Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xử lý tình huống sư phạm lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.72 KB, 4 trang )

Lê Văn Dõng
Trường Tiểu học An Bình A3-TX Hồng Ngự, Đồng Tháp

BÀI VIẾT DỰ THI CUỘC THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
NĂM HỌC 2015-2016
Tình huống: Tôi giáo viên chủ nhiệm lớp 5A, trong lớp tôi có một học sinh lười
học. Khi đến gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em Tâm, một học
sinh lười học và thiếu ý thức kỷ luật, nhưng gia đình em lại nói: “Nếu thầy cô
không dạy được nó thì để tôi cho nó nghỉ học luôn cũng được”. Nhưng khi tôi
cố gắng giải thích thì gia đình lại nói rằng: “Việc cho đi học nữa hay không là
quyền của gia đình tôi, không cần nhà trường can thiệp”. Bạn phải xử lý thế
nào khi gia đình ấy lại không thể hiện được sự hợp tác với giáo viên nói riêng và
nhà trường nói chung?Tôi thì giải quyết tình huống này như sau:
Giải quyết tình huống:
Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là
một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết. Trong trường hợp này học sinh Tâm
vừa học kém lại thiếu ý thức kỷ luật, có thể một số biện pháp nhằm cải thiện tình
hình của em ấy ở trường đã không có hiệu quả, việc tìm đến sự giúp đỡ của phụ
huynh là việc làm cấp bách.
Nhưng vấn đề là ở chỗ, không phải bất kỳ phụ huynh học sinh nào cũng hiểu
được vai trò của mình trong việc phối hợp cùng nhà trường để giáo dục con cái.
Nhiều người thường có quan niệm rằng, đã gửi con em họ đến trường, phải đóng
tiền là nhà trường và các thầy cô giáo phải có trách nhiệm hoàn toàn trong việc dạy
dỗ chúng mà không cần mình phải quan tâm nữa. Dẫn đến tình trạng phụ huynh
không thể nắm bắt được tình hình học tập, rèn luyện ở trường, ở lớp của con mình.
Đó là một cách nghĩ hết sức sai lầm nhưng không phải là trường hợp hiếm trong xã
hội ngày nay. Cuộc sống trở nên hiện đại bấy nhiêu thì cuộc mưu sinh cũng trở nên
vất vả, và rất nhiều trường hợp gia đình đã cho con mình nghỉ học để lau vào kiếp
mưu sinh thế. Trong tình huống này tôi phải đối mặt với cách suy nghĩ đó.
Nếu là bạn vậy bạn có thể bỏ qua? Bạn là một giáo viên có trách nhiệm, lo
lắng cho tương lai của học sinh và tìm mọi cách để giúp em tiến bộ nên đã tìm đến


tận nhà để nói chuyện với gia đình tìm cách giúp đỡ em. Nhưng sự nhiệt tình, tinh
thần trách nhiệm của bạn đã bị “dội một gáo nước lạnh” khi gặp câu nói có vẻ phó
mặc từ phía gia đình. Bạn sẽ tự ái, cảm thấy bị xúc phạm? Điều đó hoàn toàn có
thể hiểu được. Trong khi vấn đề học hành của con cái rất quan trọng vậy mà gia
đình lại nói ra những lời xem như bản thân mình không có trách nhiệm gì với con
của họ. Nhưng bạn không thể vì tự ái mà “đầu hàng” dễ dàng như thế. Bạn không
phải chỉ đến để “thông báo” về khuyết điểm của em học sinh và sau đó để gia đình


