Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.28 KB, 54 trang )

Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
***

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA: 2011-2015

TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Huỳnh Nhƣ
MSSV: 5117336
Lớp Luật Tƣ pháp - HG1165A1

Giảng viên hƣớng dẫn:
Nguyễn Văn Tròn

Hậu Giang, 7/2014
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

0

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam

Nhận xét của Giảng viên hƣớng dẫn


.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

1

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam

Nhận xét của Hội đồng phản biện
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

2

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................... 5
2. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu đề tài ......................................................................... 6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.......................................................................................... 6
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................................................................ 6
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 6
6. Kết cấu của đề tài ......................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI XÂM PHẠM QUYỀN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ............................................................................................... 8
1.1 Khái quát chung về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ................................... 8
1.1.1 Những khái niệm pháp lý liên quan ......................................................................... 8
1.1.1.1 Khái niệm quyền sở hữu ....................................................................................... 8
1.1.1.2 Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp .................................................................. 8
1.1.1.3 Khái niệm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý...................................................................... 9
1.1.2 Khái niệm Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp .............................................. 9
1.1.3 Đặc điểm của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp....................................... 11
1.1.4 Phương thức, thủ đoạn phạm Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ............... 12
1.1.5 Nguyên nhân, điều kiện phạm Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ............... 12
1.2 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp ............................................................................................................................ 14
1.2.1 Giai đoạn trước năm 1999 .................................................................................... 14
1.2.2 Giai đoạn từ năm 1999 đến nay............................................................................. 16
1.2.2.1 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật hình sự năm 1999 ........ 16
1.2.2.2 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật hình sự năm 1999, sửa
đổi bổ sung năm 2009 .................................................................................................... 17
1.2.2.3 Những điểm tiến bộ của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sau lần sửa đổi
Bộ luật hình sự năm 1999 vào năm 2009........................................................................ 18
CHƢƠNG 2. TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP QUY ĐỊNH

TRONG LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH ....................................................................... 20
2.1 Dấu hiệu pháp lý của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp .............................. 20
2.1.1 Khách thể của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ....................................... 20
2.1.2 Khách quan của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp .................................... 22
2.1.3 Mặt chủ quan của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ................................ 23
2.1.4 Mặt chủ thể của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp .................................... 24
2.2 Hình phạt đối với Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp .................................... 25
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

3

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
2.2.1 Tội xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp theo Khoản 1 Điều 171 ......................... 25
2.2.2 Tội xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp theo Khoản 2 Điều 171 ......................... 26
2.2.3 Hình phạt bổ sung ................................................................................................. 30
2.3 Phân biệt Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với các tội phạm khác .............. 31
2.3.1 Phân biệt Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với Tội xâm phạm quyền tác
giả, quyền liên quan (Điều 170a Bộ luật hình sự) .......................................................... 31
2.3.1.1 Dấu hiệu pháp lý ............................................................................................... 31
2.3.1.2 Khung hình phạt ................................................................................................ 32
2.3.2 Phân biệt Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với Tội sản xuất, buôn bán
hàng giả (Điều 156 Bộ luật hình sự) .............................................................................. 33
2.3.2.1 Dấu hiệu pháp lý ............................................................................................... 33
2.3.2.2 Khung hình phạt ................................................................................................ 35
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÉT XỬ
TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ................................................. 37
3.1 Thực tiễn xét xử Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ...................................... 37

3.1.1 Tình hình xét xử Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong những năm qua . 37
3.1.2 Một số vụ án điển hình .......................................................................................... 41
3.2 Những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình xét xử tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp ............................................................................................................................ 42
3.2.1 Quy định pháp luật về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp còn gây nhầm lẫn,
không còn phù hợp ......................................................................................................... 42
3.2.1.1 Quy định pháp luật còn gây nhầm lẫn ................................................................. 42
3.2.1.2 Quy định pháp luật không còn phù hợp .............................................................. 44
3.2.2 Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự còn thiếu sót chủ thể ............................ 45
3.2.3 Chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc đại diện của người bị hại . 45
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hơn công tác xét xử tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp .............................................................................................. 46
3.3.1 Thay đổi quy định pháp luật .................................................................................. 46
3.3.1.1 Thay đổi quy định pháp luật để tránh gây nhầm lẫn ............................................ 46
3.3.1.2 Thay đổi quy định pháp luật để phù hợp hơn ...................................................... 46
3.3.2 Thiết lập trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân ................................................... 48
3.3.3 Sửa đổi, bổ sung Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự ................................................ 49

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

4

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa (quốc tế hóa) đã trở thành một xu thế khách quan, tất

yếu lôi cuốn ngày càng nhiều nƣớc tham gia, trong đó có cả Việt Nam. Đáng chú ý là việc gia
nhập Tổ chức thƣơng mại quốc tế (WTO), mọi đời sống kinh tế - xã hội đất nƣớc ta đang có
những bƣớc tiến đáng kể đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ vì đây là lĩnh vực phát triển rất
năng động, nhạy cảm, mang tính chất đặc thù và có ý nghĩa sâu sắc. Chính vì thế, việc bảo hộ và
thực thi quyền sở hữu công nghiệp (một trong những nội dung cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ)
là một yêu cầu rất quan trọng và góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của nƣớc ta phát triển
một cách lành mạnh, hạn chế những yếu tố tiêu cực có thể nảy sinh trong quá trình toàn cầu hóa.
Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền sở hữu công nghiệp nói
riêng ở nƣớc ta đƣợc bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX nhƣng so với các nƣớc trên thế
giới nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hà Lan thì chúng ta vẫn đi sau các nƣớc này cả một
chặng đƣờng dài (ở các nƣớc này vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã đƣợc điều chỉnh bằng
pháp luật từ hàng trăm năm nay). Mặc dù thời gian gần đây, nƣớc ta đã có nhiều cố gắng trong
việc ban hành các văn bản pháp luật để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền sở hữu
công nghiệp nói riêng (chẳng hạn nhƣ việc cho ra đời Luật sở hữu tri tuệ năm 2005, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc Quốc hội thông qua ngày
19/6/2009) nhƣng pháp luật vẫn còn thiếu tính đồng bộ, chồng chéo nên dẫn tới việc thực thi và
bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tƣợng vi phạm quyền sở hữu
công nghiệp hiện nay đang diễn ra rất phổ biến, dƣới nhiều hình thức khác nhau mà chƣa có cách
nào ngăn chặn hiệu quả. Về phía chủ thể, các đối tƣợng cần đƣợc bảo hộ phần lớn chƣa nhận
thức đƣợc tầm quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp và việc bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp nên có phần lơ là , mất cảnh giác trong việc bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Bên cạnh đó, nƣớc ta đã tham gia, ký kết nhiều hiệp ƣớc đa phƣơng, song phƣơng về
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhƣ: Công ƣớc Paris năm 1883 về sở hữu công nghiệp, Hiệp
định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994 (Hiệp định
TRIPS), Thỏa ƣớc năm 1891 về dăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Hiệp định về hợp tác bằng sáng
chế (PTC) năm 1970, Hiệp định Việt Nam – Thụy Sĩ về sở hữu trí tuệ ngày 7/7/1999, Thỏa
thuận hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản về triển khai dự án IICA tài trợ cho lĩnh vực quản lý sở
hữu công nghiệp tại Việt Nam ngày 01/02/1999;… Ngoài ra nƣớc ta còn gia nhập các tổ chức
kinh tế quốc tế và khu vực nhƣ Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). ASEAN,…nên việc bảo vệ
quyền sở hữu công nghiệp cần đƣợc quan tâm một cách thiết thực và đúng mức hơn nữa.

