Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

giá trị tùy bút kháng chiến của nguyễn tuân sau 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 112 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN


DANH VIỆT KHÁ
MSSV: 6116126

GIÁ TRỊ TÙY BÚT KHÁNG CHIẾN
CỦA NGUYỄN TUÂN SAU 1945

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: LÊ THỊ NHIÊN

Cần Thơ, năm 2014

1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu

NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THỂ LOẠI, TÁC GIẢ
VÀ TÁC PHẨM
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thể tùy bút
1.1.1. Khái niệm thể tùy bút
1.1.2. Đặc điểm của thể tùy bút
1.2. Tác gia Nguyễn Tuân
1.2.1. Cuộc đời
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật
1.3. Giới thiệu tùy bút kháng chiến của Nguyễn Tuân sau 1945

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG TÙY BÚT KHÁNG CHIẾN
CỦA NGUYỄN TUÂN SAU 1945
2.1. Đặt ra vấn đề trách nhiệm của người cầm bút
2.1.1. Trách nhiệm đối với ngòi bút
2.1.2. Trách nhiệm đối với cuộc đời
2.2. Vẻ đẹp Việt Nam qua tùy bút kháng chiến của Nguyễn Tuân
2.2.1. Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam
2.2.1.1. Những nét đặc trưng của thiên nhiên Việt Nam
2.2.1.2. Những hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam
2.2.2. Vẻ đẹp con người Việt Nam

2


2.2.3. Vẻ đẹp văn hóa Việt Nam
2.3. Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam
2.3.1. Quá trình đấu tranh giữ nước
2.3.2. Địa danh gắn liền chiến công

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TÙY BÚT KHÁNG

CHIẾN CỦA NGUYỄN TUÂN SAU 1945
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả tâm lý
3.2. Thời gian và không gian nghệ thuật
3.2.1. Thời gian nghệ thuật
3.2.1.1. Thời gian tuyến tính
3.2.1.2. Thời gian đảo tuyến
3.2.2. Không gian nghệ thuật
3.2.2.1. Không gian bối cảnh thiên nhiên
3.2.2.2. Không gian bối cảnh xã hội
3.3. Ngôn từ nghệ thuật qua tùy bút kháng chiến của Nguyễn Tuân
3.3.1. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ
3.3.1.1. Từ ngữ mang tính tạo hình cao và giàu sắc thái biểu cảm
3.3.1.2. Sự lạ hóa trong sáng tạo từ ngữ
3.3.2. Câu văn nghệ thuật
3.4. Giọng điệu nghệ thuật
3.4.1. Giọng điệu trữ tình
3.4.2. Giọng điệu khách quan
3.4.3. Giọng điệu trào phúng và khinh bạc

KẾT LUẬN

3


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 6

4. Phạm vi đề tài ............................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 7

NỘI DUNG................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THỂ LOẠI, TÁC GIẢ
VÀ TÁC PHẨM ....................................................................................... 8
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thể tùy bút ..................................................... 8
1.1.1. Khái niệm thể tùy bút................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm của thể tùy bút ............................................................. 11
1.2. Tác gia Nguyễn Tuân ............................................................................... 14
1.2.1. Cuộc đời ...................................................................................... 14
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật ............................ 17
1.3. Giới thiệu tùy bút kháng chiến của Nguyễn Tuân sau 1945 .................... 24

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG TÙY BÚT KHÁNG CHIẾN
CỦA NGUYỄN TUÂN SAU 1945 ....................................................... 29
2.1. Đặt ra vấn đề trách nhiệm của người cầm bút ......................................... 29
2.1.1. Trách nhiệm đối với ngòi bút ...................................................... 29
2.1.2. Trách nhiệm đối với cuộc đời...................................................... 34
2.2. Vẻ đẹp Việt Nam qua tùy bút kháng chiến của Nguyễn Tuân ................. 38
2.2.1. Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam ...................................................... 38
2.2.1.1. Những nét đặc trưng của thiên nhiên Việt Nam ....................... 39
2.2.1.2. Những hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam ... 41
2.2.2. Vẻ đẹp con người Việt Nam ........................................................ 46

4


2.2.3. Vẻ đẹp văn hóa Việt Nam............................................................ 51
2.3. Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam .................................................. 55

2.3.1. Quá trình đấu tranh giữ nước ...................................................... 55
2.3.2. Địa danh gắn liền chiến công ...................................................... 59

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TÙY BÚT KHÁNG
CHIẾN CỦA NGUYỄN TUÂN SAU 1945 ....................................... 63
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả tâm lý ........................ 63
3.2. Thời gian và không gian nghệ thuật ......................................................... 66
3.2.1. Thời gian nghệ thuật.................................................................... 66
3.2.1.1. Thời gian tuyến tính ................................................................. 67
3.2.1.2. Thời gian đảo tuyến .................................................................. 69
3.2.2. Không gian nghệ thuật ................................................................ 71
3.2.2.1. Không gian bối cảnh thiên nhiên ............................................. 72
3.2.2.2. Không gian bối cảnh xã hội ..................................................... 76
3.3. Ngôn từ nghệ thuật qua tùy bút kháng chiến của Nguyễn Tuân .............. 81
3.3.1. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ .......................................................... 81
3.3.1.1. Từ ngữ mang tính tạo hình cao và giàu sắc thái biểu cảm ....... 81
3.3.1.2. Sự lạ hóa trong sáng tạo từ ngữ................................................ 86
3.3.2. Câu văn nghệ thuật ...................................................................... 89
3.4. Giọng điệu nghệ thuật .............................................................................. 93
3.4.1. Giọng điệu trữ tình ...................................................................... 93
3.4.2. Giọng điệu khách quan ................................................................ 96
3.4.3. Giọng điệu trào phúng và khinh bạc ........................................... 98

KẾT LUẬN ............................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 105

5


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam, việc du nhập của nhiều
nền văn học khác là một điều tất yếu xảy ra. Đối với thời kỳ văn học Trung đại thì
nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn học Trung Quốc với hệ tư tưởng Tam
giáo, nó luôn thống trị thế giới tinh thần của cả dân tộc trong suốt thời kỳ dài của
văn học. Bước sang thế kỉ XX việc du nhập của nhiều nền văn hóa ngày càng trở
nên mạnh mẽ, đặc biệt là văn hóa phương Tây. Nó làm chuyển biến mạnh mẽ đời
sống tinh thần của dân tộc, đặc biệt là đối với văn học. Mà nổi bật lên là thể loại tùy
bút, nó đã khoác lên mình một chiếc áo mới nhiều màu sắc và góp phần vào tiến
trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam. Đối với thể loại này, tuy đã có rất nhiều
những cây bút thành công, nhưng Nguyễn Tuân vẫn là một cây bút tiêu biểu nhất,
bởi một lối viết độc đáo và tài hoa. Chính vì vậy, ông được tôn vinh là nhà tùy bút
số một Việt Nam.
Đối với sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân được chia làm hai giai
đoạn chính: trước và sau Cách mạng tháng Tám. Ở giai đoạn trước 1945 thì ông đã
khẳng định mình qua những tác phẩm nổi tiếng như: Vang bóng một thời, Thiếu quê
hương, Một chuyến đi,… Còn sau 1945 ông khởi đầu bằng tác phẩm Chùa đàn,
nhưng về sau ông càng có những tác phẩm đánh dấu sự chuyển biến rõ về tư tưởng
thông qua các tùy bút như: Đường vui, Tình chiến dịch,... Từ đây, cái nhìn của
Nguyễn Tuân đã hoàn toàn khác, ông không còn cực đoan như trước nữa, mà đã có
sự hài hòa giữa chủ quan và khách quan. Cách mạng đã thay đổi con người, quan
niệm sáng tác của Nguyễn Tuân, giúp cho ông có được một hướng đi, khuynh
hướng mới để cống hiến cho công cuộc đấu tranh và xây dựng đất nước.
Nguyễn Tuân là một con người ham "xê dịch". Trước và sau Cách mạng
ông đều dấn thân để đi tìm những chân lý của cuộc sống. Ông cho rằng ngòi bút của
người nghệ sĩ thực sự mang hơi thở của cuộc sống khi mà chính bản thân người
nghệ sĩ phải tự đi tìm hiểu và cảm thụ. Đặc biệt, đối với bản thân ông thì luôn ý
thức khám phá và làm hết mình để cống hiến cho nền văn học nước nhà. Chính vì
vậy, ông hoạt động nghệ thuật ở trên nhiều bình diện: viết truyện, viết ký, phê bình


