Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm hán sở tranh hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.34 KB, 90 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
MSSV: 6116142

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG
TÁC PHẨM HÁN SỞ TRANH HÙNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ văn

Cán bộ hƣớng dẫn: TẠ ĐỨC TÚ

Cần Thơ, 2014


ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT
Đề tài: GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM
HÁN SỞ TRANH HÙNG
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội Trung Quốc những năm 221 TCN – 206 TCN


1.2. Khái niệm về tiểu thuyết, quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết cổ
điển Trung Quốc
1.2.1. Khái niệm về tiểu thuyết
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
1.3. Tác phẩm
1.3.1. Tóm tắt tác phẩm Hán Sở tranh hùng
1.3.2. Giá trị của tác phẩm Hán Sở tranh hùng
CHƢƠNG 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRONG HÁN SỞ TRANH HÙNG
2.1. Hiện thực xã hội trong Hán Sở tranh hùng
2.1.1. Tranh giành quyền lực
2.1.2. Nỗi thống khổ của nhân dân
2.2. Hình tƣợng ngƣời anh hùng
2.2.1. Tài năng, mưu trí
2.2.2. Khí phách anh hùng thời đại
2.3. Lí giải sự thành công, thất bại của Lƣu Bang và Hạng Vũ
CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG HÁN SỞ TRANH HÙNG
3.1. Xây dựng kết cấu và cốt truyện
3.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật
3.3. Nghệ thuật kể, dẫn chuyện


KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
NHÂN XÉT CỦA CBHD – CBPB


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trung Quốc là một đất nƣớc rộng lớn, một quốc gia có lịch sử sớm nhất của

văn minh nhân loại. Lịch sử Trung quốc rất sôi động, cực kì phong phú và phức tạp,
nó xứng đáng tiêu biểu cho lịch sử phƣơng Đông. Trung Quốc họ có truyền thống
ghi chép lịch sử khá sớm với ý thức rõ ràng. Vì thế, ngày nay con ngƣời có thể hiểu
rõ hơn về lịch sử hàng ngàn năm của họ.
Không chỉ là một quốc gia có lịch sử hình thành sớm mà Trung Quốc còn là
một quốc gia có nền văn hóa lâu đời. Văn hóa Trung Quốc chứa đựng một nền văn
học lớn. Văn học Trung Quốc gắn liền với lịch sử, đất nƣớc và dân tộc Trung Hoa.
Nền văn học đa dạng, phong phú với nhiều thể loại, trong đó có thể loại tiểu thuyết
chƣơng hồi. Đây là một thể loại thu hút rất nhiều độc giả. Với nhiều tác phẩm kinh
điển nổi tiếng nhƣ: Sử ký, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Hồng lâu mộng,…
Hán Sở tranh hùng là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng, tác phẩm tái
hiện lại một thời đại lịch sử hào hùng của dân tộc Trung Quốc. Với các cuộc chiến
lớn, vì mục tiêu thống nhất Trung Quốc, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Tác phẩm đã phát họa lại những con ngƣời tài trí, có trách nhiệm, biết ứng xử và nổi
bật nhất đó là hình tƣợng về ngƣời anh hùng. Ngƣời anh hùng có sức mạnh siêu
nhiên, xông ra chiến trận với một lí tƣởng lớn. Ngoài sức mạnh, tác phẩm còn đề
cao con ngƣời tài trí. Con ngƣời hơn nhau ở sự khôn khéo, biết chinh phục lòng
ngƣời và biết tận dụng các cơ hội. Ngƣời chiến thắng cuối cùng phải là ngƣời hội đủ
các yếu tố trí, dũng.
Tác phẩm đã thu hút đƣợc nhiều độc giả quan tâm đến lịch sử, văn hóa Trung
Quốc. Bên cạch sự quan tâm về mặt nội dung thì tác phẩm đã thu hút độc giả bởi
cách kể chuyện hết sức đặc sắc. Ngƣời đọc nhƣ bị cuốn vào những trận chiến nảy
lửa, với những tình tiết li kì và đầy bất ngờ.
Chúng tôi chọn đề tài Giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Hán Sở
tranh hùng làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình bởi vì: Chúng tôi thật sự bị
cuốn hút và tò mò về lịch sử cũng nhƣ văn hóa Trung Quốc. Một đất nƣớc có nền
văn học đồ sộ và lâu đời. Hơn nữa, chúng tôi muốn hiểu thêm truyền thống về
ngƣời anh hùng, cùng với lịch sử dựng nƣớc của Trung Quốc thông qua tác phẩm.

1



Hán và Sở giao tranh là một mốc sự kiện lớn, đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ghi
chép và tái hiện lại. Nhƣng việc tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Hán Sở tranh hùng thì hầu nhƣ chƣa đƣợc nhiều nhà nghiên cứu khai thác. Vì thế,
chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm và
những giá trị mà nó để lại.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hán Sở tranh hùng là một quyển tiểu thuyết tiêu biểu cho tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc. Tác phẩm do dịch giả Mộng Bình Sơn dịch lại với 48 hồi, ghi lại một
thời đại bắt đầu từ khi nhà Tần thâu tóm thiên hạ, cho đến khi nhà Hán thống nhất
đất nƣớc Trung Quốc.
Tác phẩm đã phục dựng lại quá trình tiêu diệt nhà Tần của các anh hùng thảo
dã trong thiên hạ, mà công lớn đầu tiên là của Hạng Vũ. Sau khi diệt đƣợc nhà Tần,
Hạng Vũ xƣng vƣơng. Do Hạng Vũ bản tính nóng nảy dùng bạo lực để cai trị binh
tƣớng và nhân dân nên không đƣợc lòng ngƣời. Vì thế, Lƣu Bang đã dựa vào tinh
thần nhân nghĩa, dấy binh chống đối lại Hạng Vũ. Cuộc chiến Hán - Sở nổ ra. Cuối
cùng Lƣu Bang giành thắng lợi, xây dựng nhà Tây Hán kéo dài bốn thế kỉ. Cho nên,
tác phẩm còn có tên gọi khác là Tây Hán Chí.
Những nhân vật trong Hán Sở tranh hùng cùng với cuộc đời và sự nghiệp
của họ, đƣợc ghi lại rất nhiều trong sách sử của nhân dân Trung Hoa. Trong quyển
Sử ký của nhà viết sử Tƣ Mã Thiên, nhà xuât bản Văn học năm 1999, Tác giả đã ghi
chép trọn vẹn lịch sử phƣơng Đông gần 3000 năm. Ở đó, có đầy đủ các nhân vật
huyền thoại, cổ tích nhƣ Hoàng đế đến chân dung của các vua đƣơng thời nhƣ Hán
Vũ đế, bao gồm gần nhƣ toàn bộ hoàn cảnh thời đại lịch sử, xã hội Trung Hoa. Tác
Phẩm gồm 130 thiên, 52 vạn chữ, chia làm 5 phần: Bản kỷ, Biểu, Thơ, Thế gia,
Luật truyện.
Sử ký là bộ sử lớn nhất Trung Quốc thời cổ đại đƣợc Tƣ Mã Thiên biên soạn
rất cẩn thận, trung thực. Tƣ Mã Thiên đã tạo dựng nhân vật rất sống động, rõ nét.