Lê Văn Dõng
Trường Tiểu học An Bình A3-TX Hồng Ngự, Đồng Tháp

tự “tìm cách lo liệu”, cho nghỉ hay đi học tiếp tùy gia đình quyết định, thì sự có
mặt của bạn liệu có ý nghĩa gì? Việc đến nhà chỉ để thông báo thế thôi vậy xem
như mình cũng không có trách nhiệm trong việc dạy dỗ học sinh và không xứng
đáng để đứng trên bục giảng nữa.
Trước thái độ phản ứng của phụ huynh, là một giáo viên có trách nhiệm,
thương yêu học sinh và ý thức được hậu quả của việc nghỉ học sớm nên tôi thẳng
thắn đề nghị gia đình phải tiếp tục cho con đi học, vì tương lai của con, vì gia đình
và vì xã hội. Đó là việc nên làm. Nhưng tôi sẽ “ăn nói” ra sao nếu vị phụ huynh đó
phản ứng lại: “Việc cho đi học nữa hay không là quyền của gia đình tôi, không cần
nhà trường can thiệp”. Vâng! Đó là điều hiển nhiên không cần bàn cãi. Trước thái
độ có vẻ “bất cần” ấy rất dễ đẩy tôi vào tình thế không còn gì để nói. Với bất kỳ ai
cũng vậy, khi gia đình đã không muốn hợp tác và xem chuyện học hành của còn
cái không quan trọng thì chắc chắn lúc này tôi sẽ không còn hứng thú gì để tiếp tục
thể hiện trách nhiệm của mình nữa vì nó không được gia đình đón nhận.
Tốt nhất là để tránh đẩy mình vào tình thế khó xử đó, trước hết tôi cần tự
kiềm chế sự tự ái của mình, cố gắng tìm cách để giải thích cho gia đình hiểu mục
đích của việc gặp gỡ phụ huynh không phải là để “thông báo” mà là cùng nhau
phối hợp giữa gia đình và nhà trường để tìm cách giúp đỡ học sinh tiến bộ. Biết

rằng phải nén lòng chấp nhận thái độ không tôn trọng từ phía gia đình là việc
không đơn giản và không phải giáo viên nào cũng chấp nhận. Nhưng vì tình
thương yêu, trách nhiệm với học trò, nghĩ đến tương lai của học trò, đôi khi các
thầy cô cũng phải chịu thiệt thòi. Với thái độ bình tĩnh, lựa chọn câu nói nhã nhặn,
phù hợp, giọng nói nhẹ nhàng, tôi nhấn mạnh cho phụ huynh hiểu bạn đến đây
không phải là để “trao trả” cho gia đình một học sinh “không thể dạy dỗ được”, tức
là chối bỏ trách nhiệm của nhà trường, mà là để cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất
để giáo dục học sinh. Trong cách nói của tôi phải thể hiện nhà trường luôn luôn đề
cao vai trò của gia đình trong việc giúp các thầy cô giáo hoàn thành trách nhiệm
giáo dục của mình. Ở đây trong câu nói của vị phụ huynh đã thể hiện một suy nghĩ
hết sức sai lầm: phó mặc việc dạy dỗ con em mình hoàn toàn cho nhà trường, và
như vậy nhà trường, mà đại diện là các thầy cô phải có trách nhiệm dạy dỗ chúng
nên người, và khi giáo viên đã phải tìm đến gia đình là thể hiện các thầy cô đã “bất
lực” trong việc dạy bảo học sinh. Cách suy nghĩ phiến diện này cần phải “chấn
chỉnh” ngay. Nhưng tuyệt đối không nên nóng vội, gay gắt mà thật sự bình tĩnh,
kiên trì, tôi giải thích cho phụ huynh đó hiểu đúng vai trò của nhà trường và gia
đình trong việc giáo dục học sinh, nhân rộng ra đó là mối quan hệ giữa gia đình,
nhà trường và xã hội là ba nhân tố rất quan trọng để hình thành một học sinh chuẩn
mực. Điều này tôi cần phải giải thích rõ ràng để gia đình hiểu và bỏ đi cái suy nghĩ


Lê Văn Dõng
Trường Tiểu học An Bình A3-TX Hồng Ngự, Đồng Tháp

lệch lạc ấy. Cụ thể tôi sẽ giải thích rằng: Có 3 nhân tố chính trong việc giáo dục
đạo đức học sinh đó là: gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi nhân tố đều mang 1 vai
trò riêng nhất định. Nếu như gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc
gia và là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để
tránh những nhận thức lệch lạc từ phía học sinh thì nhà trường là môi trường giáo
dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về kiến thức mà còn phải truyền tải cho

