Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

quyền về bí mật đời tư trong pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.43 KB, 52 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA: 2011 - 2015
Đề Tài

QUYỀN VỀ BÍ MẬT ĐỜI TƢ TRONG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn:
Thầy: DƢƠNG VĂN HỌC
Bộ môn: Luật Thƣơng mại

Sinh viên thực hiện:
TRẦN THỊ DIỄM HƢƠNG
MSSV: 5117309
Lớp: Luật Tƣ pháp
(HG1165A1)

Cần Thơ, 12/2014


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

GVHD: Dƣơng Văn Học


SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

GVHD: Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................... 1
Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu................................................................................................... 1
Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2
Bố cục luận văn ........................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN BÍ MẬT ĐỜI TƢ ................... 3
1.1. Khái quát về bí mật đời tƣ ........................................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm bí mật đời tư ................................................................................... 3
1.1.2. Phân biệt bí mật đời tư với các bí mật khác ................................................... 6
1.1.2.1. Phân biệt bí mật đời tư với bí mật nhà nước ..................................... 6
1.1.2.2. Phân biệt bí mật đời tư với bí mật kinh doanh .................................. 6
1.2. Quyền về bí mật đời tƣ .............................................................................................. 7

1.2.1. Khái niệm ......................................................................................................... 7
1.2.2 Bản chất của quyền về bí mật đời tư ............................................................... 8
1.3. Sự ghi nhận quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam ............................ 9
1.3.1. Hiến pháp năm 2013 ....................................................................................... 9
1.3.2 Bộ luật Dân sự năm 2005............................................................................... 10
1.3.3. Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 .............................. 11
1.3.3.1. Tội làm nhục người khác .................................................................. 11
1.3.3.2. Tội xâm phạm bí mật an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người
khác ............................................................................................................... 12
1.3.3.3. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng
Viễn thông, mạng Internet ............................................................................. 13
1.3.3.4. Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng Viễn thông,
mạng Internet ................................................................................................ 13
1.3.4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 ............................................................... 14
1.3.5 Các Luật chuyên ngành ..................................................................................... 16
1.3.5.1. Luật Viễn thông 2009 ............................................................................. 16
1.3.5.2. Luật Báo chí 1989, Luật sửa đổi bổ sung 1999 ............................... 17
1.3.5.3. Luật Bưu chính 2010 ........................................................................ 18
1.3.5.4. Luật Khám chữa bệnh 2009 ............................................................. 18
1.3.5.5. Luật Công nghệ thông tin 2006........................................................ 19
GVHD: Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

1.3.5.6. Luật Xuất bản 2012 .......................................................................... 20

1.4. Giới hạn của quyền về bí mật đời tƣ ...................................................................... 20
1.4.1. Quyền về bí mật đời tư xung đột với quyền loqị chung, quyền lợi của bên
thứ ba..................................................................................................................... .. 21
1.4.2. Địa vị xã hội của cá nhân làm hạn chế quyền về bí mật đời tư của cá nhân
đó .............................................................................................................................. 22
CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN QUYỀN VỀ BÍ MẬT ĐỜI TƢ TRONG PHÁP LUẬT
VIỆT NAM ...................................................................................................................... 23
2.1. Các biện pháp bảo vệ quyền về bí mât đời tƣ ....................................................... 23
2.1.1. Biện pháp tự bảo vệ ....................................................................................... 23
2.1.2. Biện pháp dân sự ........................................................................................... 24
2.1.3. Biện pháp hành chính ................................................................................... 27
2.1.4. Biện pháp hình sự ......................................................................................... 28
2.2. Thực tiễn bảo vệ quyền về bí mật đời tƣ trong các trƣờng hợp đặc thù ............ 30
2.2.1. Quyền bí mật đời tư đối với hình ảnh ........................................................... 30
2.2.2. Quyền bí mật đời tư trong hoạt động viễn thông ......................................... 32
2.2.3. Quyền bí mật đời tư trong hoạt động báo chí .............................................. 36
2.3 Những nguyên nhân dẫn đến việc xâm phạm quyền về bí mật đời tƣ của cá nhân
.......................................................................................................................................... 39
2.3.1. Ý thức tôn trọng quyền về bí mật dời tư còn hạn chế .................................. 39
2.3.2. Thiếu căn cứ để áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ chế thực thi không hiệu quả
.................................................................................................................................. 41
2.4. Giải pháp hoàn thiện về quyền bí mật đời tƣ ....................................................... 41
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Dƣơng Văn Học

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng



Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyền con người là khát vọng và là thành quả đấu tranh của nhân loại, qua các giai
đoạn phát triển, quyền con người trở thành giá trị chung. Chủ trương nhất quán của Đảng
và Nhà nước Việt Nam là phấn đấu đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người cho
mọi người dân. Công cụ hiệu quả nhất cho việc bảo vệ quyền con người chính là hệ thống
pháp luật. Chỉ thông qua việc thể chế hóa thành luật, quyền con người mới được bảo đảm
và bảo vệ tốt nhất.
Hiện nay, việc xâm phạm bí mật đời tư diễn ra ngày càng nhiều và hành vi ngày càng
phước tạp nhất là trong giới báo chí, các nhà báo dùng mọi biện pháp có thể khai thác bí
mật về đời sống riêng tư để trục lợi cá nhân. Không những trong lĩnh vực báo chí mà còn
cả những lĩnh vực khác như viễn thông, công nghệ thông tin trong đó nổi trội nhất là việc
xâm phạm bí mật đời tư về hình ảnh.
Khi đời sống vật chất được thoả mãn, con người ngày càng chú trọng đến những giá
trị cá nhân và một trong những giá trị đó chính là quyền bảo vệ bí mật đời tư. Để đáp ứng
những yêu cầu khách quan, những mong muốn của các cá nhân trong xã hội, pháp luật
hiện đại ngày càng ghi nhận và bảo vệ rộng rãi các quyền nhân thân của cá nhân, trong đó
có quyền bí mật đời tư. Pháp luật nước ta đã có ghi nhận quyền cơ bản này của công dân
thông qua nội dung của Điều 21 Hiến pháp năm 2013, Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2005
và một số quy đinh trong các văn bản khác. Việc ghi nhận và bảo vệ quyền bí mật đời tư
của cá nhân là một điểm tiến bộ của pháp luật nước ta, đưa pháp luật ngày càng gần với
đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện cũng như là việc bảo vệ quyền
này của công dân vẫn còn nhiều bất cập như cơ chế thực thi không hiệu quả, thiếu căn cứ
để áp dụng các biện pháp bảo vệ và một trong những nguyên nhân dẫn đến các bất cập
nói trên là pháp luật nước ta chưa quy định như thế nào là bí mật đời tư, thế nào là quyền
bí mật đời tư. Theo đó các toà án thụ lý không có cơ sở pháp lý để buộc tội và có nhiều

quan điểm khác nhau khi đề cập đến các khái niệm này.
Để góp phần đưa ra cách hiểu thống nhất về bí mật đời tư, quyền bí mật đời tư cũng
như đưa ra các giải pháp để bảo vệ tốt hơn quyền bí mật đời tư của cá nhân trong thực
tiễn, người viết xin chọn “Quyền về bí mật đời tư trong pháp luật Việt Nam” làm đề tài
cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Về mục đích nghiên cứu, dựa trên các quy định của Hiến pháp và Bộ luật Dân sự về
bí mật đời tư, mục tiêu nghiên cứu của người viết là tìm hiểu về khái niệm cũng như là

