Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Quy định về thủ tục đình công trong pháp luật việt nam thực trạng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.68 KB, 93 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRN TH TRC CHI

Quy định về thủ tục đình công
trong Pháp luật Việt Nam - Thực trạng trong các
doanh nghiệp có vốn đầu t- n-ớc ngoài

LUN VN THC S LUT
HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRN TH TRC CHI

Quy định về thủ tục đình công
trong Pháp luật Việt Nam - Thực trạng trong các
doanh nghiệp có vốn đầu t- n-ớc ngoài
Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó s: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT
HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. LU BèNH
NHNG



H NI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Trần Thị Trúc Chi


MỤC
LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC ĐÌNH
CÔNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐÌNH CÔNG................. 9

1.1.

Khái niệm về đình công và thủ tục đình công..................................... 9

1.1.1. Đình công ............................................................................................. 9
1.1.2. Khái niệm về thủ tục đình công ......................................................... 13
1.1.3. Pháp luật về thủ tục đình công ........................................................... 17
1.2.

Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quy định thủ tục đình công
và thực hiện các quy định về thủ tục đình công............................... 21

1.3.

Quy định về thủ tục đình công của một số nƣớc trên thế giới ..... 25

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 28
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC ĐÌNH
CÔNG
VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM................ 29
2.1.

Quy định về thủ tục đình công trong Bộ luật lao động năm
1994, sửa đổi bổ sung năm 2006....................................................... 29

2.2.

Quy định về thủ tục đình công theo Bộ luật lao động năm 2012 ...... 33


2.2.1. Quy định của pháp luật về thủ tục đình công..................................... 33
2.2.2. Đánh giá những hạn chế trong quy định của pháp luật về thủ tục
đình công theo Bộ luật lao động năm 2012 ....................................... 42
2.3.

Việc thực hiện quy định của pháp luật về thủ tục đình công
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) tại
Việt Nam............................................................................................ 45


2.3.1. Thực trạng đình công và thực hiện các quy định về thủ tục đình
công tại doanh nghiệp FDI ................................................................. 45
2.3.2. Đánh giá thực trạng đình công và việc thực hiện các quy định
về thủ tục đình công tại các doanh nghiệp FDI.................................. 52
2.3.3. Nguyên nhân của những bất cập khi thực hiện các quy định của
pháp luật về thủ tục đình công tại các doanh nghiệp FDI.................. 55
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 60
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC ĐÌNH CÔNG TỪ
THỰC TIỄN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ................................... 62
3.1.

Phƣơng hƣớng .................................................................................. 62

3.1.1. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đình công theo hƣớng
thực tế hơn.......................................................................................... 63
3.1.2. Hoàn thiện thủ tục đình công phải đồng bộ với hoàn thiện nội
dung các quy định về đình công......................................................... 63
3.1.3. Nâng cao vai trò lãnh đạo và tổ chức đình công của tổ chức công đoàn ........ 64

3.2.

Một số giải pháp cụ thể .................................................................... 65

3.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục đình công......... 65
3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các quy định
của pháp luật về thủ tục đình công tại Việt Nam ............................... 70
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 77
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 81


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLLĐ:

Bộ Luật lao động

ILO:

Tổ chức lao động quốc tế - International Labour Organization

NLĐ:

Ngƣời lao động

NSDLĐ:

Ngƣời sử dụng lao động

TCLĐ:


Tranh chấp lao động
TCLĐTT: Tranh chấp lao động
tập thể
UBND:

Ủy

ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đình công là một quyền cơ bản của ngƣời lao động, đƣợc ghi nhận
trong Công ƣớc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 của Liên hợp
quốc, Công ƣớc số 98 về quyền tổ chức và thƣơng lƣợng tập thể năm 1949
của Tổ chức lao động quốc tế và pháp luật của đa số quốc gia trên thế giới. Ở
Việt Nam, đình công xuất hiện cùng với sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung
sang nền kinh tế thị trƣờng. Từ khi xây dựng Bộ luật Lao động năm 1994,
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 đến nay, Việt
Nam cũng đã quy định những nội dung liên quan đến đình công và giải quyết
đình công nhằm góp phần giải quyết các cuộc đình công. Nhờ có những văn
bản pháp luật quy định nêu trên mà ngƣời lao động đã có ý thức hơn về sức
mạnh tập thể thông qua đình công nhằm bảo vệ quyền và lợi ích khi bị xâm
phạm trong quan hệ lao động; các cơ quan có thẩm quyền có thêm căn cứ pháp
lý để giải quyết các cuộc đình công khi có yêu cầu.
Tuy nhiên, nhận thức về quyền đình công, thực hiện hoạt động đình
công của ngƣời lao động là không đồng đều. Việc tổ chức và lãnh đạo đình
công của công đoàn chƣa thực sự có hiệu quả, chƣa đƣợc ngƣời lao động tin
tƣởng, dẫn đến một thực trạng là hầu hết các cuộc đình công diễn ra trong

những năm qua đều chƣa tuân thủ các quy định của pháp luật. Có trƣờng hợp
ngƣời lao động lợi dụng quyền đƣợc đình công để đƣa ra những yêu sách vô
lý, tạo áp lực buộc ngƣời sử dụng lao động phải chấp nhận những yêu sách
của họ. Điều này gây ra những ảnh hƣởng xấu đến quan hệ lao động, trật tự
xã hội cũng nhƣ nền kinh tế. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài thì những cuộc đình công trái pháp luật ảnh hƣởng xấu đến hình
ảnh và khả năng thu hút vốn đầu nƣớc ngoài vào Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh

