Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Kế hoạch lao động việc làm tại huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.3 KB, 23 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Tên đề tài
Kế hoạch lao động việc làm tại huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh.
LỜI MỞ ĐẦU
Giải quyết thất nghiệp, tạo vệc làm, tăng thu nhập,và nâng cao dần đời sống của nhân
dân luôn là vấn đề nóng bỏng, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước nói chung và của
lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân huyện Nghi Xuân nói riêng cũng như của mọi thành viên trong xã
hội.
Nhìn chung dân số huyện là dân số trẻ, số lượng người lao động trong độ tuổi lao động
tính đến thời điểm năm 2009 là khoảng 46000 người mà đa số ở nông thôn, trong khi bình quân
ruộng đất đầu người thấp, ngành nghề chưa phát triển, tỉ lệ tăng dân số cao…Do vậy, số người
lao động chưa đủ hoặc chưa có việc làm ngày càng nhiều.
Quá trình công ngiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân hiện nay ngày càng phát
triển mạnh mẽ, việc sử dụng những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, cải tiến tổ
chức sản xuất tuy có tạo thêm nhiều việc làm nhưng cầu về lao động vẫn nhỏ hơn cung, đồng
thời xuát hiện tình trạng thừa lao động giản đơn, lao động lành nghề hoặc thiếu hoặc chưa được
sử dụng phù hợp.
Để tạo việc làm, huyện đã có nhiều giải pháp tích cực, trong đó xuất khẩu lao động là
một trong những giải pháp quan trọng. Tuy nhiên quá trình xuất khẩu lao động vẫn đang còn
nhiều điểm thiếu sót như quyền lợi của người lao động của ta ở nước ngoài chưa được quan
tâm đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Chất lượng lao động thấp, trình độ ngoại ngữ thấp, ý
thức kỉ luật của người Việt Nam ở nước ngoài chưa cao…
Chính vì vậy chỉnh đốn và đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường
lao động, đặc biệt ở những thị trường có điều kiện lao động tốt, thu nhập cao là một trong
những vấn đề có tính thời sự nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập thúc đẩy sự hội nhập
của Việt Nam nói chung và huyện nhà nói riêng vào nền kinh tế thế giới trong điều kiện phân
công lao động quốc tế và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng.
Vì vậy em đã chọn để tài “ Kế hoạch lao động việc làm tại huyện Nghi Xuân tỉnh Hà
Tĩnh.” Để làm đề án. Trong quá trinh làm bài do còn có hạn chế về trình độ hiểu biết nên bài
làm không thể tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được sự góp ý của cô để bài làm được


hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nội dung chính.
I.Giới thiệu chung về huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh.
1. Vị trí địa lí.
Huyện Nghi Xuân là một huyện ven biển, hữu ngạn sông Lam phía Đông Bắc của tỉnh
Hà Tĩnh. Nam giáp thị xã Hồng Lĩnh, phía Nam giáp huyện Can Lộc và Lộc Hà, phía Bắc
giáp thị xã Cửa Lò( huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An), phía Tây Bắc giáp huyện Hưng
Nguyên và thành phố Vinh, phía Đông giáp biển Đông cách thủ đô Hà Nội 310km về phía
Nam. Huyện Nghi Xuân với 2 thị trấn là thị trấn Xuân An và thị trấn Nghi Xuân và 17 xã:
Xuân Hội, Xuân Đan, Xuân Trường,Xuân Phổ, Xuân Hải, Xuân Yên, Tiên Điền, Xuân
Giang, Xuân Mỹ, Xuân Thành, Xuân Viên, Xuân Lam, Xuân Lĩnh, Xuân Liên, Cổ Đạm,
Cương Gián.. Với diện tích 218km2, dân số khoảng 100300 người.
2. Điều kiện tự nhiên_kinh tế_xã hội.
Tỉnh có gần 32km bờ biển chiếm hơn 1/3 chiều dài của biển Hà Tĩnh là một trong
những điều kiện tốt để phát triển ngành ngư nghiệp. Bên cạnh đó, huyện cũng có sông Lam
để phát triển hải cảng như cảng Xuân Hải. Ngoài ra huyện còn có hơn 20 di tích lịch sử văn
hóa lớn nhỏ được xếp hạng quốc gia như làng ca trú Cổ Đạm, khu lưu niệm Nguyễn Du,
nhà Thờ Nguyễn Công Trứ, Đình Hội Thống ở Xuân Hội, Đền Ông Hoàng Mười ở Xuân
Hồng, Đền thờ Nguyễn Nhiễm…và nhiều cảnh quan kì thú sông Lam núi Hồng… Các nét
độc đáo văn hóa như hát ca trù…là ưu thế trong phát triển ngành du lịch
II. Kế hoạch xuất khẩu lao động việc làm tại huyện Nghi Xuân.
Trong những năm qua nền kinh tế huyện đã có nhiều khởi sắc, các chỉ tiêu của nghị
quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 19 đến nay cơ bản hoàn thành, tốc độ tăng trưởng hàng năm
bình quân trên 12%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 10 triệu đồng/người/ năm(năm
2009). Thu ngân sách nội địa trên địa bàn đạt trên 40 tỷ đồng(năm 2009),Tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 14,1%, cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế xã hội như
giao thông, điện, trạm xá, trường học, trụ sở làm việc, thông tin liên lạc, chợ kênh mương,
hồ đập được tập trung đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đã góp phần thúc đẩy sản