GVHD: Dƣơng Văn Học

1

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

thực tiễn và cách thức bảo vệ quyền bí mật đời tư. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này,
người viết có thể nhận thức được tầm quan trọng của quyền bảo vệ mật đời tư của cá nhân
và giúp người đọc hiểu rõ hơn về bản chất pháp lý cũng như các cách thức bảo vệ khi
quyền bí mật đời tư của mình bị xâm phạm. Theo đó, cá nhân ý thức được sự quan trọng
của pháp luật đối với cuộc sống.
Về phạm vi nghiên cứu, người viết tập trung nghiên cứu hai vấn đề đó là sự ghi nhận
của pháp luật Việt Nam về quyền bí mật đời tư và các cơ chế bảo vệ quyền.. Song song
với việc nghiên cứu, người viết còn phân tích một số vụ việc về xâm phạm bí mật đời tư
đã xảy ra trên thực tế. Theo đó, người viết còn đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến việc
xâm phạm và đề xuất ý kiến cá nhân để có thể góp phần hạn chế tình trạng xâm phạm bí

mật đời tư của cá nhân đang xảy ra nhiều trong xã hội hiện nay.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, người viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, liệt
kê, so sánh. Ngoài các phương pháp trên, người viết còn thu thập tài liệu, tổng hợp các
thông tin mang tính thực tiễn cao về vấn đề bí mật đời tư.
4. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục luận văn tốt nghiệp của người viết gồm 2
chương:
Chương 1: Pháp luật Việt Nam về quyền bảo vệ bí mật đời tƣ
Trước tiên người viết tập trung nghiên cứu về khái niệm bí mật đời tư, quyền bí mật
đời tư và bản chất của quyền bí mật đời tư, sau đó người viết tìm hiểu về các quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành và giới hạn của quyền bảo vệ bí mật đời tư.
Chương 2: Thực tiễn đảm bảo quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam
Về phần chương 2, người viết chủ yếu phân tích về các biện pháp bảo vệ bí mật đời
tư của cá nhân khi bị xâm phạm, song song theo đó là tìm hiểu các vụ việc về bí mật đời
tư xảy ra trong thực tế và nêu một số nguyên nhân cũng như đề xuất trong việc bảo vệ
quyền bí mật đời tư của cá nhân.

GVHD: Dƣơng Văn Học

2

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

CHƢƠNG 1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN BÍ MẬT ĐỜI TƢ

1.1 . Khái quát về bí mật đời tƣ
1.1.1. Khái niệm bí mật đời tư
Hiện nay các toà án thụ lý những vụ việc liên quan tới bí mật đời tư không hề ít
nhưng số lượng vụ được giải quyết còn rất hạn chế, điều này chứng tỏ việc tiết lộ bí mật
đời tư đang trở thành chuyện thường ngày, làm không ít người “điêu đứng”, nguyên nhân
chủ yếu là do hành lang pháp lý cho việc bảo vệ bí mật đời tư của pháp luật Việt Nam vẫn
còn nhiều hạn chế. Theo Điều 38 Bộ luật Dân sự thì “việc thu thập, công bố thông tin, tư
liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã
chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ,
chồng, con đã thành niên, hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu
thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.1
Tuy nhiên, thế nào là bí mật đời tư và quyền bí mật đời tư lại chưa được hướng dẫn một
cách cụ thể, dẫn đến việc bí mật đời tư được hiểu một cách “tùy nghi” và việc xử lý vi
phạm này trong thực tế khá phức tạp.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến khái niệm bí mật đời tư. Theo
cuốn Đại từ điển Tiếng Việt thì bí mật được giải thích là “giữ kín, không để lộ ra, không
công khai”. Cũng có thể giải thích theo hướng bí mật là thông tin cần che giấu, chỉ để một
số nhất định những người có liên quan được biết. Những thông tin được xác định là bí
mật chỉ mang ý nghĩa tương đối. Dưới góc độ này hay đối với một bên thì nó có thể cần
phải che đậy, giữ kín, nhưng dưới góc độ khác, đối với bên khác nó có thể không cần che
giấu. Tính bí mật có được do những gì chứa đựng trong thông tin đó có liên quan đến một
điều gì đó mà nếu để người không có nhiệm vụ biết thì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu, gây
thiệt hại cho bên cần che giấu. Ví dụ: Một cô gái đã từng bị hiếp dâm, vì sợ người khác
chê cười và không muốn xấu hổ nên cô đã dấu không cho ai biết, chỉ có những người
trong gia đình biết mà thôi, nếu người ngoài biết sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cô gái
về tinh thần và danh dự của cô. Những bí mật có thể là bí mật về đời tư, bí mật Nhà nước
hoặc cũng có thể là bí mật Kinh doanh. Dù là bí mật về vấn đề gì thì khi bị xâm phạm đều
ảnh hưởng đến quyền lợi của một cá nhân, tổ chức nhất định và sự ảnh hưởng của nó có
thể lớn hoặc nhỏ tuỳ theo mức độ xâm phạm.
Đối với khái niệm “đời tư”, chúng ta cũng đặt khái niệm này trong mối liên quan,

xuất phát từ các “thông tin”. Có thể cho rằng “Tư – có nghĩa là riêng, việc riêng, của
riêng”. Như vậy, có thể hiểu những thông tin liên quan đến đời tư là những thông tin liên
1

Bộ luật Dân sự năm 2005, điều 38, khoản 2.

