cùng một nội dung.
Hiện nay, trên thế giới tồn tại nhiều ñịnh nghĩa khác nhau về TMĐT, có thể
chia các khái niệm TMĐT thành hai cách hiểu là theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp.
Một số tổ chức ñã ñưa ra khái niệm về TMĐT theo nghĩa rộng và có ý nghĩa bao quát
như:
Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO): “thương mại ñiện tử là việc sản xuất,
phân phối, bán hoặc chuyển giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện ñiện tử”.
Theo Ủy ban Châu Âu (EC): “thương mại ñiện tử ñược hiểu là việc thực hiện
hoạt ñộng kinh doanh qua các phương tiện ñiện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ
liệu ñiện tử dưới dạng text, ký hiệu, âm thanh và hình ảnh”.
Theo Luật mẫu của UNCITRAL (Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại
quốc tế) về thương mại ñiện tử, năm 1996: “thương mại ñiện tử là việc sử dụng thông
tin dưới dạng một thông ñiệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt ñộng thương mại”. Đây
có thể ñược xem là một thước ño chuẩn cho khái niệm về TMĐT trong việc tìm hiểu
và ứng dụng, ñể hiểu hết tính bao quát của khái niệm này thì cần phải hiểu rõ bản chất
của các nhân tố thành phần trong nó, cụ thể như: “thông tin” trong khái niệm trên
không ñược hiểu theo nghĩa hẹp là “tin tức”, mà là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ
thuật ñiện tử, bao gồm cả thư từ, các tệp văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các
bản vẽ thiết kế bằng máy tính ñiện tử, các hình ñồ họa, quảng cáo, hỏi hàng, ñơn hàng,
GVHD: Phạm Mai Phương

8

SVTH: Lê Thị Mỵ



Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

hóa ñơn, biểu giá, hợp ñồng, hình ảnh ñộng, âm thanh… Một ñiểm ñáng lưu ý nữa là
chữ: “thương mại” (commerce) trong “thương mại ñiện tử” (electronic commerce) cần
ñược hiểu như cách diễn ñạt sau ñây:
“Thuật ngữ thương mại cần ñược diễn giải theo nghĩa rộng ñể bao quát các vấn
ñề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp
ñồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không phải chỉ bao
gồm các giao dịch sau ñây: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao ñổi
hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; ñại diện hoặc ñại lý thương mại; ủy thác
hoa hồng (factoring); cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ
thuật công trình (engineering); ñầu tư; cấp vốn; ngân hàng; thỏa thuận khai thác hoặc
tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh;
chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng ñường biển, ñường không, ñường sắt hoặc
ñường bộ”.1
Với cách tiếp cận theo nghĩa rộng như trên thì TMĐT ñã tồn tại và ñược ứng
dụng từ rất lâu thông qua các phương tiện ñiện tử như ñiện thoại, fax, truyền hình…
ngoài phương tiện chính là mạng internet. TMĐT ñã ñược ứng dụng rộng rãi cho ngày
nay qua các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện ñiện tử như: rút tiền
qua máy rút tiền tự ñộng ATM, giao dịch với ñối tác qua fax, email…
Trong khi ñó, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì người ta cho rằng TMĐT chính là các
hoạt ñộng thương mại gắn với mạng internet, phi giấy tờ và gắn bó chặt chẽ với mạng
máy tính. Điển hình là các khái niệm của các tổ chức như:
Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “thương mại diện tử là
toàn bộ các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông
như internet”.
Cũng tiếp cận theo hướng ñó, theo Diễn ñàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình
Dương (APEC): “Thương mại ñiện tử là công việc kinh doanh ñược tiến hành thông
qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số”.
Trong Luật Việt Nam, trước ñây khi Luật Giao dịch ñiện tử 2005 ra ñời không

có nêu khái niệm “thương mại ñiện tử” mà chỉ có khái niệm “giao dịch ñiện tử”. Theo

1

Giáo trình Thương mại ñiện tử căn bản Hà Nội 2009, trang 12

GVHD: Phạm Mai Phương

9

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

ñó, giao dịch ñiện tử là giao dịch ñược thực hiện bằng phương tiện ñiện tử.2 Sau ñó,
mặc dù Chính phủ ñã ban hành Nghị ñịnh số 57 ngày 09 tháng 06 năm 2006 về
Thương mại ñiện tử (Nghị ñịnh 57/2006/NĐ-CP về Thương mại ñiện tử) nhưng văn
bản này vẫn chưa ñề cập ñến khái niệm TMĐT. Để ñáp ứng nhu cầu thực tiễn, thống
nhất cách hiểu về TMĐT và tạo cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng và tìm hiểu về
TMĐT, hiện nay khái niệm hoạt ñộng TMĐT ñã ñược Luật hóa trong Nghị ñịnh số 52
về Thương mại ñiện tử do Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 05 năm 2013 (Nghị ñịnh
số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại ñiện tử). Cụ thể, tại khoản 1 Điều 3 Nghị ñịnh này
quy ñịnh: “hoạt ñộng thương mại ñiện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy
trình của hoạt ñộng thương mại bằng phương tiện ñiện tử có kết nối với mạng internet,
mạng viễn thông di ñộng hoặc các mạng mở khác”. Như vậy, Luật Việt Nam có cách
tiếp cận khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng.
Trong cách hiểu thông thường, thuật ngữ TMĐT chỉ ñơn thuần bó hẹp trong
việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thông qua các phương tiện ñiện tử, nhất là
qua internet và các mạng liên thông khác. Cách hiểu này xuất phát từ thực tế ứng dụng