1


việc ghi nhận quyền đình công của ngƣời lao động, Nhà nƣớc cũng cần quy
định chi tiết về trình tự, thủ tục tiến hành đình công và các hành vi bị cấm khi
tiến hành đình công nhằm hạn chế những hậu quả tiêu cực do đình công gây
ra, hƣớng việc thực hiện quyền đình công của ngƣời lao động vào trong khuân
khổ của pháp luật.
Đối với ngƣời lao động tại nhiều nƣớc trên thế giới, đình công là hiện
tƣợng kinh tế - xã hội bình thƣờng và phổ biến, đƣợc nhiều ngƣời lao động sử
dụng có hiệu quả nhằm đạt đƣợc những yêu sách đặt ra trong quan hệ lao
động. Nhƣng đối với ngƣời lao động Việt Nam, việc tổ chức một cuộc đình
công đáp ứng yêu cầu của pháp luật là vấn đề không dễ dàng. Qua đánh giá
các cuộc đình công ở nƣớc ta có thể thấy, mặc dù nhiều cuộc đình công có
xuất phát từ việc tranh chấp lao động, từ những bức xúc thật sự trong quan hệ
lao động nhƣng cách tổ chức đã vi phạm các quy định về thủ tục, trình tự do
pháp luật quy định.
Đình công là quyền cơ bản của ngƣời lao động, đã đƣợc nhiều công
trình khoa học đề cập, nghiên cứu và luôn là vấn đề thời sự không chỉ trong
luật lao động mà còn có tính thời sự trong đời sống xã hội hiện đại.
Trong những năm qua cùng với việc mở rộng quan hệ, liên kết, đầu tƣ, hội
nhập kinh tế quốc tế, thích ứng với hệ thống pháp luật quốc tế và với các quốc gia

trên thế giới, đồng thời với việc tăng cƣờng dân chủ trong quan hệ lao động,
đảm bảo quyền, lợi ích của ngƣời lao động, pháp luật lao động đã quy định về
quyền đình công, nội dung, thủ tục thực hiện quyền đó tại Việt Nam. Đó là một
bƣớc tiến khá dài và có ý nghĩa quan trọng đối với bảo đảm quyền con ngƣời,
quyền công dân và quyền của ngƣời lao động ở nƣớc ta, dần đƣa pháp luật nƣớc
ta tiệm cận và hoà vào dòng chảy pháp luật quốc tế.
Trong các quy định về đình công, thủ tục đình công có một vai trò quan

2


trọng. Quy định về thủ tục đình công xác định các bƣớc đi, trình tự cho các
chủ thể thực hiện quyền năng pháp lý, là sự thể hiện ý chí của nhà nƣớc về vấn
đề thực thi quyền đình công của NLĐ qua từng thời kì. Thông thƣờng, đây là
vấn đề phải đƣợc chú trọng thực hiện đầu tiên.
Tuy nhiên, có một thực trạng đáng báo động là ở Việt Nam, ngƣời lao
động chủ yếu chỉ quan tâm đến việc giải quyết các bức xúc thông qua việc tạo
xung đột, gây sức ép với bên sử dụng lao động mà không mấy chú trọng đến
các thủ tục đình công. Điều đó đã gây nên không chỉ những bất ổn của doanh
nghiệp mà còn gây ảnh hƣởng lớn, thậm chí rất lớn đối với nền kinh tế - xã hội,
đời sống nhân dân.
Nghiên cứu riêng về thủ tục đình công, các quy định về thủ tục đình
công vì vậy là vấn đề cần phải đƣợc quan tâm.
Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài "Quy định về thủ tục đình
công trong Pháp luật Việt Nam - Thực trạng trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu đề xuất các phƣơng
hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục đình công và thực hiện đúng

đắn, hiệu quả các quy định của pháp luật về thủ tục đình công ở nƣớc ta trong
thời gian tới.
* Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu làm rõ bản chất của đình công; phân tích, đánh giá quy định
về thủ tục đình công trong Luật lao động Việt Nam từ năm 1994 đến nay
nhằm rút ra những nhận xét về ƣu, nhƣợc điểm của các cuộc đình công.
- Nghiên cứu thực thi các quy định về pháp luật thủ tục đình công tại
các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tìm ra các nguyên nhân chủ yếu
của việc vi phạm thủ tục đình công.

3


- Đƣa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ
tục đình công và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật đình công trong doanh
nghiệp ở Việt Nam.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Về nội dung, luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận
về đình công, nhất là đi sâu nghiên cứu cắt nghĩa những khía cạnh căn bản về
thủ tục đình công, một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm yếu tố
hợp pháp của cuộc đình công một cách đầy đủ và có hệ thống. Bên cạnh đó,
luận văn đánh giá một cách đầy đủ hệ thống các quy định về thủ tục đình công
từ trƣớc đến nay, vừa cập nhật nghiên cứu các quy định về thủ tục đình công
đƣợc quy định trong Bộ luật lao động năm 2012. Việc nghiên cứu còn góp
phần đánh giá, rút ra những kết luật khoa học về thực trạng áp dụng pháp luật
về thủ tục đình công tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt
Nam, khu vực xảy ra nhiều đình công nhất ở Việt Nam. Luận văn đƣa ra một số
kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục đình công và giải pháp
thực thi hiệu quả các quy định này trong thực tế quan hệ lao động ở Việt Nam
trong thời gian tới.

Về cách tiếp cận, luận văn xuất phát từ việc nghiên cứu thủ tục đình
công, đây là vấn đề mang tính thủ tục, tuy nhiên lại có vai trò pháp lý quan
trọng để giúp các chủ thể xử lý các vấn đề liên quan khi đình công xảy ra.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Những khía cạnh lý luận khoa học cơ bản về kinh tế, chính trị, pháp lý
trong các quy định về thủ tục đình công.
- Thực trạng quy định pháp luật về thủ tục đình công của Việt Nam và
một số nƣớc trên thế giới.
- Tình hình thực hiện quy định về thủ tục đình công trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua.

