Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

tính hiện đại của hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai bộ tiểu thuyết thần điêu hiệp lữ và ỷ thiên đồ long ký

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 105 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN


BÙI HUYỀN TRANG
MSSV: 6116159

TÍNH HIỆN ĐẠI CỦA HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ
TRONG HAI BỘ TIỂU THUYẾT THẦN ĐIÊU HIỆP LỮ
VÀ Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Văn học

Cán bộ hƣớng dẫn: BÙI THỊ THÚY MINH

Cần Thơ, năm 2014
1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm hình tƣợng nhân vật
1.1.1. Hình tƣợng nghệ thuật
1.1.2. Hình tƣợng nhân vật trong tác phẩm văn học
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp
1.2.1. Tác giả Kim Dung
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác của Kim Dung
1.3. Vị trí của Kim Dung trong nền văn học
1.3.1. Trong nghiên cứu văn học tại Trung Quốc
1.3.2. Ảnh hƣởng tại Việt Nam
1.4. Vài nét về tiểu thuyết
1.4.1. Khái niệm tiểu thuyết
1.4.2. Tóm tắt nội dung hai bộ tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ và Ỷ thiên đồ long ký
1.5. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Kim Dung cụ thể hóa trong phim điện ảnh
1.5.1. Sức hấp dẫn
1.5.2. Hạn chế
CHƢƠNG 2: ĐẶC TRƢNG CỦA NHÂN VẬT NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG HAI BỘ
TIỂU THUYẾT THẦN ĐIÊU HIỆP LỮ VÀ Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ CỦA KIM
DUNG
2.1. Số lƣợng nhân vật nữ trong hai bộ tiểu thuyết của Kim Dung
2.1.1.Trong Thần điêu hiệp lữ
2.1.2. Trong Ỷ thiên đồ long ký
2.2. Đặc trƣng về nhân vật ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết Kim Dung
2.2.1. Về vẻ đẹp
2.2.1.1. Đẹp về ngoại hình
2.2.1.2. Đẹp về tâm hồn
2.2.1.3. Đẹp trong chiêu thức võ thuật
2.2.3. Quan niệm tình yêu
2.2.3.1. Tình yêu sâu sắc, chân thật và thủy chung
2.2.3.2. Tình yêu cao thƣợng

2.2.3.3. Tình yêu mù quáng, ích kỉ
2.2.4. Bản lĩnh của ngƣời phụ nữ
2.2.4.1. Vị trí xã hội

2


2.2.4.2. Mƣu trí, học vấn
2.2.4.3. Võ thuật
CHƢƠNG 3: BIỂU HIỆN SỰ HIỆN ĐẠI CỦA NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU
THUYẾT KIM DUNG
3.1. Con ngƣời cá nhân
3.1.1. Nhân - Nghĩa
3.1.2. Lễ
3.1.3. Trí.
3.1.4. Tín
3.2 . Những mối quan hệ gia đình – xã hội đƣợc xử lý theo cái nhìn mới
3.2.1. Quan hệ Vua - tôi
3.2.2. Quan hệ cha - con
3.2.3. Quan hệ thầy - trò
3.2.4. Quan hệ chồng - vợ
3.3. Tâm tình của Kim Dung qua những nhân vật nữ trong tiểu thuyết kiếm hiệp
3.3.1. Tôn trọng, đề cao vai trò của ngƣời phụ nữ trong xã hội
3.3.2. Xã hội hòa bình
3.3.3. Tình yêu nhân loại, hôn nhân gia đình
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Văn học là một loại hình nghệ thuât đặc thù, quan tâm và thể hiện đời sống ở
nhiều phƣơng diện. M.Gorki nhận định “văn học là nhân học”, là những câu chuyện
về cuộc đời. Ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn văn học khác nhau, số phận con ngƣời cũng
đƣợc quan tâm khác nhau. Nếu văn học trung đại quan tâm đến đời sống con ngƣời xã
hội thì văn học hiện đại đặc biệt quan tâm đến cá nhân cụ thể.
Trung Quốc là nƣớc có nền văn minh cổ xƣa tại phƣơng Đông. Bên cạnh nền văn
hóa rực rỡ muôn màu thì nền văn học Trung Quốc cũng không kém phần hấp dẫn.
Bằng nội dung, hình thức và phong cách đặc biệt, văn học Trung Quốc đã tạo đƣợc
màu sắc độc đáo cho mình, cùng tiến lên với nền văn học các dân tộc khác trên thế giới
theo những con đƣờng khác nhau. Văn học Trung Quốc có lý tƣởng thẩm mỹ của
mình, có tƣ tƣởng và truyền thống ấy có tác dụng chi phối, có hệ thống phê bình lí luận
văn học của mình.
Ngoài thơ ca thì thể loại tiểu thuyết cũng không ngừng phát triển và đổi mới. Ở
thể loại tiểu thuyết thì đề tài rất phong phú, tƣ tƣởng rất phức tạp, trừ một số tiểu thuyết
nghĩa hiệp, còn hầu hết để tả xã hội đƣơng thời và nhằm mục đích cảnh tỉnh quốc dân.
Đề tài về ngƣời anh hùng, nghĩa hiệp nổi bật nhất là tiểu thuyết của Kim Dung, những
trang viết của ông đã gây đƣợc nhiều sự chú ý không những đối với độc giả mà còn đối
với nhiều nhà nghiên cứu. Họ tìm hiểu về thời đại, cuộc đời, sự nghiệp của ông, tìm
hiểu những tác phẩm của ông để khám phá sự ảnh hƣởng của nó đến đời sống xã hội,
đồng thời cũng tìm hiểu về quan điểm sáng tác, tƣ tƣởng, phong cách và bút pháp nghệ
thuật của ông.
Sự nổi bật trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung là nói về hình tƣợng ngƣời
phụ nữ, những ngƣời phụ nữ trong tác phẩm của ông mang một dáng vẻ mới, vừa cổ
điển vừa hiện đại. Thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết của ông làm bật lên đƣợc
những thân phận của con ngƣời, tuy mang đậm dáng dấp của ngƣời phụ nữ truyền
thống, nhƣng vẫn có nhiều nét mới mẽ và hiện đại. Những ngƣời phụ nữ đó có tiếng


4


nói chung cho cộng đồng, có quyền đƣợc tự do trong tình yêu và đặc biệt là họ tự quyết
định cuộc đời của mình.
Các tác phẩm của Kim Dung, ra đời tuy đã lâu nhƣng sức sống rất lớn, nó đã để
lại trong lòng mọi ngƣời một xúc cảm mãnh liệt về thời đại, về sự đổi mới của văn
chƣơng. Những tác phẩm của ông là nguồn cảm hứng cho giới nghiên cứu không
ngừng khám phá và tìm tòi ra những điều mới mẽ trong sự đổi mới của tiểu thuyết
kiếm hiệp. Các tác phẩm của ông có giá trị không chỉ ở mặt tiểu thuyết kiếm hiệp mà
đặc biệt có giá trị văn chƣơng lớn, nó góp phần tạo nên sự phong phú cho nền văn học
Trung Hoa.
Sức hấp dẫn trong tiểu thuyết của Kim Dung đã thu hút sự quan tâm của đông đảo
các nhà nghiên cứu khoa học. Nhiếu khối lƣợng sách, các bài báo, chuyên luận, các
luận án đã viết nhiều về cuộc đời và sự nghiệp của Kim Dung. Các công trình này đã
tiếp cận nhiều gốc độ, xem xét và đánh giá ở nhiều bình diện, khai thác khá kĩ lƣỡng và
công phu, có hệ thống và tìm ra nhiều điều mới mẻ, những đóng góp độc đáo của Kim
Dung so với những cây bút cùng thời đầy sức thuyết phục.

