Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

thiên nhiên trong thơ vương duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 118 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN


NGUYỄN TRUNG NIÊN
MSSV: 6116144

THIÊN NHIÊN TRONG THƠ VƢƠNG DUY

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hƣớng dẫn: ThS.GV. BÙI THỊ THÚY MINH

Cần Thơ, 2014

1


ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vƣơng Duy- cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng
1.1.1. Cuộc đời và thân thế
1.1.2. Thời thế con ngƣời và sự nghiệp văn chƣơng
1.2 Đôi nét về thể loại thơ
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của thơ Đƣờng ở Trung Quốc
1.2.2. Các thể loại thơ Đƣờng luật
1.3 Sơ lƣợc về yếu tố Thiền và hình ảnh Thiền trong thơ Đƣờng
1.3.1. Quan niệm về Thiền từ thời khởi thủy
1.3.2. Sơ lƣợc về Thiền thời hiện đại
1.3.3. Sự hòa hợp của Thiền và thơ trong thơ Đƣờng
1.4 Vị trí thơ Vƣơng Duy
1.4.1. Vị trí của thơ Vƣơng Duy trong văn học Trung Quốc
1.4.2. Quá trình tiếp nhận và phát triển của thơ Đƣờng ở Việt Nam
1.4.3. Thơ Vƣơng Duy trong chƣơng trình phổ thông hiện nay

CHƢƠNG 2
KHẢO SÁT BẢN DỊCH THƠ VƢƠNG DUY Ở VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về những công trình dịch có thơ Vƣơng Duy ở Việt Nam
2.2. Một số bài thơ của Vƣơng Duy đƣợc chọn dịch ở Việt Nam
2.3. Đánh giá những bản dịch thơ Vƣơng Duy
2.3.1. Ƣu điểm
2.3.1.1. Những bản dịch sát nghĩa
2


2.3.1.2. Đƣa hồn thơ Đƣờng vào Việt Nam
2.3.2. Hạn chế
2.3.2.1. Dịch chƣa sát nghĩa, thiên về cảm xúc
2.3.2.2. Thêm chữ, thêm ý

2.3.2.3. Dịch bớt ý
2.3.2.4. Thể thơ thể hiện trong bản dịch

CHƢƠNG 3
HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN TRONG THƠ VƢƠNG DUY
3.1. Tƣ tƣởng và cảm hứng chủ đạo trong thơ Vƣơng Duy
3.1.1. Cảm hứng trong thơ Vƣơng Duy
3.1.1.1. Cảm hứng điền viên
3.1.1.2. Cảm hứng sơn thủy
3.1.1.3. Cảm hứng thế sự
3.1.2. Tƣ tƣởng trong thơ Vƣơng Duy
3.1.2.1. Tƣ tƣởng Nho gia
3.1.2.2. Tƣ tƣởng đạo Lão
3.1.2.3. Tƣ tƣởng về Phật
3.2. Biểu hiện của những hình ảnh thiên nhiên trong thơ Vƣơng Duy
3.2.1. Hình ảnh sơn thủy
3.2.1.1. Hình ảnh những dòng sông con suối
3.2.1.2. Hình ảnh của những dãy núi hùng vĩ
3.2.1.3. Hình ảnh những áng mây
3.2.1.4. Biểu tƣợng của rừng cây và những loài hoa
3.2.2. Hình ảnh điền viên
3.2.2.1. Khung cảnh xung quanh nơi ông sinh sống
3.2.2.2. Khung cảnh lao động của nhà nông
3.2.2.3. Hình ảnh những chú chim và những con tằm
3.2.2.4. Hình ảnh những gia xúc: bò, trâu gắn với nhà nông
3.2.2.5. Hình ảnh những loài côn trùng
3.3. Triết lí Thiền qua những hình ảnh thiên nhiên trong thơ
3.3.1. Tâm cảnh nhƣ không, động tĩnh tƣơng sinh
3



3.3.2. Cảnh tùy tâm chuyển, lãng mạn siêu việt
3.3.2. Ánh mắt Bồ Đề, thanh tĩnh hòa điệu
3.4. Quan niệm sống của thi nhân qua những hình ảnh thiên nhiên
3.4.1. Mối quan hệ giữa thiên nhiên với con ngƣời
3.4.2. Mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với bề dày lịch sử và nền văn hóa vô cùng
rực rỡ, những nét đẹp về văn hóa rất dần đi vào đời sống của ngƣời dân. Trong đó văn
học là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Với kho tàng văn học
rất đồ sộ, đã đƣợc biết đến với các tác phẩm nổi tiếng Tây Du Kí, Tam Quốc Diễn
Nghĩa, Thủy Hử… và không thể thiếu trong những tuyệt tác trên chính là thơ Đƣờng
một thể loại thơ có rất nhiều ảnh hƣởng đến việc sáng tác của các thế hệ sau này.
Những tác phẩm thơ văn trên đã xuất hiện từ lâu đời và có ảnh hƣởng đến nền
văn học thế giới. Nhiều nhà thơ Trung Quốc cũng từ thơ Đƣờng mà khẳng định tên
tuổi của mình trên và đi sâu vào lòng ngƣời đọc. Giai đoạn này thơ Đƣờng đạt đến
đỉnh cao với nhiều tên tuổi nhƣ Đỗ Phủ, Lý Bạch, Mạnh Hạo Nhiên… và rất nhiều
trƣờng phái thơ khác nhau mỗi ngƣời một vẻ đã làm cho bức tranh về thơ thêm phần
tƣơi sắc. Một trong số đó không thể không kể đến là tác gia Vƣơng Duy, một nhà thơ
gắn liền với phái điền viên sơn thủy và đƣợc mệnh danh là “thi Phật’. Mỗi sáng thức
dậy và bƣớc ra khỏi phòng chắc hẳn ngƣời đón chờ ta chính là ánh bình minh của một

ngày đầy năng lƣợng, thiên nhiên không thể nào tách rời khỏi chúng ta, mỗi thực thể
con ngƣời đang sống và tồn tại ngoài việc thích nghi với xã hội thì tiềm ẩn bên trong
tiềm thức đó là khát khao hòa mình vào thiên nhiên, tận hƣởng tất cả những gì thiên
nhiên ban tặng. Việc hòa mình vào thiên nhiên đã đƣợc nhiều thế hệ trƣớc gởi vào thơ
ca với những hình ảnh thật thân quen giống nhƣ Chí Phèo đã từng cảm nhận tiếng
chim hót, ánh nắng ban mai đầu tiên của một ngày.
Trong bài viết của mình ngƣời nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến tác gia Vƣơng
Duy bởi phong cách độc đáo trong việc sử dụng ngôn từ và những hình ảnh trong thơ.
Hơn thế nữa chính phái điền viên sơn thủy hƣớng về thiên nhiên đã vẽ nên
những bức tranh tuyệt tác của cuộc sống đã tạo nên sự hấp dẫn đối với ngƣời viết. Bên
cạnh đó ngƣời viết muốn góp một phần nhỏ vào việc so sánh thơ đƣờng luật trong văn
học trung đại Việt Nam, do vậy mà ngƣời viết quyết định chọn đề tài “Thiên nhiên
trong thơ Vƣơng Duy” để tìm hiểu và phân tích làm bậc lên những giá trị nằm sâu
với những lớp ngôn từ thông qua những hình ảnh thiên nhiên gần gũi mà ông gởi vào
thơ của mình. Tuy là đề tài không mới nhƣng ngƣời viết hi vọng sẽ góp một phần nhỏ
vào việc học tập và nghiên cứu văn học Trung Quốc một cách dễ dàng hơn.
5


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong nền văn học Trung Quốc Vƣơng Duy đƣợc mệnh danh là thi Phật với
những bài thơ thiền và triết lí đạo Phật vô cùng độc đáo. Không dừng lại ở đó nhiều
nhà nghiên cứu và phê bình Trung Quốc biết đến ông với một trƣờng phái thơ sơn thủy
vô cùng nổi tiếng.
Trong quyển Lịch sử văn học Trung Quốc tập một, do các tác giả Trung Quốc ở
Sở nghiên cứu văn học thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc biên soạn trong những
năm 60 (thế kỉ XX), đã giành những trang viết giối thiệu về tác giả Vƣơng Duy với
cuộc đời, thân thế, tƣ tƣởng và phong cách thơ của ông. Đây cũng là quyển sách đƣợc
giảng dạy trong các trƣờng đại học ở Trung Quốc. Qua khảo sát những quyển sách về
thơ Đƣờng của các học giả Trung Quốc thì tất cả đều có thơ Vƣơng Duy. Qua đó cho