6


văn học, dịch thuật, đóng phim, diễn kịch,… Nhưng nhắc đến ông người ta thường
nghĩ ngay đến những tác phẩm văn chương, đặc biệt là tùy bút. Ở thể loại này,
Nguyễn Tuân đã tạo cho mình một bức tường thành vững chắc, khó ai có thể vượt
qua. Hàng loạt các tập tùy bút của ông đều có những giá trị nghệ thuật và được giới
phê bình văn học đánh giá cao. Với những cống hiến lớn lao của ông cho văn học
nước nhà, vào năm 1996 ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
và nghệ thuật.
Việc nghiên cứu và khảo sát các tác phẩm của Nguyễn Tuân từ trước đến nay
được các nhà nghiên cứu khai thác trên nhiều phương diện. Nhưng việc nghiên cứu
giá trị tùy bút kháng chiến của ông thì vẫn còn ít công trình đề cập đến. Chính vì
vậy, để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Giá trị tùy bút kháng
chiến của Nguyễn Tuân sau 1945 để nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Tuân - một cây bút lớn của văn học hiện đại Việt Nam, đặc biệt là ở
thể loại tùy bút. Chính vì vậy, các tác phẩm tùy bút được các độc giả rất quan tâm,
cũng như các nhà nghiên cứu. Với thể loại này đã có rất nhiều những công trình
nghiên cứu ở trên nhiều phương diện khác nhau. Tiêu biểu là Nguyễn Đăng Mạnh,
Vũ Ngọc Phan, Lê Hồng Trung, Hà Văn Đức,...
Công trình nghiên cứu Nguyễn Tuân - về tác gia và tác phẩm do Tôn Thảo
Miên (tuyển chọn) đã tập hợp nhiều bài viết khác nhau về Nguyễn Tuân, đặc biệt là
tài năng viết tùy bút. Trong đó nổi bật là các bài viết Con đường Nguyễn Tuân đi
đến bút ký chống Mỹ của Nguyễn Đăng Mạnh. Ở đây, tác giả đã khẳng định được
ánh sáng của Cách mạng đã đến với Nguyễn Tuân như một điều tất yếu và giúp ông
phát huy hết sở trường của mình "Sau Cách mạng, nhu cầu ngông không còn lý do
tồn tại, nhưng chế độ mới chẳng những không ngăn cấm anh tiếp tục sống như một
người uyên bác, hay chữ và tài hoa mà còn tạo điều kiện cho anh phát huy hơn nữa

nếu anh muốn dùng nó để phục vụ nhân dân, phục vụ Cách mạng" [14, tr. 76].
Ngoài ra, bài viết Thể tài tùy bút của Nguyễn Tuân của Nguyễn Đăng Mạnh đã cho
thấy một năng lực nghiên cứu về Nguyễn Tuân rất chuyên sâu. Tác giả không chỉ
tìm hiểu rõ về bản chất tùy bút, mà còn tìm hiểu sâu sắc về những đặc điểm của các
tác phẩm tùy bút của Nguyễn Tuân: "Tùy bút Nguyễn Tuân có nhiều yếu tố

7


truyện","Tùy bút Nguyễn Tuân đồng thời lại mang đậm tính chất ký", "Đặc điểm
của tùy bút là giàu tính trữ tình" [14, tr. 137, 138],... Bài viết Quan điểm nghệ thuật
của Nguyễn Tuân, tác giả khẳng định "Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức
tạp" [14, tr. 106], ông cũng khẳng định nhiều tác phẩm của Nguyễn Tuân thường
chú trọng đến cái đẹp và quan điểm duy mỹ. Lời đánh giá này rất có cơ sở, bởi các
tác phẩm của Nguyễn Tuân đều hướng đến vấn đề này, đặc biệt là Vang bóng một
thời. Tuy nhiên, sau Cách mạng ông đã hài hòa hơn thông qua tùy bút kháng chiến.
Ông cũng khẳng định Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa
qua thể tùy bút.
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong bài viết Nhà văn Nguyễn Tuân và
Nguyễn Tuân và thể tùy bút cũng đã khẳng định "Chẳng phải từ sau Cách mạng, khi
không còn thật cần thiết cho nghề nữa, thói quen khinh bạc đó đã được gột rữa rất
nhiều?!" [14, tr. 148], theo quan niệm của Vương Trí Nhàn thì tùy bút rất kén tác
giả, bởi nó cần một cái tôi phóng túng, tự do. Nguyễn Tuân thực sự hợp với thể loại
này và ông đã thành công. Nguyễn Tuân luôn gắn liền với thể loại này và nó theo
ông trên những chặng đường "Trước sau Nguyễn Tuân sống chết với thể tùy bút"
[14, tr. 164]. Bài viết cũng cho thấy được Vương Trí Nhàn đã tìm hiểu, đi sâu vào
vấn đề và khẳng định được chiều sâu trong tùy bút của Nguyễn Tuân. Ngoài ra,
Vương Trí Nhàn còn tập hợp nhiều kiến thức về thể tùy bút, đặc biệt là khái niệm để
cho độc giả hiểu hơn về tùy bút của Nguyễn Tuân.
Nhà nghiên cứu Hà Văn Đức trong Tùy bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng

tháng Tám cũng đã nói nhiều đến thể tùy bút không chỉ ở khái niệm, mà còn đi sâu
vào các tác phẩm tùy bút (Một số đặc điểm thể loại) như: Sông Đà, Hà nội ta đánh
Mỹ giỏi,... Ông khẳng định "Có nhiều nhà văn viết tùy bút, nhưng hiếm có một cây
bút nào lại thủy chung gắn bó với nó suốt một đời sáng tác như Nguyễn Tuân. Ông
gắn bó với thể loại tùy bút và tạo dựng cho mình một phong cách riêng ở thể loại
này, bới nó phù hợp với sở trường cũng như cá tính của ông" [14, tr. 157] và ông
cũng dành những lời ca ngợi cho những tùy bút của Nguyễn Tuân, không chỉ giàu
chất hiện thực, mà còn thơ mộng, trữ tình. Bên cạnh đó ông cũng dành lời ca ngợi
các tác phẩm tùy bút của Nguyễn Tuân "Với thể loại tùy bút, Nguyễn Tuân đã đạt
được những thành công rực rỡ, cả ở giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám"

8


[14, tr. 163]. Phan Cự Đệ trong bài Nguyễn Tuân - một phong cách nghệ thuật độc
đáo, đã có sự so sánh, đối chiếu trong hai giai đoạn sáng tác của Nguyễn Tuân. Từ
đó ông có một cái nhìn toàn diện về phong cách của Nguyễn Tuân "Từ sau năm
1937, trong văn học lãng mạng Việt Nam xuất hiện một phong cách nghệ thuật hết
sức độc đáo: Nguyễn Tuân. Cái tôi trong tác phẩm của anh luôn luôn tỏ ra là
"người lỗi lạc sống một cách đặc biệt không giống ai và không cho ai bắt chước
được mình, chết là mang cả cái bản chính đi chứ không để lai một bản sao nguyên
cảo nào" (Quê hương). Đó là một cái Tôi lập dị, ngang chướng, đi lù lù giữa cuộc
đời, ném đá vào những kẻ xung quanh, kiêu khích với anh" [14, tr. 119]. Không chỉ
vậy, ông còn khẳng định giá trị của các tác phẩm tùy bút Nguyễn Tuân sau Cách
mạng "Giờ đây trong tác phẩm Nguyễn Tuân ta đã thấy có sự kết hợp ngày càng
nhuần nhị giữa người nghệ sĩ và người công dân, giữa nhà văn và chiến sĩ, do đó
tùy bút của anh ngày càng góp phần xứng đáng vào việc nâng cao nhận thức, trí tuệ,
tình cảm, và năng khiếu thẩm mỹ của con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa"
[14, tr. 136].
Nhà nghiên cứu trẻ Trần Thanh Hà trong cuốn Tam diện tùy bút cũng có

nghiên cứu về Nguyễn Tuân qua bài viết Nguyễn Tuân - một thời và mọi thời vang
bóng. Trong bài viết này, tác giả cũng khẳng định rằng tùy bút kháng chiến đã mở ra
cho Nguyễn Tuân một con người và một chặng đường sáng tác mới.
Trong cuộc tranh luận về nghệ thuật ở Việt Bắc tháng 7 năm 1949, khi các
nhà văn, nhà nghiên cứu nhắc đến nghệ thuật của Đường vui thì nhà văn Nguyên
Hồng đã đưa ra nhận xét "anh yêu mình nhiều quá, dựng mình lên nhiều quá" [14, tr.
175] và chính Nguyễn Tuân cũng đã tự nhận ra điều này. Chính vì vậy, ông lý giải
"Nhân nói đến tùy bút, tôi có ý kiến là chúng ta ghi chép tài liệu đã nhiều. Bây giờ
là thời kì viết tiểu thuyết, đừng viết tùy bút nữa" [14, tr. 176] và đúng như những
điều mà Nguyễn Tuân đã nghĩ, các tác phẩm ra đời sau Đường vui, đều được ông
xếp vào thể loại tiểu thuyết. Tuy nhiên, các tác phẩm này vẫn mang nhiều nét của
một tác phẩm tùy bút và chính ông cũng phát hiện ra điều này, nên khi tập hợp
chúng lại thì ông gọi chung là Tùy bút kháng chiến, Tùy bút kháng chiến hòa bình.
Tôn Thảo Miên với các bài viết về Nguyễn Tuân như: Nguyễn Tuân - tài hoa
văn chương, Nguyễn Tuân - dấu ấn của cá tính sáng tạo. Trong các bài viết này tác

