Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.15 KB, 54 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

LUẬN VĂN TỐT NGHỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2010 – 2014

HỤI, HỌ, BIÊU, PHƢỜNG TRONG PHÁP
LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn:
CN. NGUYỄN THỊ MỸ LINH
Bộ môn Luật Tƣ pháp
Khoa Luật – ĐHCT

Sinh viên thực hiện:
TRẦN NGỌC MAI
MSSV: 5117321
Lớp: Luật Tƣ Pháp

Cần Thơ, tháng 11/2014
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp



Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài .................................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................2
5. Bố cục của đề tài ..............................................................................................................3
CHƢƠNG 1 .........................................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ HỤI, HỌ, BIÊU, PHƢỜNG .........4
1.1 Khái niệm chung về hụi, họ, biêu, phƣờng ....................................................................4
1.2 Đặc điểm pháp lý của hụi ..............................................................................................8
1.2.1 Đặc điểm pháp lý chung ..........................................................................................8
1.2.2 Đặc điể m pháp lý riêng .........................................................................................10
1.3 Phân loại hụi ................................................................................................................10
1.3.1 Hụi không có lãi ....................................................................................................11
1.3.2 Hụi có lãi ...............................................................................................................12
1.3.3 Tác động của hụi ...................................................................................................14
1.3.3.1 Tích cực ..........................................................................................................14
1.3.3.2 Tiêu cực. .........................................................................................................14
1.4 Đƣờng lối xử lý hụi quy định qua các thời kì lịch sử ..................................................14
1.4.1 Quy định về hụi trƣớc năm 1996 ..........................................................................14
1.4.2 Quy định về hụi từ năm 1996 đến năm 2006 ........................................................15
1.4.3 Quy định về hụi từ năm 2006 đến nay ..................................................................17
CHƢƠNG 2 .......................................................................................................................19
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỤI, HỌ, BIÊU, PHƢỜNG ..19
2.1 Chủ thể tham gia trong quan hệ hụi .............................................................................19
2.2 Điều kiện để chủ thể tham gia trong quan hệ hụi có hiệu lực .....................................20

2.2.1 Điều kiện về nội dung ...........................................................................................20
2.2.2 Điều kiện về hình thức ..........................................................................................22
2.3 Quy định về lãi suất của hụi .........................................................................................24
2.4 Quyền và nghĩa vụ của ngƣời tham gia hụi .................................................................27
2.4.1 Đối với hụi không có lãi ........................................................................................27
2.4.1.1 Quyền của chủ hụi đối với hụi không có lãi ...................................................27
2.4.1.2 Nghĩa vụ của chủ hụi đối với hụi không có lãi ...............................................27
2.4.1.3 Quyền của thành viên đối với hụi không có lãi ..............................................28
2.4.1.4 Nghĩa vụ của thành viên đối với hụi không có lãi ..........................................28
2.4.2 Đối với hụi có lãi ...................................................................................................29
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

2.4.2.1 Quyền của của chủ hụi đầu thảo ....................................................................29
2.4.2.2 Nghĩa vụ của của chủ hụi đầu thảo ................................................................29
2.4.2.3 Quyền của của thành viên hụi đầu thảo ........................................................29
2.4.2.4 Nghĩa vụ của của thành viên hụi đầu thảo .....................................................30
2.4.2.5Quyền của của chủ hụi hưởng hoa hồng .........................................................30
2.4.2.6 Nghĩa vụ của của chủ hụi hưởng hoa hồng ....................................................30
2.4.2.7 Quyền của của thành viên hụi hưởng hoa hồng .............................................32
2.4.2.8 Nghĩa vụ của của thành viên hụi hưởng hoa hồng .........................................32
CHƢƠNG 3 .......................................................................................................................34
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỤI Ở NƢỚC TA. NGUYÊN NHÂN VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ......34

3.1 Tình hình về giải quyết tranh chấp hụi ở nƣớc ta hiện nay .........................................34
3.2 Một số vƣớng mắc qua việc giải quyết các tranh chấp hụi ở nƣớc ta hiện nay. ..........38
3.2.1 Vấn đề về thời hiệu quy định trong hụi .................................................................38
3.2.2 Vấn đề lãi suất quy định trong hụi ........................................................................40
3.2.3 Khó khăn trong việc giải quyết hậu quả ...............................................................42
3.3 Nguyên nhân của những vƣớng mắc khi giải quyết các tranh chấp về hụi .................45
3.4 Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật ....................................................................47
KẾT LUẬN ........................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................51

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời buổi phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, nhu cầu vốn đối với mỗi cá
nhân, hộ gia đình là rất lớn. Thế nên, bên cạnh sự ra đời của các tổ chức tín dụng chính
thức thì các tổ chức tín dụng phi chính thức do cá nhân, tổ chức thành lập cũng ra đời.
Trong đó, hụi là một hình thức huy động vốn và cấp vốn mà ngƣời dân Việt nam rất hay
sử dụng, dù ở nông thôn hay thành thị, dù giàu hay nghèo đều có thể tiếp cận với hình
thức hụi. Hụi đã đáp ứng đƣợc các nhu cầu mà các tổ chức tín dụng chính chức dù có
năng động đến mấy cũng khó có thể thay thế đƣợc. Do hiện nay thủ tục cho vay tại các
Ngân hàng ở nƣớc ta còn phức tạp so với sự hiểu biết của ngƣời dân. Trong khi, cuộc
sống thƣờng nhật có những việc cần chi tiêu gấp nhƣ đau ốm, cho con đi học, kinh

doanh…mà ngƣời vay không có điều kiện đến ngân hàng. Mặc khác, do thói quen, nhiều
khi họ chỉ cần một số tiền nhỏ khoảng vài trăm nghìn hoặc vài triệu thì họ không thể vay
ở các tổ chức tín dụng đƣợc. Chính vì vậy, ai ai cũng đổ xô chơi hụi, khi chơi hụi chẳng
những ngƣời dân sẽ huy động đƣợc số tiền lớn dùng vào việc cần thiết, điều quan trong
nhất là khoản lãi vay rất cao từ những ngƣời tham gia. Chính vì lợi ích đó mà hụi đƣợc
xem là kênh huy động vốn và đầu tƣ lý tƣởng. Với hình thức đơn giản và thuận tiện
không đòi hỏi thủ tục rắc rối, có thể cung cấp nguồn vốn ở mọi lúc, mọi nơi, hụi phát
triển nhanh chóng và góp phần không nhỏ vào việc giúp ngƣời dân cải thiện thu nhập,
nâng cao đời sống và mang lại nhiều lợi ích khác.
Ai cũng biết mục đích của việc chơi hụi chủ yếu là gây vốn và tiết kiệm giữa những
ngƣời tham gia. Hoạt động chơi hụi về bản chất thì rất hữu ích cho cả chủ hụi lẩn hụi
viên nhƣng một số ngƣời với mục đích xấu đã lợi dụng nó mà trục lợi. Trong những năm
gần đây, thƣờng xuyên xảy ra các vụ bể hụi, giựt hụi với số tiền lên tới hàng tỷ đồng
khiến nhiều ngƣời lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất. Trƣớc kia hoạt động chơi
hụi không đƣợc pháp luật thừa nhận và hụi chỉ tồn tại dƣới hình thức tập quán. Nhƣng kể
từ ngày 1/1/2006, ngày Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực thì hoạt động chơi hụi đƣợc
pháp luật chính thức thừa nhận và bảo vệ, Chính phủ đã công nhận hình thức huy động
vốn bằng hụi bằng cách giành trọn một điều 479 trong Bộ luật dân sự năm 2005 để nói
về hụi. Sau đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 144/2006/NĐ-CP về hoạt động
của hụi họ nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời tham gia hụi.
Hiện nay, hoạt động chơi hụi của ngƣời dân phát triển rầm rộ, ngoài những lợi ích
tích cực do hụi mang lại, kéo theo đó là vô số các tranh chấp phát sinh trong quá trình
chơi hụi. Trong khi, sự chênh lệch hiểu biết về hụi, kiến thức pháp luật về hụi của ngƣời
dân còn hạn chế nên rủi ro khi tham gia hụi là rất cao, đặc biệt là dể bị kẻ xấu lợi dụng
lòng tin lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Mặc khác, các quy định về hụi, họ, biêu, phƣờng vẫn
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

1

SVTH: Trần Ngọc Mai



Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

còn tồn tại một số hạn chế, bất cập cần đƣợc hoàn thiện, bổ sung. Vì vậy vấn đề này cần
đƣợc nghiên cứu sâu sắc hơn nữa nhằm làm rõ hơn về mặt pháp lý cũng nhƣ việc áp
dụng các quy định về hình thức chơi hụi trong thực tiễn, đồng thời đƣa ra những giải
pháp hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu quả của các quy định đã nêu, điều đó không
chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Với những mong
muốn nói trên và mong muốn tiếp cận sâu hơn về pháp luật dân sự, pháp luật hợp đồng
nói chung và pháp luật về hụi nói riêng. Đó chính là lý do mà ngƣời viết chọn đề tài
“Hụi, họ, biêu, phƣờng trong pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu đề tài
- Thứ nhất: Đề tài “Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam” đƣợc
thực hiện nhằm tổng hợp các quy định liên quan đến hụi, họ, biêu, phƣờng để có cái nhìn
toàn diện, khách quan. Thông qua đó, đề tài làm rõ hơn quy định của pháp luật hiện hành
về hụi để góp phần nâng cao sự hiểu biết cho bản thân cũng nhƣ tìm ra những biện pháp
để giảm thiểu rủi ro cho những ngƣời tham gia hụi.
- Thứ hai: Trong quá trình nghiên cứu, ngƣời viết tìm hiểu thực tiễn về hụi, họ,
biêu, phƣờng nhằm tìm ra những hạn chế về mặt pháp luật cũng nhƣ những vƣớng mắc
gặp phải trong quá trình giải quyết các tranh chấp hụi.
- Thứ ba: Tìm hiểu nguyên nhân dẩn đến những bất cập, vƣớng mắc trong việc áp
dụng quy định pháp luật về hụi, họ, biêu, phƣờng trong thực tiển. Sau cùng, đƣa ra một
số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp luật về vấn đề này.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong nội dung nghiên cứu của đề tài, ngƣời viết chủ yếu dựa trên cơ sở đƣờng lối
xử lý tranh chấp cũng nhƣ các quy định của pháp luật về hụi, họ, biêu, phƣờng hiện hành

của Nhà nƣớc ta.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu và hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất, ngƣời viết đã sử dụng một vài
phƣơng pháp để làm công tác phục vụ cho việc nghiên cứu của mình nhƣ sau:
 Phƣơng pháp phân tích luật viết để tìm hiểu các quy định của pháp luật dân sự
Việt Nam hiện hành.
 Phƣơng pháp điều tra, thống kê số liệu thực tế, số liệu trong Tòa án và những
thông tin cần thiết.
 Phƣơng pháp sử dụng các số liệu thực tế để phân tích các vấn đề có liên quan đến
đề tài nghiên cứu.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