2. Lịch sử vấn đề
Trải qua hơn nửa thế kỉ với những thăng trầm và đầy thử thách khó khăn, đến nay
hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình đều khẳng định Kim Dung là một tài năng lớn
của nền văn học Trung Quốc thế kỉ XX. Là đại diện xuất sắc ở thể loại tiểu thuyết kiếm
hiệp, các nhà nghiên cứu xem Kim Dung là một tác gia lớn, vì ông góp phần cho nền
văn học Trung Quốc một lƣợng lớn tác phẩm có giá trị. Điều này là sự chứng minh cho
vị trí xứng đáng của một bậc tài năng văn học tầm cỡ mà tầm ảnh hƣởng hết sức sâu
rộng và bền vững.
Tạp chí kiến thức ngày nay là nơi tiên phong trong việc đề cập đến Kim Dung,
bao gồm các bài xung quanh hiện tƣợng Kim Dung nhƣ giai thoại, phê bình, phỏng

vấn… Từ năm 1991 đã có bài: “Những giai thoại về tiểu thuyết của Kim Dung” số 67
– 1991 (Phan Nghị). Sau đó lại có thêm những ngƣời nhƣ Vũ Đức Sao Biển, Tuyết

5


Lan, Ngô Thiện… nhƣng tôi chƣa có cơ hội để tiếp cận những tài liệu đó đƣợc nên
không thể giới thiệu ra đây
Giáo sƣ Nghiêm Gia Viêm đã khen ngợi “Kim Dung đã đưa tiểu thuyết võ hiệp
lên ngang hàng với văn học cung đình. Thông qua thế giới của các nhân vật võ lâm,
ông đã vẽ lên bức tranh muôn màu muôn vẻ của lịch sử, của đời sống bằng trí thúc lịch
sử uyên thâm cùng với một văn phong làm cho người đọc say mê”. Với đánh già này,
giới văn học Trung Quốc đã nhận định lại tài năng của Kim Dung, công nhận ông nhƣ
một nhà văn kỳ tài của Trung Quốc thế kỉ XX và là một trong mƣời nhà văn đƣợc độc
giả yêu thích nhất. Từ năm 1985, sách của Kim Dung đã đƣợc in lại toàn bộ ở Trung
Quốc và đã tái bản đến lần thứ ba tính đến 1996.
Tháng 2 năm 1986, Phùng Kỳ Dung trong bài “Bàn về tiểu thuyết Kim Dung” đã
viết về những ấn tƣợng của mình khi đọc tiểu thuyết Kim Dung, sau đây tôi xin rút
ngắn những ấn tƣợng của Phùng Kỳ Dung:
“Thứ nhất: Tư tưởng mà tiểu thuyết Kim Dung đề cập có thể nói là đủ chư tử
bách gia, tam giáo cửu lưu, hầu như bao gồm tất cả; còn về phương diện văn học thì
cả thơ, từ, ca, đối ngẫu, câu đối, khúc tử đều có đủ lại rất đắc địa, không hề gò ép
khiên cưỡng, khiến cho người ta cảm giác vốn liếng và khí lực của tác giả còn rất dồi
dào sung mãn.
Thứ hai: Ấn tượng đặc biệt sâu sắc của tôi (Phùng Kỳ Dung), là chất văn học
trong tiểu thuyết của Kim Dung. Nó khác hẳn tất cả tiểu thuyết võ hiệp cũ lẫn tiểu
thuyết võ hiệp đương đại. Nó không những có ngôn ngữ trong sang, tính văn học cao,
hành văn lưu loát uyển chuyển; mà cả thơ cả từ trong đó sử dụng rất khéo; điều quan
trọng nữa là trong tác phẩm thường chan chứa ý thơ, đạt đến cảnh giới mỹ lệ. Theo
cách nói quen thuộc, đó là một thế giới rất phong phú đa dạng, khiến người ta cảm

thấy như đang sống trong thế giới ấy, cảm thấy được hưởng thụ nghệ thuật, một thứ
mỹ cảm khiến người say sưa.
Thứ ba: Sự biến hóa của tình tiết nghệ thuật trong tiểu thuyết Kim Dung như núi
mọc lên đột ngột ngoài trời, đó là chỗ người ta phải vỗ án khen tuyệt. Đang tưởng như
“sơn cùng thủy tận” bỗng gặp đường lối mở ra, tình men theo cảnh, hợp tình hợp lý.

6


Chính vì thế mà người ta không sao rời sách, cứ phải đọc cho đến hết”. (5, tr. 265266).
Có rất nhiều nhà nghiên cứu không bỏ qua mọi tình tiết có liên quan đến Kim
Dung, họ bắt đầu đi sâu vào và khám phá nhà tiểu thuyết gia bậc thầy của tiểu thuyết
kiếm hiệp Trung Quốc. Trong bài viết của Trần Lê Hoa Tranh, đã nói rằng: “Nhắc đến
việc nghiên cứu Kim Dung không thể không nói đến nhà nghiên cứu Vũ Đức Sao Biển,
người được độc giả yêu mến gọi là “nhà Kim Dung học” với bề dày nghiên cứu là bộ
Kim Dung giữa đời tôi gồm ba cuốn Thượng- Trung- Hạ xuất bản trong ba năm 19971998- 1999, tâp hợp những bài viết đăng rải rác trên các báo kiến thức ngày nay,
thanh niên, thế giới mới, pháp luật. Vũ Đức Sao Biển đã trình bày những ý kiến của
mình về các mặt trong tiểu thuyết Kim Dung từ phong cách xây dựng nhân vật, triết lí,
võ công, thơ ca nhạc họa, rược, hoa, mỹ nữ, tình dục, chất hài, chất ghen… cho đến
phân tích những nhân vật mà ông đân đắc (Tiêu Phong, A Tử, Nghi Lâm, Vi tiểu
Bảo…)”[19].
Nghiên cứu về Kim Dung mang tính khoa học thực sự phải nhắc đến sự mạnh dạn
của Tạp chí văn học nƣớc ngoài đã ra môt chuyên san về truyện kiếm hiệp của Kim
Dung (số 2.1998) cùng với việc dịch lại và đăng bộ Tuyết Sơn Phi Hồ (do các dịch giả
Ngọc Thạch, Hữu Nùng, Phạm Tú Châu) là các bài nghiên cứu phê bình có chất lƣợng
của các học giả có uy tín về văn học Trung Quốc nhƣ Phạm Tú Châu, Đỗ Lai Thúy,
Ông Văn Tùng… Phạm Tú Châu dịch rất nhiều bài về Kim Dung nhƣ: “Về hiện tượng
chênh lệch giữa bản dịch và nguyên tác tiểu thuyết Kim Dung, Số 2 – 1998”, “Kim
Dung và tiểu thuyết võ hiệp của ông, Số 2 – 1998”, Còn mãi Kim Dung, Số 2 – 1998”,
và “Hội thảo quốc tế về tiểu thuyết Kim Dung, Số 1 – 1999”. Đỗ Lai Thúy có bài:

“Chưởng Kim Dung” có phải là văn học?, Số 2 – 1998”. Còn Ông Văn Tùng thì có
bài: “Lạm bàn về tiểu thuyết chưởng của Kim Dung, Số 2 – 1998”
Ca ngợi nghệ thuật viết truyện của Kim Dung, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng
nhân vật. Thế Uyên cho “kiếm hiệp đã được Kim Dung viết với nhiều nghệ thuật” (18).
Hầu hết các nhà phê bình đều khen ngợi cách xây dựng nhân vật của Kim Dung nhƣ
Lƣu Trung Khảo nhận xét “tâm lý nhân vật sống động và phong phú”, “nhân vật sống

7


thực thông minh, hành động hợp với lẽ tự nhiên, chứ không phải là một dụng cụ của
tác giả” (9). Thế Uyên lại nhận xét “các nhân vật sinh động, nhiều cá tính, nhiều tâm
trạng không kém gì các nhân vật Thủy Hử… Các nhân vật Kim Dung chẳng có ai là
thiên thần, chẳng có ai là ác quỷ… họ có vẻ người hơn, do đó gần gũi với chúng ta
hơn” (18).
Cổ Long, tác gia tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng của Đài Loan coi thƣờng, không
bàn đến tác phẩm của tác giả hiện đại, nhƣng lại hết sức bội phục tiểu thuyết võ hiệp
của Kim Dung. Cổ Long nói: “trên thế giới này; ảnh hưởng của Kim Dung tiên sinh
đối với bạn bè tôi, thật là không ai sánh kịp. Trong tác phẩm của ông có cách nhìn và
kiến giải thật sâu sắc. Trong tiểu thuyết của ông, lịch sử và quan niệm về lịch sử có địa
vị rất quan trọng. Thời đại Ngũ Tứ chống lại truyền thống, nhưng người viết tiểu
thuyết võ hiệp chúng ta lại nhận thức truyền thống, tôi hi vọng thế hệ độc giả trẻ tuổi
có thể nôi gương Kim Dung mà nhận thức lại truyền thống”. “Kim Dung đã dung hợp
được sở trường của các “gia”, các “phái” lại dung hợp được văn học cổ điển Trung
Quốc, hình thành nên phong cách độc đáo của mình, giải dị, trong sáng, sinh động”.
“Tiểu thuyết của ông có kết cấu chặt chẽ, trường diện tuy rộng nhưng đầu cuối hô
ứng; nhân vật trong tác phẩm sinh động, tưởng như cứ gọi một tiếng là có thể từ trang
sách bước ra.” (7, tr. 262-263).
Chung Hiểu Nghị trong bài: “Tiểu thuyết của Kim Dung nhìn lại sự kế thừa tâm
thái của ẩn sĩ trí thức Trung Quốc” đã nói rằng: “Kim Dung đã dùng 15 bộ tiểu thuyết

của mình mà thực hiện được tâm nguyện cảm thông với đồng loại. Ông dẫn ta về với
một nước Trung Hoa xưa cũ, về với chốn tâm linh tĩnh lặng, lưu lại kho tàng nghệ
thuật mấy chục triệu chữ, cũng lưu lại một thế giới kỳ dị; khiến người ta phiên diêu
trong thế giới võ hiệp tĩnh mịch, cái thế giới đã mê hoặc những ai yêu mến nó.” (7, tr.
263).

3. Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài này, mục đích nghiên cứu của tôi là đi vào tìm hiểu về tác giả, tác
phẩm nói chung và nhân vật ngƣời phụ nữ trong tác phẩm của Kim Dung nói riêng.

8


Đồng thời, tôi còn đi vào nghiên cứu tính hiện đại trong các tác phẩm của ông cũng
nhƣ khám phá những giá trị văn học đƣợc ông xây dựng trong tác phẩm của mình.
Trong cuộc sống, mỗi con ngƣời luôn tồn tại hai măt trái ngƣợc nhau đó là tốt
xấu. Nếu ta không biết phân biệt và nhận định đƣợc cái gì là tốt cái gì là xấu thì điều đó
ngày càng phúc tạp và nguy hiểm vô cùng. Cũng chính vì điều này mà tôi đi nghiên
cứu và khám phá những tính cách độc đáo của những nhân vật nữ trong tiểu thuyết của
Kim Dung để tìm hiểu thêm về quá trình diễn biến tâm lí nó phức tạp nhƣ thế nào.
Không những vậy mà tôi còn đi vào khám phá, khai thác và nghiên cứu thêm về những
tình cảm của ngƣời phụ nữ dành cho ngƣời mình yêu nhƣ thế nào: chung thủy hay phản
bội, chân thành hay giả dối, yêu thƣơng hay đố kị… vì vấn đề tình yêu là điều đáng
phám khá nhất trong quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật nữ.
Đồng thời nghiên cứu tiểu thuyết của Kim Dung để thấy đƣợc sự sáng tạo khá độc
đáo, đặc sắc của ông trong việc xây dựng hình tƣợng nhân vật và thấy đƣợc phong thái
của nhà tiểu thuyết gia, một bậc thầy trong giới tiểu thuyết kiếm hiệp.

4. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, đối tƣợng nghiên cứu của tôi là ở đề tài ngƣời phụ nữ.

Nghiên cứu về tính cách, tình yêu và số phận của ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết của
Kim Dung, nhằm khẳng định thêm một nét riêng về đặc trƣng phong cách của Kim
Dung trong số các nhà tiểu thuyết gia khác cùng khuynh hƣớng viết về thể loại tiểu
thuyết võ hiệp. Các tác phẩm của ông xoáy xâu vào đời sống tinh thần hiện tại của con
ngƣời. Nghiên cứu vị trí của Kim Dung trong trào lƣu tiểu thuyết kiếm hiệp và những
công trình khác có liên quan trƣớc đó. Vì thế, tôi chọn hai bộ tiểu thuyết Ỷ thiên đồ
long ký (Lê Khánh Trƣờng – Lê Việt Anh dịch), NXB Văn học, 2002 [11] và Thần
điêu hiệp lữ (Lê Khánh Trƣờng dịch), NXB Văn học, 2003 [12] làm tài liệu chính để
khảo sát. Đồng thời, tôi còn tham khảo thêm một số tài liệu, một số tác phẩm khác của
ông và của những tác giả khác liên quan để làm rõ vấn đề.

9


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng hai phƣơng pháp chủ yếu đó là
phƣơng pháp hệ thống và phƣơng pháp phân tích – chứng minh. Ngoài ra tôi còn sử
dụng thêm phƣơng pháp tiểu sử và so sánh.
Phƣơng pháp hệ thống: xem xét các tác phẩm nhƣ một chỉnh thể, toàn bộ tác
phẩm của Kim Dung nhƣ một hệ thống và là một yếu tố xuyên suốt trong tất cả hệ
thống sáng tác của Kim Dung. Để đi đến nhận xét có tính chất tổng hợp, tôi phải đi vào
các thành phần cơ bản của lời văn ở mỗi kiểu trần thuật để xem xét tính cách cũng nhƣ
vấn đề tình yêu của con ngƣời cụ thể trƣớc hoàn cảnh sống thực tại.
Đồng thời để triển khai vấn đề có tính khoa học, biện chứng tôi đặt mối tƣơng
quan về tính cách tự nhiên của ngƣời phụ nữ chính diện vói phản diện trong sự tƣơng
tác với tính cách tự nhiên của con ngƣời trong xã hội. Hơn nữa tôi còn đặt vấn đề tính
cách của ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết của Kim Dung vào sự nhận thức đúng đắn về
tính cách của một con ngƣời bình thƣờng trong cuộc sống phàm tục.
Phƣơng pháp tổng hợp: sau khi hệ thống các tác phẩm của ông, tôi tiến hành tổng
hợp lại tất cả các tác phẩm của ông và đi vào triển khai thế giới tâm lí của nhân vật nữ

trong hai bộ tiểu thuyết của ông.
Phƣơng pháp phân tích – chứng minh: từ bƣớc tổng hợp, tôi tiến hành phân tích
thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Kim Dung và chứng minh với nhiều dẫn
chứng cụ thể trong hai bộ tiểu thuyết chính của ông.

10


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Không giống nhƣ nhiều nhà văn khác cùng thời hoặc sau mình, Kim Dung đã
chọn cho mình một hƣớng đi riêng hoàn toàn độc lập và độc đáo. Ông chọn cho mình
cách thể hiện tƣ tƣởng mà ít có nhà văn nào cùng thời thể hiện thành công nhƣ ông.
Sáng tác của Kim Dung về cơ bản mới về lối viết, cách xây dựng nhân vật, tình huống,
điều mới. Đặc biệt là hình tƣợng nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của ông.
1.1 Khái niệm hình tƣợng nhân vật.
1.1.1. Hình tượng nghệ thuật
Nếu nhƣ khoa học sử dụng những khái niệm, định nghĩa để thể hiện mình thì
nghệ thuật lấy hình tƣợng để diễn tả, tái hiện đối tƣợng, nội dung mà nó đề cập. Khái
niệm hình tƣợng nghệ thuật từ lâu đã không còn xa lạ với những ai đã từng tiếp xúc với
bất cứ loại hình nghệ thuật nào nhƣ: văn học, hội họa, điêu khắc, ca kịch... ngƣời nghệ
sĩ dùng hình tƣợng nghệ thuậtđể nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tƣ tƣởng và
tình cảm của mình, nhờ những hình tƣợng đó mà sự vật hiện tƣợng đƣợc tái hiện một
cách sinh động nhƣng đồng thời cũng nhờ đó mà cái tâm, cái tái ngƣời nghệ sĩ đƣợc
thể hiện một cách tròn đầy và nguyên vẹn nhất.
Ngƣời nghệ sĩ xây dựng nên hình tƣợng nghệ thuật dựa trên cơ sở các loại tƣ
duy hình - cảm tính, hình tƣợng nghệ thuật chính là những quan niệm khái quát về
cuộc sống dƣới hình thức cụ thể, cảm tính nhƣ hình thức của bản thân đời sống. Nhƣ
vậy, hình tƣợng nghệ thuật là phƣơng tiện đặc thù của nghệ thuật nhằm phản ánh cuộc
sống một cách sáng tạo, bằng những hình thức sinh động, cảm tính, cụ thể nhƣ bản

thân đời sống, thông qua đó nhằm lí giải, khái quát về đời sống gắn liền với một ý
nghĩa tƣ tƣởng, cảm xúc nhất định, xuất phát từ lí tƣởng thẩm mĩ của nghệ sĩ. Mỗi hình
tƣợng là một tế bào góp phần làm nên tác phẩm nghệ thuật, trong đó chứa đựng nội
dung cuộc sống, những thông tin về đời sống, những quan niệm, tƣ tƣởng, cảm xúc của
tác giả.