4


Quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn còn nghiên cứu so sánh các quy
định về thủ tục đình công của một số quốc gia trên thế giới làm cơ sở đánh giá hệ
thống, phục vụ cho việc nghiên cứu, đề xuất các phƣơng hƣớng và giải pháp
khoa học nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luật biện chứng duy vật
của Chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm đƣờng lối của Đảng về lao động - xã hội
và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN.
Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng trong quá trình
nghiên cứu gồm: phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp phân tích, phƣơng
pháp so sánh…
6. Tổng quan tài liệu
Đình công hiện nay không còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam, có nhiều
công trình nghiên cứu về đề tài đình công và giải quyết đình công theo pháp
luật Việt Nam hiện nay nhƣ đề tài "Đình công và việc giải quyết đình công Những vấn đề lý luận và thực tiễn", luận văn thạc sĩ luật học Trần Hồng Hà

do PTS. Phạm Công Trứ hƣớng dẫn năm 1996; "Đình công và giải quyết đình
công theo pháp luật lao động Việt Nam hiện hành", luận văn thạc sĩ luật học
Đinh Văn Sơn do TS. Phạm Công Trứ hƣớng dẫn năm 2002; "Bàn về thủ tục
giải quyết các vụ án lao động và đình công" Nguyễn Thị Kim Phụng, Tạp chí
Luật học, Số Đặc san góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự 4/2004, "Những
bất cập của pháp luật về giải quyết đình công ở Việt Nam hiện nay và một số
kiến nghị" Đỗ Ngân Bình Tạp chí Luật học số 3/2004; "Pháp luật về đình
công và giải quyết đình công nhìn từ góc độ thực tiễn" Đào Thị Hằng Tạp chí
Luật học số 5/2004, "Điều chỉnh pháp luật đối với đình công và giải quyết
đình công ở Việt Nam hiện nay" Đỗ Ngân Bình, Tạp chí Luật học số 6/2004;

5


"Giải quyết tranh chấp lao động và đình công" Nguyễn Thị Kim Phụng, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, số 4/2004.v.v.
Đ ặ c b i ệt có đ ề t ài l u ận án t i ến s ĩ " P h á p l u ậ t về đ ì n h c ô n g và g i ả i q
u y ế t đ ì n h c ô n g ở Vi ệ t N a m t r o n g đ i ề u k i ệ n k i n h t ế t h ị t r ư ờn g v à h ộ i n h ậ p q u
ố c t ế " , Đỗ Ng â n B ì n h , n g ƣ ờ i h ƣ ớ n g d ẫ n T S . Đà o Th ị Hằ n g , T S . P h a n C h í
Hi ế u n ă m 2 0 0 5 .
Kế tiếp là các đề tài "Đình công và giải quyết đình công - Nhìn từ góc
độ so sánh giữa Luật Lao động Việt Nam và Luật Lao động Cộng hoà Liên
Bang Đức" Đỗ Ngân Bình, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Số 7/2004; "Nâng
cao ý thức pháp luật cho người lao động và sử dụng lao động nhằm ngăn
chặn đình công trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam", Phạm Trọng Tân, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật; "Đình công và giải quyết đình công theo pháp luật lao động Việt Nam"
luận văn thạc sĩ luật học Trần Hồng Hạnh do TS. Nguyễn Hữu Chí hƣớng dẫn
năm 2008; "Đánh giá quy định của Bộ luật lao động về đình công và giải
quyết đình công" Nguyễn Xuân Thu, Tạp chí Luật học số 9/2009; "Bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong các cuộc đình
công bất hợp pháp" Nguyễn Hằng Hà Tạp chí Luật học số 1/2008.
Thêm vào đó, có một số đề tài nghiên cứu dƣới góc độ tâm lý xã hội
học nhƣ "Vai trò của các chủ thể trong quan hệ lao động và giải quyết tranh
chấp lao động, đình công", Nguyễn Hữu Dũng, Tạp chí Tâm lý học số
2/2011, "Thực trạng tranh chấp lao động và đình công ở Việt Nam nhìn từ
góc độ quản lý doanh nghiệp và vai trò của tổ chức công đoàn", Lê Văn Hảo
Tạp chí Tâm lý học số 5/2011; "Điều kiện làm việc, điều kiện sống của người lao
động và tranh chấp lao động, đình công ở Việt Nam trong 10 năm (2001 2010)" Mai Thanh Thế Tạp chí Tâm lý học số 5/2011; "Vấn đề tranh chấp

6


lao động và đình công ở Việt Nam 10 năm qua (2000 - 2010) - nguyên nhân
và giải pháp" Lê Thanh Hà Tạp chí Tâm lý học số 4/2011, "Thực trạng giải
quyết tranh chấp lao động và đình công tại các doanh nghiệp liên doanh và
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta trong 10 năm qua" Lã Thị
Thu Thuỷ, Tạp chí Tâm lý học số 6/2011,"Những nguyên nhân của tranh
chấp lao động và đình công ở nước ta nhìn từ phía người lao động" Tô Thuý
Hạnh, Tạp chí Tâm lý học số 10/2011.
Ngoài ra, gần đây còn có các bài viết về "Thực trạng tranh chấp lao
động, đình công và kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Bộ luật lao
động sửa đổi, bổ sung" Phạm Công Bảy, Tạp chí Tòa án nhân dân số
10/2012; "Tự do công đoàn và đình công dưới góc độ quyền kinh tế-xã hội
của người lao động", Nguyễn Hữu Chí, Tạp chí Luật học số 6/2012; "Những
điểm mới về đình công trong Bộ luật lao động năm 2012", Trần Thị Thúy Lâm
Tạp chí Luật học số 7/2013; "Ảnh hưởng của văn hóa đến đình công trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (trường hợp các
doanh nghiệp Hàn Quốc)", Nguyễn Hoàng Ánh, Tạp chí Thông tin Khoa học
xã hội, số 5/2012; "Những điểm mới về tranh chấp lao động và đình công

trong Bộ luật Lao động năm 2012" luận văn thạc sỹ luật học Chử Thị Xuyên do
TS. Đỗ Ngân Bình hƣớng dẫn năm 2013; "Đình công và giải quyết đình công
theo Bộ luật Lao động năm 2012", luận văn thạc sĩ luật học Hà Thị Hoa Phƣợng
do TS. Trần Thị Thúy Lâm hƣớng dẫn năm 2013.
Đó là các công trình phân tích một cách tƣơng đối đầy đủ và hệ thống về
pháp luật đình công và giải quyết, thực trạng đình công trong điều kiện kinh tế
thị trƣờng và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu cũng nhƣ bài viết trên đã phân tích một cách