xuất phát triển, Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện một cách đáng kể,
hoàn thành xóa nhà tranh tre dột nát, cơ bản ngói hóa nhà dân, chất lượng giáo dục, khám
chữa bệnh cho nhân dân ngày một được nâng lên.
Đạt được những thành tựu đó có một phần đóng góp của công tác xuất khẩu lao động
trên địa bàn những năm qua.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tuy vậy nền kinh tế huyện nhà vẫn đang trong tình trạng là một huyện nghèo. Việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, một số tiềm năng điều kiện chưa khai thác phục vụ
cho việc phục vụ phát triển kinh tế của huyện, trong đó có nguồn lực xuất khẩu lao động.
1.Thực trạng và tiềm năng phát triển ngành xuất khẩu lao động huyện Nghi Xuân.
1.1 Phân tích tiềm năng phát triển kinh tế xã hội .
Nghi Xuân có lực lương lao động dồi dào, là huyện có truyền thống xuất khẩu lao
động. Nguồn lực lực lượng lao động trong độ tuổi lao động lớn, nhu cầu việc làm gia tăng,
nhu cầu tuyển lực lượng lao động từ các nước như Hàn Quốc, Malaisia, Philippines…
1.2 Thực trạng tình hình xuất khẩu lao động tại huyện Nghi Xuân .
• Thuận lợi
Trong những năm qua chính sách của Đảng và nhà nước từng bước được chuyển đổi
phù hợp với công tác xuất khẩu lao động tạo điều kiện cho người lao động tham gia có cơ
hội được tham gia đặc biệt là lao động nghèo ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, lao động dôi
dư trong các doanh nghiệp. Hệ thống văn bản pháp luật ngày càng được đầy đủ như: chỉ thị
số 42- CT/TW Bộ chính trị luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng; số 123/CP; thông tư số 21/BLĐTBXH; chỉ thị số 29-CT/TW b=ngày 13/05/2008
của ban thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác xuất
khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Nghi Xuân có lực lượng lao động dồi dào là huyện có truyền thống về xuất khẩu lao
động, bình quân hàng năm có hơn một ngàn người đi xuất khẩu lao động, tổng số lao động
của huyện đi làm việc ở nước ngoài lên tới trên 10 ngàn lượt người, hiện đang có hơn 5
ngàn lao động làm việc ở nước ngoài hàng năm gửi về hàng trăm tỷ đồng góp phần vào
phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo và ổn định an ninh chính