học sinh những giá trị chuẩn mực của xã hội để các em trở thành những con người
trí thức thật sự có đời sống tinh thần phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình.
Không những thế mà xã hội là môi trường thực tế, giúp học sinh hoàn thiện một số
kĩ năng cuộc sống, chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ và hành động của học
sinh. Vì vậy, sự phối hợp của 3 nhân tố trên là việc làm hết sức cần thiết để nâng
cao chất lượng giáo dục nhân cách ở học sinh. Giống như chiếc kiềng 3 chân, đơn
giản, vững chắc và không thể thiếu bất kì chân nào.
Sau khi đã giải thích cho phụ huynh hiểu vai trò của họ trong việc phối hợp
cùng với nhà trường để tạo điều kiện giúp học sinh tiến bộ, tôi sẽ trao đổi thẳng
thắn về nguyên nhân những khuyết điểm của em và đề xuất giải pháp. Trong khi
trao đổi, tôi chỉ rõ đâu là nguyên nhân khách quan thuộc về trách nhiệm của gia
đình và nhà trường, đâu là nguyên nhân chủ quan thuộc về cá tính và đạo đức của
học sinh. Song song đó, mình cần phải giải thích rõ hậu quả của việc nếu gia đình
cho con bỏ học vì sinh nhai hay vì bất kì lý do gì đi nữa cũng không nên. Tuy rằng
học vấn không phải là con đường duy nhất nhưng nó là một trong những con
đường dẫn đến thành công một cách an toàn và chắc chắn nhất. Tương lai, sự thành
công của học sinh thì gia đình và nhà trường ảnh hưởng rất lớn. Tôi cũng nên
thẳng thắn nhận khuyết điểm nếu như chưa thực sự làm tròn trách nhiệm của mình,
và tìm cách khắc phục, có như thế mới khiến gia đình tin tưởng. Chắc chắn bằng
thái độ đúng mực, tinh thần trách nhiệm cao và tình thương yêu học trò, tôi sẽ
thuyết phục được gia đình trong việc phối hợp cùng nhà trường dạy dỗ học sinh
nên người.
Đúng vậy, sau quá trình trao đổi thẳng thắn nhưng khôn khéo, bỏ qua sự tự
ái của bản thân và bất cần của gia đình, vì tình thương, tương lai của học sinh nên
tôi đã giải thích cho gia đình hiểu được đâu là con đường tốt nhất cho con mình, và
quan trọng hơn đó là tôi đã thay đổi được suy nghĩ của người khác theo một hướng
tích cực hơn. Có thế sau này những thế hệ tiếp theo nữa sẽ không có theo những
suy nghĩ lệch lạc, đánh mất đi cả tương lai của con trẻ.
Việc thay đổi nhân cách của trẻ là một việc làm lâu dài, nhưng để thành
công thì yếu tố gia đình và nhà trường phải luôn gắn chặt, hỗ trợ lẫn nhau. Hơn ai



Lê Văn Dõng
Trường Tiểu học An Bình A3-TX Hồng Ngự, Đồng Tháp

hết, cha mẹ, thầy cô là những người gần gũi với con cái, học sinh nên hiểu và nắm
rõ các em để định hướng đúng và toàn diện nhất về tương lai của các em. Trong
tình huống trên, em Tâm là một học sinh đặc biệt vì em lười học và thiếu ý thức kỉ
luật vì thế là một giáo viên chủ nhiệm của em mình cần phải quan tâm đến em ấy
hơn. Có thể tiếp xúc và nói chuyện với em ấy nhiều hơn để hiểu nguyên nhân tại
sao em lại thế. Trên lớp giáo viên có thể tạo ra nhiều trò chơi xen kẽ giữa các giờ
học và hỗ trợ em ấy để em thấy được mình luôn được quan tâm và cần phải phấn
đấu. Thế mới là then chốt thành công của giáo dục. Tác động của gai đình, nhà
trường, xã hội sẽ tạo nên những nhân cách khác nhau. Ngành giáo dục chúng ta
đang gánh vác vai trò lớn mà xã hội gửi gắm đó là đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Vì vậy mỗi nhà trường cần xây dựng môi trường giáo dục tốt, cần kết hợp
yếu tố - rộng lớn là xã hội và nhà trường, nhỏ là gia đình và lớp học - để học sinh
được học tập và rèn luyện trở thành những công dân có đức, có tài.



×