2

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

 Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh các quy định của pháp luật về hụi và
pháp luật có liên quan.
 Phƣơng pháp tổng hợp thống kê, sử dụng các trang web để tìm kiếm và sƣu tầm
tài liệu. Đồng thời, vận dụng các tài liệu của các nhà nghiên cứu, các tạp chí
chuyên ngành về vấn đề nghiên cứu và những vấn đề có liên quan nhằm bổ sung
kiến thức về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật.
5. Bố cục của đề tài
Với mục đích và phƣơng pháp nghiên cứu nêu trên, kết cấu của đề tài gồm 3 phần:
lời nói đầu, phần nội dung và phần kết luận.

Trong đó, phần nội dung của đề tài gồm có 3 chƣơng:
 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của pháp luật dân sự về hụi, họ, biêu, phƣờng
 Chƣơng 2: Cơ sở pháp lý của pháp luật hiện hành về hụi, họ, biêu, phƣờng
 Chƣơng 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về hụi. Nguyên nhân và một số kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngƣời viết đã cố gắng và đƣợc sự hƣớng dẫn tận
tình của Cô Nguyễn Thị Mỹ Linh. Nhƣng do hạn chế về kiến thức và tài liệu tham khảo
nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý Thầy (Cô) và các bạn
thông cảm và đóng góp ý kiến để bài viết đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

3

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ HỤI, HỌ,
BIÊU, PHƢỜNG
1.1 Khái niệm chung về hụi, họ, biêu, phƣờng
Hụi, họ, biêu, phƣờng là tên gọi khác nhau của một hình thức giao dịch về tài sản
theo tập quán tồn tại từ lâu đời và khá phổ biến ở nƣớc ta. Tùy theo phong tục, tập quán
của mỗi vùng miền mà giao dịch này có các tên gọi khác nhau. Miền Bắc thƣờng gọi là
họ, miền Trung thƣờng gọi là biêu, phƣờng, còn ở miền Nam thƣờng đƣợc gọi là hụi. Ở

một số nơi còn có tên gọi khác là bƣu, huê, hội…
Một trong những biểu hiện của tinh thần cộng đồng làng xã của ngƣời Việt cổ
truyền là việc lập hội để tƣơng thân, tƣơng ái, giúp đỡ lẫn nhau. Trong làng có mƣời
ngƣời hoặc vài chục ngƣời rủ nhau lập một hội tự giúp đỡ lẫn nhau gọi là hội tự cấp. Hội
tự cấp gồm 4 loại: họ mua bán (tức là chơi hụi), họ hiếu, họ hỷ và họ ăn tết. Mỗi hội huy
động tiết kiệm từ mỗi hội viên và chỉ cho vay trong hội với nhau. Các vấn đề nhƣ lãi
suất, mức cho vay sẽ do các hội viên quyết định thông qua bỏ phiếu kín (dạng đấu giá),
hoặc do hội trƣởng (chủ hụi, họ) định đoạt trong những cuộc họp định kỳ. Chu kỳ của
một hụi kết thúc khi tất cả mỗi hội viên đã một lần nhận đƣợc tổng số tiền huy động đƣợc
tại mỗi lƣợt. Các hội viên thƣờng là những ngƣời phụ nữ trong gia đình, họ chơi hụi
nhằm mục đích tiết kiệm có sinh lời hay nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính khi túng thiếu.
Những họ này giúp nhau về vốn, chẳng hạn nhƣ họ mua bán là nơi các thành viên có thể
nhận đƣợc đồng vốn góp của các thành viên khác và có trách nhiệm hoàn trả sau một thời
gian. Họ hiếu giúp nhau trong lúc tang ma, họ hỷ giúp nhau khi có cƣới hỏi. Còn họ ăn
tết thì đặc biệt hơn, vì thành viên có thể nhận đƣợc vốn bằng tiền hoặc hiện vật, và họ
này giúp các thành viên có hoàn cảnh khó khăn có thể đƣợc ăn tết đầy đủ nhƣ bao gia
đình khác, khi qua tết thì thành viên này mới hoàn trả theo thời gian mà họ quy định.1
Mặc dù tên gọi khác nhau nhƣng tóm lại hụi, họ, biêu, phƣờng, bƣu, huê, hội đều có
chung một tính chất là hình thức giao dịch về tài sản, tiền giữa những ngƣời tham gia và
thƣờng do phụ nữ thực hiện. Bộ luật dân sự năm 1995 không quy định về vấn đề chơi
hụi. Việc chơi hụi diễn ra trên thực tế rất phức tạp, với nhiều loại hình khác nhau. Có
hình thức chơi hụi là giao dịch dân sự của các chủ thể nhằm tƣơng thân, tƣơng ái, giúp
đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên cũng có những hình thức chơi hụi là hình thức cho vay, kinh
doanh tiền tệ, thậm chí là hình thức cho vay nặng lãi. Vì vậy, để định hƣớng việc chơi
hụi đƣợc lành mạnh, đồng thời tạo cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh. Bộ luật
dân sự năm 2005 bổ sung quy định về hụi, họ, biêu, phƣờng, trong đó xác định hình thức
1

Trần Văn Biên, Hụi, họ, biêu, phường trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam: Quá khứ và hiện tại, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2008.


GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

4

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

về hụi, họ, biêu, phƣờng thực chất là hợp đồng vay mƣợn mang tính chất tƣơng thân,
tƣơng ái, không kinh doanh và trục lợi. Cụ thể tại khoản 1 Điều 479 Bộ luật dân sự năm
2005 có nêu rõ khái niệm nhƣ sau:
“Họ, hụi, biêu, phƣờng (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản
theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm ngƣời tập hợp nhau lại cùng định ra số
ngƣời, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của
các thành viên”.
Do đề tài của ngƣời viết nghiên cứu ở phạm vi Đồng bằng sông Cửu Long mà
ngƣời dân nơi đây hay gọi chung hụi, họ, biêu, phƣờng là “hụi”. Nên ngƣời viết cũng
dùng cách gọi này. Tuy vậy, thuật ngữ “hụi” cũng đƣợc dùng phổ biến ở cả miền Bắc,
miền Trung, miền Nam và trên các phƣơng tiện truyền thông nhƣ sách, báo, tạp chí...Để
hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này, trƣớc tiên chúng ta sẽ tìm hiểu một số thuật ngữ thƣờng
gặp liên quan đến việc “chơi hụi”
- Phần hụi: Là số tiền hoặc tài sản khác đã đƣợc xác định theo thoả thuận mà thành
viên phải góp trong mỗi kỳ mở hụi. Phần hụi phải là tài sản có thể giao dịch đƣợc.2
- Dây hụi: Gọi chung cho tất cả các phần hụi của các thành viên tham gia chơi hụi
trong một kỳ khui hụi, hay có thể hiểu là giá trị của dây hụi trong một kỳ. Trong các văn
bản luật chƣa có quy định khái niệm này, tuy nhiên thuật ngữ “dây hụi” đƣợc sử dụng

khá phổ biến. Dây hụi còn có thể hiểu là tất cả các thành viên tham gia chơi hụi. Bởi vậy,
khi một ngƣời nào đó muốn tham gia vào một dây hụi thƣờng hỏi “dây hụi này có bao
nhiêu ngƣời”.
- Kỳ mở hụi: Là thời điểm đƣợc xác định theo thỏa thuận của các thành viên tham
gia hụi mà tại thời điểm đó từng thành viên đƣợc lĩnh hụi.3 Kỳ mở hụi đƣợc xác định
bằng khoảng thời gian giữa ngƣời lĩnh hụi kỳ trƣớc và ngƣời lĩnh hụi ngay kỳ sau đó có
thể là một tuần, nửa tháng, một tháng, nửa năm, một năm hoặc theo mùa.
- Hụi ngày: Là hụi đƣợc mở hàng ngày và cho tới khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi.
- Hụi tuần: Là loại hụi mở theo tuần và ngày mở hụi thƣờng là ngày cuối tuần. Có
thể kỳ mở hụi là một tuần hoặc hai tuần, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của những ngƣời
chơi với nhau. Hụi mở và kết thúc khi thành viên cuối cùng đƣợc lĩnh hụi.
- Hụi tháng: Đây là hụi khá phổ biến. Hụi đƣợc mở theo tháng và kết thúc khi thành
viên cuối cùng đƣợc lĩnh hụi.