Chính và những lý do trên nên việc nghiên cứu đề tài: Tội xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp trong luật hình sự Việt Nam là việc làm cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, góp
phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nƣớc ta về sở hữu trí tuệ, đấu tranh, phòng chống có hiệu quả
các hành vi xâm phạm và tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm mực tiêu bảo vệ

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

5

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
tốt hơn các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp và đƣa đất nƣớc ta hòa nhập nhanh vào
công cuộc hội nhập quốc tế.

2. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu đề tài
Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ về mặt lý luận những nội dung cơ bản của quyền
sở hữu công nghiệp, những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về việc bảo vệ quyền sở
hữu công nghiệp, việc xử lý tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong thực tiễn từ đó
tìm ra những bất cập và đƣa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn quá trình xét xử tội phạm và
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở nƣớc ta.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Với mục đích nghiên cứu vừa nêu trên, việc nghiên cứu đề tài đã đặt ra các nhiệm vụ
sau:
Thứ nhất, từ những nghiên cứu, phân tích về sự hình thành và phát triển của các quy
định pháp luật nói chung, của luật hình sự nói riêng, Nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của tội
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Bên cạnh đó, đề tài còn
nêu lên những dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, phân biệt tội phạm

này với một số tội phạm khác. Đề tài tập trung vào việc làm sáng tỏ khái niệm pháp lý và những
nội dung cơ bản của tội phạm này theo luật hình sự Việt Nam hiện hành.
Thứ hai, chỉ ra thực trạng tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở nƣớc ta hiện
nay nhằm giải thích cho việc cần thiết phải hoàn thiện về mặt pháp luật nhằm nâng cao công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm này.

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp theo luật hình sự Việt Nam hiện hành, đồng thời cũng có đề cặp đến một quy phạm
của luật chuyên biệt về sở hữu trí tuệ nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết nhiệm vụ và đối tƣợng mà
đề tài đã đặt ra.

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử
và phép biện chứng duy vật của phƣơng pháp luận Mác-Lênin. Xuất phát từ tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh và đƣờng lối chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm sở hữu trí tuệ
nói chung và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nói riêng . Đồng thời dựa vào những văn
bản pháp luật và những giải thích có tính thống nhất về đƣờng lối xét xử của các cơ quan bảo vệ
pháp luật liên quan đến tội phạm này, những số liệu thống kê thực tế của ngành Tòa án, Cục sở
hữu trí tuệ,…đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phân tích, tổng hợp, thống kê, lịch
sử, so sánh,… để làm sáng tỏ các vấn đề tƣơng ứng đƣợc đƣa ra nghiên cứu.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

6

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như



Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn đƣợc
bố cục thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp.
Chƣơng 2: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định trong luật hình sự
hiện hành.
Chƣơng 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác xét xử tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

7

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam

CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI XÂM
PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1.1 Khái quát chung về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
1.1.1 Những khái niệm pháp lý liên quan
1.1.1.1 Khái niệm quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng. Theo
nghĩa rộng, “quyền sở hữu” là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế
độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ
về sở hữu trong xã hội. Các quy phạm pháp luật về sở hữu xác lập, quy định và bảo vệ các quyền
lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Theo nghĩa hẹp,

quyền sở hữu đƣợc hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể đƣợc thực hiện các
quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong những điều kiện nhất định. Theo nghĩa này,
có thể nói quyền sở hữu chính là những quyền năng dân sự chủ quan của từng loại chủ sở hữu
nhất định đối với một tài sản cụ thể, đƣợc xuất hiện trên cơ sở nội dung của quy phạm pháp luật
về sở hữu. Đây là một thành tựu lập pháp to lớn của ngƣời La Mã nói riêng và của cả nhân loại
nói chung.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì một nền
kinh tế tri thức đƣợc ra đời và phát triển, khái niệm về “quyền sở hữu” của ngƣời La Mã lúc bấy
giờ đã dần trở nên chật hẹp. Bên cạnh tài sản hữu hình hay tài sản vật chất ngày một tăng lên,
trong xã hội ngày nay đã xuất hiện và phát triển thêm một loại tài sản mới với những điểm khác
biệt cơ bản - tài sản vô hình hay tài sản trí tuệ nên việc xác lập và bảo vệ quyền của chủ sở hữu
đối với các loại tài sản này cũng là một vấn đề cần thiết phải đặt ra.

