Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

giám hộ đương nhiên theo luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
-------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2011 – 2015

ĐỀ TÀI:

GIÁM HỘ ĐƢƠNG NHIÊN THEO LUẬT DÂN SỰ
VIỆT NAM

Giảng viên hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. TĂNG THANH PHƢƠNG

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

Bộ môn: Luật Tƣ Pháp

MSSV: 5115900
LỚP: LK1165A2

CẦN THƠ,
THÁNG 11/2014


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN


--o0o—
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………....................................................................
………………………………………………………………………………………………

GVHD: Th.s Tăng Thanh Phƣơng

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
1. Mục đích nghiên cứu đề tài ...................................................................................... 2
2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2
4. Bố cục đề tài.............................................................................................................. 3
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ..................................................... 4
VỀ GIÁM HỘ ĐƢƠNG NHIÊN THEO LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM ............................ 4
1.1.

Khái niệm giám hộ ............................................................................................. 4

1.2.

Phân loại giám hộ .............................................................................................. 5


1.2.1.

Giám hộ đương nhiên .................................................................................. 5

1.2.1.1.

Khái niệm giám hộ đương nhiên ............................................................. 5

1.2.1.2.

Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên .................................. 6

1.2.1.3.

Giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự ............... 8

1.2.2.

Giám hộ cử ................................................................................................. 10

1.3. Lịch sử các quy định pháp luật về giám hộ đƣơng nhiên từ năm 1986 cho
đến nay ....................................................................................................................... 12
1.3.1. Các quy định của pháp luật về giám hộ đương nhiên theo Luật hôn nhân
và gia đình năm 1986 .............................................................................................. 12
1.3.2. Các quy định của pháp luật về giám hộ đương nhiên theo Bộ luật Dân sự
năm 1995 ................................................................................................................. 12
1.3.3. Các quy định của pháp luật về giám hộ đương nhiên theeo Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 .............................................................................................. 17
1.3.4. Các quy định của pháp luật về giám hộ đương nhiên theo Bộ luật Dân sự

năm 2005 ................................................................................................................. 18
1.3.5. Các quy định về giám hộ đương nhiên theo Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 ................................................................................................................. 20
1.4.

Vai trò của chế định giám hộ đƣơng nhiên..................................................... 21

CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ..................................... 23
GIÁM HỘ ĐƢƠNG NHIÊN .......................................................................................... 23

GVHD: Th.s Tăng Thanh Phƣơng

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
2.1.

Chủ thể của quan hệ giám hộ đƣơng nhiên .................................................... 23

2.1.1.

2.1.1.1.

Người chưa thành niên ......................................................................... 23

2.1.1.2.

Người mất năng lực hành vi dân sự ...................................................... 24


2.1.2.

Người giám hộ đương nhiên ...................................................................... 26

2.1.2.1.

Điều kiện để làm người giám hộ đương nhiên....................................... 26

2.1.2.2.

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên....................... 27

2.1.2.3.

Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự ... 29

2.1.3.
2.2.

Ngƣời đƣợc giám hộ đƣơng nhiên ............................................................ 23

Người giám sát việc giám hộ đương nhiên ................................................ 32

Quyền và nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đƣơng nhiên ...................................... 34

2.2.1.

Quyền của người giám hộ đương nhiên .................................................... 34

2.2.2.


Nghĩa vụ của người giám hộ đương nhiên ................................................ 36

2.2.2.1.

Nghĩa vụ của người giám hộ đương nhiên đối với người chưa thành niên
36

2.2.2.2. Nghĩa vụ của người giám hộ đương nhiên đối với người mất năng lực hành
vi dân sự 38
2.3.

Thay đổi, chấm dứt việc giám hộ đƣơng nhiên .............................................. 39

2.3.1.

Thay đổi người giám hộ đương nhiên ....................................................... 39

2.3.2.

Chấm dứt việc giám hộ đương nhiên ......................................................... 41

2.3.3.

Hậu quả của chấm dứt việc giám hộ đương nhiên .................................... 43

CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH GIÁM HỘ ĐƢƠNG NHIÊN .......... 44
VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ............................................... 44
3.1.


Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giám hộ đƣơng nhiên ................... 44

3.1.1.

Vấn đề giám hộ đương nhiên cho người mất năng lực hành vi dân sự .... 44

3.1.2.

Vấn đề thay người giám hộ ........................................................................ 45

3.1.3.

Một số bất cập khác.................................................................................... 47

3.2.

Những kiến nghị hoàn thiện vấn đề giám hộ đƣơng nhiên ............................ 47

3.2.1.

Hoàn thiện quy định về người giám sát việc giám hộ đương nhiên .......... 48

3.2.2.

Bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đương nhiên 48

3.2.3. Vấn đề thay đổi giám hộ đương nhiên và giải quyết tranh chấp liên quan
đến việc giám hộ đương nhiên ................................................................................ 49
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phƣơng


SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
3.2.4.

Về quy định điều kiện của cá nhân làm giám hộ đương nhiên ................. 49

3.2.5.

Về quy định giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên ................ 50

3.2.6. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến Pháp luật về giám hộ đương
nhiên và nâng cao ý thức chấp hành Pháp luật của nhân dân .............................. 50
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 52

GVHD: Th.s Tăng Thanh Phƣơng

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giám hộ đƣơng nhiên là chế định quan trọng trong Bộ luật dân sự Việt Nam. Bao
gồm các chế định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời giám hộ, giám sát việc giám hộ, thay
đổi, chấm dứt giám hộ,... Pháp luật Dân sự Việt Nam quy định về chế định giám hộ
đƣơng nhiên nhằm mục đích thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự. Chế định giám hộ đƣơng
nhiên đƣợc quy định ở mục 4, Chƣơng III Phần thứ nhất Bộ luật Dân sự năm 2005, các
chế định này không ngừng đƣợc hoàn thiện từ những quy định trong Bộ luật Dân sự năm

1995 đến các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng
vẫn còn nhiều bất cập do chiều hƣớng phát triển của xã hội làm thay đổi nhanh chóng và
phức tạp của các quan hệ xã hội dân sự, theo đó các quy định về chế định giám hộ đƣơng
nhiên khi áp dụng vào thực tiễn gặp khó khăn, trở ngại, ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của nhân dân.
Thứ nhất, tại Điều 59 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định về giám sát việc giám
hộ. Tuy nhiên, những quy định tại điều này chƣa rõ ràng về điều kiện để làm ngƣời giám
sát việc giám hộ, quyền và nghĩa vụ của ngƣời giám sát việc giám hộ. Trong một số
trƣờng hợp, nếu ngƣời giám sát việc giám hộ có mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ với
ngƣời giám hộ, điều đó sẽ làm ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ. Pháp luật
cần bổ sung thêm quy định về điều kiện của ngƣời giám sát việc giám hộ cũng nhƣ có
những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của ngƣời giám sát việc giám hộ nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc giám hộ.
Thứ hai, Điều 65, 66, 67, 68 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về quyền và nghĩa
vụ của ngƣời giám hộ đƣơng nhiên nhƣng không có quy định ràng buộc trách nhiệm của
họ. Tức là khi họ vi phạm các quyền và nghĩa vụ đó họ sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự gì
(các quyền và nghĩa vụ ở đây có thể là không chăm sóc ngƣời đƣợc giám hộ, sử dụng tài
sản của ngƣời đƣợc giám hộ vì mục đích cá nhân). Pháp luật cần phải có quy định thực tế
ràng buộc, nhằm nâng cao hơn trách nhiệm của ngƣời giám hộ đảm bảo các quyền và lợi
ích của ngƣời giám hộ, mục đích của việc giám hộ đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ ba, vấn đề tranh chấp trong giám hộ đƣơng nhiên. Thực tế có nhiều trƣờng hợp tranh
chấp liên quan đến giám hộ. Tuy nhiên, pháp luật dân sự chƣa quy định thẩm quyền giải
quyết tranh chấp về vấn đề này. Do đó cần phải có một quy định cụ thể để làm căn cứ

