Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

khảo sát chương trình thời sự 60 giây của đài truyền hình thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 151 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN
----------

TỪ THU BẢY
MSSV: 6116169

KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ 60 GIÂY
CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: BÙI THANH THẢO

Cần Thơ, 2014
1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN Ở ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG


1.1. Khái quát về tin
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Cấu trúc tin
1.1.2.1. Cấu trúc hình tháp thường
1.1.2.2. Cấu trúc hình tháp ngược
1.1.2.3. Cấu trúc hình chữ nhật
1.1.2.4. Cấu trúc hình kim cương
1.2. Các dạng tin truyền hình
1.2.1. Tin vắn truyền hình
1.2.2. Tin sâu truyền hình
1.2.3. Tin dự báo trên truyền hình
1.2.4. Tin tổng hợp trên truyền hình
1.2.5. Chùm tin truyền hình

2


1.2.6. Tin tường thuật trên truyền hình
1.2.7. Tin ảnh trên truyền hình
1.2.8. Ảnh tin trên truyền hình
1.2.9. Tin công báo trên truyền hình
1.3. Giới thiệu chương trình 60 giây

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ 60
GIÂY
2.1. Tin tức về chính trị - xã hội
2.1.1. Tin tức về vấn đề an sinh xã hội
2.1.2. Tin tức về tình hình dịch bệnh
2.1.3. Tin tức về an ninh trật tự xã hội
2.1.4. Tin tức về giáo dục

2.1.5. Tin tức về an toàn giao thông
2.2. Tin tức về kinh tế
2.3. Tin tức về văn hóa – nghệ thuật, du lịch
2.3.1. Tin tức về văn hóa – nghệ thuật
2.3.2. Tin tức về du lịch
2.4. Tin tức về thể thao
2.5. Bản tin dự báo thời tiết

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÌNH THỨC CHƯƠNG
TRÌNH THỜI SỰ 60 GIÂY
3.1. Bố cục – tổ chức chương trình

3


3.2. Ngôn ngữ chương trình 60 giây
3.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ
3.2.1.1. Đặc điểm từ ngữ
3.2.1.2. Đặc điểm câu
3.2.1.3. Cách phát âm
3.2.2. Ngôn ngữ phi lời
3.3. Việc sử dụng phỏng vấn trong chương trình 60 giây
3.4. Âm thanh – Hình ảnh
3.4.1. Âm thanh
3..4.1.1. Lời bình
3.4.1.2. Tiếng động hiện trường
3.4.1.3. Âm nhạc
3.4.2. Hình ảnh

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
MỤC LỤC

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về cuộc sống của con
người ngày càng tăng cao. Giờ đây, bên cạnh nhu cầu về vật chất thì nhu về tinh
thần cũng chiếm phần quan trọng không kém. Sau những giờ lao động mệt mỏi,
người ta tìm đến những hình thức giải trí khác nhau, trong đó truyền hình là sự
lựa chọn của hầu hết mọi người bởi tính thuận lợi của nó, chúng ta có thể vừa giải
trí vừa nghỉ ngơi lại ít tốn kém. Với nhịp sống phát triển như hiện nay, thử tưởng
tượng nếu một ngày bạn không cập nhật tin tức bạn sẽ trở thành người “lạc hậu”,
“người mù tin”. Thế nhưng, cuộc sống tất bật không cho phép người ta mỗi buổi
sáng lật từng trang của một vài tờ báo hay ngồi hàng giờ trước tivi để cập nhật tin
tức. Để có được những tin tức mới nhất, nhanh nhất mà không phải tốn nhiều thời
gian, người ta luôn tìm cho mình nguồn tin tức thích hợp nhất. Một trong những
nguồn cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu của khán giả hiện nay là chương trình
thời sự 60 giây của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV). Ra đời không
lâu nhưng chương trình thời sự 60 giây đã thu hút được đông đảo khán giả, bởi
HTV hiểu rằng ngày nay người ta không chấp nhận cách đưa tin đơn điệu, nghèo
nàn, vì thế ngay khi ra đời chương trình thời sự 60 giây đã mang sứ mệnh đem
đến cho người xem lượng thông tin phong phú, phản ánh mọi mặt, mọi khía cạnh
của đời sống xã hội, đáp ứng một cách tối đa nhu cầu thông tin của công chúng.
Với những thành công mà chương trình 60 giây đã đạt được nên chúng tôi đã
quyết định chọn Khảo sát chương trình thời sự 60 giây của đài truyền hình thành