1.1.1.2 Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp
Có thể hiểu sở hữu trí tuệ là một khái niệm pháp lý chỉ sự bảo hộ của Nhà nƣớc đối
với các thành quả lao động sáng tạo. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả, quyền liên
quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý, bí
mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. 1
Đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam là: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thƣơng mại và chỉ dẫn địa lý. 2
Có thể hiểu quyền sở hữu công nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh và bảo vệ các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo ra và áp dụng các sáng chế, giải

1
2

Luật sở hữu trí tuệ 2005, Điều 4, Khoản 4
Luật sở hữu trí tuệ 2005, Điều 3, Khoản 2


GVHD: Nguyễn Văn Tròn

8

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, tên
thƣơng mại, bí quyết kinh doanh và bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức đã tạo ra. .
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể hiểu rằng quyền sở hữu công nghiệp là quyền dân sự
của cá nhân hay pháp nhân là chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp, dùng để chỉ quyền hợp
pháp đối với các sáng tạo nhƣ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, tên thƣơng mại và bí quyết kinh doanh. và quyền ngăn
chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với các quyền của những
ngƣời sáng tạo ra hoặc ngƣời sử dụng hợp pháp các đối tƣợng đó.
Từ đó, ta có thể hiểu một cách chung nhất: Quyền sở hữu công nghiệp là tổng thể các
quyền sở hữu, quyền sử dụng của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Hay nói cách khác, quyền sở hữu công nghiệp là tổng thể các quyền trên cơ sở pháp luật mà nhà
nước dành cho các cá nhân, pháp nhân sự độc quyền trong một thời hạn nhất định nhằm khai
thác các đối tượng sở hữu công nghiệp và ngăn ngừa người thứ ba khai thác các đối tượng sở
hữu công nghiệp một cách bất hợp pháp.
Trong luật hình sự Việt Nam hiện hành, đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp
đƣợc luật hình sự bảo vệ bao gồm: nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.

1.1.1.3 Khái niệm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân
khác nhau. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành
viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không

phải là thành viên của tổ chức đó. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu
cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng
nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung
cấp dịch vụ, chất lƣợng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ
mang nhãn hiệu. Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc
tƣơng tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tƣơng tự nhau hoặc có liên quan với
nhau. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ
Việt Nam.3
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa
phƣơng, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. 4

1.1.2 Khái niệm Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy
định: “Ngƣời nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ

3
4

Luật sở hữu trí tuệ, Điều 4, Khoản 16, 17, 18, 19, 20
Luật sở hữu trí tuệ 2005, Điều 4, Khoản 22

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

9

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thƣơng mại, thì bị phạt tiền từ năm

mƣơi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.”
Từ việc phân tích quy định của Luật sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp, đối
tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp và quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì ta có thể
hiểu: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực
hiện, xâm phạm quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang
được bảo hộ tại Việt Nam.

Những hành vi đƣợc xem là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu là: Các hành vi sau đây đƣợc thực hiện mà không đƣợc phép của chủ sở hữu
nhãn hiệu
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng
với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tƣơng tự
hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc
sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tƣơng tự với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng,
tƣơng tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó,
nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dƣới
dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá,
dịch vụ không trùng, không tƣơng tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục
hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về
nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tƣợng sai lệch về mối quan hệ giữa ngƣời sử dụng dấu hiệu đó
với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. 5

Những hành vi đƣợc xem là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ
dẫn địa lý đƣợc bảo hộ là:
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu
vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhƣng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất,

chất lƣợng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ cho sản phẩm tƣơng tự với sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;

5

Luật sở hữu trí tuệ 2005, Điều 129, Khoản 1

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

10

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
- Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tƣơng tự với chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ
cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho ngƣời tiêu
dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ đối với rƣợu vang, rƣợu mạnh cho rƣợu vang,
rƣợu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả
trƣờng hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý đƣợc sử
dụng dƣới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc đƣợc sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng
theo hoặc những từ tƣơng tự nhƣ vậy. 6

1.1.3 Đặc điểm của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
- Tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là tội phạm có hành vi gây nguy
hiểm cho xã hội. Tức là hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã
hội đang đƣợc luật hình sự bảo vệ, cụ thể ở đây là xâm phạm quyền sở hữu của cá nhân, pháp
nhân đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam. Hành vi gây nguy hiểm

cho xã hội của tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc quy định tại Điều 171 Bộ
luật hình sự năm 1999 sủa đổi, bổ sung năm 2009.
- Chủ thể của tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải là ngƣời có năng
lực trách nhiệm hình sự. Vì chủ thể của tội phạm là ngƣời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội, tuy nhiên không phải ai thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là chủ thể của tội phạm
mà chỉ có những ngƣời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà có năng lực trách nhiệm hình
sự mới đƣợc xem là chủ thể của tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
- Ngƣời thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải là ngƣời có lỗi.
Lỗi bao gồm cả lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Bởi vì tội phạm là hành vi có lỗi, tính lỗi là thuộc tính cơ
bản của tội phạm, là cơ sở để buộc ngƣời phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi
nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra, chính vì thế nên ngƣời thực
hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải là ngƣời có lỗi thì dựa vào tính lỗi của
ngƣời phạm tội ta mới có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp và hậu quả của hành vi đó gây ra.
- Ngoài những đặc điểm trên, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp còn có những
đặc điểm riêng:
+ Tội phạm có hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhƣng quyền sở hữu ở đây là quyền
sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu trí tuệ) chứ không phải là quyền sở hữu tài sản.
+ Tội phạm có hành vi chiếm giữ trái phép quyền sở hữu (quyền sở hữu công
nghiệp) hoặc sử dụng bất hợp pháp (không đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu, sử dụng trong trƣờng
hợp pháp luật cấm sử dụng) đối với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp bao gồm nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam.
6

Luật sở hữu trí tuệ 2005, Điều 129, Khoản 3

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

11


SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
+ Hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thƣờng là hàng giả về hình thức
nhƣ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,.. còn về chất lƣợng hàng hóa vẫn đƣợc đảm bảo nhƣ thật.

1.1.4 Phương thức, thủ đoạn phạm Tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp
Việc sản xuất hàng hóa xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp hiện nay loại tội
phạm này có những phƣơng thức, thủ đoạn phạm tội khá tinh vi và phức tạp, chẳng hạn nhƣ:
- Nhập khẩu những hàng hóa, sản phẩm xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý với giá thành thấp từ nƣớc ngoài vào Việt Nam qua các đƣờng mòn biên giới; lợi dụng
chính sáh phân luồng hàng hóa, không khai báo hải quan, đi qua cửa khẩu… sau đó tiêu thụ tại
thị trƣờng trong nƣớc hoặc xuất khẩu tiếp sang nƣớc ngoài nhằm thu lợi. Hàng hóa, xâm phạm
quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là những nhãn hiệu nổi tiếng trong và ngoài nƣớc đang
đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Những hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu này thƣờng đƣợc sản
xuất với kỹ thuật cao, rất khó phân biệt.
- Ngƣời có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn đại lý còn có thể trực
tiếp sản xuất hoặc đặt hàng từ những cơ sở sản xuất hàng hóa để tạo ra những sản phẩm, hàng
hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Những hàng hóa, sản phẩm này thƣờng
sử dụng những nhãn hiệu đã đƣợc đăng ký nhƣng không đƣợc chủ sở hữu quyền đồng ý hoặc sử
dụng chỉ dẫn địa lý không đúng với nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm sau đó tiêu thụ trong nƣớc
bằng các hoạt động bán, chào hàng hoặc thuê ngƣời bán, chào hàng,… Hàng hóa thƣờng đƣợc
sản xuất thủ công, chất lƣợng kém, kỹ thuật thấp hơn, dễ phát hiện. Bên cạnh đó, trên thị trƣờng
còn các loại hàng nhái nhãn mác, cải biên nhãn hiệu, mô phỏng kiểu dáng...