Mỗi nhân vật đều là nhân vật điển hình tiêu biểu cho một loại ngƣời, tính cách…Sử
ký đƣợc Tƣ Mã Thiên viết bằng lối văn viết sử, với khối lƣợng sự kiện và nhân vật
phong phú, đồ sộ. Ở các bản kỉ nhƣ: Tần Thủy Hoàng bản kỷ, Hạng Vũ bản kỷ, Cao
Tổ bản kỷ,…cung cấp cho ngƣời đọc có cái nhìn khái quát về thời đại, để có những

2


nhận định sâu vào từng sự kiện và nhân vật. Sử Ký miêu tả các cuộc chiến từ nhà
Tần, Hán và Sở,…Mặc dù, ở các bản kỷ đều có các nhân vật và sự kiện tƣơng đối
giống nhau ở một thời kì nhƣng các diễn biến lịch sử xảy ra đã đƣợc Tƣ Mã Thiên
miêu tả một cách rất cụ thể mà không hề bị trùng lặp, nhàm chán.
Trong quyển Tây Sở Bá Vương Hạng Võ của Thƣờng Vạn Sinh do Phong
Đảo dịch, nhà xuất bản Lao động năm 2005, tác giả đã kể lại cuộc đời của Hạng Võ
qua 17 chƣơng. Từ khi cất tiếng khóc chào đời, cho đến khi phải tự mình kết thúc
cuộc đời mình tại bến Ô Giang. Hạng Võ là một ngƣời anh hùng có sức mạnh phi
thƣờng, vƣợt qua biết bao nhiêu cuộc chiến, với những chiến công vang dội. Bắt
đầu khởi nghiệp họ Hạng tiêu diệt nhà Tần, dựng lại đất nƣớc, nhƣng cuối cùng nhà
Hán nổi dậy, tiêu diệt Sở Bá vƣơng. Hạng Võ trong Tây Sở Bá Vương Hạng Võ là
một con ngƣời có sức mạnh phi thƣờng, nhƣng do bản tính nóng nảy và là một
ngƣời không có mƣu lƣợc nên đã dẫn đến kết cuộc bi thƣơng. Ở lời tựa của quyển
sách có viết “Dòng Ô Giang (một đoạn của sông Trường Giang) hùng tráng, sóng
cả tung tóe một góc trời với khí thế hung hãn gời lên hình ảnh kiêu hùng của Sở Bá
Vương Hạng Võ, đã viết lên những trang bi tráng một thời của lịch sử Trung Quốc.
Những chiến thắng vang lừng nối tiếp tưởng như đã mở ra cho con người võ nghệ
cao cường, dũng cảm có thừa ấy một nghiệp bá rực rỡ, lâu bền. Nhưng rồi tất cả
được khép lại bằng một chiến bại tức tưởi cũng cho chính nhân vật anh hùng nhưng
thiếu mưu lược, không quyết đoán, lòng dạ hẹp hòi và hiếu sát ấy! Chắc chỉ có
dòng Ô Giang định mệnh kia mới lắng nghe tiếng than: “Trời đã bỏ ta!”, rồi cuốn
cả âm thanh lẫn xác hạng võ trôi ra biển cả mà hôm nay trên bờ dòng sông lịch sử

ấy, còn chăng là những trang viết hấp dẫn, cuốn hút người đọc lần theo những
bước thăng trầm của người anh hùng kiệt xuất một thời.” Nhìn chung, trong Tây Sở
Bá Vương Hạng Võ Thƣờng Vạn Sinh chỉ kể lại cuộc đời của anh hùng Hạng Võ,
với những chiến công và sự uy dũng của ông trong cuộc chiến của Hán và Sở.
Năm 2004 nhà xuất bản Mỹ Thuật cho ra đời quyển Kho tàng minh triết
Trung Quốc của tác giả Đƣờng Khánh Hoa do Huỳnh Văn Thanh dịch. Tác giả đã
chia sẽ những suy nghĩ, cung cấp một số thông tin về kho tàng lịch sử Trung Hoa.
Trong đó có một số phần ông nhắc đến những tình tiết có liên quan đến cuộc chiến
của Lƣu Bang và Hạng Vũ. Chẳng hạn, cuộc chiến ở Hồng Môn, dã biệt ái cơ,…tác

3


giả nhận định “Tuy Hạng Vũ, người được coi là vị anh hùng chiến tranh vĩ đại nhất
trong lịch sử Trung Quốc, quả đã có một lực lượng chiến đấu bất khả chiến bại
thật, nhưng dần dần ông đã bị Lưu Bang đánh bại. Thật vậy, cũng như chính Lưu
Bang đã biết vậy, rằng ông đã thành công là nhờ ông đã biết cách sử dụng những
con người có tài năng như Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà, Trần Bình và biết
cách làm sao để quy tụ họ lại với nhau. Trái lại, Hạng Vũ chỉ có một người khôn
ngoan là Phạm Tăng, nhưng lại chẳng biết sử dụng con người đó.” [6, tr. 381]. Bên
cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra một số lời bàn ở cuối mỗi phần, để nói lên quan điểm
của mình.
Trong quyển Hán cung hai mươi tám triều tập 1 của Tác giả Từ Triết Thân
đƣợc dịch bởi dịch giả Ông Văn Tùng, nhà xuất bản Văn học năm 2011. Đó là câu
chuyện của nhà Hán, từ lúc Lƣu Bang mới trào đời, bình định thiên hạ, xây dựng
nhà Hán. Mặc dù, không miêu tả tỉ mỉ về những trận chiến long trời lỡ đất, nhƣng
quyển sách này lại nói về một khía cạnh khác. Những câu chuyện ở đây lại nói về
những bí mật riêng tƣ, với những âm mƣu dã tâm của con ngƣời trong các mối quan
hệ, những khát khao về quyền uy và những giấc mơ thầm kín của con ngƣời. Bên
cạnh đó, những câu chuyện nhỏ nhặt cũng đƣợc nhắc đến, để ngƣời đọc hiểu rõ hơn

về nội dung truyện, cũng nhƣ tính cách của từng nhân vật. Khi nói về Lƣu Bang
“Trương Lương, Trần Bình lúc đó đang đứng cạnh Hán vương, Vội vàng lấy chân
dẫm nhẹ vào ngón chân Hán vương. Vốn tinh ý, Hán vương một mặt đã ngừng quát
mắng, một mặt đưa cho hai người xem. Hai người xem xong thư, ghé vào tay Hán
vương thì thầm” [13, tr. 137]. Hay đoạn nói về Lã hậu “Thẩm Thực Kỳ chợt thấy Lã
Thị trở lại, tự nhiên hết sức mừng rỡ. Hạng Bá làm thế này, hóa ra là bày sẵn cổ
cho Thẩm Thực Kỳ và Lã Thị. Tuy phải ở trong phòng canh giữ và với thân phận là
thứ đồ thế chấp, nhưng không thể tách rời sự ân ái của hai người này với nhau”
[13, tr. 126]. Mặc dù, cũng nhắc lại thời kì Hán và Sở giao tranh, với những sự kiện
tiêu biểu nhƣng quyển sách này cũng chỉ kể lại diễn biến lịch sử. Điểm nổi bật của
Hán cung hai mươi tám triều là đã đi sâu khám phá về những góc khuất của con
ngƣời ở thời kì này.
Khi khảo sát về đề tài, thông qua một số quyển về tƣ liệu lịch sử Trung
Quốc, cũng phần nào giúp chúng tôi hiểu hơn về lịch sử cũng nhƣ văn hóa của họ.

4


Ở các quyển nhƣ: Kinh điển văn hóa 5000 năm Trung Hoa tập 1 tác giả Dƣơng Lực
nhà xuất bản Văn hóa Thông tin năm 2005, Sử Trung Quốc tập 1 của Nguyễn Hiến
Lê nhà xuất bản Văn hóa năm 1997, 100 sự kiện Trung Quốc của Trƣơng Tú Bình Vƣơng Hiểu Minh nhà xuất bản Văn hóa Thông tin năm 1998,… Trong các quyển
này, các tác giả cũng đã giới thiệu về thời nhà Tần thôn tín thiên hạ, đặt nền cai trị
hà khắc đối với nhân dân. Thời kì Hán và Sở giao tranh cũng đƣợc nhắc đến, cho
đến khi nhà Hán thống nhất thiên hạ.
Thời kì chiến tranh giữa Hán và Sở không chỉ thu hút các tác giả ghi chép lại
thành những câu chuyện mà còn là một đề tài thu hút các ngành điện ảnh. Với các
phim dã sử Trung Hoa nhƣ: Hán Sở tranh hùng, Hán Sở kiêu hùng, Hán Sở truyền
kì,…đã thu hút đƣợc rất nhiều ngƣời xem. Đều là những câu chuyện miêu tả lại diễn
biến cuộc chiến tranh giữa Hán đại diện là Lƣu Bang và Sở là Hạng Vũ.
Điểm qua những thành tựu, kiến giải của những ngƣời đi trƣớc mà chúng tôi

có kế thừa trong công trình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy
các công trình trên hầu nhƣ chỉ đi sâu vào việc kể lại diễn biến hoặc bàn luận về
cuộc chiến tranh Hán - Sở, chứ chƣa thật sự đi sâu vào khai thác giá trị nội dung và
nghệ thuật. Hơn nữa, đối với đề tài mà chúng tôi khảo sát thì hầu nhƣ chƣa có công
trình nghiên cứu nào. Vì thế, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi gặp không ít khó
khăn nhƣng chúng tôi sẽ cố gắng nghiên cứu một cách nghiêm túc để có thể mang
đến một kết quả tốt nhất.