trị, trật tự xã hội trên địa bàn huyện.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của huyện ủy, HĐND và các cấp các ngành.
Từ huyện đến các xã, thị trấn thành lập ban chỉ đạo xuất khẩu lao động, có chương trình
triển khai thực hiện công tác xuất khẩu lao động.
Công tác quản lí Nhà nước về xuất khẩu lao động từng bước được tăng cường và có
nhiều biện pháp tích cực nên đã ngăn chặn các hiện tượng lừa đảo, cò mồi môi giới người
lao động. Các cơ quan chức năng đã tạo điệu kiện phối hợp làm thủ tục hành chính về công
tác xuất cảnh, vay vốn và từng bước cải cách các thủ tục hành chính về công tác xuất khẩu
lao động.
Các đơn vị làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động được củng cố, tăng cường về cơ sở vật
chất kĩ thuật bộ máy và chức năng hoạt động.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thị trường xuất khẩu lao động ngày càng được mở rộng và có nhu cầu thu hút nhiều lao
động Việt Nam.
• Khó khăn.
Nhận thức của các cấp các ngành các tổ chức đoàn thể xã hội về công tác xuất khẩu lao
động chưa tốt, hầu như manh tính tự phát của từng cá nhân địa phương.
Chất lượng lao động đi xuất khẩu lao động phần lớn chưa đáp ứng nhu cầu của thị
trường quốc tế, trình độ văn hóa, ngoại ngữ thấp và chưa được đào tạo. Lao động xuất khẩu
chủ yếu còn là lao động phổ thông nên chưa đủ điều kiện để tiếp cận các thị trường lớn có
thu nhập cao mà tập trung chủ yếu đi các thị trường có thu nhập thấp rủi ro cao.
Các đơn vị xuất khẩu lao động trực tiếp chưa đủ mạnh để mở rộng khai thác các thị
trường ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Lệ phí học nghề, học tiếng, bảo lãnh quá cao so với thu nhập
của người lao động, đặc biệt là những nước phát triển.
Chính quyền của các cấp chưa thật sự vào cuộc để đảm bảo tín chấp, bảo lãnh nguồn
vay cho người đi xuất khẩu lao động( vì phần là lao động thuộc hộ nghèo, hộ chính sách
nên không đủ khả năng đóng nộp các khoản phí để đi xuất khẩu lao động).
• Kết quả thực hiện xuất khẩu lao động trong những năm qua.
Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã có từ 45000 đến 46000 lao động trong độ

tuổi lao động. Tình trạng người không có việc làm, đặc biệt số người còn thiếu việc làm,
việc làm thiếu ổn định khá lớn. Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có
nhiều việc làm trên địa bàn, cũng như tìn kiếm việc làm ở các địa phương khác, và ở nước
ngoài theo chương trình xuất khẩu lao động.
Ngành Lao Động Thương binh và Xã hội đã chủ động phối hợp với các ngành chức
năng tổ chức tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước về công tác xuất
khẩu lao động đến các cấp các ngành, các tổ cức đoàn thể xã hội và nhân dân.
Phối hợp với các ngành chức năng liên quan tổ chức kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao
động ở các đơn vị và các địa phương để chấn chỉnh những tồn tại hạn chế trong tuyển lao
động thực hiện đúng quy định luật xuất khẩu lao động.
Thông báo rộng rãi đến các địa phương và người lao động biết những đơn vị trong và
ngoài tỉnh đủ điều kiện tuyển lao động đi xuất khẩu để đề phòng và ngăn chặn hiện tượng
môi giới cò mồi lừa đảo người lao động.
Các ngành như Ngân hàng chính sách đã quan tâm tạo điều kiện cho người lao động đi
xuất khẩu lao động vay vốn theo quy định của chính phủ và hướng dẫn cấp trên. Đồng thời
tạo mọi điều kiện cho người lao động sớm được vây vốn khi có đủ thủ tục chuẩn bị xuất
cảnh.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ngành công an y tế đã hướng dẫn việc làm thủ tục cấp hộ chiếu chứng minh nhân dân,
khám sức khỏe được thuận lợi kịp thời cho người lao động.
Phòng Lao Động Thương Binh và Xã hội phối hợp với huyện Nghi Xuân tổ chức được
nhiều buổi giao lưu, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động với hơn 10000 lượt người
tham gia. Thông qua các dự án đấu tư, các kênh vay vốn và nhu cầu lao động xuất khẩu,
giải quyết được hơn 5000 lao động có việc làm, trong đó có 1200 lao động đi xuất khẩu ra
nước ngoài.
Trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm đã coi trọng công tác đào tạo giáo dục định
hướng cho người lao động, công khai các khoản thủ phí, lệ phí để người lao động hiểu rõ và
yên tâm trong quá trình học tập và đi xuất khẩu. Đặc biệt trên địa bàn huyện Nghi Xuân có
Công ty Quản lí công trình đô thị, những năm qua làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động giới