thấy Vƣơng Duy có một vị trí quan trọng trong nền văn học Trung Quốc.
Riêng thơ Vƣơng Duy ở Việt Nam cũng đƣợc tiếp nhận với những bản dịch thơ
đầu tiên xuất hiện trên văn đàn của nhƣng tờ tạp chí đƣợc đăng theo kì. Có thể điểm
qua là bản dịch thơ của bài Điểu minh giản, của Ngô Tất Tố năm 1938 trên tờ Nam
Phong tạp chí.
Bên cạnh đó là những bản của Ngô tất Tố trong quyển Đường thi, xuất bản năm
1940 và quyển Đường thi, của Trần Trọng Kim xuất bản năm 1945 đó những ngƣời đi
tiên phong trong việc dịch thơ Vƣơng Duy.
Đa phần những bản dịch thơ Đƣờng ở Việt Nam đều đề cặp đến nhà thơ Vƣơng
Duy. Có thể kể những bản dịch đầu tiên với số lƣợng nhiều là của dịch giả Trần Trọng
Kim với 31 bài trong quyển Đường thi tuyển dịch.
Về sau này có thể kể đến dịch giả Thái Bá Tân với quyển Cổ thi tác dịch, xuất
bản năm 1988 với hơn 40 bài thơ Vƣơng Duy trong quyển sách này.
Đến năm 1997 thì Lê Nguyễn Lƣu cho ra đời quyển Đường thi tuyển dịch, với
hơn 50 bài thơ của Vƣơng Duy chiếm 10% trong tổng số bài thơ. Đây là quyển sách có
nhiều nhất các bản dịch thơ của Vƣơng Duy.
Đây là những dịch giả nghiên cứu sâu về thơ Đƣờng trong đó có thơ Vƣơng
Duy với những bản dịch chất lƣợng. Nhƣng ở các dịch giả này lại có phần hạn chế vì
chƣa viết nhiều Vƣơng Duy mà chỉ phát triển phần dịch thơ của ông.
Trong quyển Lịch sử văn học Trung Quốc tập một, do các dịch giả Lê Huy
Tiêu, Lƣơng Duy Thứ, Nguyễn Trung Hiền, Lê Đức Niệm, Trần Thanh Liêm xuất bản
6


năm 1997 đã nói rất nhiều về Vƣơng Duy, không chỉ nói về cuộc đời, thân thế mà còn
có những phần phân tích về tƣ tƣởng nội dung chính trong thơ Vƣơng Duy, đồng thời
trong quyển sách này còn có những bản dịch thơ để làm sáng tỏ những nội dung cơ
bản nhất trong thơ ông. Tính đến nay thì đây là quyển sách có nhiều trang viết sâu và
nhiều nhất về tác giả Vƣơng Duy.
Trong quyển Thơ sơn thủy cổ đại Trung Quốc, của Trần Trung Hỷ bàn về giá

trị nội dung cũng nhƣ nghệ thuật trong thơ sơn thủy. Tác giả cũng đã bàn nhiều về
thiên nhiên trong đó có cả thiên nhiên trong thơ Vƣơng Duy. Tuy nhiên vấn đề thiên
nhiên chƣa đƣợc bàn rõ ràng cho lắm chỉ dừng lại ở mức khái quát nhất. Đây là công
trình có đóng góp quan trong trong việc tiếp nhận về nội dung thiên nhiên lẫn phần
nghệ thuật trong thơ.
Mở trang Web: http//www.google.com.vn và tra với từ khóa “Thiên nhiên trong
thơ Vƣơng Duy” thì kết quả hiện ra chƣa có một bài viết nào thật sự tốt về nội dung
này. Đại đa số chỉ là những bài viết manh mún bàn qua loa về thơ của ông mà chƣa
thật sự sắc nét. Có những bài viết về thơ Thiền của ông và đề cặp đên nội dung thiên
nhiên nhƣng cũng chỉ là nội dung phụ, chƣa làm sáng tỏ đƣợc vấn đề thiên nhiên trong
thơ và những ý nghĩa của những hình ảnh thiên nhiên.
Nhìn chung từ những công trình và bài viết về tác giả Vƣơng Duy ngƣời viết
tham khảo, tổng hợp và có những nhận định riêng về đề tài thiên nhiên trong thơ
Vƣơng Duy. Trên tinh thần tiếp thu những bài viết, những công trình của các tác giả
cùng với những suy nghĩ và tìm tòi ngƣời viết sẽ làm sáng tỏa đề tài này bằng một góc
nhìn mới hơn, từ góc nhìn của một ngƣời hiện đại nhìn vào thơ Đƣờng và phân tích
thiên nhiên trong thơ Vƣơng Duy một nhà thơ tiêu biêu của phái điền viên sơn thủy.
3. Phạm vi nghiên cứu
Số lƣợng bài thơ của tác giả thì rất lớn, do vậy mà ngƣời viết tìm đọc và lựa
chọn một số bài thơ đƣợc xem là độc đáo với hàng loạt hình ảnh nhƣ mây, núi, trăng,
hoa… khá tiêu biểu về thiên nhiên để cho vào bài nghiên cứu của mình, bên cạnh đó
ngƣời viết cũng tham khảo một số bản dịch thơ và dịch nghĩa của các thế hệ trƣớc để
làm tƣ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này tốt hơn. Xin giới thiệu một số bài
thơ mà ngƣời viết đã sử dụng trong bài nghiên cứu của mình Điểu minh giản, Điền
viên lạc, Đào nguyên hành, Thu dạ độc tọa, Thanh Khê, Vị Xuyên điền gia, Quy Tung
sơn tác, tống biệt (sơn trung tương tống bãi), tống biệt (há mã ẩm quân tủ), Chung
7


Nam Sơn, Hán giang lam phiếm, tảo thu trung sơn tác, Sơn trung, Sơn thù du, Quá

hương Tích Tự, Chung Nam biệt nghiệp, Phụng hoạ thánh chế “Tòng Bồng Lai hướng
Hưng Khánh các đạo trung lưu xuân vũ trung xuân vọng” chi tác ứng chế, trúc lý
quán.
4. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu này ngƣời viết cần chỉ ra đƣợc một số hình ảnh thiên
nhiên và nắm bắt đƣợc những lớp nghĩa mà tác gia đã sử dụng trong thơ, thông qua bề
mặt ngôn từ ngƣời viết làm sáng tỏ một số nét nghĩa và chỉ ra đƣợc một số điểm mới,
cách nhìn mới vƣợt lên những công trình nghiên cứu trƣớc đã nghiên cứu có liên quan.
Bên cạnh đó là chỉ ra đƣợc một số đặc điểm về yếu tố Thiền trong một số bài
thơ Vƣơng duy, từ những nghiên cứu ngƣời viết sẽ đƣa ra một nhận định về nội dung,
ý nghĩa cũng nhƣ những giá trị nổi bậc trong thơ Vƣơng Duy.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu văn học thì rất đa dạng và phong phú, trong quá trình
thực hiện đề tài ngƣời viết đã sử dụng phƣơng pháp:
Phƣơng pháp tiểu sử, để nghiên cứ về tác giả Vƣơng Duy.
Tổng hợp, phân tích để phân tích và đánh giá những hình ảnh mà tác giả sử
dụng trong thơ.
Bên cạnh đó là phƣơng pháp thống kê để thống kê lại những bài thơ của tác giả
và sau đó là sử dụng phƣơng pháp hệ thống để sắp xếp lại những hình ảnh có cùng đặc
điểm cần nghiên cứu.
Hơn thế nữa bài nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp so sánh để tìm hiểu sự khác
biệt giữa những hình ảnh trong từng bài thơ.
Kết hợp với những kiến thức và lí thuyết về thi pháp học ngƣời viết đã vận
dụng vào bài viết của mình để nhìn nhận vấn đề đƣợc tốt hơn.
Cuối cùng ngƣời viết áp dụng phƣơng pháp văn hóa học để nghiên cứu bởi lẽ
với mỗi đất nƣớc sẽ có một nền văn hóa khác nhau, việc áp dụng phƣơng pháp này để
đảm bảo tính khách quan và nắm đƣợc tốt hơn cốt lõi của những bài thơ.

8



PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Vƣơng Duy cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng
1.1.1 Cuộc đời và thân thế
Vƣơng Duy 王維 (701 – 761) tự là Ma Cật, ngƣời đất Kì, Thái Nguyên (nay
thuộc huyện Kì, tỉnh Sơn Tây). Ông có tuổi thơ khá bất hạnh bởi cha mất sớm, ông
sống cùng ngƣời mẹ họ Thôi ở Bác Lăng thờ phật hơn ba mƣơi năm, điều đó có ảnh
hƣởng nhất định với tƣ tƣởng Vƣơng Duy sau này. Vƣơng Duy rất mực thông minh có
thể nói “bảy tuổi học vỡ lòng, chín tuổi biết làm thơ”, về sau tài nghệ thơ văn của ông
càng vƣợt trội hơn ngƣời. Ngoài việc thành thạo thơ văn, ông còn có tài hội họa, từng
sáng lập ra họa phái Nam Tông hay Nhân Văn họa phái. Hồi nhỏ ông đã thạo âm nhạc,
giỏi văn chƣơng, năm hai mƣơi mốt tuổi đậu tiến sĩ, đƣợc bổ nhiệm làm quan đại nhạc
thừa, vì chuyện con hát múa sƣ tử bậy bạ mà bị liên lụy rồi biếm đi Tế Châu (nay là
huyện Trƣờng Thanh, Sơn Đông) làm tƣ khố tham quan. Năm khai nguyên thứ 22 đời
Đƣờng Huyền Tông, Chƣơng Cửu Linh chấp chính, Vƣơng Duy làm thơ dâng lên xin
đƣợc tiến cử, do đó đƣợc bổ làm hữu thập di.
Năm khai nguyên thứ 25, Trƣơng Cửu Linh bị biếm, mùa thu năm đó, Vƣơng
Duy phải đi sứ ngoài biên ải, ở Lƣơng Châu một thời gian. Năm khai nguyên thứ 27,
ông từ Lƣơng Châu trở về Tƣờng An, và về sau làm việc rất lâu. Trong thời gian này,
vì công việc, ông có đi Tứ Xuyên, Hồ Bắc, nhƣng thời gian không lâu. Ông sống
tƣơng đối ổn định ở ngoại thành Trƣờng An, một nơi rừng núi tráng lệ.
Trong khoảng mƣời lăm, mƣời sáu năm, từ cuối Khai Nguyên đến cuối Thiên
Bảo (740 - 745), Vƣơng Duy sống cuộc đời yên tĩnh của một vị quan văn, chức tƣớc
thăng dần, nhƣng đó không phải là mặt chủ yếu trong cuộc sống của ông, cuộc sống
chủ yếu của ông là “suốt ngày gảy đàn thổi sáo, làm thơ làm phú” trong căn nhà đẹp
đẽ của mình. Lúc này, Vƣơng Duy là một cận thần của triều đình, ông viết rất nhiều
thơ phụng họa, ứng giáo và nhiều bài văn ca ngợi hoàng đế. Là chủ nhân của biệt thự
Võng Xuyên, ông viết khá nhiều thơ sơn thủy điền viên. Đây là thời kì chuyển tiếp từ