3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài chúng tôi chọn là Giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Hán
Sở tranh hùng. Với đề tài này, yêu cầu đặt ra đối với chúng tôi là phải làm rõ giá trị
nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Hán Sở tranh hùng. Việc nghiên cứu phải
dựa trên các yếu tố: tính cách con ngƣời, bối cảnh lịch sử xã hội, văn hóa,… của
Trung Quốc. Nghiên cứu những vấn đề trên cũng đồng nhất với việc chúng tôi sẽ
thể hiện đƣợc nội dung của tác phẩm. Từ đó, sẽ toát lên đƣợc giá trị nghệ thuật của
tác phẩm.
Ngoài ra, khi nghiên cứu về đề tài chúng tôi phải thấy đƣợc vị trí cũng nhƣ
vai trò của tác phẩm trong lịch sử dân tộc Trung Hoa. Và Hán Sở tranh hùng là một
tác phẩm có giá trị lâu dài qua nhiều thời kì.

5


Khi chúng tôi xác định đƣợc mục đích nghiên cứu thì cũng đồng nghĩa với
việc chúng tôi đã triển khai đƣợc các vấn đề chính trong bài viết của mình. Vì thế,
trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện các vấn đề đó một cách
nghiêm túc.

4. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề trọng tâm của chúng tôi là nghiên cứu về giá trị nội dung và nghệ

thuật trong tác phẩm Hán Sở tranh hùng. Kết hợp với việc tìm hiểu tác phẩm thì
chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu về thể loại tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, bối
cảnh xã hội Trung Quốc, để từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm.
Quyển Hán Sở tranh hùng của dịch giả Mộng Bình Sơn, nhà xuất bản Đà
Nẵng năm 2010 là tài liệu chủ yếu mà chúng tôi khảo sát. Đồng thời, chúng tôi còn
tham khảo một số quyển nhƣ: Sử ký của Tƣ Mã Thiên, Tây Sở Bá Vương Hạng Võ
của Thƣờng Vạn Sinh, lịch sử văn học Trung Quốc và một số quyển khác.
Nhìn chung, những tài liệu tham khảo trên, sẽ giúp chúng tôi xác định và làm
rõ giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Hán Sở tranh hùng mà chúng tôi
khảo sát.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để có thể nghiên cứu một cách hiệu quả nhất, nhằm đáp ứng yêu cầu mà đề
tài đặt ra, chúng tôi đã sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp khác nhau trong bài viết
của mình.
Phƣơng pháp đầu tiên mà chúng tôi thực hiện đó là sử dụng phƣơng pháp
khảo sát, tức là chúng tôi tiến hành đọc tác phẩm, sƣu tầm những tài liệu có liên
quan đến phạm vi nghiên cứu, để có cái nhìn bao quát hơn về đối tƣợng nghiên cứu.
Phƣơng pháp lịch sử: bất cứ một tác phẩm nào cũng ra đời trong một hoàn
cảnh xã hội nhất định. Chúng tôi đặt tác phẩm trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội Trung
Quốc giai đoạn từ thời đại nhà Tần đến khi nhà Hán thống nhất thiên hạ, để có cái
nhìn chính xác.
Trong quá trình thực hiện, phƣơng pháp so sánh cũng đƣợc chúng tôi sử
dụng. Chúng tôi nhận thấy có nhiều quyển nói về cuộc chiến giữa Hán và Sở. Vì
thế, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để có cái nhìn khách quan hơn về tác
phẩm.

6



Phƣơng pháp phân tích: Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích để nhìn
nhận rõ vấn đề và kết hợp với thao tác giải thích nguyên nhân để làm sáng tỏ những
vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu.
Trên đây là một số phƣơng pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng. Tuy nhiên,
tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng tiểu mục, chúng tôi sẽ lựa chọn từng phƣơng
pháp thích hợp, để có thể mang lại kết quả tốt nhất trong suốt quá trình nghiên cứu
đề tài của mình.

7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội Trung Quốc những năm 221 TCN - 206
TCN
Năm 221 TCN nhà Tần thống nhất đƣợc Trung Hoa. Tần Thủy Hoàng đã xây
dựng một đại đế chế phong kiến tập quyền trung ƣơng. Trƣớc tiên ông đổi “Vƣơng”
thành “Hoàng Đế” và trở thành vị Hoàng Đế đầu tiên của Trung Quốc. Tần Thủy
Hoàng lại ra lệnh bỏ cách đặt tên hiệu “Thụy”, không cho phép các vua đời sau
đƣợc đặt hiệu cho vua đời trƣớc, tự mình xƣng là “Thủy Hoàng Đế” và sắp xếp sẵn
con cháu đời sau nối ngôi, theo chữ số. Đời sau xƣng là “Nhị thế”, “Tam thế”
truyền mãi cho đến “Vạn thế”. Tiếp theo ông tăng cƣờng tổ chức chính quyền
Trung ƣơng và tổ chức chính quyền địa phƣơng. Tổ chức chính quyền địa phƣơng
sau khi thống nhất chủ yếu là thực hiện tổ chức hành chính bốn cấp Quận, Huyện,
Hƣơng và Đình.
Năm 213 theo đề nghị của Lí Tƣ, Thủy Hoàng ra lệnh “đốt sách và chôn
nho”. Ngoài ra, ông còn xây dựng rất nhiều cung điện, lăng tẩm và tổ chức nhiều
chuyến đi tuần du khắp đất nƣớc, hao tốn rất nhiều sức ngƣời và sức của. Ông đã ra
sức vơ vét và thẳng tay bóc lột nhân dân.
Năm 210 TCN, trong chuyến đi tuần thì ông bị bệnh mà chết. Tần Thủy

Hoàng băng hà thì thừa tƣớng Lí Tƣ và Triệu Cao lập chiếu giả, bức chết Thái tử
Phù Tô, lập Hồ Lợi con thứ lên ngôi, tức Nhị thế Hoàng đế.
Nhị Thế lên ngôi lúc 21 tuổi tức năm 209 TCN. Nhị Thế cũng tàn bạo nhƣ
Tần Thủy Hoàng. Nhân dân Trung Quốc không ngừng rên xiết dƣới ách thống trị
của nhà Tần.
Tần Thủy Hoàng vừa mới mất thì có nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Cuộc
khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng, đƣợc xem là hai cuộc khởi nghĩa đầu
tiên của nông dân trong lịch sử Trung Hoa lúc bấy giờ. Tuy không giành đƣợc thắng
lợi nhƣng cũng phần nào làm lung lai ý chí của quân đội nhà Tần. Cùng với hai
cuộc khởi nghĩa này cũng có nhiều đạo quân chống Tần nổi lên, tiêu biểu là cuộc
khởi nghĩa của chú cháu Hạng Vũ và Lƣu Bang.

8


Hạng vũ là dòng dõi tƣớng nƣớc Sở, Hạng Vũ cùng chú là Hạng Lƣơng
hƣởng ứng hai cuộc khởi nghĩa của Trần thắng và Ngô Quảng, ra tay giết chết thái
thú Hội Kê, khởi nghĩa ở nƣớc Ngô.
Lƣu Bang làm đình trƣởng ở huyện Bái, đƣợc Tiêu Hà và Tào Tham giúp đỡ
giết chết huyện lệnh, tự xƣng là Bái Công. Ban đầu Hạng Vũ và Lƣu Bang lấy danh
nghĩa là giúp một hậu duệ của vua Sở là Sở Hoài Vƣơng, cả hai cùng hợp sức đánh
Tần, hẹn với nhau ai vào Hàm Dƣơng trƣớc thì đƣợc xƣng vƣơng.
Năm 208 TCN, quân đội nhà Tần cùng Sở giao tranh ở Cự Lộc, nghĩa quân
của Sở anh dũng chiến đấu. Một ngƣời đấu với mƣời ngƣời, tiếng hò, tiếng thét
vang cả đất trời khiến cho quân đội nhà Tần vô cùng khiếp sợ. Quân Sở đã giành
thắng lợi lớn, trận chiến đã làm thay đổi cục diện của trận chiến, tiêu diệt đƣợc đạo
quân chủ lực của nhà Tần. Khi Hạng Vũ đem quân lên phía Bắc cứu Triệu thì Lƣu
Bang đã dẫn quân về phía Tây đánh Tần.
Năm 207 TCN, Lƣu Bang đại phá Vũ Quan, chẳng mấy chốc tiến vào Hàm
Dƣơng.