7


đầy đủ và có hệ thống về pháp luật đình công và giải quyết đình công. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu về pháp luật về thủ tục đình công và việc thực hiện thủ
tục đình công tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hầu nhƣ chƣa
đƣợc thực hiện nhiều và chuyên sâu.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề chung về thủ tục đình công, pháp luật về
thủ tục đình công.
Chương 2: Thực trạng quy định về thủ tục đình công và thực tiễn thực
hiện trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại
Việt Nam.
Chương 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về
thủ tục đình công từ thực tiễn trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam.

8



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC ĐÌNH CÔNG
VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐÌNH CÔNG
1.1. Khái niệm về đình công và thủ tục đình công
1.1.1. Đình công
Đình công là hiện tƣợng kinh tế - xã hội khách quan của nền kinh tế thị
trƣờng, để hiểu khái niệm đình công cần xem xét trên nhiều phƣơng diện, góc độ
khác nhau từ đó mới đƣa ra đƣợc cái nhìn thống nhất và tƣơng đối toàn diện
về đình công.
Dưới góc độ kinh tế, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế đƣợc
thực hiện bởi những ngƣời lao động, nhằm gây sức ép để đạt đƣợc những yêu
sách nhất định gắn với lợi ích kinh tế liên quan đến nghề nghiệp. Đình công
không phải là biện pháp duy nhất để những ngƣời lao động đạt đƣợc mục đích
kinh tế của mình, nhƣng với sức ép mà đình công có khả năng tạo ra, đình
công thƣờng đƣợc những ngƣời lao động coi là cách thức có hiệu quả để bảo
vệ các quyền và lợi ích của họ. Đình công cũng để lại nhiều hậu quả cho
doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến lợi ích của tập thể và cá nhân ngƣời lao động ở
một mức độ nhất định, hoặc gây thiệt hại cho kinh tế xã hội nói chung.
Dưới góc độ xã hội, đình công là hành vi ngừng việc có tính tập thể
đƣợc thực hiện bởi ý chí tự nguyện của nhiều ngƣời lao động. Khả năng liên kết
và tập hợp đông đảo sự tham gia của những ngƣời lao động là một trong
những nhân tố quyết định thắng lợi của một cuộc đình công. Trong nhiều cuộc
đình công, những NLĐ thƣờng tụ tập trƣớc cổng xí nghiệp để ngăn cản hay kích
động những công nhân khác không vào làm việc, chiếm xƣởng ngăn không cho
ngƣời lao động khác vào làm việc...những hành vi nhằm thu hút sự tham gia
đông đảo và lôi kéo sự ủng hộ của những ngƣời lao động khác đối

9



với cuộc đình công không phải lúc nào cũng hợp pháp. Vì vậy, xét dƣới góc
độ xã hội, đình công còn là hiện tƣợng có khả năng gây mất ổn định đối với trật
tự xã hội. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, đình công cũng góp phần bảo
vệ những giá trị tiến bộ xã hội nhƣ quyền dân chủ trong lĩnh vực lao động,
quyền tự do đối thoại, ngôn luận của NLĐ.
Dưới góc độ chính trị, đình công là việc thực hiện quyền chính trị của công
dân đƣợc hiến pháp, luật pháp thừa nhận, đƣợc nhà nƣớc bảo vệ qua các
phƣơng thức sử dụng quyền lực chính trị. Đình công có mục đích chủ yếu là
bảo vệ các quyền và lợi ích nghề nghiệp của những NLĐ trong quan hệ lao
động. Nhƣng đình công có thể bị lợi dụng để đƣa thêm cách yêu sách chính
trị. Trong trƣờng hợp đó, hình thức đình công kinh tế sẽ biến tƣớng thành các
hình thức đình công chính trị. Việc các cuộc đình công chính trị là hợp pháp hay
không tùy thuộc vào quan điểm của từng quốc gia. Nhƣng sự tồn tại của các
cuộc đình công chính trị trong thực tiễn đã cho thấy tính chất nhạy cảm của vấn
đề đình công.
Dưới góc độ pháp lý, đình công là một quyền pháp lý của NLĐ đƣợc
pháp luật quốc gia và quốc tế thừa nhận (theo điều 8 Công ƣớc quốc tế về các
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên hiệp quốc, Điều 209 Bộ luật lao
động năm 2012). Đình công ngày nay đã hình thành một định chế pháp lý đặc
biệt trong xã hội nhằm bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân trong lĩnh vực
lao động. Tuy nhiên, quyền đình công này chỉ giới hạn trong khuôn khổ của
pháp luật cho phép và phải tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định do pháp
luật quy định. Vì là quyền của NLĐ nên đình công phải đƣợc thực hiện thông
qua hành vi của chính ngƣời lao động, nhắm hƣớng tới những lợi ích nghề
nghiệp và xuất phát từ quan hệ lao động. Theo quan điểm của tổ chức Lao
động thế giới và đa số các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đểu cho
rằng các cuộc đình công kinh tế (đình công về lợi ích) đƣợc thực hiện