2
3

Nghị định số 144/2006 NĐ-CP ngày 27/11/2006 của Chính phủ Quy định về hụi, họ, biêu, phƣờng 2005, điều 3.
Nghị định số 144/2006 NĐ-CP ngày 27/11/2006 của Chính phủ Quy định về hụi, họ, biêu, phƣờng 2005, điều 3.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

5

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam


- Hụi năm:
- Hụi mùa: Là hụi mở theo mùa vụ, tập quán làm ăn của ngƣời dân, thời gian mở
hụi không xác định rõ, tùy theo tình hình công tác nông vụ của các thành viên mà quyết
định thời gian mở hụi. Hụi mùa vụ cũng kết thúc khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi.
- Hụi sống: Là phần hụi mà thành viên nộp hàng tháng mà chƣa đƣợc liñ h hụi . Nếu
hụi có lãi thì thành viên chƣa liñ h hụi chỉ phải góp phần hụi sau khi đã trừ đi tiền lãi do
thành viên đƣợc lĩnh hụi trả cho các thành viên.
- Hụi chết: Là phần hụi mà thành viên đã hốt hụi , họ không có quyền hốt tiếp trong
những kỳ hụi sau đó nhƣng họ có nghĩa vụ đóng phần hụi cho đến hết chu kỳ , nếu là hụi
có lãi thì phần hụi chết phải đóng không đƣợc trừ phần lãi của thành viên hốt hụi kỳ đó ,
vì ngƣời đã hốt hụi không đƣợc hƣởng lãi. Nhƣ vậy hụi chết luôn bằng phần hụi đã đƣợc
ấn định lúc đầu. Tóm lại, hụi chết là hình thức nhận tiền và đóng tiền cố định do dây hụi
quy định, chơi hụi chết chỉ là mang tính hình thức cần tiền thì nhận tiền trƣớc, và trả đủ
sau này, không tính lời lãi, mọi ngƣời đều công bằng.
- Giựt hụi : Đƣợc hiểu là tới kỳ mở hụi mà không thấy chủ hụi hoặc trong trƣờng
hợp “hụi chết” là ngƣời nhận hụi sớm và những tháng sau ngƣời nhận hụi không chiụ
đóng tiền.
- Bể hụi: Bể hụi khi chủ hụi gom tiền của các con hụi rồi bỏ trốn. Đó là trƣờng hợp
cực đoan, có trƣờng hợp các “con hụi” nhận hụi rồi nhƣng các tháng sau không chịu
đóng hụi chết, để duy trì hoạt động, chủ hụi phải đóng hụi chết thay cho ngƣời đó, với
dây hụi nhỏ, một vài “con hụi” giựt hụi nhƣ vậy thì chủ hụi có thể xoay sở nổi nhƣng với
hụi lớn, nhiều “con hụi” giựt hụi quá, chủ hụi đóng thế không nổi dẩn đến “bể hụi”.
Chơi hụi giống nhƣ hình thức bỏ ống tiết kiệm nhƣng giúp các con hụi có cơ hội
nhận trƣớc tổng số tiền mình định tiết kiệm nhanh hơn. Và khi nhận đƣợc tiền hụi, ngƣời
đó sẽ trở về với hình thức trả góp. Thƣờng thì những ngƣời tham gia chơi hụi sẽ tập hợp
một nhóm ngƣời lại tạo thành một “dây hụi”. Dây hụi này có thể không giới hạn ngƣời
chơi. Trƣớc tiên trong dây hụi sẽ bầu ra một ngƣời làm “chủ hụi”. Có trƣờng hợp một
ngƣời tự đứng ra làm chủ hụi và mời các thành viên khác cùng chơi . Trách nhiệm của
chủ hụi khá nặng nề đó là tổ chức , quản lý, điều hành và thu tiề n của ngƣời chơi . Mỗi

thành viên còn lại trong dây hụi go ̣i là “hụi viên” , mỗi ngƣời là một hụi viên , dân gian
hay dùng tƣ̀ “con hụi” . Đến kỳ hạn chủ hụi sẽ lần lƣợt đi thu tiền, tài sản của hụi viên, có
thể là chủ hụi nhờ ngƣời khác đi thu hộ. Một hụi viên sẽ nhận đƣợc toàn bộ các phần
đóng góp này gọi là “lĩnh hụi” (hay hốt hụi). Tới kỳ tiếp theo sẽ đến lƣợt các thành viên
khác lĩnh hụi, cứ nhƣ vậy tạo thành một vòng luân phiên cho tới hết chu kỳ. Việc xác
định thành viên lĩnh hụi sẽ tùy thuộc vào thể thức chơi hụi. Nếu đóng hằng ngày (mỗi
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

6

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

ngày 1 ngƣời lấy tiền) thì gọi là hụi ngày, đóng hằng tuần (mỗi tuần 1 ngƣời lấy tiền) là
hụi tuần, đóng hằng tháng (mỗi tháng 1 ngƣời lấy tiền) thì gọi là hụi tháng. Riêng đối với
hụi mùa thì khi đến mùa thu hoạch các hụi viên sẽ thống nhất một ngày nào đó để đóng
hụi và khui hụi. Ngƣời thu tiền tức chủ hụi là ngƣời đƣợc lấy đầu tiên, với số tiền 100%.
Thành viên dành quyền ƣu tiên lấy tiền (hốt hụi) bằng cách “bỏ hụi” (một hình thức trả
lãi) ai cần tiền trƣớc thì sẽ “bỏ hụi”, ai bỏ cao thì ngƣời đó hốt. Ngƣời hốt hụi xong sẽ
phải đóng hụi chết (nguyên phần), dạng này giống nhƣ là “ăn trƣớc, trả sau” vậy. Thành
viên hốt cuối cùng (nuôi hụi) sẽ hốt đƣợc số tiền 100%. Nhƣ vậy, trừ ngƣời chủ hụi và
thành viên hốt hụi chót, tất cả những thành viên khác đều nhận đƣợc số tiền ít hơn số tiền
mà họ đóng vào.
Thời gian mở hụi: phụ thuộc đó là loại hụi nào (hụi ngày, hụi tuần, hụi tháng…) và
thời gian mở hụi đƣợc sự thỏa thuận giữa các thành viên với chủ hụi.
Số tiền chơi: rất đa dạng, tùy thuộc vào tình hình kinh tế của gia đình mình mà thành

viên tham gia có thể lựa chọn tham gia vào dây hụi nào có số tiền phù hợp với khả năng
của gia đình.
Hình thức góp và lĩnh hụi: Từ rất lâu hụi ra đời gắn liền với hoạt động sản xuất của
nông dân. Một số hụi đầu tiên ra đời với hình thức góp hụi và lĩnh hụi nhƣ: lúa, heo, và
một số tài sản khác. Nhƣng hiện nay với sự tiến bộ và thuận tiện của tiền nên bây giờ
hình thức góp hụi và lĩnh hụi đa phần là bằng tiền mặt.
Cách thức chơi hụi rất đơn giản, chỉ cần có chủ hụi, hay một số ngƣời có uy tín
đứng ra làm chủ hụi và mở dây hụi. Ngƣời muốn tham gia hụi chỉ cần đến gặp chủ hụi,
ghi tên vào danh sách sổ hụi và tham gia mở hụi, góp hụi là đã trở thành một trong những
thành viên của dây hụi. Nếu ngƣời tham gia không biết ai là chủ hụi để có thể tham gia
hụi thì có thể dựa vào mối quan hệ, lời giới thiệu của những ngƣời quen biết đến chủ hụi.
Khi đƣợc chủ hụi chấp nhận cùng với các thành viên khác thì đƣợc ghi tên vào danh sách
hụi, sau đó có thể tham gia mở và góp hụi. Tuy nhiên thông thƣờng chủ hụi sẽ nhận thành
viên tham gia cho tới khi số ngƣời chơi hụi đã thích hợp thì dừng lại và kết thúc đợt mở
hụi đầu tiên.
Do chơi hụi là một hoạt động tự do cho nên không có một công thức hay một khuôn
mẩu tính toán cụ thể nào cả mà tùy thuộc vào sự thỏa thuận của chủ hụi và những ngƣời
chơi hụi với nhau, một ngƣời có thể làm chủ nhiều dây hụi hoặc tham gia nhiều phần hụi
trong một dây hụi. Một phần hụi cũng có thể do nhiều ngƣời tham gia nếu đƣợc sự đồng
ý của tất cả các hụi viên.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

7

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp


Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

1.2 Đặc điểm pháp lý của hụi
Xét mối quan hệ hụi họ ta thấy, bản chất của việc chơi hụi là một hình thức để dành
dụm của cải, một loại giao dịch dân sự dƣới dạng hợp đồng. Đây là sự tổ chức dây
chuyền, tập trung vận động đƣợc nhiều ngƣời tham gia đóng góp việc vay và cho vay của
nhau, thể hiện đầy đủ đặc điểm của một hợp đồng vay tài sản.
1.2.1 Đặc điểm pháp lý chung
Trong cuộc sống hằng ngày, để giải quyết những khó khăn tạm thời về kinh tế, đặc
biệt là đối với những gia đình túng thiếu cần vốn để sản xuất kinh doanh, phải đi vay
mƣợn tiền, vàng của ngƣời khác thì hợp đồng vay tài sản là phƣơng tiện pháp lý để thỏa
mãn các nhu cầu đó.
Điều 471 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hợp đồng vay tài sản nhƣ sau: “Hợp
đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên
vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng
số lƣợng, chất lƣợng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Sự
kiện cho vay phát sinh bởi hai hành vi căn bản là hành vi ứng trƣớc và hành vi hoàn trả
một số tiền nhất định. Hành vi ứng trƣớc tài sản do ngƣời cho vay thực hiện, còn hành vi
hoàn trả lại đƣợc ngƣời vay thực hiện vào một khoảng thời gian nhất định tùy theo sự
thỏa thuận.
Nhƣ vậy về chủ thể, việc cho vay bao giờ cũng có ít nhất hai bên tham gia, bao gồm
bên vay và bên cho vay. Bên cho vay là ngƣời có khoản tiền chƣa dùng đến, muốn cho
ngƣời khác sử dụng để thỏa mãn lợi ích của mình, có thể là lợi ích vật chất hoặc tinh
thần. Còn bên vay chính là ngƣời đang cần số tiền đó để kinh doanh hoặc tiêu dùng. Bản
chất truyền thống của góp hụi là tƣơng trợ, giúp đỡ lẩn nhau. Dƣới hình thức góp hụi,
thành viên góp hụi sẽ có đƣợc số vốn tập trung hoạt động kinh doanh hoặc sử dụng số
tiền vào những việc cần chi tiêu gấp nhƣ đóng tiền học cho con, chữa bệnh…
Hình thức pháp lý của việc cho vay chính là hợp đồng vay tài sản. Hợp đồng này
đƣợc các bên xác lập và thực hiện dựa trên nguyên tắc về tự do thống nhất ý chí, tự do
định đoạt. Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong đời sống, là hình thức pháp lý của các