internet vào hoạt ñộng thương mại của các doanh nghiệp (DN).
Tóm lại: thương mại ñiện tử là việc sử dụng thông ñiệp dữ liệu ñể thực hiện các
hoạt ñộng thương mại, trong ñó thông ñiệp dữ liệu là những thông tin ñược tạo ra, gửi
ñi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện ñiện tử. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ không cần
ñáp ứng tất cả ñiều kiện trên mới ñược coi là thông ñiệp dữ liệu. Đồng thời, phương
tiện ñiện tử là phương tiện hoạt ñộng dựa trên công nghệ ñiện, ñiện tử, kỹ thuật số, từ
tính, truyền dẫn không dây, quang học, ñiện tử hoặc công nghệ tương tự.3
1.1.2 Đặc ñiểm của thương mại ñiện tử
Về hình thức: giao dịch TMĐT là giao dịch ñược tiến hành qua mạng. Trong
hoat ñông thương mai truyên thông cac bên phải găp nhau trưc tiêp ñể tiên hanh ñam
phan, giao dich va ñi ñên ky kêt hơp ñông, những giao dịch này mất rất nhiều thời
gian. Con trong hoat ñông TMĐT nhơ viêc sử dung cac phương tiên ñiên tử có kết nối
với mạng toàn cầu, chủ yếu là sử dụng mạng internet, ma giơ ñây cac bên tham gia vao
giao dich không phải găp gỡ nhau trưc tiêp ma vẫn co thể ñam phan, giao dich ñươc
2
3

Khoản 6 Điều 4 Luật Giao dịch ñiện tử 2005
Khoản 10 Điều 4 Luật Giao dịch ñiện tử 2005

GVHD: Phạm Mai Phương

10

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

vơi nhau du cho cac bên tham gia giao dich ñang ở bât cư quôc gia nao. Ví dụ như

trươc kia muôn mua môt quyển sach thì người ta phải ra tân cửa hang ñể tham khảo,
chon mua môt cuôn sach ma minh mong muôn. Sau khi ñã chon ñươc cuôn sach cân
mua thi người ta phải ra quây thu ngân ñể thanh toan mua cuôn sach ño. Nhưng giơ
ñây vơi sư ra ñơi của TMĐT thi chỉ cân co môt chiêc máy tinh va mang internet, thông
qua vai thao tac kich chuôt, người ñọc không cân biêt măt của ngươi ban hang thì họ
vẫn co thể mua môt cuôn sach minh mong muôn trên cac website mua ban trưc tuyên
như amazon.com; vinabook.com.vn.
Phạm vi hoạt ñộng: trên khắp toàn cầu hay thị trường trong TMĐT là thị
trường phi biên giới. TMĐT xóa nhòa các biên giới Quốc gia, rút ngắn thời gian giao
dịch tới mức gần như tức thời. Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia
trên khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kì ñịa ñiểm nào mà vẫn có thể tham
gia vào cùng một giao dịch bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào
các trang mạng xã hội.
Chủ thể tham gia: Trong hoạt ñộng TMĐT phải có tối thiểu ba chủ thể tham
gia. Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu sự tham gia của bên thứ ba ñó
là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng hoặc các cơ quan chứng thực, ñây là những
người tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ
quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển ñi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia
giao dịch TMĐT, ñồng thời họ cũng xác nhận ñộ tin cậy của các thông tin trong giao
dịch TMĐT.
Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt ñộng TMĐT ñều có thể
tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi
nào có mạng viễn thông và có các phương tiện ñiện tử kết nối với các mạng này, ñây
là các phương tiện có khả năng tự ñộng hóa cao giúp ñẩy nhanh quá trình giao dịch.
Trong TMĐT, hệ thống thông tin chính là thị trường: Trong thương mại
truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp ñể tiến hành ñàm phán, giao dịch và
ký kết hợp ñồng. Còn trong TMĐT các bên không phải gặp gỡ trực tiếp mà vẫn có thể
tiến hành ñàm phán, ký kết hợp ñồng bằng việc trao ñổi qua hệ thống thông tin. Để
làm ñược ñiều này các bên phải truy cập vào hệ thống thông tin của nhau hay hệ thống
thông tin của các giải pháp tìm kiếm thông qua mạng internet ñể tìm hiểu thông tin về

nhau từ ñó tiến hành ñàm phán kí kết hợp ñồng. Ví dụ giờ ñây các DN thương mại
muốn tìm kiếm các ñối tác trên khắp toàn cầu thì chỉ cần vào các trang tìm kiếm như
GVHD: Phạm Mai Phương

11

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

google, yahoo hay vào các cổng TMĐT như trong nước là ecvn.com hay của Hàn
Quốc là ec21.com.

GVHD: Phạm Mai Phương

12

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

Để làm rõ những ñặc trưng của TMĐT, sau ñây là bảng so sánh sự khác biệt
giữa TMĐT và thương mại truyền thống:
Phương diện
Kênh bán hàng

Thời


Thương mại ñiện tử

Doanh nghiệp Internet Khách Nhà
sản
xuất Bán
hàng
buôn Bán lẻ Khách hàng

gian/khu Bán hàng 24 x 7 ngày

vực bán hàng

Thương mại truyền thống

Thời gian bán hàng giới hạn

Bán hàng trên toàn thế giới

Địa ñiểm bán hàng giới hạng

Không gian bán hàng trên mạng

Bán hàng hóa tại cửa hàng

Công thức bán Bán hàng dựa trên thông tin và Bán hàng hóa trưng bày thực
hàng
hình ảnh
tế
Thu thập thông tin khách hàng Thu thập thông tin qua khảo
sát thị trường và nhân viên

