Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

giá trị nội dung và nghệ thuật trong chinh phu ngâm của hồng liệt bá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.65 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN

PHẠM THANH THẢO
MSSV: 6116152

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG
CHINH PHU NGÂM CỦA HỒNG LIỆT BÁ

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. TẠ ĐỨC TÚ

Cần Thơ, năm 2014
1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Văn học Việt Nam trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ
XIX
1.1.1. Tình hình lịch sử


1.1.2. Quá trình phát triển của văn học Việt Nam trung đại giai đoạn nửa cuối thế
kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
1.1.3. Đặc điểm của nền văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ
XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
1.2. Vài nét về Chinh phu ngâm và thể ngâm khúc
1.2.1. Tác phẩm Chinh phu ngâm
1.2.2. Thể loại ngâm khúc
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA CHINH PHU NGÂM
2.1. Người chinh phu và cuộc chiến tranh phong kiến
2.1.1. Hình ảnh người chinh phu
2.1.2. Cuộc chiến tranh phong kiến
2.2. Nỗi nhớ mong khi người chinh phu tòng chinh
2.2.1. Nỗi nhớ của người chinh phu
2.2.2. Nỗi nhớ của người chinh phụ trong tâm tưởng người chinh phu
2.3. Giấc mơ đoàn viên và khát vọng hạnh phúc lứa đôi
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA CHINH PHU NGÂM

2


3.1. Thời gian nghệ thuật
3.2. Không gian nghệ thuật
3.3. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng
3.4. Ngôn ngữ thơ
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3



A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX là thời kì đỉnh cao của văn
học với những thành tựu rực rỡ nhất trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam trong khi
xã hội phong kiến bắt đầu dấu hiệu của sự suy vong vĩnh viễn. Kiệt tác Truyện Kiều
của Nguyễn Du đã đánh dấu sức mạnh của nền văn học nước nhà, cùng với đó là sự ra
đời của Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều mà theo như Nguyễn Lộc thì đó là
một “lâu đài nghệ thuật bằng ngôn ngữ”.(NGUỒN)
Cũng trong giai đoạn này, người ta đặc biệt chú ý hơn đến số phận của con người
khi hàng loạt những cuộc chiến tranh phi nghĩa nổ ra chỉ vì âm mưu xâm lược và tranh
giành quyền lực. Long đong nhất vẫn là thân phận người phụ nữ khi những hạnh phúc
giản đơn đáng có lại quá đỗi mong manh, khó khăn khi phải bị áp đặt trong vòng giáo
lí phong kiến. Cảm thông cho những bất hạnh đó, bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương
đã dành tất cả những tài hoa của mình để lên tiếng bênh vực người phụ nữ, tố cáo xã
hội phong kiến vô lương bằng sự nghiệp văn thơ khá đồ sộ. Ủng hộ tình yêu tự do và
niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận con người là giá trị nhân đạo cao cả trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du. Và xót xa hơn là khi trải lòng cùng những người chinh
phụ mòn mõi vọng phu khi nước nhà binh biến. Nổi bật ở mảng đề tài đó là tác phẩm
Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, do Đoàn Thị Điểm diễn Nôm. Chinh phụ ngâm
đã đặt hạnh phúc con người trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa, để từ đó ta thấu
hiểu được những tâm tư, những khao khát về một hạnh phúc lứa đôi khi xã hội phong
kiến và chiến tranh đang ruồng rẫy, quay lưng với hạnh phúc con người, đặc biệt là
người phụ nữ.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm
như: Chinh phụ ngâm bị khảo của GS. Hoàng Xuân Hãn, Tiếng nói của Đoàn Thị
Điểm trong Chinh phụ ngâm khúc của GS. Lê Hữu Mục và GS. Phạm Thị Nhung, hay
Đến với Chinh phụ ngâm của Ngô Viết Dinh,… Cũng trong giai đoạn này, song song
với sự ra đời của Chinh phụ ngâm là tác phẩm Chinh phu ngâm của Hồng Liệt Bá. Văn
học trong giai đoạn này quan tâm nhiều hơn đến thân phận người phụ nữ, và các tác giả


4


giành nhiều tình cảm cho người phụ nữ hơn vào những trang viết của mình. Nếu trong
Chinh phụ ngâm, Đoàn Thị Điểm hướng về hình ảnh của người ở lại - một người chinh
phụ đang cô liêu trong nỗi nhớ mong người chinh phu nơi miền chiến địa, những hao
mòn thể xác cũng như những mất mác về tinh thần. Thì ở Chinh phu ngâm, tác gia
Hồng Liệt Bá lại nghĩ về kẻ ra đi – những người chinh phu thể xác đang mệt mõi trấn
giữ biên cương nhưng tâm tư thì nặng mang về người chinh phụ. Tuy nhiên cho đến
nay vẫn rất ít tài liệu về tác phẩm này. Tiếp cận đề tài này, chúng tôi mong muốn
những ai chưa biết về tác phẩm sẽ tìm hiểu và nghiên cứu cụ thể, bởi lẽ dù có thể đây
không phải là một tác phẩm quá nổi bật trong văn học giai đoạn cuối thế kỉ XVIII –
nửa đầu thế kỉ XIX, nhưng cũng giống như Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm,
Chinh phu ngâm của Hồng Liệt Bá mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo hết sức
lớn lao. Đó là tâm sự của một trượng phu trong xã hội cũ, tâm sự của một người chồng
chinh chiến xa quê, và là tâm sự của một người dân bình thường trong cảnh nước non
loạn lạc. Đó còn là tiếng nói chung của cả một dân tộc mà tâm tư đang bị đọa đày đến
cùng cực.
2. Lịch sử vấn đề
Qua quá trình khảo sát và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy Chinh phu ngâm chưa
được coi là vấn đề trung tâm của một công trình nghiên cứu nào. Chinh phu ngâm
nguyên tác chữ Hán đã được Trần Lê Sáng và Phạm Kì Nam sưu tầm, biên dịch trong
cuốn Hợp tuyển ngâm khúc Việt Nam. Ở thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm có tập
sách chữ Hán, nhan đề Chinh phu ngâm khúc, ở trang đầu có: “Hình bộ Thượng thư
Hồng Liệt Bá thuật Chinh phụ ngâm từ điệu, tác Chinh phu ngâm, khước chú minh
bạch” nghĩa là: “Thượng thư bộ Hình Hồng Liệt Bá kể Chinh phụ ngâm bằng từ điệu,
sáng tác Chinh phu ngâm, lại có chú giải rõ ràng”. Trong bộ sách này còn chép: Chinh
phụ ngâm khúc (Hán), Chinh phụ diễn quốc âm (Nôm), Giới túy tửu phú (Nôm), Yên
cảnh ngâm (Nôm),…
Chinh phụ ngâm diễn ca của Đoàn Thị Điểm đã để lại dấu ấn to lớn với sự thành

công về hình ảnh người chinh phụ, điều đó đã đặt ra vấn đề cho rất nhiều công trình
nghiên cứu xoay quanh tác phẩm này. Có lẽ vì thế mà hình ảnh người chinh phu dường