phố Hồ Chí Minh làm đề tài nghiên cứu.
Đứng trước nhiều sự lựa chọn về đề tài luận văn, sở dĩ người viết quyết định
chọn đề tài trên vì xét thấy đây là một đề tài mới, thú vị và hấp dẫn, nó liên quan
đến lĩnh vực đời sống tinh thần con người. Với đề tài mới lạ như thế, nên đến nay
vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào, vì vậy qua bài nghiên cứu này
người viết muốn chia sẻ góc nhìn của mình về chương trình đến với mọi người,
5


đồng thời qua bài nghiên cứu người viết muốn đóng góp một phần ý kiến nhỏ bé
của mình đến chương trình để chương trình ngày càng hoàn thiện và phát triển
hơn nữa.
Với những lý do trên đã thôi thúc người viết đi đến quyết định chọn đề tài
Khảo sát chương trình thời sự 60 giây của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí
Minh làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Qua bài nghiên cứu, người viết còn có cơ hội
để học tập thêm nhiều kiến thức chuyên ngành báo chí nói chung và những kinh
nghiệm bổ ích giúp cho công việc sau này.

2. Lịch sử vấn đề
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, báo chí không còn xa lạ đối với mọi
người. Báo chí xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau như: báo in, báo mạng,
báo nói, báo hình. Tất cả phát triển ngày càng cao về cả số lượng lẫn chất lượng.
Cùng với sự phát triển đó, hàng loạt công trình nghiên cứu quan trọng của nhiều
tác giả ra đời, xoay quanh các vấn đề về phong cách ngôn ngữ báo chí nói chung
cũng như về báo chí truyền hình nói riêng.
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến phong cách ngôn ngữ báo chí
như:
Đầu tiên là công trình Phong cách học tiếng Việt hiện đại của Hữu Đạt, xuất
bản năm 1999. Trong công trình tác giả đã bày rất rõ về phong cách ngôn ngữ báo
chí ở các phương diện như: đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí, kết cấu

văn bản trong phong cách báo chí, các dạng tồn tại của văn bản báo chí và vấn đề
chuẩn hóa ngôn ngữ của phong cách báo chí.
Một đóng góp quan trọng cho ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ báo chí
nói riêng đó chính là công trình Phong cách học tiếng Việt của hai tác giả Đinh
Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa, xuất bản năm 2006. Ở chương hai, tác giả đã đề
cập khá chi tiết về phong cách báo chí công luận trên phương diện chức năng và
đặc điểm ngôn ngữ. Phong cách báo chí công luận đã được tác giả nhìn nhận như
6


một phong cách ngôn ngữ chức năng tiếng Việt. Tác giả đã định nghĩa về phong
cách báo chí công luận như sau: “Phong cách báo chí công luận là khuôn mẫu
thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao
tiếp trong lĩnh vực báo chí công luận” [9, tr. 98].
Công trình Phong cách học tiếng Việt của Nguyễn Văn Nở (ĐHCT), xuất
bản năm 2012, tác giả đã nêu ra khái niệm của phong cách ngôn ngữ báo chí,
những chức năng, đặc trưng, đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí. Đi vào
đặc điểm của ngôn ngữ báo chí tác giả nghiên cứu trên phương diện ngữ âm, từ
ngữ, cú pháp. Về đặc trưng, tác giả nêu lên ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ
báo chí đó là tính thời sự, tính chiến đấu, tính hấp dẫn.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về Phong cách học tiếng Việt nhiều
công trình nghiên cứu về Ngôn ngữ báo chí cũng như báo chí truyền hình cũng
lần lượt ra đời.
Công trình Ngôn ngữ báo chí của Nguyễn Tri Niên, xuất bản năm 2003,
trong công trình tác giả tập trung tìm hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo
chí trên ba phương diện: đặc điểm loại hình, những mối quan hệ của ngôn ngữ
báo chí và cách tiếp cận hiện thực đặc thù. Bên cạnh đó, ông còn đi sâu vào
nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ báo chí của Hồ Chí Minh, tác giả đã đưa ra những
ví dụ cụ thể để phân tích và đi đến kết luận phong cách ngôn ngữ báo chí của Hồ
Chí Minh đậm đà tính dân tộc.