Thu thập thông qua internet
bán hàng
tin
Khách hàng

Dữ liệu số, không cần nhập lại

Hoạt ñộng
Tiếp thị

Tiếp thị 1
2 chiều

1 thông qua giao tiếp Tiếp thị một chiều ñến khách
hàng

Hỗ trợ trực tuyến nhu cầu khách
Hỗ trợ
hàng

Vốn ñầu tư

Thông tin cần phải nhập lại

Khoảng trễ thời gian trong

khách hàng. Nắm bắt nhu cầu khách hỗ trợ nhu cầu khách hàng.
hàng trực tiếp
Khoảng trễ thời gian trong
nắm bắt nhu cầu khách hàng

Nhỏ

Lớn

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt ñộng thương mại ñiện tử
TMĐT (viết tắt là e-commerce hay e-comm) thường ñược biết ñến như một quá
trình thuận lợi hóa thương mại thông qua áp dụng các công nghệ ñiện tử và công nghệ
thông tin. Tiền thân của TMĐT là EFT (Electronic Fund Transfer: chuyển tiền ñiện tử
giữa các tổ chức), tiếp theo là EDI (Electronic Data Interchange: trao ñổi dữ liệu ñiện
GVHD: Phạm Mai Phương

13

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

tử – công nghệ dùng ñể chuyển văn bản, dữ liệu giữa các doanh nghiệp lớn). Trên thế
giới, TMĐT ñược hình thành từ những năm cuối thập niên 70, dưới hình thức ñơn giản
là gửi tài liệu thương mại, như các ñơn ñặt hàng thông qua internet. Sự tăng trưởng
không ngừng của hệ thống thẻ tín dụng, các máy rút tiền tự ñộng cũng như hệ thống
ngân hàng ñiện tử vào ñầu những năm 80 ñã khiến cho TMĐT thế giới ñạt ñược những
bước phát triển mới. Bắt ñầu từ thập kỷ 90, TMĐT ñã phát triển, trở nên ngày càng ña
dạng và phổ biến ở nhiều quốc gia, ñặc biệt là các quốc gia phát triển. Dấu mốc quan
trọng cho sự phát triển lĩnh vực TMĐT, chính là việc Tim Berners-Lee phát minh ra hệ
thống mạng toàn cầu (World Wide Web hay viết tắt là www.) vào năm 1990. Từ ñây,
TMĐT ñã thực sự bùng nổ và ñược toàn thế giới biết tới như là một trong những
phương thức giao dịch thương mại tiên tiến nhất.
Luật mẫu về Thương mại ñiện tử của UNCITRAL (Model Law on Electronic

Commerce) ñược UNCITRAL thông qua ngày 12/06/1996 ñã tạo khung pháp lý cho
việc phát triển TMĐT. Luật mẫu này là cơ sở ñịnh hướng giúp các nước thành viên
của Liên hợp quốc tham khảo khi xây dựng một ñạo luật của mình với ý nghĩa là
khung pháp lý cơ bản cho TMĐT. Năm 1998, APEC thông qua “Chương trình hành
ñộng về Thương mại ñiện tử của APEC”, tiểu ban ñiều phối về Thương mại ñiện tử
của ASEAN cũng ñã hoàn tất bản “Các nguyên tắc chỉ ñạo về Thương mại ñiện tử của
ASEAN”.
Ở Việt Nam, internet có mặt vào năm 1997, và trở nên phổ dụng vào năm 2000.
Khái niệm “Thương mại ñiện tử” vẫn còn xa lạ với nhiều người trong những năm 2000
– 2003, từ năm 2004 TMĐT dần trở nên phổ biến hơn. Năm 2006, là năm mở ñầu một
giai ñoạn mới của TMĐT Việt Nam, ñánh dấu việc TMĐT ñã chính thức ñược pháp
luật thừa nhận và bắt ñầu phát triển mạnh mẽ trong tất cả mọi khía cạnh, sự ra ñời của
Luật Giao dịch ñiện tử 2005 ñã chính thức ñặt nền tảng ñầu tiên cho việc thiết lập một
hệ thống văn bản pháp quy toàn diện về giao dịch ñiện tử tại Việt Nam. Sau khi Luật
ñược ban hành, trong hai năm 2006 và 2007 một số văn bản dưới luật ñã ra ñời nhằm
ñiều chỉnh chi tiết việc triển khai giao dịch ñiện tử trong lĩnh vực thương mại như:
Nghị ñịnh số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại ñiện tử, Nghị ñịnh số 26 của Chính Phủ
ngày 15 tháng 02 năm 2007 Quy ñịnh chi tiết thi hành Luật Giao dịch ñiện tử về Chữ
ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (Nghị ñịnh số 26/2007/NĐ-CP quy ñịnh chi tiết
thi hành Luật Giao dịch ñiện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số) và
ngày nay các văn bản trên ñã ñược thay thế, sửa ñổi, bổ sung hoàn thiện hơn qua các
GVHD: Phạm Mai Phương