5


như bị quên lãng, tồn tại song song với hình ảnh người chinh phụ, Chinh phu ngâm của
Hồng Liệt Bá đã tái hiện hình ảnh của một chinh phu rong ruổi nơi sa trường cũng
mang tâm tư không khác xa gì người chinh phụ. Chung quy chúng tôi nhận thấy giữa
hai tác phẩm có mối tương quan về nội dung, trên cơ sở các công trình nghiên cứu về
Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, nay chúng tôi xin nghiên cứu về một đề tài mới
là khai thác giá trị nội dung trong Chinh phu ngâm của Hồng Liệt Bá. Trong quá trình
nghiên cứu ắt không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự đóng góp của cán bộ
hướng dẫn để công trình nghiên cứu của chúng tôi hoàn thiện hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài đặc điểm nội dung trong Chinh phu ngâm của Hồng Liệt Bá,
chúng tôi đi sâu vào khai thác những giá trị nội dung cũng như những đặc sắc về nghệ
thuật góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Trên cơ sở khái quát lại nền văn học
trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, những đặc
điểm về sự phát triển của nền văn học nói chung và thể loại văn học nói riêng, nhận
thấy Chinh phu ngâm trong giai đoạn này là một tác phẩm đặc sắc và có sức ảnh hưởng
hết sức sâu rộng. Lần đầu tiên tiếng nói bênh vực quyền lợi con người đồng loạt vang
lên một cách mạnh mẽ.
Về nội dung tác phẩm chúng tôi đi sâu vào khai thác những góc cảm xúc, những
cung bậc tình cảm đan xen khó định nghĩa của nhân vật, những đặc sắc nghệ thuật qua
đó nổi bật lên giá trị nhân đạo mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
4. Phạm vi nghiên cứu
Không nổi bật so với Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, song Chinh phu
ngâm của Hồng Liệt Bá vẫn giữ một vị trí quan trọng trong văn học trung đại Việt
Nam giai đoạn lúc bấy giờ. Tác phẩm đã phơi bày sự nhiễu nhương của xã hội phong

kiến suy tàn đang tuột dốc, đồng thời mạnh dạn đưa bi kịch thân phận con người đến
với mọi người để tìm tiếng nói chung của dân tộc. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi có
tham khảo tư liệu Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX tập I
của GS. Nguyễn Lộc. Và vì hạn chế về tài liệu nghiên cứu tác phẩm này, nên chúng tôi
đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu những thành tựu về nội dung cũng như những đặc sắc

6


nghệ thuật đã tạo nên thành công cho tác phẩm cũng như tạo nên một diện mạo mới
cho văn học giai đoạn này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi là đề tài mang tính lí thuyết, vi mô và là đề tài mới. Để việc
nghiên cứu được thuận lợi và mang tính khoa học, chúng tôi sử dụng một số phương
pháp như:
Phương pháp so sánh: nhân vật trong tác phẩm mang tâm trạng của một kẻ tha
hương vì chinh chiến. Và vì mang tâm trạng của một kẻ tha hương nên cảm xúc cũng
mang nhiều cung bậc, ở những thời điểm khác nhau nhân vật mang những cảm xúc
khác nhau và có khi một tâm tư nhưng mang hai chiều cảm xúc. Mở rộng đề tài, chúng
tôi tiến hành so sánh đối chiếu giữa Chinh phu ngâm và Chinh phụ ngâm, qua đó nhìn
nhận những thành công cũng như những điều chưa thành công của tác giả qua tác
phẩm.
Phương pháp phân tích: phân tích tác phẩm nhiều khía cạnh ở cả phương diện nội
dung và nghệ thuật để từ đó làm nổi bật lên giá trị nhân văn cũng như giá trị nhân đạo
mà tác phẩm mang lại.

7


B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Văn học Việt Nam trung đại giai đoạn nửa cuối TK XVIII nửa đầu
TK XIX.
1.1.1

Tình hình lịch sử

Nếu ở giai đoạn XVI – XVIII, nhà nước phong kiến có những bước phát triển
vượt bật, thế mạnh của tiềm lực kinh tế hàng hóa và giao lưu với thế giới đã ảnh hưởng
đến đời sống của nhân dân ta ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Thì vào nửa cuối thế kỉ
XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX xã hội Việt Nam đã xuất hiện mầm móng của sự khủng
hoảng nghiêm trọng, không lối thoát với diện mạo suy yếu: nông nghiệp đình đốn,
ruộng đất rơi vào tay bọn địa chủ, cường hào, tô thuế bất công tăng vọt. Công thương
nghiệp không có điều kiện phát triển, giẫm chân tại chỗ, giao lưu buôn bán của các
thương nhân bị Chúa Trịnh ngăn cản tuyệt đối làm cho thương nghiệp đình trệ, đời
sống nhân dân điêu đứng, khổ sở. Nền giáo dục dù có phát triển về số lượng song chất
lượng vẫn không có gì đặc biệt, vấn đề thi cử trở thành môi trường mua bán của bọn
thống trị tham tiền và bọn ngu dốt lười biếng. Giai cấp phong kiến thống trị bất lực,
tranh quyền đoạt lợi. vua quan bù nhìn, hoang dâm vô đạo khiến xã hội rối ren điên đảo
càng trở nên mục ruỗng thối nát.
Những mâu thuẫn, xung đột âm thầm diễn ra trong xã hội phong kiến bất công đã
kéo theo những cuộc khởi nghĩa. Giai đoạn này được mệnh danh là “Thế kỉ nông dân
khởi nghĩa” khi hàng loạt các cuộc đấu tranh của nông dân liên tiếp trỗi dậy mạnh mẽ ở
khắp nơi mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn (1771 – 1789) do ba anh em Nguyễn
Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ tổ chức lãnh đạo. Phong trào Tây Sơn là sự quật khởi
của tầng lớp nhân dân bị áp bức đứng lên lật đổ chế độ phong kiến suy tàn, phản dân
hại nước. Phong trào đã thống nhất lãnh thổ, điều hòa cơ sở kinh tế xã hội và ổn định
nhân dân, đặt cơ sơ cho vấn đề thống nhất đất nước.