tráng niên đến cảnh già của Vƣơng Duy và cũng là thời kì từ chí tiến thủ tích cực
chuyển sang sùng bái đạo Phật.
9


Khi An Lộc Sơn chiếm thành Trƣơng An và Lạc Dƣơng, Vƣơng Duy bị bức ra
làm quan cho ngụy chiều. Sau khi hai kinh đƣợc thu phục, lẽ ra bị tội nặng, nhƣng
ngƣời em trai là Vƣơng Tấn nguyện từ bỏ chức quan của mình để chuộc tội cho, nên
đƣợc miễn tội. Từ đó tƣ tƣởng tiêu cực của Vƣơng Duy ngày một phát triển, “mỗi lần
bãi triều về, đốt hƣơng ngồi một mình, đọc kinh niệm Phật”. Ông mất năm Thƣợng
Nguyên thứ hai đời Đƣờng Túc Tông (Lí Hanh), thọ sáu mƣơi mốt tuổi.
1.1.2 Thời thế, con ngƣời và sự nghiệp văn chƣơng
Trung Quốc đời Đƣờng (618 – 907) là một trong những giai đoạn phát triển rực
rỡ nhất trong lịch sử đó là một quốc gia tiên tiến, văn minh trên thế giới đƣơng thời.
Trong lĩnh vực văn học, xuất hiện một cảnh tƣợng phồn vinh; thành tựu thơ ca
tạo nên thời đại hoàng kim của lịch sự phát triển thơ ca trong xã hội phong kiến. Trong
mấy chục năm từ niên hiệu Khai Nguyên đến niên hiệu Thiên Bảo (713 – 756) đời
Đƣờng Huyền tông (Lí Long Cơ) là thời kì phồn vinh của xã hội phong kiến, và cũng
là thời kì phồn vinh của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Ở thời kì này, không chỉ xuất hiện
các nhà thơ vĩ đại nhƣ Đỗ Phủ, Lí Bạch, mà cũng xuất hiện những nhà thơ kiệt xuất và
ƣu tú, có phong cách nghệ thuật độc đáo nhƣ Mạnh Hạo Nhiên, Vƣơng Duy, Cao
Thích, Vƣơng Xuân Linh v.v…cùng một lúc bao nhiêu sao sáng, huy hoàng, sáng lạn,
hình thành thời đại hoàng kim của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Trong đó, nhà thơ
Vƣơng Duy mang trong mình một phong cách và những nét riêng, đã tạo nên những
bài thơ miêu tả sơn thủy điền viên vô cùng tinh tế và độc đáo.
Vƣơng Duy là một ngƣời khá tài hoa, giỏi văn nghệ yêu thích tiêu dao dù là
một ngƣời của chốn quan trƣờng nhƣng ông lại có chỗ yên tĩnh và đầy lãng mạn đó là
nơi thỏa trí sáng tạo những vần thơ, thổi sáo gãi đàn tận hƣởng thú vui tao nhã với biết
bao cảm xúc dâng trào.
Chính lòng yêu thiên nhiên, trải ra qua cuộc sống của một viên quan và hơn thế

nữa là những trải nghiệm trong cuộc sống đã góp một phần không nhỏ vào việc sáng
tác thơ. Ông để lại khoảng bốn trăm bài thơ với nội dung phong phú trong đó có những
bài thơ về thời trai trẻ, bộc lộ tâm trạng của những tri thức có tài năng nhƣng không
đƣợc dùng, sống trong cảnh hàn vi, còn bọn công tử quý tộc giàu có nhƣng lại dốt nát,
rong chơi xa hoa, trụy lạc.
Có một điều chú ý trong thơ ông mà ngƣời viết nghĩ khá quan trọng đó là
những trang viết về thiên nhiên đã tạo nên một Vƣơng Duy của phái điền viên sơn
10


thủy gắn liền với những thú vui tao nhã hòa hợp tâm hồn với thiên nhiên với cảnh làng
quê thanh bình yên ấm.
1.2. Đôi nét về thể loại
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của thơ Đƣờng ở Trung Quốc
Nói về lịch sử hình thành và phát triển của nhà Đƣờng có thể khái quát lịch sử
giai đoạn này gồm ba thời đại Tùy – Đƣờng – Ngũ đại kéo dài khoảng 400 năm, Tùy
38 năm (581 – 681), nhà Đƣờng gần 300 năm (618 – 907), Ngũ đại 53 năm (907 –
960). Khi nói về lịch sử ngƣời ta thƣờng gộp chung cả ba thời kì nhƣng khi nói về văn
học thì chủ yếu là văn học Đời đƣờng. Mỗi giai đoạn có những sự phát triển khác nhau
và đƣợc những thành tựu riêng biệt. Về văn học trong cả giai đoạn phát triển thì văn
học thời Đƣờng chiếm chủ yếu về mặt nội dung, số lƣợng và cả lực lƣợng sáng tác.
Thơ Đƣờng là một hiện tƣợng văn học thi ca rất đặc biệt từ khi đƣợc hình thành
đến khi đạt đƣợc những thành tựu rực rỡ nhất. Kéo dài suốt từ thời nhà Đƣờng, từ khi
Đƣờng Thái Tông Lý Uyên dựng triều đại, cho đến khi nhà Đƣờng mất, kéo dài ba
trăm năm (618 – 907) sau công nguyên. Theo ƣớc lƣợng và thống kê có tới hàng vạn
bà thơ và khoảng hai nghìn ba trăm nhà thơ…
Văn học đời Đƣờng nhƣ một những vì sao đang lấp lánh trên bầu trời văn học,
nhƣ những bông hoa đang đua nhau khoe sắc trong khu vƣờn đầy hƣơng thơm. Trong
đó thơ ca là một phần quan trọng và chiếm vị trí độc tôn trong nền văn học. Xuất hiện
những nhà thơ kiệt suất nhƣ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cƣ Vị… và xuất hiện rất nhiều

với những trƣờng phái rất khác nhau tô điểm cho vƣờn hoa muôn sắc ấy, với Vƣơng
Duy, Mạnh Hạo Nhiên của trƣờng phái điền viên, trƣờng phái Tần Nhạc Phủ, trƣờng
phái lãng mạn… gắn với các tác giả nhƣ Bạch Cƣ Dị, Đỗ Phủ, Lý Bạch…
Có thể chia văn học đời Đƣờng thành các giai đoạn sau:
- Sơ Đƣờng (618 – 713) tức là tính đến năm Khai Nguyên thứ nhất, sau khi
Huyền Tông – Lý Long Cơ lên ngôi
- Thịnh Đƣờng (713 – 766) tức là tính đến năm Đại Lịch thứ nhất, triều Đại
Tông - Lý Dự.
- Trung Đƣờng (766 – 835) tức là tính đến năm Đại Hòa (càn gọi là Thái Hòa)
thứ 9, triều Văn Tông – Lý Ngang.
- Vãn Đƣờng (835 – 907)
11