11


1.1.2. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học
Đối tƣợng chung của văn học là cuộc đời, nhƣng trong đó con ngƣời luôn luôn
giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện diễn ra trong đời sống xã hội, những bức tranh
thiên nhiên, những mảnh đời, con ngƣời… đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa
dạng cho tác phẩm văn học nhƣng cái quyết định chất lƣợng tác phẩm văn học về cơ
bản chính là việc xây dựng hình tƣợng nhân vật. Khi chúng ta đọc một tác phẩm văn
học nào đó, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn thƣờng là số phận, tình cảm, suy
tƣ… của những con ngƣời đƣợc nhà văn thể hiện. Vì vậy mà trong cuốn “Sổ tay viết
văn”, Tô Hoài đã cho ta thấy đƣợc tầm quan trọng của nhân vật trong tác phẩm văn
học: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong sáng tác”
[8, tr.127]
Trong tác phẩm văn học, quan trọng nhất chính là hình tƣợng con ngƣời hay còn
gọi là hình tƣợng nhân vật. Đó chính là những con ngƣời thực ngoài đời đƣợc nhà văn
đƣa vào tác phẩm với sự sáng tạo của mình. Đó là những con ngƣời và cuộc đời, hình
dạng, số phận của họ đã qua sự nhào nặn của nhà văn và trở thành nhân vật trong tác
phẩm. Những nhân vật này đƣợc xây dựng không chỉ để phản ánh một hiện tƣợng riêng
biệt của đời sống xã hội vào ý thức con ngƣời, cũng không chỉ để minh họa cho các
khái niệm và càng không phải sao chép cái có sẵn mà chính là sự tái hiện có chọn lọc,
sáng tạo thông qua trí tƣởng tƣợng và tái năng của nhà văn. Xây dựng nhân vật trong
tác phẩm, nhà văn muốn khái quát những quy luật của cuộc sống con ngƣời, đồng thời
cũng muốn thể hiện những hiểu biết, ƣớc ao và kì vọng về con ngƣời. Trong tác phẩm

tự sự, hình tƣợng nhân vật là nơi thể hiện, tập trung lý tƣởng đạo đức thẩm mỹ của tác
giả, là cái tác động đến ngƣời đọc trên các mặt: nội dung nghệ thuật, trình độ và hiệu
lực của sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Điều này cho ta thấy nhân vật đóng một vai trò
quan trọng không thể thiếu trong tác phẩm văn học. Trong cuốn “Lý luận văn học” của
Hà Minh Đức chủ biên đã định nghĩa nhân vật văn học nhƣ sau: “Nhân vật trong văn
học là một hiện tượng mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi
tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển
hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…” [4, tr. 126].

12


Tóm lại, đọc bất cứ tác phẩm văn học nào ta cũng đếu thấy đƣợc hình tƣợng nhân
vật “bởi nó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả con người một cách hình
tượng. Bản chất văn học là một quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua
những chủ thể nhất định đóng vai trò như những mô hình của thực tại”. [12, tr.115 –
116 ].
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp
1.2.1. Tác giả Kim Dung
Kim Dung sinh ngày 6 tháng 2 năm 1924, tại tỉnh Triết Giang, tên thật là Tra
Lƣơng Dung, sinh trƣởng trong một gia đình có thể nói là “bản vàng danh giá”. Lúc
nhỏ Kim Dung đã là một đứa trẻ thông minh, hoạt bát, nghịch ngợm nhƣng không đến
nổi quậy phá. Ông yêu thiên nhiên, thích nghe kể chuyện thần thoại, truyền thuyết, nhất
là những ngọn triều trên sông Tiền Đƣờng, đặc biệt là ông rất mê đọc sách. Vì dòng họ
Kim Dung có một căn nhà để sách gọi là “Tra thị tàng thư” nổi tiếng khắp vùng Chiết
Tây, chứa rất nên sách cổ, những cuốn sách này làm bạn với ông từ khi còn nhỏ. Cũng
chính nhờ những cuốn sách này mà ông tích lũy đƣợc rất nhiều kiến thức bổ ích cho sự
nghiệp của ông sau này.
Năm lên 8 tuổi, lần đầu tiên ông đọc tiểu thuyết kiếm hiệp và dần dần ông đam
mê với thể loại văn học này. Cũng từ đó ông có thói quen sƣu tầm tiểu thuyết thể loại

kiếm hiệp.
Năm 13 tuổi, Kim Dung đƣợc gửi đến học ở trƣờng trung học Gia Hƣng phía
Đông tỉnh Triết Giang. Ông học ở đó, ông nghe các bạn nói về tình cảnh khó khăn vất
vả của họ khi thi vào cao trung, lại có bạn còn bị trƣợt. Đặc biệt bị trƣợt nhiều ở môn
làm văn, khi nghe những chuyện đó Kim Dung đã viết cuốn sách “Dành cho người thi
vào sơ trung”, một cuốn cẩm nang luyện thi, có thể coi đây là cuốn sách đầu tiên của
ông, viết năm 15 tuổi và đƣợc nhà sách xuất bản. Đến khi lên bậc Cao trung, Kim
Dung lại viết tiếp cuốn “Hướng dẫn thi vào cao trung”. Hai cuốn sách này in ra bán
rất chạy và giúp đƣợc rất nhiều ngƣời thi đậu vào sơ trung vào cao trung.

13


Ở Trùng Khánh, Kim Dung xin vào làm việc ở thƣ viện trung ƣơng, nhờ làm việc
ở đó mà ông đọc đƣợc rất nhiều sách, nhiều tác phẩm nổi tiếng của Đông Tây Kim cổ,
và đôi khi đọc đƣợc những cuốn sách có giá trị. Không những vậy, trong thời gian ở
Trùng Khánh, ông còn sáng lập tạp chí lấy tên là “Thái Bình Dương tạp chí” nhƣng
không bao lâu bị đóng cửa vì không có kinh phí để làm tiếp.
Kim Dung đến và làm việc trong nông trại ở Tƣơng Tây, ông cảm thấy công việc
nhàn rỗi, trống trải, ông bắt đầu phiên dịch và dịch đƣợc một phần “Kinh thi” sang
tiếng Anh và biên dịch một cuốn “Từ điển Anh – Hán bỏ túi” nhƣng hai công trình này
vẫn đƣợc hoàn thành.
Năm 1946 từ biệt gia đình, ông về Hàng Châu làm phóng viên cho tờ Đông Nam
nhật báo theo lời giới thiệu của Trần Hƣớng Bình. Ông làm việc rất tốt và rất có tài viết
báo. Nhƣng năm sau, ông thôi việc ở Đông Nam nhật báo, theo lời mời của tạp chí
Thời dữ triều, sang Thƣợng Hải tiếp tục nghề viết hay dịch thuật từ máy Radio. Chẳng
bao lâu ông lại rời tòa soạn Thời dữ triều, xin vào làm phiên dịch của Đại công báo.
Lúc đó anh trai của ông là Tra Lƣơng Giám đang làm giáo sƣ ở học viện Pháp lý thuộc
đại học Đông Ngô gần đó, ông xin vào học tiếp về luật quốc tế.
Năm 1948, tờ Đại công báo ra phụ bản ở Hồng Kông, ông đƣợc cử sang làm việc

ở đó.
Năm 1952, ông sang làm việc cho Tân văn báo, phụ trách mục “Bàn trà buổi
chiều”, chuyên mục này giúp ông phát huy khả năng viết văn của ông hơn, ông rất
thích, một phần vì khán giả cũng rất thích. Ông còn viết phê bình điện ảnh, từ đó dần đi
sâu vào lĩnh vực này. Từ năm 1953, rời Tân văn báo, ông bắt tay vào viết một số kịch
bản nhƣ: Lan hoa hoa, Hữu nữ Hoài xuân, Bất yếu ly khai ngã, Tam luyến… dƣới bút
danh Lâm Hoan. Những kịch bản này dựng lên và đƣợc thành công đáng kể.
Năm 1955, đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ của La Phù và Lƣơng Vũ Sinh, ông bắt đầu
viết tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên Thư kiếm ân cừu lục đƣợc đăng hàng ngày trên Hƣơng
Cảng tân báo, bút danh Kim Dung cũng xuất hiện từ đó. Đƣợc sự hƣởng ứng của nhiều
độc giả, tiếp đó ông viết tiếp bộ Bích huyết kiếm đƣợc hoan nghênh nhiệt liệt, từ đó ông
chuyên tâm vào viết tiểu thuyết võ hiệp và làm báo, không hoạt động điện ảnh nữa.