1.1.5 Nguyên nhân, điều kiện phạm Tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng vi phạm quyền sở hữu

công nghiệp ngày một gia tăng. Thứ nhất, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
luôn tạo ra các sản phẩm với “siêu lợi nhuận” nên rất có sức hút, lôi kéo đƣợc nhiều đối
tƣợng tham gia, kể cả những ngƣời lao động thuần túy, trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh
vực khác nhau.
Thứ hai, trong quá trình hội nhập, ngoài những tác động tích cực góp phần làm
nên những kết quả đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, còn phát
sinh những yếu tố tiêu cực xâm nhập vào nền kinh tế nhiều thành phần với tính cạnh
tranh cao và diễn biến phức tạp của nƣớc ta. Các mặt hàng nội địa tuy đa dạng, phong
phú và có cải tiến nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cho ngƣời tiêu dùng, nhất là
trong điều kiện thu nhập bình quân thấp, giá hàng hoá sản phẩm phục vụ sinh hoạt cao
tạo nên sự bất cân đối. Vì vậy, nhiều ngƣời tiêu dùng ƣa lựa chọn những sản phẩm giả
nhƣng mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp “nhƣ thật” mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng tình
12
GVHD: Nguyễn Văn Tròn
SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
trạng này, không ít doanh nghiệp thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, thiếu sự tôn trọng
ngƣời tiêu dùng, vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng làm giả, làm nhái những sản phẩm đƣợc
bảo hộ có uy tín, chất lƣợng, kiểu dáng để gây nhầm lẫn đối với ngƣời tiêu dùng. Vì vậy,
việc sao chụp, mô phỏng, làm nhái các sản phẩm của nhau để giành giật thị trƣờng trở
thành hiện tƣợng phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động.
Thứ ba, phần lớn các chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chƣa thực sự chú ý
đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, chƣa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý trong khi trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với sức khoẻ, lợi ích của cộng đồng còn rất hạn chế. Hiện
nay rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên chăm lo về quyền sở hữu công nghiệp, hầu
nhƣ chƣa có doanh nghiệp nào có chiến lƣợc về quyền sở hữu công nghiệp, coi vấn đề

quyền sở hữu công nghiệp là bộ phận trong chiến lƣợc phát triển của mình. Tài sản của
quyền sở hữu công nghiệp chƣa trở thành đối tƣợng quản lý nhƣ quản lý tài sản thông
thƣờng. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã chú trọng vào việc xây dựng thƣơng
hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, chất lƣợng hàng hóa nhƣng lại quên mất khâu đăng
ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý của mình ở những khu vực thị trƣờng đã và
sẽ phát triển. Nhiều doanh nghiệp chƣa có ý thức trong việc phát hiện và ngăn ngừa việc
làm giả các sản phẩm của mình, chƣa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng
trong việc kiểm tra, kiểm soát. Có những doanh nghiệp do sợ bị ảnh hƣởng đến doanh số
và mức tiêu thụ sản phẩm, không dám công khai về sản phẩm bị làm giả. Có những sản
phẩm làm giả tinh vi đến mức chính doanh nghiệp sản xuất cũng không phát hiện đƣợc,
đến khi biết, tuy có một số biện pháp khắc phục nhƣng không đáng kể, coi nhƣ “chấp
nhận sống chung với hàng giả”.
Thứ tư, các quy định về sở hữu trí tuệ nói chung cũng nhƣ quyền sở hữu công
nghiệp nói riêng và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ nói chung cũng nhƣ quyền sở hữu
công nghiệp nói riêng còn chƣa tập trung, mà rải rác trong quá nhiều văn bản, nhƣ: Hiến
pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự, luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Bộ luật Hình
sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003… và trong
nhiều văn bản hƣớng dẫn, thi hành các luật, pháp lệnh nêu trên.
Trong khi đó, những quy định về quyền sở hữu công nghiệp và hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp lại chƣa thật đầy đủ, chƣa đồng bộ, đặc biệt là những
quy định về các biện pháp và chế tài xử lý mới chủ yếu dừng ở các hình thức xử lý hành
chính, chƣa phù hợp với tình hình thực tế, chƣa đủ sức răn đe đối tƣợng vi phạm. Chế tài
về hình sự chỉ đƣợc áp dụng với cá nhân, trong khi nhóm tội về quyền sở hữu công
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

13

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như



Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
nghiệp chủ yếu là do tổ chức thực hiện, vì vậy, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự
với pháp nhân đƣợc.
Thứ năm, trên thực tế, tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu
tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu đồng bộ và chồng chéo,
nhiều tầng nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp. Hiện có tới 6 loại cơ
quan (Thanh tra khoa học, Thanh tra Thông tin và Truyền thông, Quản lý thị trƣờng, Hải
quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp) 7 cùng có thẩm quyền xử phạt vi phạm. Theo
thông lệ ở các nƣớc trên thế giới thì tòa án phải đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử
lý các vi phạm về sở hữu trí tuệ nói chung cũng nhƣ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng,
nhƣng ở Việt Nam thì ngƣợc lại, vai trò của tòa án rất mờ nhạt so với các cơ quan hành
chính. Mỗi năm có tới hàng nghìn vụ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc xử lý bởi
các cơ quan hành chính, nhƣng số vụ đƣợc đƣa ra xét xử tại tòa án lại quá ít. Chƣa kể,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của phần lớn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ pháp
luật còn hạn chế, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ, tài chính,
ngân hàng, chứng khoán, công nghệ máy tính…
1.2 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tội xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp
1.2.1 Giai đoạn trước năm 1999
Các quy định liên quan đến tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã bắt đầu đƣợc
đề cặp khi Việt Nam gia nhập Công ƣớc Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên nguyên
tắc đối xử bình đẳng; Thỏa ƣớc Madrid năm 1891 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa và
Hiệp ƣớc hợp tác Patent (PCT) – nhằm tạo điều kiện thuậ lợi cho công dân trong việc đăng ký
nhãn hiệu hàng hóa và sáng chế. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nƣớc ta mở đầu bằng việc
Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ về sang kiến cải tiến kỹ thuật – hợp lý
hóa sản xuất và sáng chế (ban hành kèm theo Nghị định số 31/CP ngày 23-01-1981). Thời gian
đầu các hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp đƣợc xử lý bằng các biện pháp hành chính với sự
tham gia của các cơ quan nhƣ: quản lý thị trƣờng, cảnh sát kinh tế, hải quan, thanh tra chuyên
ngành. Tuy nhiên các cơ quan này đã gặp hạn chế về thẩm quyền, do không có thẩm quyền đáp
ứng các quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, không có thẩm