10



vì những lợi ích gắn với quan hệ lao động mới thuộc phạm vi cho phép của
quyền đình công. Những cuộc đình công chính trị đều không thuộc phạm vi
quan hệ lao động và vƣợt ra ngoài khuôn khổ của quyền đình công.
Đình công là một trong những biện pháp thiết yếu mà NLĐ và các tổ
chức của họ có thể sử dụng để xúc tiến và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội
của mình, không chỉ nhằm đạt tới những điều kiện làm việc tốt hơn hoặc có
những yêu cầu tập thể mang tính nghề nghiệp, mà còn nhằm tìm ra những giải
pháp cho các vấn đề chính sách kinh tế - xã hội và các vấn đề lao động bất kỳ
loại nào mà NLĐ trực tiếp quan tâm [3, tr.11].
Với quan điểm này, bƣớc đầu chỉ rõ đình công là một trong các biện
pháp để bảo vệ NLĐ, phải nhằm đạt các mục đích kinh tế - xã hội vì quyền
đình công thuộc loại quyền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, nhận định này chƣa chỉ ra
đƣợc các dấu hiệu để nhận dạng đình công, cũng nhƣ phân biệt đình công với
các hiện tƣợng xã hội gần giống nó.
T ừ n h ữn g p h â n t í c h ở t r ê n , c ó t h ể t h ấ y đ ặ c đ i ể m c h u n g n h ấ t c ủ a đ ì n h c
ô n g đ ó l à b i ệ n p h á p đ ấ u t r a n h k i n h t ế c ủ a n h ữn g N L Đ , g â y s ứ c é p c h o giới
chủ nhằm đạt đƣợc mục đích gắn liền với quan hệ lao động.
Các dấu hiệu cơ bản của đình công
Thứ nhất, đình công biểu hiện thông qua sự ngừng việc triệt để của
NLĐ và do tập thể lao động tiến hành. Sự ngừng việc của NLĐ trên thực tế
đƣợc biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhƣng sự ngừng việc khi đình
công là có tính triệt để. Ngoài ra, sự ngừng việc trong đình công phải do nhiều
NLĐ cùng tiến hành (tập thể lao động). Tập thể lao động ngừng việc có thể là
toàn bộ hoặc đa số những NLĐ trong một bộ phận cơ cấu doanh nghiệp, trong
toàn doanh nghiệp hoặc đa số những NLĐ trong một ngành. Nếu một vài
ngƣời ngừng việc mặc dù có tổ chức thì vẫn không đƣợc gọi là đình công.
T h ứ h a i , đ ì n h c ô n g l à s ự n g h ỉ v i ệ c c ó t ổ c h ức , t h ƣờ n g d o t ổ c h ức


11


c ô n g đ o à n l ã n h đ ạ o . N g ừn g v i ệ c c ủ a t ậ p t h ể l a o đ ộ n g p h ả i c ó s ự c h ủ đ ị n h
từ trƣớc, phải có sự phối hợp về mặt ý chí và tổ chức của những NLĐ với n h
a u . P h á p l u ậ t l a o đ ộ n g n h i ề u n ƣớ c c h ỉ t h ừ a n h ậ n c ô n g đ o à n l à n g ƣờ i c ó q u
yề n t ổ c h ứ c , l ã n h đ ạ o đ ì n h c ô n g . L ã n h đ ạ o c ủ a c ô n g đ o à n s ẽ l à n g ƣ ờ i đ ứn g
ratổchứcđìnhcôngtừkhâulấyýkiếntánthànhđìnhcông,lãnhđạo đ ì n h c ô
n g c h o đ ế n k h i g i ả i q u yế t c u ộ c đ ì n h c ô n g t r ƣ ớ c t ò a á n . Nh ƣ v ậ y, mọi sự
ngừng việc, dù là rất đông NLĐ nhƣng không do công đoàn lãnh đ ạo t h ì s ẽ b
ị co i l à đ ì n h cô n g b ất h ợp p h áp .
Thứ ba, mục đích của đình công là nhằm đạt đƣợc những yêu sách về
quyền và lợi ích mà những ngƣời thực hiện quan tâm. Bản chất của đình công
là biện pháp đấu tranh kinh tế nên mục đích của đình công phải nhằm đạt
đƣợc những yêu sách về quyền và lợi ích cho tập thể lao động. Thực tế ở
những nƣớc có nền kinh tế phát triển, NLĐ thƣờng đình công để đạt đƣợc
những lợi ích cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn so với pháp luật đã quy định
hoặc so với những thỏa thuận các bên đã cam kết trƣớc đó. Và kết quả đình
công thƣờng là một thỏa ƣớc tập thể mới ra đời. Còn ở những nƣớc chƣa phát
triển, phần lớn các cuộc đình công là đòi quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ phù
hợp với luật pháp lao động bị NSDLĐ vi phạm.
Thứ tư, việc thực hiện quyền đình công của NLĐ phải mang tính tự
nguyện. Đây là dấu hiệu về mặt ý chí của NLĐ, dấu hiệu này có nghĩa là t ậ p t
h ể l a o đ ộ n g t i ế n h à n h đ ì n h c ô n g p h ả i x u ấ t p h á t t ừ s ự t ự g i á c , t ự n g u yệ n của mỗi
NLĐ.
Thứ năm, đình công phát sinh trực tiếp từ TCLĐ tập thể. Đình công là
hậu quả của TCLĐ tập thể giải quyết không thành. Tuy nhiên, không phải
TCLĐ tập thể nào cũng đều dẫn đến đình công. Vì vậy, để hạn chế tình trạng
đình công xảy ra thì TCLĐ tập thể nên đƣợc giải quyết triệt để, hạn chế sự
bức xúc căng thẳng từ phía NLĐ do yêu cầu, lợi ích không đƣợc đáp ứng.