8


Tuy nhiên sau thắng lợi vẻ vang, phong trào nông dân Tây Sơn đã không phát
huy được vai trò của mình, tạo điều kiện cho sự tấn công của Nguyễn Ánh, đồng thời
nhận được viện trợ từ nước ngoài đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế lập
nên triều Nguyễn. Những buổi đầu, nhằm củng cố địa vị thống trị, triều Nguyễn lập ra
một số chính sách tiến bộ. Tuy nhiên, với một tân triều non nớt vừa mới thành lập vẫn
không sao thoát khỏi sự ảnh hưởng sâu sắc bởi chế độ phong kiến nên đã dần đi vào
con đường phản động và trở thành một triều đại phản động nhất trong lịch sử các triều
đại phong kiến Việt Nam, phản bội nhân dân, cấu kết với bọn thực dân xâm lược.
Năm 1858 thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà, mở đầu
cho cuộc xâm lược Việt nam, đưa nước ta bước qua một bước ngoặt mới.
1.1.2

Quá trình phát triển của văn học Việt Nam trung đại gia đoạn nửa

cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.
Cùng với sự thay đổi tình hình xã hội của đất nước, nền văn học Việt Nam giai
đoạn này cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Trong khi xã hội phong kiến đến độ suy tàn thì
nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX là giai đoạn văn học Việt Nam phát triển
hết sức rực rỡ. Sự mâu thuẫn này cũng không phải khó hiểu vì như C.Mác – nhà triết
học người Phổ từng khẳng định: “Đối với nghệ thuật có những thời kì phồn vinh nhất
định, tuyệt nhiên không có quan hệ gì với sự phát triển chung của xã hội cả, và do đó
cũng tuyệt nhiên không có quan hệ gì với cơ sở vật chất, với cái cốt cách của xã hội,
nếu có thể nói như thế được” (NGUỒN). Hay theo Pơ-lê-kha-nốp: “Nói rằng nghệ
thuật – cũng như văn học – là phản ánh của cuộc sống, như thế là nói lên quan niệm,
mặc dù đúng nhưng vẫn còn rất mơ hồ. Muốn biết nghệ thuật phản ánh cuộc sống như
thế nào, cần phải hiểu cơ cấu của cuộc sống đó. Ở các dân tộc văn minh, thì đấu tranh
giai cấp là một trong những động lực của cơ cấu ấy. Và chỉ sau khi đã xem xét động

lực này, đã khảo sát cuộc đấu tranh giai cấp và đã nghiên cứu các sự chuyển biến
muôn hình vạn trạng của nó, chúng ta mới có thể phát huy ý kiến một cách thỏa đáng
đôi chút về lịch sử tinh thần của xã hội văn minh.”(NGUỒN)

9


Văn học Việt Nam giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn văn học Lê Mạc –
Nguyễn sơ hay văn học cổ điển Việt Nam. Tuy nhiên đó chỉ là những cách gọi chưa
phù hợp về mặt cơ sở.
Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phát
triển mạnh về lực lượng sáng tác so với các giai đoạn trước. Nếu giai đoạn từ thế kỉ X
– XV dưới triều đại nhà Lý, nhà Trần, thời Lê sơ lực lượng sáng tác chính là các nhà
sư, nhà nho. Thế kỉ XVI – nửa đầu thế kỉ XVIII vẫn là các nhà nho, các nho sĩ ở ẩn thì
đến giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX lực lượng sáng tác tuy vẫn là
các nho sĩ quan liêu nhưng bên cạnh đó nho sĩ thuộc tầng lớp bình dân đã chiếm một vị
thế khá đặc biệt trong thành phần tác giả. Bởi lẽ giai đoạn này những người thuộc tầng
lớp bình dân, những người nông dân làm ruộng, những người buôn bán cũng được tạo
điều kiện học tập. Ở giai đoạn này, các nho sĩ có những thay đổi rõ rệt so với các giai
đoạn trước: vốn sống được mở rộng, kiến thức về văn hóa cũng ngày càng phong phú
hơn. Các nho sĩ bình dân đời sống của họ gắn liền với nhân dân, cùng vui niềm vui của
dân và cùng đau nỗi đau của muôn vàn số phận, các nhà văn thuộc tầng lớp quan liêu
cũng không ngoại lệ, họ cởi mở hơn trong cách nhìn nhận xã hội, những tâm tư suy
nghĩ đã không còn gói gém trong khuôn khổ phong kiến ngặt nghèo như trước nữa, họ
biết vung ra, dàn trải ra giữa cuộc đời những cảnh nghèo khổ, long đong của muôn dân
đang tồn tại trong một đất nước chưa thể định đoạt số phận. Chính vì lẽ đó mà giai
đoạn này công chúng văn học được mở rộng không chỉ những người thuộc tầng lớp
trên mà đông đảo là những độc giả thuộc tầng lớp trung và dưới.
Không những thế, nghề in và bán sách ở giai đoạn này có nhiều bước tiến mới
mẻ góp phần thúc đẩy sáng tác văn học, nếu trước đây chỉ có sách của vua chúa mới

được in thì đến giai đoạn này sách của tư nhân cũng có thể được in ấn và lưu giữ.
Văn học nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX mặc dù vẫn xuất hiện nhiều
nhà văn nhà thơ uyên bác lỗi lạc như: Ngô Thời Sĩ, Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích,
Trịnh Sâm,.. Song, văn học chữ Hán không còn chiếm ưu thế nữa. Văn học dân gian
tiếp tục phát triển rộng rãi trong quần chúng dưới nhiều thể loại khác nhau: ca dao, tục
ngữ, vè,.. Tuy nhiên, nhà nước Lê – Trịnh không cho nhân dân in truyện dân gian của

10


mình, vì vậy thơ văn truyền lại vẫn còn bị hạn chế. Văn học trào phúng phát triển mạnh
mẽ với: Trê Cóc, Trạng Quỳnh, Truyện tiếu lâm,.. nhằm châm biếm, mỉa mai, đả kích
chế độ phong kiến giả dối. Văn học chữ Nôm phát triển đến cực thịnh, đưa văn học
tiếng Việt thời trung đại, cận đại đến cổ điển. Các thể tài ngâm khúc, truyện thơ Nôm,
hát nói phát triển đến độ kết tinh trong những kiệt tác, có thể kể đến: Chinh phụ ngâm
diễn ca của Đoàn Thị Điểm, Chinh phu ngâm của Hồng Liệt Bá, Cung oán ngâm khúc
của Nguyễn Gia Thiều,…và đỉnh cao là Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn
Du. Ngoài ra ở giai đoạn này còn phải kể đến những nữ sĩ được mệnh danh là “bà chúa
thơ Nôm” Hồ Xuân Hương với những bài thơ châm biếm giành quyền lợi phụ nữ, bà
huyện Thanh Quan với những bài thơ u buồn đậm chất hoài cổ, và công chúa Ngọc
Hân với Ai tư vãn.
1.1.3

Đặc điểm của nền văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế

kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.
Khác với các hình thái ý thức khác thuộc thượng tầng kiến trúc của xã hội, văn
học phát triển có tính độc lập và có tính kế thừa đậm nét hơn, giai đoạn nửa cuối thế kỉ
XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX là giai đoạn thuần thục của nền văn học viết dưới chế độ
phong kiến, đặt cơ sở để nền văn học dân tộc bước sang thời kì hiện đại, nền văn học

dân tộc phát triển rực rỡ cả về số lượng lẫn chất lượng, nhất là về chất lượng.
Văn học chữ Hán ở giai đoạn này dù không có thế mạnh bằng văn học chữ Nôm.
Tuy nhiên so với giai đoạn trước thì số lượng tác phẩm rất nhiều và đạt được những
thành tựu đáng kể, xuất hiện những nhà văn nhà thơ lỗi lạc như: Phan Huy Ích, Trịnh
Sâm, Ngô Thời Sĩ,…
Văn xuôi chữ Hán giai đoạn này vẫn là văn xuôi chính luận, văn xuôi tự sự và
đặc biệt là văn kí sự, ghi chép lại những bước đi của đất nước trong chiều dài lịch sử
mà Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái là một tác phẩm tiêu biểu. Thơ chữ
Hán vẫn giữ nguyên như cũ, chủ yếu là thơ Đường luật, ngoài ra còn có thể thơ trường
thiên, cổ phong,…
Văn học chữ Nôm phát triển vượt bật chưa từng thấy, bởi ở giai đoạn này vấn đề
cấm chữ Nôm đã không còn tác dụng, việc mở rộng dạy học ở nông thôn góp phần làm

