Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Giới thiệu một di tích lịch sử văn hoá của thủ đô Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.13 KB, 1 trang )

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi
nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã nghìn năm của
Thăng Long cố đô.
Thủ đô Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử. Trong đó Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích
tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã ngót nghìn năm của Thăng Long cố đô.
Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070 để làm nơi thờ các thánh hiền đạo Nho như: Khổng Tử,
Mạnh Tử... những vị danh nho đáng kính được người đời vị nể tôn sùng. Sáu năm sau, năm 1076, nhà
Quốc Tử Giám được xây dựng liền kề sau Văn Miếu. Ban đầu nơi đây dùng cho các hoàng tử đến học,
sau mở rộng thu nhận thêm các học trò giỏi trong toàn quốc.
Đứng từ đường Quán Thánh bạn sẽ nhìn thấy Văn Miếu cổ xưa với lớp tường bao quanh bằng gạch, cổng
chính được xây dựng theo điện hoàng môn với dòng chữ nho được khắc tạc đã phai màu theo thời gian:
Văn Miếu Môn. Hai bên cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ.
Từ phố xá tấp nập ồn ào, bước vào phía trong cổng Văn Miếu bạn sẽ cảm nhận được một không gian
thoáng mát yên lành như bước vào cõi phật cõi tiên. Một khoảng sân rộng với nhiều tượng đá tạc chân
dung các mãnh tướng sư tử, hổ... như gợi lại không khí linh thiêng oai hùng của lịch sử ngàn năm xưa bên
những gốc si xanh già cổ thụ mấy trăm tuổi. Lối đi giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn, mở đầu cho khu
thứ hai, hai bên còn có hai cổng nhỏ. Bạn đến đây muốn thắp nén nhang lạy tạ các thánh thần cầu ban
phước lành trí tuệ anh minh thì hãy dừng chân tại Đại Trung Môn bên bát hương lớn đặt giữa cửa vào.
Tiếp sau Đại Trung Môn là Khuê Văn Các được xây dựng từ năm 1805, có kiến trúc đẹp, mang nhiều ý
nghĩa và đã được chọn là biểu tượng chính thức cho thủ đô Hà Nội. Khu thứ ba là Khuê Văn Các tới Đại
Thành Môn có tường bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia, nơi dựng các tấm bia ghi tên những
người đỗ tiến sĩ, những trạng nguyên khoa bảng ngày xưa. Hiện trong Văn Miếu còn lại 82 tấm bia tiến sĩ
của 82 khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Đây là những di vật quý nhất của Văn Miếu.
Bước qua cửa Đại Thành là tới khu thứ tư. Ở đây có sân rộng, hai bên là hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, vốn
dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại Bái và Hậu Cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại
đây còn một số hiện vật quý: bên trái có chuông đúc năm 1786, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt
khắc bài văn nói về công dụng của các loại nhạc khí này.
Sau khu Đại Bái là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường Đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn
rời trường này vào Huế thì nơi đây chuyển làm đồn Khải Thánh thờ song thân Khổng Tử, nhưng đền này
đã bị hư hỏng trong chiến tranh. Nhà Thái Học đã được xây dựng lại vào dịp kỷ niệm 990 năm Thăng
Long - Hà Nội.


Người Việt Nam và du khách nước ngoài nhớ về Hà Nội tìm về Văn Miếu như tìm về chốn văn hiến ngàn
năm của nước Việt. Chính vì vậy từ rất lâu Văn Miếu trở thành điểm du lịch phổ biến đối với du khách
trong và ngoài nước.
Văn Miếu mang một nét đẹp văn hoá trong lịch sử của dân tộc ta, mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình
văn hoá của Việt Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo của
khu vực và nền văn hoá mang ý nghĩa nhân văn toàn thế giới. Mỗi năm vào dịp đầu năm học những
"trạng nguyên" thời nay được tụ hội về đây dâng nén hương thơm tưởng nhớ và biết ơn tới các danh Nho
xưa, đồng thời như một sự báo công cùng ý nguyện kế tục phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc.
Trích: loigiaihay.com



×