14


Đến năm 1959, ông sáng lập Minh Báo. Ông vừa viết tiểu thuyết, vừa viết bài xã
luận. Qua những bài xã luận của ông, Minh Báo ngày càng đƣợc biết đến và là một
trong những tờ báo đƣợc đánh giá cao nhất. Không nhƣ một số tờ báo ông sáng lập
khác, Minh Báo theo ông đến khi kết thúc sự nghiệp.
Năm 1972, sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng là Lộc Đỉnh Ký, ông đã tuyên
bố dừng bút không viết nữa. Ông dành những năm sau đó để biên tập chỉnh sửa những
tác phẩm văn học của mình, các tác phẩm của ông đƣợc chuyển thể thành phim truyền
hình. Sau đó ông tham gia giới chính trị Hồng Kông. Ông là thành viên của Ủy ban
phác thảo Đạo luật cơ bản Hồng Kông. Ông cũng là thành viên của Ủy ban chuẩn bị
giám sát sự chuyển giao của Hồng Kông về chính phủ Trung Quốc.
Tháng 10 năm 1976, sau cái chết đột ngột của con trai trƣởng của mình, ông đã
quyết định tìm hiểu nhiều về các triết lý của tôn giáo.
Năm 1993, ông thôi làm chức chủ bút, bán tất cả các cổ phần trong Minh Báo.
Năm 2000, ông xuất bản cuốn tản văn đầu tiên.

Kim Dung là ngƣời có tinh thần sáng tạo, lại là ngƣời thích tự nhiên thoải mái và
tùy duyên nhậm vận, luôn truy cầu tự do. Đại phàm con ngƣời nhƣ vậy tất không chịu
sự quản thúc và mệnh lệnh của ngƣời khác.
Cuộc đời của ông nhiều lận đận cũng nhƣ trong chuyện hôn nhân gia đình của
ông, ông trải qua ba cuộc hôn nhân. Hai cuộc hôn nhân đầu bị dở giang nhƣng bù lại
cuộc hôn nhân cuối cũng đƣợc miễn mãn và cũng cho là hạnh phúc trong tuổi về nhà.

1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Kim Dung
Kim Dung sáng tác tất cả là 15 bộ tiểu thuyết, mỗi bộ để lại ấn tƣợng cho độc giả
một cảm xúc khác nhau, một nhận định, đánh giá khác nhau, điều này góp phần thành
công cho tiểu thuyết của ông. 15 bộ đó là:
1. Thư kiếm ân cừu lục sáng tác năm 1955.
2. Bích huyết kiếm sáng tác năm 1956.
3. Xạ điêu anh hùng truyện hay còn có tên khác Anh hùng xạ điêu (Xạ điêu tam bộ
khúc 1), sáng tác năm 1957.

15


4. Thần điêu hiệp lữ hay còn có tên khác Thần điêu đại hiệp (Xạ điêu tam bộ khúc
2), sáng tác năm 1959.
5. Tuyết sơn phi hồ sáng tác năm 1959.
6. Phi hồ ngoại truyện hay còn có tên khác Lãnh nguyệt bảo đao (Tiền Tuyết sơn
phi hồ), sáng tác năm 1960.
7. Bạch mã khiếu tây phong sáng tác năm 1961.
8. Uyên ương đao sáng tác năm 1961.
9. Ỷ thiên đồ long ký hay còn có tên khác Cô gái đồ long (Xạ điêu tam bộ khúc 3),
sáng tác năm 1961.
10. Liên thành quyết sáng tác năm 1963.
11. Thiên long bát bộ hay còn có tên khác Lục mạch thần kiếm (Tiền xạ điêu tam

bộ khúc), sáng tác năm 1963.
12. Hiệp khách hành sáng tác năm 1965.
13. Tiếu ngạo giang hồ sáng tác năm 1967.
14. Lộc Đỉnh Ký hay còn có tên khác Lộc Đỉnh Công sáng tác năm 1969 -1972.
15. Việt nữ kiếm sáng tác năm 1970 truyện ngắn.
Chùm truyện có thể nói là nổi tiếng nhất và cũng có nhiều chi tiết liên kết chặt nhất,
đó là bộ Xạ điêu tam bộ khúc, gồm ba tác phẩm Xạ điêu anh hùng truyện (cuối thời
Tống), Thần điêu hiệp lữ (thời Mông Cổ đánh Tống), bộ cuối là Ỷ thiên đồ long ký
(thời nhà Minh nổi lên đánh Mông Cổ).
Thiên Long bát bộ (thời Tống), lấy bối cảnh trƣớc Xạ điêu anh hùng truyện, nhƣng nội
dung câu chuyện vốn là độc lập. Khi Kim Dung sửa chữa Xạ điêu anh hùng truyện đã
sửa lại vài chi tiết để bắc cầu với Thiên Long bát bộ. Vài nhân vật của Bích huyết kiếm
(thời Minh Mạt, Mãn Châu vào đánh), xuất hiện trong Lộc Đỉnh ký (thời Khang Hy).
Vài nhân vật trong Thư kiếm ân cừu lục xuất hiện trong Phi hồ ngoại truyện tác phẩm
này kể lại lai lịch, hành trạng của Hồ Phỉ và một số nhân vật khác của Tuyết sơn phi hồ
(các truyện này lấy bối cảnh thời Càn Long).
Ngoài việc viết tiểu thuyết kiếm hiệp, Kim Dung còn đảm nhận luôn việc làm
báo, phiên dịch và phê bình điện ảnh. Sau khi sáng lập Minh Báo, ông không chỉ viết

16


tiểu thuyết mà còn viết bài xã luận cho Minh Báo của mình. Sự nghiệp của ông cũng
bắt đầu khởi sắc từ đấy.
1.3. Vị trí của Kim Dung trong nền văn học
1.3.1. Trong nghiên cứu văn học tại Trung Quốc
Kim Dung chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu của nền văn học Trung Quốc
hiện đại, cùng với Lỗ Tấn họ là ngƣời đƣa tiểu thuyết chƣơng hồi cách tân và sáng tạo
theo một hƣớng mới, hƣớng hiện đại. Lỗ Tấn thì đổi mới theo kiểu phƣơng Tây, còn
Kim Dung đổi mới theo kiểu phƣơng Đông. Nhờ sự đổi mới này mà Kim Dung đã góp

phần làm phong phú thêm nhiều đề tài và tạo nên cho nền văn học Trung Quốc khối
lƣợng tác phẩm lớn và có giá trị đặc biệt, ngang hàng trên thế giới.
Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung là một hiện tƣợng văn học quan trọng và nổi
bật của Trung Quốc thế kỷ XX, nếu quan niệm của văn học Trung Quốc bao gồm tất cả
những tác phẩm do nhà văn, nhà thơ Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới viết ra, đặc
biệt là Hồng Kông và Đài Loan là hai vùng rất phát triển về nhiều mặt. Kim Dung
đƣợc coi là một trong những nhà văn có nhiều dấu ấn và đƣợc đánh giá nhiều nhất
không những ở Trung Quốc mà còn ở các nƣớc Đông Nam Á. Các nhà nghiên cứu có
nhiều ý kiến đánh giá và nhận xét nhiều về Kim Dung, có những ý kiến khen chê khác
nhau.
Tiểu thuyết võ hiệp ra đời vào những năm 30 – 40 của thế kỷ XX, nhƣng thực sự
phát triển với những năm 60 với nhiều sự thay đổi, cách tân nên đƣợc gọi là “tân trào
võ hiệp tiểu thuyết”. Có nhiều nhà văn thuộc loại tiểu thuyết võ hiệp mới nhƣ: Lƣơng
Vũ Sinh, Nghê Khuông, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Độc Cô Hồng, Mộ Dung Mỹ, Kim
Dung… Tuy nhiên trong số những nhà văn đó thì chỉ có riêng mình Kim Dung đƣợc
tôn làm “Minh chủ”, ông còn đƣợc nghiên cứu tại các trƣờng Đại học ở Anh, Mỹ, Úc,
không những vậy mà ông còn đƣợc các bạn đọc lập hội “Kim Dung học” tại Đài Loan,
Hồng Kông, Mỹ, Úc, Pháp… Và vinh dự hơn là ngay tại quê hƣơng của ông. Tháng 1
năm 1995, nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã mời ông về nƣớc, trao tặng ông hàm
giáo sƣ danh dự của Bắc Đại (Đại học Bắc Kinh). Không những vậy ông còn đƣợc giới