11


tăng cường đội ngũ sáng tác. Dù đi ngược với tình hình xã hội lúc bấy giờ, song sự
phát triển của văn học vẫn chịu sự quy định chặt chẽ của xã hội, chịu ảnh hưởng của
đời sống xã hội, quan niệm sáng tác của tác giả ở giai đoạn này cũng có những thay đổi
đáng kể.
Mặc dù còn mang những hạn chế của thời đại và giai cấp xuất thân quy định
nhưng hình thức và nội dung đều đổi mới, hoàn thiện và có những bước tiến đáng kể:
Về hình thức:
Các thể loại truyền thống vẫn được duy trì và phát triển, đáng chú ý hơn đây là
thời kì thịnh vượng của truyện thơ Nôm và khúc ngâm với sự ra đời của Chinh phụ
ngâm của Đoàn Thị Điểm và đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du đã làm sắc nét
cho bộ mặt văn học ở giai đoạn này.
Thơ Đường luật của Hồ Xuân Hương, bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ
đạt đến trình độ điêu luyện và tinh tế hơn. Tuy nhiên thơ Đường luật ở giai đoạn này
lại khởi sắc hơn bao giờ hết, dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương những niêm luật khắc

khổ của thơ Đường dường như được tẩu thoát, vận dụng những câu đối trong thơ
Đường, bà tạo ra những tình tiết tương phản hấp dẫn, hay cách gieo vần linh hoạt gửi
vào đó một chút dung tục của đời thường đã tạo nên tiếng cười ngạo ngễ khinh bạc, đả
kích kịch liệt vào xã hội phong kiến đồi bại, thối nát, lên tiếng bênh vực quyền lợi con
người, nhất là người phụ nữ. Thơ Đường của bà huyện Thanh Quan lại mang một màu
sắc khác, với ngôn từ trau chuốt được vận dụng vào thể thơ đúng luật, thơ của bà huyện
Thanh Quan mang đậm chất hoài cổ, âm hưởng thơ dạt dào, lắng đọng.
Truyện và kí có khuynh hướng vươn lên tiểu thuyết.
Các hình thức nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng cũng phát triển đến độ mẫu
mực.
Nếu thể ca trù xuất hiện từ thế kỉ XVI nhưng không được dùng thì đến đầu thế kỉ
XIX thể loại này đã được dùng lại phổ biến và đạt trình độ uyên thâm với các nhà thơ
như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,… Ca trù là một thể thơ trữ tình ngắn, cách luật
thoải mái, có dung lượng lớn hơn so với thể thơ Đường luật và cho đến ngày nay thể

12


loại ca trù đã có một vị thế quan trọng như là một trong những di sản văn hóa truyền
thống của dân tộc.
Về phương pháp sáng tác: ở giai đoạn này vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
chủ nghĩa quy phạm, lấy tiêu chuẩn, chuẩn mực tuyệt đối để sáng tác dẫn đến hình thức
ước lệ tượng trưng. Song song đó, khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực khá phát triển,
có thể thấy rõ qua Truyện Kiều của Nguyễn Du và Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô
Gia văn phái.
Ngôn ngữ thơ trong văn học chữ Nôm cũng có những chuyển biến tích cực, ngôn
ngữ bình dị gần gũi với đời sống dân tộc, xu hướng này dù đã xuất hiện từ trước nhưng
đến giai đoạn này mới thực sự được phát triển và phổ biến.
Về nội dung:
Không giống những giai đoạn trước đề tài chỉ nằm trong khuôn khổ giáo lí phong

kiến, giai đoạn này đề tài được mở rộng hơn, đề cập đến nhiều vấn đề liên quan gần gũi
với đời sống con người.
Chủ đề nổi bật lên hai mảng lớn, đó là tình yêu đôi lứa và số phận con người. Lần
đầu tiên văn học Việt Nam ta bắt gặp hình ảnh một người phụ nữ:
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Và cũng tỏ ra bạo dạn khi tự ý quyết định tình yêu hạnh phúc cho bản thân, vượt
qua những rào cản, định kiến của xã hội phong kiến:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
Cùng với những thái độ suy nghĩ chống lại chế độ phong kiến, số phận con người
trong giai đoạn này cũng trở nên đáng thương hơn, bế tắc hơn. Đặc biệt là vấn đề về cái
chết, sự lụng bại của chế độ phong kiến đã áp đặt lên số phận con người những bất
hạnh nghiệt ngã.
Hình tượng trung tâm của văn học giai đoạn này là con người, đặt biệt là người
phụ nữ, phản ánh số phận của con người đang tồn tại trong một xã hội phong kiến suy
tàn. Có thể nói chưa có giai đoạn nào nói nhiều về người phụ nữ như giai đoạn này, và
cũng trong giai đoạn này, hình ảnh người phụ nữ được khắc họa nổi bật nhất, thành

13


công nhất. Từ xưa, số phận của người phụ nữ đã bị trói buộc khắc khổ trong vòng giáo
lí của xã hội phong kiến, đó như là một sự áp đặt số phận không sao tránh khỏi được.
Như Nguyễn Du đã từng nói:
Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu.
Người phụ nữ xuất hiện trong văn học giai đoạn này là những người phụ nữ bị áp
bức toàn diện về thể xác, tinh thần lẫn giới tính. Không chỉ những người xuất thân ở
tầng lớp bình dân mà những người phụ nữ thượng lưu đôi khi cũng mang nhiều tâm sự.
Nói về người phụ nữ giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, tác giả đã

giành những sự trân trọng, cảm thông chân thành, đồng thời ngợi ca những đức hạnh
tốt đẹp mà đạo đức phong kiến đã dạy cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến
đương thời.
Đặc biệt là khắc họa rõ nét những tâm tư tình cảm cũng như nguyện vọng của cá
nhân mà văn học ở các giai đoạn trước chưa đề cập sâu sắc.
Khuynh hướng chính của văn học giai đoạn này là chủ nghĩa nhân đạo và phê
phán hiện thực.
1.2 Vài nét về Chinh phu ngâm và thể ngâm khúc
1.2.1 Tác phẩm Chinh phu ngâm
Chinh phu ngâm là lời than vãn của người chinh phu xông pha ngoài trận mạc,
hay còn có nhan đề khác là Chinh phu ngâm khúc, là tác phẩm văn vần của Hồng Liệt
Bá ra đời vào thế kỉ XVIII (không rõ năm cụ thể) và được dịch ra bằng thơ Nôm, thể
thơ song thất lục bát.
Tác phẩm chủ yếu viết theo lối tập cổ, dài 464 câu thơ, các câu thơ dài ngắn
khác nhau, câu ngắn nhất 3 chữ, câu dài nhất 11 chữ.
Chinh phu ngâm có hình thức là một lời độc thoại nội tâm của nhân vật chính là
người chinh phu lên đường ra chiến trận, than thở về những cô đơn cũng như nỗi nhớ
vợ, nhớ quê hương có lúc thiết tha sâu lắng, khi ầm ĩ dập dồn.
Mở đầu khúc ngâm là hình ảnh cuộc chiến tranh tàn khốc khi trời đất như chìm
ngập vào một màu đen, vẳng theo đó là âm thanh của trống chiêng chốn kinh thành