Lúc này, trong nội bộ triều đình nhà Tần đã rối loạn. Lí Tƣ bị Triệu Cao hãm
hại, Nhị Thế ra lệnh giết cả ba họ. Sau đó, Triệu Cao giết chết Nhị Thế, lập con của
Phù Tô là Vƣơng Tử Anh lên thay. Tử Anh lên ngôi rồi giết Triệu Cao.
Sau khi quân của Lƣu Bang vào Hàm Dƣơng, Tử Anh xin hàng.
Năm 206 TCN sự thống trị của vƣơng triều nhà Tần chấm dứt. Bắt đầu cuộc
giao tranh giữa Lƣu Bang và Hạng Vũ
Lƣu Bang lƣợng sức yếu hơn Hạng Vũ, đành nhƣờng cho Hạng Vũ vào Hàm
Dƣơng xƣng vƣơng. Hạng Vũ vào Hàm Dƣơng đã giết chết Tử Anh, đốt cung điện
nhà Tần và cung A Phòng, lại quật mộ Tần Thủy Hoàng để vơ vét vàng bạc châu
báo.
Hạng Vũ tôn Sở Hoài Vƣơng làm Nghĩa đế, rồi lại giết đi, tự lập làm Tây Sở
Bá Vƣơng, phong vƣơng cho các tƣớng lĩnh, phong Lƣu Bang làm Hán vƣơng ở đất
Ba Thục và đất Hán Trung.
Tại đất Ba Thục, Lƣu Bang nghe theo kế sách của Trƣơng Lƣơng và Tiêu
Hà, chiêu mộ anh tài, xây dựng căn cứ địa vững chắc, đợi thời cơ để tranh thiên hạ
với Hạng Vũ.

9


Tháng 5 năm 206 TCN, Hạng Vũ đem quân đánh Điền Vinh, Lƣu Bang thừa
cơ xuất quân. Trong vòng một tháng Lƣu Bang đã chiếm toàn bộ Quan Trung, tiến
về phía Đông chiếm Bành Thành. Chiến tranh Hán, Sở nổ ra.
Trong vòng bốn năm, từ năm 206 đến năm 202 TCN, Lƣu Bang và Hạng Vũ
liên tiếp đánh nhau. Lúc đầu Lƣu Bang có phần yếu hơn Hạng Vũ nhƣng sau đó đã
chuyển dần sang thế tấn công và giành đƣợc thắng lợi.
Hòa ƣớc Hồng Câu đƣợc xác lập để chia đôi thiên hạ, lấy Hồng Câu làm
ranh giới. Phía Đông sông thuộc Sở, phía Tây sông thuộc Hán.
Năm 202 TCN, Lƣu Bang vây Hạng Vũ ở Cai Hạ. Lúc này tình thế của quân
Sở vô cùng nguy cấp, quân của Hạng Vũ hết lƣơng ăn, viện binh bị cắt đứt. Hạng

Vũ phải phá vòng vây mà chạy, đến bờ sông Ô Giang cùng đƣờng nên tự đâm cổ
mà chết.
Cuộc chiến tranh Hán - Sở đến đây chấm dứt, Lƣu Bang thành lập vƣơng
triều nhà Hán.

1.2. Khái niệm về tiểu thuyết, quá trình hình thành và phát triển của tiểu
thuyết cổ điểnTrung Quốc
1.2.1. Khái niệm về tiểu thuyết
Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn, đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và
hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết chứa
đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, lịch sử của các dân tộc và đất nƣớc. Tái hiện xã hội
chân thực và sống động trên nhiều phƣơng diện theo thế giới quan và cách nhìn
nhận cuộc sống của nhà văn.
Con ngƣời trong tiểu thuyết thƣờng phải tự đối đầu với thế giới tự nhiên và
xã hôi. Nhân vật trong tiểu thuyết đƣợc miêu tả ở nhiều góc độ, từ những biểu hiện
sâu kín, những bí ẩn nhất trong tâm hồn, cho đến những biểu hiện từ bên ngoài.
Khơi gợi trong tâm trí ngƣời đọc về những mối quan hệ giữa con ngƣời cá nhân với
xã hội, mỗi số phận cá nhân có thể gắn với số phận của nhân dân và đất nƣớc. Thế
giới trong tiểu thuyết là thế giới đƣợc phản chiếu từ những hình ảnh của thực tại, chỉ
khác là thế giới đó cũng nhƣ diễn tiến của những mối quan hệ phức tạp có phần
mang chủ kiến của ngƣời viết để thể hiện những tƣ tƣởng, tình cảm của bản thân.

10


Mỗi cá nhân trong tiểu thuyết có một cuộc đời riêng, tâm trạng riêng. Cảm
xúc và nhân cách của họ đƣợc thể hiện một cách rõ ràng thông qua các sự kiện, biến
cố mà họ gặp phải trong cuộc đời. Từ đó, chúng ta có thể khám phá đƣợc các nhân
vật dễ dàng, hiểu nhiều hơn những góc khuất trong tâm tƣ, tình cảm của các nhân
vật.

Tiểu thuyết miêu tả con ngƣời trong từng tình huống cụ thể. Con ngƣời trong
tiểu thuyết là những con ngƣời từng trải, họ phải gánh chịu bao đau thƣơng, bất
hạnh của cuộc sống. Họ có những suy tƣ và chiêm nghiệm trong cuộc đời. Và từ đó,
họ trƣởng thành, biến đổi qua từng giai đoạn, từ sau những thất bại của cuộc sống.
Tiểu thuyết miêu tả nhân vật nhƣ một con nguời đang trƣởng thành, phải có quá
trình học hỏi và rèn luyện. Đằng sau những con ngƣời ấy, là một câu chuyện riêng,
một tâm sự riêng. Có đôi lúc họ gặp phải nhiều cảnh ngộ trái ngang, họ cũng có đôi
lần phải vấp ngã. Vì thế, tiểu thuyết miêu tả trọn vẹn quá trình niếm trải về nhiều
mặt của con ngƣời.
Thông qua các nhân vật và sự kiện cụ thể, tiểu thuyết dựng lên một xã hội
thực rất sống động, thể hiện diện mạo của cuộc sống qua cách miêu tả của nhà văn.
Và cũng phần nào ca ngợi hay phản ánh nhân cách của con ngƣời cá nhân với đời
sống xã hội. Tiểu thuyết trên cơ sở miêu tả con ngƣời ở nhiều khía cạnh, từ bên
trong lẫn bên ngoài đã ghi lại quá trình hình thành, phát triển một nhân cách trong
xã hội nên tiểu thuyết mang đậm màu sắc văn xuôi.
Tiểu thuyết với đặc trƣng của nó là trần thuật, miêu tả hiện thực nhƣ cái hiện
tại đƣơng thời, có thể nhìn hiện tƣợng từ nhiều chiều. Cuộc sống trong tiểu thuyết là
cái gì đó chƣa xong xuôi. Vì thế, mà kết cấu trong tiểu thuyết cũng thƣờng là kết
cấu để ngỏ.
Tiểu thuyết đã tái hiện lại những bức tranh hiện thực của cuộc sống, chứa
đựng nhiều vấn đề sâu sắc về đời sống xã hội, lich sử, số phận con ngƣời, đạo
đức,… Phản ánh hiện thực một cách sinh động và bao quát ở cả bề mặt lẫn bề sâu.
Mỗi nhân vật trong tác phẩm đƣợc thể hiện bằng cái nhìn chủ quan hay khách quan
của tác giả. Tiểu thuyết không chỉ nói lên tâm tƣ tình cảm của một cá nhân mà còn
là sự phản ánh tâm tƣ tình cảm của nhiều cá nhân trong cùng một cộng đồng trƣớc
những sự kiện có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc đời của nhân vật. Vì

11



thế mà tiểu thuyết có thể giúp ngƣời đọc hình dung rõ hơn về hiện thực của cuộc
sống từ nhiều hƣớng.