14

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam


văn bản mới là Nghị ñịnh 52/2013/NĐ-CP về Thương mại ñiện tử (thay thế Nghị ñịnh
số 57/2006/NĐ-CP), Nghị ñịnh số 106/2011/NĐ-CP sửa ñổi, bổ sung một số ñiều
Nghị ñịnh số 26/2007/NĐ-CP quy ñịnh chi tiết thi hành Luật Giao dịch ñiện tử về Chữ
ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số…
Các số liệu thống kê trong thời gian qua cho thấy TMĐT có bước phát triển rất
nhanh và với tốc ñộ ngày càng cao. Năm 1997, tổng doanh số TMĐT trên thế giới mới
ñạt xấp xỉ 18 tỷ USD thì ñến năm 2001 con số ñó vượt qua mức 400 tỷ USD. Tổ chức
hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ñưa ra số liệu ñến năm 2002,
doanh số của hoạt ñộng kinh doanh trên mạng toàn cầu có thể lên tới 1000 tỷ USD;
riêng của các nước APEC là 600 tỷ USD.
1.1.4 Ý nghĩa của hoạt ñộng thương mại ñiện tử ñối với doanh nghiệp Việt
Nam
Trong kinh doanh hiện nay, việc áp dụng các công nghệ mới vào kinh doanh là
một trong những yếu tố hàng ñầu ñể nâng cao năng lực cạnh tranh. Sử dụng các
phương tiện ñiện tử như là một phương tiện hữu hiệu và hỗ trợ ñắc lực cho việc kinh
doanh và giao kết hợp ñồng cũng giống như việc áp dụng một công nghệ mới. Các
DN, công ty nào ñi ñầu, áp dụng một cách có hiệu quả các hình thức kinh doanh và
giao kết hợp ñồng mới này sẽ có ñược lợi thế lớn trong cạnh tranh, ñặc biệt là ñối với
các DN Việt Nam vốn chủ yếu hoạt ñộng với quy mô vừa và nhỏ (SME: Small and
medium enterprises) thì việc khai thác nguồn lợi thế này là hết sức cần thiết. Phương
thức giao kết hợp ñồng ñiện tử cần ñược DN sử dụng ñồng thời với giao kết hợp ñồng
bằng phương thức truyền thống, hai phương thức này sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau một
cách linh hoạt ñể ñạt ñược hiệu quả kinh doanh cao nhất. Ở Việt Nam, TMĐT có ý
nghĩa ñặc biệt quan trọng ñối với các DN, có thể kể ñến những lợi ích sau ñây mà
TMĐT ñã mang lại trong thời gian qua:
1.1.4.1 Tiếp cận “hệ thống thần kinh” của nền kinh tế4
“Dòng thông tin” ñược xem là “hệ thống thần kinh” của nền kinh tế. Thông tin
có ñược cung cấp ñầy ñủ và kịp thời thì DN mới có thể xây dựng ñược chiến lược sản
xuất – kinh doanh bắt kịp xu thế thị trường. Internet là một thư viện khổng lồ cung cấp


4

/>
GVHD: Phạm Mai Phương

15

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

một nguồn thông tin phong phú và dễ truy nhập, với các công cụ tìm kiếm hiệu quả
qua mạng internet như google, yahoo… các DN có thể giao tiếp trực tuyến liên tục với
nhau mà không bị hạn chế bởi khoảng cách. Nhờ ñó, cả sự hợp tác lẫn quản lý ñều
nhanh chóng và liên tục, các cơ hội kinh doanh ñược phát hiện nhanh chóng trong việc
tìm kiếm ñối tác và khách hàng trên bình diện toàn quốc, khu vực và thế giới. Lợi ích
này có ý nghĩa ñặc biệt ñối với các DN Việt Nam vốn bị hạn chế về khả năng và tiềm
lực trong tiếp cận và khảo sát thông tin thị trường. Hơn nữa, khả năng tiếp cận thông
tin làm giảm thiểu sự bất ổn và các rủi ro khó dự ñoán trong nền kinh tế.
1.1.4.2 Giảm chi phí sản xuất, tiếp thị, giao dịch và bán hàng
Nhìn từ góc ñộ kinh tế vi mô, chi phí là một trong các yếu tố quyết ñịnh trực
tiếp lợi nhuận của DN và hành vi của người tiêu dùng. Chi phí sản xuất kinh doanh
bao gồm nhiều yếu tố từ sản xuất ñến lưu thông, phân phối. Giữ nguyên các ñiều kiện
khác, DN luôn có xu hướng tìm cách giảm chi phí sản xuất kinh doanh ñể tăng sức
cạnh tranh và tăng lợi nhuận, còn người tiêu dùng luôn muốn mua hàng hóa với giá rẻ
hơn, vì thế TMĐT sẽ góp phần giúp DN kinh doanh hiệu quả hơn.
TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất như chi phí thuê nhân công, chi phí văn
phòng thông qua việc chi phí tìm kiếm và chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần, ñặc biệt
là trong khâu in ấn. Từ quan ñiểm chiến lược, các nhân viên có năng lực ñược giải

phóng khỏi nhiều công ñoạn sự vụ có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ ñưa
ñến những lợi ích to lớn lâu dài cho DN.
TMĐT giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện
internet, các công việc như quảng cáo, quảng bá thương hiệu và hoạt ñộng tiếp thị ra thị
trường trong nước cũng như thị trường quốc tế ñược thực hiện bằng thương mại ñiện tử
với chi phí thấp hơn nhiều so với thương mại truyền thống. Một nhân viên bán hàng có
thể giao dịch ñược với rất nhiều khách hàng, giảm ñược chi phí ñi lại một cách ñáng kể
thay vì phải ñến từng nơi gặp từng người, lại vừa tiết kiệm ñược thời gian.
Vốn ñầu tư cho TMĐT cũng ít hơn, chi phí lập một cửa hàng ảo trên internet
chỉ bằng một phần rất nhỏ so với việc lập một cửa hàng hữu hình vì không phải tốn
một số tiền lớn ñể thuê cửa hàng, thuê mặt bằng nhưng trong nhiều trường hợp, hiệu
quả ñem lại có thể lớn hơn. Vì thế chỉ cần một trang web bắt mắt với nhiều ý tưởng
sáng tạo, DN có thể ñược nhiều khách hàng biết ñến. TMĐT cũng làm giảm chi phí
cho quá trình giao dịch, chỉ cần có trong tay những phương tiện ñiện tử ñể truyền gửi
GVHD: Phạm Mai Phương