GVHD: Dƣơng Văn Học

3

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

quan đến một cá nhân cụ thể, đó là những gì thầm kín của cá nhân mà họ muốn giữ bí
mật. Đó có thể là các thông tin liên quan đến các yếu tố như tinh thần, vật chất, các quan
hệ xã hội.
Theo Luật sư Nguyễn Thủy Nguyên, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, hiểu theo
nghĩa thông thường nhất thì “bí mật đời tư có thể được hiểu là những gì gắn với nhân thân
con người, là quyền cơ bản. Đó có thể là những thông tin về hình ảnh, cuộc sống gia đình,
tên gọi, con cái, các mối quan hệ… gắn liền với một cá nhân mà người này không muốn
cho người khác biết. Những bí mật đời tư này chỉ có bản thân người đó biết và họ chưa
từng công bố ra ngoài cho bất kỳ ai”. “Bí mật đời tư”có thể hiểu là “chuyện trong nhà”
của cá nhân nào đó.2 Ví dụ: con ngoài giá thú, di chúc, hình ảnh cá nhân, tình trạng sức
khỏe, bệnh tật, các loại thư tín, điện thoại, điện tín, v.v…. Như vậy, quan điểm này cũng
chỉ ra rằng bí mật đời tư là những thông tin gắn liền với cá nhân, chỉ có thể mình họ hoặc
một số người hạn chế biết được. Tuy nhiên, nếu hiểu như vậy thì cũng chưa bao quát

được nội hàm của khái niệm bí mật đời tư, bởi lẽ nếu hiểu bí mật đời tư là những thông
tin “chưa từng công bố cho bất kỳ ai” thì đây là quan điểm chưa đúng. Có trường hợp
thông tin này đã được công bố nhưng bản thân người tiếp nhận thông tin phải có nghĩa vụ
bảo mật thông tin thì thông tin đó vẫn được coi là “bí mật đời tư”.
Nhưng theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật thì ông lại bao quát khái niệm bí mật đời tư
trên hai phương diện và được diễn giải như sau:
Thứ nhất, bí mật về đời sống tình cảm, tinh thần: bí mật về đời sống tình cảm của
cá nhân thể hiện tính chất đặc biệt riêng tư của cá nhân đó. Điều luật cấm công khai cho
mọi người biết các mối quan hệ thực tại hoặc mang tính chất hình tượng mà cá nhân đó
vốn có. Thứ hai, bí mật về đời sống nghề nghiệp, vật chất của cá nhân thể hiện là những
bí mật về hoạt động nghề nghiệp; tình trạng vật chất gắn liền với hoạt động đó.3
Tuy nhiên, theo cách diễn giải này thì cũng không có một giới hạn cụ thể cho khái
niệm bí mật đời tư, điều đó có nghĩa là khái niệm bí mật đời tư có thể được khái quát theo
hướng liệt kê mà không được khái quát theo hướng bao quát. Nếu đưa ra khái niệm bí mật
đời tư theo hướng liệt kê thì có những trường hợp việc liệt kê sẽ không đầy đủ.4
Ví dụ: Một người đã từng gặp rất nhiều chuyện và nhiều cú sốc lớn về tinh thần
như: đã từng bị đánh đập, hành hạ, làm nhục, bị rơi vào vòng lao lý… Họ không muốn
2

Báo Pháp Luật và Xã Hội, Phương Thảo, Bí mật đời tư - khó bảo vệ vì luật “lửng lơ” [Truy cập ngày 05/8/2014].
3
Thư viện chia sẽ Luận văn, Học kì dân sự, Bí mật đời tư – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn,
[05/8/2014]
4
Lê Đình Nghị, Bàn về khái niệm bí mật đời tư, [05/8/2014]

GVHD: Dƣơng Văn Học

4


SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

cho ai biết và muốn xoá đi kí ức đáng buồn đó. Việc họ muốn giữ kín các thông tin đó
nên các thông tin đó là bí mật đời tư của họ nếu ai tiết lộ hay cố ý tuyên truyền thì sẽ bị
coi là xâm phạm bí mật đời tư của người khác. Nhưng đối với một số người thì họ chỉ
xem đó là một vụ tai nạn và họ dùng việc này làm bài học để nhắc nhở bản thân và những
người xung quanh phải cẩn thận hơn, chính những người này không xem việc trên là bí
mật thì việc tiết lộ ra ngoài cũng không được coi là xâm phạm bí mật đời tư của người
khác.5
Nếu nói bí mật đời tư là những thông tin gắn liền với cá nhân và được giữ kín thì
việc những nhân vật nổi tiếng công bố những hoạt động của mình trước công chúng thì
những hoạt động đó có được xem là bí mật nữa hay không. Dù là người thường hay người
nổi tiếng thì họ đều có quyền có những hoạt động riêng tư tại những nơi công cộng. Điều
đó không có nghĩa là nhất cử nhất động của người nổi tiếng tại nơi công cộng đều có thể
đưa lên mặt báo hoặc đồn đại ra ngoài. Còn nếu đó là chuyện diễn ra nơi công cộng, là
chuyện mà cá nhân đó đã tiết lộ ra cho người khác biết thì không còn là bí mật đời tư nữa.
Lý giải thêm vấn đề này, viện dẫn Thông tư số 09/2005/TT-BCA ngày 5-9-2005
của Bộ Công an quy định về nơi công cộng là: “Các khu vực, địa điểm phục vụ chung cho
mọi người như vỉa hè, lòng đường, quảng trường, cơ sở kinh tế, văn hoá, nơi sinh hoạt
cộng đồng; tại khu vực trụ sở công an Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tại những
nơi công cộng khác”.6 Trên cơ sở đó, ý kiến này đã cho rằng bất cứ cá nhân nào, nhất là
người nổi tiếng hay người bình thường nào mà xuất hiện nơi công cộng (như cách hiểu
nói trên) và có lời nói, hành động hoặc không hành động gắn liền với việc làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt một sự việc, sự kiện nào đó thì những gì liên quan đến họ không còn là
bí mật đời tư nữa. Ví dụ: Ca sĩ A nói về vấn đề riêng tư tại nhà của một người bạn, nếu

người khác muốn sử dụng các thông tin đó thì phải xin phép ca sĩ đó. Thế nhưng nếu
những thông tin đó, ca sĩ ấy công khai tại quãng trường hay nhà hát thì nó không còn là bí
mật đời tư và nếu người khác thu thập, công bố mà không có ý kiến của người đó thì
không xem là xâm phạm bí mật đời tư.7
Như vậy, có thể cho rằng khái niệm “bí mật đời tư” chỉ có ý nghĩa tương đối. Bởi
vì, cùng một loại thông tin liên quan đến cá nhân nhưng với người này họ cho rằng đó là
“bí mật đời tư” nhưng với người khác thì lại cho rằng đó không phải là bí mật đời tư. Qua
5

Thư viện tài liệu, Tiểu luận Bí mật đời tư – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, [05/8/2014]
6
Thông tư số 09/2005/TT-BCA ngày 05/09/2005, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP
ngày 18/3/2005 của chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự nơi công cộng.
7
Nguyễn Bảo Trâm, Nghiên cứu trao đổi, Rắc rối chuyện bí mật đời tư của cá nhân, [05/8/2014].