1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung
Quốc
Văn học Trung Quốc là một bộ phận của văn hóa Trung Quốc. Lịch sử văn
học Trung Quốc có quá trình hình thành và phát triển liên tục, lâu dài trên 5000
năm. Suốt trƣờng kì lịch sử ấy, hệ tƣ tƣởng Nho - Phật - Lão chi phối mọi hoạt động
đời sống văn học. Quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung
Quốc cũng vậy.
Tiểu thuyết, xét về từ nguyên là “lối nói nhỏ”, nhƣng nội hàm của nó có thay
đổi từ lúc mới xuất hiện cho đến lúc đạt đƣợc thành tựu đỉnh cao và suy thoái sau
này. Tiểu thuyết trong nền văn chƣơng Trung Quốc là một thể loại bị xem là lời nói
của những kẻ thấp hèn, bé mọn, không có giá trị. Trong thiên “Tề luận vật” sách
Nam Hoa Kinh của Trang Tử có viết đại ý “Đem tiểu thuyết để nâng cao giá trị diễn
đạt thì nó còn thấp xa”. Cũng có nghĩa Trang Chu đã coi thƣờng tiểu thuyết, không
đáng tin, không có giá trị. Ban Cố một sử gia thời Hán nói “Những cái mà các nhà
tiểu thuyết truyền bá là do các quan nhỏ chuyên thu thập những câu chuyện đầu
đường, ngoài phố, trong xóm rồi bịa đặt”. Điều này, chứng tỏ tiểu thuyết bắt nguồn
từ truyền thuyết nhân gian truyền miệng.
Tiểu thuyết tuy có phạm vi rộng và xuất hiện từ lâu nhƣng nó lƣng chừng,
không rõ ràng, vì thế địa vị của tiểu huyết bị mờ nhạt. Đến thời Ngụy Tấn Nam Bắc
triều tiểu thuyết đã bắt đầu định hình là những chuyện Chí quái, Chí nhân. Đƣợc
nảy sinh từ các truyền thuyết nhân gian, phản ánh những mặt trái của xã hội, những
bất công, ngang trái. Con ngƣời tìm đến một thế giới khác, nhằm thể hiện mơ ƣớc,
khát khao về một thế giới tốt đẹp và công bằng hơn.
Tiểu thuyết trong thời kì này có thể hình dung khái quát thành hai loại: tiểu
thuyết Chí quái và tiểu thuyết dật sự. Tiểu thuyết chí quái xuất hiện do ở giai đoạn
này hai tôn giáo đƣợc truyền bá rộng rãi là Đạo giáo và Phật giáo, bắt đầu xuất hiện
những câu chuyện kể về quỷ thần, ma quái. Tiểu thuyết chí quái bao gồm: kể về

những câu chuyện vụn vặt nghe đƣợc, ghi lại những chuyện lịch sử ngoài chính sử
và những câu chuyện mê tính quỷ thần quái dị. Phần lớn, thể loại tiểu thuyết chí

12


quái ghi lại là những câu chuyện hoang đƣờng li kì. Đặc biệt nhất là những câu
chuyện truyền thuyết dân gian, mang đậm màu sắc huyền bí, thể hiện những sự yêu
ghét và nguyện vọng của nhân dân. Tiểu thuyết chí quái là điều kiện để văn học các
giai đoạn sau phát triển, đặc biệt là tiểu thuyết truyền kì thời Đƣờng. Bên cạnh đó,
tiểu thuyết dật sự cũng là một loại quan trọng trong tiểu thuyết cổ điển giai đoạn
này. Thời kì này, chuộng thói thanh đàm nên rất chú trọng đến cử chỉ hành động và
bình phẩm nhân vật. Vì thế, có ngƣời biên soạn lại thành sách, viết về những lời ăn
tiếng nói của các nhân vật nổi tiếng. Đó là những áng văn viết về những nhân vật
chính diện, có hành động, tính cách cao đẹp. Ngoài ra, còn viết về những kẻ phản
diện với những hành động độc ác, xấu xa và những sách viết về những chuyện hài
hƣớc châm biếm.
Đến đời Đƣờng, do chủ trƣơng cởi mở hơn đời Hán nên tiểu thuyết bắt đầu
đƣợc chú ý. Nếu ở thời kì Ngụy Tấn Nam Bắc triều mầm móng của tiểu thuyết là
chuyện chí quái, chí nhân. Thì ở giai đoạn này tiểu thuyết đã có những bƣớc phát
triển rõ rệt, đáng kể. Mặc dù, giai đoạn này vẫn chƣa bỏ đƣợc cái nhìn lệch lạc về
tiểu thuyết, nó vẫn bị gạt ra ngoài văn học chính thống. Nhƣng tiểu thuyết đã dần
trƣởng thành và có đƣợc hình thức nghệ thuật tƣơng đối hoàn hảo. Nội dung đời
sống xã hội tƣơng đối rộng rãi, giành đƣợc vị trí quan trọng trong nền lịch sử văn
học. Lực lƣợng sáng tác tiểu thuyết thời kì này, ngày một đông hơn. Những sáng tác
bắt đầu gần gũi với đời sống hiện thực. Nội dung của các tác phẩm phong phú hơn,
nhân vật cũng dần biến hóa trở thành con ngƣời của đời sống thực tại. Các câu
chuyện luôn gắn với tinh thần thời đại đƣợc phản ánh. Nhìn chung, tiểu thuyết
truyền kì thời Đƣờng có các dạng: thần quái, tình yêu, nam nữ, nghĩa hiệp.
Tiểu thuyết truyền kì thời Đƣờng chủ yếu là truyện ngắn, phản ánh các mặt

khác nhau của đời sống xã hội, tƣ tƣởng, chủ đề phức tạp và đa dạng. Có thể chia
thành ba thời kì: Thời kì đầu (thời kì sơ Đƣờng) tƣ tƣởng chƣa cao, còn chịu ảnh
hƣởng nhiều bởi tiểu thuyết thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều. Thời kì giữa (khoảng
Khai Nguyên, Thiên Bảo về sau) đây là thời kì phồn thịnh của tiểu thuyết truyền kì
thời Đƣờng. Các tác phẩm tƣơng đối phong phú về nội dung và hình thức, bắt đầu
có hơi thở của cuộc sống và có ý nghĩa xã hội.

13


Tiểu thuyết truyền kì thời Đƣờng đã có ảnh hƣởng lớn đến văn học thời kì
sau. Các chủ đề của tiểu thuyết thời kì này cũng là kho báo cho các nhà tiểu thuyết
về sau, bởi vì thời kì này đã xây dựng đƣợc nhiều hình tƣợng nhân vật và cốt truyện
hấp dẫn, sinh động. Ngoài ra, có rất nhiều truyện trong tiểu thuyết đã trở thành điển
cố thƣờng xuyên xuất hiện trong các tác phẩm sau này.
Vẫn có sự kế thừa những thành tựu của tiểu thuyết truyền kì nhƣng tiểu
thuyết đời Tống đã có bƣớc tiến trong lịch sử tiểu thuyết, dƣới dạng thoại bản. Do
những thành tựu phát triển nhất định nhƣ kinh tế lƣu thông, sự tập trung của các đô
thị đông dân để buôn bán,… kéo theo nhiều nhu cầu đa dạng khác nên xuất hiện vai
trò của thuyết thoại nhân (ngƣời kể chuyện ngoài phố). Nét mới của thoại bản là lấy
cuộc sống thị dân làm trung tâm để phản ánh quan hệ xã hội đƣơng thời. Ngƣời kể
đã biết khắc họa thậm chí là cƣờng điệu nhân vật, miêu tả lời nói, nội tâm của nhân
vật hết sức độc đáo, tạo sức hấp dẫn hơn. Tình tiết và bố cục của câu truyện cũng
đƣợc xây dựng một cách công phu hơn so với các giai đoạn trƣớc. Thành tựu lớn
nhất của thoại bản là ở 2 mảng đề tài: tình yêu hôn nhân và các vụ án xét xử. Các
thoại bản này hấp dẫn hơn nhiều so với giai đoạn trƣớc. Tiểu thuyết đời Tống đã đặt
nền móng vững trải cho tiểu thuyết Minh - Thanh ra đời dƣới hình thức chƣơng hồi.
Thời Minh và thời Thanh, tuy hai thời đại khác nhau nhƣng về các mặt xã
hội của hai giai đoạn này có sự tƣơng đồng, nên tiểu thuyết ở hai thời kì này không
có sự khác biệt lớn. Thành tựu chung của tiểu thuyết thời Minh và Thanh đều ở hình

thức chƣơng hồi nhƣng tiểu thuyết thời Thanh phần nhiều dài hơn và nổi bật hơn.
Tiểu thuyết Minh - Thanh đã gây đƣợc sự chú ý của các tác giả, do đáp ứng đƣợc
nhu cầu cảm xúc của thời đại và cũng chịu ảnh hƣởng bởi thuyết thoại nhân của thời
Tống. Về đề tài và nhân vật cũng đa dạng hơn các giai đoạn trƣớc. Nhân vật đƣợc
miêu tả phát họa sơ nét để cho ngƣời đọc hình dung về gƣơng mặt cũng nhƣ sự chú
ý của ngƣời đọc. Từ đó, thông qua hành động sẽ bộc lộ hành vi, tâm lí, suy nghĩ,
cũng nhƣ diện mạo. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết chủ yếu là đối thoại với nhiều biểu
hiện khác nhau. Các bộ tiểu thuyết lớn của giai đoạn này nhƣ: Tam quốc diễn nghĩa,
Tây du kí, Hồng lâu mộng, Thủy hử, Kim bình mai,… đã thu hút đƣợc nhiều bạn đọc
trong và ngoài nƣớc. Có thể nói, tiểu thuyết thời Minh - Thanh đã đạt đến trình độ