9


giả đã khái quát những nét cơ bản nhất về sự nghiệp sáng tác, cũng như đưa ra
những nhận định về cá tính của Nguyễn Tuân. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra những
ưu điểm của các tác phẩm sau Cách mạng tháng Tám "Những sáng tác sau này của
Nguyễn Tuân là sự khẳng định lập trường tư tưởng Cách mạng của ông. Nhận thức
về đấu tranh giai cấp và quần chúng nhân dân của ông không hời hợt, dễ dãi mà
khá sâu sắc" [14, tr. 38]. Còn đối với cá tính của Nguyễn Tuân thì tác giả nhận xét
"Cá tính sáng tạo và tài năng của Nguyễn Tuân được thể hiện ở nhiều phương diện,
gắn liền với hành trình sáng tạo của nhà văn từ khi bắt đầu cầm bút cho đến lúc từ
giã cuộc đời... Sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng bộc lộ rõ cái tôi chủ
quan. Sau Cách mạng cái tôi đó đã hòa chung vào cái ta chung của dân tộc. Nhưng
dù ở giai đoạn nào, cá tính sáng tạo của ông vẫn được thể hiện một cách đặc sắc"

[14, tr. 73, 74]. Quả thật, ở mỗi chặng đường khác nhau chúng ta đều nhận thấy một
Nguyễn Tuân luôn luôn sáng tạo hết mình, không ngừng nghĩ và luôn hướng tới
những điều tốt đẹp. Để làm được điều đó không chỉ đơn thuần là một tình yêu cháy
bỏng đối với văn học, mà nó còn là tâm huyết, sự sống và niềm vui đối với ông.
Trong quyển Tác phẩm và dư luận do Tôn Thảo Miên (tuyển chọn), tác giả
đã tập hợp các bài viết của Phan Cự Đệ, Thạch Lam, Văn Tâm, Phan Huy Dũng,..
Trong đó các bài viết cũng đã làm rõ về cuộc đời, con người, phong cách nghệ thuật,
cũng như là cách đánh giá về các tác phẩm tùy bút của Nguyễn Tuân một cách rõ
nét mang tính chuyên môn cao.
Lê Hồng Trung trong bài viết Đọc một số tùy bút gần đây của Nguyễn Tuân
đã đưa ra nhiều nhận định về những thiếu sót của tùy bút Nguyễn Tuân, đặc biệt là
tùy bút Tình rừng, "Tình rừng quả là một bài tùy bút có những quan điểm sai trái,
có những cách thể hiện lệch lạc đi đến nhiều chỗ lẫn lộn địch ta" [14, tr. 87].
Những lời đánh giá này là rất cần thiết, bởi không có một tác giả nào là hoàn mĩ cả.
Tuy vậy, tác giả vẫn dành những lời khen về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ
thuật của Nguyễn Tuân "Nguyễn Tuân là người chịu khó thu nhập tài liệu, và các
bài tùy bút của anh đầy rẫy những tài liệu có khi rất quý" [14, tr. 84].
Nhà nghiên cứu Phong Lê ở bài viết Nguyễn Tuân trong tùy bút, ông đã đưa
ra nhiều những đặc điểm nổi bật, cũng như hạn chế của Nguyễn Tuân rất toàn diện
và sâu sắc. Ông cho rằng "Đào bới mãi trong cái tôi cô đơn, ích kỷ, mặc kệ cuộc đời,

10


đi mãi vào chủ nghĩa cá nhân hưởng lạc, thế giới Nguyễn Tuân hoàn toàn cách biệt
với cuộc sống nhân nhân" [14, tr. 89] và "Cách mạng tháng Tám thành công,
Nguyễn Tuân là một trong số các nhà văn lãng mạng hiếm hoi ngay từ đầu đã có
cái may mắn tiếp nhận được ánh sáng mới, để tìm ra con đường giải thoát cho cuộc
sống và nghệ thuật của mình" [14, tr. 90]. Đối với cách nhìn nhận, đánh giá của
Phong Lê về các tác phẩm tùy bút của Nguyễn Tuân là hợp lý. Bởi trước Cách mạng

các tác phẩm tùy bút của ông vẫn còn nhiều mặt hạn chế về nội dung và nghệ thuật
cần được khắc phục. Cách mạng tháng Tám thành công mở ra cho Nguyễn Tuân
một con người mới, cách viết mới. Ông không còn đứng một mình giữa bầu trời bao
la nữa, mà ở đó còn có cả dân tộc. Ngoài ra, ở bài viết này Phong Lê còn đưa ra
những nhận định về nội dung của tùy bút kháng chiến. Ông cho rằng cái thú ham xê
dịch của Nguyễn Tuân vẫn còn tồn tại ở tùy bút kháng chiến, ngoài ra Phong Lê còn
khẳng định "cuộc kháng chiến đã đưa nhà văn vào một cuộc đấu tranh mới" [14, tr.
93] và "Tình chiến dịch còn cho ta thấy hình ảnh một Nguyễn Tuân thật gần gũi"
[14, tr. 94].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đưa ra những nhận định, đánh giá
về các tác phẩm tùy bút của Nguyễn Tuân một cách khái quát. Chính vì vậy, nó đã
phần nào làm rõ những giá trị tùy bút kháng chiến của Nguyễn Tuân sau 1945. Góp
phần khơi gợi, cũng như định hướng cho tôi nghiên cứu rõ hơn về vấn đề.

3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm rõ những giá trị tùy bút kháng
chiến của Nguyễn Tuân sau 1945 về phương diện nội dung và nghệ thuật. Đồng thời
giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về khái niệm và đặc điểm thể loại tùy bút, để
từ đó chúng ta nhìn nhận và đánh giá đúng về giá trị tùy bút Nguyễn Tuân sau 1945.

4. Phạm vi đề tài
Luận văn khảo sát các tập tùy bút kháng chiến của Nguyễn Tuân sau 1945,
trong đó tập trung vào các tập tùy bút Đường vui, Tình chiến dịch, Sông Đà và Hà
Nội ta đánh Mỹ giỏi. Đồng thời cũng có sự so sánh, đối chiếu với các tác phẩm giai
đoạn trước 1945.