GVHD: Th.s Tăng Thanh Phƣơng

1

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh



Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. (Trong dự thảo sửa đổi bổ sung Bộ luật dân sự năm
2005 kiến nghị tranh chấp liên quan đến giám hộ, giám sát giám hộ do Tòa án giải quyết).
Từ những vấn đề nêu trên, ngƣời viết nhận thấy rằng những quy định chi tiết về chế
định giám hộ đƣơng nhiên của Bộ luật Dân sự đã phần nào đáp ứng đòi hỏi cấp thiết từ
thực tiễn cuộc sống, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại một vài bất cập gây khó khăn cho
việc áp dụng vào thực tiễn. Vì vậy, ngƣời viết đã chọn đề tài: “Giám hộ đương nhiên
theo Luật dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Dựa trên các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về giám hộ, ngƣời viết nghiên
cứu về vấn đề giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời chƣa thành niên và ngƣời mất năng lực
hành vi dân sự. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về vấn đề giám hộ
đƣơng nhiên để thấy đƣợc những khó khăn, vƣớng mắc từ thực tiễn áp dụng cũng nhƣ
những bất cập của luật. Từ đó, ngƣời viết thể hiện quan điểm của mình và có những kiến
nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật về vấn đề giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời chƣa thành
niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự.
2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài: “Giám hộ đƣơng nhiên theo Luật Dân sự Việt Nam”, ngƣời viết tập trung
phân tích các quy định của pháp luật về giám hộ đặc biệt là giám hộ đƣơng nhiên ở Bộ
luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000,
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005
của Chính phủ.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, ngƣời viết nghiên cứu chủ thể của chế định
giám hộ đƣơng nhiên là ngƣời giám hộ và ngƣời đƣợc giám hộ (trong đó ngƣời đƣợc
giám hộ bao gồm ngƣời mất năng lực hành vì dân sự và ngƣời chƣa thành niên, ngƣời
giám hộ là những ngƣời thân thích của ngƣời đƣợc giám hộ), quyền và nghĩa vụ của
ngƣời giám hộ, ngƣời đƣợc giám hộ; các trƣờng hợp thay đổi ngƣời giám hộ; căn cứ
chấm dứt việc giám hộ.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài “Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam”, ngƣời
viết chủ yếu dựa vào kiến thức có đƣợc trong quá trình học tập, nghiên cứu của bản thân
và dựa vào các nguồn tài liệu nhƣ: văn bản pháp luật, giáo trình, tập bài giảng, sách, báo,
tạp chí luật học, các thông tin truy cập đƣợc trên Internet,..Đồng thời, ngƣời viết còn kết

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

2

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
hợp việc nghiên cứu, phân tích, so sánh, đánh giá những quy định của pháp luật dân sự về
vấn đề giám hộ đƣơng nhiên.
4. Bố cục đề tài
Đề tài ―Giám hộ đƣơng nhiên theo luật Dân sự Việt Nam‖ đƣợc kết cấu gồm có
3 chƣơng:
Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận chung về giám hộ đƣơng nhiên theo luật Dân
sự Việt Nam
Chƣơng 2. Quy định của pháp luật Việt Nam về chế định giám hộ đƣơng nhiên
Chƣơng 3. Thực tiễn áp dụng chế định giám hộ đƣơng nhiên trong luật Việt
Nam và những kiến nghị hoàn thiện

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

3

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh



Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ GIÁM HỘ ĐƢƠNG NHIÊN THEO LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm giám hộ
Giám hộ là chế định quan trọng trong Bộ luật dân sự nhằm mục đích để thực hiện
việc chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất
năng lực hành vi dân sự. Việc giám hộ có nội dung cơ bản là chăm sóc và bảo hộ quyền,
lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc giám hộ. Do đó, thực chất ngƣời giám hộ là ngƣời đại
diện theo pháp luật cho ngƣời đƣợc giám hộ trong các mối quan hệ với Nhà nƣớc và trong
hầu hết các giao dịch dân sự, trừ một số giao dịch đơn giản, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết
yếu hàng ngày của ngƣời đƣợc giám hộ.
Ngoài ra, chế định giám hộ điều chỉnh các quan hệ với mục đích nhằm khắc phục
tình trạng không tƣơng đồng giữa sự bình đẳng về năng lực pháp luật với không bình
đẳng về năng lực hành vi dân sự của những ngƣời có năng lực hành vi một phần, những
ngƣời không có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi.
Khoản 1, Điều 58 Bộ luật Dân sự định nghĩa về giám hộ: “Giám hộ là việc cá nhân,
tổ chức (sau đây gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực
hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người giám hộ)”.
Một ngƣời có thể làm giám hộ cho nhiều ngƣời. Trái lại, một ngƣời chỉ có thể đƣợc
một ngƣời giám hộ, trừ trƣờng hợp ngƣời giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định
tại Khoản 2 Điều 61 và Khoản 3 Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2005.1
Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành thì giám hộ có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, giám hộ là một quan hệ pháp luật dân sự đƣơc xác lập giữa ngƣời
giám hộ và ngƣời đƣợc giám hộ theo đó ngƣời giám hộ sẽ đại diện cho ngƣời đƣợc
giám hộ trong các quan hệ với nhà nƣớc và hầu hết các giao dịch dân sự khác.
- Thứ hai, Chủ thể của quan hệ giám hộ bao gồm ngƣời giám hộ và ngƣời đƣợc
giám hộ. Trong đó ngƣời giám hộ có thể là cá nhân (thƣờng đƣợc xác định theo
quan hệ hôn nhân, huyết thống) hoặc tổ chức. Ngƣời đƣợc giám hộ là ngƣời chƣa

thành niên, không còn cha, mẹ, không xác định đƣợc cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất
năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị tòa án hạn chế quyền
của cha, mẹ, tuy còn cha, mẹ, nhƣng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc,…

1

Ở nhiều nƣớc, luật cho phép chỉ định nhiều ngƣời giám hộ cho một ngƣời. Ví dụ nhƣ ở Pháp: Bộ luật dân
sự Pháp Khoản 1 Điều 417.