thiệu trên 1000 lượt người đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan, Malaysia, và một số nước khác trong vùng Trung Đông. Bình quân hàng năm giới
thiệu trên 100 lao động, công ty đang quản lí trên 1 tỷ đồng tiền thế chấp cuả lao động và
hàng tháng chi trả trên 400 triệu đồng tiền lương.
Quỹ tín dung nhân dân xã Cương Gián là điển hình cho sự năng động sáng tạo trong
việc xây dựng và phát triển nguồn vốn huy động cho nguồn lực tại chỗ, tạo điều kiện cho
nhân dân địa phương tạo việc làm và xuất khẩu lao động, nâng cao thu nhập, có tác động to
lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo và việc làm.
Năm năm qua bằng nhiều giải pháp tích cực, công tác xuất khẩu lao động thu được
nhiều kết quả khởi sắc đáng mừng, đã nâng dần mức sống cộng đồng tăng thu nhập bình
quân xã hội, góp phần làm giảm tỷ lệ đói nghèo của huyện xuống còn 13,57% theo tiêu chí
mới, nhiều gia đình khá giả, xuất hiện nhiều làng Hàn Quốc Đài Loan trên quê hương Nghi
Xuân như ở Cương Gián, Xuân Liên, Xuân trường…, người đi trước thành công tạo vốn
giúp người sau theo một hệ thống vững chắc và nhân rộng. Một số đơn vị làm sau có những
giải pháp hay như xã Xuân Mỹ, Cổ Đạm…
Khi các lao động xuất khẩu trở về cũng đã xuất hiên các chủ doanh nghiệp, chủ trang
trại, thu hút công ăn việc làm, cải thiện đời sống một bộ phận nông thôn gặp nhiều khó
khăn.
Công tác Xuất khẩu lao động là một trong những nhân tố tích cực đưa nền kinh tế xã
hội của huyện nhà chuyển biến tích cực, quốc phòng an ninh được giữ vững, đoàn kết cộng
đồng dân cư cùng phát triển, là một mũi nhọn giúp huyện tiến tới giàu có và phát triển một
cách bền vững.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Kết quả cụ thể như sau: từ năm 2005-2009 có 7376 người. Trong đó Hàn Quốc có 1643
người chiếm hơn 23%, Malaysia có 1435 người chiếm gần 20%, Đài Loan có 1612 người
chiếm gần 22%, các nước khác có 2686 người chiếm hơn 37%.
TT Đơn vị Tổng
số
Nam Nữ Năm

2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
1 TT Xuân An 144 126 18 39 26 35 39 5
2 TT Nghi
Xuân
50 41 9 5 2 11 28 4
3 Xuân Hội 532 294 238 34 133 160 126 79
4 Xuân Phổ 233 122 111 14 20 40 133 26
5 Xuân Lam 44 25 19 12 2 20 10 0
6 Xuân Lĩnh 57 54 3 9 3 38 4 3
7 Tiên Điền 235 211 24 13 15 37 156 14
8 Xuân Mỹ 142 70 72 12 42 41 17 30
9 Xuân Thành 203 113 90 60 17 31 86 9
10 Xuân Giang 179 109 70 14 31 52 34 48
11 Xuân
Trường
573 395 178 16 177 208 140 32
12 Xuân Đan 309 200 109 58 43 54 82 72
13 Xuân Hồng 243 179 64 53 32 24 116 18
14 Xuân Viên 76 26 50 1 4 23 5 43
15 Xuân Hải 918 585 333 196 138 123 214 247
16 Xuân Liên 872 497 375 219 195 166 147 145
17 Cổ Đạm 310 98 212 36 41 50 50 133

18 Cương Gián 2144 1468 676 476 465 434 364 405
19 Xuân Viên 112 78 34 3 60 19 27 .3
Cộng 7376 4691 2685 1270 1446 1566 1778 1316
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Cụ thể theo từng xã như sau:
Qua bảng số liệu trên cho thấy số lao động xuất khẩu lao động nam gần gấp đôi số
lượng xuất khẩu lao động nữ. Qua các năm số lượng xuất khẩu lao động cũng tăng lên từ
1270 lượt người chiếm 17.22% trong năm 2005 tăng lên 19.6%( có 1446 lượt người)
trong năm 2006. Đến năm 2007 đã có 1566 lượt người chiếm 21,23%, và tăng lên 24,15
trong năm 2008 với 1778 lượt người. Và đến năm 2009 đạt 1316 lượt người chiếm 18%.