11


5. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như sau:
Phương pháp thống kê: luận văn hệ thống hóa các tập tùy bút kháng chiến của
Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám để làm rõ những giá trị nội dung và nghệ
thuật của các tập tùy bút.
Phương pháp lịch sử: khi bước vào việc tìm hiểu tác phẩm chúng tôi tìm hiểu
hoàn cảnh lịch sử, bởi vì bất kì một tác phẩm hoặc văn bản nào cũng đều chịu sự chi
phối mạnh mẽ, trực tiếp của hoàn cảnh lịch sử và chính tác giả cũng như vậy. Sử
dụng phương pháp lịch sử giúp chúng tôi lí giải những vấn đề có liên quan đến bối
cảnh, xã hội nước ta lúc bấy giờ. Đồng thời, vận dụng phương pháp này sẽ giúp cho
việc nhìn nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật được đầy đủ và chính xác hơn.
Phương pháp tiểu sử: trong quá trình tìm hiểu về giá trị nội dung, giá trị nghệ
thuật của các tập tùy bút, chúng tôi còn kết hợp với việc tìm hiểu hoàn cảnh sống,
quê hương và quan niệm của tác giả để góp phần hỗ trợ cho việc nhìn nhận về vấn
đề. Bởi vì, chính những điều đó có tác động sâu sắc đến giá trị tác phẩm.
Phương pháp so sánh: đối với phương pháp này chúng tôi sẽ so sánh về đặc
điểm nội dung và giá trị của các tác phẩm qua các giai đoạn, từ đó làm nổi bật lên
những ưu điểm, cũng như mặt hạn chế của mỗi giai đoạn sáng tác.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: đây là phương pháp mà chúng tôi sử dụng
những lí luận dựa vào những tư liệu mà phương pháp lịch sử đã cung cấp, cũng như
đi sâu vào phân tích giá trị của các tác phẩm trên nhiều bình diện khác nhau để làm
sáng tỏ vấn đề. Sau khi đã phân tích trình bày các ý, đưa ra nhận xét, đánh giá các
vấn đề vừa nêu thì chúng tôi tổng hợp để đưa ra khái quát và kết luận cuối cùng.

12


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THỂ LOẠI, TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1.1. Khái niệm và đặc điểm của tùy bút
1.1.1. Khái niệm tùy bút
Để có thể định nghĩa chính xác được tùy bút là một vấn đề không hề dễ dàng,
bởi nó cũng vừa gần gũi, vừa mơ hồ và có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau.
Theo cách hiểu thông thường được nhiều người chấp nhận thì tùy bút là
những trang văn xuôi ở đó nhà văn tùy theo ngòi bút mà đưa đẩy. Tuy nhiên, với
cách hiểu này tồn tại không ít những mâu thuẫn bên trong, lẫn bên ngoài. Bởi vì, tùy
bút không chỉ là một cách viết hay một kiểu bút pháp, mà nó còn là một thể loại văn
học có những đặc trưng rõ nét về nội dung và nghệ thuật biểu hiện.
Các tác giả trong Từ điển văn học định nghĩa: "Tùy bút là một thể loại văn
xuôi phát sinh từ thể loại kí, gần với bút kí nhưng cách viết tự do và tùy hứng nhiều
hơn. Nhà văn dựa vào sự lôi cuốn của cảm hứng có thể nói từ việc này sang việc
khác từ liên tưởng này sang liên tưởng kia để bộc lộ những cảm xúc, những tâm
tình, phát biểu những suy nghĩ, những nhận xét về con người và cuộc đời. Bản ngã
của nhà văn được thể hiện trong tùy bút gần như trong thơ trữ tình" [10, tr. 1888].
Trong bài viết Nguyễn Tuân và thể tùy bút Vương Trí Nhàn cũng đã nhắc đến
định nghĩa về tùy bút thông qua cuốn từ điển Bách khoa văn học của Liên Xô, "Tùy
bút là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ và có cấu trúc tự do, biểu thị những ấn tượng và
suy nghĩ cá nhân về những sự việc, những vấn đề cụ thể và hoàn toàn không tính tới
việc đưa ra giải thích cố định và đầy đủ về đối tượng" [14, tr. 170]. Ngoài ra,
Vương Trí Nhàn trong bài viết này cũng đã đưa ra định nghĩa về tùy bút: "Được gọi
là tùy bút, là những tác phẩm mà ở đó nổi bật lên trên bình diện thứ nhất những
phẩm chất riêng, cốt cách riêng của tác giả. Chỉ những người muốn làm rõ cái
giọng điệu độc đáo của riêng mình, những người thích tự biểu hiện, tự phân tích,
đồng thời là những bút pháp vừa giàu chất hình tượng, vừa có khả năng viết chặt

13


chẽ như châm ngôn... những người đó mới đi vào tùy bút" [14, tr. 170]. Đối với cách

định nghĩa của Vương Trí Nhàn chúng ta thấy ông đã làm rõ được nét nổi bật của
các tác phẩm tùy bút, cũng như là nghệ thuật rất riêng của thể tùy bút.
Trong quyển Tam diện tùy bút Trần Thanh Hà khẳng định tùy bút là một "lối
viết đa năng... mang vẻ đẹp lưỡng hợp" [8, tr. 23]. Ở đây lưỡng hợp mà Trần Thanh
Hà nói đến đó chính là vẻ đẹp trung gian từ hai phương thức: tự sự và trữ tình.
Các tác giả của quyển Văn học Việt Nam thế kỷ XX cũng cho rằng: "Tùy bút
là một thể thuộc loại hình ký có lối viết phóng khoáng, tự do và chủ quan nhất... So
với các tiểu loại khác, tùy bút giàu chất trữ tình hơn cả, tuy vẫn không ít yếu tố
chính luận và chất suy tưởng triết lý" [2, tr. 434].
Theo quan niệm của lí luận văn học cổ điển Trung Quốc, tùy bút được Đào
Duy Anh giải nghĩa trong Hán việt từ điển giản yếu là "tùy thời mà biên chép" [17].
Cách hiểu này cũng phần nào cho thấy được một cách nhìn đầy mới mẽ của ông so
với cách hiểu của nhiều người. Ở đây, ông đã đề cặp đến một vấn đề mà ít người
nghĩ tới đó chính là tùy bút chịu sự ảnh hưởng và chỉ phối bởi hoàn cảnh khách
quan. Ngoài ra, nhận định của Đào Duy Anh còn nói đến cảm xúc của nhà văn. Đối
với nhiều nhà văn khác thường thì hiểu nghĩa từ bút đó chính là dùng để viết, nhưng
đối với ông bút không phải đơn giản như vậy mà tùy bút đó chính là biên chép. Lưu
Hiệp viết trong cuốn tổng thuật của tác phẩm Văn tâm điêu long: "Kim chi thường
ngôn, hữu văn hữu bút, dĩ vi vô tận giả bút giả, hữu vận giả văn dã" [17]. Đối với
câu này thì ngày nay thường hiểu là: có Văn có Bút, cho không vần là Bút, có vần là
Văn. Đặc biệt, vào thế kỉ XVIII thì đã xuất hiện tùy bút thông qua tác giả Viên Mai
với tác phẩm Tùy Viên tùy bút. Nó như là một cơ sở cũng như đánh dấu những bước
ngoặc lớn đối với thể tùy bút. Và từ đây tùy bút dần được biết đến nhiều hơn và
ngày càng phát triển. Còn ở thời Lưu Tống Nhan Diên Chi trong cuốn Nhan Quang
Lộc tập, đã đưa ra được nhiều những kiến thức về văn học mà sau này độc giả có
thể tìm hiểu và phát triển nó. Đặc biệt, ông đã phân chia văn chương ra thành 3 loại:
Ngôn, Bút,Văn. Ngoài ra, ông cũng cho rằng Bút có phạm vi rộng và nó bao gồm cả
truyện kí. Với thể tùy bút ta không chỉ đơn thuần hiểu nó là tùy theo ngòi bút mà
đưa đẩy, mà ta phải hiểu nó một cách sâu sắc hơn. Bởi trong văn học cổ điển
phương Đông thì nhiều nhà văn cũng như độc giả đã xác định "tùy bút là một thể


14


loại văn xuôi thực sự tự do, phóng túng, không ràng buộc bởi những khuôn khổ có
tính quy phạm, cả về nội dung tư tưởng và cách thức thể hiện" [17].
Các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học cũng đưa ra định nghĩa, tùy bút "là
một thể văn thuộc loại hình kí, rất gần với bút kí, kí sự. Nét nổi bật ở tùy bút là qua
việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng
đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và
cuộc sống" [9, tr. 323, 324].
Nguyễn Tuân khi nhắc đến tùy bút cũng khẳng định "tùy bút là viết tùy theo
bút, theo cảm hứng" [14, tr. 157]. Nói theo cách này của Nguyễn Tuân dễ khiến
nhiều người nghĩ đây là một thể loại dễ viết đối với tất cả mọi người. Nhưng thực
chất nó không hề đơn giản, bởi nó cần một cây bút đầy bản lĩnh, có sự trải nghiệm,
đi nhiều và đặc biệt kiến thức phải uyên bác. Nếu người viết tùy bút không có trình
độ nhất định thì sẽ dễ gây cảm giác nhàm chán đối với độc giả .
Phan Cự Đệ khi nói đến tùy bút cũng đưa ra nhận định: "Nét nổi bật trong tùy
bút là qua việc ghi chép những con người và sự việc cụ thể có thực, tác giả đặc biệt
chú ý đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người
và cuộc đời" [2, tr. 434]. Qua cách nhận định của Phan Cự Đệ cho thấy ông đã khái
quát được những điểm cơ bản nhất của thể loại tùy bút. Từ đó, độc giả sẽ có cái
nhìn đúng nhất về thể tùy bút.
Trong bài viết Thể tài tùy bút của Nguyễn Tuân, Nguyễn Đăng Mạnh khẳng
định "Tùy bút là gì? Định nghĩa vừa dễ lại vừa khó. Dễ vì khái niệm bản thân nó đã
tự giải thích: là phóng túng, tùy bút mà viết chứ sao! Nhưng chính vì thế mà khó.
Vậy thì còn có thể nói gì về quy tắc thể loại của nó nữa? Ở phương Tây hiện đại,
tùy bút rất phát triển. Nhưng càng phát triển, khái niệm tùy bút càng mơ hồ hơn. Có
người đã nói: "Tự do là phép tắc duy nhất của tùy bút". Có thể hiểu một cách đại
khái thế này: người viết tùy bút thường mượn cớ thuật lại một sự kiện, một mẩu

