Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ôn thi đại học phân tích bài thơ đây mùa thu tới xuân diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.4 KB, 6 trang )

Đây mùa thu tới - xuân diệu.
Bài làm.
Mùa thu cái khoảng ngưng kì diệu của thiên nhiên tạo vật trong vũ trụ đã trở
thành nguồn cảm hứng của thi nhân muôn thủa với một nỗi buồn mà Đỗ Phủ đã
từng phải thốt lên “Vạn Lí Bi thu thường tát khách”. Ngay cả trong thơ mới mùa
thu thường vẫn đương một nỗi buồn như vậy. Tuy nhiên với XD dường như nỗi
buồn của mùa thu đã nhuốm một màu sắc mới lạ, một nỗi buồn gắn liền với cảm
thức về thời gian khi thấy mùa thu như bé đi, của thời gian đang để lại những dấu
ấn trong sự tàn phai héo úa của thiên nhiên tạo vật cũng như trong cõi lòng con
người. “ĐMTT” là cái mới trong cảm xúc, hoà hợp với cái mới trong sự trong sáng
tạo ngôn từ như một đóng góp rất quan trọng trong bước đi lên của thơ.
Khổ 1:
“ĐMTT” được bắt đầu bằng h/a một bức tranh toàn cảnh của mùa thu với cái
đìu hiu của rặng liễu, sắc vàng của chiếc áo thu được dệt vàng bằng lá thu, với tâm
trạng đầy bâng khuâng vương vấn và thoáng một giây phút giật mình thoảng thốt
của thi nhân khi mùa thu về. Thực ra cái đìu hiu của cảnh mùa thu gợi nỗi buồn
trong lòng người trước cảnh thu về đâu phải là cảm xúc mới lạ. Nguyễn Du đã
từng viết :”não nùng thay buổi chiều thu” còn Nguyễn Khuyến thì thấy “mắt lão
không vầy cũng đỏ hoe” và trước đó Bà Huyện Thanh Quan cũng thấy cô đơn vì
“lấy ai để kể chuyện hàn ôn”. Cái mới mà XD đem đến cho thơ thu Việt Nam là sự
lựa chọn tín hiệu của mùa thu. XD đã vượt lên cái ước lệ của thơ xưa khi dùng
những tín hiệu như cần trúc, tầng mây lơ lửng... mà dùng h/a rặng liễu như một tín
hiệu báo thu về. Nếu chúng ta biết “liễu” trong thơ xưa thường dùng để chỉ mùa
xuân, chỉ vẻ đẹp mềm mại duyên dáng của người thiếu nữ như trong các câu thơ:
“Lúc ngoảnh lại ngắm bầu dương liễu
Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong”
hoặc

“Khi về hỏi liễu Chương Đài
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”


sẽ thấy XD mới biết bao khi chọn rặng liễu là biểu tượng của mùa thu. Sự lựa chọn
ấy nằm sâu trong TG nghệ thuật của nhà thơ bởi XD không chỉ nhìn thấy cái mềm
mại duyên dáng yểu điệu trời xanh của rặng liễu mà khám phá ra sự sống bên trong