17


văn học Trung Quốc nhận định lại tài năng của ông, công nhận ông nhƣ một nhà văn
kỳ tài của Trung Quốc thế kỷ XX, là một trong mƣời nhà văn đƣợc độc giả yêu thích
nhất. Từ năm 1985, sách của ông đã đƣợc in lại toàn bộ ở Trung Quốc, và đã tái bản
đến lần thứ ba tính đến năm 1996. Các tác phẩm của ông có thể coi là cuốn từ điển nhỏ
về phong tục, tâp quán, văn hóa Trung Hoa, bao gồm các lĩnh vực y thuật dân tộc
Trung Quốc, châm cứu, võ thuật, âm nhạc, thƣ pháp, cờ vây, trà đạo, các triết học của

đạo Khổng, đạo Phật và lịch sử phong kiến Trung Hoa. Các nhân vật lịch sử hòa trộn
vào các nhân vật trong truyện.
Nội dung văn hóa truyền thống của Trung Hoa đƣợc Kim Dung đƣa vào tiểu
thuyết của mình một cách rõ ràng và lành mạnh, ông đã lựa chọn và biểu hiện con
ngƣời hiện đại đối với văn hóa truyền thống. Tiểu thuyết võ hiệp của ông lấy bối cảnh
của lịch sử và những biểu hiện của nền văn hóa xƣa để đề cập đến. Trong tiểu thuyết
của Kim Dung chúng ta thấy tác giả có một vốn văn hóa truyền thống trong tác phẩm
rất phong phú, đồng thời chúng ta thấy cái nhìn thẩm định đánh giá đối với lịch sử và
văn hóa truyền thống của tác giả. Trên thực tế Kim Dung đang tìm một phƣơng pháp
và một con đƣờng để kế thừa truyền thống, tìm cách thức kết hợp truyền thống với hiện
đại.
Với tinh thần hăng say và đầy nhiệt huyết của mình, Kim Dung không ngừng
sáng tạo để tìm ra những cái mới mẽ, cái gì đƣợc gọi là cách tân tốt nhất để đƣa nền
tiểu thuyết của nƣớc nhà vƣơn xa vƣợt bậc. Không chỉ ông thành công trong lĩnh vực
viết tiểu thuyết võ hiệp mà ông còn thành công trong nhiều lĩnh vực khác, ông là nhà
bình luận về chính trị xã hội, thời sự xuất sắc, không những vậy ông còn là ông chủ lớn
của Minh Báo. Ở cƣơng vị là nhà bình luận về xã hội, chính trị, thời sự, ông đƣợc giới
chính trị Trung Quốc và nƣớc ngoài coi trọng. Những bài xã luận của ông không những
trở thành tài liệu tham khảo của các vị lãnh đạo ở đại lục (Trung Quốc), Đài Loan,
Hồng Kông không những thế mà nó còn trở thành đối tƣợng nghiên cứu của văn phòng
chính phủ của Anh, Mỹ.
Kim Dung là một cột mốc lớn bậc nhất trong lịch sử tiểu thuyết võ hiệp của Trung
Quốc, vì ông là ngƣời có công nâng tiểu thuyết võ hiệp lên, làm cho tiểu thuyết từng bị

18


coi là dòng văn học thông tục thì giờ đàng hoàng trở thành dòng văn học chính thống.
Ông đã thể hiện điều đó thông qua các tác phẩm của mình, những tác phẩm của ông đã
đƣợc đƣa vào giảng dạy trong sách giáo khoa, ngang hàng với những tác phẩm văn học

cổ điển của những tác gia lớn nhất Trung Quốc nhƣ: Ba Kim, Lão Xá, Lỗ Tấn. Nhiều
ngƣời đọc say mê nghiên cứu tác phẩm của ông, từ đó họ hiểu biết thêm nhiều về lịch
sử Trung Quốc, về nghệ thuật thƣ pháp, nghệ thuật ẩm thực… Mặc dù với 15 tác
phẩm, số lƣợng không nhiều so với Lƣơng Vũ Sinh, Cổ Long…nhƣng trong số những
tác phẩm đó, tỷ lệ tuyệt phẩm là rất lớn nhƣng điểm khiến Kim Dung vƣợt trội so với
những bậc tiền bối và cả những hậu nhân sau này là ông có sở học mạnh mẽ, kiến thức
uyên thâm, lại thêm nhân tài xuất chúng và trí tƣởng tƣợng cực kỳ phong phú. Các tác
phẩm của ông có nền tảng câu chuyện rất vững vàng, tình tiết câu chuyện rành mạch,
biết cách dồn nén để bung ra những nút thắt câu truyện vào phút tối hậu khiến ngƣời
đọc hứng thú.
Đọc tiểu thuyết Kim Dung ai cũng cảm thấy ông là một cây bút đại tài, không
những khiến ngƣời ta thấy mới mà còn cảm nhận rất ngƣời ý vị. Đây cũng là một
nguyên nhân làm nảy sinh ngành nghiên cứu “Kim học”, đồng thời cũng là một vấn đề
mà ngành “Kim học” cần nghiên cứu. Kim Dung không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra
những điều mới mẻ, không ngừng học hỏi và phát huy để vận dụng vào thực tiễn
những điều hay và bổ ích để đƣa nền văn học Trung Quốc sánh vai với nền văn học
tiên tiến trên thế giới. Những cống hiến của ông cũng đƣợc mọi ngƣời công nhận và
tán thƣởng, ông nhận đƣợc những giải thƣởng vinh dự, và đƣợc Trung Quốc trao nhiều
học hàm quý giá. Ông nhƣ là một phần tử quan trọng không thể thiếu trong nền văn
học của Trung Quốc.
1.3.2. Ảnh hƣởng tại Việt Nam
Có thể nói Kim Dung là nhà văn lớn phƣơng Đông thế kỷ XX. Về mặt trƣớc tác,
các tác phẩm của ông đồ sộ hơn bất cứ nhà văn nào khác. Bút pháp của ông lôi cuốn,
hấp dẫn ngƣời đọc một cách lạ lùng. Và hệ thống kiến thức của ông từ y học đến địa lý,
lịch sử, võ thuật, tâm lý, bệnh học, tôn giáo… hoàn chỉnh một cách vô song. Tiếc thay

19


một nhà văn nhƣ vậy lại chƣa có tên trong những nhà văn đƣợc nhận giải Nobel văn

học. Nhƣng dù sau đi nữa, những nhà văn khác cũng đã học tập đƣợc từ Kim Dung
nhiều kinh nghiệm về tiểu thuyết. Ông xứng đáng là nhà văn bậc thầy của những bậc
thầy trong trong thế kỷ của chúng ta.
Trƣớc năm 1975, truyện Kim Dung vào Sài Gòn đƣợc đón nhận nhiệt tình, vì
chính trị - xã hội ở đây đang làm cho dân tình chán ngán (trƣớc chiến tranh thế giới thứ
hai, truyện võ hiệp cũng bị đẩy lùi khi tình hình chính trị đƣợc cải thiện), nhƣng tiểu
thuyết của Kim Dung lại thu hút rất nhiều. Truyện Kim Dung đã giúp cho ngƣời đọc
Việt Nam thoát ra khỏi không khí căng thẳng của tình hình chính trị, áp lực của Mỹ đối
với chính quyền Việt Nam… Lý Chánh Trung nhắc đi nhắc lại rằng: “tôi đọc liên tiếp
Cô Gái đồ long, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp của Kim Dung” là do “tình hình
ngày càng bê bối, buồn bã bực bội không biết làm gì… đọc kiếm hiệp bây giờ là thoát
khỏi cuộc đời chó má”, “là tìm cách trốn chạy”. Chẳng phải là một cách thoát ly hiện
thực đó sao?
Hệ thống xuất bản, in ấn thời bấy giờ đã đẩy hiện tƣợng này lên đỉnh điểm để
kiếm lợi nhuận. Nền văn hóa tiêu thụ Sài Gòn đã tìm thấy miếng mồi ngon là truyện
Kim Dung và tung nó ra cho bạn đọc Việt Nam. Tất cả những công đoạn nhƣ dịch
thuật, chạy đua đăng chƣởng, các cuộc đàm luận, phân tích, phê bình sách chƣởng…
đã đƣợc tiến hành cùng với một bộ máy quảng cáo, câu khách ồ ạt, một mạng lớn bán
sách, thuê sách khổng lồ. Có ngƣời lúc đầu bàng quan nhƣng rồi khi việc đọc chƣởng,
phê bình chƣởng trở thành phong trào thì họ cũng dần dần ảnh hƣởng rồi mê lúc nào
không hay. Nhờ vậy nên truyện của Kim Dung phát triển rộng khắp Việt Nam, nó đã
cuốn hút mọi ngƣời vào thế giới chƣởng của truyện.
Một điều đáng lƣu ý nữa là về hình tƣợng nhân vật trong tiểu thuyết của ông cũng
rất giống với con ngƣời Việt Nam không những trong thời phong kiến và thời hiện đại.
Nhân vật của ông bộc lộ những phẩm chất của ngƣời phụ nữ phong kiến ở Việt Nam,
họ cũng bị ảnh hƣởng về quan niệm Nho giáo, những thành kiến khắc nghiệt của đạo lý
truyền thống. Và mọi ngƣời thích cách cải tân mới mẽ về ngƣời phụ nữ, họ ao ƣớc và
muốn đƣợc nhƣ thế, họ muốn đƣợc khẳng định mình và muốn làm chủ bản thân mình,