chuyện nào đó mà mình có trải qua để nhân đấy nêu lên những vấn đề này khác mà
bàn bạc, mà nghị luận, triết luận, ném ra những suy tưởng của mình một cách thoải
mái, phóng túng" [14, tr. 137].
Trong quyển Lý luận văn học, các tác giả nhận định tùy bút là thuộc loại trữ
tình: "Tác phẩm trữ tình không phải chỉ có thơ trữ tình, mặc dù nó là tiêu biểu nhất.

15


Ngoài thơ trữ tình còn có tùy bút, thơ văn xuôi, ca trù, từ khúc,...Tùy bút là thể loại
văn xuôi phóng khoáng. Nhà văn theo ngọn bút mà suy tưởng, trần thuật, nhưng
thực chất là thả người theo dòng liên tưởng, cảm xúc mà tả người, kể việc" [23, tr.
188]. Đối với các nhận định trên chúng ta thấy đã làm rõ được bản chất của tùy bút.
Qua những nghiên cứu, tìm hiểu trên về thể tùy bút, ta thấy tùy bút là một
loại kí trữ tình. Ngoài ra, cần hiểu khái niệm của nó ở trên nhiều mặt. Thứ nhất là
luôn chú trọng tối đa đến cảm xúc, quan điểm chủ quan của người nghệ sĩ. Bởi vì, ở
bất cứ thể loại văn học nào cũng như trong quá trình sáng tác văn chương đều luôn
cần có cảm xúc, mà cảm xúc ở đây là của người nghệ sĩ nên nó mang tính chủ quan
là một điều tất yếu. Nếu một ngòi bút không có cái thần ở trong đó, cũng như là
những rung động chân thành, tha thiết nhất thì tác phẩm sẽ trở nên vô hồn, đơn điệu
và thiếu sức sống. Thứ hai là người viết không nên, không được bị lẫn lộn ranh giới
giữa lối viết phóng khoáng tự do với lối viết tản mạn, tùy tiện. Bên cạnh đó, nó sẽ
dẫn đến chưa hiểu sâu sắc về bản chất đối tượng mà mới chỉ dừng lại ở bên ngoài.
Và khi xét ở bản chất, vai trò của yếu tố chủ quan khi viết thể tùy bút thì cần phải
tuân thủ trật tự của dòng cảm xúc và lôgic bên trong của cảm hứng tác giả. Ngoài ra,
người nghệ sĩ cần phải có cái nhìn về thế giới xung quanh bằng con mắt thẩm mĩ
nhưng phải phản ánh một cách chân thực và sinh động.
Tùy bút có chiều dài về quá trình hình thành và phát triển. Nhưng những
cống hiến của tùy bút chưa đáng kể so với những thể loại khác trong nền văn học
Việt Nam. Tiêu biểu ở thể loại này chỉ nổi bật lên với những cái tên như: Nguyễn

Tuân, Thạch Lam, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Thi,... Tuy nhiên, nó cũng đã
có những dấu ấn rõ nét và làm phong phú cho nền văn học nước nhà.

1.1.2. Đặc điểm của thể tùy bút
Đối với thể tùy bút khi nghiên cứu đặc điểm chúng tôi nhận thấy rằng, nó nổi
bật lên ở các bình diện:
Đề tài của tùy bút rất phong phú và đa dạng. Bởi nó là một thể loại nằm ở vị
trí trung gian, nên nó phản ánh mọi phương diện của đời sống xã hội như; văn hóa,
lịch sử, phong tục, thế sự, đời tư,... Người nghệ sĩ có thể tự do chọn lựa để thể hiện
tài năng cũng như cái nhìn của mình về xã hội. Từ những nét đẹp của đời sống cho
đến những nỗi buồn, tâm sự thầm kín. Hay thể hiện những cung bậc cảm xúc phức

16


tạp của con người. Ở đó người viết phải có tâm hồn rộng mở, nhạy cảm mới thể
hiện được những giá trị ẩn đằng sau. Về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội Nguyễn
Tuân thông qua tập tùy bút Sông Đà đã kịp thời phản ánh không khí sôi nổi của
cuộc sống mới ở miền Bắc, với những đổi thay của con người và thiên nhiên. Từ
đây con người đã có một cuộc sống tươi sáng, tự do, không còn chịu sự áp bức bóc
lột của bọn xâm lược.
Về cảm hứng, tình điệu thẩm mỹ: tùy bút mang nhiều nét đẹp, bởi nó là thể
loại trung gian nên có sự dung hòa giữa hai loại hình là tự sự và trữ tình cho nên
góc nhìn của người viết bao giờ cũng hướng cái đẹp. Trong tùy bút lúc nào cũng có
những cảm hứng, tình điệu khác nhau góp phần làm cho tùy bút đa màu sắc, tăng
lên những giá trị thẫm mỹ cũng như làm cho tác phẩm có giá trị lâu dài. Khi xét đến
cảm hứng chủ đạo của tùy bút thì nổi bật lên là cảm hứng lãng mạng, bởi trong một
tác phẩm cần hướng người đọc đến chuẩn mực cái đẹp, thêm vào đó là khuynh
hướng sử thi như chấp cánh vững chắc cho cảm hứng lãng mạng bay cao và bay xa
hơn trong thể loại tùy bút. Tiếp sau đó là cảm hứng bi, ở cảm hứng này có thể bất

gặp ở trong nhiều tác phẩm viết về thế sự, đời tư. Nhưng nó không điển hình như là
cảm hứng lãng mạng và cũng ít khi các tác giả chọn để thể hiện. Đối với những tác
phẩm viết về chiến tranh thì các tác giả thường chọn cảm hứng anh hùng để thể hiện,
bởi nó phù hợp với không khí cũng như là cổ vũ chiến đấu các chiến sĩ. Ngoài ra,
trong các tác phẩm ở thể loại này còn có các cảm hứng như; châm biếm, trữ tình,
hài hước,... Nhưng nó vẫn rất mờ nhạt so với những cảm hứng khác. Tuy nhiên, nó
cũng góp phần làm phong phú, đa dạng về mặt cảm hứng và tình điệu thẫm mĩ.
Trong cuộc đấu tranh trường kỳ của dân tộc để cổ vũ tinh thần chiến đấu của các
chiến sĩ thì văn học luôn mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạng.
Mỗi câu chuyện được các tác giả viết ra thời kỳ kháng chiến đều là những bài ca về
những người anh hùng với một tinh thần thép, mang tầm vóc khí phách chống ngoại
xâm của dân tộc Việt Nam. Bài ca ấy là những khúc ca về ngày mai thắng lợi, tươi
đẹp mà con người luôn hướng đến. Tập tùy bút Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi được
Nguyễn Tuân viết ra cho thấy hình ảnh những anh hùng áo vải với đầy đủ những khí
phách hiên ngang, bất khuất, bằng nghị lực và sự hi sinh phi thường. Ngoài ra, tập
tùy bút còn gieo mầm cho độc giả niềm tin về ngày mai tươi sáng của cuộc sống