GVHD: Dƣơng Văn Học

5

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

những phân tích trên thì để có thể hiểu được muốn xây dựng khái niệm “bí mật đời tư” thì
trước hết phải xác định được hai khái niệm cũng như sự liên kết của hai khái niệm, đó là
khái niệm “bí mật” và khái niệm “đời tư”.

Tóm lại, bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu (gọi chung là thông tin) về tinh
thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin khác liên quan đến cá nhân trong quá
khứ cũng như trong hiện tại mà những thông tin này chưa được tiết lộ cho người khác
biết, được pháp luật bảo vệ và những thông tin đó được bảo mật bằng những biện pháp
mà pháp luật thừa nhận.
1.1.2. Phân biệt bí mật đời tư với các bí mật khác
1.1.2.1. Phân biệt bí mật đời tư với bí mật nhà nước
Cần phân biệt rõ những thông tin nào thuộc về bí mật đời tư và những thông tin
nào thuộc về bí mật nhà nước, có thể có những trường hợp bí mật đời tư được xem là bí
mật nhà nước và ngược lại. Bí mật nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa
điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an
ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công
bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.8
Việc xác định những tin tức có phải là bí mật nhà nước hay không cần căn cứ vào
danh mục bí mật Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ quyết định. Căn cứ vào tính chất
quan trọng của nội dung tin, mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các tin thuộc phạm vi bí mật
nhà nước được chia làm ba mức độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật.9
Để tránh sự nhầm lẫn giữa bí mật đời tư và bí mật Nhà nước, cần phải xác định rõ
rằng nếu bí mật Nhà nước bị tiết lộ hoặc bị xâm phạm thì sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích
Nhà nước, lợi ích chung còn nếu bí mật đời tư bị xâm phạm thì ảnh hưởng tiêu cực đến
danh dự, nhân phẩm, tin thần của cá nhân.
1.1.2.2. Phân biệt bí mật đời tư với bí mật kinh doanh
Nếu Bộ luật Dân sự 2005 quy định về bí mật đời tư thì trong Luật sở hữu trí tuệ
2005 lại quy định thêm một bí mật nữa, đó là bí mật kinh doanh. Tại Điều 4, Khoản 23
Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động
thông tin tài chính, trí tuệ chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”.
Bí quyết để có một món phở ngon thì mỗi vùng, mỗi miền, mỗi cửa hàng, mỗi đầu bếp
đều có một công thức riêng, công thức này sẽ được coi là bí mật đời tư nếu chỉ có người
8

9

Pháp lệnh 30/2000/PL – UBTVQH 10 về bảo vệ bí mật Nhà nước, Điều 1.
Pháp lệnh 30/2000/PL – UBTVQH 10 về bảo vệ bí mật Nhà nước, Điều 4.

GVHD: Dƣơng Văn Học

6

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

giữ công thức hoặc gia đình của người đó biết, còn nếu công thức được đưa vào để sử
dụng cho mục đích kinh doanh thì đó được xem là bí mật kinh doanh. Cần phải xác định
rõ rằng lợi ích có được do bí mật đem lại có phải xuất phát từ mục đích kinh doanh hay
không, nếu có được từ kinh doanh thì đó là bí mật kinh doanh còn nếu ngược lại thì là bí
mật đời tư của cá nhân giữ bí mật đó.
1.2. Quyền về bí mật đời tƣ
1.2.1. Khái niệm
“Quyền bí mật đời tư” là một trong những quyền nhân thân quan trọng gắn liền với
mỗi cá nhân, là quyền bất khả xâm phạm, nó đã trở thành một nguyên tắc hiến định ở
nước ta. Cụ thể được quy định tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền bất
khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ
danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
được pháp luật bảo đảm an toàn”. Việc thực hiện quyền bí mật đời tư được quy định tại
Điều 38 BLDS 200510 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Không những thế, tại Điều 12 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 (Universal
Declaration of Human Rights) cũng khẳng định: “Không ai phải chịu sự can thiệp một
cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm
danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự
can thiệp và xâm phạm như vậy”.11
Không ngoại lệ Việt Nam mà trên thế giới, hầu như các nước đều công nhận quyền
bí mật đời tư như là một trong các quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người.
Nhưng hầu như ở các nước đều chưa đưa ra được nội hàm bí mật đời tư là gì, tuy nhiên ở
mỗi quốc gia các quy định về quyền bảo vệ bí mật đời tư cũng tương đối giống nhau, đều
khẳng định quyền bảo vệ bí mật đời tư luôn được pháp luật tôn trong và bảo vệ. Ví dụ:
Tại Điều 10 Hiến pháp cộng hòa Liêng Bang Đức 1949, sửa đổi bổ sung 1993 quy định
về bảo mật thư tín, bưu chính và viễn thông: “sự riêng tư của thư tín, bưu chính và viễn
10

Điều 38 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệ về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp
người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ chồng, con
đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu
theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí
mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện
trong trường hợp pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
11
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948, Điều 12 quy định: No one shall be subjected to arbitrary interference with
his privacy, family, home or correspondence, nor to attacks upon his honour and reputation. Everyone has the right
to the protection of the law against such interference or attacks.

GVHD: Dƣơng Văn Học


7

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

thông là bất khả xâm phạm”. Tại Điều 40 Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
1982 quy định về quyền tự do thư tín và bảo mật thư tín: “quyền tự do thư tín và bảo mật
thư tín của công dân nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được pháp luật bảo vệ”. 12
Để có thể hiểu rõ hơn về quyền bí mật đời tư, cần đưa ra một khái niệm cụ thể,
qua phân tích các yếu tố liên quan đến bí mật đời tư ở phần trên, có thể đưa ra khái niệm
quyền bí mật đời tư như sau: “Quyền bí mật đời tư là quyền của cá nhân được giữ các bí
mật về thông tin, hình ảnh và một số tư liệu khác được coi là bí mật. Quyền này được
pháp luật tôn trọng, bảo vệ và được bảo mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa
nhận”.
1.2.2. Bản chất của quyền bí mật đời tư
Quyền bí mật đời tư thuộc hệ thống quyền nhân thân, là một trong các quyền cơ
bản của con người. Việc tôn trọng quyền bí mật đời tư của người khác là nghĩa vụ của
mọi người và cũng là nghĩa vụ của chính người đó.
Theo điều 24 của Bộ luật Dân sự thì: “quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền
với mỗi các nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác”.13
Quyền nhân thân nói chung, quyền bí mật đời tư nói riêng liên quan mật thiết đến
sự tự do của mỗi con người. Con người có sự tự do của mình, sự tự do đó không chỉ trong
suy nghĩ mà còn trong cả các công việc mà họ làm. Tuy nhiên, nếu như chúng ta hiểu bản
chất của con người là tự do, bản chất của pháp luật là hạn chế thì sự tự do của cá nhân