20



qua các nhân vật của Kim Dung thì ông đã thể hiện đƣợc điều đó, ông đã thất tĩnh đƣợc
những ƣớc mơ của họ, nên khi tiểu tuyết của ông du nhập vào Việt Nam thì rất đƣợc
nhiều ngƣời yêu thích.
Hiện nay giới trẻ ở Việt Nam cũng rất thích đọc một số tác phẩm kiệt tác của ông,
không những đọc mà họ còn xem thông qua phim điện ảnh. Chính vì đƣợc giới trẻ yêu
thích nên một số tác phẩm đƣợc tái bản rất nhiều lần nhƣ: Lộc Đỉnh Ký, đƣợc tái bản
lần thứ ba, năm tái bản gần nhất là năm 2002, quý ba. Ỷ thiên đồ long ký cũng đƣợc tái
bản ba lần, năm gần nhất năm 2002, quý ba. Thư kiếm ân cừu lục, năm tái bản gần nhất
năm 2004, quý hai và bộ Hiệp khách hành cũng đƣợc tái bản năm 2003, quý hai.
1.4. Vài nét về tiểu thuyết.
1.4.1. Khái niệm tiểu thuyết.
Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hƣ cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự
việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề rộng lớn của con ngƣời,
biểu hiện tính chất tƣờng thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo
những chủ đề xác định, khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật
tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó.
Sự trần thuật ở đây đƣợc triển khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức
đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách.
Ở Việt Nam tiểu thuyết xuất hiện khá muộn, tuy những sáng tác văn xuôi cổ nhƣ:
Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, đã đặt
nền móng sơ khai cho tƣ duy thể loại. Thông qua tiến trình từ sự ghi chép các yếu tố
truyền thuyết, thần thoại, cổ tích đến giai đoạn phản ánh những chuyện đời thƣờng.
Đến thế kỷ XVIII cho thấy sự nở rộ thể loại tự sự với các tác phẩm nhƣ: Thượng kinh
ký sự (ký) của Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút (tùy bút) của Phạm Đình Hổ và đặc biệt
là Hoàng Lê nhất thống chí, tác phẩm xuất hiện với tầm vóc tiểu thuyết. Là tiểu thuyết
lịch sử đầu tiên của Việt Nam có giá trị văn học đặc sắc. Hoàng Lê nhất thống chí tái
hiện lại một cách sống động bức tranh xã hội rộng lớn thời vua Lê, chúa Trịnh thông
qua kết cấu chƣơng hồi tƣơng tự thời Minh – Thanh ở Trung Hoa. Yếu tố đời tƣ và


21


mạch tự sự trong các truyện Nôm khuyết danh và hữu danh đƣơng đại nhƣ: Nhị độ mai,
Phạm Công Cúc Hoa, Tải Ngọc Hoa và Truyện Kiều cũng ít nhiều góp phần thúc đẩy
sự phát triển của thể loại.
Tuy nhiên, phải đến những năm 30 của thế kỷ XX, Văn học Việt Nam mới xuất
hiện tiểu thuyết với đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại. Cùng phong trào thơ mới,
tiểu thuyết hiện đại Việt nam giai đoạn 1930 – 1945 có những biến tiến vƣợt bậc và
thành tựu lớn với hai khuynh hƣớng sáng tác: những cây bút nổi tiếng của Tự Lực văn
đoàn, những ngƣời đã thúc đẩy sự hình thành thể loại nhƣ Nhất Linh, Khái Hƣng,
Thạch Lam; và những nhà hiện thực phê phán nhƣ Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam
Cao, Nguyễn công Hoa. Đến sau năm 1986, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam sang trang
mới với những sáng tác của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, có
nội dung sâu sắc hơn về số phận con ngƣời, về sự hiện đại của văn chƣơng trong giai
đoạn mới.
Tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung là loại tiểu thuyết chƣơng hồi, tiểu thuyết
chƣơng hồi là những tiểu thuyết trƣờng thiên bao gồm nhiều hồi, đầu mỗi hồi có “hồi
mục” là một hoặc hai câu thất ngôn dự báo tình tiết chính của hồi, mỗi hồi viết về một
sự kiện chủ yếu và kết thúc hồi có lời dẫn dắt đến hồi tiếp. Căn cứ theo dung lƣợng có
thể chia tiểu thuyết trƣơng hồi thành loại lớn (trên 100 hồi) và loại nhỏ (khoảng 2 – 3
chục hồi trở lại). Loại nhỏ thƣờng bao gồm tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử nhƣ Tam
quốc diễn nghĩa, Đông chu liệt quốc, tiểu thuyết truyền kì anh hùng nhƣ Thủy hử, tiểu
thuyết thần ma nhƣ Tây du ký, tiểu thuyết tình đời nhƣ Kim Bình Mai, Hồng Lâu Mộng,
tiểu thuyết võ hiệp nhƣ truyện kiếm hiệp, tiền thân của những tác phẩm tiểu thuyết
Kim Dung sau này. Tiểu thuyết chƣơng hồi loại nhỏ bao gồm tiểu thuyết tài tử giai
nhân kể những mối tình của trai gái, thể hiện ƣớc mơ hạnh phúc lứa đôi; tiểu thuyết
khiển trách vạch trần những ung nhọt xã hội nhƣ tác phẩm Quan trường hiện hình kỳ.
Nhƣng đến với Kim Dung thì tiểu thuyết chƣơng hồi không còn đi theo lối cũ

nữa, ông sáng tạo theo hình thức hiện đại. Ông đã bƣớc ra khỏi con đƣờng sáo mòn của
tiểu thuyết kiếm hiệp cổ, vốn mang nặng phong cách của loại tiểu thuyết chƣơng hồi về
hình thức lẫn mô típ sáng tạo, trong đó các nhân vật chính diện lẫn phản diện thƣờng

22


theo một khuôn khổ ƣớc lệ nhƣ nhau. Kim Dung là ngƣời tiên phong trong việc soi
sáng các tƣ tƣởng triết học truyền thống phƣơng Đông dƣới một khía cạnh hoàn toàn
mới lạ: “võ thuật”. Ngay từ các tác phẩm đầu tiên nhƣ Thư kiếm ân cừu lục cho đến Ỷ
thiên đồ long ký, Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung đã không ngừng nổ
lực triển khai tƣ tƣởng này. Thế nhƣng trong các tƣ tƣởng đó, ông đã quá chú trọng đến
lí luận nên tƣ tƣởng đƣợc triển khai hơi nặng nề. Ngòi bút nhà tƣ tƣởng truyền thống đã
lấn áp phong cách tài hoa của nhà nghệ sĩ; chỉ đến Tiếu ngạo giang hồ thì tƣ tƣởng đó
mới thật sự đƣợc khai mở một cách phiêu bồng bằng đƣờng kiếm vô chiêu của Lệch
Hồ Xung. Kim Dung đã triển khai những nếp gấp ẩn mật trong tƣ tƣởng phƣơng Đông
qua phong cách riêng biệt của tiểu thuyết võ hiệp.
Tiểu thuyết võ hiệp là loại tiểu thuyết viết về những ngƣời anh hùng, miêu tả
những hành động anh hùng của những hiệp khách không sợ cƣờng quyền, bạo lục, dám
xả thân giúp đỡ những ngƣời thế cô yếu đuối. Kim Dung đã đƣa tiểu thuyết võ hiệp lên
hàng tuyệt đỉnh không ai sánh nổi. Không chỉ có nhân dân Trung Hoa hƣởng úng nồng
nhiêt mà ngay cả các độc giả trên thế giới đều công nhận ông là một tài năng với dòng
tiểu thuyết võ hiệp.
Bản chất của tiểu thuyết là hƣ cấu. Kim Dung dựa trên nền tảng những sự kiện
lịch sử có thật của đất nƣớc Trung Hoa, đẩy khả năng hƣ cấu bay bổng tuyệt vời. Thí
dụ trong Ỷ thiên Đồ long ký, ông cắt nghĩa sự ra đời của nhà Minh là cuộc kháng chiến
do quần hùng Minh giáo Trung Hoa thực hiện. Thí dụ trong Thiên Long bát bộ, ông
giới thiệu sự tƣơng tranh, tƣơng giao của các thế hệ quân chủ nhà Tống, nhà Liêu,
nƣớc Đại Lý, nƣớc Thổ Phồn, nƣớc Tây Hạ và tộc Nữ Chân. Tiểu thuyết võ hiệp Kim
Dung có một trình độ hƣ cấu rất cao cƣờng, nối kết hàng trăm nhân vật lại với nhau