quyền xác định mức thiệt hại mà chủ sở hữu công nghiệp hợp pháp phải gánh chịu.
Khắc phục những nhƣợc điểm đó, ngày 27/6/1985, Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời,
theo đó các tội phạm kinh tế bao gồm: tội làm hang giả, buôn bán hàng giả đƣợc quy định tƣơng
đối rõ ràng, nhƣng về cơ bản chính sách hình sự với loại tội phạm này vẫn mang những đặc điểm
nhƣ trƣớc khi pháp điển hóa về hình sự và Bộ luật này chƣa đƣa ra định nghĩa pháp lý của khái
niệm hàng giả. Hƣớng dẫn thực hiện, Điều 3, Nghị định số 140-HĐBT ngày 25/4/1991 đã đƣa ra
7

Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Điều 15

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

14

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
khái niệm “hàng giả”, và tại Điều 4 của Nghị định đã đƣa ra dấu hiệu đƣợc coi là hàng giả trong
đó có:
“1. Sản phẩm, hàng hóa (kể cả hàng nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giả mạo hoặc
nhãn của một cơ sở sản xuất khác mà không đƣợc chủ nhãn đồng ý;
2. Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống hệt hoặc tƣơng tự có khả
năng làm cho ngƣời tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất, buôn bán
khác đã dăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Cục sang chế) hoặc đã đƣợc bảo
hộ theo Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia.
3. Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ
quan tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng.”
Bên cạnh đó, Thông tƣ liên bộ số 1254-TTLB ngày 8-11-1991 của Ủy ban Khoa học
Nông nghiệp, Bộ thƣơng mại và du lich Hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 140-HĐBT ngày

25/4/1991của Hội đồng Bộ trƣởng về việc kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả tại
mục I về xác định hàng giả, khoản 1.1 về định nghĩa và dấu hiệu của hàng giả, điểm a có đề cặp:
“Sản xuất và sử dụng nhãn giả và bao bì mang nhãn giả hoặc sử dụng nhãn của
ngƣời khác, của cơ sở sản xuất khác mà không đƣợc phép của chủ nhãn ( bao gồm nhãn sản
phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và dấu hiệu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam)”
Điều đó thể hiện luật hình sự Việt Nam lúc bấy giờ tuy chƣa có một điều luật cụ thể
nào quy định về quyền sở hữu công nghiệp nhƣng đã chú trọng đến việc bảo hộ các đối tƣợng
của quyền sở hữu công nghiệp đặc biệt là nhãn hiệu hàng hóa thông qua việc quy định tội phạm
làm hàng giả, buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, việc xử lý hình sự về tội làm hàng giả, buôn bán
hàng giả vẫn gặp nhiều vƣớng mắc, chủ yếu là do quy định về hàng giả vẫn còn gặp nhiều vƣớng
mắc, quy định về hàng giả tại Nghị định vẫn còn xa rời thực tế.
Ngày 21/12/1999, Bộ luật hình sự mới đƣợc ra đời đã phân biệt tội sản xuất hàng hóa
với các tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đã sử dụng các khái niệm hậu quả nghiêm
trọng, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tuy chƣa đƣa ra định nghĩa pháp
lý của các khái niệm này. Bộ luật hình sự năm 1999 cũng đã đƣa ra một số dấu hiệu định tội bắt
buộc của một số cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhân thân ngƣời phạm
tội, đó là dấu hiệu tái phạm hành chính và tái phạm hình sự. nhìn chung những quy định về hình
phạt đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ít nghiêm khắc so với các loại tội phạm
kinh tế khác. Đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã có quy định các hình phạt
bổ sung.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

15

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
1.2.2 Giai đoạn từ năm 1999 đến nay

1.2.2.1 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật hình sự
năm 1999
Tại Bộ luật hình sự năm 1999 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc quy
định nhƣ sau:

“1. Ngƣời nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế,
giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá
hoặc các đối tƣợng sở hữu công nghiệp khác đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mƣơi triệu đồng đến hai
trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mƣời triệu đồng đến một trăm triệu đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.”
Đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp đƣợc luật hình sự bảo vệ bao gồm: sáng
chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá
hoặc các đối tƣợng sở hữu công nghiệp khác đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam.
Ngƣời phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với mục đích kinh doanh mà
chiếm đoạt, sử dụng bất hợp các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp đang đƣợc Bộ luật
hình sự năm 1999 bảo vệ mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi
này hoặc đã bị kết án về tội này, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm; phạm tội có tổ chức
hoặc phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tội
phạm đƣợc cấu thành và ngƣời phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã thỏa điều kiện về
các mặt khách thể, chủ quan, chủ thể.