14


vang lên dữ dội. Chốn quan ải, ngoài đối mặt với núi non hiểm trở, quân thù ác độc,
thời tiết khắc nghiệt với cái lạnh cắt da, trong lòng người chinh phu còn ngỗn ngang
với trăm bề tâm sự, đau đáu trong tâm tư một nỗi đau của người dân nô lệ, càng cố
gắng cứu lấy quốc gia bao nhiêu thì lòng người chinh phu thiết tha trở về quê hương
bấy nhiêu, nhất là mong gặp lại người vợ hiền đang cô đơn nơi phòng khuê lặng lẽ.
Đắm chìm trong nỗi nhớ thương, đã có lúc người chinh phu gửi gắm linh hồn

mình vào nỗi nhớ thương của người vợ, chàng hóa thân vào người chinh phụ và hiểu
thấu rằng người chinh phụ cũng ngày qua ngày mòn mõi mong chờ hình bóng của
chinh phu, một xác thân tiều tụy với khuôn trăng nhợt nhạt biếng điểm trang, trau
chuốt như thường ngày. Chán chường với những nhớ thương, người chinh phu và
chinh phụ càng tủi thân hơn trước cảnh ong quanh bướm lượn, như trêu đùa bỡn cợt
với nỗi cô đơn đang trự trị ở trong lòng. Thương nhớ chín mùi, người chinh phụ vượt
qua nỗi cô đơn để ước mơ về một ngày mai đoàn viên hạnh phúc, nhưng bất mãn là sau
những nhớ mong người chinh phu vẫn chưa trở về như bao lời hẹn ước.
Kết thúc tác phẩm là khúc ca khải hoàn của ngày chiến thắng, dù không đúng
như những lời hẹn trước lúc ra đi, nhưng giờ đây người chinh phu đã thực sự trở về,
được nhà vua ban thưởng và họ cùng nhau sống những ngày êm đềm hạnh phúc trong
một đất nước thanh bình.
1.2.2

Thể loại ngâm khúc

Ngâm khúc là thể loại trữ tình trường thiên thuần túy Việt Nam viết dưới hình
thức song thất lục bát. Ngâm khúc là một thể loại cơ bản, có vị trí quan trọng trong văn
học Việt Nam trung đại. Đã có những kiệt tác ra đời dưới thể loại ngâm khúc như:
Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm,
Chinh phu ngâm của Hồng Liệt Bá,… Tuy nhiên cho đến nay thể loại ngâm khúc vẫn
chưa có một khái niệm cụ thể nào.
Dưới góc nhìn của các nhà ngôn ngữ học như Nguyễn Văn Khôn thì cho rằng:
“Ngâm là tiếng than thở, tiếng rên; khúc là bản đàn, bản nhạc”. Lê Văn Đức lại khác:
“Ngâm là một động từ đọc với giọng lên xuống kéo dài, khúc là ca khúc. Ngâm khúc là

15


bài văn vần tả cảnh với nhiều tình cảm, nhưng thường làm theo lối song thất lục bát”.

(NGUỒN)
Còn dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu văn học như Dương Quản Hàm thì
khẳng định: “Ngâm là một bài văn tả tả những tình cảm ở trong lòng, thứ nhất là
những tình buồn, sầu, đau, thương. Các ngâm khúc trong văn ta thường làm theo thể
song thất lục bát, thường gọi tắt là thể song thất”. Hoặc theo Lê Bá Hán - Trần Đình
Sử - Nguyễn Khắc Phi lại cho rằng: “Ngâm khúc là thể thơ trữ tình dài hơi, thường
làm theo thể song thất lục bát để ngâm nga, than vãn nhằm bộc lộ những tâm trạng,
tình cảm buồn phiền, đau xót triền miên day dứt. Vì thế, ngâm khúc còn được gọi là
khúc, vãn hay thán” [6, tr.137]. Hay trong “Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại
Việt Nam” Trần Đình Sử xác định: “Ngâm khúc là một thể loại văn học trung đại Việt
Nam. Tinh thần bi kịch thể hiện ở chỗ tìm lại giá trị nhân sinh mà không được, không
cam chịu mất mác giá trị mà đành bất lực và do bất lực mà lòng bất lực càng mạnh
thêm, day dứt hơn”.(NGUỒN)
Thể loại ngâm khúc là sản phẩm được kết hợp nhuần nhuyễn giữa thể thơ song
thất lục bát với phương thức trữ tình dài hơi. Chung quy có thể khẳng định: “Ngâm
khúc trung đại Việt Nam là một thể loại của văn học dân tộc. Thể loại này dùng hình
thức song thất lục bát, trường thiên, bằng chư Nôm hoặc chữ Hán để thể hiện”.
(NGUỒN). Chức năng của ngâm khúc nhằm bộc lộ tâm trạng, tình cảm buồn phiền,
đau xót, dai dẳng triền miên đứng yên hay ít phát triển, hay “khúc ngâm có nhiệm vụ
phơi trải lòng đau xót, sầu tủi, tiếc hận của mình” mà Trần Đình Sử đã nhấn mạnh
trong “Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam”. Nội dung của nó đa dạng,
phong phú, phản ánh nhiều cung bậc của đời sống tình cảm con người trung đại.
Trần Đình Sử nhận định: “hình thức của ngâm khúc là song thất lục
bát”(NGUỒN). Song thất lục bát là thể thơ cách luật thuần túy Việt Nam. Đơn vị cơ
bản là một tổ hợp gồm bốn câu, trong đó có hai câu thất ngôn và hai câu lục bát. Nếu
hai câu thất ngôn đúng trước hai câu lục bát đứng sau thì gọi là song thất lục bát, ngược
lại nếu hai câu lục bát đứng trước hai câu thất ngôn đứng sau thì gọi là lục bát gián
thất. Thực chất thể loại ngâm khúc hình thức song thất lục bát là thể loại có sự kết hợp