17


con người Việt Nam.
Lời văn, giọng điệu tùy bút rất uyển chuyển và linh hoạt. Bởi vì, thể loại này
có sự kết hợp giữa chất thơ và chất trần thuật. Người nghệ sĩ khi viết thể loại này
đều chú trọng đến lựa chọn ngôn ngữ cho phù hợp nhất và phải đạt được đến trình
độ nhất định về ngôn ngữ mới có thể hiện được nét tinh túy của nghệ thuật ngôn từ.
Chính vì vậy, lời văn rất tinh tế, biến hóa khôn lường. Nói như Nguyễn Tuân là "tử
công phu". Trong tùy bút, hình thức giao tiếp chiếm ưu thế nhất đó chính là độc
thoại, bởi trong tùy bút người trần thuật luôn gián tiếp thể hiện thông qua độc thoại.
Xét ở giọng điệu thì tùy bút có giọng điệu chậm rãi, tâm tình, làm cho người đọc
như đi vào thế giới nội tâm của nhân vật. Người trần thuật trữ tình là nhân vật xưng

"tôi" - xuất hiện với một tần suất dày đặc trong tác phẩm, nhưng cũng có khi trực
tiếp hoặc gián tiếp, tùy vào ý đồ nghệ thuật của tác giả.
Kết cấu của tùy bút thường chú trọng đến cách thể hiện dòng cảm xúc với
những trạng thái suy tư, cũng như là khoảng khắc tâm trạng, tình huống nhận thức.
Chính vì điều này, đã tạo cho tùy bút có một nhịp thời gian chậm như một cuộc du
ngoạn dài hạn trong không gian rộng, mang cho nó một vẻ đẹp của sự hoài niệm.
Ngoài ra, trong một tác phẩm tùy bút câu chuyện bao giờ cũng được thuật lại bằng
cách lùi vào bình diện thứ hai, nhường chỗ đứng vững chắc cho dòng mạch trữ tình.
Các tác phẩm tùy bút của Nguyễn Tuân, điển hình là Tóc chị hoài và Chiếc lư đồng
mắc cua đều mang tâm trạng bế tắc trước thời thế hiện tại. Chính vì thế, tác giả luôn
phải trốn tránh tìm vào một thế giới khác để mong xoa dịu cho tâm trạng của mình.
Dung lượng của các tác phẩm tùy bút không nhiều. Nếu xét với các thể loại
khác thì chỉ ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, nó vẫn thể hiện được những nét đẹp
thẩm mỹ mà người viết muốn gửi gắm thông qua đối tượng thẩm mỹ của mình.
Ngoài ra, trong một tác phẩm tùy bút người viết có thể chia thành từng đoản thiên,
bởi người viết muốn thể hiện đa chiều nhiều phương diện thì đây là một cách viết
ưu tú nhất để thể hiện.
Tuy tùy bút xuất hiện muộn hơn so với các thể loại khác, nhưng với những
đặc điểm riêng biệt và nổi bật thì tùy bút cũng đã phần nào ghi được dấu ấn trong
nền văn học nước nhà, cũng như trong lòng độc giả.

18


1.2. Tác gia Nguyễn Tuân
1.2.1. Cuộc đời
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910, tại phố Hàng Bạc (Hà Nội),
mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội. Quê ông ở xã Nhân Mục (tên nôm là
Mộc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà
Nội, trong một gia đình dòng dõi khoa bảng. Thân sinh ông là cụ Nguyễn An Lan,

hay còn được biết đến với cái tên khác là ông tú Hải Văn, ông là một nhà nho tài
hoa với kiến thức uyên thâm về Hán học. Ngoài ra, ông còn là một nhà nho đậu
khoa thi Hán học cuối cùng của Việt Nam, tuy nhiên sự suy tàn của Hán học đã đẩy
ông đến con đường bất đắc chí và sau này nó như truyền lại cho Nguyễn Tuân.
Cuộc đời Nguyễn Tuân lúc nào cũng phiêu bạc và không có định hướng vững
chắc cho cuộc đời mình. Thời ấu thơ Nguyễn Tuân sống ở Hà Nội, nhưng thời niên
thiếu sau nhiều biến cố gia đình xảy ra, ông và gia đình đã “tha hương” đi đến nhiều
nơi ở các tỉnh miền Trung, Khánh Hòa, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh,
nơi lâu nhất đó chính là Thanh Hóa.
Tuy gia đình ông có đông anh em, nhưng những sự cố đáng tiếc đã xảy ra đối
với gia đình ông nên chỉ còn lại hai anh em. Chính vì vậy, mà ông được bố mẹ của
mình hỏi vợ từ rất sớm, lúc ông mới mười bảy tuổi.
Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp trung
học cơ sở hiện nay) ở thành phố Nam Định. Thời thanh, thiếu niên của ông luôn dữ
dội và đầy biến cố. Ông đã theo gia đình đi đến nhiều nơi trên đất nước và lúc này
ông đã chứng kiến nhiều những áp bức bóc lột của bọn thực dân. Chính vì lẽ đó,
trong lòng ông luôn âm ỉ lòng căm thù đối với bọn cướp nước, ý thức phản kháng
lúc nào cũng tiềm ẩn trong con người ông. Vào năm 1929, khi đang học cuối bậc
Thành chung, ông và một số bạn bè người Việt, tham gia vào một cuộc bãi khóa để
phản đối việc giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam, hậu quả là ông bị buộc
thôi học. Nhưng với nhiệt huyết của tuổi trẻ, ông và một số thanh niên yêu nước đã
bàn bạc với nhau để ra nước ngoài, nhưng khi đến Băng Cốc (Thái Lan) thì bị phát
hiện và bị bắt đưa về Hà Nội, sau một thời gian bị giam ở nơi đây, ông lại bị giải về
tù ở Thanh Hóa (1930).
Sau khi ra tù, ông chủ yếu làm những công việc như: thư ký, làm báo và viết

19


văn. Các bài viết của ông được đăng nhiều trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy, An Nam

tạp chí, Đông Tây, Trung Bắc tân văn. Với những tác phẩm khác nhau Nguyễn Tuân
kí dưới nhiều tên: Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Nguyễn Tuân, Âu
Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc,… Vào những năm 1938, 1939 Nguyễn Tuân cho ra đời
nhiều tác phẩm có giá trị cao, và ông đã ghi dấu ấn của mình đối với người đọc với
những tác phẩm nổi tiếng như: Một chuyến đi, Vang bóng một thời,… Đặc biệt,
Nguyễn Tuân còn tham gia diễn kịch ở Hà Nội. Ngoài ra, ông còn tham gia diễn
xuất trong phim Cánh đồng ma (vai y tá) năm 1938. Vào năm 1940 tập truyện ngắn
Vang bóng một thời của ông được in bởi nhà Tân Dân.
Năm 1940, ông lại một lần nữa bị bắt tại Hà Nội và sau đó được đưa về trại
giam tập trung Vụ Bản, Nho Quan. Và trong khoảng thời gian này, ông phải luôn
sống dưới sự quản lý của bọn thực dân. Ra trại giam thì ông lại bắt đầu công việc
viết của mình. Ông cho ra đời nhiều tác phẩm và được in trước Cách mạng tháng
Tám như: Thiếu quê hương, tùy bút (2 tập); Chiếc lư đồng mắt cua; Tóc chị hoài;
Nguyễn.
Khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông đi theo đoàn kịch tuyên truyền
của Thế Lữ, Song Kim và Sĩ Ngọc. Và ở đây, Cách mạng đã mang đến cho Nguyễn
Tuân những nhận thức mới mà trước đây ông chưa từng có. Ông nhận thấy được
những chuyển biến mới tích cực của cả dân tộc và riêng ông có cái nhìn mới hơn về
cuộc đời và con người. Chính sự chuyển biến ấy mà năm 1945 ông đã cho ra đời tác
phẩm Vô đề, nhưng sau đó ông đổi lại thành Lột xác. Ở tác phẩm này, Nguyễn Tuân
đã cho độc giả thấy được cái nhìn mới hơn về nhân sinh quan và sự biến động lớn
mang tính lịch sử của cả dân tộc. Năm 1946, Nguyễn Tuân tham gia đoàn sáng tác
văn nghệ đi mặt trận Nam Trung Bộ. Ngoài ra, khi kháng chiến toàn quốc ông còn
tham gia đoàn văn hóa kháng chiến, ở đây ông cùng với các thành viên viết kịch để
tuyên truyền, chủ yếu là tuyên truyền ở hai thị xã là Vinh và Thanh Hóa.
"Năm 1947, ông làm Trưởng đoàn kịch Tuyên truyền của khu Bốn. Năm sau
ông đi Việt Bắc dự Đại hội Văn hóa và Hội nghị Văn nghệ toàn quốc. Ông được bầu
làm Tổng thư ký Hội văn nghệ toàn quốc (từ 1948 đến 1956), là ủy viên Chấp hành
Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957
đến lúc mất. Nguyễn Tuân đi nhiều, khi thì ở Việt Bắc, khi thì ở khu Bốn. Ông đã