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

4

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
- Thứ ba, mục đích của việc giám hộ là đảm bảo cho những ngƣời chƣa thành
niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự đƣợc chăm sóc, giáo dục, đƣợc bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp.
1.2. Phân loại giám hộ
1.2.1. Giám hộ đương nhiên
Pháp luật dân sự Việt Nam quy định chế định giám hộ đƣơng nhiên dựa trên quyền
nhân thân đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự và các nguyên tắc trong Luật hôn nhân và
gia đình. Thông qua các quy định về giám hộ đƣơng nhiên để bảo đảm ngƣời chƣa thành
niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự đƣợc hƣởng các quyền và nghĩa vụ dân sự của
mình thông qua ngƣời giám hộ đƣơng nhiên. Từ đó, cũng phát huy đƣợc sự đoàn kết giữa
các thành viên trong gia đình, truyền thống tốt đẹp của ngƣời Việt Nam, ý chí xây dựng
pháp luật của nhà nƣớc.
1.2.1.1. Khái niệm giám hộ đương nhiên

Bộ luật Dân sự năm 2005 phân biệt chế định giám hộ thành giám hộ đƣơng nhiên và
giám hộ cử. Giám hộ cử chỉ đƣợc tiến hành khi không có giám hộ đƣơng nhiên.
Giám hộ đƣơng nhiên là hình thức giám hộ do pháp luật quy định và mặc nhiên phát
sinh khi sự kiện pháp lý diễn ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc
giám hộ. Sự kiện pháp lý ở đây đƣợc hiểu nhƣ sau:
- Đối với ngƣời đƣợc giám hộ là ngƣời chƣa thành niên: một ngƣời (ngƣời
giám hộ đƣơng nhiên) sẽ mặc nhiên trở thành ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời
chƣa thành niên (ngƣời đƣợc giám hộ đƣơng nhiên) khi ngƣời đó có đủ các điều
kiện đƣợc quy định tại Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2005.
- Đối với ngƣời đƣợc giám hộ là ngƣời mất năng lực hành vi dân sự: ngoài việc
ngƣời giám hộ đƣơng nhiên phải có đầy đủ các điều kiện đƣợc quy định tại Điều 60
Bộ luật dân sự năm 2005 thì việc giám hộ đƣơng nhiên chỉ phát sinh khi một ngƣời
(ngƣời đƣợc giám hộ đƣơng nhiên) bị Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân
sự.
Quan hệ giám hộ này đƣợc xác định bằng các quy định về ngƣời giám hộ, ngƣời
đƣợc giám hộ, quyền và nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đối với ngƣời đƣợc giám hộ và tài
sản của họ. Ngƣời giám hộ đƣơng nhiên đối với ngƣời đƣợc giám hộ là những ngƣời gần
gũi nhất đối với ngƣời đƣợc giám hộ, đƣợc xác định tại Khoản 1 Điều 59 Bộ luật dân sự
năm 2005.

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

5

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
Ngƣời giám hộ đƣơng nhiên chỉ có thể là cá nhân. Trong trƣờng hợp ngoại lệ có hai
ngƣời giám hộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện giám hộ trong thực tế. Tuy

nhiên, do đặc thù của mối quan hệ giữa ông- bà, cha- mẹ cho nên về phƣơng diện pháp lý,
có thể nói đây không là hai ngƣời giám hộ.
Việc giám hộ đƣơng nhiên chỉ có giá trị một khi ngƣời giám hộ đồng ý nhận nhiệm
vụ giám hộ. Luật chỉ quy định điều kiện thủ tục đối với giám hộ cử. đối với giám hộ
đƣơng nhiên của ngƣời mất năng lực hành vi dân sự và ngƣời chƣa thành niên thì ngƣời
giám hộ nhất thiết là ngƣời thân và rất dễ dàng xác định theo thứ tự, ngƣời này không có
thì mới tới ngƣời kia và không thể có sự thay thế. Chẳng hạn, đối với vợ thì chồng là
ngƣời giám hộ; đối với ngƣời chƣa có vợ chồng thì cha, mẹ là ngƣời giám hộ. Bản chất
đƣợc thiết lập một khi các điều kiện nội dung có đủ, ngƣời giám hộ đƣơng nhiên không
cần có văn bản, vì vậy ngƣời giám hộ đƣơng nhiên cũng không phải đăng ký tƣ cách giám
hộ của mình.
1.2.1.2. Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời chƣa thành niên là giám hộ đƣợc pháp luật chỉ định
theo thứ tự ghi nhận tại Điều 61 Bộ luật Dân sự năm 20052. Ngƣời giám hộ đƣơng nhiên
của ngƣời chƣa thành niên phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật
dân sự năm 2005.
Điểm a, khoản 2 Điều 58 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định một trong các trƣờng
hợp sau ngƣời chƣa thành niên3 cần phải có ngƣời giám hộ, và đƣợc coi là ngƣời đƣợc
giám hộ:
- Ngƣời chƣa thành niên không còn cả cha lẫn mẹ, không xác định đƣợc cha,
mẹ;
- Ngƣời chƣa thành niên còn cha, mẹ nhƣng cha và mẹ đều mất năng lực hành
vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ;
- Ngƣời chƣa thành niên còn cha, mẹ nhƣng cha, mẹ không có điều kiện chăm
sóc, giáo dục ngƣời chƣa thành niên đó. Trong trƣờng hợp còn cha, mẹ nhƣng cha,
Thứ tự này đƣợc quy định tại khoản 1, khoản 2 Bộ luật dân sự năm 2005 nhƣ sau:
“…
1. Trong trƣờng hợp anh ruột, chị ruột không có thỏa thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là ngƣời
giám hộ của em chƣa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm ngƣời giám
hộ thì anh, chị tiếp theo làm ngƣời giám hộ.

2. Trong trƣờng hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh, chị ruột không có đủ điều kiện làm ngƣời
giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là ngƣời giám hộ; nếu không có ai trong số những
ngƣời thân thích này đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là ngƣời giám hộ.”
3
Ngƣời chƣa thành niên đƣợc xác định căn cứ vào Điều 18 Bộ luật dân sự năm 2005.
2

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

6

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục ngƣời chƣa thành niên, thì phải có yêu
cầu của cả cha và mẹ. Nếu chỉ một trong hai ngƣời (vợ hoặc chồng) yêu cầu hoặc cả
hai không yêu cầu có ngƣời giám hộ cho con chƣa thành niên, thì việc giám hộ
không đặt ra, bởi vì nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục con cái, đại diện cho con chƣa
thành niên trong các giao dịch dân sự trƣớc tiên thuộc về cả cha và mẹ, ngƣời đã
sinh ra ngƣời con chƣa thành niên đó. Nếu ngƣời chƣa thành niên không còn cha,
mẹ hoặc cha còn sống nhƣng không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con, thì ngƣời
mẹ phải thực hiện nghĩa vụ này, và ngƣợc lại. Một trong những ví dụ cả hai cha mẹ
đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục là họ phải thi hành án phạt tù dài hạn,
hoặc đi công tác nƣớc ngoài không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con chƣa thành
niên,…4
Cụ thể, căn cứ vào quy định tại Điều 61 Bộ luật dân sự năm 2005, thì việc giám hộ
đƣợc thực hiện theo cơ chế đƣơng nhiên, mang tính bắt buộc đối với những ngƣời thân
thích nhất của ngƣời chƣa thành niên. Nếu ngƣời chƣa thành niên có anh, chị đã thành
niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc giám

hộ (có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật dân sự 2005), thì anh, chị cả là ngƣời
giám hộ đƣơng nhiên; nếu anh, chị cả không đủ điều kiện để làm ngƣời giám hộ, thì anh,
chị tiếp theo là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên; nếu không có anh, chị hoặc anh, chị không có
đủ điều kiện thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là ngƣời giám hộ.
Không có ai trong số những ngƣời thân thích này có đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ
thì bác, chú, cậu, cô, dì là ngƣời giám hộ. Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại có đủ điều
kiện là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời chƣa thành niên khi cháu không còn cả cha
và mẹ hoặc còn cha mẹ nhƣng cha mẹ không đủ điều kiện và cháu không còn anh ruột,
chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ. Nếu những ngƣời
thân thích này không có điều kiện làm ngƣời giám hộ thì áp dụng chế định giám hộ cử
theo Điều 63 Bộ luật dân sự năm 2005.
Trong trƣờng hợp Tòa án ra quyết định hủy quyết định tuyên bố cha, mẹ bị mất năng
lực hành vi dân sự do không còn mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác dẫn tới
không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình, hủy quyết định tuyên bố bị hạn chế
năng lực hành vi do không còn nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá
tán tài sản, thì việc giám hộ chấm dứt. Cha, mẹ sẽ là ngƣời thực hiện quyền, nghĩa vụ của
mình đối với con chƣa thành niên.
Bộ tƣ pháp Viện khoa học pháp lý, Bình luận Khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2013.
4