16



giữa hai yếu tố thể loại: thể loại ngâm khúc và thể loại song thất lục bát. Tác phẩm mở
đầu cho thể loại ngâm khúc hình thức song thất lục bát là Cung oán ngâm khúc của
Nguyễn Gia Thiều mà theo Nguyễn Lộc thì đó là một tác phẩm đạt đến đỉnh cao nhất
về một “lâu đài nghệ thuật bằng ngôn ngữ”.
Ngâm khúc hình thức song thất lục bát trung đại Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ XVI,
phát triển cực thịnh vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX và kết thúc vào cuối thế kỉ
XIX.
Chính những yếu tố như vần, điệu, nhịp của thể song thất lục bát hòa quyện nhịp
nhàng vào giai điệu ngân nga của thể ngâm khúc mà trong “Mấy vấn đề thi pháp văn
học trung đại Việt Nam” đã khẳng định rằng: “Ngâm khúc đã phát triển đến tột độ
quan niệm tự tình của thơ trữ tình trung đại. Chính việc kể lể tình cảm mới tạo khả
năng sáng tác được khúc ngâm dài mà không cần cốt truyện”. (NGUỒN)
Dù ra đời và phát triển trong một thời gian không đủ dài, song thể loại ngâm
khúc hình thức song thất lục bát giữ một vị trí quan trọng trong thể loại văn học Việt
Nam. Ngâm khúc thường dùng nhiều từ Hán Việt cho câu thơ thêm trang trọng, thể thơ
song thất lục bát có câu song thất vần trắc xen câu lục bát vần bằng, có vần chân và vần
lưng khiến cho âm điệu gần với tình cảm xót xa, ai oán. Nên: “Ngâm khúc có khi là
khúc ca ai oán tình sầu, có khi là nỗi buồn thăm thẳm nhưng không bao giờ nó thoát ra
buổi hoàng hôn đầy bất trắc của bóng tối phong kiến đương thời”.(MẠNG)

17


CHƯƠNG 2:
ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA CHINH PHU NGÂM
2.1

Người chinh phu và cuộc chiến tranh phong kiến


2.1.1

Hình ảnh người chinh phu

Trong đời người có nhiều cuộc chia ly và khi chiến tranh nổ ra đó lại là những
cuộc chia ly không hề biết trước. Được lệnh tòng quân, thân nam nhi phải lên đường ra
chiến trận:
Thuở trời đất gió mưa mờ mịt,
Lúc anh hùng vào cuộc đua tranh.
Rũ bỏ chiếc áo phong trần nặng tình nhà, người làm trai khoác lên mình chiếc áo
giáp binh để vẹn tròn nợ nước. Hình ảnh người chinh phu rong ruổi đến dinh đại tướng,
đến lầu rồng để nhận ấn và cờ như đã rất sẵn sàng cho cuộc chiến tranh đương bùng
nổ:
Mong trao cờ ấn sân rồng,
Hịch lông đâu đã tới gần tướng dinh.
Giáo điều phong kiến ngày xưa đã dạy đấng trượng phu phải biết tam cương ngũ
thường, trong tam cương có Quân thần cương: trung với vua, với quốc gia dân tộc và
một lòng vì vua vì quốc gia dân tộc mà phò tá. Nguyễn Công Trứ ngày xưa cũng có
câu:
Chí làm trai Nam Bắc Tây Đông
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
Và:
Nam nhi chi chí, đầu đội trời, chân đạp đất.
Lễ giáo phong kiến khắc nghiệt áp đặt lên số phận con người những bất hạnh
không sao tránh khỏi, đẩy con người và hạnh phúc ra một khoảng cách rất xa nhau. Vì
thế khi chiến tranh bùng nổ, họ quyết định hi sinh hạnh phúc cá nhân để một lòng lên
đường chiến đấu, ra đi bằng một tấm lòng tự nguyện dù trái tim có biết bao điều xót xa,
tiếc nuối. Người chinh phu xuất hiện trong tác phẩm là một người trai không rõ lai lịch,


18


tên tuổi,..một người chinh phu trong hàng ngàn hàng vạn người chinh phu nối tiếp
nhau lên đường ra mặt trận.
Được lệnh tòng quân, người chinh phu – cũng như biết bao người chinh phu
khác, phải tha hương trên chính quê hương mình, là vì khi ra đi, họ không biết mình sẽ
đi bao lâu, khi nào về và không biết rõ chuyến đi này có phải là chuyến đi sau chót? Bi
kịch của người chinh phu là bi kịch của một tên lính bị đày đi trấn giữ biên cương như
một tên tù khổ sai. Quay mặt với người vợ đang lẻ loi, với mẹ già đang yếu, với cả cái
không gian quen thuộc nơi quê nhà để lên đường chuẩn bị cho một cuộc chiến nơi biên
ải xa xôi. Hình ảnh đoàn quân đi hào hùng, oai vệ:
Đoàn quân đi tinh kì phấp phới,
Hình ảnh xưa chăn gối xa dần.
Phận làm trai với biết bao nghĩa vụ, biết bao bổn phận chưa kịp hoàn thành, bổn
phận làm chồng và nghĩa vụ làm con, nay nước nhà lâm nguy thì bổn phận và nghĩa vụ
ấy đành quy về cho việc nước. Khi tiếng trống kêu quân giòn giã vang lên thì đó là lúc
người trai thắt lòng giã từ hạnh phúc:
Cờ bay gợi mối sầu trường,
Rung rinh nhạc ngựa thoáng buồn tình xưa.
Không mang nét dũng tướng mạnh mẽ của tuấn kiệt Lục Vân Tiên, cũng không
đượm vẻ dũng mãnh khí phách tung hoành trong bốn bể như Từ Hải, hình ảnh người
chinh phu hòa quyện vào đoàn quân đang trùng trùng tiến lên phía trước, và đoàn quân
ấy là đoàn quân của cả một tập thể dân tộc anh hùng, mà trong đó, người chinh phu
trong tác phẩm là tượng trưng cho một trượng phu tiêu biểu, chàng mang đủ khí phách
của một anh hùng phong kiến. Vẫn thanh gươm yên ngựa gắn bó với những chiến binh
nơi sa trường, người chinh phu xuất hiện như một trang hào kiệt:
Chém rồng rắn, búa tay vung,
Áo bào thắt chặt, cáo chồn đuổi xa.
Nước Việt Nam trải qua hàng ngàn năm bị đô hộ, sự đô hộ đó đã nuôi lớn sự căm

giận và quyết thắng. Trong mỗi từ ngữ mà tác gia Hồng Liệt Bá viết về người chinh
phu đều sâu đậm những cảm tình và suy nghĩ. Cái đáng mơ ước của con người sống