Khung hình phạt đối với tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là
bị phạt tiền từ hai mƣơi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ
đến hai năm. Khi có các tình tiết nhƣ phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, gây hậu
quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì khung hình phạt sẽ tăng nặng hơn
đối với ngƣời phạm tội là bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Bên cạnh hình phạt chính
GVHD: Nguyễn Văn Tròn

16

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
ngƣời phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung nhƣ phạt tiền từ mƣời triệu
đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Việc quy định tội xâm phạm quyền sở hữu công ngiệp trong bộ luật hình sự
năm 1999 đã đánh dấu một bƣớc ngoặt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trong lĩnh
vực sở hữu công nghiệp. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp sẽ đƣợc bảo vệ hơn.
1.2.2.2 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật hình sự
năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009
Với nền kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày càng thay đổi, tình hình tội phạm
cũng dần thay đổi nên đòi hỏi Bộ luật hình sự năm 1999 cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
tình hình thực tế. Vì thế ngày 19 tháng 6 năm 2009 Quốc hội đã tiến hành thông qua Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, trong đó Tội xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc sửa đổi, bổ sung vào năm
2009 với nội dung nhƣ sau:

“1. Ngƣời nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn
địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thƣơng mại, thì bị phạt tiền từ năm

mƣơi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu
đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần.
3. Ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mƣơi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.”
Đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp đƣợc luật hình sự hiện hành bảo vệ là nhãn
hiệu và chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam.
Ngƣời phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tƣợng của
quyền sở hữu công nghiệp đang đƣợc luật hình sự hiện hành bảo vệ với lỗi cố ý và với quy mô
thƣơng mại thì đã cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. (Ở đây chúng ta không
bàn đến các mặt khánh thể, chủ quan, chủ thể và xem nhƣ các mặt này đã thỏa).
Khung hình phạt cũng đƣợc thay đổi nhƣ sau: khi ngƣời phạm tội với lỗi cố ý và với
quy mô thƣơng mại thì khung hình phạt là phạt tiền từ năm mƣơi triệu đồng đến năm trăm triệu
đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. Khi ngƣời phạm tội phạm tội với các tình tiết
nhƣ có tổ chức, phạm tội nhiều lần thì khung hình phạt sẽ tăng nặng hơn đó là phạt tiền từ bốn

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

17

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Bên cạnh hình phạt
chính, ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung nhƣ phạt tiền từ hai mƣơi triệu đồng đến hai
trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một

năm đến năm năm.

1.2.2.3 Những điểm tiến bộ của Tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp sau lần sửa đổi Bộ luật hình sự năm 1999 vào năm 2009
“- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã sửa đổi cấu thành của tội
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171 ) nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu của các điều
ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là các hiệp định của Tổ chức Thƣơng mại thế giới
(WTO) và Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Điểm khác biệt so với quy định của Bộ
luật hình sự năm 1999 thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã thu hẹp phạm vi
xử lý về hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đối với lĩnh vực này chủ
yếu áp dụng các biện pháp pháp luật dân sự và hành chính để giải quyết. Cụ thể:
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự quy định chỉ xử lý về hình sự
đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với quy mô thƣơng mại.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự quy định chỉ xử lý về hình
sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến hai đối tƣợng sở hữu công
nghiệp là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Luật đã phi hình sự hoá hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp hoặc các đối tƣợng
sở hữu công nghiệp khác.
Thứ hai, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã điều chỉnh nâng
mức phạt tiền đối với tội phạm này.”8
Từ những điểm khác biệt của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc quy
định ở Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 với Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc
thể hiện tại đề cƣơng giới thiệu Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999
ta có thể thấy đƣợc những điểm tiến bộ sau lần sửa đổi bổ sung
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã thu hẹp phạm vi xử lý về
hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quy định chỉ xử lý về hình sự đối
với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với quy mô thƣơng mại và chỉ xử lý đối với
hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến hai đối tƣợng sở hữu công nghiệp là
8


Bộ Tƣ pháp – trang thông tin điện tử về phổ biến giáo dục pháp luật, Đề cương giới thiệu Luật sửa đổi bổ sung

một

số

điều

của

Bộ

luật

hình

sự,

, [ngày truy cập 1207-2014]

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

18

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.Với thay đổi đó thì đối với tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp ta có thể xử lý ngay lần đầu tiên phạm tội. Chỉ cần tội phạm cố ý xâm phạm các đối
tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp với quy mô thƣơng mại thì đã phải chịu trách nhiệm hình
sự. Trong khi đó tại Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi
xâm phạm các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp vì mục đích kinh doanh và phải gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm. Với quy định này trong trƣờng hợp ngƣời phạm tội
không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc không bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc không
bị kết án về tội này thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định tại Điều 171 Bộ luật
hình sự năm 1999 đòi hỏi phải có hành vi vi phạm trƣớc đó không quá lâu, tức là không thể xử lý
hình sự đƣợc ngay lần đầu tiên phạm tội, cho dù là có tổ chức hay quy mô lớn. Trong khi đó, hậu
quả nghiêm trọng, trong nhiều trƣờng hợp là những thiệt hại về tài sản của chủ sở hữu công
nghiệp hợp pháp, lại không dễ chứng minh.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã điều chỉnh nâng mức phạt
tiền đối với tội phạm này. Đối với mức phạt tiền ở khung hình phạt chính tại Bộ luật hình sự năm
1999 thì mức phạt tiền cao nhất là đến hai trăm triệu đồng, tại Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi,
bổ sung năm 2009 thì mức phạt tiền cao nhất là đến năm trăm triệu đồng. Đối với mức phạt tiền
ở khung hình phạt bổ sung tại Bộ luật hình sự năm 1999 thì mức phạt tiền cao nhất là đến một
trăm triệu đồng, tại Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì mức phạt tiền cao
nhất là đến hai trăm triệu đồng. Với việc nâng mức phạt tiền đối với tội phạm này trong lần sủa
đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2009 một phần đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế đất nƣơc
ngày càng phát triển, một phần thể hiện sự răng đe, tính nghiêm khắc của Bộ luật hình sự. Bên
cạnh đó cũng nâng cao sự bảo vệ của Nhà nƣớc đối với quyền sở hữu công nghiệp nói riêng
cũng nhƣ lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

19

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như



Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam

CHƢƠNG 2. TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP QUY ĐỊNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
Chƣơng này đi sâu vào phân tích những quy định của pháp luật về tội xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp. Chẳng hạn nhƣ phân tích về mặt khách quan, mặt khách thể, mặt chủ quan,
mặt chủ thể của tội phạm. Bên cạnh việc phân tích quy định của pháp luật, chƣơng này còn so
sánh giữa Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên
quan, giữa Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với Tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 với nội
dung nhƣ sau:

“1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn
địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm
mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu
đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.”
2.1 Dấu hiệu pháp lý của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
2.1.1 Khách thể của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, trực
tiếp hoặc gián tiếp ảnh hƣởng đến lợi ích và sự tồn tại của giai cấp thống trị đƣợc Nhà nƣớc (đại
diện cho giai cấp thống trị) bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự. 9 Dựa vào mức độ khái
quát, khách thể của tội phạm đƣợc phân loại thành: khách thể chung, khách thể loại và khách thể
trực tiếp.

Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại
và đƣợc luật hình sự bảo vệ.10 Bất cứ hành vi phạm tội nào, trong đó có tội xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp, cũng đều xâm hại đến khách thể chung. Khách thể chung theo luật hình sự Việt
Nam là các quan hệ xã hội đã đƣợc xác định tại Điều 1 và Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự
1999. Đó là: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; chế độ xã hội chủ nghĩa;
quyền làm chủ của nhân dân; quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc; chế độ chính trị, chế
9

Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 164
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 166

10

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

20

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
độ kinh tế; nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; lợi ích của nhà nƣớc; quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức; tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân; trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất đƣợc một
nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại. 11 Trong Bộ luật
Hình sự hiện hành, các tội phạm đƣợc sắp xếp theo khách thể loại, nghĩa là các tội phạm xâm hại
đến cùng một khách thể loại thì đƣợc xếp vào cùng một chƣơng. Tội xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp theo điều 171 Bộ luật Hình sự hiện hành đƣợc xếp vào chƣơng XVI “Các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế”. Nhƣ vậy, khách thể loại của tội xâm phạm quyền sở hữu công

nghiệp là trật tự quản lý kinh tế của nhà nước. Trật tự quản lý kinh tế này đƣợc hiểu là tổng thể
các quy trình, thủ tục, nội dung, phạm vi, địa vị pháp lý của chủ thể khi tiến hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh, lƣu thông hàng hóa, sản phẩm cũng nhƣ sử dụng các nguồn tài nguyên để
tạo ra lợi nhuận.
Khách thể trực tiếp của tội phạm là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị
hành vi phạm tội cụ thể xâm hại. 12 Tội phạm cụ thể xâm hại đến khách thể trực tiếp khi nó gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội là khách thể trực tiếp này. Thông qua việc
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại này mà tội phạm cụ thể đồng thời cũng xâm hại đến khách
thể loại và khách thể chung. Nhìn chung, một tội phạm có thể xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội
khác nhau, nhƣng trong các quan hệ xã hội bị xâm hại đó chỉ có một quan hệ xã hội là khách thể
trực tiếp mà thôi. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xâm phạm đến chế độ quản lý
nhà nƣớc về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Bên cạnh đó, do các đối tƣợng sở hữu công
nghiệp có giá trị thƣơng mại cao, việc sử dụng chúng trong hoạt động kinh doanh thƣờng tạo ra
một giá trị vật chất vô cùng to lớn, nên hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng đồng
thời xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của ngƣời khác. Tuy nhiên, trong hai quan hệ xã hội bị
xâm hại trên, chế độ quản lý nhà nƣớc về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là quan hệ luôn bị
gây thiệt hại bởi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, và chính quan hệ này mới phản
ánh một cách chính xác và đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp. Vì vậy, chế độ quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là
khách thể trực tiếp của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Đối tƣợng tác động của tội phạm là bộ phận hợp thành của khách thể của tội
phạm mà chỉ có thông qua việc tác động đến nó tội phạm mới có thể xâm hại đƣợc đến các quan
hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ. 13 Đối tƣợng tác động của tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp (Điều 171 Bộ luật hình sự hiện hành) là nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý.
Vậy hành vi phạm tội xâm phạm chế độ quản lý nhà nƣớc về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp, gây rối loạn trật tự quản lý việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, xâm phạm đến
11

Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 166
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 167

13
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 170,171
12

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

21

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tƣợng sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân đƣợc
pháp luật quy định và bảo vệ.

2.1.2 Khách quan của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp tất cả những biểu hiện của tội phạm diễn ra
và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan bao gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy
hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phƣơng tiện, thủ đoạn,
hoàn cảnh, địa điểm phạm tội. 14 Mặt khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có
các dấu hiệu sau:
- Về hành vi, có một trong các hành vi sau:
Có hành vi chiếm đoạt (chiếm giữ trái pháp luật) quyền sở hữu (quyền sở hữu trí tuệ)
hoặc sử dụng bất hợp pháp (không đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu, sử dụng trong trƣờng hợp
pháp luật cấm sử dụng) đối với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp bao gồm: nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam. Hành vi chiếm đoạt ở đây đƣợc hiểu là chuyển dịch một
cách bất hợp pháp quyền sở hữu các đối tƣợng nêu trên từ của ngƣời khác thành của mình đồng
thời làm cho chủ sở hữu của các đối tƣợng nêu trên mất đi khả năng thực tế thể hiện quyền chủ
sở hữu đối với các đối tƣợng bị chiếm đoạt. Việc chiếm đoạt đƣợc thực hiện với nhiều hình thức
khác nhau để chiếm đoạt.

Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của
ngƣời khác nhƣ sử dụng các loại nhãn, mác hàng hóa có kiểu dáng nhƣ loại hàng hóa đã đƣợc
Nhà nƣớc bảo hộ.
Có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp giống với hành vi sản xuất và buôn
bán hàng giả, là hàng hóa sản xuất ra có kiểu dáng, nhãn mác tƣơng tự nhƣ hàng hóa đã đƣợc
Nhà nƣớc bảo hộ. Tuy nhiên, giữa chúng chỉ có một điểm khác là chất lƣợng của loại hàng hóa
này có thể tƣơng đƣơng với hàng hóa đƣợc bảo hộ (giá trị sử dụng có thể bằng hoặc thấp hơn
loại hàng hóa đã đƣợc bảo hộ) còn hàng giả thì cả về chất lƣợng sản phẩm và cả về hình thức bao
gói, nhãn mác,… Ví dụ: dùng bột làm thuốc tân dƣợc. Hàng giả không chỉ không có giá trị sử
dụng, thậm chí khi sử dụng có loại còn có thể gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cho ngƣời
tiêu dùng.
Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa đƣợc thể hiện trên hàng
hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hóa ở dạng một từ
ngữ, dấu hiệu, biểu tƣợng hoặc hình ảnh một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phƣơng nhằm
chỉ dẫn hàng hóa đó có nguồn gốc từ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phƣơng nào gắn liền với
đặc trƣng về chất lƣợng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của sản phẩm này. Quyền chỉ
dẫn địa lý do cơ quan quản lý Nhà nƣớc thể hiện. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nhằm chỉ dẫn
xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm thuộc về tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