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

7

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
1.2.1.3. Giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời mất năng lực hành vi dân sự đƣợc quy định tại
Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2005. Theo đó, ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời mất
năng lực hành vi dân sự đƣợc xác định gồm có 3 trƣờng hợp nhƣ sau:
-

Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ;
nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người
mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người
giám hộ thì con cả là người giám hộ, nếu người con cả không có đủ điều kiện

-

làm người giám hộ thì người con tiếp theo làm người giám hộ.
Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ,
chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người
giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Trường hợp thứ nhất, theo Khoản 1, Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2005 thì vợ hoặc
chồng mất năng lực hành vi dân sự thì ngƣời còn lại là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên cho
vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự đó nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều
60 Bộ luật dân sự năm 2005. Trong trƣờng hợp vợ hoặc chồng không có đủ các điều kiện
để làm ngƣời giám hộ đƣơng nhiên thì ngƣời thân thích cử một ngƣời trong số họ làm
giám hộ, nếu không có ai trong số ngƣời thân thích có đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ,
thì họ có thể cử ngƣời khác làm giám hộ. Khi ngƣời thân thích không cử đƣợc ngƣời giám
hộ, thì Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn có trách nhiệm cùng các tổ chức xã hội tại cơ
sở cử ngƣời giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ (Điều 63 Bộ luật
dân sự năm 2005).
Trường hợp thứ hai, giám hộ đƣơng nhiên theo khoản 2 Điều 62 Bộ luật dân sự năm
2005. Cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, hoặc một ngƣời bị mất năng lực hành

vi dân sự còn ngƣời kia không có đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ thì cũng đặt ra vấn đề
giám hộ đƣơng nhiên đối với họ. Trong trƣờng hợp này thì ngƣời con cả đã thành niên và
có đủ các điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2005 sẽ trở thành ngƣời
giám hộ đƣơng nhiên của cha và mẹ. Nếu ngƣời con cả không có đủ các điều kiện giám
hộ thì ngƣời con tiếp theo đã thành niên, không thuộc trƣờng hợp quy định tại Điều 22,
Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2005 và có đủ các điều kiện của ngƣời giám hộ phải là ngƣời
giám hộ đƣơng nhiên của cha và mẹ.

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

8

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
Trong luật dân sự Việt Nam con của cha và mẹ sẽ là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của
cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự, luật không có quy định phân biệt con đẻ hay con
nuôi, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc ngoài thời kỳ hôn nhân của cha và mẹ.
Trƣờng hợp không có ngƣời giám hộ đƣơng nhiên (cha, mẹ mất năng lực hành vi
dân sự không có con, hoặc có con nhƣng con đã chết), thì áp dụng việc giám hộ cử theo
Điều 63 Bộ luật dân sự năm 2005. Để tránh tình trạng này, Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 có quy định cụ thể nhƣ sau: “Cháu có đủ điều kiện
làm người giám hộ thì phải giám hộ cho ông bà nội, ông bà ngoại nếu ông bà không có
con phụng dưỡng” (Khoản 2 Điều 84). Quy định này dựa trên cơ sở Điều 47, Điều 49
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 về quyền và nghĩa vụ
của cháu đối với ông bà và giữa các thành viên trong gia đinh theo đó con cháu có nghĩa
vụ chăm sóc, phụng dƣỡng ông bà nội, ông bà ngoại. Quy định trên thể hiện đƣợc truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta, đó là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
Trường hợp thứ ba, giám hộ đƣơng nhiên theo Khoản 3 Điều 62 Bộ luật dân sự năm

2005. Quy định này đƣợc chia ra làm hai trƣờng hợp: việc giám hộ đƣơng nhiên cho
ngƣời đủ 18 tuổi nhƣng mất năng lực hành vi dân sự và chƣa có vợ, chồng, con hoặc có
vợ, chồng, con nhƣng đều không đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ đƣơng nhiên. Hai
trƣờng hợp này luật dân sự Việt Nam quy định phải có tuyên bố mất năng lực hành vi dân
sự của Tòa án đối với ngƣời đủ 18 tuổi kể trên và cha mẹ sẽ là ngƣời giám hộ đƣơng
nhiên cho họ.
Trƣớc đây, Bộ luật dân sự năm 1995 quy định ngƣời bị bệnh tâm thần hoặc mắc các
bệnh khác mà không nhận thức đƣợc hành vi của mình phải có ngƣời giám hộ mà không
cần có quyết định của Tòa án tuyên bố ngƣời đó mất năng lực hành vi dân sự. Bộ luật dân
sự năm 2005 hiện hành quy định chặt chẽ hơn, chỉ những ngƣời bị Tòa án tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự mới đƣợc coi là ngƣời đƣợc giám hộ (Điều 22 Bộ luật dân sự
năm 2005). Nhƣng ngƣời mất năng lực hành vi dân sự là ngƣời đƣợc giám hộ không phụ
thuộc vào độ tuổi, họ có thể là ngƣời đã thành niên.
Giao dịch dân sự do ngƣời mất năng lực hành vi dân sự xác lập và thực hiện sẽ
không có giá trị pháp lý, họ phải có ngƣời giám hộ đại diện để thực hiện các giao dịch
này. Vì vậy, việc quy định Tòa án ra quyết định một ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự
để căn cứ vào đó xác định ngƣời giám hộ cho họ là rất có ý nghĩa. Bởi trong thực tiễn, có
nhiều trƣờng hợp một ngƣời bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không
nhận thức và làm chủ đƣợc hành vi của mình đƣợc ngƣời thân thích của mình nuôi dƣỡng,
chăm sóc, giáo dục. Nhƣng những ngƣời thân thích của ngƣời bị mắc bệnh tâm thần hoặc
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

9

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
mắc các bệnh khác mà không nhận thức và làm chủ đƣợc hành vi của mình không yêu cầu
Tòa án ra quyết định họ bị mất năng lực hành vi dân sự. Điều đó có nghĩa về mặt pháp lý

thì những ngƣời này vẫn có năng lực hành vi dân sự nhƣng thực tế bản thân họ không thể
nhận thức và làm chủ đƣợc hành vi của mình. Vậy, nếu những ngƣời này tham gia xác lập
các giao dịch dân sự thì giao dịch của họ có bị coi là trái pháp luật và nếu có phát sinh
thiệt hại thì sẽ giải quyết nhƣ thế nào để bảo vệ quyền lợi của ngƣời có quyền. Pháp luật
cần có quy định cụ thể để hƣớng dẫn áp dụng quy định này.
1.2.2.