Công trình Ngôn ngữ báo chí – Những vấn đề cơ bản, của tác giả Nguyễn
Đức Dân, xuất bản năm 2007, ngoài việc giới thiệu những kiến thức cơ bản cho
sinh viên chuyên ngành báo chí, tác giả còn giúp người đọc tìm hiểu khả năng
hoạt động của tiếng Việt trên báo chí. Bên cạnh đó ông còn trình bày rất sâu về
tiêu đề ở các phương diện như: vai trò, nội dung, phân loại và những tiêu đề hay.
Với cách trình bày ngắn gọn dễ hiểu, cùng với việc tập trung phân tích làm rõ vấn
đề thông qua ví dụ cụ thể của báo chí trong và ngoài nước, quyển sách rất bổ ích

7


cho sinh viên chuyên ngành cũng như việc nghiên cứu khoa học về lĩnh vực báo
chí.
Trong công trình Ngôn ngữ báo chí của Vũ Quang Hào xuất bản năm 2007,
tác giả đã trình bày chi tiết về vấn đề chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí. Theo ông
chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí mang tính quy ước xã hội và quy luật phát triển
nội tại của ngôn ngữ. Tác giả đã nêu ra những khái niệm về chuẩn mực của ngôn
ngữ báo chí và đi vào tìm hiểu những vấn đề chệch chuẩn. Sau đó, ông đi vào
nghiên cứu về ngôn ngữ tên riêng trên báo chí, những thuật ngữ khoa học, ngôn
ngữ kí hiệu và ngôn ngữ của tít báo. Ông đi sâu vào phân tích cấu trúc của tít báo,
theo ông tít báo có thể là một từ, một chữ hay một câu. Đồng thời ông còn phân
loại những tít báo thường gặp và nêu lên những lỗi thường gặp khi đặt tên cho tít.
Công trình Các thể loại báo chí thông tấn của Đinh Văn Hường xuất bản
năm 2006, trong công trình tác giả đã trình bày những vấn đề chung của thể loại
báo chí và đi sâu vào phân tích các thể loại: tin, phỏng vấn, tường thuật. Ở thể
loại tin tác giả đã nêu lên một số quan niệm về tin, cấu trúc và các dạng tin. Đặc
biệt tác giả đã trình bày một số tiêu chí viết tin đúng, theo ông để có một tin tức
đúng người viết nên bám sát vào công thức 5W + 1H.
Đến với công trình Báo chí truyền hình của các tác giả G.V. Cudonhetxop,
X.L. Xvich, A.la. Iuropxki, xuất bản năm 2002, trong tập 1 này nhóm tác giả tập

trung trình bày vị trí, chức năng của truyền hình trong xã hội, vị trí của truyền
hình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, bản chất của truyền hình
hiện đại, các phương tiện xây dựng kịch bản truyền hình và những định hướng
triển vọng của truyền hình trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện
nay. Đây là quyển sách rất cần thiết đối với sinh viên chuyên ngành cũng như
những người hoạt động trong lĩnh vực truyền hình.
Công trình Giáo trình báo chí truyền hình của Dương Xuân Sơn, xuất bản
năm 2009, tác giả đã giới thiệu sơ lược về lịch sử ra đời và những vấn đề liên
quan đến truyền hình như: nguyên lý, công nghệ hay phương thức sản xuất
8