16

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

thông tin thì các chủ thể giao dịch ñã có thể tiến hành giao kết hợp ñồng với nhau mà
không cần phải tốn nhiều khoản phí cho việc gặp mặt, trao ñổi, và ñàm phán.
1.1.4.3 Tăng doanh thu
Lợi nhuận luôn là yếu tố quan tâm hàng ñầu ñối với các DN. Việc áp dụng
phương tiện ñiện tử cho các giao dịch thương mại mang lại nhiều lợi ích từ nhiều khía
cạnh, từ việc quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, khai thác các kênh phân phối
mới… cho ñến khâu giao kết và thực hiện hợp ñồng, tổng hợp tất cả các ứng dụng của

TMĐT trong hoạt ñộng kinh doanh của DN ñã ñem lại nguồn thu không nhỏ từ hoạt
ñộng kinh doanh có hiệu quả hơn. Thông qua TMĐT, DN có khả năng tiếp cận ñược
nhiều khách hàng, nhờ ñó số lượng khách hàng sẽ tăng lên dẫn ñến tăng doanh thu,
kèm theo ñó là chi phí giảm, như vậy doanh thu tăng, chi phí giảm ñồng nghĩa với việc
lợi nhuận cũng sẽ tăng. Theo kết quả ñiều tra năm 2013, có 41% doanh nghiệp cho biết
doanh thu của họ tăng lên qua kênh TMĐT, 13% giảm và 46% hầu như không ñổi.5
Trong số 3.270 doanh nghiệp khảo sát, 19% doanh nghiệp cho biết, giá trị ñơn hàng
nhận ñược qua các phương tiện ñiện tử chiếm trên 50% tổng doanh thu, 24% doanh
nghiệp cho biết, giá trị ñơn hàng nhận ñược qua các phương tiện này chiếm 21% 30% tổng doanh thu trong năm.6
1.1.4.4 Nâng cao sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế
Tính chất cạnh tranh trên thị trường một phần tùy thuộc vào số lượng ñối thủ
cạnh tranh có mặt trên thị trường ñó. TMĐT không chỉ tạo ñiều kiện gia nhập thị
trường dễ dàng mà còn tạo áp lực cho mọi DN phải “hiện hữu trực tuyến” (online
presence). Kinh doanh trên mạng là “sân chơi” cho sự sáng tạo, nơi ñây, doanh nhân
tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp
thị… Khi các ñối thủ cạnh tranh của DN ñều áp dụng TMĐT, thì phần thắng sẽ thuộc
về ai sáng tạo và có chiến lược kinh doanh hay nhất ñể tạo ra nét ñặc trưng riêng cho
DN, sản phẩm, dịch vụ của mình ñể có thể thu hút và giữ ñược khách hàng (năm 2013,
tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng ñiện thoại tiếp nhận, lưu trữ và xử lý thông tin cùng lúc
nhiều ñơn hàng chiếm 94%, kế ñến là email 83%, fax 70% và website là 35%).7

5

Nguồn: Báo Cáo thương mại ñiện tử 2013 của Bộ Công Thương, trang 63

6

Nguồn: Báo Cáo thương mại ñiện tử 2013 của Bộ Công Thương, trang 61
Nguồn: Báo Cáo thương mại ñiện tử 2013 của Bộ Công Thương, trang 61


7

GVHD: Phạm Mai Phương

17

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

Nhận thấy ñược tầm quan trọng và hữu ích của TMĐT, cùng với một môi
trường ñã khá lâu ñời và vững chắc về internet, các DN ở các nước có trình ñộ phát
triển như ở Mỹ, Anh… vốn có tiềm lực cạnh tranh mạnh mẽ về hoạt ñộng TMĐT.
Trong khi ñó, các DN Việt Nam cũng luôn muốn nắm bắt cơ hội kinh doanh ñầy tiềm
năng này, vì thế ñòi hỏi các DN Việt Nam phải không ngừng cải tiến và phát triển
công nghệ ñiện tử, việc hiểu biết và vận dụng TMĐT trong môi trường kinh doanh
khốc liệt như ngày nay sẽ giúp các DN tiếp cận ñược những nguồn lợi lớn, hòa mình
vào thị trường thế giới. Thêm vào ñó, các DN không những sử dụng TMĐT ñể tìm
kiếm khách hàng, làm phương tiện giao tiếp hữu hiệu, nâng cao hình ảnh của DN…
nhằm cạnh tranh với các ñối thủ khác trong việc tìm kiếm lợi nhuận mà còn một mặt là
ñể hội nhập nền kinh tế quốc tế. Công nghệ thông tin ñã xâm nhập vào lĩnh vực kinh tế
- xã hội và cho ra ñời một số sản phẩm ñặc thù là những “sản phẩm số”, ñây là các sản
phẩm phi vật thể như: các chương trình phần mềm, các website, nhạc, phim… Các sản
phẩm này có thể giao hàng qua mạng. Vì thế, nếu các DN vận dụng TMĐT ñể tiến
hành giao dịch các sản phẩm ñặc thù này thì sẽ ñem lại nhiều lợi nhuận hơn và không
bị tụt hậu so với trình ñộ phát triển kinh tế trên thế giới.
1.2 Khái quát về hợp ñồng thương mại ñiện tử
1.2.1 Khái niệm hợp ñồng TMĐT
Theo quy ñịnh tại Điều 388 Bộ luật Dân sự Việt Nam (2005): “Hợp ñồng dân

sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay ñổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự”. Điều 24 Luật Thương mại 2005 cũng quy ñịnh về hình thức hợp ñồng mua
bán hàng hóa. Theo ñó, “Hợp ñồng mua bán hàng hóa ñược thể hiện bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc ñược xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp ñồng mua
bán hàng hóa mà pháp luật quy ñịnh phải ñược lập bằng văn bản thì phải tuân theo
các quy ñịnh ñó”. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 cũng quy
ñịnh: “hoạt ñộng thương mại là hoạt ñộng nhằm mục ñích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, ñầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt ñộng nhằm mục
ñích sinh lợi khác”.
Về cơ bản, hợp ñồng TMĐT cũng giống hợp ñồng thương mại truyền thống về
chức năng, nội dung và giá trị pháp lý. Điểm khác biệt nổi bật là hình thức thể hiện và
phương thức ký kết hợp ñồng. Luật mẫu về Thương mại ñiện tử của UNCITRAL