mối quan hệ của các chủ thể trong xã hội. Điều 388 Bộ luật dân sự năm 2005 định nghĩa:
“Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự”. Về cơ bản, quy định đề cập đến các khía cạnh quan trọng của
hợp đồng nhƣ sau:
+ Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí của ít nhất hai bên, sự thỏa thuận này đƣợc thể
hiện thông qua hai giai đoạn đó là đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

8

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

+ Sự thỏa thuận của các bên phải đạt đến sự thống nhất tức là chỉ khi nào ý chí qua
lại đồng thời là ý chí thống nhất thì mới hình thành.
+ Mục đích của hợp đồng là phải nhằm đạt đƣợc hậu quả pháp lý đã định trƣớc. Hậu
quả pháp lý của hợp đồng có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ dân sự.
Hụi cũng là một dạng hợp đồng do vậy hụi có các đặc điểm pháp lý của một hợp
đồng dân sự. Trƣớc hết, đó là có sự thỏa thuận về quyền nghĩa vụ của các bên khi tham
gia giao dịch này. Yếu tố thỏa thuận đã bao hàm trong đó yếu tố tự nguyện, tự định đoạt
và sự thống nhất về mặt ý chí của các bên. Khi tham gia chơi hụi các thành viên và chủ
hụi đã có thỏa thuận về các nội dung liên quan và thống nhất với các nội dung đó, tự
nguyện thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích chung, không hề có sự lừa dố i, ép buộc. Nếu có sự
lừa dối, đe dọa, cƣỡng ép…là không phù hợp với nguyên tắc trên và hợp đồng đó bị vô

hiệu.
Pháp luật thừa nhận việc tự do giao kết hợp đồng nhƣng không đƣợc trái đạo đức và
xã hội.4 Nhằ m tạo điề u kiê ̣n cho các chủ thể thỏa mãn đƣơ ̣c các nhu cầ u về đời số ng vâ ̣t
chấ t cũng nhƣ tinh thầ n. Bô ̣ luâ ̣t dân sƣ̣ cho phép mọi chủ thể đƣơ ̣c quyề n “tƣ̣ do giao kế t
hơ ̣p đồ ng”. Theo nguyên tắ c này, mọi cá nhân, tổ chƣ́c, khi có đủ tƣ cách chủ thể đều có
quyề n tham gia giao kế t bấ t kì mô ̣t hơ ̣p đồ ng dân sƣ̣ nào, nế u họ muố n, mà không ai có
quyề n ngăn cản. Bằ ng ý chí tƣ̣ do của mình, các chủ thể có quyề n giao kế t nhƣ̃ng hơ ̣p
đồ ng dân sƣ̣ đã đƣơ ̣c pháp luâ ̣t quy đinh
̣ cụ thể cũng nhƣ nhƣ̃ng hơ ̣p đồ ng dân sƣ̣ khác dù
rằng pháp luâ ̣t chƣa quy đinh.
̣ Tuy nhiên, sƣ tƣ̣ do ý chí đó phải nằ m trong mô ̣t khuôn
khổ nhấ t đinh.
̣ Bên cạnh viê ̣c chú ý đến quyề n lơ ̣i của mình, các chủ thể phải hƣớng đến
viê ̣c bảo đảm quyề n lơ ̣i của nhƣ̃ng ngƣời khác cũng nhƣ lơ ̣i ích của toàn xã hô ̣i. Vì vâ ̣y,
tƣ̣ do của mỗi chủ thể phải “không trái pháp luâ ̣t, đa ̣o đƣ́c xã hô ̣i”. Nằ m trong mố i quan
hê ̣ tƣơng ứng giƣ̃a quyề n và nghĩa vụ, mỗi mô ̣t chủ thể vƣ̀a có quyề n “tƣ̣ do giao kế t hơ ̣p
đồ ng”, vƣ̀a có nghĩa vụ tôn trọng pháp luâ ̣t và đa ̣o đƣ́c xã hô ̣i 5. Chơi hụi đƣợc xem nhƣ
một dạng của hợp đồng vay tài sản, do vậy mọi ngƣời tham gia giao dịch phải phù hợp
với ý chí của mình nhƣng vẫn phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định-giới hạn lợi
ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. Đây là yếu tố
quan trọng nhất tạo nên sự đặc trƣng của hợp đồng so với các giao dịch dân sự khác, và
cũng là yếu tố làm nên bản chất của luật dân sự so với các ngành luât khác.
Ngoài ra việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện, bình
đẳng, thiện chí, hợp tác và ngay thẳng 6. Nguyên tắc này đƣợc quy định nhằm đảm bảo
4

Bộ luật dân sự năm 2005, điều 389, khoản 1.
Trƣờng Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr. 342.
6
Bộ luật dân sự năm 2005, điều 389, khoản 2.

5

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

9

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cƣởng ép hay cản trở trái với ý chí của mình.
Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng
với nhau; không ai đƣợc viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội,
dân tộc, giới tính hay tôn giáo…để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự. Hơn
nữa, ý chí tự nguyện của các bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ đƣợc đảm bảo khi các
bên bình đẳng với nhau trên mọi phƣơng diện. Chính vì vậy, pháp luật không thừa nhận
những hợp đồng đƣợc giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các
bên chủ thể thể.7 Theo nguyên tắc trên những hợp đồng nói chung và giao dịch về hụi nói
riêng, nếu đƣợc giao kết thiếu sự bình đẳng và tự nguyện thì sẽ không đƣợc pháp luật
thừa nhận. Tuy nhiên, để đánh giá một hợp đồng có phải là ý chí tự nguyện giữa các bên
hay không là một công việc tƣơng đối phức tạp và khó khăn trong thực tế.
Nhƣ vậy, hụi đƣơ ̣c xem là một dạng hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng vay tài sản
nói riêng, vì hụi có đầy đủ các đặc trƣng của hợp đồng mà Bộ luật dân sự năm 2005 đã
quy định.
1.2.2 Đặc điể m pháp lý riêng
Nhƣ đã phân tić h ở trên , bản chất của hụi giống nhƣ một dạng của hợp đồng vay tài
sản, vì đây cũng là một giao dịch dân sự . Tuy nhiên giữa hợp đồng vay tài sản thông

thƣờng và hụi có một vài đă ̣c điể m pháp lý riêng biê ̣t, đó là:
- Thứ nhất: Xét về bản chất trong giao dịch hụi ta thấy nó phức tạp hơn rất nhiều so
với hợp đồng vay tài sản thông thƣờng. Vì trong quan hệ vay mƣợn của hụi ta thấy đây là
quan hệ vay của nhiều ngƣời hoăc nhiều ngƣời vay của một ngƣời.
- Thứ hai: Hoạt động vay mƣợn ở đây không chỉ đơn thuần là giữa bên vay và bên
mƣợn mà có sự hoán đổi vị trí cho nhau. Ở kỳ lĩnh hụi này anh là ngƣời đi vay, nhƣng ở
kỳ hụi lĩnh hụi sau anh sẽ là ngƣời cho vay.
- Thứ ba: Trong hợp đồng vay tài sản thông thƣờng thì bên cho vay sẽ áp đặt lãi
suất đối với bên đi vay. Còn trong giao dịch hụi thì ngƣợc lại. Bên đi vay tự đặt ra lãi
suất đối với ngƣời cho vay.
1.3 Phân loại hụi
Trong nhân gian hụi đƣợc chia làm rất nhiều loại nhƣ: hụi ngày, hụi tuần, hụi
tháng, hụi năm, hụi mùa,…Tuy nhiên theo định nghĩa về hụi thì tính chất cơ bản của
hụi chính là vay vốn giữa các cá nhân theo kiểu huy động và trả góp. Do đó hụi đƣợc

7

Nguyễn Thi Giang,
Nguyễn Mai Ha ̣nh, Phân loại hợp đồ ng và nguyên tắ c khi giao kế t hợp đồ ng, Báo điê ̣n tƣ̉
̣
Vibonline, 2010, [ ngày truy cập 20-7-2014].