luôn bị giới hạn bởi sự tự do của người khác. Điều đó có nghĩa rằng để thoả mãn quyền
nhân thân nói chung, quyền bí mật đời tư của cá nhân nói riêng thì quyền này phải được
xem xét trong mối tương quan lợi ích giữa cá nhân với cộng đồng. Sở dĩ như vậy, có rất
nhiều tình huống, trường hợp về hành vi thì đó là sự xâm phạm bí mật đời tư, nhưng đặt
trong mối tương quan với lợi ích công cộng thì hành vi đó lại là hành vi dễ dàng được
chấp nhận và dĩ nhiên, điều đó sẽ không bị coi là trái pháp luật, không bị coi là xâm phạm
bí mật đời tư. Điều này cũng có thể hiểu không chỉ áp dụng đối với trường hợp vì lý do an
ninh, quốc phòng…mà thư tín, điện tín, điện thoại của cá nhân có thể bị xâm phạm mà
trong một số trường hợp còn có thể chịu ảnh hưởng của bởi chính các quy định của pháp
luật có liên quan như quy định về tự do ngôn luận, tự do báo chí…
Quyền về bí mật đời tư là bộ phận quan trọng của quyền con người, quyền dân sự.
Việc ghi nhận và bảo vệ có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt chính trị, kinh tế, văn hoá,
12

Văn phòng Quốc Hội, Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học, Tuyển tập Hiến Pháp một số nước
trên thế giới, NXB.Thống kê, Hà Nội, 2009.
13
Bộ luật Dân sư năm 2005, Điều 24.

GVHD: Dƣơng Văn Học

8

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp


xã hội. Xã hội càng phát triển thì các quyền này của cá nhân ngày càng được tôn trọng và
bảo vệ.
Việc bảo vệ quyền bí mật đời tư của cá nhân là một khâu quan trọng trong cơ chế
bảo đảm thực hiện quyền nhân thân. Tuy vậy, việc bảo vệ quyền bí mật đời tư của cá
nhân một cách tuỳ tiện cũng có thể xâm phạm, gây hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác. Vì vậy, pháp luật quy định các phương thức, biện pháp bảo vệ quyền bí mật
đời tư khi bị xâm phạm. Theo đó, trong trường hợp quyền bí mật đời tư bị xâm phạm, cá
nhân chỉ được bảo vệ theo những phương thức và biện pháp do pháp luật quy định. 14
1.3. Sự ghi nhận quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam
1.3.1. Hiến Pháp năm 2013
Quyền được bảo vệ về đời tư của công dân là một quyền Hiến định được Pháp luật
bảo vệ và ghi nhận, trước hết là sự ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Nếu như Hiến
pháp năm 1992 quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại chương V thì ở Hiến
pháp năm 2013 chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là ở
chương II, chỉ xếp sau chương về chế độ chính trị. Đây không phải là sự ngẫu nhiên hoặc
cơ học mà đây là một điểm mới thể hiện tầm quan trọng của quyền con người trong Hiến
pháp. Theo đó, tại Điều 21 Hiến pháp quy định:
“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và
bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo
đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi
thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và
các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.
So với Hiến pháp 1992 thì Hiến pháp 2013 quy định về quyền con người, quyền và
nghĩa vụ công dân có nhiều tiến bộ hơn trong tư duy lập pháp, thể hiện rõ hơn trách
nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân,
trong đó có quyền bảo vệ bí mật đời tư của cá nhân.
14


Điều 25 Bộ luật Dân sự quy định:

“1. Tự mình cải chính;
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi
phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại”.

GVHD: Dƣơng Văn Học

9

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

Hiến pháp ghi nhận rằng mỗi cá nhân đều có một đời sống riêng tư và sự riêng tư
này phải được tôn trọng, được pháp luật bảo vệ khỏi sự xâm hại, không ai được can thiệp
một cách tùy tiện, bất hợp pháp vào đời sống riêng tư hoặc xâm phạm bất hợp pháp đến
danh dự, uy tín của người khác. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại
những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.
Thư tín, điện thoại, điện tín và những phương tiện liên lạc khác của cá nhân là
những kênh thông tin rất quan trọng, trong đó chứa nhiều thông tin thuộc bí mật đời tư
của cá nhân. Vì vậy, Hiến pháp quy định: “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại,
điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình
thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.15

1.3.2. Bộ luật Dân sự năm 2005
Quy định của Hiến pháp được tiếp tục khẳng định tại Bộ luật Dân sự: “Thư tín,
điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an
toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử
khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.16
Bí mật đời tư của cá nhân là một trong những đối tượng quyền nhân thân được
pháp luật dân sự Việt Nam bảo vệ. Khoản 1 Điều 38 Bộ luật Dân sự quy định: “Quyền bí
mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Pháp luật hiện hành
của Việt Nam chưa quy định thế nào là bí mật đời tư hoặc liệt kê những vấn đề cụ thể nào
được coi là bí mật đời tư. Theo tinh thần của Điều 38 Bộ luật Dân sự có thể khái quát: bí
mật đời tư của một cá nhân là các thông tin, tài liệu về những điều thầm kín riêng tư của
cá nhân mà người đó không muốn tiết lộ cho người khác biết. Điều luật này cũng quy
định: việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó
đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười
lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của
người đó đồng ý.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, pháp luật cho phép thu thập, công bố thông tin,
tư liệu về đời tư của cá nhân nhưng với điều kiện là phải có quyết định của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền. Ví dụ: việc cơ quan nghiên cứu lịch sử, văn hóa được phép sưu tầm,
cho công bố dưới dạng sách, báo, phim tài liệu, báo cáo khoa học... những thông tin, tư
15
16

Hiến Pháp năm 2013, Điều 21, Khoản 2.
Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 38, Khoản 3.