GVHD: Phạm Mai Phương

18

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

(1996) quy ñịnh “hợp ñồng ñiện tử ñược hiểu là hợp ñồng ñược hình thành thông qua
việc sử dụng các phương tiện truyền dữ liệu ñiện tử”.8 Luật Giao dịch ñiện tử của Việt
Nam cũng quy ñịnh: “Hợp ñồng ñiện tử là hợp ñồng ñược thiết lập dưới dạng thông
ñiệp dữ liệu theo quy ñịnh của Luật này”.9 Luật Giao dịch ñiện tử Việt Nam và Luật
mẫu về Thương mại ñiện tử của UNCITRAL ñều nêu khái niệm về hợp ñồng ñiện tử
nói chung với ñặc ñiểm là có sự tham gia của các phương tiện ñiện tử mà không phân
biệt hợp ñồng ñiện tử có tính thương mại và hợp ñồng ñiện tử không có tính thương
mại.

Từ các quy ñịnh trên và qua quá trình phân tích, có thể tóm lại ñơn giản hợp
ñồng TMĐT là sự thỏa thuận về các hoạt ñộng nhằm mục ñích sinh lợi giữa các bên về
việc xác lập, thay ñổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ và việc gửi ñi, nhận ñược và lưu
trữ các thông tin ñược thực hiện bằng phương tiện ñiện tử. Như ñã ñề cập ở phần trên,
phương tiện ñiện tử là phương tiện hoạt ñộng dựa trên công nghệ ñiện, ñiện tử, kỹ
thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, ñiện tử hoặc công nghệ tương tự.
1.2.2 Đặc ñiểm của hợp ñồng thương mại ñiện tử
Hợp ñồng ñiện tử dù thương mại hay phi thương mại, dù ñơn giản hay phức tạp
trước hết vẫn là một hợp ñồng, có các nội dung cơ bản như hợp ñồng truyền thống. Sự
khác biệt lớn nhất là ở cách thức giao kết và hình thành hợp ñồng, ñó là giao kết thông
qua các phương tiện ñiện tử. Chính sự khác biệt này tạo nên một số ñặc ñiểm riêng của
hợp ñồng TMĐT.
Tính phi biên giới: trong giao kết hợp ñồng TMĐT, các bên tham gia giao dịch
có thể “nói chuyện, bàn bạc” trên phạm vi toàn cầu, vì thế yếu tố ñịa ñiểm giao kết hợp
ñồng là rất quan trọng trong việc xác ñịnh luật ñiều chỉnh cho một giao dịch khi xảy ra
tranh chấp. Các bên giao dịch tiếp xúc với nhau trong một môi trường “ảo”, ñịa chỉ
trên internet không thể hiện ñược nơi cư trú hay nơi có trụ sở của các bên. Đi ñến ñâu,
dù ở bất kỳ nước nào, mọi người ñều có thể truy nhập vào internet và thực hiện các
giao dịch.
Tính vô hình, phi vật chất: hợp ñồng TMĐT tồn tại dưới dạng các dữ liệu ñiện
tử, vì thế không thể “cầm nắm” dưới dạng vật chất ñược. Với cách thức trao ñổi thông

8
9

Mục 1 Điều 1 Luật mẫu về Thương mại ñiện tử của UNCITRAL (1996)
Điều 33 Luật Giao dịch ñiện tử 2005

GVHD: Phạm Mai Phương


19

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

tin bằng cách tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ bằng phương tiện ñiện tử các bên có thể giao
tiếp dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh việc thừa nhận hình thức giao kết hợp ñồng
thương mại bằng phương tiện ñiện tử, pháp luật cũng dành những quy ñịnh với những
ñiều khoản riêng nhằm ñảm bảo giá trị pháp lý của hình thức hợp ñồng này ở nhiều
khía cạnh như: giá trị như văn bản, như bản gốc, giá trị làm chứng cứ…
Tính hiện ñại, chính xác: hợp ñồng TMĐT ñược giao kết thông qua các phương
tiện ñiện tử nhờ sự tiến bộ của các công nghệ hiện ñại như: công nghệ ñiện tử, công
nghệ số, từ tính, quang học, mạng viễn thông không dây, mạng internet… Việc sử
dụng các phương tiện ñiện tử và mạng viễn thông giúp việc giao kết hợp ñồng thuận
tiện, chính xác và nhanh hơn so với truyền thống. Đặc biệt, có những giao dịch ñiện tử
mà hợp ñồng ñiện tử ñược ký kết hoàn toàn tự ñộng giữa một bên là khách hàng và
một bên là DN ñược ñại diện bởi website bán hàng tự ñộng như trong các mô hình bán
lẻ B2C (hình thức thương mại ñiện tử giao dịch giữa DN và người tiêu dùng).
Tính rủi ro: rủi ro trong hợp ñồng TMĐT là những tai nạn, sự cố, tai họa xảy ra
một cách ngẫu nhiên, khách quan ngoài ý muốn của con người mà gây ra tổn thất cho
các bên tham gia trong quá trình tiến hành giao dịch. Nguồn gốc phát sinh các rủi ro
này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Trên con
ñường truyền dữ liệu cho nhau giữa các bên, có thể phát sinh các sự cố về kỹ thuật,
hơn thế nữa là còn có các sự cố xuất phát từ chủ ý của các chủ thể thứ ba nhằm thu lợi
bất chính như “hacker”. Trong quá trình giao dịch, cũng khó xác ñịnh ñược ai là người
“nói chuyện, bàn bạc” với mình? (xác ñịnh năng lực chủ thể giao kết hợp ñồng), ñơn
ñặt hàng là thật hay giả? Làm sao biết ñược người ñang giao dịch với mình có ñúng là
người mình muốn giao dịch không? Khi chữ ký ñiện tử có thể làm giả. Việc lưu trữ