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

10

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp


Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

chia làm hai loại cơ bản: hụi không có lãi và hụi có lãi, trong hụi có lãi đƣợc chia làm
hai loại, đó là hụi đầu thảo và hụi hƣởng hoa hồng.
1.3.1 Hụi không có lãi
Hụi không có lãi là hụi mà theo sự thoả thuận giữa những ngƣời tham gia hụi, thành
viên đƣợc lĩnh hụi nhận các phần hụi khi đến kỳ mở hụi và không phải trả lãi cho các
thành viên khác. Thành viên đã lĩnh hụi có nghĩa vụ tiếp tục góp hụi để các thành viên
khác đƣợc lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi.8
Ví dụ: Một dây hụi mƣời ngƣời, góp ngày 10.000 đồng, mở hụi cuối tháng. Nhƣ vậy,
chẳng hạn đến kỳ mở hụi thứ nhất (ngày thứ 30), bà A đƣợc “hốt hụi” thì bà nhận đƣợc
số tiền là: 10.000 đồng x 10 ngƣời X 30 ngày = 3.000.000 đồng (trong đó có tiền bà góp
là: 10.000 đồng x 30 ngày = 300.000 đồng), ngoài ra, nếu có thỏa thuận thì bà A phải
trích ra một số tiền hoa hồng cho chủ hụi. Qua việc chơi dây hụi này, bà A mƣợn đƣợc
nguồn vốn gấp 10 lần bà góp để dùng vào việc riêng. Qua kỳ mở hụi thứ hai, bà A và các
con hụi khác vẫn phải góp 10.000 đồng một ngày. Đến kỳ mở hụi (ngày thứ 60), một
ngƣời khác cũng sẽ đƣợc “hốt hụi” với số tiền tƣơng tự bà A. Hụi kết thúc khi tất cả các
con hụi đều đã đƣợc hốt hụi.
Thứ tự lĩnh hụi trong hụi không có lãi đƣợc xác định bằng hình thức bốc thăm, trừ
trƣờng hợp có thoả thuận khác. Nhƣ vậy hụi không có lãi chỉ mang tính chất giúp đỡ lẫn
nhau và là một giao dịch dân sự thuần túy không có phát sinh lãi, các hụi viên thực hiện
nghĩa vụ đều dựa trên sự tự giác.
Ngoài ra ở miền Tây còn có một nét văn hóa đặc trƣng khó nơi nào có đƣợc đó là
chơi “hụi heo”. Đây là một hình thức khác của hụi không có lãi vì loại hụi này không có
tính lãi suất, chủ yếu là tình làng nghĩa xóm. Theo thỏa thuận bằng miệng, hằng năm,
mỗi hụi viên góp một khoảng tiền cho chủ hụi quản lý, tính chuyện chăn nuôi…Tùy số
lƣợng hụi viên trong từng dây hụi mà các thành viên cùng quyết định trọng lƣợng của
heo cần mua. Nếu số hụi viên ít mà muốn có nhiều thịt cho hụi viên ăn tết, chủ hụi sẽ
quyết định tăng trọng lƣợng heo cần mua, cân đối số tiền đang có, từng hụi viên góp

thêm số tiền cho đủ phần chi mua heo. Cuối năm, tổng nguồn vốn góp này đƣợc sử dụng
vào việc mua heo mổ thịt, chia đều cho từng hụi viên. Hoa hồng cho chủ hụi là phần
lòng, đầu heo…để chủ hụi thết đãi những ngƣời tiếp sức trong việc giết mổ heo. Hụi heo
thể hiện sự tƣơng trợ, giúp đỡ nhau trong những ngày giáp tết. Bởi vì, nếu một hộ gia
đình rất khó để mua một con heo về giết thịt, trong khi ngoài chợ giá thịt lại rất đắt. Qua
đó ngƣời chơi hụi còn chia sẽ đƣợc với ngƣời chăn nuôi khi giá cả xuống thấp qua việc

8

Nghị định số 144/2006 NĐ-CP ngày 27/11/2006 của Chính phủ Quy định về hui, họ, biêu, phƣờng 2005, điều 11.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

11

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

trợ giá cho ngƣời chăn nuôi. Hơn thế nữa, hụi heo còn kết chặt tình thân trong cộng đồng
dân cƣ trong việc không tính toán tỉ mỉ trong việc phân chia thịt.
Một hình thức khác nữa của hụi heo đó là mỗi ngƣời bỏ một số tiền đều đặn từ đầu năm
đến cuối năm cho chủ hụi, mục đích cũng là để dành tiền ăn tết, hình thức này giống nhƣ
là bỏ ống heo tiết kiệm. Mỗi ngƣời bỏ một số tiền đều đặn từ đầu năm đến cuối năm cho
chủ hụi. Chủ hụi có quyền sử dụng số tiền này vào bất kì mục đích gì có thể là làm ăn
hoặc đầu tƣ vào các “chân hụi” khác. Đến cuối năm chủ hụi sẽ chia tiền lại cho các hụi
viên. Chủ hụi sẽ chia tiền theo hai cách:

- Thứ nhất: Chủ hụi sẽ trả đúng số tiền mà hụi viên đã góp kèm theo một món quà
nhƣ là lời cảm ơn về đồng tiền mà họ đã góp vốn, trích từ phần lợi nhuận mà họ có đƣợc
khi xoay vòng số tiền mà hụi viên đóng góp hằng ngày.
- Thứ hai: Tùy theo yêu cầu của hụi viên, chủ hụi sẽ mua đồ tết tƣơng ứng với số
tiền mà hụi viên gởi vào.
1.3.2 Hụi có lãi
Hụi có lãi là hụi mà theo sự thoả thuận giữa những ngƣời tham gia hụi, thành viên
đƣợc lĩnh hụi nhận các phần hụi khi đến kỳ mở hụi và phải trả lãi cho các thành viên
khác. Thành viên đã lĩnh hụi có nghĩa vụ tiếp tục góp các phần hụi để các thành viên
khác đƣợc lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi. 9 Với kiểu này, ngƣời nào hốt
trƣớc sẽ lỗ nhiều, ngƣời hốt “hụi chót” sẽ lời nhiều. Thƣờng một chu kỳ hụi có lãi theo
tháng ngƣời hốt trƣớc phải đóng nhiều tiền, ngƣời hốt sau phải đóng ít tiền hơn.
Ví dụ: Phần hụi 1.000.000 đồng, có 10 ngƣời chơi, tháng đầu ngƣời lĩnh hụi trả lãi
150.000 đồng thì mỗi ngƣời đóng 850.000 đồng (ngƣời lĩnh hụi không phải đóng), ngƣời
lĩnh hụi xong từ tháng sau phải đóng 1.000.000 đồng cho tới hết chu kỳ. Ngƣời hốt tháng
bất kỳ sẽ lấy tổng số tiền mà tất cả những ngƣời tháng đó đóng và trả tiền công cho chủ
hụi là 1.000.000 đồng (theo thỏa thuận ban đầu). Hiểu đơn giản là trong chu kỳ hụi ngƣời
lấy đầu tiên sẽ trả lãi cho những ngƣời còn lại, ngƣời lấy thứ hai chỉ chịu trả lãi cho
ngƣời kế sau đó, trừ tiền công của chủ hụi. Nếu tiền công của chủ hụi lớn thì không nên
chơi vì sẽ không lời nhiều.
Hụi có lãi gồm 2 hình thức: hụi đầu thảo và hụi hƣởng hoa hồng
- Hụi đầu thảo là hụi mà theo sự thoả thuận giữa những ngƣời tham gia hụi, chủ hụi
đƣợc lĩnh toàn bộ các phần hụi trong một kỳ mở hụi và không phải trả lãi cho các thành

9

Nghị định số 144/2006 NĐ-CP ngày 27/11/2006 của Chính phủ Quy định về hụi, họ, biêu, phƣờng 2005, điều 17.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh


12

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

viên khác. Trong các kỳ mở hụi khác, thành viên trả lãi cao nhất đƣợc lĩnh hụi và phải trả
lãi cho các thành viên khác.10
Chủ hụi (chủ thảo ) có trách nhiệm thu tiền của các thành viên khác để giao cho thành
viên đƣợc liñ h hụi và có nghĩa vụ đóng hụi chết kể từ lần khui hụi tiếp theo cho đ ến khi
dây hụi kết thúc.
Ví dụ: Hụi có 10 ngƣời chơi (có 10 phần hụi), mỗi tháng đóng 1.000.000 đồ ng, ngƣời hốt
hụi trả lãi là 200.000 đồ ng. Thì những hụi viên chỉ đóng 800.000 đồ ng và đƣợc lãi
200.000 đồ ng. Tuy nhiên lần mở hụi mà chủ hụi là ngƣời hốt hụi thì chủ hụi không phải
trả lãi cho các hụi viên khác . Vậy số tiền mà các hụi viên phải đóng là 1.000.000 đồ ng.
Nhƣ vậy chủ hụi sẽ nhận số tiền là 9 x 1.000.000 đồ ng = 9.000.000 đồ ng. Kể từ lần chủ
hụi lĩnh hụi, các kì mở hụi tiếp theo chủ hụi phải đóng hụi chết là 1.000.000 đồ ng cho
các kỳ mở hụi.
- Hụi hƣởng hoa hồng là hụi mà theo sự thoả thuận giữa những ngƣời tham gia hụi,
chủ hụi có trách nhiệm thu phần hụi của các thành viên góp hụi để giao cho thành viên
đƣợc lĩnh hụi. Thành viên đƣợc lĩnh hụi phải trả lãi cho các thành viên khác và phải trả
một khoản hoa hồng cho chủ hụi. Mức hoa hồng do những ngƣời tham gia hụi thỏa
thuận.11
Ví dụ: Phần hụi 100.000 đồ ng, lần mở hụi này thành viên hốt hụi trả lãi cao nhất là
20.000 đồ ng. Trong trƣờng hợp chủ hụi có phần hụi trong dây hụi thì chủ hụi chỉ cần
đóng 50% (40.000 đồ ng) hoặc tùy theo thõa thuận ban đầu giữa các thành viên và chủ
hụi. Trong trƣờng hợp chủ hụi không có phần hụi thì ngƣỡi lĩnh hụi trả cho chủ hụi