Tuy vậy nhƣng cũng có một số nhà nghiên cú chia thành ba giai đoạn đó là: Sơ
thịnh Đƣờng, trung Đƣờng và vãn Đƣờng.
Thơ Đƣờng xuất hiện và phát triển nhƣ vậy chính là nhờ kết quả của việc phát
triển kinh tế, chính trị, văn hóa kết hợp với quy luật phát triển của bản thân văn học.
Một trong những lí do tạo điều kiện để thơ Đƣờng phát triển là do áp dụng chế
độ khoa cử và mở trƣờng học dạy từ đó những tầng lớp trung và tiểu địa chủ có thể thi
và tha gia vào vũ đài chính trị. Một điều chú là những tầng lớp này có cuộc sống khá
gần gũi với ngƣời dân từ đó những hiện thực đƣợc phản ánh vào tác phẩm.
Bên cạnh các yếu tố về kinh tế văn hóa tƣ tƣởng ảnh hƣởng đến sự phát triển
của thơ Đƣờng mà còn có yếu tố tự vận động và phát triển của thơ Đƣờng và lực lƣợng
sáng tác có nhiều trải nghiệm cũng là một yếu tố giúp thơ phát triển và làm phong phú
thêm nội dung.
Thơ Đƣờng không chỉ phát triển về mặt số lƣợng thơ và lực lƣợng sáng tác mà
đề tài sáng tác cũng rất phong phú và đa dạng. Đề tài đôi khi là đề tào lịch sử, xã hội,
thiên nhiên, đề tài cuộc sống của những con ngƣời trong xã hội hay là đề tài chiến
tranh. Mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm riêng với hai trào lƣu lãng mạn tích cực

và hiện thực sâu sắc. Với hai trào lƣu chính ấy, thơ Đƣờng đã phản ảnh cả một mặt xã
hôi, cả một thời đại.
Nội dung thơ Đƣờng hết sức phong phú, tâm tƣ và tình cảm đầy ấp những câu
thơ. Từ tình cảm đối với xã hội, đất nƣớc đến tình cảm đối với thiên nhiên, con ngƣời,
thơ Đƣờng tập trung thể hện những mối quan hệ xã hội phức tạp với nghệ thuật tinh vi,
ngôn ngữ điêu luyện với cách thể hiện độc đáo.
“Thời thịnh Đường là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất mang một sắc thái của
một thời đại phồn thịnh trẻ trung, đặc điểm nổi bậc chính là tính dân tộc được phát
huy đến cao độ. Thơ ca lãng mạn thời này kết tinh truyền thống tốt đẹp của mấy ngàn
năm lịch sử, những đặc trưng mỹ học của thơ ca cổ điển được thể hiện rất rõ nét. Trên
thi đàn lực lượng sáng tác đông đảo, nhiều thành phần xã hội, nhiều tầng lớp khác
nhau tạo nên sựu phong phú những sáng tác tên thi đàn. Thơ thời thịnh Đường mang
tính chất lạc quan tươi trẻ, nhưng đôi khi cũng dăm chiêu tư lự và suy ngẫm về một sự
nhố nhăng của thời đại, đôi khi thết lên nhứng tiếng thét căm phẫn có lúc lại bó gối
đầu hàng.”[9, tr. 15]

12


Thời Đƣờng là một trong những giai đoạn phát triển rục rỡ nhất lịch sử Trung
Quốc đặc biệt là văn học có thể nói là trăm hoa đua nở. Trong giai đoạn này thơ
Đƣờng là đỉnh cao của văn học với hàng vạn nhà thơ và có hơn hai nghìn ba trăm nhà
thơ… đề tài thể hiện của các nhà thơ cũng rất phong phú từ những cảnh sinh hoạt sa
hoa của quý tộc, đến cảnh nghèo túng của dân chúng, cảnh đời, cảnh thiền, cảnh tiên,
cảnh núi sông, rừng núi cỏ cây hoa lá rất phong phú, ở giai đoạn này phong cách của
các nhà thơ cũng vô cùng đa dạng hình thành những trƣờng phái khác nhau xin nói
thêm việc phân chia cũng mang tính tƣơng đối:
 Trƣờng phái Điền Viên
Với những bài thơ miêu tả cảnh thanh nhàn, yên bình nơi sơn trang, những bài
thơ miêu tả cảnh sinh hoạt đời sống của ngƣời nông dân an nhàn, bên cạnh đó là

những hình ảnh thiên nhiên cảnh vật thoát khỏi những ƣu tƣ, phiền muộn của cuộc
sống bon chen danh lợi phù hoa. Ở trƣờng phái này có một nhà thơ đƣợc mệnh danh là
Thi Phật là Vƣơng Duy với những trang thơ đậm triết lí bên cạnh đó là một đại thụ của
trƣờng phái này là Mạnh Hạo, Nhiên gắn liền với những bài thơ ngũ ngôn mang đậm
chất thiên nhiên.
 Trƣờng phái lãng mạn
Với rất nhiều nhà thơ tiêu biểu nhƣng nổi bậc hơn cả là Lý Bạch đƣợc tôn là thi
Tiên, thơ ông đậm chất lãng mạn theo đúng nghĩa “ý và tình thơ hòa huyện vào nhau
vừa diễm lệ kì vĩ nhưng cũng vừa mênh mông bát ngát”. [9, tr. 15]
 Trƣờng phái biên tái
Thơ biên tái hầu nhƣ đa số các nhà thơ đều làm và theo một cách nào đó bởi khi
cầm bút viết thì cảnh chiến tranh trận mạc, cảnh thê lƣơng hoang vắng nơi chiến địa,
nỗi nhớ vợ con quê hƣơng của những ngƣời lính, lòng thƣơng nhớ buồn đau của ngƣời
khuê phụ nơi chốn cô phòng đều là nguồn cảm hứng cho hầu hết mọi nhà thơ
 Trƣờng phái hiện thực
Trong giai đoạn này xuất hiện nhà thơ Đỗ Phủ, đƣợc mệnh danh là thi Thánh
với tính hiện thực đậm chất trong thơ. Ông lấy thơ để làm vũ khí phơi bày thực trạng
thối nát của xã hội, bất an, đen tối, thối nát do vua Đƣờng Minh Hoàng trong những
thập niên cuối rơi vào con đƣờng tửu sắc, bỏ bê triều chính từ đó làm cho đất nƣớc rối
ren vì những tên tham quan nha hiểm, độc ác từ đó đời sống nhân dân cở cực lầm than,
thơ của Đỗ Phủ đã phơi bày đƣợc cuộc sống của những ngƣời dân thấp cổ bé họng.
13


Ông đạt đƣợc nhiều thành tựu thơ với những bài thơ độc đáo, những lời thơ đƣợc chau
chuốt một cách bóng bẩy nhƣ những viên ngọc đƣợc chạm khắc tinh xảo.
1.2.2. Các thể loại thơ thời Đƣờng luật
Theo nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học thì thơ Đƣờng có thể chia
thành hai loại chính, trong quyển Đường thi tuyển dịch, của Trƣơng Đình Tín cũng có
cánh phân chia nhƣ vậy, hai loại đó là cổ thể và cận thể.


 Thơ cổ thể
Thơ cổ thể có tên gọi khác là cổ phong, đây là thể loại thơ có từ xa xƣa việc xác
định xuất xứ thời gian xuất hiện chính xác còn rất nhiều tranh cãi. Đây là thể loại thơ
đƣợc các nhà thơ trƣớc thời Đƣờng sử dụng rất nhiều và đặc biệt là đƣợc dùng trong
kinh thi, đến thời Đƣờng thì loại thơ này vẫn đƣợc tiếp thu và phát huy hơn trƣớc cho
phù hợp với thời đại. Điều đặc biệt ở thể loại thơ này là không có luật lệ nhất định
không gò bó về câu chữ và không theo bố cục, thể loại thơ hƣớng đến sự tự do rất phù
hợp cho những nhà thơ sáng tác thiên về cám xúc trong mạch thơ, số chữ trong dòng
thơ và số câu trong bài thơ không hạn chế và việc dài ngắn còn phụ thuộc vào cảm xúc
của nhà thơ.
Trong bài thơ “將進酒”Tương tiến tửu, của Lý Bạch không theo một một quy
luật nào cả, cảm xúc cứ dâng trào và đƣợc ghi lại từ đó làm ngƣời thƣởng thức thơ
cảm nhận đƣợc sự phóng khoáng và những dòng cảm xúc không đức mạch.
將進酒

君不見:
黃河之水天上來,
奔流到海不復回?
又不見:
高堂明鏡悲白髮,
朝如青絲暮成雪?
人生得意須盡歡,
莫使金樽空對月。
天生我才必有用,
千金散盡還復來。
烹羊宰牛且為樂,

Tƣơng tiến tửu


Xin mời rƣợu

Quân bất kiến
Hoàng Hà chi thuỷ thiên
thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi!
Hựu bất kiến:
Cao đường minh kính bi
bạch phát,
Triêu như thanh ty mộ
thành tuyết.
Nhân sinh đắc ý tu tận hoan,
Mạc sử kim tôn không đối
nguyệt!
Thiên sinh ngã tài tất hữu
dụng,
Thiên kim tán tận hoàn
phục lai.
Phanh dương tể ngưu thả vi lạc

Há chẳng thấy:
Nước sông Hoàng từ trời
tuôn xuống
Chảy nhanh ra biển, chẳng
quay về,
Lại chẳng thấy:
Thềm cao gương soi rầu tóc
bạc
Sớm như tơ xanh, chiều tựa
tuyết ?

Đời người đắc ý hãy vu
tràn,
Chớ để bình vàng suông
bóng nguyệt!
Trời sinh thân ta, hẳn có dùng,
Nghìn vàng tiêu hết rồi lại đến
Mổ dê, giết trâu, cứ vui đi,

14


會須一飲三百杯。
岑夫子,
丹丘生,
將進酒,
杯莫停。
與君歌一曲,
請君為我傾耳聽。
鐘鼓饌玉何足貴,
但願長醉不願醒。
古來聖賢皆寂寞,
唯有飲者留其名。
陳王昔時宴平樂,
斗酒十千恣歡謔。
主人為何言少錢,
逕須沽取對君酌。
五花馬,千金裘,
呼兒將出換美酒,

Hội tu nhất ẩm tam bách bôi.