14

Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 175

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

22

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như



Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
- Về các dấu hiệu khác: Hành vi nêu trên phải đạt tới quy mô thƣơng mại thì mới bị
truy cứu trách nhiệm hình sự . Đây là dấu hiệu cơ bản của tội này.
Cần lƣu ý rằng các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp bị xâm hại nêu trên phải
là các đối tƣợng đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ, tức là đã đƣợc cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp. Tội phạm hoàn thành khi có các hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thƣơng mại mà không cần gây ra hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hay bị kết án về hành vi này. 15

2.1.3 Mặt chủ quan của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm. Đó là những biểu hiện về
mặt tâm lý của ngƣời phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội bao gồm lỗi, động cơ và mục đích
phạm tội.
Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của ngƣời phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra đƣợc biểu hiện dƣới hình thức lỗi cố ý
hoặc lỗi vô ý. 16 Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, lỗi của ngƣời phạm tội là lỗi
cố ý. Nghĩa là về lý trí, ngƣời phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trƣớc đƣợc hậu quả của hành vi đó; và về ý chí, ngƣời phạm tội mong muốn cho hậu quả
xảy ra, hoặc tuy không mong muốn nhƣng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Khi định tội
danh đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cần chứng minh đƣợc rằng ngƣời thực
hiện hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp các đối tƣợng sở hữu công nghiệp đang đƣợc bảo
hộ tại Việt Nam nhận thức rõ rằng hành vi đó của mình là nguy hiểm cho xã hội, vì nhắm đến lợi
ích của mình trong hoạt động kinh doanh mà họ mong muốn, hoặc để mặc hậu quả nguy hiểm
của hành vi của mình mà họ đã thấy trƣớc xảy ra cho xã hội.
Động cơ phạm tội đƣợc hiểu là động lực bên trong thúc đẩy ngƣời phạm tội thực
hiện hành vi phạm tội (có thể hiểu là nguyên nhân tinh thần của tội phạm). 17 Đối với tội xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp động cơ phạm tội thƣờng là vụ lợi.
Mục đích phạm tội là điểm cuối cùng mà ngƣời phạm tội đặt ra cho hành vi phạm tội
phải đạt tới (kết quả mà kẻ phạm tội mong muốn đạt đƣợc).18 Đối với tội “xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp”, pháp luật quy định chỉ cấu thành tội phạm khi ngƣời phạm tội thực hiện hành

vi nguy hiểm cho xã hội vì mục đích “kinh doanh”. Kinh doanh, theo nghĩa hẹp, đƣợc hiểu là
mọi hoạt động tổ chức mua bán để thu lời, tức là hoạt động xảy ra trong quá trình lƣu thông,
phân phối sản phẩm. Theo nghĩa rộng, kinh doanh là một hoạt động nhằm mục đích thu lợi
nhuận, bao gồm cả trong quá trình tổ chức sản xuất, lƣu thông và phân phối sản phẩm. Mục đích
“kinh doanh” ở đây cần phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, tức là mục đích thu lợi nhuận cho hoạt
15

Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam Quyển 2 (phần các tội phạm), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012,
trang 315
16
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 210
17
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 222
18
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 224

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

23

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


Tội xâ phạm Quyền sở hữu công nghiệp trong Luật hình sự Việt Nam
động tổ chức sản xuất, lƣu thông và phân phối sản phẩm. “Mục đích phạm tội”, mà cụ thể ở đây
là mục đích “kinh doanh”, là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp. Đây là trƣờng hợp mà hành vi khách quan không phản ánh đƣợc mục
đích phạm tội. Bản thân hành vi chiếm đoạt, sử dụng các đối tƣợng sở hữu công nghiệp nhƣ nhãn
hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam cùng với các dấu hiệu khách quan khác chƣa
đủ nguy hiểm đáng kể cho xã hội, chỉ khi đặt nó trong mối quan hệ với mục đích phạm tội là

“kinh doanh” thì tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên, hành vi trở nên nguy hiểm
đáng kể cho xã hội và bị coi là tội phạm. Vì vậy, trong quá trình định tội danh, chủ thể định tội
phải chứng minh đƣợc hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp các đối tƣợng sở hữu công
nghiệp đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam đƣợc thực hiện vì mục đích kinh doanh của ngƣời phạm
tội: thu lợi nhuận trong quá trình tổ chức sản xuất, lƣu thông, phân phối sản phẩm.

2.1.4 Mặt chủ thể của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Chủ thể của tội phạm trƣớc hết là con ngƣời và con ngƣời đó phải có năng lực
trách nhiệm hình sự. Cụm từ “năng lực trách nhiệm hình sự” đã bao hàm ngƣời đó phải đạt tuổi
chịu trách nhiệm hình sự. 19 Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc hiểu là
ngƣời đã thực hiện hành vi xâm phạm đến các đối tƣợng sở hữu công nghiệp đang đƣợc bảo hộ
tại Việt Nam bị coi là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định. Luật
hình sự nƣớc ta không quy định rõ thế nào là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự, mà ngƣợc
lại, quy định về những trƣờng hợp đƣợc coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo đó,
ngƣời không có năng lực trách nhiệm hình sự là ngƣời khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình. 20 Tuy nhiên, năng lực trách nhiệm hình sự đƣợc hiểu là khả năng
nhận thức đƣợc tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và khả năng điều khiển đƣợc hành vi
ấy (tức là khả năng kiềm chế việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và có khả năng lựa
chọn một xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội). Một ngƣời đƣợc coi là có năng lực trách
nhiệm hình sự phải thỏa mãn đầy đủ hai điều kiện: Một ngƣời đạt tới độ tuổi nhất định thì có khả
năng nhận thức đầy đủ về tính chất pháp lý của hành vi của mình và có đầy đủ khả năng điều
khiển đƣợc hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Một ngƣời ở độ tuổi trên chỉ coi là có năng
lực trách nhiệm hình sự nếu không mắc những bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức
và khả năng điều khiển hành vi của mình. Nhƣ vậy: Ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự theo
luật hình sự Việt Nam là ngƣời đã đạt độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc
trƣờng hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có mức cao nhất của khung hình phạt là ba
năm tù, vì vậy đây là loại tội ít nghiêm trọng. Theo quy định của pháp luật, ngƣời từ đủ 14 tuổi
trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng.

Do đó, tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này là từ đủ 16 tuổi trở lên.
19
20

Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 193
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009, Điều 13, Khoản 3

GVHD: Nguyễn Văn Tròn

24

SVTH: Trần Thị Huỳnh Như


×