12


1.1.2. Khái niệm về thủ tục đình công
1.1.2.1. Định nghĩa thủ tục đình công
Hiện nay chƣa có định nghĩa cụ thể về thủ tục đình công nhƣng từ phân
tích định nghĩa đình công ở trên, có thể hiểu: "Thủ tục đình công là cách
thức, trình tự tiến hành đình công theo những bước đã được pháp luật quy
định cụ thể". Nhƣ vậy, đình công là quyền của NLĐ, tuy nhiên để thực hiện
quyền này một cách hợp pháp thì việc đình công phải tiến hành theo những
trình tự, thủ tục luật định.
Hiện nay vẫn có nhiều quan niệm về thủ tục đình công, một số cho rằng thủ
tục đình công gồm thủ tục chuẩn bị đình công và cách thức tiến hành đình công,
một số lại quan điểm thủ tục đình công chính là các bƣớc để tiến hành đình
công trong các bƣớc đều bao gồm cách thức và phƣơng pháp tiến hành.
Theo quan điểm thứ nhất, thủ tục đình công bao gồm hai giai đoạn là
chuẩn bị đình công và tiến hành đình công.
Trong thủ tục chuẩn bị đình công, bao gồm ba bƣớc khởi xƣớng đình
công, lấy ý kiến tập thể lao động và giao quyết định đình công. Các bƣớc này
đƣợc quy định rất chặt chẽ với những mục đích cơ bản sau đây: i) Bảo đảm
quyền tự do định đoạt và ý chí tự nguyện của những ngƣời lao động khi quyết
định đình công. Mỗi cá nhân ngƣời lao động trong tập thể lao động đều có
quyền tự mình cân nhắc về việc có tham gia đình công hay không, không ai có
quyền đe doạ hay buộc ngƣời lao động tham gia đình công; ii) Tạo điều kiện
để tập thể lao động có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng các tiền đề cơ bản, tạo khả năng
thành công cho cuộc đình công (nhƣ thu hút thêm sự tham gia của đông đảo
ngƣời lao động, chuẩn bị vật chất để hỗ trợ cho ngƣời lao động nếu đình công
kéo dài, tạo sự chú ý của dƣ luận, các cơ quan thông tin đại chúng và sự quan
tâm của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền…); iii) Có thể coi giai đoạn này là

quá trình làm nguội đi những bức xúc của ngƣời lao động nhằm

13


tránh một cuộc đình công không thực sự cần thiết (nếu xảy ra những thiệt hại
do nó gây ra có thể lớn hơn rất nhiều so với những lợi ích mà nó mang lại cho
ngƣời lao động); hoặc nếu không thể ngăn chặn đƣợc cuộc đình công thì giai
đoạn này cũng có tác dụng làm dịu đi tính quyết liệt của đình công, tránh
những biểu hiện quá khích của ngƣời lao động trong thời gian tiến hành đình
công; iv) Thủ tục gửi yêu sách đến ngƣời sử dụng lao động sẽ tạo điều kiện
cho ngƣời sử dụng lao động có cơ hội xem xét lại những yêu sách của tập thể
lao động, cân nhắc giữa việc chấp nhận những yêu sách của ngƣời lao động
hay để đình công xảy ra (chắc chắn sẽ để lại những thiệt hại về kinh tế cho
doanh nghiệp); v) Thủ tục thông báo đến cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
nhằm giúp chính quyền sở tại biết trƣớc về khả năng xảy ra đình công và dự
liệu những hậu quả của đình công để có biện pháp xử lý kịp thời, hoặc khắc
phục những hậu quả của đình công, đặc biệt là những bất ổn về chính trị, xã
hội (nếu xảy ra); vi) Giảm đến mức thấp nhất những ảnh hƣởng tiêu cực của
đình công do đã đƣợc thông báo và có sự chuẩn bị trƣớc để đối phó với những
ảnh hƣởng tiêu cực của đình công.
Về cách thức tiến hành đình công, do chƣa có những quy định cụ thể,
đã dẫn đến những cách hiểu khác nhau về cách thức tiến hành đình công:
Cách hiểu thứ nhất cho rằng, các quy định hiện hành mới dừng lại ở
việc quy định thủ tục chuẩn bị đình công và vai trò lãnh đạo đình công của tổ
chức công đoàn, vấn đề cách thức đình công vẫn là một khoảng trống trong
pháp luật hiện hành. Để khắc phục tình trạng này, có ý kiến cho rằng, cần
nhanh chóng bổ sung các quy định về cách thức tiến hành đình công nhằm
định hƣớng hoạt động của ngƣời lao động và phòng ngừa những biến tƣớng
phức tạp của đình công. Ngƣợc lại, cũng có những ý kiến cho rằng, việc

không quy định cách thức đình công nhƣ hiện nay đã tạo ra sự linh hoạt, chủ
động cho tập thể lao động khi tiến hành đình công. Ngoài ra, nếu cần phòng