Sầm phu tử,
Đan Khâu sinh.
Tương tiến tửu,
Bôi mạc đình!
Dữ quân ca nhất khúc,
Thỉnh quân vị ngã khuynh
nhĩ thính:
"Chung cổ soạn ngọc bất
túc quý,
Đãn nguyện trường tuý bất
nguyện tỉnh!
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.
Trần vương tích thời yến
Bình Lạc,
Đẩu tửu thập thiên tứ hoan
hước".
Chủ nhân hà vi ngôn thiểu tiền
Kính tu cô thủ đối quân chước.
Ngũ hoa mã,
Thiên kim cừu,
Hô nhi tương xuất hoán
mỹ tửu,
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu.

與爾同消萬古愁。

Uống liền một mạch ba trăm
chén!
Bác Sầm ơi,

Bác Đan ơi!
Sắp mời rượu,
Chớ có thôi!
Vì nhau tôi xin hát,
Hãy vì tôi hai bác nghe cùng:
"Này cỗ ngọc, nhạc rung,
chẳng chuộng,
Muốn say hoài, chẳng muốn
tỉnh chi!
Thánh hiền tên tuổi bặt đi,
Chỉ phường thánh rượu
tiếng ghi muôn đời!
Xưa Trần Vương yến nơi
Bình Lạc,
Rượu tiền muôn đùa cợt tha
hồ"
Chủ nhân kêu thiếu tiền ru?
Để cùng dốc chén, ta mua đi
nào!
Đây ngựa gấm,
Đây áo cừu,
Này con, đổi rượu hết,
Cùng nhau ta giết cái sầu
nghìn thu!
(Tương Như và Hoàng Tạo
dịch)

 Thơ cận thể
Trong quyển “Đường thi tuyển dịch” của Trương Đình Tín thơ cận thể còn có
cánh gọi là kim thể hay cách luật trong thơ Đường, thể thơ này nó được gọi là cận thể

hay cách luật để phân biệt với thể cổ phong ra đời trước nó”. [14, tr. 21].
Nói đến thể thơ cận thể thì ở thời Đƣờng đạt đƣợc nhiều thành tựu nhất. Với thể
loại này để làm đƣợc một bài thơ là không hề đơn giản ngƣời sáng tác cần có một kiến
thức nhất định về thơ đổng thời phải nắm đƣợc những những quy luật, cách gieo vần,
niêm luật, bố cục… của thể loại thơ này. Trong đó hai yếu tố căn bản cần chú ý nhất là
thanh điệu và đối trong thơ.
“Về hình thức, thơ cận thể hay cách luật thời Đường có thể chia làm hai loại
chính: luật thi và tuyệt cú”. [14, tr. 21].
15


Để sáng tác một bài thơ hay thì yếu tố cảm xúc rất quan trọng, để thể hiện cảm
xúc trong thơ và truyền tải những điều suy nghĩ tới độc giả thì ngôn từ là phƣơng tiện
để ngƣời sáng tác nói lên những gì mình nghĩ. Việc lựa chọn và sắp xếp ngôn từ để tạo
nên câu thơ hoàn chỉnh thì không hề đơn giản vì ngôn từ cũng có những quy luật riêng
mà ngƣời sáng tác cần nắm, bên cạnh đó luật thi lại có những quy luật khá nghiêm
ngặt nên ngƣời sáng tác cần phân bố hợp lí ngôn từ, kết hợp thanh điệu để tạo nên tiết
tấu cho câu thơ.
Luật bằng - trắc là một yếu tố rất quan trọng mà ngƣời làm thơ cần nắm và phối
hợp vào trong thơ mình từ đó tạo nên sự hào hòa cho câu thơ. Bên cạnh đó là “niêm”
nghĩa là yếu tố kết dính trong thơ, trong một câu thơ hai câu thơ đƣợc gọi là niêm khi
chữ cái thứ hai của hai câu thơ đều là vần bằng hoặc vần trắc. “Chẳng hạn trong một
bài thơ thất ngôn bát cú đường luật thì các câu sau sẽ niêm với nhau: câu một với câu
tám, câu hai với câu ba, câu bốn với câu năm, câu sáu với câu bảy. Bên cạnh đó để
xem một bài thơ là luật bằng hay luật trắc thì chỉ cần xem chữ cái thứ hai của câu
một” [14, tr. 21]
Về bố cục của bài thơ đƣờng phải tuân theo một cách sắp xếp chặt chẽ. Trong
bài thất ngôn bát cú xƣa thì có bố cục:
Câu một và câu hai đƣợc gọi là khai đề.
Câu ba và câu bốn gọi là thừa đề bắt buộc hai câu phải đối nhau.

Câu năm và câu sáu đƣợc gọi là chuyển và cũng đối nhau.
Câu bảy và tám đƣợc gọi là hợp.
Khảo sát và cách dạy của ngày nay thì bố cục của bài thất ngôn bát cú có một
số thay đổi.
Câu một và câu hai đƣợc gọi là phá mở ý cho bài thơ.
Câu ba và câu bốn đƣợc gọi là thực giải thích ý đầu baì thơ rõ hơn.
Câu năm và câu sáu gọi là luận bàn bạc mở rộng thêm nghĩa đầu bài.
Câu bảy và câu tám gọi là kết tóm tắt ý nghĩa của cả bài thơ.
 Thơ tuyệt cú
Thơ tuyệt cú hay còn đực gọi là tứ tuyệt đây là một thể loại thơ rất quen với bạn
đọc, đây là một thể loại thơ thịnh nhất thời Đƣờng. “Tuyệt” đƣợc hiểu là tuyệt diệu là
hàn hảo vì bài thơ chỉ có bốn chữ nhƣng rất cô động và hàm súc, ẩn chứa là cả một

16


tinh hoa thơ và hơn thế nữa dù chỉ có bốn câu nhƣng có bố cục khá đầy đủ với bốn
phần đề, thực, luận và kết.
Chẳng hạn trong bài “lộc trại”, “tống biệt”, “Trúc lý quán”…Vƣơng Duy sử
dụng thể loại ngũ ngôn tuyệt cú để sáng tác, nội dung đƣợc thể hiện tinh tế qua từng
câu thơ. Hay trong bài “絕句”tuyệt cú, của Đỗ Phủ tác giả đã sử dụng thể thơ thất
ngôn tuyệt cú để sáng tác miêu tả cảnh thiên nhiên dƣờng nhƣ mỗi câu là một cảnh và
ẩn sau nó còn có nét nghĩa tinh tế hơn và có cả ý về chính trị, ở đây ngƣời viết chỉ đi
vào thể loại không đi sâu vào nội dung:
絕句

Tuyệt cú

Tuyệt cú


兩個黃鸝鳴翠柳,

Lưỡng cá hoàng ly minh
thuý liễu,

Hai cái oanh vàng kêu liễu
biếc,

Nhất hàng bạch lộ thướng
thanh thiên.
Song hàm Tây Lĩnh thiên thu
tuyết,
Môn bạc Đông Ngô vạn lý
thuyền.

Một hàng cò trắng vút trời
xanh.
Nghìn năm tuyết núi song in
sắc,
Muôn dặm thuyền Ngô cửa
rập rình.

一行白鷺上青天.
窗含西嶺千秋雪,
門泊東吳萬里船.

(Tản Đà dịch, tạp chí Ngày
nay, số 97, 13-2-1938)
Nhận đƣợc cái hay, cái đẹp và từ đó tác động đến tâm thức ngƣời đọc qua đó
định hƣớng đến cách nghĩ và cánh làm nếu đƣợc hiểu đúng. Để cảm nhận đƣợc Thiền

thì con ngƣời phải tri nhận không thể nói ra hay cố giải thích cho hiểu, với thơ thì thơ
là tiếng nói của tâm hồn không chỉ là một thứ để giải bày tâm tƣ hay là một thú vui
tiêu khiển mà thơ còn là một cách giáo dục, cảm hóa, truyền thụ những nhận thức
đúng tác động đến ngƣời thƣởng thức.
1.3. Sơ lƣợc về yếu tố Thiền và hình ảnh Thiền trong thơ
1.3.1. Quan niệm về Thiền từ thời khởi thủy
Thiền Tông là một là một tông phái của Phật giáo đây là một phái rất đặc biệt
trong lịch sử tôn giáo Trung Quốc. Theo chỗ kiến lập và phát triển Thiền Tông thì khi
Tổ Đạt-ma đến Trung Hoa là kiến lập, đại khái vào đời Lƣơng, ban đâu mỗi đời một
thầy truyền cho một trò, đến khi Ngũ Tổ hoằng dƣơng, sau đó là Nam tông Bắc phái,
trội hơn vào thời ấy, năm tông hai phái bao trùm thiên hạ. Thiền Tông từ một tông nhỏ
17