linh hồn của tạo vật để thấy cái đìu hiu của liễu rủ, để mượn cái đìu hiu ấy diễn tả
nỗi lòng của mình trước mùa thu. Một câu thơ đủ làm đìu hiu cả không gian mùa
thu. Từ một cảm nhận như thế đối với linh hồn của tạo vật mà XD đã nhìn những
tầng lá trúc thướt tha thành những dòng lệ tuôn trào, nỗi buồn của mùa thu được
đẩy lên thành một không gian tang tóc, liễu trong dáng đứng chịu tang, ngàn dòng
rặng liễu tuôn chảy trong nỗi buồn tang tóc ấy. Người xưa đã nhìn cái tĩnh lặng
ngưng đọng muốn gửi vào cả cõi lòng của mình, vào cái vĩnh hằng của vũ trụ còn
với XD lại thấm thía một nỗi buồn rất trần thế, nỗi buồn của cảnh tang tóc.
Hai câu thơ mang âm điệu vương vấn mênh mang không chỉ bởi những chữ
“chịu tang” hay “đìu hiu” mà còn bởi sự hiệp vần rất phong phú, rất đa dạng từ
những cặp vần khác nhau như : liễu - đìu hiu, buồn - buông xuống, tang - ngàn
hàng... Chỉ nhìn từ phương diện tạo vần của câu thơ ta cũng thấy cái mới, cái sáng
tạo trong cấu trúc âm thanh vốn rất cổ điển. Bức tranh toàn cảnh mùa thu ngay từ
hai câu thơ mở đầu đã dâng đầy một nỗi buồn tang tóc bởi mùa thu đối với cả vũ
trụ phải chia tay với một mùa hè rạo rực sự sống. Phải chia li với sức sống mơn
mởn của cây lá trong thiên nhiên. Cả không gian đìu hiu trong nỗi buồn tang tóc là
vì vậy.
Từ âm điệu vương vấn mênh mang của lòng người trước cảnh thu về với rặng
liễu đìu hiu, với hàng ngàn dòng lệ. Câu thơ thứ ba bỗng có sự đột biến trong tiết
tấu, câu thơ được ngắt nhịp giữa chừng bằng một dấu gạch ngang. Chính vì tách
riêng câu thơ ra khỏi cấu trúc của toàn bài mà không ít người đã ngỡ đó là tiếng
reo thầm của nhà thơ khi mùa thu về. Nhưng lẽ nào trước một mùa thu buồn đến
tang tóc trước muôn ngàn dòng lệ tuôn chảy bởi “hơn một loài hoa đã rụng cành”.
Sự ngắt nhịp của câu thơ đặt trong chỉnh thể mạch cảm xúc đó. Đúng là cái giật
mình thảng thốt khi nhà thơ đang náo nức trước một mùa hè sự sống dâng đầy bất

chợt gặp mùa thu qua cái đìu hiu của rặng liễu. Đó là cái giật mình thảng thốt
không tách rời cảm thức về thời gian của XD. Và nếu ta biết XD từng viết:
“Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”.
sẽ càng không thể coi câu thơ thứ ba là một tiếng reo thầm.


Mùa thu với chiếc áo mơ phai dệt lá vàng ngỡ như là do trời thu sáng lên, mà
thực ra cái sắc vàng rất điển hình cho mùa thu trong câu thơ của XD ẩn chứa, u uẩn
một nỗi buồn chia li. Đọc thơ XD ta bỗng nhớ tới sắc vàng trong các câu thơ thu
xưa như sắc vàng trong câu thơ:
“Não nùng thay buổi chiều thu
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô vàng”
hay sắc vàng trong chiếc lá thu của Nguyễn Khuyến khi viết “Thu điếu”:
“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Ngay cả trong thơ mới ta cũng có thể tìm thấy một sắc thu vàng như vậy:
“Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi vàng rơi thu mênh mông”
Nhưng đến câu thơ của XD sắc vàng của lá thu rơi đã hiện ra thành sắc áo thu. XD
đã làm mới màu vàng rất cổ điển kia bằng h/a của chiếc áo thu ấy, đã xoáy sâu vào
cảm xúc của người đọc, đem đến cho người đọc những cảm giác mới lạ về chiếc áo
thu được dệt bởi lá vàng rơi. Chữ “dệt” làm hối hả thêm dòng thời gian sau những
hối thúc từ nhịp điệu của câu thơ thứ 3. Sắc vàng của chiếc áo thu càng làm đậm
thêm nỗi buồn biệt li trong lòng người trước sự trôi chảy của thời gian khi nhà thơ
thêm vào đó một chữ “phai” như một dấu ấn không thể phai mờ của thời gian để
lại trong thơ XD. Ta thường thấy một chữ “phai” như thế trong các câu thơ:

“Một chút hương phai của ái tình”
hay:
hoặc:


“Cho ta ước với tình phai ấy’
“Mắt thắm phai rồi má hóp không?”

Bởi thế từng chữ từng chữ trong những câu thơ như thấm thía một nỗi buồn
gắn liền với cảm xúc thời gian của XD. Mùa thu vừa tới mà XD đã nhìn thấy một
mùa đông héo úa tàn tạ đang đến. Cả chiếc “áo mơ phai dệt lá vàng” kia dường
như XD cũng đã tự mình khoác lên cho mùa thu với một cái nhìn bằng “con mắt
thời gian”.


