Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Gian lận trong học tập học hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.93 KB, 2 trang )

Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật
thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập
chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức
thực.
Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của
một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học
sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong
thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.
Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối
với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ
quên kiến thức thực.
Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở
đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên
dần đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh,
thiếu tự tin vào bản thân luỏn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở
hay bè bạn xung quanh.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối.
Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số
học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh... mà còn
phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,... khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp,
học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn
mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính
trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải
thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.
Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục
nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không
những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều
mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít dỏi với một giáo viên để có thể truyền tải được hết
kiên thức, điều đó thiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức
mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp


bài dường như đã trớ thanh sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh
thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học
không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.
Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học
sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực
của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới
những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”.... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục,
về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.
Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.


Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu,
tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục
cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với
hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,... rất chú trọng tới việc cho học sinh thực
hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các
em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xoá bó “bệnh thành tích”
bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh
trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh
thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.
Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh
nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

Trích: loigiaihay.com



×