do một ngƣời truyền pháp trải qua vài trăm năm đã trở thành một tông phái lớn. Từ đó
Thiền Tông phát triển với phƣơng thức truyền giáo vƣợt ra ngoài Giáo Tông nên đạt
nhiều thành tựu.
Thiền Tông lấy bản tâm con ngƣời làm nền tảng chỉ thẳng vào tâm thức con
ngƣời, và lấy vô tâm làm phƣơng pháp với xu hƣớng tự ngộ và hợp với đạo. Lúc đó
con ngƣời thật sự nhập tâm mà quên đi những sự việc đang xảy ra xung quanh mình.
Chẳng hạn khi nghe tiếng sỏi chạm góc tre hoặc đi qua con suối, núi đá đều có thể khai
ngộ, thấy hoa đào hay thấy mặt trời thì có thể minh tâm, hay nghe những tiếng nhƣ
xét, tiếng ngƣời hét hay tiêng của các loài sinh vật…mà vẫn có thể nhập tâm và thiền
thì khi ấy đã đạt đƣợc một cảnh giới rất cao.
“Thiền Tông cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến thi ca, thiền nhân dùng thiền để
ngụ thiền, thi nhân thì lại đem thiền vào thơ mà Vương Duy là một đại diện tiêu biểu
khi ông đưa thiền vào thơ và làm cho thi ca toát lên nhiều vẻ khác nhau”[2, tr.11].
1.4.2. Sơ lƣợc về Thiền thời hiện đại
Ngày nay nói về Thiền thật sự có rất nhiều định nghĩa kể cả sách và tài liệu
mạng, trong mỗi định nghĩa lại mang một xu hƣớng riêng rất khó hòa hợp, nhƣng mỗi

cách hiểu lại mang trong mình một cái hay riêng, nhƣng suy cho cùng đó là do sự quan
tâm của nhiều ngƣời đến việc thiền. Việc tham khảo các tài liệu và định nghĩa giúp
ngƣời viết có một số nhận xét về Thiền.
Thật ra Thiền không phải là một quang cảnh để ngƣời ta quan xác rút ra những
nhận xét, hay để ngƣời ta “sờ” vào và cảm nhận nhƣ cảm nhận một thứ vật chất, và
cũng chẳng thể biến nó thành một thứ lý thuyết và đem ra trình bày và sau đó là cố
hiểu nó, xét ở một bình diện nào đó Thiền cũng không phải là một triết lí của nhà Phật
hay một phái nào đó và xem đó là một hình thức để tu tập. Do vậy mà khi đi sâu vào
định nghĩa Thiền thì càng thêm rắc rối và phức tạp hơn.
Qua nhiều tài liệu ngƣời viết chọn và giới thiệu một cách hiểu về thiền rất thực
tế và dễ hiểu bên cạnh đó không kém phần sâu sắc, đặc biệt với cách hiểu này có liên
quan và khá gần với bài nghiên cứu. Đó là cách hiểu của nhà sƣ Thích Thông Huệ
trong quyển “Thiền là gì?” “Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một
hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm... Thiền
cũng có thể được nhìn dưới một góc độ gần gũi hơn, là trạng thái của tâm khi thấy
nghe hay biết tất cả sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh, mà không có một ý niệm
18


phân biệt so sánh. Người có Thiền chứng là người không bị dính mắc đối với mọi
thăng trầm vinh nhục của cuộc đời, không động tâm đối với tất cả các pháp thế gian
và xuất thế. Có thể nói, lúc nào và ở đâu tâm ta thanh tịnh mà thường biết, ta sẽ có
kinh nghiệm trực tiếp Thiền là gì? Như vậy, Thiền nằm trong mọi sinh hoạt thường
nhật, rất đơn giản, rất thực tế và rất gần gũi với cuộc sống - con người”.[18, tr. 1]
1.4.3. Sự hòa hợp của thiền và thơ
Bên cạnh sự phát triển cực thịnh của thơ thời Đƣờng thì Thiền cũng đạt đƣợc
những thành tựu trong giai đoạn này nếu không muốn nói là hoàng kim. Ở thời kì này
một bài thơ hay có thể truyền vang khắp thiên hạ, nổi tiếng khắp kinh kì, đây cũng là
thời kì mà các Thiền nhân dùng thơ ngụ Thiền. “Khi Thiền Tông thịnh hành thì các thi
nhân và thiền nhân cùng ngồi chung chiếu, mắt thấy cây cảnh, tai nghe chuyển ngữ,

và khi đó họ đem thuyền vào thơ, tuy không cùng chung nhánh nhưng khi hòa hợp
giống như sữa hòa vào nước với một chiếc cốc”. [2, tr. 11]
Thiền và thơ nếu xét ở nhiều phƣơng diện thì giữa chúng dƣờng nhƣ không có
quan hệ gì với nhau, bởi chúng không có cũng xuất phát điểm và khác nhau khá xa.
Thiết nghĩ thơ là một thể loại văn học đƣợc văn học nghiên cứu hơn thế nữa thơ xuất
hiện rất sớm và có trƣớc Thiền từ rất lâu, về Thiền thì xuất hiện sau thơ nói về phạm vi
thì thiền thuộc về Phật giáo. Nói đến nội dung thì thơ dùng để bày tỏ tâm tƣ, tình cảm,
những cảm xúc thăng hoa của con ngƣời trƣớc nhiều sự việc của cuộc sống của thiên
nhiên, đối với Thiền thì hƣớng đến sự giác ngộ từ tâm thức. Thiền có tác dụng định
hƣớng con ngƣời đến Phật và thành Phật, ngày nay Thiền còn có tác dụng giúp con
ngƣời thƣ giản một cách hiệu quả nhất, đối với thơ thì làm cho con ngƣời cảm nhận về
sự giáo huấn và tiếp nhận kiến thức, về cơ bản thì Thiền và thơ khác nhau một số yếu
tố cơ bản nhƣ vậy.
Tuy rằng có nhiều điểm khác biệt nhƣng giữa thơ và Thiền có khả năng dung
hợp nhau “Thơ vốn dĩ là tiếng nói của tình cảm nhưng cũng có khả năng tải đạo
Vương Duy đã từng viết trong bài "Cấu thi", "Đi đến nơi xa xôi hẻo lánh, ngồi xem
lúc mây đùn lên", nghĩa là tùy theo cảnh ngộ đều là đạo, đạo không nơi nào mà chẳng
có, hễ chạm đến đều có thể ngộ, vì thế ở nơi bản chất của thơ có thể hàm chứa đạo lý,
nhất là "Tự tánh", "Đại toàn" mà Thiền Tông tham cứu, về mặt nhận thức luận, cố
nhiên là do suy nghĩ mà có và cuối cùng đến chỗ "đường tâm dứt tuyệt" vượt qua cảnh
giới của suy nghĩ và hiểu biết mà âm thầm khế hội chân lý. Ở tình huống "đường tâm
19


dứt tuyệt" này, lúc đó Thiền sư muốn đem những gì có thể cảm giác để tỏ bày cái
chẳng thể cảm giác, chẳng thể nghĩ bàn, ngoài việc nhướng mày, giơ tay, các ngài sử
dụng thi ca làm phương thức biểu hiện tốt nhất, đặc biệt là ứng dụng thể thơ tỷ hứng
rất nhiều. Vì xét về phần mà thơ muốn biểu đạt thì, "điều nói ra được thì có hạn mà ý
lại vô cùng" đó là cách mà thơ và thuyền hà hòa hợp vào nhau.” [2, tr. 304]
Nói đến thơ Đƣờng ngoài việc sáng tác về rất nhiều đề tài nhƣng trong đó có

thơ thiền cũng đƣợc chú ý, đặc biệt là trong thơ Vƣơng Duy bởi lẽ từ nhỏ ông đã sống
gần với đạo Phật, từ đó cũng ảnh hƣởng đến việc sáng tác và những hình ảnh Thiền
vào thơ, trong thơ ông sử dụng rất nhiều những hình ảnh thiên nhiên để làm nên chất
Thiền rất độc đáo.
Ở Việt Nam cũng có một giai đoạn thơ Thiền rất phát triển đó là thơ thiền LýTrần với rất nhiều bài thơ độc đáo đƣợc sáng tác bởi các nhà sƣ và đƣợc lƣu truyền rất
rộng rãi. Nhƣng thiết nghĩ để làm đƣợc một bào thơ Thiền thì không hề đơn giản cần
có sự hiểu biết rộng cùng với sự trải nghiệm và đặc biệt là thấm trong ngƣời một tƣ
tƣởng nào đó có thể là Phật giáo… Suy cho cùng khi Thiền đƣợc sử dụng trong thơ
càng làm cho bài thơ thêm độc đáo và để cảm nhận đƣợc loại thơ này cần có cái “tâm”
của ngƣời cảm nhận.
“Gió đưa đưa hoa đẹp rực rỡ rơi đầy”, thiền học như gió nhẹ gió mạnh thổi
nhẹ vào vườn thơ, với ngọn bút của khéo léo và trí thông minh nên thi nhân đã dẫn
thiền vào thơ, như bong hoa như gió mà thụ phấn, như gió lay cành làm rụng hoa, gây
biết bao là tan tác, biết bao rực rỡ, chiếu rọi lên màu sắc vi diệu của thiền”.[2, tr. 11]
Có thể nói vào giai đoạn đạt đƣợc nhiều thành tựu và cực thịnh của mình thì
những nhà Thiền nhân dùng thơ để tả thiền để truyền tải những triết lý nhà Phật, và
đến khi Thiền đạt đƣợc thành tựu và hƣng thịnh, thi gia đem thuyền vào thơ. Dung hợp
Thiền và thơ tạo ra một luồng sáng mới cho việc sáng tác và cảm nhận thơ vì Thiền lý
và thi luận là một sự kết hợp có thể nói là hoàn hảo giống nhƣ: “Thơ là chiếc áo gấm
thiêu hoa của thiền khách, thiền là chiếc dao gọt ngọc của thi gia”. [2, tr. 306]
1.4. Vị trí thơ Vƣơng Duy
1.4.1. Vị trí của thơ Vƣơng Duy trong văn học Trung Quốc
Nói về thơ Vƣơng Duy có thể nói từ thời thịnh Đƣờng với một triều đại hoàng
kim của thơ ca với rất nhiều kiệt suất đã đƣợc ngƣời đọc biết đến. Vƣơng Duy cũng là
một nhà thơ trƣởng thành và tạo nên tên tuổi và vị trí của mình trong thời kì này. Ông
20