Khổ 2 và khổ 3:
Mạch cảm xúc trong “ĐMTT” đã từ sự hiu hắt bao trùm toàn cảnh mùa thu
với những dòng thơ mở đầu đã chuyển tới niềm rung động hết sức tinh tế trước
những diễn biến tinh vi trong lòng tạo vật, trong TG linh hồn tạo vật với cảnh hoa
rơi, lá rụng, cành khô với một không gian mùa thu trống vắng hiu quạnh đến se
lạnh, đến tê tái vào lòng người. Nhà thơ đã từ cái lạnh của mùa thu mà đi sâu vào
khám phá những biến đổi trong lòng tạo vật bằng những câu thơ có thể nói là rất
mới trong bút pháp biểu hiện:
“Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”
Thiên nhiên tạo vật trong “ĐMTT” của XD cũng không khác thơ thu xưa là
mấy, đó cũng chỉ là sự hoa rơi lá rụng cành khô. Nhưng khác chăng XD đã vượt
lên trên những h/a ước lệ của cảnh lá ngô đồng rụng để nói về sự rơi rụng của hoa
lá nói chung. Và phải chăng XD nhấn mạnh vào cánh hoa rơi trong khi người xưa
phần lớn chỉ nói đến lá rụng để người đọc hôm nay có thể thấm thía hơn nỗi buồn
mùa thu. Cảnh hoa rơi dường như làm cho người đọc tê tái hơn trước sự tàn phá
của thời gian đối với sự sống, vẻ đẹp, đối với những gì là kết tinh của trời đất,

những gì thương mến nhất của con người. XD đã viết “hơn một loài hoa đã rụng
cành”. Cái đặc sắc của thơ XD không phải chỉ có thế. Cùng với sự nhấn mạnh nỗi
tê tái trong lòng người trước cảnh hoa rơi khi mùa thu tới là cách nói đối với lúc
bấy giờ là rất lạ. Người ta chỉ thấy cái “Tây” của XD trong cách diễn đạt ở cụm từ
“hơn một loài hoa” mà không thấy XD tê tái xót xa đến mức đếm từng cành hoa
rơi. Chỉ đếm từng cánh hoa rơi khi thu về mới có thể thốt lên một câu thơ buồn đến
thế.
Dấu ấn của mùa thu trong bước đi của nó đâu chỉ làm hoa rơi, lá rụng mà còn
làm mất đi cả màu xanh của sự sống khi sắc đỏ đang rũa màu xanh. Theo Vũ Quần
Phương thì đây là câu thơ được lấy từ một câu thơ Pháp một câu thơ tạo những ấn
tượng, những cảm giác mạnh về sự tàn phai của cây lá, cũng là nói về sự lấn dần
của sắc đỏ với màu xanh của cây vườn. Bởi thu đến làm cho cây lá héo dần đi


nhưng nếu chữ “lấn” được thay thế bằng chữ “rũa” thì không chỉ tạo nên cảm giác
mạnh mà còn nhấn vào cảm giác của người đọc một sự xót xa đau đớn trước sự tàn
úa của tạo vật. Gần đây có ý kiến cho rằng câu thơ của XD phải là “sắc đỏ rữa màu
xanh”. Tuy nhiên XD chủ yếu miêu tả những biến động bên trong của tạo vật, cái
héo úa tàn phai diễn ra một cách lặng lẽ nhưng quyết liệt và đau đớn. Thay chữ
“rữa” bởi chữ “rũa” câu thơ trở nên ầm ĩ hoàn toàn không phù hợp với cảm nhận
hết sức tinh tế của nhà thơ. Tạo vật trong bức tranh thu ở đây cứ lặng lẽ âm thầm
trong sự phôi phai của nó.
Nhấn mạnh vào cái lạnh của mùa thu XD đã tạo được một cách nói mới lạ.
Cái lạnh vốn là cảm giác vật lí của xúc giác đã chuyển thành những cảm giác thị
giác khi nhà thơ hình tượng hoá nó thành những “luồng run rẩy”, những luồng
rung rẩy chuyển động bên trong những cành nhánh làm rung rinh cả ngọn lá.
Người đọc có thể hình dung sự chuyển động bên trong của cành cây ngọn lá này.
Hơn một lần XD cảm nhận trước những chuyển động tinh vi ấy bởi XD từng viết:
“Cây bên đường trơ trụi đứng ngẩn ngơ
Khắp cành nhánh chuyển những luồng tê tái”.