GVHD: Dƣơng Văn Học

10


SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

liệu về cuộc đời và sự nghiệp của một doanh nhân nào đó, trong đó có thể có những tình
tiết, sự kiện thuộc về bí mật đời tư của doanh nhân đó. Tuy nhiên, khi công bố bí mật đời
tư của cá nhân trong trường hợp này luôn luôn phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ
quyền dân sự, trong đó có quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.
1.3.3. Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ luật Hình sự là nhằm bảo vệ “quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân”, vì vậy, các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của
công dân trong đó có quyền được bảo vệ về đời tư đều bị pháp luật trừng trị. Bộ luật Hình
sự 1999 quy định bốn tội danh liên quan đến nhóm quyền này, đó là: Tội làm nhục người
khác (Điều 121), tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người
khác (Điều 125), tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet (Điều 226), tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a).
1.3.3.1. Tội làm nhục người khác (Điều 121).
Tội làm nhục người khác có mối quan hệ chặc chẽ với danh dự, nhân phẩm con
người. Việc dùng lời lẽ để làm nhục người khác và các hành vi lợi dụng thông tin cá nhân
liên quan đến bí mật đời tư như hình ảnh, bí mật cá nhân, gia đình để xúc phạm nhân
phẩm, danh dự của người khác thì phải bị trừng trị. Theo Điều 121 Bộ luật Hình sự, làm
nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người.
Bộ luật Hình sự quy định Tội làm nhục người khác nhằm bảo vệ danh dự, nhân
phẩm của công dân khi có hành vi xâm phạm hoặc lợi dụng bí mật đời tư để xúc phạm
đến danh dự, nhân phẩm, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ giữ gìn trật tự,

an toàn xã hội. Qua đó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với việc bảo vệ và phát
triển quyền con người nói chung, nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng. Tại Điều
121 của Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng quy định các chế tài khi xâm phạm như:
- Hành vi xâm phạm đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm của con người được xử lý
nghiêm khắc, khung cơ bản của Điều 121 quy định tội làm nhục người khác có mức phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm.
- Khung tăng nặng có mức phạt tù từ một đến ba năm nếu phạm tội nhiều lần; đối
với nhiều người; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người thi hành công vụ; đối với
người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. Ngoài ra, người phạm tội còn
có thể bị phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, cấm làm một công việc nhất định
trong thời hạn từ một đến năm năm.17
17

Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Điều 121, Khoản 2.

GVHD: Dƣơng Văn Học

11

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

1.3.3.2. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của
người khác (Điều 125).
“Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là
hành vi chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng

phương tiện viễn thông và vi tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc
an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm”.18
Điều luật quy định tới sáu hành vi phạm tội khác nhau (xâm phạm bí mật thư tín,
xâm phạm bí mật điện thoại, xâm phạm bí mật điện tín, xâm phạm an toàn thư tín, xâm
phạm an toàn điện thoại và xâm phạm an toàn điện tín), nhưng đều có cùng tính chất nên
nhà làm luật quy định chung trong một điều luật.
Người phạm tội chỉ có một trong sáu hành vi nêu trên, thì người phạm tội thực
hiện hành vi nào, định tội theo hành vi đó. Ví dụ: Chỉ có hành vi xâm phạm bí mật thư tín,
thì định tội là “xâm phạm bí mật thư tín của người khác”, mà không định tội là “xâm
phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác” như điều luật đã
ghi.
Bộ luật hình sự quy định tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện
tín của người khác nhằm bảo mật thông tin trong các phương tiện trao đổi tin tức và tình
cảm của công dân. Tại Điều 125 Bộ luật Hình sự 1999 quy định người nào chiếm đoạt
thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn
thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín,
điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi
này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng
hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
có tổ chức, lợi dụng chức vụ quyền hạn, phạm tội nhiều lần, tái phạm hoặc gây hậu quả
nghiêm trọng thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến hai năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai
mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm. 19

18

Pham Văn Beo, Luật Hình sự Việt Nam, Quyển 2, Phần các tội phạm, Nxb. Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội,
2011, 186.
19

Phạm Văn Beo, Luật Hình sự Việt Nam, Quyển 2, Phần các tội phạm, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội,
2011, Trang 174.

GVHD: Dƣơng Văn Học

12

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

1.3.3.3. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng Internet (Điều 226).
Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến sự an toàn trong hoạt động máy tính, qua đó
có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Người phạm tội có
hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
Internet trái với quy định của pháp luật; mua bán, trao đổi, tặng cho, sữa chữa, thay đổi
hoặc công khai hoá những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Innternet mà không được phép của chủ sở
hữu thông tin hay các hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng Internet. Các hành vi này phải được thực hiện với mục đích xâm phạm
lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội.
Chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên thì có thể bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm nếu: phạm tội có tổ chức; lợi dụng quyền quản trị máy tính,
mạng viễn thông, mạng Internet; thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên; gây hậu
quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền
từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề

hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.20
1.3.3.4. Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a).
Hành vi truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet
hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển; thay đổi cấu hình hệ thống;
lấy cắp, thay đổi, huỷ hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ là những vi
phạm xảy ra tương đối phổ biến trong thời gian qua. Vì vậy, cần phải xử lý một cách
nghiêm khắc các hành vi truy cập bất hợp pháp đó và đây cũng là các hành vi dẫn đến
việc xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân.
Tại điều 226a Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: Người nào cố ý vượt qua cảnh
báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của ngừoi khác hoặc dùng các
phương thức khác truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
Internet hoặc thiết bị số của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng
hoạt động của thiết bị số; lấy cấp, thay đổi, huỷ hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái
phép các dịch vụ thì coi như tội phạm đã hoàn thành mà không cần hậu quả xảy ra.

20

Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009, Điều 226, Khoản 2, 3.

GVHD: Dƣơng Văn Học

13

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp


Chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên thì có thể bị phạt
tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm
năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy
năm: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; thu lợi bất chính lớn; gây hậu quả nghiêm
trọng; tái phạm nguy hiểm. Bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm nếu truy cập bất hợp
pháp đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật Nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ an ninh
quốc phòng, đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới
điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao
thông. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm
năm.21
1.3.4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
Hoạt động của Bộ luật Tố tụng hình sự là đảm bảo sự công bằng của xã hội và tôn
trọng bí mật đời tư của người khác. Tại Điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Việc
xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường
hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật Nhà nước, thần
phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của
họ thì Tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai”.Theo Điều 18 thì Tòa án phải
xét xử công khai, đảm bảo sự công bằng cho các đương sự và việc kiểm tra, giám sát
trong quá trình tố tụng, xét xử của Tòa án. Nhưng để tôn trọng sự riêng tư, bí mật đời tư
của các đương sự, Tòa án cũng chú ý đến việc xét xử kín vì lý do bảo vệ bí mật nhà nước,
bí mật của đương sự và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự là phải đảm bảo
quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công
dân. Điều 8 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm
về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân như sau: “Không ai
được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân”.
Trong hoạt động tố tụng hình sự, để phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm, các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền được phép tiến hành một số

hoạt động có thể ảnh hưởng đến đời tư của công dân, tuy nhiên, Điều 8 cũng đảm bảo
rằng: “Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín, khi tiến hành tố
tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật này.”

21

Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, Điều 226a.