14


hoàn chỉnh của tiểu thuyết. Sự thành công của tiểu thuyết Minh - Thanh có tác động
mạnh mẽ đến tiểu thuyết cổ điển, hiện đại thế giới.
Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc tuy có nguồn gốc hình thành cũng khá giống
với nguồn gốc hình thành của các quốc gia văn minh trên thế giới. Nó bắt đầu hình
thành từ những câu chuyện thần thoại, những truyền thuyết li kì giải thích về thế
giới tự nhiên. Nhƣng quá trình phát triển tiểu thuyết ở Trung Quốc có chông gai
hơn. Tiểu thuyết vẫn âm thầm phát triển để thỏa mãn những nhu cầu cầu giãi bày
cảm xúc trƣớc cuộc sống hiện thực.
Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đã trải qua một quá trình lâu dài để khẳng
định đƣợc vị trí của mình. Dù không đƣợc thừa nhận là thể loại chính thống nhƣng
nó có tầm ảnh hƣởng rất sâu, rộng trong nền văn học. Từ thời Ngụy Tấn Nam Bắc
triều chỉ là mầm móng ban đầu, cho đến thời Minh - Thanh tiểu thuyết cổ điển đã
dần khẳng định đƣợc vị trí của mình, đạt đến mức tƣơng đối hoàn chỉnh về nội dung
lẫn hình thức.

1.3. Tác phẩm

1.3.1. Tóm tắt tác phẩm Hán Sở tranh hùng
Tác phẩm Hán Sở tranh hùng còn có tên gọi khác là Tây Hán Chí. Đƣợc dịch
giả Mộng Bình Sơn dịch ra tiếng Việt với 48 hồi. Đây là một quyển tiểu thuyết lịch
sử, tái hiện lại những cuộc chiến lớn của Trung Quốc.
Tác phẩm có thể chia ra ba phần: diệt Tần, Hán và Sở giao tranh, nhà Hán
thống nhất thiên hạ.
Câu chuyện bắt đầu từ khi nhà Châu suy yếu, các chƣ hầu nổi dậy khắp nơi
tạo nên một thời kì hỗn loạn, còn đƣợc gọi là thời Chiến quốc. Lúc này, thiên hạ
bao gồm bảy nƣớc: Tần, Sở, Triệu, Tề, Hàn, Ngụy, Yên trong đó thì Tần là mạnh
nhất. Và Tần đã nổi dậy thôn tính sáu nƣớc còn lại. Vua Tần là Tần Thủy Hoàng,
sau khi đã bình định thiên hạ xong, ông đã thực hiện rất nhiều chính sách hà khắc.
Ông ra sức vơ vét của cải của nhân dân, để xây dựng nhiều cung điện và lăng tẩm.
Hơn thế nữa, ông còn ra lệnh đốt sách và chôn sống các nhà Nho,… Nhân dân sống
trong thời đại này vô cùng cực khổ, lầm than. Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời,
thừa tƣớng Lí Tƣ và Triệu Cao đã âm mƣu lập Hồ Lợi làm Nhị thế Hoàng đế và ép
Thái tử Phù Tô phải tự sát. Hồ Lợi lên làm vua vẫn tàn ác nhƣ Tần Thủy Hoàng.

15


Do phải sống trong cảnh lao khổ, nên anh hùng thảo dã ở khắp nơi đã nổi
dậy, tề tụ nhân dân chống Tần. Mở đầu cho phong trào chống Tần đầu tiên là Trần
Thắng và Vũ Thần. Sau đó, các nhóm nghĩa binh đã nổi dậy ở khắp nơi nhƣ: Chú
cháu Hạng Lƣơng và Hạng Vũ, Lƣu Bang, Hoàng Sở, Anh Bố và Bành Việt,…Họ
cùng có chung mục tiêu là diệt Tần, đem lại bình yên cho thiên hạ.
Trong các nhóm nghĩa binh thì chỉ có chú cháu Hạng Lƣơng, Hạng Vũ và
Lƣu Bang là những tên tuổi nổi bật nhất. Các nhóm nghĩa binh còn lại đều lần lƣợt
xin theo góp sức để diệt Tần. Trong lúc trộm cƣớp nổi dậy khắp nơi, anh hùng hào
kiệt cũng đua nhau chiêu binh mãi mã thì trong triều Nhị thế ngày đêm vui say
trong cung A Phòng, lại thêm Triệu Cao và Lí Tƣ ra sức vơ vét của cải của dân

chúng. Triệu Cao che mắt Nhị thế, ém nhẹm tình hình chiến sự. Ngoài ra, Triệu Cao
còn có ý mƣu phản và tìm cách ám hại các trung thần, làm cho ai cũng phải khiếp
sợ.
Triệu Cao vu cáo, Nhị thế giết chết Lí Tƣ, và tiếp tục ám hại Chƣơng Hàm.
Sau khi bại trận và hận bọn gian thần nên Chƣơng Hàm đã đem quân đầu hàng
Hạng Vũ. Chƣơng Hàm đầu hàng, triều đình nhà Tần càng thêm rối loạn. Triệu Cao
chuyên quyền giết vua Nhị Thế và lập Tử Anh lên thay để che mắt thiên hạ. Tử Anh
lên làm vua đã giết chết Triệu Cao.
Sở Hoài vƣơng phong cho Hạng Vũ làm Lỗ Công và Lƣu Bang làm Bái
Công chia thành hai hƣớng để tấn công vào Hàm Dƣơng. Với giao ƣớc ai vào Hàm
Dƣơng trƣớc sẽ đƣợc làm vua, ngƣời còn lại phải làm tôi.
Kết quả quân của Bái Công vào Hàm Dƣơng trƣớc nhƣng Lỗ Công cậy thế,
tự lập làm vua và xƣng hiệu là Tây Sở Bá vƣơng. Sau đó, luận công ban thƣởng cho
các chƣ hầu. Sở Bá vƣơng phong cho Bái Công làm Hán vƣơng, vì sợ Bái Công sẽ
làm phản nên đẩy Bái Công vào cai quản Hán Trung, mãnh đất nhà Tần dùng để
đày ải những kẻ mang trọng tội. Hán vƣơng tuy trong lòng không phục nhƣng do
binh lực của Hạng Vũ quá mạnh và Hạng Vũ là một ngƣời có sức mạnh siêu quần
nên đành chấp nhận vào làm vua đất Hán Trung, ra sức chiêu binh mãi mã để chờ
cơ hội giành lại thiên hạ.
Sở Bá vƣơng Hạng Vũ bản tính nóng nảy cai trị ngƣời dƣới trƣớng bằng sự
độc đoán, giết hại ngƣời không thƣơng xót, chỉ để thỏa mãn lòng câm giận của