19


trong thời đại lúc bấy giờ là có thể sống trong một đất nước yên bình có Vua yêu dân
và dân yêu nước để họ có thể đằm ấm bên gia đình, với những hạnh phúc nhỏ nhoi,
nhưng trớ trêu thay ngay khi cuộc sống đang lửa hương nồng đượm thì tiếng trống kinh
thành đã báo hiệu một cuộc chia ly, hỏi sao lòng người không oán hận? Mỗi lưỡi gươm
khi vung lên cao rồi hạ sát lên đầu giặc đều mang nặng một nỗi căm hờn. Đằng sau
hình ảnh oai vệ kiêu hùng của người chinh phu trên mặt trận là nỗi đau của một người
dân bình thường đang đối mặt với cái chết cận kề, với nguy cơ mất nước, với những
bất hạnh khi sống trong xã hội đầy bất công và đang thối nát này.
Hờ hững với hạnh phúc gia đình đang chờ đợi, trái tim người chinh phu phải
gắng gượng nhường đường cho một tình cảm khác lớn lao hơn, đó là tình yêu quê
hương đất nước. Có biết bao tình cảm đang thổn thức đang bồi hồi trên ngực, người
chinh phu lặng lẽ hòa nhịp đập trái tim mình theo tiếng trống giục bước hành quân:
Khắp thành chiêng trống râm ran,
Bước theo nhịp trống hàng hàng quân đi
Tiếng trống chiêng ngân vang hòa điệu nhịp nhàng với từng bước đi của hàng
lính, đội quân như vĩ đại thêm ra khi “hàng hàng quân đi”, nối đuôi nhau rộn rã “khắp
thành”. Một tập thể anh hùng đang tiến bước hành quân nhưng từ sâu thẳm bên trong
họ là cả một nỗi sầu mang nặng, sầu cho bản thân và sầu cho thời cuộc bấy giờ.
Một người nam nhi, dẫu cho trên chiến địa có mạnh mẽ đến đâu, nơi sa trường có
khí phách đến thế nào thì ở đâu đó trong trái tim vẫn có những yếu mềm nhất định. Đó
là cái yếu đuối của một người chồng chưa bao giờ nguôi nhớ vợ, cái yếu đuối của một
người làm con khi chữ hiếu bất thành. Những ngỗn ngang những suy tư mà người
chinh phu mang nặng bên mình khi chiến đấu:
Nỗi nhớ quê vò tơ trong dạ,

Mối sầu này như lửa đốt da.
nhưng những yếu đuối thường tình đó không đủ làm nhục chí anh hùng, nó tiếp
cho người chinh phu thêm sức mạnh và nghị lực, thêm miềm tin về một ngày mai toàn
thắng.

20


Buổi chia ly của những ngày về không hẹn trước, chàng gửi lại cho người vợ
hiền những trách nhiệm mình chưa trọn vẹn hoàn thành:
Nàng hãy lo tề gia chẳng lối,
Rời kinh kì tướng giỏi ra quân.
Đó như một lời nhờ cậy và như một lời tiễn dặn, vì biết đâu một mai trên chiến
trường, người chinh phu vô tình gục ngã thì cái trách nhiệm đó chàng đã phó thác được
cho người vợ của mình.
Trên chiến trường, người chinh phu kiên cường hơn khi phải đối mặt với cái giá
lạnh khắc nghiệt của thời tiết:
Hàm Quan tuyết trắng một vùng,
Thành băng gươm lóe sáng cùng nắng mai.
Tuyết ngập thành làm phai lông quạ,
Sương ngoài thành sắc ngựa hoen hoen.
Những tảng băng của lạnh giá dựng lên như một bức tường thành vĩ đại, tuyết đủ
sức làm cho lông quạ nhạt màu, sương đủ sức làm hoen hoen sắc ngựa. Nhưng dẫu có
giá lạnh đến đâu, có buốt rét đến thế nào thì cái giá lạnh ấy cũng không thể giết chết đi
người chinh phu anh dũng, mà cái giá lạnh từ sâu thẳm tâm hồn mới thật sự đáng sợ,
nó đang hoành hành đang hủy nát tâm hồn tráng sĩ:
Trời đêm sương ướt áo khăn,
Bổng nơi quan ải chạnh lòng nhớ quê.
Người chinh phu xông pha trận mạc, đối đầu với những hiểm nguy nhưng luôn
xem thường cái chết, chỉ sợ nhất là nỗi nhớ, nhưng nỗi nhớ lại luôn đeo bám họ trong

suốt con đường chinh chiến. Người chinh phu dù anh dũng kiên trung nhưng có khi
cũng đáng thương và tội nghiệp. Nỗi nhớ thương đau đáu trong lòng, nhưng không vì
thế mà người chinh phu trở nên mềm yếu:
Trải nhiều năm biên cương lận đận,
Dẹp bên đông lại dẹp bên tây.
Giáo điều phong kiến đã nuôi lớn khí phách của người chinh phu, giờ đây ra
chiến trận khí phách ấy thêm hào hùng, vĩ đại hơn bao giờ hết.

21


Hình ảnh người chinh phu không được tác giả khắc họa rõ nét, người chinh phu
xuất hiện với một hình ảnh nhạt nhòa không cụ thể nhưng hòa vào hàng vạn người
chinh phu khác đó là cả một thành quách anh hùng không bao giờ sụp đổ.
2.1.2

Cuộc chiến tranh phong kiến

Chiến tranh nổ ra, dù đúng dù sai, chính nghĩa hay phi nghĩa đều gây ra cho con
người những tổn thương nhất định. Từ khi dựng nước Văn Lang, trải qua quá trình
dựng nước trường kỳ, trên đất nước đã có biết bao vết sẹo, những vết sẹo dài ngắn khác
nhau. Nhưng có lẽ vết sẹo lớn nhất chính là nỗi đau của muôn dân thiên hạ. Nếu ngày
xưa vì chiến tranh, nàng Tô Thị phải chờ chồng ôm con hóa đá, người chinh phụ trong
Chinh phụ ngâm lạnh lùng chiếc bóng khi chờ đợi người chồng nơi trận tuyến xa
xôi,…thì chiến tranh ở đây mang thương nhớ đi theo người chinh phu ra tận ngoài
chiến địa, tâm trạng của một người gánh tất cả mọi trách nhiệm, mang nợ nước nặng
tình nhà.
Cũng giống như cuộc chiến tranh trong Chinh phụ ngâm:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi


Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
Cuộc chiến trong Chinh phu ngâm cũng không kém phần ác liệt:
Thuở trời đất gió mưa mờ mịt
Lúc anh hùng vào cuộc đua tranh
Thái Hư ai đã tạo thành
Chiến tranh được báo hiệu bằng sự chuyển đổi của trời đất, vừa lúc đất nước loạn
li thì đất trời dường như cũng đau thương tan tác, thật không hay có chăng là một cảnh
đất trời trong tưởng tượng? Chiến tranh bao giờ cũng gay go và dữ dội, chiến tranh làm
thay đổi đời người và thay đổi đất trời, thiên nhiên như cũng cuồng phong bão tố khi
gió mưa phủ kín cả không gian. Hòa vào khói lửa chiến tranh, đất trời cũng nổi cơn
thịnh nộ, hình ảnh “trời đất gió mưa mờ mịt” càng làm tăng thêm sự khốc liệt của chiến
tranh.

22


Khi có những mâu thuẫn, những tham vọng là khi những hòn than đỏ rực chiến
tranh bắt đầu nhen nhúm lửa, đó cũng là lúc con người phải đối mặt với những tan
thương, con lìa cha, vợ lìa chồng,… Chiến tranh nổ ra, dù muốn dù không thì những
người chinh phu vẫn phải lên đường chiến đấu, bởi lẽ có thể họ sẽ chết đi nhưng đó là
cách để họ tồn tại. Vừa có lệnh xuất chinh, hình ảnh người chinh phu vội vã đến dinh
đại tướng càng làm cho cuộc chiến tranh thêm khốc liệt hơn, nghiêm trọng hơn:
Mong trao cờ ấn sân rồng,
Hịch long đâu đã tới gần tướng dinh.