GVHD: Dƣơng Văn Học

14

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

Theo Điều 140 Bộ luật Tố tụng hình sự, việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa
điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa
điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có
hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến bí
mật đời tư của cá nhân bị khám xét nhưng để phục vụ cho công tác điều tra và quan trọng
là phải tuân thủ theo quy trình của pháp luật quy định thì có thể thực hiên. Việc khám chỗ
ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.
Trong trường hợp người có điện thoại, điện tín, thư tín (bao gồm cả người nhận và người
gửi) đang liên quan đến vụ án hình sự, nếu thấy cần thiết phải thu thập tài liệu, đồ vật liên
quan đến vụ án để phục vụ điều tra thì cơ quan điều tra có thể khám thư tín, điện tín, bưu
kiện, bưu phẩm.22

Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định rõ trình tự, thủ tục về khám chỗ ở, chỗ làm
việc, địa điểm (Điều 143) cũng như việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại
bưu điện (Điều 144, 147, 148, 149). Cụ thể:
+ Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong
gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến;
trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi
vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và
hai người láng giềng chứng kiến. Việc tiến hành khám chỗ ở của một người không được
thực hiện vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào
biên bản. Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp
không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản và phải có đại diện của cơ quan,
tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến.
+ Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện thì
Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn
trước khi thi hành, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản
và sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Người thi hành
lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan trước khi tiến hành
thu giữ. Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan
bưu điện chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản. Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo
cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu thông báo cản trở
việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo
ngay. Thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ phải được bảo quản
22

Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003, Điều 140, Khoản 1, 2.

GVHD: Dƣơng Văn Học

15


SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

nguyên vẹn. Người được giao bảo quản mà phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển
nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản được giao bảo quản thì phải chịu trách
nhiệm hình sự theo Điều 310 của Bộ luật Hình sự. Người ra lệnh, người thi hành lệnh
khám xét, thu giữ, tạm giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm trái pháp luật thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.3.5. Các Luật chuyên ngành
1.3.5.1. Luật Viễn thông 2009
Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết,
hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện,
phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác. 23 Theo Luật Viễn thông năm 2009
thì Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà
nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, khi gửi, truyền hoặc lưu giữ
thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước trên mạng viễn thông có trách nhiệm mã hóa
thông tin theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
Thông tin riêng chuyển qua mạng viễn thông công cộng của mọi tổ chức, cá nhân
được bảo đảm bí mật. Doanh nghiệp viễn thông không được tiết lộ thông tin riêng liên
quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy
được gọi, vị trí máy gọi, vị trí máy được gọi, thời gian gọi và thông tin riêng khác mà
người sử dụng đã cung cấp khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, nếu người sử dụng
dịch vụ viễn thông đồng ý cung cấp thông tin; các doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận
bằng văn bản với nhau về việc trao đổi cung cấp thông tin liên quan đến người sử dụng
dịch vụ viễn thông để phục vụ cho việc tính giá cước, lập hóa đơn và ngăn chặn hành vi
trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp có quyền sử dụng những thông
tin cá nhân của người sử dụng.24
Nếu hoạt động viễn thông đưa các thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín
của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân và thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin
trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa
mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác thì các hành vi này đã vi phạm về các
hành vi bị cấm trong Luật Viễn thông.25
Vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông sẽ: phạt tiền từ
hai mươi triệu đến ba mươi triệu đồng đối với doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp
23

Luật Viễn thông năm 2009, Điều 3, Khoản 1.
Luật Viễn thông năm 2009, Điều 6.
25
Luật Viễn thông năm 2009, Điều 12.
24

GVHD: Dƣơng Văn Học

16

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

cung cấp dịch vụ Internet, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin công cộng
trên mạng vi phạm không triển khai các hệ thống kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm an toàn, an

ninh thông tin theo quy định (Điều 39, Khoản 2, Điểm a).26
1.3.5.2. Luật Báo chí 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 1999
Báo chí là một hình thái ý thức xã hội, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng
phản ánh. Nghĩa là đối tượng phản ánh đó phải xác thực cụ thể. Báo chí là một hoạt động
thông tin đại chúng năng động nhất trong các loại hình hoạt động truyền thông đại chúng
hiện nay.27 Báo chí có vai trò to lớn trong việc định hướng dư luận, các nhà báo cần đề
cao trách nhiệm trước xã hội, tuân thủ nghiêm túc quy tắc đạo đức nghề nghiệp và thể
hiện được sự bao dung của mình, từ đó xác định được giới hạn cần có khi thông tin về đời
tư cá nhân.
Tại Điều 10 của Luật Báo chí quy định những điều không được thông tin trên báo
chí. Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí không được
tiết lộ bí mật Nhà nước: bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác
do pháp luật quy định; không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc
phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
Luật Báo chí, Nghị định số 51/2002/NĐ – CP ngày 26/4/2002 của Chính Phủ
hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Báo chí, khi đề cập về những điều không được thông tin
trên báo chí có quy định: “không được đăng, phát tin bài ảnh hưởng xấu đến đời tư, công
bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận
thư hoặc người chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó...”.
Như vậy, nhà báo khi thu thập, công bố thông tin đời tư người khác thì phải được
sự đồng ý của cá nhân. Báo chí đăng tin đời tư người khác nhưng nếu không xin phép
người đó thì bị coi là vi phạm pháp luật. Tiết lộ bí mật đời tư của người khác, đăng tin
trên báo có thể sẽ làm ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự, thậm chí đẩy người đó vào
tâm lý bi quan, sợ hãi, bị người khác khinh rẻ.
Theo thông tư của Bộ văn hóa – thông tư số 07/2007/TT-BVHTT ngày 20/3/2007
“Hướng dẫn cấp đổi và thu hồi thẻ nhà báo” quy định: “người được cấp thẻ nhà báo bị
thu hồi trong các trường hợp vi phạm các quy định về hoạt động nghiệp vụ báo chí, thông
tin trên báo chí, sử dụng thẻ nhà báo không đúng mục đích gây hậu quả nghiêm trọng”.
Mặt khác pháp luật cũng quy định về việc xử phạt hành chính khi cá nhân có hành vi xâm
26


Nghị định 174/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông
tin và Tần số vô tuyến điện.
27
Giáo Phận Thái Bình, Nguyễn Văn Chiến, Báo chí và các thể loại báo chí, [25/8/2014].