trong mối tƣơng giao thật lạ lùng nhƣng cũng thật hợp logic.
1.4.2. Tóm tắt nội dung của hai bộ tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ và Ỷ thiên đồ
long ký
Bộ tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ, sáng tác năm 1959, đây là một kiệt tác của Kim
Dung. Thần điêu hiệp lữ là tác phẩm nói về tình yêu hoạn nạn của Dƣơng Quá và Tiểu
Long Nữ, mối tình thê thảm ai oán của Lý Mạc Sầu và Lục Triển Nguyên, những mối

23


tình si đơn phƣơng của Trình Anh, Lục Vô Song, Quách Tƣờng, Công Tôn Lục Ngạc
dành cho Dƣơng Qua. Dƣơng Quá là con của Dƣơng Khang và Mục Niệm Từ, chƣa ra
đời thì cha chết thảm, khi ra đời thì mẹ mất, Dƣơng Quá côi cút nhƣng đƣợc Quách
Tĩnh và Hoàng Dung đem về nuôi. Quách Tĩnh thì hết lòng thƣơng mến có lúc khiến
Dƣơng Quá cảm thấy ấm áp, nhƣng ngƣợc lại sự đa nghi và lạnh lùng của Hoàng Dung
lại làm cho Dƣơng Quá cảm thấy tủi thân. Quách Tĩnh đƣa Dƣơng Quá đến núi Chung
Nam, theo học võ với Toàn Chân Giáo với hy vọng cậu bé học đƣợc võ công chính
phái. Nhƣng ở đó Dƣơng Quá chống lại sƣ môn, trốn đi chàng lạc vào Cổ Mộ, bái Tiểu
Long Nữ làm thầy và chàng học đƣợc võ công thƣợng thừa của phái Cổ Mộ. Trong
những tháng ngày hai ngƣời gần gũi nhau nên đã nảy sinh tình cảm, nhƣng Tiểu Long
Nữ là sƣ phụ, là “cô cô” của Dƣơng Quá, tình yêu của họ là một sự vi phạm lễ giáo nên
không đƣợc mọi ngƣời tán thành. Từ đó vận mệnh hai ngƣời bắt đầu trở nên lận đận và
gặp nhiều thử thách. Vì yêu mà Dƣơng Quá cam tâm chờ đợi Tiểu Long Nữ mƣời sáu
năm, Dƣơng Quá khổ đau chán nản lao xuống vực sâu nhƣng chàng không chết.
Nhƣng vì tình yêu đích thực và chung thủy nên cuối cùng đôi tình Dƣơng Quá và Tiểu
Long Nữ đã đƣợc đoàn tụ với nhau.
Tiếp theo là bộ Ỷ thiên đồ long ký, sáng tác năm 1961, là bộ viết tiếp của Thần
điêu hiệp lữ, cũng nhƣ Thần điêu hiệp lữ là bộ viết tiếp của Xạ điêu anh hùng truyện.
Đây là bộ ba tiểu thuyết kết hợp lại với nhau nên đƣợc mọi ngƣời gọi là Xạ điêu tam bộ
khúc. Trong bộ tiểu thuyết này nói về tình nghĩa thầy trò Tạ Tốn với Thành Côn,

Trƣơng Tam Phong với Trƣơng Thúy Sơn, tình nghĩa phụ của Tạ Tốn với Trƣơng Vô
Kỵ không những vậy mà truyện còn nói về tình yêu của những cô gái dành cho Vô
kỵ… Thành Côn là sƣ phụ của Tạ Tốn, nhƣng vì để thỏa mãn tham vọng quyền lục,
Thành Côn đã cƣỡng đoạt vợ của Tạ Tốn, không những vậy mà còn âm mƣu sát hại cả
nhà Tạ Tốn, khiến Tạ Tốn đau đớn đến phát điên. Những tội ác của Tạ Tốn cũng bắt
đầu từ đó, Tạ Tốn gửi thân vào Ma Giáo, sau lại bôn tẩu giang hồ. Là một con ngƣời bị
bức hại thê thảm, Thành Côn lại ẩn náu ở Thiếu Lâm tự, âm mƣu lật đổ Minh giáo.
Nhƣng Thành Côn phải làm nhƣ vậy sở dĩ là vì sƣ huynh của y, giáo chủ Minh Giáo
Dƣơng Đỉnh Thiên đã đoạt mất tình nhân của y. Sau này, sáu đại môn phái vây đánh

24


Minh Giáo, quyết một phen tử chiến, những việc làm của họ làm sau phân biệt đƣợc
chính tà?, chỉ là ngu muội, mù quáng, tàn sát đẫm máu, dã tâm tranh đoạt. Một đều
muốn nói nữa là tình yêu, tình yêu trong “Ỷ thiên đồ long ký”, có thể nói là “một làn
sóng chƣa lui, một làn sóng khác đã vỗ tới”. Điều này tập trung thể hiện rõ nhất ở nhân
vật Trƣơng Vô kỵ, tất cả những nữ nhi trong truyện đều đem lòng yêu thƣơng chàng.
Đầu tiên là Thù Nhi, tiếp đến là Tiểu Chiêu, Chu Chỉ Nhƣợc nhƣng chỉ có Triệu Mẫn
là ngƣời nhận đƣợc tình yêu của chàng.
1.5. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Kim Dung cụ thể hóa trong phim điện ảnh
1.5.1. Sức hấp dẫn
Không những Kim Dung khắc họa nhân vật của mình trong sách rất tinh tế, rất
dũng cảm, đầy lòng chân thành và lòng nhiệt huyết nhƣng những hành động diễn biến
của từng cử chỉ bên ngoài thì ta không thể nào quan sát và nhìn thấy đƣợc. Đọc truyện
thì ta cứ hình dung và liên tƣởng ra từng hành động và nét mặt chứ ta không thề nào
cảm nhận và nhìn ngắm đƣợc. Chính vì sự hạn chế này nên ta phải đi vào tìm hiểu và
đối sánh những điều đó bằng cách thông qua coi trực tiếp trong từng vai diễn của
những diễn viên chuyên nghiệp để cảm nhận trực tiếp về những gì mà mình đƣợc thấy,
và đƣợc chứng kiến, điều này thiết thực hơn khi ta đọc truyện.

Trong bộ Ỷ thiên đồ long ký, nhân vật Triệu Mẫn trông rất đanh đá, lém lĩnh, kiêu
ngạo lại độc ác thì trong phim nàng cũng chua ngoa, đanh đá, kiêu ngạo, lém lĩnh, độc
ác hơn nhiều so với trong truyện và không kém phần hấp dẫn, nàng là cô gái thông
minh, nàng nhận ra đƣợc mƣu mô gian trá của Trần Hữu Lƣợng ở Linh Xà Đảo khi
giao đấu với Tạ Tốn “Gã Trần Hữu Lượng ấy hiển nhiên đánh lừa đại hiệp, công tử
chứng kiến rõ, tại sao lại nhìn không ra?”, “Khi Tạ đại hiệp vung đao một cái, bốn
cao thủ chết tươi, một tên bị thương, gã Trần Hữu Lượng cao mấy cũng khó thoát một
nhát kiếm của thamh đao Đồ Long. Ở tình cảnh đó, nếu không xông tới đánh thí
mạng… Nhưng công tử thử nghĩ coi, nếu Tạ đại hiệp không muốn cho người ta biết
hành tung của mình, thì dù Trần Hữu Lượng có rập đầu ba trăm cái van xinh, cũng
chẳng thể làm cho Tạ đại hiệp mềm lòng. Trừ việc giả vờ nhân hiệp trọng nghĩa, làm

25


×