50.000 đồ ng hoặc trả theo số tiền thỏa thuận ban đầu.
Chủ hụi không phải là thành viên của dây hụi. Các thành viên đều phải bốc thăm trả lải
suất. Theo quy ƣớc thành viên nào trả lải cao nhất thi đƣợc lĩnh hụi, số tiền này đƣợc coi
là tiền lãi của các thành viên khác.
Trong hình thức chơi hụi có lãi, việc xác định thành viên lĩnh hụi trong kỳ nhƣ sau:
- Thành viên trong kỳ mở hụi là ngƣời trả lãi cao nhất, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận
khác.
- Trong kỳ mở hụi mà có nhiều thành viên cùng trả một mức lãi mà mức lãi đó là
mức lãi cao nhất thì những ngƣời này sẽ bốc thăm để xác định thành viên đƣợc lĩnh hụi,
trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác.
- Thành viên đƣợc lĩnh hụi không đƣợc tham gia trả lãi trong các kỳ mở hụi tiếp
theo. Trong trƣờng hợp một thành viên có nhiều phần hụi trong một dây hụi thì thành
10
11

Nghị định số 144/2006 NĐ-CP ngày 27/11/2006 của Chính phủ Quy định về hui, họ, biêu, phƣờng 2005, điều 19.
Nghị định số 144/2006 NĐ-CP ngày 27/11/2006 của Chính phủ Quy định về hui, họ, biêu, phƣờng 2005, điều 24.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

13

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

viên này có quyền trả lãi cho đến khi có số lần lĩnh hụi tƣơng ứng với số phần hụi mà

thành viên đó tham gia trong một dây hụi.
1.3.3 Tác động của hụi
1.3.3.1 Tích cực
- Nhằm mục đích tƣơng trợ.
- Ngƣời chơi dễ dàng vay vốn, có đƣợc một số tiền lớn từ những ngƣời cùng tham
gia, thay vì phải đi vay ngân hàng - thủ tục phiền phức.
- Giúp nguồn vốn xã hội trôi chảy, góp phần không nhỏ vào việc sản xuất kinh
doanh, ổn định đời sống.
1.3.3.2 Tiêu cực.
- Mặt trái là những vụ lừa đảo, gây thiệt hại cho gia đình và xã hội.
- Biến thành một hoạt động tín dụng tiền tệ có tổ chức nhƣng gần nhƣ nằm ngoài
vòng pháp luật.
- Sự liên kết giữa các thành viên dựa vào lòng tin là chính mà không có tài sản thế
chấp, bảo đảm.
- Chỉ cần một thành viên không đóng tiền sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của
những ngƣời còn lại, ràng buộc trách nhiệm của chủ hụi.
1.4 Đƣờng lối xử lý hụi quy định qua các thời kì lịch sử
1.4.1 Quy định về hụi trƣớc năm 1996
Hụi, họ, biêu, phƣờng (sau đây gọi chung là hụi) phát sinh từ chính nhu cầu cuộc
sống và đƣợc hình thành từ rất lâu đời, đƣợc các Nhà nƣớc trƣớc đó công nhận. Bộ Luật
dân sự Bắc Kì đã quy định nhƣ sau “phàm những hội để dành tiền và những hội cho vay
lẫn nhau nhƣ chơi họ, hội hiếu hỉ, hội tƣ văn là tuân theo dân luật tục lệ, cùng khế ƣớc
của ngƣời đƣơng sự đƣợc lập ra”12. Bộ Luật Việt trung kỳ hộ luật cũng quy định: “thể lệ
luật này nếu không trái gì với luật lệ hay tục lệ riêng về việc thƣơng mại, thời cũng đem
thi hành đối với các hội buôn. Đối với các hội để dành tiền và những hội cho vay lẫn
nhau nhƣ chơi họ cũng vậy”.13
Chơi hụi tiếp tục tồn tại và phát triển cho đến ngày nay, với những biến tƣớng mới
có lúc đã bộc lộ những tiêu cực mang tính chụp giật, lừa đảo, cho vay nặng lãi. Vì thế, đã
có lúc chúng ta muốn xóa bỏ. Tại Công văn số 2590/PPLT ngày 10/08/1990 của Văn
phòng Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Văn phòng Chính phủ) đã coi hoạt động hụi, họ nhƣ

12
13

Bộ luật dân sự Bắc Kì ra đời năm 1931, điều 1204.
Bộ luật dân sự Việt Trung kì ra đời năm 1936, điều 1435.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

14

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

là một tệ nạn xã hội, nên trong công văn có đoạn viết “trong tình hình hiện nay nghiêm
cấm tất cả các tổ chức và mọi công dân tổ chức hụi và tham gia hụi dƣới mọi hình thức.
Bất cứ tổ chức, cá nhân nào mà tham gia chơi hụi, họ mà tùy theo lỗi nặng, nhẹ mà xử lý
hành chính hoặc truy tố trƣớc pháp luật”. Trên cơ sở Công văn số 2590 nói trên, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Thông tƣ liên tịch số
04/TTLN ngày 8/8/1992 hƣớng dẩn giải quyết các tranh chấp về nợ hụi theo hƣớng các
hoạt động hụi, họ không đƣợc công nhận, nên khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến
vấn đề hụi, Tòa án chỉ buộc ngƣời nợ phải trả lại cho ngƣời đòi nợ một phần vốn gốc, mà
không buộc ngƣời nợ phải trả lãi cho ngƣời đòi nợ một khoản lãi nào. Khi giải quyết
phần nợ gốc thì Tòa án căn cứ vào Thông tƣ số 01/TTLN ngày 10/1/1992 của Tòa án
Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tƣ pháp và Bộ tài chính “hƣớng
dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản trong các vụ hình sự và dân sự” để giải quyết.
Thông tƣ này đƣợc áp dụng cho đến khi Bộ luật dân sự năm 1995 có hiệu lực. Từ khi Bộ

luật dân sự năm 1995 có hiệu lực thi hành thì không áp dụng Thông tƣ 04/ TTLN nói trên
để giải quyết vấn đề nợ hụi. Sở dĩ là do Bộ luật dân sự không đề cập đến vấn đề hụi, nên
sau đó đã có nhiều cuộc họp của các cơ quan ban, ngành bàn về vấn đề hụi nhằm tạo ra
một quy chế, một hành lang pháp lý cho hoạt động này, nhƣng do các quan điểm còn
nhiều khác biệt, dẩn đến trƣớc ngày Bộ Luật dân sự năm 2005 có hiệu lực, Tòa án vẩn
không có cơ sở pháp lý để thụ lý, giải quyết các tranh chấp về hụi.14
1.4.2 Quy định về hụi từ năm 1996 đến năm 2006
Năm 1995 khi Quốc hội xem xét, thông qua Bộ luật dân sự, đã có nhiều ý kiến đề
nghị Quốc hội quy định về hoạt động chơi hụi. Tuy nhiên vì có nhiều quan điểm khác
nhau. Vì vậy Quốc hội giao cho các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu để trình Quốc
hội vào thời điểm thích hợp.
Kể từ ngày Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực, theo quy định tại điểm 2 Khoản 2,
Nghị quyết Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 8 về việc thi hành Bộ luật dân sự. Tòa án nhân
dân tối cao đã có thông báo số 38/KHXX ngày 5/7/1996 “về việc hủy bỏ, chấm dứt hiệu
lực thi hành, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định pháp luật dân sự theo Nghị
quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự”. Theo thông báo số 38/KHXX này
thì Thông tƣ liên ngành số 04/TTLN ngày 8/8/1992 không còn hiệu lực áp dụng để giải
quyết các tranh chấp về nợ hụi phát sinh từ việc chơi hụi đƣợc xác lập từ ngày 1/7/1996.
Tiếp đó Tòa án nhân dân tối cao có Công văn số 49/KHXX ngày 20/5/1997 về một
số quy định trong Tố tụng dân sự, Công văn số 120/KHXX ngày 27/10/1997 về Tố tụng
dân sự, Công văn số 19/KHXX ngày 13/3/1998 về việc giải quyết tranh chấp nợ hụi với
nội dung nhƣ sau: Thông tƣ liên ngành số 04/TTLN ngày 8/8/1992 không còn hiệu lực
14

Tƣởng Duy Lƣợng, Pháp luật dân sự và thực tiển xét xử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.123, tr.124.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

15


SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

áp dụng để giải quyết các tranh chấp về nợ hụi phát sinh từ việc chơi hụi đƣợc xác lập từ
ngày 1/7/1996. Vì vậy, nếu có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp
phát sinh từ việc chơi hụi mà các giao dịch này đƣợc xác lập từ ngày 1/7/1996 thì Tòa án
chƣa thụ lý để giải quyết. Nếu Tòa án thụ lý mà chƣa giải quyết xong thì phải ra quyết
định tạm đình chỉ giải quyết để chờ ra hƣớng dẫn mới. Tòa án cần giải thích cho đƣơng
sự rõ là đang chờ hƣớng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền Trung ƣơng.15
Sau ngày 1/7/1996 việc chơi hụi trong nhân dân vẫn diển ra rất phổ biến, nhiều vụ
tranh chấp về hụi đã ảnh hƣởng không nhỏ đến ngƣời dân và tình hình an ninh trật tự xã
hội. Tuy nhiên Tòa án vẩn chƣa thụ lý giải quyết. Điều này đã gây bức xúc lớn trong
nhân dân, nhiều ngƣời đã làm đơn và yêu cầu Tòa án giải quyết về nợ hụi. Nhiều Tòa án
địa phƣơng, chính quyền đã có nhiều Công văn phối hợp với cơ quan hữu quan Trung
ƣơng nghiên cứu và ra văn bản hƣớng dẫn giải quyết các tranh chấp nợ hụi đƣợc xác lập
từ ngày 1/7/1996 trở lại đây. Đặc biệt là các đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố
có nhiều kiến nghị yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với các cơ quan hữu quan ở
Trung ƣơng sớm ban hành văn bản hƣớng dẫn giải quyết các tranh chấp này để bảo vệ
quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân nói riêng và an ninh trật tự xã hội trong cả nƣớc nói
chung. Tuy nhiên, chờ mãi vẩn không thấy Tòa án nhân dân tối cao có văn bản hƣớng
dẫn nào quy định về vấn đề này. Trong thời gian này, một số Tòa án đã linh động giải
quyết một số tranh chấp về nợ hụi dƣới dạng hợp thức hóa bằng hợp đồng vay tài sản để
chuyển sang giải quyết kiện đòi nợ. Điều này chỉ giải quyết đƣợc khi các bên thống nhất
đƣợc về thỏa thuận hợp đồng vay tài sản. Ở đây có thể nhận thấy việc chậm trể ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề nợ
hụi. Có thể do Nhà nƣớc ta không khuyến khích và hạn chế hoạt động chơi hụi trong