Sớm nghe sứ giục trong thành,
Quên nhà vì nước chiến tranh xá gì.
Đất nước ta chịu hàng ngàn năm đô hộ, trong hàng ngàn năm đó có biết bao binh
biến, biết bao rối ren: những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, những cuộc chiến giữa

các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, hay cả những cuộc đấu tranh của nhân
dân chống lại triều đình phong kiến thối nát. Chiến tranh dường như đã không còn xa
lạ với con người.
Giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc, Đàng
Trong chúa Nguyễn thành lập triều đình riêng, nhưng rồi suy thoái, binh biến triền
miên, đời sống nhân dân muôn vàn cực khổ. Cuộc chiến tranh được nhắc tới trong
Chinh phu ngâm không rõ ràng là cuộc chiến tranh nào, vì nó không có thời gian xác
định, không có một nhân vật lịch sử nào và địa danh địa cảnh cũng không cụ thể. Có
thể đó là cuộc khởi nghĩa nông dân do ba anh em Nguyễn Huệ lãnh đạo năm 1771 hoặc
là một cuộc chiến tranh trong tưởng tượng mà tác gia Hồng Liệt Bá đã tưởng tượng ra
để gửi gắm tâm ý của mình.
Đề tài chiến tranh hẳn không còn xa lạ đối với nền văn học trung đại, xuất hiện
trong rất nhiều tác phẩm, dù có được nhắc đến cụ thể hay không thì chiến tranh vẫn là
một trong những nguyên nhân chính để tạo cảm xúc cho tác giả. Chiến tranh đã lặng lẽ
mang đi mối tình dại khờ vừa chớm nở của Thúy Kiều và Từ Hải, để từ đó Nguyễn Du
cho ra đời đoạn Chí khí anh hùng đầy tài nghệ. Trải qua biết bao bất hạnh trong cuộc

23


sống, Kiều may mắn gặp Từ là người đã cứu vớt cuộc đời cô, hạnh phúc hơn khi đó lại
là một anh hùng cái thế, đầu đội trời chân đạp đất. Nhưng oan nghiệt thay, cuộc chiến
tranh phong kiến đã nuôi lớn chí khí anh hùng của người trượng phu đa tình mang tên
Từ Hải, chiến tranh mang Từ Hải rời khỏi Thúy Kiều cũng đã đánh dấu một bất hạnh
mới trong cuộc đời nàng. Hay trong Chinh phụ ngâm, chiến tranh lại là một con át chủ
bài để hòa điệu vào những khúc ngâm của người chinh phụ. Chiến tranh gây nên những
chia ly và là nguyên nhân của biết bao nỗi bất hạnh khi vừa tiễn người chinh phu ra
trận, người chinh phụ quay về đối diện với những trống trải những cô đơn của căn
phòng đơn chiếc, những rối rắm trong suy nghĩ và cả những nỗi sợ khủng khiếp về số
phận của chồng nơi chiến trường khốc liệt…

Chiến tranh – và những cuộc chia ly xuất hiện, chiến tranh gieo rắc cô đơn cho
người ở lại và gợi mối sầu trường cho kẻ ra đi, nếu Đặng Trần Côn dành những thông
cảm của mình để thấu hiểu tâm trạng của người chinh phụ đến như vậy thì thử tưởng
tượng tâm trạng của người chinh phu như thế nào? Thấu hiểu những cô đơn của người
chinh phụ, càng thấu hiểu rõ hơn nỗi lòng của người chinh phu, tác gia Hồng Liệt Bá
đã viết nên Chinh phu ngâm bằng cả tấm chân tình.
Chiến tranh hiện lên trong tác phẩm là bạn đồng hành của nỗi đau và là kẻ thù
của hạnh phúc, chiến tranh mang bao giấc mơ của con người đi xa, khiến bao người
trai trẻ trở thành chinh phu và bao phụ nữ thành người chinh phụ. Chiến tranh trong tác
phẩm hiện lên nhạt nhòa không cụ thể nhưng ta có thể hình dung cuộc chiến tranh
trong Chinh phu ngâm cũng như bao cuộc chiến tranh khác, khói lửa mù mịt, chết
chóc, tan thương, những cái chết không được báo trước. Người chinh phu, ngày chinh
chiến, đêm ngủ trên yên ngựa, trong khoảnh khắc đó không phải là giấc ngủ mà là
những ngổn ngang tâm sự, những đau khổ của thể xác lẫn tinh thần đang dày vò, những
tổn thương mất mác không sao bù đắp được. Khốn khổ nhất là khi nỗi nhớ về người
chinh phụ đang thiêu đốt trọn vẹn trái tim chàng.

24


2.2

Nỗi nhớ mong khi người chinh phu tòng chinh

2.2.1

Nỗi nhớ của người chinh phu

Chiến tranh mang người chinh phu biền biệt ngoài chiến địa, thân thể người
chinh phu đã nguyện phó thác cho sông núi, duy chỉ có nỗi nhớ là còn tồn tại sôi nổi

trong tâm hồn chàng. Có thể chia ly chưa bao giờ là đau khổ nhất. nhưng chia ly luôn
tồn tại trong lòng người chinh phu nỗi nhớ, nỗi nhớ triền miên cũng đủ làm cho trái tim
người trai trẻ héo hon. Chốn quan ải, người chinh phu xót xa hình dung tình cảnh cô
đơn của người chinh phụ:
Thương nàng gối chiếc sương rơi,
Thương nàng chăn lẻ trăng soi trước rèm.

Đêm chăn đơn buồn thương sương nhiễm,
Nửa gối đầu dạ những hoang mang.
Chàng nơi biên ải xa xôi, nàng ở quê nhà ngóng trông chờ đợi, hai người như ở
hai thế giới cách biệt nhau nhưng họ cùng nhau hướng nhìn về một phía, đó là ánh
trăng đang thao thức trên đầu. Trăng thường là người bạn đời của nhân vật trữ tình
trong thi ca, bởi lẽ khi nỗi cô đơn không được giải thoát người ta thường nhìn về phía
ánh trăng để thiêu đốt tảng băng trong lòng mà cảm thấy dễ chịu hơn. Người chinh phu
ngày chiến đấu, đêm nằm nhìn lên bầu trời mà thương nhớ về người vợ đang cô đơn,
chàng nhìn thấy hình ảnh của một người đàn bà lẻ loi không khác nào góa phụ:
Thương nàng gối chiếc sương rơi,
Thương nàng chăn lẻ trăng soi trước rèm.
đang “gối chiếc”, “lẻ chăn” trước ánh trăng bên khung cửa sổ. Người quê nhà
tưởng nhớ, kẻ biên ải luyến thương:
Đêm chăn đơn buồn thương sương nhiễm,
Nửa gối đầu dạ những hoang mang.
Cái giá lạnh của trái tim hòa vào đêm cô đơn bị màn sương bao phủ, người chinh
phu mang trong lòng biết bao tâm sự, ánh trăng giữa trời bừng lên vằng vặc, khi khuyết
rồi lúc lại đầy, người chinh phu thêm khát khao giây phút sum vầy để bù đắp cho

25



×