20


đến mọi nơi xa xôi nhất, bất kể là ở đâu, bất kể là rừng núi hay đồng bằng. Ông
tham dự cả các trận đánh của bộ đội. Cái vốn sống phong phú đó sau này đã trở
thành những trang viết hết sức sống động trong các sáng tác của ông. Năm 1950,
Nguyễn Tuân gia nhập Đảng tại chi bộ Hội văn nghệ Việt Nam. Năm 1953, ông
tham gia hai đợt phát động quần chúng giảm tô" [14, tr. 18, 19].
Khi ở Việt Bắc với những khó khăn, gian khổ, ông đã cho ra đời hai tập tùy
bút Đường vui (1949) và Tình chiến dịch (1950) để phản ánh không khí chiến đấu
hào hùng của dân tộc trong kháng chiến chống Pháp. Kháng chiến chống Pháp đã đi
qua, kháng chiến chống Mỹ lại bùng nổ. Trong thời gian này đất nước bị chia cắt
thành hai miền. Nguyễn Tuân lại tiếp tục cuộc hành trình của mình để đi đến vĩ
tuyến 17. Ở giới tuyến Vĩnh Linh, Tây Bắc ông đã cho ra đời hai tập tùy bút: Sông
Tuyến và Sông Đà. Vào năm 1972 sự kiện Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc lần 2
bằng B.52, Nguyễn Tuân lại cho ra đời tập tùy bút Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi.
Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn là một nhà phê bình văn học. Những vấn đề mà
ông phê bình thường là những vấn đề mà ông hứng thú có liên quan tới các tác giả
trong và ngoài nước. Trong cả cuộc đời của mình ông hoạt động nghệ thuật trên rất
nhiều lĩnh vực: viết truyện, phê bình văn học, dịch thuật, viết ký, đóng phim, diễn
kịch. Với những hoạt động nghệ thuật không biết mệt mỏi của mình, ông đã góp
phần không nhỏ cho sự phát triển của văn học nghệ thuật và là tấm gương lao động
nghệ thuật đầy "khổ hạnh". Nguyễn Minh Châu xem ông như là một định nghĩa rất
chuẩn về người nghệ sĩ.
Với những cống hiến to lớn của mình, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 1996.
Tác phẩm của Nguyễn Tuân: Một vụ bắt rượu lậu (1937), Đông Dương tạp
chí, số 29, ngày 27-11-1937; Một chuyến đi (du ký), đăng báo từ năm 1938, Tân
Dân, Hà Nội, xuất bản 1941; Vang bóng một thời (tập truyện ngắn), đăng báo từ

năm 1939, Tân Dân, Hà Nội, xuất bản 1940; Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự), Mai
Lĩnh, Hà Nội, 1939; Thiếu quê hương (tiểu thuyết), đăng báo từ năm 1940, Anh
Hoa, Hà Nội xuất bản 1943; Xác ngọc lam (truyện ngắn), đăng tạp chí Thanh nghị,
1943; Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút), Hàn Thuyên, Hà Nội, 1941; Tàn đèn dầu lạc
(phóng sự), Mai Lĩnh, Hà Nội, 1941; Tùy bút I, Cộng Lực, Hà Nội, 1941; Tùy bút II,

21


Lượm lúa vàng, Hà Nội, 1943; Những đứa con hoang, Giai phẩm, Nhà xuất bản
Đời nay, Hà Nội, 1943; Tóc chị Hoài (tùy bút), Lượm lúa vàng, Hà Nội, 1943;
Nguyễn (tập truyện), Thời đại, Hà Nội, 1945; Vô đề (truyện), tạp chí Văn mới, 1945;
Chùa Đàn (truyện), Quốc văn, Hà Nội, 1946; Đường vui (tập tùy bút), Hội Văn
nghệ Việt Nam, 1949; Tình chiến dịch (tập tùy bút), Hội Văn nghệ Việt Nam, 1950;
Thắng càn (truyện), Văn nghệ, 1953; Chú Giao làng Seo (sách Kim Đồng), 1953;
Bút ký đi thăm Trung Hoa, Văn nghệ, Hà Nội, 1955; Tùy bút kháng chiến và hòa
bình (tập I), Văn nghệ, Hà Nội, 1955; Tùy bút kháng chiến và hòa bình (tập II), Văn
Nghệ, Hà Nội, 1956; Truyện một cái thuyền đất (sách Kim Đồng), 1958; Sông Đà
(tập tùy bút), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1972; Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (ký),
Hội Văn nghệ, Hà Nội, 1972; Ký, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1976; Chuyện
nghề, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986; Cảnh sắc và hương vị đất nước
(tùy bút), Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội, 1988...

1.2.2. Sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật
Trước Cách mạng tháng Tám: ông viết rất nhiều thể loại khác nhau, nhưng
thể loại để lại nhiều dấu ấn sâu sắc nhất đó là tùy bút. Trong giai đoạn Hán học dần
như mất vị trí thay vào đó là văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, Nguyễn Tuân vẫn
chịu ảnh hưởng rất nhiều từ lối viết cũ (bút pháp cổ điển). Đó là những vẻ đẹp xưa
dần đã đi vào quên lãng, tinh thần hoài cổ, là những con người tài hoa nhưng phá
phách ngông nghênh và một lối viết cầu kì uyên bác, điển hình qua các tác phẩm

Giang hồ hành (thơ), Chơi thành Cổ Loa (tùy bút),... Đây cũng là những bước đệm
đầu tiên cho sự phát triển của Nguyễn Tuân sau này.
Vào năm 1937 ông lại thử sức mình ở truyện ngắn hiện thực trào phúng,
nhưng không thành công. Bởi vào thời điểm này đã có rất nhiều cây bút thành công
ở thể loại này như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,... Các tác
phẩm (Răng người tình, Một vụ bắt rượu lậu, Đánh mất ví,...) đều nói lên một câu
chuyện nhưng ẩn đằng sau đó là những tiếng cười chấm biếm nhẹ nhành nhưng đầy
triết lý, mang đậm hương vị của văn học dân gian. Năm 1938 đánh dấu một bước
ngoặc lớn trong sự nghiệp sáng tác của ông thông qua tác phẩm Một chuyến đi (tùy
bút - du kí). Ở tác phẩm này viết về "chủ nghĩa xê dịch" mà Nguyễn Tuân tiếp thu
từ văn học phương Tây - văn học Pháp, tiêu biểu là nhà văn Pháp A.Gide người mở

22


đường cho "chủ nghĩa xê dịch". "Chủ nghĩa xê dịch" hiểu theo nghĩa đơn thuần đó
là sự vận động. Người viết theo chủ nghĩa này thường thích đi nhiều nơi để khai phá
nhãn quan của mình. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân đã đặt chân đến nhiều nơi trên đất
nước để khám phá nhiều những nét đẹp của đất nước. Tác phẩm là tập hợp những
bài viết độc đáo về thiên nhiên và con người trong lúc ông đến Hương Cảng (Hồng
Công) để tham gia vào bộ phim Cánh đồng ma. Ở tác phẩm này nổi bật lên đó chính
là giọng điệu rất riêng, phóng túng, biến hóa vô cùng linh hoạt. Ngoài ra, nhân vật
chính trong tác phẩm là cái "tôi" của chính tác giả, lúc nào cũng ngông, phiêu bạc,
bởi tác giả chịu ảnh hưởng bởi cái "ngông" của Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát.
Nhưng khi đã lĩnh hội những nghiệt ngã của dòng đời thì cái "tôi" không còn
"ngông" như trước, mà đã có sự gắn kết với thực tại cuộc sống. Tác phẩm này, ông
đã viết bằng cả tấm lòng mình, của một con người "tha hương" mang trong mình
nỗi buồn u hoài, tuyệt vọng "Tôi đi qua phố Hương Cảng, như một thằng người máy,
như một tên lính mệt mỏi ở mặt trận về; mắt mờ, hồn mê và chân vẫn bước. Trên vai
tôi, tôi càng nhận thấy sức nặng của Định Mệnh mỗi phút mỗi nhiều thêm. Ngày