Giám hộ cử

Pháp luật dân sự Việt Nam quy định chế định giám hộ cử tại Điều 63 Bộ luật dân sự
năm 2005: “Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự
không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật
này thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách
nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ”. Luật không
có quy định gì về thể thức cử ngƣời giám hộ: có thể chỉ cần một trong những ngƣời thân
thích đề ra sáng kiến, ngƣời đƣợc cử theo sáng kiến đó đồng ý là đƣợc.
Việc cử ngƣời giám hộ đƣợc tiến hành trong hai trƣờng hợp sau:
-

Không có ngƣời giám hộ đƣơng nhiên theo quy định tại Điều 61 Bộ luật dân sự
năm 2005.
Không có ngƣời giám hộ đƣơng nhiên theo quy định tại Điều 62 Bộ luật dân sự
năm 2005.

Nếu không có ngƣời giám hộ đƣơng nhiên thì cá nhân có đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật có thể đƣợc cử để giám hộ cho ngƣời đƣợc giám hộ. Ngoài ra, khi không cử
đƣợc ngƣời giám hộ thì Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn nơi cƣ trú của ngƣời đƣợc
giám hộ có trách nhiệm đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ. Ngoài trƣờng hợp
ngƣời thân thích không cử đƣợc ngƣời giám hộ, còn có trƣờng hợp ngƣời cần đƣợc giám
hộ không có ngƣời thân thích, trƣờng hợp này cũng đƣợc tiến hành cử ngƣời giám hộ theo

quy định tại Điều 63 Bộ luật dân sự năm 2005. Theo đó, Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị
trấn nơi ngƣời đƣợc giám hộ cƣ trú có trách nhiệm giám sát việc thực hiên giám hộ.
Khác với quy định tại Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy
định rõ những ai đƣợc coi là ngƣời thân thích của ngƣời đƣợc giám hộ: “Người thân thích
của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không
có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà,
anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

10

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác, chú, cậu, cô, dì của người
được giám hộ” (Khoản 1 Điều 59 Bộ luật dân sự năm 2005). Những ngƣời thân thích của
ngƣời đƣợc giám hộ phải thực hiện việc giám hộ đƣơng nhiên cho ngƣời chƣa thành niên,
ngƣời mất năng lực hành vi dân sự (theo quy định tại khoản 2 Điều 58, Điều 61, Điều 62
Bộ luật dân sự năm 2005). Những ngƣời thân thích này nếu có điều kiện là ngƣời giám hộ
thì chỉ đƣợc thỏa thuận cử ra một ngƣời trong số họ là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của
ngƣời đƣợc giám hộ (trừ trƣờng hợp giám hộ đƣơng nhiên là cha mẹ, ông bà nội, ông bà
ngoại), chứ không thể cử ngƣời khác là ngƣời giám hộ nhƣ quy định tại Điều 72 Bộ luật
dân sự năm 1995.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 còn quy định
trƣờng hợp con riêng giám hộ cho bố dƣợng, mẹ kế theo Điều 63 Bộ luật dân sự năm
2005: “Trong trường hợp bố dượng, mẹ kế không có người giám hộ theo quy định tại
Điều 72 của Bộ luật dân sự thì con riêng đang sống chung với bố dượng, mẹ kế làm
người giám hộ, nếu có đủ điều kiện làm người giám hộ” (Điều 82 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010).

Việc cử ngƣời giám hộ phải đƣợc lập thành văn bản (theo quy định của Nghị định số
158/2005/NĐ-CP và Nghị định số 06/2012/NĐ-CP đƣợc gọi là Giấy cử giám hộ). Văn
bản cử ngƣời giám hộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
-

Lý do cử ngƣời giám hộ

-

Tình trạng tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ

-

Quyền, nghĩa vụ cụ thể của ngƣời giám hộ

Pháp luật dân sự quy định chế định giám hộ cử cho hai trƣờng hợp tại Điều 61 và
Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2005 là phù hợp và rất cần thiết. Những quy định này bảo
đảm cho ngƣời đƣợc giám hộ có ngƣời chăm sóc và bảo vê đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp
của họ. Tuy nhiên, việc cử ngƣời giám hộ phải tôn trọng ý chí của ngƣời đƣợc cử làm
ngƣời giám hộ, không nên bắt buộc một ngƣời phải là ngƣời giám hộ cho ngƣời khác khi
mà họ không muốn thực hiện công việc này.5 Vì vậy, Khoản 2 Điều 64 Bộ luật dân sự
năm 2005 có quy định: “Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử
làm người giám hộ”. Trong điều kiện giám hộ là một việc đƣợc thực hiện nhằm mục đích
bảo vệ lợi ích của ngƣời khác nên sự đồng ý, tự nguyện của ngƣời giám hộ là cần thiết
cho việc bảo đảm chất lƣợng và tạo thuận lợi cho việc giám hộ.
Theo TS.Nguyễn Ngọc Điện thì ngay cả trong trƣờng hợp giám hộ đƣơng nhiên, thì việc giám hộ chỉ có
giá trị một khi ngƣời giám hộ đồng ý nhận nhiệm vụ giám hộ. Xem Nguyễn Ngọc Điện, Chủ thể quan hệ
pháp luật dân sự, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010.
5


GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

11

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
1.3. Lịch sử các quy định pháp luật về giám hộ đƣơng nhiên từ năm 1986 cho đến
nay
1.3.1. Các quy định của pháp luật về giám hộ đương nhiên theo Luật hôn nhân và
gia đình năm 1986
Quan hệ giám hộ đƣơng nhiên đƣợc quy định đầu tiên trong Luật hôn nhân và gia
đình năm 1986 với thuật ngữ “đỡ đầu” (từ Điều 46 đến 51). Theo đó, việc đỡ đầu đƣợc
thực hiện trong trƣờng hợp cần bảo đảm việc chăm nom, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của
ngƣời chƣa thành niên mà cha mẹ đã chết, hoặc tuy cha mẹ còn sống nhƣng không có
điều kiện để làm những nhiệm vụ đó (Điều 46). Tuy nhiên, các quy định về vấn đề đỡ đầu
trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 còn giản đơn, không quy định cụ thể ai là
ngƣời thực hiện việc đỡ đầu, thủ tục cử ngƣời đỡ đầu, cũng nhƣ khi không cử đƣợc ngƣời
đỡ đầu thì cơ quan, tổ chức nào đứng ra thực hiện nhiệm vụ này trên thực tế việc thực
hiện các quy định này gặp nhiều khó khăn.
Đến khi Bộ luật dân sự năm 1995 đƣợc thông qua đã quy định khá đầy đủ về việc
chăm sóc và bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc giám hộ. Bộ luật dân sự đã
làm rõ khái niệm cũng nhƣ các đổi tƣợng đƣợc giám hộ, nghĩa vụ của ngƣời đƣợc giám
hộ và của ngƣời giám hộ.
Với chế định giám hộ trong Bộ luật dân sự, thì các quy định về chế định đỡ đầu
trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 không còn phù hợp và mâu thuẫn với các quy
định của Bộ luật dân sự. Ví dụ: điều kiện về độ tuổi của ngƣời giám hộ theo quy định của
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 là từ đủ 21 tuổi trở lên6, còn theo quy định của Bộ
luật dân sự năm 1995 là từ đủ 18 tuổi trở lên7. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 không

có khái niệm đỡ đầu. Việc đỡ đầu đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp cần bảo đảm việc
chăm nom, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của ngƣời chƣa thành niên mà cha, mẹ đã chết
hoặc tuy cha mẹ sống nhƣng không có điều kiện để thực hiện trách nhiệm đó (Điều 46
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986).
Nhƣ vậy, đối tƣợng đƣợc đỡ đầu (giám hộ đƣơng nhiên) trong Luật hôn nhân và gia
đình năm 1986 hẹp hơn quy định của Bộ luật dân sự năm 1995. Đồng thời các quyền và
nghĩa vụ của ngƣời giám hộ còn sơ sài, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của đời sống.
1.3.2. Các quy định của pháp luật về giám hộ đương nhiên theo Bộ luật Dân sự
năm 1995

6

7

Xem Điều 48, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.
Xem Khoản 1, Điều 69, Bộ luật dân sự năm 1995.