cùng với Mạnh Hạo Nhiên Và Trừ Quang Hi tạo nên phái điền viên sơn thủy rất độc
đáo, mang trong mình phong cách riêng và cách thể hiện thơ riêng ông đã tạo nên

nhiều điểm nhấn trong thơ và đƣợc nhiều ngƣời yêu thích. Thơ ông không đơn giản
chỉ là ngôn để tạo nên thơ mà trong thơ còn là những bức tranh mà ông đã vẻ bằng
ngôn từ để ngƣời đọc không chỉ đọc và cảm thơ mà giống nhƣ cảnh đang hiện ra trƣớc
mắt và có thể “chạm” vào nó.
Trong dòng chảy văn học Trong Quốc Vƣơng Duy, đã tạo cho mình một chỗ
đứng có thể nói là quan trọng. Trong quyển sách Lịch sử văn học Trung Quốc, một
công trình khảo biên của các học giả Trung Quốc biên soạn trong những năm 60 của
thế kỉ XX với rất nhiều điểm chú ý về văn học Trung Quốc. Quyển sách cung cấp
nhiều kiến thức cơ bản về thời đại lịch sử cũng nhƣ cung cấp những thông tin về các
tác giả Trung Quốc và điểm qua một số phong cách thơ của họ. Trong quyển sách này
cũng có một số lƣợng trang viết về tác giả Vƣơng Duy, một số nét chính về cuộc đời,
sự nghiệp và phong cách thơ của ông. Điều đặc biệt là quyển sách này chính là giáo
trình đƣợc sử dụng trong các trƣờng Đại học ở Trung Quốc, qua đó cho thấy thơ của
ông đã đƣợc phổ biến rất rộng trong văn học nƣớc này.
Điểm qua những công trình biên soạn về thơ của Trung Quốc với số lƣợng tài
liệu ngƣời viết hiện có thì những tuyển chọn hầu nhƣ tất cả đều có thơ của Vƣơng
Duy. Trong quyển Đường thi tam bách thủ, của các học giả Hành Đƣờng Thoái Sĩ và
Trần Bá Anh (tên chữ là Uyển Tuấn) tuyển chọn và bổ chú sau đó Ngô Văn Phú dịch
và giới thiệu cùng bạn đọc, riêng phần tác giả Vƣơng Duy cũng có số lƣợng bài rất lớn
đó là một yếu tố quan trọng thể hiện vị trí và giá trị của thơ Vƣơng Duy trong học
thuật ở Trung Quốc.
Qua nhiều công trình biên soạn và các quyển tuyển tập thơ hầu nhƣ Vƣơng Duy
đều chiếm một vị trí quan trọng và có số lƣợng bài cũng rất nhiều. Qua đó cho thấy
Vƣơng Duy có một vị trí rất quan trọng trong nền văn học nƣớc nhà, ông là một đại
diện của phái điền viên sơn thủy và là một “thi Phật” không thể nào thay thế đƣợc.
1.4.2. Quá trình tiếp nhận và phát triển của thơ Đƣờng ở Việt Nam
Ở nƣớc ta suốt mƣời thế kỉ, từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, đất nƣớc ta với những
thế hệ cha, ông đã tiếp nhận sâu rộng và chịu ảnh hƣởng rất lớn từ văn học Trung
Quốc trong quá trình xây dựng và phát triển của văn học nƣớc nhà. Về thi ca, đặc biệt
là thơ Đƣờng luật có ảnh hƣởng nhiều nhất. Trong thơ của tác giả Việt Nam thời trung

21


đại và cận đại kể cả chữ Hán Và chữ Nôm, có đến 3/4 số bài đƣợc sáng tác theo thể
Đƣờng luật.
“Xét từ nhiều nhiều thể loại cho đến đề tài, từ phần thơ chữ Hán cho đến thơ
Nôm của dân tộc ta đều ghi dấu ấn đậm nét của Đường thi. Các nhà nho Việt Nam đã
coi các danh gia Trung Quốc là cổ nhân của mình, lấy thơ Đường làm khuôn mẫu, coi
là “khuôn vàng, thước ngọc”. Thể dường luật đã được dùng phổ biến với niêm, luật
chặt chẽ rõ ràng. Chúng ta cũng quá quen với những bài thơ Việt với những hình ảnh
ước lệ tượng trưng “tùng, cúc, trúc, mai”, những hình ảnh thiên nhiên trong thơ
Đường.” [20, tr. 7].
Khi chữ Nôm xuất hiện và thịnh hành từ thế kỷ XV những tác phẩm thơ văn nổi
tiếng hàng loạt ra đời, xem xét ở một phƣơng diện nào đó thì thơ Đƣờng vẫn còn ảnh
hƣởng sâu đến các sáng tác. Khi đi từ chữ Hán sang sáng tác bằng chữ Nôm là cả một
quá trình đầy khó khăn, đồng thời cũng trong giai đoạn này cũng diễn ra những trào
lƣu mới về thơ đặc biệt là diễn ca thơ Đƣờng.
Những tuyển tập thơ Đƣờng dần xuất hiện với những bài thơ đƣợc lựa chọn và
dịch đi dịch lại nhiều lần. Việc không thông thạo chữ Hán cũng là một phần mà các
dịch giả Việt Nam đã cố gắng dịch thơ và giúp thơ Đƣờng đƣợc thịnh hành hơn, cũng
từ đấy mà những bản dịch thơ Đƣờng đƣợc hiểu mới hơn thể hiện sự sáng tạo của các
dịch giả Việt Nam. “Nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân đã tìm được những bản
dịch thơ Đường sớm nhất được sưu tầm trong Hồng Đức quốc âm thi tập thế kỉ
XV.”[20, tr. 7].
Thơ Việt Nam có nguồn gốc và khởi điểm lịch sử từ thơ Đƣờng Trung Quốc là
một lẽ tất yếu. Vào lúc ban sơ, ngƣời Việt Nam đã có thể bắt chƣớc các thể thơ Cổ
phong và thơ Đƣờng của ngƣời Trung quốc một cách dễ dàng, không một chút gƣợng
ép. Và về sau, với thể thơ Đƣờng cũng vậy.
Lý do là vì tiếng Việt Nam mang cùng một đặc điểm với tiếng Trung Quốc:
cùng là loại tiếng độc âm và các thanh đều có thể qui thành hai thanh bằng và

trắc. Lúc bấy giờ, Việt Nam chƣa có chữ viết và lại chịu ách đô hộ dã man của Trung
Quốc hơn cả ngàn năm, tất cả sinh hoạt chữ nghĩa đều phải mƣợn chữ Hán mà sử
dụng. Mỗi dân tộc đều đã thay đổi chữ Hán cách này hay cách nọ để thích ứng với nét
riêng của mình.