nhân dân là do biến tƣớng và hậu quả của nhiều vụ bể hụi lớn, nhỏ đã gây ảnh hƣởng xấu
đến xã hội. Đã đến lúc cần nhìn rõ một sự thật, đó là chấp nhận việc chơi hụi nhƣ một
giao dịch bình thƣờng trong xã hội. Từ đó nhanh chóng ban hành các quy định để giải
quyết kịp thời khi các tranh chấp về hụi xảy ra.16
Trong suốt 10 năm, bắt đầu từ năm 1995 các kỳ họp của Quốc hội đã nhiều lần đề
cập đến vấn đề hụi. Song vẫn chƣa có một quyết sách nào thích hợp, trong khi thực tế
hoạt động chơi hụi của ngƣời dân vẩn mặc nhiên tồn tại.
Tại kì họp thứ 7 Quốc hội khóa XI (5/2005) vấn đề hụi là một trong những vấn đề
đƣợc các đại biểu tranh luận gay gắt. Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng: Không nên công
nhận hoạt động chơi hụi trong nhân dân, vì khi hợp pháp thức hóa hoạt động này có thể
dẩn đến những biến tƣớng khó lƣờng mà nên quy định hụi là hợp đồng vay tài sản. Tuy
15
16

Tƣởng Duy Lƣợng, Một số vấn đề về hụi, họ, biêu, phường, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9, 2007, tr 10.
Tƣởng Duy Lƣợng, Pháp luật dân sự và thực tiển xét xử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,, 2012, tr.125, tr.126.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

16

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

nhiên ý kiến thứ hai lại cho rằng: Nên quy định hụi trong Bộ luật dân sự để cơ quan Nhà
nƣớc có cơ sở pháp lý giải quyết những tranh chấp về hụi trong nhân dân. Đồng thời

nhằm định hƣớng tốt đẹp mục đích hoạt động của hụi là tƣơng trợ, giúp đở lẫn nhau, đây
cũng là truyền thống tƣơng thân, tƣơng ái của ngƣời dân Việt Nam.
Tán thành việc đƣa hụi vào luật, Đại biểu Bùi Sĩ Lợi góp ý: “Quy định về hụi, họ
trong Bộ luật dân sự không rõ ràng sẽ làm cho ngƣời dân hiểu nhầm, gây khó khăn, gây
hại cho xã hội. Chính vì thế cần có những quy định rõ ràng để đảm bảo hụi, họ là hợp
đồng vay mƣợn mang tính chất tƣơng thân tƣơng ái, để ngƣời dân hiểu và không làm
sai”17. Rất đồng tình với ý kiến của Đại biểu Bùi Sĩ Lợi, Đại biểu Nguyễn Đức Dũng cho
rằng: “Quan hệ vay mƣợn đã tồn tại từ rất lâu và ở đâu cũng có với hình thức này hay
hình thức khác. Nhƣng vì từ trƣớc đến nay luật pháp không quy định, chúng ta không
điều chỉnh nên nhiều ngƣời lợi dụng điều này gây hậu quả xấu cho xã hội. Vì thế, cần cố
gắng nghiên cứu để đƣa vấn đề này vào luật để ngƣời dân tự xem xét xem họ làm nhƣ
vậy có đúng không, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nhƣ thế nào? 18
Không tán thành với việc đƣa vấn đề hụi họ vào luật, Đại biểu Nguyễn Thị Hƣờng
phân tích: “nếu muốn giúp đở nhau vì tinh thần tƣơng thân tƣơng ái thì ngân hàng và các
tổ chức xã hội khác đã có thể đảm trách đƣợc” 19. Các Đại biểu Quốc hội cũng nhƣ nhiều
bài viết trên sách báo đã có nhiều ý kiến khác tranh luận về vấn đề lãi suất trong hụi, họ;
vấn đề có cần phân biệt hụi và họ…từ những tranh luận này, cuối cùng Bộ luật dân sự
năm 2005 đã có một điều luật quy định về hụi, họ, biêu, phƣờng.
1.4.3 Quy định về hụi từ năm 2006 đến nay
Từ những ý kiến trái chiều và cuộc tranh luận gay gắt, cuối cùng tổng hợp ý kiến
của Đại biểu Quốc hội cho thấy: Đa số các đại biểu (280/385 bằng 73%) tán thành việc
quy định về hụi, họ, biêu, phƣờng trong dự thảo Bộ luật dân sự. Tuy nhiên vẩn còn nhiều
ý kiến chƣa thống nhất, khi có tới 105 đại biểu (chiếm 27%) không tán thành 20. Qua đó
cho thấy vấn đề về hụi rất phức tạp cần đƣợc nghiên cứu thấu đáo để phù hợp với thực tế
cuộc sống.
Sau một thời gian khảo sát nghiên cứu, các cơ quan đã thấy đầy đủ hơn mặt tích cực
của giao dịch này. Tại Điều 479 Bộ luật dân sự năm 2005 đã có quy định chung về hụi.
Trên cơ sở quy định của Điều 479 Bộ luật dân sự năm 2005, tại Nghị định số
17


Việt báo, Hụi, họ: cần quy định rõ ràng, cụ thể, 2005, [ ngày truy cập 13-7-2014].
18
Việt báo, Hụi, họ: cần quy định rõ ràng, cụ thể, 2005, [ ngày truy cập 13-7-2014].
19
Hải Âu,, Quyền hiến xác khó thực hiện nếu bị người thân phản đối, Báo điện tử VietNamNet,
, [ ngày truy cập 15-7-2014].
20
Văn Tiến, Quốc hội thông qua Bộ luật dân sự, Báo điện tử VietNamNet, 2005, [ngày truy cập 15-7-2014].

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

17

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

144/2006/NĐ-CP ngày 27-11-2006 của Chính phủ đã quy định về hụi, họ, biêu, phƣờng.
Từ nay trở đi, những ngƣời chơi hụi đã chính thức có một hành lang pháp lý cho sân chơi
của mình. Nhƣng Nhà nƣớc ta nghiêm cấm việc tổ chức hụi để cho vay nặng lãi, lừa đảo,
lạm dụng tín nhiệm hoặc các hành vi trái pháp luật khác để chiếm đoạt tài sản của ngƣời
khác (Điều 2 Nghị định số 144/2006/NĐ-CP), những hành vi lợi dụng giao dịch về hụi
để chiếm đoạt tài sản của ngƣời khác sẽ bị nghiêm trị. Đồng thời Nhà nƣớc cũng bảo vệ
quyền và lợi ích hợp của những ngƣời tham gia hụi nhằm mục đích tƣơng trợ, giúp đỡ
nhau trong nhân dân. Theo Nghị định thì hình thức của hụi là sự thỏa thuận của các bên
thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Văn bản thỏa thuận về hụi đƣợc công chứng,
chứng thực nếu những ngƣời tham gia hụi có yêu cầu. Dù pháp luật không bắt buộc các

bên thỏa thuận về hụi phải bằng văn bản, nhƣng nếu các bên khi tham gia hụi có lập văn
bản, và ở mức cao hơn, có công chứng hoặc chứng thực sẽ hạn chế đƣợc tranh chấp xảy
ra và nếu có tranh chấp xảy ra thì việc giải quyết cũng sẽ đở phức tạp, quyền lợi của chủ
hụi và hụi viên sẽ đƣợc đảm bảo hơn. Vì thế, để bảo vệ lợi ích của mình, những ngƣời
tham gia giao dịch về hụi nên thỏa thuận bằng văn bản. Nghi định số 144/2006/NĐ-CP
đã quy định rất rõ quyền hạn, nghĩa vụ của các thành viên, của chủ hụi trong các loại hụi,
gồm hụi có lãi và hụi không có lãi, xác định trách nhiệm của các bên đang tham gia giao
dịch về hụi. Điều 31 của Nghị định này đã quy định: “Trong trƣờng hợp có tranh chấp về
hụi hoặc phát sinh từ hụi thì tranh chấp đó đƣợc giải quyết bằng thƣơng lƣợng, hòa giải
hoặc theo yêu cầu của một hoặc nhiều ngƣời tham gia hụi, tranh chấp đó đƣợc giải quyết
tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự”. Cùng với quy định tại điều 479
Bộ luật dân sự năm 2005, thì đây là cơ sở pháp lý để Tòa án các cấp tiến hành thụ lý, giải
quyết các tranh chấp về hụi.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

18

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỤI, HỌ,
BIÊU, PHƢỜNG
2.1 Chủ thể tham gia trong quan hệ hụi
Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia quan hệ pháp luật, nói cách khác,