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

12

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
Để bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời chƣa thành niên và ngƣời bị bệnh tâm thần
hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình Bộ luật
dân sự năm 1995 có những quy định về giám hộ đƣơng nhiên. Cụ thể là các quy định tại:
Điều 69 về điều kiện của cá nhân làm ngƣời giám hộ; Điều 70 về ngƣời giám hộ đƣơng
nhiên của ngƣời chƣa thành niên; Điều 71 về ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời bị

bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi
của mình; Điều 75 về nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đối với ngƣời dƣới 15 tuổi;…).
Theo Bộ luật dân sự năm 1995 thì giám hộ là công việc nhằm chăm sóc, giáo dục,
bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc giám hộ. Thực chất ngƣời giám hộ là
ngƣời đại diện theo pháp luật cho ngƣời đƣợc giám hộ trong các mối quan hệ với Nhà
nƣớc và trong hầu hết các giao dịch, trừ một số giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu
của ngƣời đƣợc giám hộ. Bộ luật dân sự năm 1995 phân biệt chế định giám hộ thành giám
hộ đƣơng nhiên và giám hộ cử. Giám hộ cử đƣợc tiến hành trong trƣờng hợp không có
giám hộ đƣơng nhiên.
Chủ thể của quan hệ giám hộ đƣơng nhiên gồm ngƣời giám hộ và ngƣời đƣợc giám
hộ. Ngƣời đƣợc giám hộ đƣơng nhiên là ngƣời chƣa thành niên và ngƣời bị bệnh tâm thần
hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình. Ngƣời
giám hộ đƣơng nhiên có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Không phải bất kỳ ai cũng có thể trở
thành ngƣời giám hộ đƣơng nhiên. Để trở thành ngƣời giám hộ đƣơng nhiên, ca nhân phải
có đủ các điều kiện quy định tại Điều 69 Bộ luật dân sự năm 1995. Cụ thể:
“Người có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Đủ mười tám tuổi trở lên;
2. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
3. Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiên việc giám hộ.”
Trong Bộ luật dân sự năm 1995, vấn đề giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời chƣa thành
niên đƣợc quy định tại Điều 70 của bộ luật này:
- Trong trƣờng hợp anh, chị, em ruột không có thỏa thuận khác, thì anh cả hoặc
chị cả đã thành niên có đủ điều kiện phải là ngƣời giám hộ của em chƣa thành niên;
nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ, thì ngƣời tiếp theo
đã thành niên có đủ điều kiện phải là ngƣời giám hộ;
- Trong trƣờng hợp không có anh, chị, em ruột hoặc anh, chị, em ruột không có
đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ, thì ông, bà nội, ông, bà ngoại có đủ điều kiện phải
là ngƣời giám hộ.
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương


13

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
Quy định ở Khoản 1 Điều 70 có thể phân tích nhƣ sau:
- Thứ nhất là anh, chị, em ruột có thể chọn ra một ngƣời làm giám hộ cho em
chƣa thành niên.
- Thứ hai là việc giám hộ đƣơng nhiên mang tính bắt buộc đối với những ngƣời
thân thích nhất của ngƣời chƣa thành niên. Nếu anh, chị cả có đủ điều kiện làm
ngƣời giám hộ thì đƣơng nhiên anh, chị cả đó phải là ngƣời giám hộ cho em chƣa
thành niên của mình. Trƣờng hợp anh, chị cả không có đủ điều kiện thì anh, chị kế
tiếp có đủ điều kiện sẽ là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên cho em chƣa thành niên.
Nếu không có ai là ngƣời giám hộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 thì ông, bà
nội, ông, bà ngoại có đủ điều kiện là ngƣời giám hộ phải là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên
cho cháu chƣa thành niên (Khoản 2 Điều 70). Trong trƣờng hợp ông, bà nội, ông, bà
ngoại đều còn sống, thì họ phải thỏa thuận chọn ra một bên là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên
trên cơ sở cân nhắc điều kiện thực tế của mình.
Tƣơng tự, khái niệm giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời bị bệnh tâm thầm hoặc mắc
các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình cũng đƣợc hiểu
giống nhƣ khái niệm giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời chƣa thành niên. Chế định này đƣợc
quy định khá cụ thể tại Điều 71 Bộ luật dân sự năm 1995, cụ thể:
- Trong trƣờng hợp vợ bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình, thì chồng có đủ điều kiện phải là ngƣời
giám hộ; nếu chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình, thì vợ có đủ điều kiện phải là ngƣời giám hộ;
- Trong trƣờng hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, thì ngƣời con
cả đã thành niên có đủ điều kiện phải là ngƣời giám hộ, nếu ngƣời con cả không có
đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ, thì ngƣời con tiếp theo đã thành niên có đủ điều

kiện phải là ngƣời giám hộ.
- Trong trƣờng hợp ngƣời thành niên bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác
mà không thể nhạn thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình và chƣa có vợ, chồng, con
hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ, thì cha,
mẹ có đủ điều kiện phải là ngƣời giám hộ.”
Tiếp theo là những quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đƣơng nhiên
đối với ngƣời đƣợc giám hộ. Nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đối với ngƣời đƣợc giám hộ
trong từng trƣờng hợp khác nhau là khác nhau nhƣng đều với mục đích chung nhất là bảo
vệ quyền và lợi ích cho ngƣời đƣợc giám hộ. Căn cứ vào đó Bộ luật dân sự năm 1995 chia
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

14

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
ra thành: nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đối với ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi (Điều 75); nghĩa
vụ của ngƣời giám hộ đối với ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi
(Điều 76); nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đối với ngƣời bị mất bệnh tâm thần hoặc mắc các
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình (Điều 77). Cụ thể:
- Nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đối với ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi8: ngƣời giám
hộ có nghĩa vụ nuôi dƣỡng, chăm lo việc học tập và giáo dục để ngƣời chƣa thành
niên phát triển đầy đủ về thể chất, trí tuệ, đạo đức và trở thành công dân có ích cho
xã hội. Ngƣời giám hộ có nghĩa vụ đại diện cho ngƣời đƣợc giám hộ trong các giao
dịch dân sự vì lợi ích của ngƣời đó. Nếu ngƣời đƣợc giám hộ có tài sản riêng thì
ngƣời giám hộ phải quản lý tài sản đó nhƣ tài sản của chính mình. Khi quyền và lợi
ích của ngƣời đƣợc giám hộ bị xâm phạm thì ngƣời giám hộ có quyền thực hiện các
biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo vệ các quyền và lợi ích đó của ngƣời đƣợc
giám hộ.

- Nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đối với ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi đến dƣới
mƣời tám tuổi9: ngƣời giám hộ có nghĩa vụ quản lý tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ
và đại diện ngƣời đƣợc giám hộ xác lập các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, đối với
ngƣời đƣợc giám hộ đã tham gia lao động sản xuất và có thu nhập hợp pháp đủ để
thực hiện nghĩa vụ của mình thì ngƣời đƣợc giám hộ có thể tự mình xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự mà không cần có sự đồng ý của ngƣời giám hộ, trừ trƣờng hợp
pháp luật có quy định khác.
- Nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đối với ngƣời bị mất bệnh tâm thần hoặc mắc
các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình10: bảo đảm
Điều 75 Bộ luật dân sự năm 1995 về nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đối vói ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi
“Ngƣời giám hộ của ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
1. Chăm sóc, giáo dục ngƣời đƣợc giám hộ;
2. Đại diện cho ngƣời đƣợc giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy
định ngƣời dƣới mƣời lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
3. Quản lý tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ;
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc giám hộ.”
9
Điều 76 Bộ luật dân sự năm 1995 về nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đối với ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi đến
chƣa đủ mƣời tám tuổi
“Ngƣời giám hộ của ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
1. Quản lý tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ;
2. Đại diện cho ngƣời đƣợc giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy
định ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự;
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc giám hộ.”
10
Điều 78 Bộ luật dân sự năm 1995 về nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đối với ngƣời bị bệnh tâm thần hoặc
mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình
8


GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

15

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
việc điều trị bệnh của ngƣời đƣợc giám hộ là nghĩa vụ quan trọng của ngƣời giám
hộ. Bên cạnh đó, ngƣời giám hộ còn có nghĩa vụ đại diện xác lập các giao dịch dân
sự hợp pháp vì quyền và lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ, quản lý tài sản, bảo vệ
quyền và lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ.
Song song với các quy định về nghĩa vụ, thì Bộ luật dân sự năm 1995 cũng có các
quy định về quyền của ngƣời giám hộ đối với ngƣời đƣợc giám hộ (Điều 78 Bộ luật dân
sự năm 1995):
- Trƣờng hợp ngƣời đƣợc giám hộ có tài sản thì ngƣời giám hộ không những
có nghĩa vụ quản lý mà còn có quyền sử dụng tài sản đó vào mục đích chăm sóc, chi
cho những nhu cầu thiết yếu của ngƣời đƣợc giám hộ.
- Trong quá trình quản lý tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ, ngƣời giám hộ chỉ
đƣợc phép thanh toán từ tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ cho những việc cần thiết.
- Đại diện cho ngƣời đƣợc giám hộ xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự vì
quyền và lợi ích của ngƣời đƣợc giám hộ. Quyền và nghĩa vụ trong trƣờng hợp này
gắn liền với nhau.
Việc giám hộ không thể tồn tại vĩnh viễn, khi xuất hiện các căn cứ do pháp luật quy
định (Điều 80, Điều 82 Bộ luật dân sự năm 1995) thì việc giám hộ có thể đƣợc thay đôi,
chấm dứt
Ngƣời giám hộ đƣợc thay đổi trong các trƣờng hợp sau đây (Điều 80):
- Cá nhân là ngƣời giám hộ không có đủ điều kiện quy định tại Điều 69 của Bộ
luật này;
- Ngƣời giám hộ chết, bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất

năng lực hành vi dân sự;
- Có quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về việc ngƣời giám hộ đã
vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
- Ngƣời giám hộ đề nghị thay đổi và có ngƣời khác có đủ điều kiện nhận làm
giám hộ.
Việc giám hộ chấm dứt trong các trƣờng hợp sau đây (Điều 82):
“Ngƣời giám hộ của ngƣời bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
đƣợc hành vi của mình có các nghĩa vụ sau đây:
1. Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho ngƣời đƣợc giám hộ;
2. Đại diện cho ngƣời đƣợc giám hộ trong các giao dịch dân sự;
3. Quản lý tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ;
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc giám hộ.”

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

16

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
- Ngƣời đƣợc giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi
dân sự đối với ngƣời đƣợc giám hộ;
- Ngƣời đƣợc giám hộ chết;
- Cha, mẹ của ngƣời đƣợc giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện đƣợc
quyền, nghĩa vụ của mình.
1.3.3. Các quy định của pháp luật về giám hộ đương nhiên theeo Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời đã khắc phục đƣợc nhƣợc điểm thiếu

thống nhất trong các quy định pháp luật cùng điều chỉnh về vấn đề giám hộ, trong đó,
Luật đã quy định việc thống nhất áp dụng các quy định về giáo hộ trong Bộ luật dân sự
1995 và Luật hôn nhân và gia đình để tránh trùng lập, mâu thuẫn. Đồng thời quy định một
số vấn đề về giám hộ giữa các thành viên trong gia đình. Cụ thể:
Thứ nhất, điều 79 về áp dụng pháp luật về giám hộ trong quan hệ gia đình. Điều này
đã xác định phạm vi điều chỉnh của các quy định về giám hộ là trong quan hệ hôn nhân và
gia đình. Bộ luật dân sự điều chỉnh tất cả những vấn đề liên quan đến giám hộ nói chung,
không phân biệt mối quan hệ giữa ngƣời giám hộ và ngƣời đƣợc giám hộ.
Thứ hai, điều 80 quy định về cha mẹ giám hộ cho con. Quy định này đã làm rõ hơn
trách nhiệm của cha, mẹ khi cùng thực hiện việc giám hộ cho con đã thành niên bị mất
năng lực hành vi dấn sự, cha và mẹ đều phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngƣời
giám hộ đối với con. Quyền và nghĩa vụ này dà đƣợc quy định tại điều 77, 78 Bộ luật dân
sự năm 1995.
Thứ ba, điều 81 quy định về cha mẹ cử ngƣời giám hộ cho con. Pháp luật không đặt
ra vấn đề giám hộ cho con chƣa thành niên còn cha, mẹ và cha, mẹ đủ điều kiện chăm
sóc, giáo dục vì đây là nghĩa vụ đƣơng nhiên thuộc bản chất của quan hệ giữa cha, mẹ và
con. Nghĩa vụ của cha, mẹ là yêu thƣơng, trông nom, nuôi dƣỡng, chăm sóc, và bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của con. Cha mẹ khi không có đủ điều kiện cần thiết để thực
hiện việc giám hộ có thể cử ngƣời giám hộ cho con chƣa thành niên, con đã thành niên bị
mất năng lực hành vi dân sự theo thủ tục quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 1995.
Thứ tƣ, điều 82 quy định về con riêng giám hộ cho bố dƣợng, mẹ kế. Đây là một quy
định mới chƣa đƣợc Bộ luật dân sự năm 1995 quy định cụ thể. Xuất phát từ quan hệ nuôi
dƣỡng, bố dƣợng, mẹ kế và con riêng chung sống chung trong gia đình cũng có những
tình cảm nhất định. Bố dƣợng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dƣỡng, chăm
sóc con riêng cùng sống chung với mình. Con riêng có nghĩa vụ và quyền nuôi dƣỡng,
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