22


Tại Việt Nam, hiện tƣợng sử dụng chữ Nôm trong khoảng 700 năm và tiếng
Hán Việt là thí dụ cụ thể. Tuy nhiên, ngƣời Việt Nam cũng có sáng tạo một số thể thơ
riêng biệt, không chỉ dùng lối gieo vần ở chữ cuối câu mà còn gieo vần ở lƣng chừng
câu. Thí dụ: thể thơ lục bát, song thất lục bát và các biến thể nhƣ: hát nói, sẩm, lý,
hề…
Thơ Đƣờng đƣợc tiếp nhận và biết đến ban đâu bởi các tạp chí có thể điểm qua:
Năm 1917 với Nam Phong tạp chí, do Phạm Quỳnh chủ biên, thơ Đƣờng đã tìm
đƣợc chổ đứng cho mình. Có thể nói đây là một tạp chí đi đầu trong việc dich và giới
thiệu thơ Đƣờng với nhiều bản dịch có giá trị, thu hút rất nhiều dịch giả tham gia và
cho ra những sản phẩm dịch thơ rất phong phú.
Năm 1934 Tiểu thuyết thứ bảy, do Vũ Đình Long chủ nhiệm ra đời. Ở tờ này
nhiều đọc giả có thể bắt gặp những tác phẩm của các tác giả Trung Quốc đã trỏ nên
quen thuộc ở Việt Nam nhƣ Đỗ Mục, Vƣơng Duy, Đỗ Phủ, Lý Bạch… lực lƣợng tham
gia dịch thơ Đƣờng trên Tiểu thuyết thứ bảy gồm nhiều tác giả khác nhau.
Năm 1935, thì tạp chí Ngày nay, ra đời do Nguyễn Tường Tam chủ nhiệm trong
vòng 5 năm (1935 – 1939), đã ra mắt hơn 77 tác phẩm dịch. Đặc biệt lƣu ý với tờ tạp
chí này với những bài dịch của Tản Đà rất độc đáo, với ngôn từ mộc mạc gần gúi và
với đó là thể thơ lục bát đƣợc ông sử dụng đã tạo nên những luồng sinh khí mới khi
tiếp nhận thơ Đƣờng với một dấu nhấn của ngƣời Việt. Nhờ vào đó mà thơ Đƣờng dần
đi vòa tâm trí ngƣời Việt hơn, rút ngắn đƣợc khoảng cách ngôn ngữ.
Năm 1957 thì tạp chí Lành mạnh, ra đời do Lê Khắc Quyền làm chủ nhiệm và đến
năm 1958 thì tạp chí Văn hóa ngày nay, ra đời do Nhất Linh làm chủ nhiệm trong

những năm này thơ Đƣờng vẫn đƣợc giới thiệu với bạn đọc nhƣng số lƣợng bài đã ít đi
“Đến năm 1960, thì Tạp chí Văn học ra đời trải qua thời gian dài phát triển và
đạt được những thành tựu:
1962: Tác giả Bùi Thanh Ba trên tạp chí số 4 và số 11 có hai bài nghiên cứu về
Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị.
1964: Trên tạp chí số 5 có bài nghiên cứu về tác giả Lý Bạch cũng bởi tác giả
Bùi Thanh Ba.
1988: 1 bài; 1966: 3 bài; 2001: 1 bài; 2002: 1 bài; 2003: 1 bài.”[20, tr. 8]
Trên Tạp chí Hán Nôm ra đời năm 1985 do Trần Nghĩa chủ biên đã giành cho
nghiên cứu thơ Đƣờng một vị trí xứng đáng. Trong thời gian hoạt động tạp chí đã tìm
23


ra những văn bản thơ Đƣờng rất có giá trị. Từ nhiều góc độ nhiều tác giả có nhiều cách
nhìn và dịch thơ Đƣờng từ đó làm tạo nên sự phông phú trong việc tiếp nhận thơ
Đƣờng.
Trong những năm 1997, 2002, 2004, 2005 các tác giả Trần Đức Thọ, Nguyễn
Quảng Tuân, Nguyễn Cảnh Phức, Kiều Thu Hoạch đã cho ra đời những tác phẩm dịch
về thơ Đƣờng và đáng lƣu ý là những bài trên đều viết về bài Phong Kiều dạ bạc của
nhà thơ Trƣơng Kế Bính thời Thịnh Đƣờng.
Bên cạnh đó thì cũng có thể điểm qua một số công trình dịch, nghiên cứu, phê
bình thơ Đƣờng:
Theo tham khảo luận văn [20, tr. 9] và tà liệu tham khảo thì những bản dịch thơ
Đƣờng sớm nhất là Bản dịch của Mạc Đình Tư xuất bản năm 1928 với bài thơ Tỳ Bà
hành của Bạch Cƣ Dị. Tiếp đó là Đƣờng thi hợp tuyển của Dương Mạnh Huy, xuất
bản năm 1931. Những bản dịch thơ đồng thời có dạy cả các phép làm thơ Đƣờng nhƣ
cách mở đề, gieo vần của một số thể loại nhƣ thất ngôn, ngũ ngôn.
Các dịch phẩm trong Đường thi, của Ngô Tất Tố năm 1940, Đƣờng thi Trần
Trọng Kim năm 1945 cũng rất quan trọng đã đóng góp rất lớn vào việc tiếp nhận thơ
Đƣờng ở Việt Nam và sự phát triển thơ Đƣờng Ở Việt Nam.

Qua những công trìn tác phẩm dịch thơ cho thấy rằng ngƣời Việt rất chú ý đến
thơ Đƣờng và việc phát triển của nó ở Việt Nam. Qua quá trình dịch đó thì những nhà
thơ mới Việt Nam có đƣợc diệp tiếp cận với thơ Đƣờng Nhiều hơn và làm chi những
sáng tác thêm phong phú.
1.4.3. Thơ Vƣơng Duy trong chƣơng trình phổ thông hiện nay
Về thơ Đƣờng đƣợc đƣa vào chƣơng trình phổ thông cũng rất đƣợc chú ý.
Trong ngữ văn lớp 10 ban cơ bản và nâng cao thì có tổng cộng 6 bài thơ đƣợc đƣa vào
giảng dạy. Ở ban cơ bản thì không có bài Tì bà hành theo thể cổ phong trƣờng thiên
của Bạch Cƣ Dị, hai bài ở thể thất ngôn bát cú (Thu hứng của Đỗ Phủ, Hoàng Hạc lâu
của Thôi Hiệu) và hai bài thất ngôn tứ tuyệt là Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên
chi Quảng Lăng của Lí Bạch và Khuê oán của Vƣơng Xƣơng Linh, một bài ngũ ngôn
là Điểu minh giản của Vƣơng Duy.
Tuy đƣợc đƣa vào giảng dạy nhƣng việc nhận định và đánh giá về những bài
thơ là chƣa thật sự sâu về nội dung và đa phần là bài đọc thêm, vì thế tâm lý tiếp nhận
thơ của học sinh cũng chƣa thật sự nhiệt tình với tƣ tƣởng học để thi đã ăn sâu vô tiềm
24


thức. Do đó giá trị của những bài thơ Đƣờng ở phổ thông không đƣợc xem trọng cho
lắm. Bài thơ thơ Xuân Điểu minh giản, cũng không ngoại lệ đây là một bài thơ độc
đáo nhƣng chƣa đƣợc tìm hiểu thật sâu và kĩ, đây là một thiếu sót khá lớn trong việc
tiếp nhận thơ Đƣờng ngay từ bậc học phổ thông. Do là một bài đọc thêm nên không
đƣợc chú ý nhiều ngay cả bản thân ngƣời viết khi học phổ thông cũng không nhớ thật
kĩ những nội dung chính của bài thơ.
Khảo sát trong 20 bạn sinh viên đang làm luận văn của ngành văn học khóa 37,
thì con số thống kê làm cho ngƣời viết thật sự bất ngờ về một tác giả Trung Quốc đã
từng học. Khoảng 18 bạn chiếm 90% không biết về tác giả này và 10% còn lại thì chỉ
nhớ mơ hồ về tác giả này. Dù là một cuộc khảo sát chủ quan của ngƣời viết nhƣng qua
những con số cho thấy việc tiếp nhận thơ Đƣờng nói chung và thơ Vƣơng Duy trong
chƣơng trình học phổ thông thật đáng báo động hơn. Nếu cuộc khảo sát diễn ra trên

quy mô lớn hơn thì có thể con số còn đáng báo động qua đó cần có một tiến trình trong
việc giảng dạy và tiếp nhận thơ Đƣờng ở bậc học một cách tốt hơn. Nếu không đƣa thơ
Đƣờng vào giảng dạy thì thôi nhƣng khi đã đƣa vào thì cần có một cách nào đó để tiếp
nhận tốt hơn.
Nhân đây ngƣời viết cũng nói vài điều về việc học hiện nay qua nhiều phƣơng
tiện thông tin đại chúng cũng nhƣ là chia sẻ của những thầy cô giảng dạy nhiều năm,
thì việc học hiện nay chủ yếu là để thi và vƣợt qua kì thi và môn đó là xu hƣớng chủ
yếu. Tỉ lệ học sinh, sinh viên học để có nền tản kiến thức thì ngày càng giảm nếu có
một cuộc khảo sát thì với quy mô lớn thì điều đó chắc chắn đúng! Nếu cách học và tƣ
duy của ngƣời học không thay đổi thì sắp tới những “trí thức” liệu có đáp ứng đƣợc
nhu cầu của công việc khi đất nƣớc đang hội nhập.
Tuy vậy nhờ việc học và tiếp nhận thơ Đƣờng ngay từ phổ thông và đặc biệt là
thƣ Vƣơng Duy nên hôm nay ngƣời viết mới có một đề tài đúng sở thích của mình đó
là thơ Vƣơng Duy một đại diện của phái điền viên sơn thủy mà lúc học phổ thông
ngƣời viết chƣa hề biết đến. Bài thơ Điểu minh giản, ở phổ thông đƣợc Ngô Tất Tố
dịch và đƣa vào giảng dạy đó đƣợc xem là một bản dịch chất lƣợng và khó có bản dịch
nào hơn đƣợc xin trích dẫn:
Nguyên văn

Phiên âm

人閒桂花落,

Nhân nhàn quế hoa lạc,

夜靜春山空.

Dạ tĩnh xuân sơn không.
25



×