14


ngừa các diễn biến phức tạp của đình công thì đã có các quy định về hành vi
cấm thực hiện trƣớc, trong và sau đình công. Vì vậy, không cần thiết phải bổ
sung các quy định về cách thức đình công. Có ý kiến cho rằng, do pháp luật
chƣa quy định về cách thức đình công nên không có tiêu chí đánh giá tính hợp
pháp về hình thức tiến hành đình công. Nhƣng lại có ý kiến cho rằng, cách
thức đình công ngồi tại nơi làm việc là không trái với quy định của pháp luật;
hình thức đình công đứng tại cổng doanh nghiệp là trái với quy định pháp
luật. Hình thức đình công đứng tại cổng doanh nghiệp còn thể hiện tính thiếu tổ
chức của các cuộc đình công hiện nay, xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của
ngƣời lao động về pháp luật đình công, cũng nhƣ vai trò của tổ chức công
đoàn cơ sở trong tổ chức và lãnh đạo đình công [4].
Theo quan điểm thứ hai, thủ tục đình công chính là các bƣớc của một
cuộc đình công, trong từng bƣớc sẽ là những phƣơng pháp và cách thức tiến
thành cụ thể. Theo đó, thủ tục đình công sẽ gồm ba bƣớc: bƣớc lấy ý kiến tập
thể NLĐ, ra quyết định đình công và tiến hành đình công. Trong từng bƣớc sẽ
có quy định cụ thể về việc thực hiện nhƣ thế nào. Ví dụ nhƣ trong bƣớc lấy ý
kiến tập thể NLĐ sẽ do ai tiến hành, lấy ý kiến bao nhiêu NLĐ, lấy trực tiếp
hay thông qua đại diện, lấy ý kiến kín hay công khai...; trong bƣớc ra quyết
định đình công sẽ do ai thực hiện, gửi cho ai, trong bao lâu và nội dung gồm
những gì; cuối cùng là bƣớc tiến hành đình công sẽ tổ chức nhƣ thế nào, thời
gian, địa điểm, hình thức đình công....
Các quan điểm trên về mặt thực tiễn là rất phong phú, vì vậy, để hiểu và
phân tích một cách thấu đáo nhất thì nên hiểu thủ tục đình công theo cách hiểu
thứ hai, tức là bao gồm các bƣớc tiến hành trong đó mỗi bƣớc có những cách

thức, phƣơng pháp tiến hành cụ thể. Bởi vì, cách hiểu này là dễ hiểu hơn, dễ áp
dụng hơn và chi tiết hơn cho ngƣời thực thi và áp dụng từ đó cuộc đình công
sẽ đƣợc diễn ra đúng trình tự, thủ tục luật định.

15


1.1.2.2. Đặc điểm của thủ tục đình công
- Thủ tục đình công được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp
luật: Hiện nay, pháp luật lao động Việt Nam đã quy định khá cụ thể về thủ tục
đình công nhƣ đối tƣợng đƣợc đình công, thời điểm đƣợc đình công, tổ chức
có thẩm quyền tổ chức đình công, trình tự tiến hành một cuộc đình công.
Trƣớc khi Bộ Luật lao động năm 2012 ra đời, thủ tục đình công đã bƣớc đầu
đƣợc ghi nhận từ Bộ Luật lao động năm 1994 và dần đƣợc hoàn thiện theo
từng thời kỳ theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục đình công nhƣng vẫn đảm bảo
tính định hƣớng cho NLĐ. Theo đó, trình tự tiến hành gồm ba bƣớc cơ bản:
lấy ý kiến tập thể lao động, ra quyết định đình công, tiến hành đình công. Các
bƣớc trên đều đƣợc pháp luật quy định khá cụ thể về cách thức và phƣơng
pháp tiến hành.
Việc ghi nhận thủ tục đình công tại các văn bản quy phạm pháp luật đã
đảm bảo tính yêu cầu bắt buộc đối với thủ tục, đồng thời cũng là một căn cứ pháp
lý để NLĐ tiến hành đình công.
- Thủ tục đình công được thực hiện bởi tập thể NLĐ mà đại diện là
công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tại các doanh
nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Khi NLĐ có ý định đình công thì tổ
chức công đoàn cơ sở sẽ đại diện cho họ để tiến hành các trình tự, thủ tục đình
công theo đúng quy định của pháp luật, giúp NLĐ có đƣợc sự chuẩn bị kĩ
lƣỡng trƣớc khi tiến hành đình công nhằm đạt đƣợc những yêu sách mà NLĐ
đạt ra với NSDLĐ trong quan hệ lao động.
- Thủ tục đình công là trình tự, cách thức tiến hành một cuộc đình

công: Thủ tục đình công đƣợc pháp luật ghi nhận nhƣ là một loại quy định bắt
buộc chứ không mang tính khuyến khích. Bởi lẽ, nắm rõ tâm lý của NLĐ khi
tiến hành đình công luôn nóng vội, bức xúc nên dễ "đốt cháy giai đoạn",
khiến cho cuộc đình công không đƣợc chuẩn bị chu đáo, NSDLĐ cũng dễ bị

16


bất ngờ. Vì thế, để đảm bảo sự ổn định trong quan hệ lao động sau này, đồng
thời hạn chế nhất những hậu quả, thiệt hại khó lƣờng có thể xảy ra khi đình
công hoặc sau khi đình công pháp luật quy định những thủ tục đình công đối
với tất cả NLĐ trong tất cả các doanh nghiệp muốn tổ chức đình công không
ngoại trừ doanh nghiệp trong nƣớc hay doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài. Điều này giúp cho NLĐ xác định đƣợc rõ ràng những bƣớc đi chính
xác nhằm giảm tối đa những thiệt hại mà cuộc đình công có thể gây ra, đƣa
cuộc đình công đến thắng lợi,
1.1.3. Pháp luật về thủ tục đình công
1.1.3.1. Định nghĩa pháp luật về thủ tục đình công
Để hiểu khái niệm pháp luật về thủ tục đình công, trƣớc tiên cần hiểu
thế nào là pháp luật nói chung. Theo lý luận chung có thể hiểu: "Pháp luật là
hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống
trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của
giai cấp mình". Nhƣ vậy, từ quan điểm chung về pháp luật và thủ tục đình
công, có thể hiểu "Pháp luật về thủ tục đình công là những quy phạm pháp
luật mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh cách
thức, phương thức, các bước tiến hành đình công và được nhà nước đảm bảo
thực hiện".
Pháp luật về thủ tục đình công chính là sự định hƣớng của nhà nƣớc
trong việc mở rộng hoặc thu hẹp quyền đình công ở một quốc gia. Thông

thƣờng, nếu một nhà nƣớc muốn hạn chế việc sử dụng quyền đình công của
NLĐ, nhà nƣớc đó sẽ quy định thủ tục chuẩn bị đình công phức tạp, trải qua
nhiều bƣớc và phải tuân thủ những quy định có tính chất cấm đoán nghiêm
khắc. Ngƣợc lại, nếu quan điểm của nhà nƣớc là tạo thuận lợi cho ngƣời lao
động trong việc sử dụng quyền đình công, nhà nƣớc sẽ quy định thủ tục chuẩn