đó là bên tham gia vào quan hệ pháp luật trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ do Nhà
nƣớc quy định trong pháp luật. Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức
có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, (trong mỗi loại quan hệ pháp luật) và tham
gia vào quan hệ pháp luật đó. Những điều kiện mà cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng đƣợc
theo quy định của pháp luật và có khả năng trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đƣợc
gọi là năng lực chủ thể.
Năng lực chủ thể gồm 2 yếu tố:
- Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận, có thể
thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
- Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận. Bằng hành
vi của mình, chủ thể xác lập và thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng nhƣ độc lập chịu
trách nhiệm về những hành vi của mình khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các chủ thể pháp luật không phải là một
thuộc tính tự nhiên của con ngƣời mà đó là thuộc tính pháp lý, vì nó phụ thuộc vào ý chí
của Nhà nƣớc, năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi. Nếu chủ thể pháp luật
chỉ có năng lực pháp luật mà không có năng lực hành vi thì không thể tham gia một cách
tích cực vào các quan hệ pháp luật.
Trong quan hệ hụi, họ, biêu, phƣờng chủ thể tham gia quan hệ pháp luật là cá nhân,
đƣợc thể hiện dƣới vai trò là chủ hụi và thành viên tham gia hụi (hụi viên).
- Chủ hụi: Theo quy định tại Điều 5, Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định về hụi,
họ, biêu, phƣờng thì: “Chủ hụi là ngƣời tổ chức, quản lý hụi, thu các phần hụi và giao các
phần hụi đó cho các thành viên đƣợc lĩnh hụi trong mỗi kỳ mở hụi cho đến khi kết thúc
hụi, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác. Chủ hụi phải là ngƣời có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ”. Tùy theo loại hụi mà có các loại chủ hụi: chủ hụi đồng thời là thành viên trong
dây hụi (hụi không có lãi và hụi đầu thảo) và chủ hụi không là thành viên trong dây hụi
(chủ hụi hƣởng hoa hồng). Chủ hụi phải lập và giử sổ hụi, trong trƣờng hợp dây hụi
không có chủ hụi thì những ngƣời tham gia hụi ủy quyền cho một thành viên lập và giữ
sổ hụi.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh


19

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

- Thành viên: Thành viên là ngƣời tham gia hụi, góp phần hụi và đƣợc lĩnh hụi.
Thành viên có thể góp một hoặc nhiều phần hụi trong một dây hụi. Trƣờng hợp chủ hụi
không phải là thành viên của dây hụi ta có thể phân biệt đƣợc do thành viên có nghĩa vụ
góp hụi và có quyền lĩnh hụi. Nếu chủ hụi cũng có quyền và nghĩa vụ đó thì chủ hụi cũng
đồng thời là thành viên của dây hụi.
2.2 Điều kiện để chủ thể tham gia trong quan hệ hụi có hiệu lực
2.2.1 Điều kiện về nội dung
Hụi, họ, biêu, phƣờng là một loại giao dịch dân sự và đƣợc xem nhƣ một dạng của
hợp đồng vay tài sản. Vì vậy, trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật về hụi cần
phải tuân thủ các quy định chung của Bộ luật dân sự năm 2005. Chỉ những giao dịch hợp
pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao dịch. Mọi cam
kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và đƣợc pháp luật bảo hộ.
Giao dịch hợp pháp phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Các
điều kiện này đƣợc quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005. Đó là:
 Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự
Thuật ngữ “ngƣời” ở đây bao gồm các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự gồm:
cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Tuy nhiên ngƣời viết chỉ phân tích chủ thể là
cá nhân, vì trong quan hệ hụi, họ, biêu, phƣờng chủ thể tham gia quan hệ pháp luật là cá
nhân.
Tại Điều 17 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Năng lực hành vi dân sự của cá

nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự”. Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của
chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Chỉ những ngƣời có năng lực hành vi mới có ý chí
riêng và nhận thức đƣợc hành vi của họ để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền,
nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm trong giao dịch. Cho
nên giao dịch dân sự do cá nhân xác lập chỉ có hiệu lực nếu phù hợp với mức độ năng lực
hành vi dân sự của cá nhân. Dựa trên cơ sở độ tuổi mà năng lực hành vi dân sự của cá
nhân đƣợc chia thành các mức độ sau đây:
- Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, không bị Tòa án ra
quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, không bị Tòa án ra quyết định hạn chế
năng lực hành vi dân sự thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Năng lực hành vi dân sự một phần (năng lực hành vi dân sự hạn chế, năng lực
hành vi dân sự chƣa đầy đủ): Những ngƣời có năng lực hành vi dân sự một phần là
những ngƣời bắt đầu có nhận thức về hành vi của mình, tuy nhiên sự nhận thức này vẫn
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

20

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

còn có những hạn chế nhất định. Ngƣời từ 6 tuổi đến dƣới 18 tuổi là ngƣời có năng lực
hành vi dân sự một phần.
- Không có năng lực hành vi dân sự: Theo quy định của pháp luật, ngƣời chƣa đủ 6
tuổi không có khả năng nhận thức đƣợc hành vi của mình nên “giao dịch dân sự của
ngƣời chƣa đủ 6 tuổi phải do ngƣời đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện” (Điều 2

Bộ luật dân sự năm 2005).
Nhƣ đã phân tích ở trên, ta thấy hụi có đầy đủ đặc điểm pháp lý của một hợp đồng
vay tài sản. Nếu áp dụng tƣơng tự quy định về chủ thể là cá nhân trong hợp đồng vay tài
sản thì theo Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2005, ngƣời từ đủ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi
có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì có thể tự mình xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của ngƣời đại diện theo pháp luật. Cho
nên, về nguyên tắc, ngƣời từ đủ 15 tuổi trở lên, không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành
vi dân sự theo Điều 22, Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2005 thì có thể trở thành chủ thể
trong hợp đồng vay tài sản (trên thực tế, bên cho vay, bên vay, cơ quan công chứng,
chứng thực đều đòi hỏi hai bên giao kết phải là ngƣời thành niên, tức đủ 18 tuổi).
 Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội
Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao dịch
không đƣợc trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nghĩa là không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của
ngƣời khác (Điều 10 Bộ luật dân sự năm 2005). Vì thế, chỉ những tài sản đƣợc phép giao
dịch, những công việc đƣợc phép thực hiện không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội mới là đối tƣợng của giao dịch dân sự. Những giao dịch đƣợc
xác lập nhằm trốn tránh pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội là những giao dịch có mục
đích và nội dung không hợp pháp, không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch
đó. Mục đích của việc tham gia hụi là tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau, nếu chơi hụi để nhằm
mục đích cho vay nặng lãi, các hình thức chơi hụi nhằm lừa đảo hoặc biến tƣớng của
chơi hụi là đánh bạc...Những trƣờng hợp này tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bị xử phạt
hành chính, chịu trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự.
 Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, cho nên
sự tự nguyện bao gồm các yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Không có tự do
ý chí và bày tỏ ý chí không thể có tự nguyện. Sự tự nguyện của một bên (hành vi pháp lý
đơn phƣơng) hoặc sự tự nguyện của các bên trong một mối quan hệ dân sự (hợp đồng) là
một trong các nguyên tắc quy định tại Điều 4 của Bộ luật dân sự năm 2005: nguyên tắc

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

21

SVTH: Trần Ngọc Mai


Luận văn tốt nghiệp

Hụi, họ, biêu, phường trong pháp luật dân sự Việt Nam

tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Vi phạm sự tự nguyện của chủ thể là vi phạm pháp
luật. Vì vậy, giao dịch dân sự không có sự tự nguyện không làm phát sinh hậu quả pháp
lý.21 Khi tham gia hụi các thành viên có thể thỏa thuận các nội dung trên tinh thần tự
nguyện, thiện chí và bình đẳng theo pháp luật về giao dịch dân sự và hợp đồng. Tuy
nhiên để đảm bảo quyền lợi của những ngƣời tham gia, tối thiểu cũng phải có các nội
dung quy định tại Điều 8 Nghị định 144/2006/NĐ-CP, đó là:
-

Chủ hụi

-

Số ngƣời tham gia, phần hụi

-

Kỳ mở hụi

-


Thể thức góp và lĩnh hụi

-

Quyền và nghĩa vụ của ngƣời tham gia

-

Trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ

-

Chuyển giao, ra khỏi hụi, chấm dứt hụi

-

Các nội dung liên quan khác

Thực tế khi tham gia hụi các thành viên ít khi nào thỏa thuận và thống nhất đầy đủ
các nội dung vừa kể trên, thƣờng thì họ chỉ thỏa thuận về chủ hụi, số ngƣời tham gia,
phần hụi, kỳ mở hụi, thể thức góp và lĩnh hụi. Họ không đặc biệt quan tâm đến quyền và
nghĩa vụ khi tham gia hụi cũng nhƣ trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ, bởi vì mọi ngƣời
đều tin tƣởng lẫn nhau. Do đó, khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẩn rất khó để xác định đƣợc
quyền và nghĩa vụ cụ thể của những ngƣời tham gia. Qua quy định về nội dung thỏa
thuận khi tham gia hụi tại Điều 8 của Nghị định 144/2006/NĐ-CP đã giúp cho những
ngƣời tham gia hụi có ý thức tuân thủ pháp luật hơn để đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
2.2.2 Điều kiện về hình thức
Hình thức của giao dịch dân sự là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dƣới một

hình thức nhất định của các bên tham gia giao dịch. Thông qua cách thức biểu hiện này
bên đối tác cũng nhƣ ngƣời thứ ba có thể biết đƣợc nội dung của giao dịch đã xác lập.
Hình thức của giao dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng dân sự. Nó là chứng
cứ xác nhận các quan hệ đã, đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm dân sự
khi có hành vi vi phạm xảy ra.
Hình thức giao dịch dân sự đƣợc quy định cụ thể tại Điều 124 Bộ luật dân sự năm
2005 nhƣ sau:
21

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.123.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

22

SVTH: Trần Ngọc Mai


×