GVHD: Dƣơng Văn Học

17

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

phạm bí mật đời tư trong lĩnh vực báo chí theo nghị định 159/2003 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực báo chí. Có thể bị phạt tiền từ một triệu đến ba triệu đồng tùy
theo mức độ hành vi vi phạm.28
Phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng đối với việc đăng, phát thông tin
về thân nhân và các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi không
có căn cứ chứng minh những thân nhân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ
việc tiêu cực hoặc chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Biện pháp khắc
phục hậu quả cho các hành vi trên là buộc cải chính, xin lỗi.29
1.3.5.3. Luật Bưu chính 2010
Hoạt động bưu chính gồm các hoạt động đầu tư, kinh doanh, cung ứng, sử dụng
dịch vụ bưu chính, dịch vụ bưu chính công ích, tem bưu chính. Luật Bưu chính nghiêm
cấm việc tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính, bóc mở, huỷ bưu gửi pháp luật.
Vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch

vụ bưu chính sẽ bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến hai mươi triệu đồng đối với hành vi
bóc mở bưu gửi trái pháp luật, tráo đổi nội dung bưu gửi; Tiết lộ thông tin về sử dụng
dịch vụ bưu chính trái pháp luật. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc khôi phục lại tình
trạng ban đầu đã bị thay đổi (Điều 8, Khoản 3, Điểm a, b, đ).30
1.3.5.4. Luật Khám chữa bệnh 2009
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần
thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ
định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận. Chữa bệnh là việc sử dụng
phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để
cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.31
Theo Điều 3 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định nguyên tắc trong hành nghề
khám, chữa bệnh phải tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng
28

Điều 8, Khoản 2 Nghị định 159/2013 quy định: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với việc

thực hiện một trong các hành vi sau đây: Đăng, phát thông tin sai sự thật nhưng chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng;
Minh họa, rút tít không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin; Tiết lộ bí mật đời
tư khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Công bố tài liệu, thư riêng
của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác; Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có
quy định khác”.
29
Nghị định 159/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Báo chí, Xuất bản, Điều 8,
Khoản 3, Điểm e.
30
Nghị định 174/2003/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông
tin và Tần số vô tuyến điện.
31
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, Điều 2, Khoản 1, 2.


GVHD: Dƣơng Văn Học

18

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp pháp luật quy định tại
Khoản 2, Điều 8; Khoản 1, Điều 11; Khoản 4, Điều 59 của Luật khám chữa bệnh.
Vi phạm quy định về thông tin truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS: Theo
luật thì thông tin về cá nhân cũng như sức khoẻ của người bệnh phải được giữ kín nhằm
mục đích tôn trọng bệnh nhân, như vậy hành vi tiết lộ cho người khác biết việc một người
nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó thì sẽ bị phạt từ mười triệu đồng đến
mười lăm triệu đồng, trừ trường hợp thực hiện việc phản hồi thông tin trong hoạt động
giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và thông báo kết quả xét nghiệm HIV (Điểm c, khoản 3,
Điều 17). Phạt tiền từ mười lăm triều đồng đến hai mươi triệu đồng đối với hành vi công
khai tên, địa chỉ, hình ảnh người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó trừ
trường hợp thực hiện việc phản hồi thông tin trong hoạt động giám sát dịch tễ học
HIV/AIDS và thông báo kết quả xét nghiệm HIV (Điểm b, khoản 4, Điều 17).32
1.3.5.5. Luật Công nghệ thông tin 2006
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ
kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin
số.33 Luật Công nghệ thông tin quy định rõ ràng trách nhiệm đảm bảo bí mật đời tư, các
thông tin cá nhân khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thu thập, xử lý, sử dụng lưu trữ
thông tin cá nhân trên cộng đồng mạng. Nghiêm cấm các hành vi cung cấp, trao đổi,

truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật
quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định;
xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự nhân phẩm, uy tín của công
dân.34
Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp: Phạt
tiền từ mười triệu đồng đến hai mươi triệu đồng đối với hành vi tiết lộ bí mật đời tư hoặc
bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp
pháp luật quy định (Điều 64, Khoản 2, Điểm b). Phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến ba
mươi triệu đồng đối với hành vi cung cấp nội dung sai thông tin sự thật, vu khống, xuyên
tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân (Điều 64,
Khoản 3, Điểm a). Hình thức phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; Tước
quyền sử dụng giấy phép từ một đến ba tháng.35

32

Nghị định 176/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Điều 17.
Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Điều 4, Khoản 1.
34
Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Điều 12, Khoản 2, Điểm c, d.
35
Nghị định 174/2003/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông
tin và Tần số vô tuyến điện.
33

GVHD: Dƣơng Văn Học

19

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng



Quyền về bí mật đời tƣ trong pháp luật Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp

1.3.5.6. Luật Xuất bản 2012
Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát
hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử. 36 Luật Xuất bản 2012 quy
định các hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản không được tiết lộ bí mật nhà nước, bí
mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định. Cá nhân, tổ chức có hành vi
vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật.37
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Xuất bản: tại Khoản 1 và 2 Điều 20 của
Nghị định 159/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực xuất bản như sau: phạt
tiền từ mười triệu đồng đến hai mươi triệu đồng đối với hành vi sau đây: tiết lộ bí mật đời
tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định. Phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến
bốn mươi triệu đồng đối với một trong các hành vi vu khống, xúc phạm danh dự của cơ
quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân và thông tin sai sự thật xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Hình thức phạt bổ sung cho các hành vi
này là: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng chứng chỉ
hành nghề biên tập từ một đến ba tháng. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi
hoặc tiêu huỷ xuất bản và buộc phải xin lỗi (Điều 20, Khoản 5, 6 Nghị định 159/2013).
In, nhân bản trái phép tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của
cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định thì bị phạt từ bảy mươi triệu đồng đến một
trăm triệu đồng. Hình thức phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính, đình chỉ hoạt động từ chín đến mười hai tháng. Biện pháp khắc phục hậu quả là
buộc thu hồi hoặc tiêu huỷ sản phẩm in (Điều 24, Khoản 8, 9, 10).
1.4. Giới hạn của quyền về bí mật đời tƣ

Quyền bí mật đời tư của cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 38 Bộ luật Dân
sự là một quyền được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Như đã phân tích, quyền bí mật
đời tư là những gì thuộc đời sống riêng tư như thân thể, hình ảnh, tài sản…mà cá nhân
không muốn tiết lộ cho ai biết. Đối với những thông tin, tư liệu thuộc bí mật đời tư thì
không ai được thu thập, quảng bá, phổ biến cho người khác biết mà không có sự đồng ý
của cá nhân đó, trừ khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vì thế quyền
bí mật đời tư không phải là một quyền tuyệt đối. Hiến pháp 2013 cũng quy định: “quyền
36
37

Luật Xuất bản năm 2012, Điều 4, Khoản 1.
Luật Xuất bản năm 2012, Điều 10, 11.

GVHD: Dƣơng Văn Học

20

SVTH: Trần Thị Diễm Hƣơng


×