mai đây, thêm một tuổi đầu nữa, trên đầu tôi, trong lực này còn tăng lên độ đến bao
nhiêu? Cũng như kẻ kia bực mình đã vứt xuống dòng nước dưới chân một vật quý
(...) Giữa cái tưng bừng của một thị trấn lớn. Tôi lang thang, cô độc như một kẻ bị
đi đày" [18, tr. 22]. Chính vì vậy, giọng điệu có lúc trang nghiêm cổ kính, khi thì
đùa cợt bông phèng, cũng có khi thì thánh thót trầm bổng,...
Năm 1939, ông đã có công khá lớn khi đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam
phát triển theo hướng hiện đại hóa thông qua tập truyện ngắn Vang bóng một thời.
Tác phẩm này đã đưa ông đến đỉnh cao của nghệ thuật "toàn thiện toàn mỹ" (Vũ
Ngọc Phan). Tác phẩm gồm 12 truyện ngắn: Những chiếc ấm đất, Thả thơ, Đánh
thơ, Ngôi mả cũ, Bữa rượu máu, Hương cuội, Chữ người tử tù, Một đám bất đắc chí,
Chén trà sương, Đèn đêm thu, Trên đỉnh non tản, khoa thi cuối cùng, được ra đời
trong phong trào "phục cổ" do thực dân Pháp phát động. Nguyễn Tuân đã lợi dụng
nó để khẳng định niềm tự hào dân tộc, văn hóa, cũng như lòng yêu nước của dân tộc.
Đó là những ông Nghè, ông Cổng, ông Tú, tên đao phủ chém người bằng đao,... của
thời phong kiến. Nguyễn Tuân đang cố níu giữ những văn hóa truyền thống đang
sắp lụi tàn, vì vậy ở tác phẩm này ông phục dựng lại để gợi nhớ cho mọi người về

23


những giá trị truyền thống từ ngàn xưa, bằng cả tấm lòng mình. Hệ thống nhân vật
đều là những con người tài cao, phận thấp, chí khí uất, mang đậm màu sắc điển
hình, có sự hài hòa giữa những nét chung và nét riêng rất độc đáo "Ông bà Phó Sứ
giữ lăng không mấy khi ở yên một chỗ. Cái nghề của họ buộc họ phải xê dịch luôn
luôn và mãi mãi. Suốt một dãy Trung kỳ, họ đi về như là trẩy chợ (...). Mỗi tuần
trăng, cặp tài tử này ở một tỉnh (...). Vợ chồng Phó Sứ chưa bao giờ nghĩ đến việc
làm một cái tổ ở một chỗ nhất định nào (...). Quê hương của họ là Cờ bạc và Đờn
hát. Nhà cửa đôi lưu đãng ấy gửi vào trong cái truy hoan của thiên hạ" [18, tr. 64,
65]. Không gian nghệ thuật của tập truyện ngắn không phải là hiện thực có phần
ngổn ngang của xã hội hiện tại, mà ở đó có sự u ám, quạnh quẽ, thiếu sức sống, đôi

khi mang đến một cảm giác rùn rợn "Gió bấc thổi qua những kẽ cánh cửa bức bàn
gửi vào nơi yên lặng này mươi lăm tiếng gà không nhẫn nhục được với tối tăm. Từ
ngoài phía ngõ râm bụt lượn sát nhà gạch, dội vào những tiếng bước chân người
nằng nặng nhè nhẹ. Cuộc đời hồi tỉnh lại dần dần" [18, tr. 112]. Văn phong của
Nguyễn Tuân đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, giọng điệu là giọng đĩnh đạc, hóm hỉnh
nhưng mang nhiều nét duyên, có sự hài hòa giữa chất cổ kính và hiện đại.
Thiếu quê hương (1940) là tác phẩm cũng viết về đề tài chủ nghĩa xê dịch.
Thể hiện một tình yêu quê hương đất nước thầm kính của ông. Nhân vật trong tác
phẩm hầu như là thích đi, nhưng một điều kì lạ là họ đi không có mục đích gì, cứ đi
và đi, không vướng bận chuyện gia đình, xã hội. Nhưng trên bước đường xê dịch họ
nhận ra bi kịch tâm trạng của cuộc đời mình "Bạch nhớ đến những trận gió xưa cũ.
Sương tưởng đến những cơn gió nay mai sẽ đỡ gót chàng và xóa những vết chân
chàng trên các vùng cát tương tự. Cái gió trong mỏ làm não lòng người. Gió gì mà
như khóc. Một người có tâm bệnh, một người đàn bà góa trẻ, gặp luồng gió Vàng
Danh này sẽ phải suy tưởng nhiều trong thâm tâm. Những cơn gió tàn nhẫn thổi,
trong đêm đời một người đã biết rằng sống chỉ còn là một sự không vui đối với bây
giờ, gió này có thể định đoạt được đoạn tiếp cho quãng đời đau khổ ấy (...). Có
những trận gió bảo người ta rằng cái lối sống câu dầm là một điều thất sách và
những hi vọng tự chế ra để giữ mình chỉ là một cách chết mòn. Tất cả, hoặc là
không có gì. Gió chỉ thổi một chiều" [18, tr. 171]. Ngoài ra, khi xét về mặt xây dựng
bố cục thì tác phẩm còn nhiều điểm thiếu sót, bởi một số nhân vật, một số sự việc

24


xảy ra đều được tác giả xây dựng rất phụ không nổi bật lên được tính cách cũng như
tâm trạng của nhân vật. Đặc biệt, nhân vật chính được tác giả thể hiện vẫn mang
bóng dáng cái "tôi" rất lớn của tác giả. Ngoài những đề tài cũ, Nguyễn Tuân còn
khai thác các đề tài mới (yêu tinh, ma quỷ), để thể hiện một tâm trạng khủng hoảng,
bế tắc trước thời cuộc xã hội, điển hình là các tác phẩm: Rượu bệnh, Loạn âm, Đới

roi,...
Chiếc lư đồng mắt cua được sáng tác vào năm 1941, đây cũng là tác phẩm
tiêu biểu viết về đời sống trụy lạc của bộ phận thanh niên thời bấy giờ, trong khung
cảnh u ám, ngột ngạt, tối tâm của nhà hát ả đào, tiệm hút,... Thông qua tác phẩm này,
ông đã cho độc giả thấy khá chi tiết và chân thực về một cuộc sống bê tha, trụy lạc
của bản thân mình khi ông mới ở tù về. Chính vì vậy, trong tác phẩm luôn chứa
đựng một tâm trạng khủng hoảng bế tắc, tuyệt vọng trước những cảnh thực tại. Ông
luôn đấm mình vào những thú ăn chơi, để giết thời gian vô nghĩa. Đây cũng được
xem là cách phản ứng có phần tiêu cực của ông trước xã hội và cũng cho thấy phần
nào sự bất lực của bản thân mình. Tuy vậy, thông qua những trang viết của mình
ông đã cho độc giả thấy được một bức tranh văn hóa người Việt vô cùng đặc sắc
bằng một lối viết tài hoa, độc đáo và uyên bác. Nguyễn Tuân đã làm sống lại văn
hóa từ ngàn xưa trong tâm thức của người Việt. Các nhân vật trong tác phẩm này
hiện ra là những con người tài hoa, tài tử, như ông Thông Phu, cô Đào Tâm,...
Nhưng họ nhìn đời bằng cái "ngông" kiêu ngạo nên dưới ánh nhìn của xã hội họ là
những con người hư hỏng. Nói như Vũ Ngọc Phan là "lời tự thú", cũng là thiên sám
hối của một thanh niên khinh bạc, đầy sa ngã vì đã sống không có lý tưởng đối với
cuộc đời và xã hội.
Tập Tùy bút I (Cộng lực, Hà Nội, 1941) viết khi ông được ra tù. Tập tùy bút
này, nó đối lập với tập Vang bóng một thời, bởi đây là những tiếng vang thời nay, nó
chỉ là hiện tại chứ không phải là những giá trị cũ thời quá khứ. Chính vì vậy, tập
Tùy búy I này được nhiều người gọi với cái tên Vang bóng thời nay. Ở tập này có
những bài có giá trị cao, được các nhà phê bình đánh giá cao như; Những ngày
Thanh Hóa và Cửa đại, Một buổi mai đã mất, Những dịp còi, Những ngọn đèn
xanh,... Với tập này, ông đã tái hiện cho độc giả thấy được một bức tranh tả cảnh
huyền bí, nhưng cũng pha một chút ghê rợn, bằng lối văn hàm súc, kín đáo khiến

25



×