16


mình. Sau khi vào Hàm Dƣơng Hạng Vũ lần lƣợt sát hại vua Tần, đốt cung điện nhà
Tần, đào mộ Tần Thủy Hoàng, giết chết Sở Hoài vƣơng,... Lòng dân ngày càng oán
thán, căm phẩn trƣớc hành động vô cùng tàn ác của Sở Bá vƣơng. Cái chết của Sở
Hoài vƣơng cũng là một lí do chính đánh để Hán vƣơng hƣng binh trả thù.
Vào Hán Trung, Lƣu Bang đƣợc các mƣu sĩ và các tƣớng dƣới trƣớng giúp

sức, chiêu tập binh mã để chuẩn bị tấn công quân Sở. Trƣơng Lƣơng đã dọn đƣờng
cho quân Hán tiến đánh Sở và tìm đƣợc vị “Phá Sở Nguyên Nhung”. Tƣớng quân đó
là Hàn Tín, một ngƣời có mƣu lƣợc hơn ngƣời nhƣng bị Hạng Vũ xem thƣờng
không dùng. Ông là ngƣời có công lớn trong công cuộc diệt Sở sau này.
Đƣợc sự phò tá của những ngƣời tài giỏi nhƣ: Trƣơng Lƣơng, Tiêu Hà, Hàn
Tín,… Công cuộc chuẩn bị của Lƣu bang đã xong, quân Hán bắt đầu tiến công. Hàn
Tín đã dùng kế tu sửa soạn đạo để che mắt quân Sở và tiến quân bằng con đƣờng
khác chiếm lấy những vùng quan trọng. Chƣa đầy hai tháng Hàn Tín đã chiếm đƣợc
Tam Tần, tiêu diệt đƣợc Chƣơng Hàm, các tƣớng theo Chƣơng Hàm nhƣ Tƣ Mã
Hân và Đổng Ể lần lƣợt quy phục.
Chiếm đƣợc Tam Tần, Hàn Tín tiếp tục đƣa quân về chiếm Hàm Dƣơng.
Quân Hán nhanh chóng chiếm đƣợc thành. Lƣu Bang vào thành, dân chúng vô cùng
vui mừng. Lƣu Bang đƣợc Trƣơng Lƣơng giúp sức lần lƣợt thu phục đƣợc Thân
vƣơng và Ngụy Báo. Hàn Tín tiếp tục tiến quân chiếm lấy Hà Nội. Lƣu Bang rất
đƣợc lòng dân, uy thế của nhà Hán ngày càng lên cao. Hàn Tín thấy thời cơ chƣa
đến nên định sang năm mới đánh quân Sở, Lƣu Bang muốn thừa cơ bình định cho
xong thiên hạ. Vì thế, Hàn Tín ở lại trấn thủ Hàm Dƣơng, Lƣu Bang dẫn quân
chiếm lấy Bành Thành, phong cho Ngụy Báo làm đại Nguyên soái. Lúc này Hạng
Vũ đã đem quân đi đánh nƣớc Tề, Lƣơng, Yên, Triệu, sau khi hay tin lập tức trở về
ứng chiến. Ngụy Báo không biết dụng binh, quân Hán đã thua to trong trận truy
thủy, quân tƣớng tan tác, Lƣu Bang may mắn thoát chết trở về Thành Cao.
Hàn Tín giận Lƣu Bang không nghe lời mình khuyên nên đã đóng của không
tiếp ai, Trƣơng Lƣơng và Tiêu Hà khích nên Hàn Tín quyết tâm chiến thắng Hạng
Vũ. Hàn Tín chuẩn bị các chiến xa, luyện tập binh mã để trả thù trận truy thủy.
Hạng Vũ thua to trong trận này, mất hết hai mƣơi vạn quân.

17


Nhờ kế của Phạm Tăng, Hạng Vũ khích Ngụy Báo phản Hán. Hàn Tín đem

quân đi đánh Ngụy Báo, Hạng Vũ đem quân đánh Huỳnh Dƣơng, Vƣơng Lăng ứng
chiến, quân của Hạng Vũ do khinh xuất địch nên bị đánh tan tác. Lúc này Hàn Tín
đã bắt đƣợc Ngụy Báo, chém Hạ Duyệt, phá nƣớc Triệu, lấy nƣớc Yên. Hạng Vũ lại
tiếp tục đem quân đánh thành Huỳnh Dƣơng. Do mắc mƣu của Lƣu Bang, Hạng Vũ
đem lòng nghi ngờ Phạm Tăng, khiến ông phải xin về quê, dọc đƣờng lâm bệnh mà
chết. Hạng Vũ biết mình bị mắc mƣu, ra sức công phá thành Huỳnh Dƣơng. Đang
trong tình thế khó khăn nên Lƣu Bang phải giả hàng quân Sở, cho Kỷ Tín thế thân
còn mình thì tháo chạy về Thành Cao.
Hạng Vũ tức giận cho binh đi tiến đánh Thành Cao và tiếp tục công phá
Thành Huỳnh Dƣơng. Sau khi chiếm đƣợc Thành Cao, Hạng Vũ tiếp tục bình định
đƣợc đất Lƣơng. Ở Thành Cao quân của Tào Cửu do bị quân Hán khích nên đã để
mất Thành Cao. Hạng Vũ lại tiếp tục trở về công phá Thành Cao.
Hàn Tín lúc này cũng đang đƣa quân đi chiếm nƣớc Tề. Sau khi chiếm đƣợc
nƣớc Tề, Hàn Tín đƣợc Lƣu Bang phong vƣơng. Và kéo quân về Huỳnh Dƣơng,
chuẩn bị đánh Sở.
Hàn Tín đã chọn đƣợc núi Quảng Võ làm cứ điểm để đánh nhau với quân Sở.
Ở đây, quân của Hạng Vũ và quân Hán đã xảy ra một trận chiến kịch liệt. Đánh
xong trận quân Sở hao hơn tám phần. Hạng Vũ đã dùng Thái công để uy hiếp quân
Hán. Lƣu Bang xin giải hòa, vì thế mà hòa ƣớc Hồng Câu đƣợc lập ra. Từ Hồng
Câu trở về phía Đông do Sở cai quản, trở về phía Tây do Hán cai quản. Sau khi cứu
đƣợc Thái công và Lã hậu, quân Hán bội ƣớc, tiếp tục khiêu khích quân Sở khiêu
chiến.
Sau khi khích đƣợc Hạng Vũ, Hàn Tín đã tín toán rất kĩ, để bày ra trận Cai
Hạ. Trong trận Cai Hạ quân Sở thất bại rất lớn, lại thêm tiếng tiêu của Trƣơng
Lƣơng làm hao mòn nhuệ khí của quân Sở. Quân lính và các tƣớng bỏ trốn rất
nhiều, trong trại của quân Sở chỉ còn có các tƣớng nhƣ Hoàn Sở, Chu Lan và ƣớc
hơn tám trăm quân. Lúc này Hoàng hậu Ngu Cơ cũng tự vẫn để khỏi làm gánh nặng
cho Hạng Vũ. Hạng Vũ vô cùng đau xót, dẫn quân đánh ra để phá vòng vây. Chạy
đến bến Ô Giang, Hạng Vũ không chịu qua sông mà rút gơm đâm cổ tự vẫn chết.
Các tƣớng Hán đã đem thi thể của Hạng vƣơng về trình Hán vƣơng để lãnh thƣởng.


18


Cuộc chiến giữa Hán và Sở kéo dài trong 5 năm, đến đây là chấm dứt. Với những
trận đánh long trời lở đất, đầy hào khí với bao biến cố xảy ra, khi thì Hán nằm trong
tình thế khó khăn lúc thì Sở lại vô cùng khốn đốn, cục diện chiến tranh luôn biến
chuyển và cuối cùng quân Hán cũng dành đƣợc thắng lợi.
Tiêu diệt đƣợc quân Sở, nhà Hán thống nhất thiên hạ, nhân dân thoát khỏi
cảnh sống phân li, mất mát. Sau khi Lƣu Bang lên ngôi Hoàng đế, nhà Hán đã nghi
ngờ và giết hại Hàn Tín cùng với các công thần khác nhƣ: Anh Bố, Bành Việt,…
Những ngƣời có công trong việc bình định thiên hạ. Những ai có công lớn và có địa
vị đều lần lƣợt bị Hán đế và Lã hậu trừ khử đi. Riêng chỉ có Trƣơng Lƣơng, sớm
nhận ra đƣợc dã tâm của nhà Hán, không nhận sự ban thƣởng. Ông đã lánh khỏi
chốn phồn hoa để đến núi Chung Nam tu tiên. Sau khi Hán đế mất, Đông cung Thái
tử Lƣu Doanh lên ngôi Hoàng đế. Mọi ngƣời đều làm theo ý nguyện của Hán đế,
Tiêu Hà, Tào Tham,… lần lƣợt lên ngôi tƣớng quốc. Hán đế đã mất nhƣng Lã Thái
Hậu vẫn âm mƣu giết hại các công thần có khả năng gây hại cho Huệ Đế. Từ đó,
nhà Hán thịnh trị, kéo dài hơn bốn thế kỉ.