Sự sử dụng một loạt những âm tiết có phụ âm “rung” đã làm cho không gian
mùa thu như run rẩy trước cái lạnh của mùa thu vừa đến. Chẳng phải XD đã viết
“giữa vườn im hoa run sợ hãi” như sự run rẩy của mùa thu đó sao. Không gian mùa
thu với cái lạnh làm cho hoa rơi lá rụng đã được đặc tả bằng hình ảnh “đôi nhánh
khô gầy sương mỏng manh”. Nếu như mở đầu “ĐMTT” là không khí tang tóc của
rặng liễu đìu hiu thì không khí tang tóc ấy càng được tô đậm bởi những nhánh
sương khô gầy này. Câu thơ này như dựng lên trước mắt người đọc một bãi tha ma
của cảnh chết chóc thiên nhiên tạo vật.
Mùa thu tới với sự hiu quạnh và nỗi cô đơn trống trải của lòng người. XD đã
từ cái rét mướt của mùa thu mà đi tới những cảm nhận về sự trống vắng đến hiu hắt
của không gian mùa thu, về nỗi cô đơn của tạo vật cũng như lòng người. XD đã từ
sự cảm nhận về cái “rét mướt luồn trong gió” mà thấy sự ngẩn ngơ của nàng trăng.
Cái lạnh của mùa thu trong câu thơ của Tản Đà mới chỉ làm “bạch” một vầng trăng
thu. Vậy mà từ Tản Đà đến XD trăng thu đã trở thành nàng trăng, từ sắc “bạch”
của một vành trăng thu như nhạt đi đã trở nên có hồn trong trạng thái tự ngẩn ngơ,
ngẩn ngơ như tiếc một cái gì tươi đẹp đã qua như mong đợi một cái gì mới mẻ tươi


đẹp ấm áp sẽ tới. Trước cái lạnh của khí thu nàng trăng tự ngẩn ngơ là vậy. Cùng
với một chữ “tự” làm tâm trạng hoá mảnh trăng thu, hai chữ “khởi sự” cũng đã
đem đến cái hồn của những đỉnh non xa. Những đỉnh non xa như tự cảm nhận thấy
cái phai nhạt của mình trước mùa thu.
Nói XD “mới nhất trong những nhà thơ mới” không thể không nói tới thủ
pháp tâm trạng hoá tạo vật như vậy càng không thể không nói tới sự sáng tạo của
XD ở câu thơ “đã nghe rét mướt luồn trong gió”. Vũ Quần Phương đã rất có lí khi
cho rằng XD đã cụ thể hoá cái rét mướt đến mức nó như tách đôi ngọn gió. Cái rét
như ngập đầy trong không gian mùa thu bởi một chữ “luồn”. Hơn thế nữa XD còn sử
dụng thủ pháp chuyển đổi cảm giác để những cảm giác, xúc giác không chỉ là thị giác
mà còn của thính giác qua các chữ “luồn”, “nghe”.
Tuy nhiên, cái mới của XD vẫn gắn liền với truyền thống để một nỗi buồn thu

dễ thấm vào lòng người, để cái mới của XD không trở thành sự ngăn cách đó với
cảm xúc của người đọc. Cho nên đọc câu thơ “đã vắng người sang những chuyến
đò” ta thấy một nỗi buồn mênh mang của lòng người trước cảnh thu như được tái
tạo từ một câu thơ cổ:
“Gia kính hoang lương hành khách thiểu
Cô chu trốn nhật các xa miền”.
“ĐMTT” là một bức tranh phong cảnh vừa đa dạng về đường nét, vừa phong
phú về màu sắc. Tất cả đều gợi lên một cái gì lạnh giá cô đơn chia lìa mơ hồ, ngẩn
ngơ, buồn vắng, phôi pha, phải là cái Tôi yêu đời ham sống, đặc biệt nhạy cảm mới
có thể nhận ra được những biến thái tinh vi như vậy của tạo vật và lòng người. Đây
chính là nét đặc sắc của bài thơ này. Đằng sau bức tranh nên thơ ấy ẩn chứa tâm
trạng buồn mất nước, buồn thế hệ của cả một tầng lớp thanh niên tiểu tư sản yêu
đời, đau đời, mà không cứu được đời thời bấy giờ.



×