17


bị và tiến hành đình công đơn giản, linh hoạt, có thể dễ dàng áp dụng trong
thực tế. Nhƣ vậy, có thể nói pháp luật về thủ tục đình công là sự thể hiện ý chí
nhà nƣớc về vấn đề thực thi quyền đình công của NLĐ qua từng giai đoạn.
Hiện nay các quốc gia trên thế giới đều có những quy định về thủ tục
đình công đƣợc ghi nhận trong các văn bản pháp luật có liên quan nhằm đảm
bảo cho quyền của NLĐ đƣợc thực thi trên thực tế. Tại Việt Nam pháp luật
lao động ra đời từ khá sớm song pháp luật về thủ tục đình công chỉ chính thức
đƣợc ghi nhận từ Bộ Luật lao động năm 1994.
Nội dung pháp luật về thủ tục đình công bao gồm: quy định về lấy ý
kiến NLĐ, ra quyết định, đƣa yêu cầu và thông báo về đình công, quy định về
tiến hành đình công. Trong quy định về lấy ý kiến NLĐ quy định cụ thể ai sẽ là
ngƣời lấy ý kiến NLĐ, lấy ý kiến của bao nhiêu NLĐ, bao nhiêu phần trăm trong
số NLĐ đƣợc lấy ý kiến đồng ý thì đƣợc tiến hành các bƣớc tiếp theo của thủ
tục đình công. Ra quyết định đình công, trong quyết định này phải ghi rõ những
nội dung cơ bản đã đƣợc pháp luật quy định nhƣ: kết quả lấy ý kiến đình công,
thời điểm bắt đầu đình công, đại điểm đình công, phạm vi tiến hành đình
công, yêu cầu của tập thể NLĐ, ai là ngƣời lãnh đạo cuộc đình công, địa chỉ
liên hệ để giải quyết. Trong quy định về thủ tục đình công cũng quy định thời
gian cụ thể trong từng bƣớc tiến hành cuộc đình công, NLĐ phải tuân theo
những quy định đó. Nhìn chung pháp luật của các quốc gia trong đó có Việt
Nam không cho phép đình công bất ngờ, tất cả các cuộc đình công đều phải tuân

thủ các quy định của pháp luật về thủ tục đình công. Đến thời hạn dự kiến
đình công, NSDLĐ không chấp nhận yêu cầu của NLĐ, NLĐ tiến hành đình
công, pháp luật quy định về hình thức cuộc đình công, các hành vi bị cấm khi
thực hiện đình công, tùy vào mỗi quốc gia khác nhau sẽ quy định hình thức
khác nhau chẳng hạn nhƣ đƣợc hay không đƣợc chiếm xƣởng, tập hợp, biểu
thị bằng lời nói, khẩu hiệu, nơi đƣợc tập hợp, hành vi nào không đƣợc phép
thực hiện trong quá trình đình công, ….
18


1.1.3.2. Đặc điểm pháp luật về thủ tục đình công ở Việt Nam
Thứ nhất, pháp luật về thủ tục đình công ở Việt Nam được quy định
nhằm đảm bảo quyền đình công của NLĐ nhưng đồng thời cũng là biện pháp
để hạn chế NLĐ vi phạm pháp luật:
Đình công là một trong những quyền cơ bản của NLĐ song để thực
hiện và đảm bảo thực hiện quyền một cách có hiệu quả nhất, NLĐ cần có sự
hƣớng dẫn định hƣớng cụ thể từ pháp luật. Vì vậy, việc quy định về thủ tục
đình công không những là một sự ghi nhận quyền đình công của NLĐ mà còn
góp phần khiến cho quyền đó đƣợc triển khai thực hiện đƣợc trên thực tế. Bởi
nếu không có những quy định pháp luật về thủ tục đình công mà chỉ dừng lại
ở việc xác định đình công là quyền của NLĐ thì vẫn chƣa đủ. Pháp luật về thủ
tục đình công chính là sự khẳng định rõ ràng nhất về quyền đình công của
NLĐ và quyền đó đƣợc nhà nƣớc đảm bảo thực hiện bằng những hƣớng dẫn,
định hƣớng chi tiết cụ thể. Bên cạnh đó, các quy định về thủ tục đình công
đƣợc thiết kế nhằm hạn chế NLĐ lợi dụng quyền đình công để vi phạm pháp
luật, xâm hại quyền, lợi ích của NSDLĐ và xã hội.
Thứ hai, pháp luật về thủ tục đình công ở Việt Nam được bổ sung, hoàn
thiện qua từng thời kỳ:
Ở nƣớc ta quyền đình công lần đầu đƣợc ghi nhận tại Sắc lệnh số 29/SL
ngày 12/3/1947, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở quy định "Công nhân có quyền tự

do kết hợp và bãi công" [19] mà chƣa có định hƣớng cụ thể gì về thủ tục đình
công khiến cho đình công không đƣợc triển khai thực hiện trên thực tế. Đến
khi Bộ Luật lao động năm 1994 ra đời đã bƣớc đầu có quy định về thủ
tục đình công tại khoản 2 Điều 173:
Việc đình công do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định sau khi
đƣợc quá nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ
ký. Ban chấp hành công đoàn cơ sở cử đại diện, nhiều nhất là ba ngƣời, để

19


×