cũng không dễ dàng khi bản thân hợp ñồng TMĐT là “vô hình”…
Luật ñiều chỉnh: luật ñiều chỉnh chưa hệ thống và chi tiết, pháp luật truyền
thống chưa ñề cập ñến các vấn ñề như trao ñổi dữ liệu ñiện tử, chữ ký ñiện tử, chứng
thực chữ ký ñiện tử, phòng tránh và xử lý các hành vi gian lận, lừa ñảo, giả mạo chữ
ký ñiện tử… Ngay cả khi ñã có hệ thống pháp lý về TMĐT thì các quy ñịnh này cũng
còn mang tính bao quát, chưa chặt chẽ. Chính vì hợp ñồng ñiện tử là một lĩnh vực
tương ñối mới ñối với cả các bên tham gia và các cơ quan quản lý nên chưa thể có một
hệ thống pháp luật hoàn chỉnh ñể giải quyết triệt ñể những vấn ñề phát sinh.

GVHD: Phạm Mai Phương

20

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

1.2.3 Phân loại hợp ñồng thương mại ñiện tử
Hợp ñồng TMĐT hình thành và phát triển song song với sự hình thành và phát
triển của TMĐT. Dựa trên thực tiễn quá trình phát triển và công nghệ ñược sử dụng
trong quá trình ký kết hợp ñồng TMĐT, có thể phân chia thành bốn loại hợp ñồng
TMĐT như sau:
Hợp ñồng truyền thống ñược ñưa lên web: một số hợp ñồng truyền thống ñã
ñược sử dụng thường xuyên và chuẩn hóa về nội dung, do một bên soạn thảo và ñưa
lên website ñể các bên tham gia ký kết. Hợp ñồng TMĐT loại này thường ñược sử
dụng trong một số lĩnh vực như dịch vụ viễn thông, internet, ñiện thoại, du lịch, vận
tải, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng… Các hợp ñồng ñược ñưa toàn bộ nội dung lên
web và phía dưới thường có nút “Đồng ý” hoặc “Không ñồng ý” ñể các bên tham gia
lựa chọn và xác nhận sự ñồng ý với các ñiều khoản của hợp ñồng. Để ký kết hợp ñồng

này, người tham gia thường có hai lựa chọn phổ biến:
- Lựa chọn thứ nhất: thông qua các thao tác kích chuột ñể chuyển ñổi trang web
chứa các nội dung hợp ñồng và thể hiện sự ñồng ý với nội dung ñó, thường là kích vào
nút “xem tiếp” (Next). Loại hợp ñồng này ñược gọi là “Hợp ñồng ñiện tử hình thành
qua quá trình duyệt web”.
- Lựa chọn thứ hai: người tham gia ký kết hợp ñồng kích chuột vào nút “Đồng ý”
(Accept) thường ñặt phía dưới các ñiều khoản hợp ñồng, ñể thể hiện sự ñồng ý tham
gia ký kết hợp ñồng ñiện tử. Loại hợp ñồng này thường ñược gọi là “Hợp ñồng ñiện tử
hình thành qua kích chuột”.
Hợp ñồng ñiện tử hình thành qua giao dịch tự ñộng: ñây là hình thức hợp
ñồng ñiện tử ñược sử dụng phổ biến trên các website thương mại ñiện tử bán lẻ (B2C),
ñiển hình như: Amazon.com, Dell.com, Ford.com, Thegioididong.com.vn… Trong
hình thức này, người mua tiến hành các bước ñặt hàng tuần tự trên website của người
bán theo quy trình ñã ñược tự ñộng hóa. Quy trình này thông thường gồm các bước từ
tìm kiếm sản phẩm, lựa chọn, ñặt hàng, tính giá, chọn hình thức giao hàng, thanh toán,
xác nhận hợp ñồng…
Đặc ñiểm nổi bật của loại hợp ñồng ñiện tử này là nội dung hợp ñồng không
ñược soạn sẵn mà ñược hình thành trong giao dịch tự ñộng. Máy tính tự tổng hợp nội
dung và xử lý trong quá trình giao dịch dựa trên các thông tin do người mua nhập vào.
Một số giao dịch ñiện tử kết thúc bằng hợp ñồng, một số khác kết thúc bằng ñơn ñặt
GVHD: Phạm Mai Phương

21

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

hàng ñiện tử. Cuối quá trình giao dịch, hợp ñồng ñiện tử ñược tổng hợp và hiển thị ñể