Số người đi xuất khẩu lao động qua các nước:
TT Tên các nước Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Cộng
1 Hàn Quốc 403 364 304 472 100 1643
2 Malaysia 159 506 388 288 94 1435

3 Đài Loan 297 383 365 391 176 1612
4 Các nước khác 411 193 509 627 946 2686
Cộng 1270 1446 1566 1778 1316 7376
Bên cạnh những kết quả đã đạt trên đây trong quá trình triển khai thực hiện công tác
xuất khẩu lao động vẫn còn một số hạn chế tồn tại sau:
Ban chỉ đạo huyện tuy được thành lập từ năm 2003 đến nay nhưng hoạt động còn
hạn chế, nhận thức của các cấp, các ngành về xuất khẩu lao động chưa thất sự đầy đủ nên
việc chỉ đạo tập trung chưa cao, đang khoán trắng cho cơ quan chuyên môn và cơ sở xuất
khẩu lao động, công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về
xuất khẩu lao động chưa kịp thời và đầy đủ cho người lao động.
Phần lớn người lao động có nguyện vọng nhu cầu đi xuất khẩu lao động là những người
nghèo, khó khăn về kinh tế, mặt khác sự hỗ trợ của các địa phương, các tổ chức đoàn thể xã
hội, các cơ quan chức năng cho người lao động chưa cao.
Hầu hết các đơn vị về trên địa bàn hoạt huyện tuyển lao động đi xuất khẩu chủ yếu
làm dịch vụ, tạo nguồn cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh,nên chưa chủ động kế hoạch tuyển,
thời gian xuất cảnh bị động, các khoản thu lệ phí của người lao động còn cao, mức thu của
mỗi đơn vị cũng không giống nhau. Công tác thông tin, quảng cáo trên các phương tiện
thông tin đại chúng về tuyển người lao động có sự trùng lặp, chồng chéo làm người lao
động muốn đi xuất khẩu lao động thiếu tin tưởng khi tìm đối tác tin cậy, một số đơn vị chạy
theo số lượng, chưa quan tâm đến chất lượng như đào tạo nghề, giáo dục định hướng, học
tiếng nên tỷ lệ lao động không được xuất cảnh cao, làm ảnh hưởng đến công tác tuyển lao
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
động. Đặc biệt thời gian qua số lượng lao động vi phạm pháp luật lớn tại các nước như
Quato, Joocdani… đã gây ảnh hưởng mất uy tín lao đông.
Quy định về quản lí các đơn vị dịch thuật hợp đồng lao động cá nhân, các giấy tờ liên
quan cho người lao động chưa được quan tâm đúng mức nên việc thu lệ phí dịch thuật còn
cao và không thống nhất giữa các cơ quan.
Thị trường mới đã được mở rộng nhưng chủ yếu vẫn là thị trường có thu nhập thấp và
việc Vida xuất cảnh ở một số thị trường còn khó khăn nên số lao động đã hoàn chỉnh thủ

tục vẫn chưa được xuất cảnh, ở một số thị trường có thu nhập cao thì thủ tục rườm rà,
người lao động nghèo không đủ thủ tục thế chấp vay vốn nên việc xuất khẩu lao động tại
các nước này còn rất hạn chế.
Một số vụ lừa đảo xuất khẩu lao động ở các tỉnh phía Bắc như Thái Bình, Bắc Giang,
Hà Tây…đã làm ảnh hưởng đến lòng tin của người lao động.
Công tác đào tạo nghề chưa được chú trọng, dẫn tới nguồn nhân lực xuất khẩu ở trình
độ thấp( văn hóa, ngoại ngữ, tay nghề).
Chưa chú trọng đến dịch vụ lao động trong nước.
1.3 Tổng hợp các vấn đề then chốt.
1.3.1 Xác định các điểm mạnh điểm yếu.
• Điểm mạnh:
Huyện Nghi Xuân có lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống về xuất khẩu lao
động, bình quân hàng năm có hơn một ngàn người đi xuất khẩu lao động, tổng số lao động
của huyện đi làm việc ở nước ngoài lên tới trên 10 ngàn lượt người, hiện đang có hơn 5
ngàn lao động làm việc ở nước ngoài hàng năm gửi về hàng trăm tỷ đồng góp phần vào
phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo và ổn định an ninh chính
trị, trật tự xã hội trên địa bàn huyện.
• Điểm yếu:
Nhận thức của các cấp các ngành các tổ chức đoàn thể xã hội về công tác xuất khẩu lao
động chưa tốt, hầu như manh tính tự phát của từng các nhân địa phương.
Chất lượng lao động đi xuất khẩu lao động phần lớn chưa đáp ứng nhu cầu của thị
trường quốc tế, trình độ văn hóa, ngoại ngữ thấp và chưa được đào tạo. Lao động xuất khẩu
chủ yếu còn là lao động phổ thông nên chưa đủ điều kiện để tiếp cận các thị trường lớn có
thu nhập cao mà tập trung chủ yếu đi các thị trường có thu nhập thấp rủi ro cao.
9

×