17

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh



Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
chăm sóc bố dƣợng, mẹ kế cùng sống chung với mình (Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000).
Thứ năm, điều 83 quy định về giám hộ giữa anh, chị em. Đây cũng là quy định mới
của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 chỉ quy
định “ nghĩa vụ đùm bọc lẫn nhau của anh, chị, em trong trƣờng hợp không còn cha mẹ”
(Điều 27). Quy định của Luật năm 1986 còn mang tính nguyên tắc chung, chƣa thể hiện
trách nhiệm pháp lý của anh, chị, em đối với nhau trong một số trƣờng hợp họ cần đƣợc
giám hộ. Điều 83, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định về giám hộ giữa anh,
chị, em trong gia đình. Theo đó, nếu anh, chị, em ruột cần đƣợc giám hộ thì anh, chị em
đã thành niên có năng lực hành vi dân sự thỏa thuận cử một ngƣời trong số họ có đủ điều
kiện làm ngƣời giám hộ.
Thứ sáu, Điều 84 quy định về giám hộ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu. Trong
trƣờng hợp cháu cần đƣợc giám hộ mà ông bà nội, ông bà ngoại có đủ điều kiện làm
ngƣời giám hộ thì những ngƣời này thỏa thuận cử một bên làm ngƣời giám hộ. Ngƣợc lại,
cháu có đủ điều kiện làm ngƣời giám hộ thì phải giám hộ cho ông bà nội, ông bà ngoại,
nếu ông bà không có con phụng dƣỡng.
1.3.4. Các quy định của pháp luật về giám hộ đương nhiên theo Bộ luật Dân sự
năm 2005
Tƣơng tự Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 cũng có các quy định
về chế định giám hộ đƣơng nhiên nhăm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời chƣa
thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự. Bên cạnh đó, để khắc phục những hạn chế
của Bộ luật dân sự năm 1995, chế định giám hộ đƣơng nhiên trong Bộ luật dân sự năm
2005 đã có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện xã hội, bối cảnh của đất
nƣớc.
Thứ nhất là quy định về điều kiện của cá nhân làm người giám hộ. Điều 69 Bộ luật
dân sự năm 1995 có ba khoản quy định về điều kiện của cá nhân làm ngƣời giám hộ. Tuy
nhiên, khoản 2 quy định về điều kiện cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đã

bao hàm điều kiện tại khoản 1: cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên. Do đó, ngoài hai điều kiện
của ngƣời giám hộ đã đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm
2005 có quy định thêm một điều kiện về nhân thân của ngƣời giám hộ: “Có tư cách đạo
đưc tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án
nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác” (Khoản 2, Điều 60 Bộ luật dân sự năm
2005).
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

18

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
Thứ hai là quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên (Điều
61). Các quy định về ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời chƣa thành niên ở Bộ luật
dân sự năm 2005 nhìn chung tƣơng tự nhƣ quy định tại Bộ luật dân sự năm 1995. Tuy
nhiên, tại Khoản 2 Điều 61 Bộ luật dân sự năm 2005 còn quy định bổ sung trong trƣờng
hợp không có anh, chị ruột, hoặc có anh, chị ruột nhƣng anh, chị ruột không đủ điều kiện
là ngƣời giám hộ cho em chƣa thành niên, ông bà nôi, ông bà ngoại đều đã mất hoặc ông
bà nội, ông bà ngoại còn sống nhƣng đã quá già yếu, không đủ điều kiện là ngƣời giám hộ
cho cháu chƣa thành niên, thì những ngƣời thân thích là bác, chú, cậu, cô, dì sẽ là ngƣời
giám hộ cho cháu chƣa thành niên.
Thứ ba là quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi
dân sự (Điều 62). Chế định này đã từng đƣợc quy định tại Điều 71 Bộ luật dân sự năm
1995 nhƣng với quy định là ngƣời giám hộ đƣơng nhiên của ngƣời bị bệnh tâm thần hoặc
mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình. Bởi lẽ trƣớc
đây, Bộ luật dân sự năm 1995 quy định một ngƣời bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh
khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình không cần phải có quyết

định của Tòa án tuyên bố rằng ngƣời đó mất năng lực hành vi dân sự nhƣng vẫn phải có
ngƣời giám hộ đƣơng nhiên cho họ. Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định chặt chẽ hơn,
chỉ những ngƣời bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự mới đƣợc coi là ngƣời
đƣợc giám hộ.
Thứ tư là quy định về quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đương nhiên (Điều 65,
Điều 66, Điều 67). Các quy định về nghĩa vụ của ngƣời giám hộ đƣơng nhiên đối với
ngƣời đƣợc giám hộ trong Bộ luật dân sự năm 2005 tƣơng tự nhƣ Bộ luật dân sự năm
1995. Các nghĩa vụ của ngƣời giám hộ tùy từng trƣờng hợp khác nhau là khác nhau,
nhƣng đều cùng chung một mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc
giám hộ, đại diện cho họ xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, quản lý tài sản của họ.
Quyền của ngƣời giám hộ đƣợc quy định tại Điều 68 Bộ luật dân sự: ngƣời giám hộ có
quyền sử dụng tài sản, định đoạt tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ cho những hoạt động cần
thiết thƣờng ngày của ngƣời đƣợc giám hộ, đƣợc thanh toán các chi phí cần thiết cho việc
quản lý tài sản; dùng tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ để bồi thƣờng thiệt hại do các hành
vi của ngƣời đƣợc giám hộ gây ra
Thứ năm là quy định về thay đổi người giám hộ. Chế định này đƣợc quy định tại
Điều 70 Bộ luật dân sự năm 2005, trong đó các trƣờng hợp đƣợc thay đổi ngƣời giám hộ
đƣợc quy định giống nhƣ Bộ luật dân sự năm 1995. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt
giữa hai Bộ luật này. Đó là: trƣớc đây, Bộ luật dân sự năm 1995 quy định việc thay đổi
GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

19

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


Giám hộ đương nhiên theo Luật dân sự Việt Nam
ngƣời giám hộ khi ngƣời giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ trên cơ sở
quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Trong khi đó Bộ luật dân sự năm 2005
chỉ quy định ngƣời giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ là căn cứ để thay đổi ngƣời

giám hộ.
Thứ sáu là quy định về chấm dứt giám hộ. Các trƣờng hợp chấm dứt việc giám hộ
đƣợc quy định tại Điều 72 Bộ luật dân sự năm 2005. Tƣơng tự nhƣ quy định của Bộ luật
dân sự năm 1995, việc giám hộ sẽ chấm dứt trong các trƣờng hợp sau: ngƣời đƣợc giám
hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; ngƣời đƣợc giám hộ chết; cha, mẹ của ngƣời
đƣợc giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; ngƣời đƣợc
giám hộ đƣợc nhận làm con nuôi. Hậu quả của việc chấm dứt giám hộ đƣợc xác định theo
Điều 73, Bộ luật dân sự năm 2005.
1.3.5. Các quy định về giám hộ đương nhiên theo Luật hôn nhân và gia đình năm
2014
Kế thừa, phát huy những quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và năm
2000, Luât hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời. Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung các quy
định cũ, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có những quy định mới về chế định
giám hộ đƣơng nhiên giữa các thành viên trong gia đình. Cụ thể là những chế định liên
quan đến thay đổi ngƣời giám hộ đƣơng nhiên khi vợ, chồng ly hôn; bổ sung chế định
giám hộ giữa chú, bác, cậu, cô, dì với cháu, giữa con rể, con dâu với cha mẹ vợ, cha mẹ
chồng.
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn đƣợc quy định tại Điều 50 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 và điều này đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 85 Luật 2000. Theo đó,
bổ sung quy định mới sau: “Cha, mẹ, ngƣời thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải
quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không
thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình
do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh
thần của họ”.
Về quyền và nghĩa vụ của con đƣợc quy định tại Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 và điều này đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 35 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000. Theo đó, bổ sung những nội dung sau: đƣợc cha mẹ thƣơng yêu, tôn
trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của
pháp luật; đƣợc học tập và giáo dục; đƣợc phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo
đức. Con chƣa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phương

20

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh


×