người mua xác nhận sự ñồng ý với các nội dung của hợp ñồng. Sau ñó, người bán sẽ
ñược thông báo về hợp ñồng và gửi xác nhận ñối với hợp ñồng ñến người mua qua
nhiều hình thức, có thể bằng email hoặc các phương thức khác như ñiện thoại, fax…
Hợp ñồng ñiện tử hình thành qua thư ñiện tử (email): ñây là hình thức hợp
ñồng ñiện tử ñược sử dụng phổ biến trong các giao dịch ñiện tử giữa DN với DN (B2B),
ñặc biệt là trong các giao dịch thương mại ñiện tử quốc tế. Trong hình thức này, các bên
sử dụng thư ñiện tử ñể tiến hành các giao dịch, các bước phổ biến thường bao gồm: hỏi
hàng, chào hàng, ñàm phán về các ñiều khoản của hợp ñồng như quy cách phẩm chất,
giá cả, số lượng, ñiều kiện cơ sở giao hàng… Quy trình giao dịch, ñàm phán, ký kết và
thực hiện hợp ñồng tương tự quy trình giao dịch truyền thống, ñiểm khác biệt là phương
tiện sử dụng ñể thực hiện giao kết hợp ñồng là máy tính, mạng internet và email.
Hình thức giao kết hợp ñồng ñiện tử qua email có ưu ñiểm nổi bật là truyền tải
ñược nhiều chi tiết, nhiều thông tin, tốc ñộ giao dịch nhanh, chi phí thấp, phạm vi giao
dịch rộng. Tuy nhiên, hình thức này có một nhược ñiểm là tính bảo mật cho các giao
dịch và khả năng ràng buộc trách nhiệm của các bên còn thấp. Hợp ñồng này thường
ñược thiết lập qua nhiều email trong quá trình giao dịch, và các bên thường tập hợp
thành một hợp ñồng hoàn chỉnh sau quá trình giao dịch ñể thống nhất lại các nội dung
ñã nhất trí trong quá trình ñàm phán.
Hợp ñồng ñiện tử có sử dụng chữ ký số: ñây là hình thức hợp ñồng ñiện tử
ñược sử dụng trên các sàn giao dịch ñiện tử tiên tiến như Alibaba.com, Asite.com,
Covisint.com, Bolero.net… Đặc ñiểm nổi bật là các bên phải có chữ ký số ñể ký vào
các thông ñiệp dữ liệu trong quá trình giao dịch. Chính vì có sử dụng chữ ký số nên
loại hợp ñồng ñiện tử này có ñộ bảo mật và ràng buộc trách nhiệm các bên cao hơn các
hình thức trên. Tuy nhiên, ñể có thể sử dụng chữ ký số, cần có sự tham gia của các cơ
quan chứng thực chữ ký số.
Tóm lại, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển với tốc ñộ nhanh chóng và
sự cạnh tranh giữa các DN trên thế giới diễn ra ngày càng khốc liệt. Việc tìm kiếm ñối
tác, khách hàng, tìm kiếm ñược thị trường mới, tổ chức ñược kênh cung ứng linh hoạt,
gọn nhẹ, nhanh chóng với chi phí giảm cũng như khả năng phản ứng nhanh hơn với
các cơ hội trong cuồng quay của thế giới kinh doanh ñó là những lợi thế không thể

thiếu ñối với một DN muốn tồn tại và phát triển theo kịp thị trường thế giới. TMĐT
GVHD: Phạm Mai Phương

22

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

nói chung và hợp ñồng TMĐT nói riêng chính là chiếc chìa khóa dẫn các DN tới khả
năng nâng cao năng lực cạnh tranh trong ñiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

GVHD: Phạm Mai Phương

23

SVTH: Lê Thị Mỵ


Quy ñịnh pháp luật về hợp ñồng thương mại ñiện tử giữa các doanh nghiệp Việt Nam

CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ
2.1 Quy ñịnh pháp luật về giao kết hợp ñồng thương mại ñiện tử
2.1.1 Nguyên tắc giao kết hợp ñồng
Giao kết hợp ñồng có thể ñược hiểu là quá trình bày tỏ, thống nhất ý chí giữa các
bên theo hình thức, nội dung, nguyên tắc, trình tự nhất ñịnh ñược pháp luật thừa nhận
nhằm xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự ñối với nhau.

Giao kết hợp ñồng ñiện tử là một dạng ñặc thù của các hình thức giao dịch, ngoài
những tính chất chung về nội dung của một giao kết hợp ñồng, do tính chất ñặc trưng
về hình thức giao kết là không có sự tiếp xúc trực tiếp, có thể tiến hành ñàm phán, ký
kết thông qua thao tác truyền dữ liệu cho nhau, khái niệm “giao kết hợp ñồng ñiện tử”
cũng ñược luật cụ thể hóa thành một khái niệm riêng: “Giao kết hợp ñồng ñiện tử là
việc sử dụng thông ñiệp dữ liệu ñể tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong
quá trình giao kết hợp ñồng”.10
Nguyên tắc tiến hành giao kết hợp ñồng TMĐT chính là tư tưởng xuyên suốt
ñược quy ñịnh trong luật mà các chủ thể tiến hành giao kết hợp ñồng TMĐT phải tuân
thủ. Giao kết hợp ñồng ñiện tử cũng giống như các giao kết khác trong xã hội, ñược
thực hiện trên cơ sở nhu cầu và sự thỏa thuận của các bên. Điều 35 Luật Giao dịch
ñiện tử 2005 quy ñịnh các nguyên tắc tiến hành giao kết và thực hiện ñối với hợp ñồng
ñiện tử nói chung như sau:
- Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện ñiện tử trong giao
kết và thực hiện hợp ñồng: pháp luật không buộc các DN phải tiến hành giao dịch theo
phương thức truyền thống mà không ñược giao dịch bằng phương tiện ñiện tử và
ngược lại. Hơn thế nữa, tại Điều 15 Luật Thương mại 2005 cũng ñã thừa nhận giá trị
pháp lý của thông ñiệp dữ liệu trong hoạt ñộng thương mại, tạo cơ sở pháp lý vững
chắc cho các chủ thể an tâm tiến hành giao dịch bằng phương tiện ñiện tử.
- Việc giao kết và thực hiện hợp ñồng ñiện tử phải tuân thủ các quy ñịnh của luật
này và pháp luật về hợp ñồng: Luật Giao dịch ñiện tử 2005 chỉ ñiều chỉnh về hình thức
10

Khoản 1 Điều 36 Luật Giao dịch ñiện tử 2005

GVHD: Phạm Mai Phương

24

SVTH: Lê Thị Mỵ



×