1.3.2. Giá trị của tác phẩm Hán Sở tranh hùng
Sự góp mặt của Hán Sở tranh hùng đã đánh dấu một thời kì hào hùng của
lịch sử Trung Quốc. Ẩn trong tác phẩm là cả nền văn hóa của một quốc gia, lối sống
của con ngƣời trong một thời đại lịch sử đƣợc miêu tả trong truyện. Tác phẩm đã
góp phần tái hiện lại với độc giả về một thời đại của một dân tộc, đất nƣớc.
Hán Sở tranh hùng là một tiểu thuyết lấy cảm hứng từ lịch sử. Đây là bộ tiểu
thuyết có thể xem là tác phẩm đƣợc phóng tác từ Sử ký của nhà viết sử lỗi lạc Tƣ
Mã Thiên. Tác phẩm đã tái hiện lại một thời đại hào hùng đã qua trong lịch sử
Trung Quốc. Ở đó, có những ngƣời anh hùng đã dám đứng ra chiến dấu để giành lại
sự tự do và cuộc sống bình yên cho nhân dân. Họ chiến đấu không nề chi hi sinh,

mất mát. Đó là một cuộc chiến đầy hào khí vì chính nghĩa, để chống lại sự tàn bạo
của các thế lực cai trị. Chứng tỏ tinh thần không chịu khuất phục, chùn bƣớc trƣớc
những khó khăn, đấu tranh chống bất công và giành lại công lí của các anh hùng.
Tác phẩm miêu tả những trận chiến nảy lửa giữa các anh hùng. Nổi bật lên
những con ngƣời mƣu trí và những con ngƣời có sức mạnh siêu quần. Nhƣng sự
dũng cảm và sức mạnh chƣa đủ để làm nên chiến thắng. Con ngƣời dù có sức mạnh

19


đến đâu chăng nữa mà không có mƣu lƣợc thì cũng thất bại. Vậy nên, con ngƣời
phải mƣu lƣợc và khôn khéo ở cách đối nhân xử thế mới có đƣợc lòng tin của mọi
ngƣời. Phải lấy nhân đức để đối đãi, dùng uy dũng chỉ làm cho kẻ khác sợ chứ
không có đƣợc sự phục tùng tuyệt đối.
Hán Sở tranh hùng lƣu giữ những quan niệm truyền thống về con ngƣời
trong xã hội. Với đầy đủ bản chất, tốt và xấu đan xen, đối lập lẫn nhau. Ngƣời tốt
thì luôn hƣớng đến lẽ phải làm việc thiện, còn ngƣời xấu có những bản tính ích kỉ,
nhỏ nhen có thể phản bội, ám hại, lừa gạt nhau,… Nổi bật trong tác phẩm còn có
một loại ngƣời có tham vọng về quyền lực, sẵn sàng tiêu diệt những ngƣời có nguy
cơ làm hại đến địa vị của mình, chiến đấu với các thế lực khác để giành lấy địa vị
cao nhất. Vì thế mà có sự tranh hùng, đoạt vị để thu vén lợi lộc về mình. Từ đó, mới
thấy đƣợc sức mạnh của đồng tiền và danh vọng, nó có thể chi phối mọi hoạt động
của con ngƣời, con ngƣời dù là ngƣời anh hùng cũng khó có thể thoát khỏi cám dỗ.
Trong các cuộc chiến, dù chính nghĩa hay phi nghĩa thì vẫn có những mất
mát, hi sinh. Hán Sở tranh hùng đã phơi bày cuộc sống lầm than của nhân dân, họ
phải sống trong cảnh thiếu thốn mọi mặt, về vật chất lẫn tinh thần. Họ còn hứng
chịu biết bao cuộc chiến với bao đau thƣơng trong thời loạn lạc và sự bóc lột tàn
bạo của các nhà cầm quyền.
Trong cuộc đời của con ngƣời, có những biến đổi không lƣờng trƣớc đƣợc,
trong tác phẩm cũng thế. Hán Sở tranh hùng đã thu hút đƣợc bạn đọc ở nội dung

của nó. Với những tình tiết khá hấp dẫn, những diễn biến của cốt truyện luôn vận
động. Ngƣời đọc nhƣ bị cuốn vào vòng xoáy của những trận chiến. Có đôi lúc
tƣởng chừng nhƣ sự chiến thắng đã trọn vẹn nhƣng nếu không biết cách nắm giữ thì
cũng sẽ tuột mất. Sự thành công và thất bại đều nằm trong gang tất, cơ hội luôn
giành cho những ngƣời biết nắm bắt nó.
Hán sở tranh hùng không chỉ ảnh hƣởng ở thời đại của nó mà nó vẫn có tầm
ảnh hƣởng cho đến thời đại của chúng ta. Trải dài theo suốt quá trình lịch sử của
dân tộc Trung Quốc, đã có rất nhiều tác giả tìm hiểu và ghi nhận về nó. Thời kì Hán
và Sở giao tranh là một thời kì vàng son trong lịch sử, văn hóa của dân tộc Trung
Quốc. Nó thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của độc giả ở mọi thời đại. Ngƣời ta quan

20


tâm nó không chỉ ở các cuộc chiến, các nhân vật anh hùng mà còn ở cả khả năng
truyền tải về nội dung và những hệ lụy của nó.
Sự xuất hiện của tác phẩm Hán Sở tranh hùng góp phần làm phong phú thêm
những tƣ liệu lịch sử về một nền văn hóa, một giai đoạn của đất nƣớc Trung Quốc.
Đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu quan tâm của các bạn đọc trên thế giới, và cũng
phần nào hiểu hơn về con ngƣời, dân tộc của họ.

21


CHƢƠNG 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRONG HÁN SỞ
TRANH HÙNG
2.1. Hiện thực xã hội trong Hán Sở tranh hùng
Hán Sở tranh hùng nổi bật nhất vẫn là các cuộc chiến. Đó là một cuộc chiến
đầy hào khí, với những trận đánh long trời lỡ đất, ghi lại trong lịch sử dân tộc Trung
Quốc về một thời đại hào hùng, và cũng là truyền thống lịch sử của một dân tộc.

Thông qua đó, tác phẩm cũng tái hiện lại một xã hội với những rối ren của cảnh
tranh quyền đoạt lợi và nỗi thống khổ của nhân dân.

2.1.1. Tranh giành quyền lực
Con ngƣời luôn có những tham vọng về quyền lực, họ dùng mọi cách để thực
hiện những mong muốn của mình. Cuộc chiến, tranh giành quyền lực là một cuộc
chiến ác liệt. Vì tranh quyền lực mà con ngƣời có thể nghi kị lẫn nhau, vua tôi ghét
nhau, anh em tranh giành với nhau. Những ngƣời có thế lực cũng nổi dậy giành lấy
ngôi vị cao nhất. Đó là nơi mà ngƣời ta dùng những mƣu kế khéo léo, kể cả những
hành động bạo lực để tiêu diệt lẫn nhau. Chỉ những ngƣời có khả năng mới có thể
tồn tại, những ngƣời đó phải có đủ phẩm chất đạo đức, sự mƣu lƣợc, khôn khéo
trong cách đối nhân xử thế.
Hán Sở tranh hùng là một tác phẩm tiêu biểu cho lịch sử chinh chiến của
Trung Quốc. Với những cuộc chiến diễn ra liên miên, con ngƣời trong tác phẩm
không chịu lùi bƣớc trƣớc những bạo lực, khó khăn. Họ dấn thân vào các cuộc
chiến khốc liệt, đó là một vòng xoáy chinh chiến không hồi kết. Cuộc chiến đấu vì
quyền lực diễn ra gay gắt, để giành lấy địa vị thống trị xã hội. Họ chiến đấu nhằm
mục đích chung là vì nhân dân hoặc để thu vén quyền lực, lợi lộc cho riêng mình.
Trong các cuộc tranh giành quyền lực, cuộc chiến ác liệt nhất đó là cuộc
chiến giữa Sở do Hạng Vũ đứng đầu và Hán do Lƣu Bang lãnh đạo. Lúc dầu do nhà
Tần quá tàn bạo nên các anh hùng thảo dã đã nổi dậy chống đối với nhà Tần để đem
lại bình yên cho dân chúng, Hạng Vũ và Lƣu Bang cũng nằm trong số ấy. Nhƣng
khi tiêu diệt đƣợc nhà Tần thì tình thế hoàn toàn khác. Theo giao ƣớc của Sở Hoài
Vƣơng: “Hai người vào đất Tần lần này, người nào vào trước được Hàm Dương ta
sẽ phong cho làm vua Tần, người nào vào sau phải chịu làm tôi. Hai khanh nên nhớ

22



×