chương trình truyền hình. Ngoài ra, tác giả còn dành khá nhiều dung lượng để
trình bày về các thể loại truyền hình trong đó thể loại tin truyền hình được tác giả
trình bày ở một chương riêng, xoay quanh thể loại tin truyền hình tác giả nêu lên
đặc điểm của tin truyền hình. Theo ông “trong truyền hình, việc tiếp nhận thông
tin của khán giả xảy ra trên hai kênh, nó đáp ứng một lúc hai giác quan: mắt và
tai điều mà khán giả hay công chúng quan tâm nhất vẫn là tin tức” [13, tr.154].
Cuối cùng ông đưa ra cách phân chia các loại tin truyền hình. Đây là quyển giáo
trình rất hữu ích, cung cấp rất nhiều thông tin cho chuyên ngành báo chí truyền
hình.
Công trình Tường thuật và viết tin – Sổ tay những điều cơ bản của hai tác
giả Peter Eng và Jeff Hodson, xuất bản năm 2007, điều đặc biệt của công trình là
tác giả đều là những phóng viên vì thế quyển sách đã chia sẽ nhiều kinh nghiệm
thực tế về cách lấy tin cũng như những kỹ năng về thủ thuật để viết tin hay. Bên
cạnh đó tác giả còn đưa ra các khái niệm về tin tức để người lấy tin dựa vào đó
tìm kiếm được những thông tin hấp dẫn. Theo hai tác giả phóng viên “tin tức là
những dữ kiện quan trọng hay đáng để chú ý, được một số đông người quan tâm.
Những tin này khác với những điều thông thường xảy ra hàng ngày” [4, tr. 26],
“Tin tức là những gì ảnh hưởng đến nhiều người” [4, tr. 26], “Tin tức có tính cách

nhất thời” [4, tr. 26].
Công trình Thủ thuật làm tin do hai tác giả Vũ Kim Hải và Đinh Thuận biên
soạn, xuất bản năm 2006, công trình đã cung cấp cho người đọc rất nhiều thông
tin liên quan đến báo chí, một vài chỉ dẫn khi viết lách, cách xử lý nguồn tin sai,
thủ thuật thông tin nhiều chiều, và cuối cùng là trình bày 13 nguyên tắc về tin của
Financial Times.
Mỗi công trình nghiên cứu trên đều có cái hay riêng, một lượng kiến thức
riêng. Tuy nhiên, nhìn chung các công trình chỉ xoay quanh vấn đề lý thuyết về
ngôn ngữ báo chí cũng như truyền hình. Đến nay, vẫn chưa có một công trình cụ
thể nào nghiên cứu đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu. Những quyển tài liệu
9


trên đã cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích giúp người viết hoàn thành bài nghiên
cứu của mình.

3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Khảo sát chương trình thời sự 60 giây của đài truyền hình
thành phố Hồ Chí Minh trước hết chúng tôi tìm hiểu về nội dung và một số vấn đề
về hình thức của chương trình, tiếp đến là phân tích, so sánh đối chiếu chương
trình 60 giây với một số chương trình thời sự khác về mặt nội dung và hình thức.
Trên cơ sở của quá trình nghiên cứu chúng tôi đưa ra những nhận xét, đánh
giá về chương trình 60 giây để thấy được những thành công cũng như những đóng
góp của chương trình trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.

4. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình thời sự 60 giây được phát sóng mỗi ngày vì thế số lượng bản
tin rất phong phú, nhưng với phạm vi là đề tài luận văn nên người viết chỉ nghiên
cứu ngẫu nhiên 34 số của chương trình bắt đầu từ ngày 04/01/2014 đến ngày
19/5/2014.

Bên cạnh khảo sát chương trình thời sự 60 giây chúng tôi còn tham khảo
thêm sách, báo và xem thêm một số chương trình thời sự khác để giúp luận văn
được phong phú hơn.

5. Phương pháp nghiên cứu
Đi vào nghiên cứu đề tài Khảo sát chương trình thời sự 60 giây của đài
truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như:
- Phương pháp thống kê: Người viết thống kê một số chương trình thời sự để
phân loại nội dung trong mỗi chương trình.

10


- Phương pháp khảo sát: Khảo sát các chương trình thời sự phát sóng trên
HTV và một số đài khác, bên cạnh đó người viết còn khảo sát thêm sách, báo, các
nguồn tài liệu để bài nghiên cứu được phong phú.
- Phương pháp hệ thống: người viết tiến hành hệ thống các bài viết, các công
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, đây là cơ sở lí luận để phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài.
Ngoài các phương pháp nêu trên, người viết còn kết hợp một số thao tác như:
so sánh, nhận xét, đánh giá, phân tích.

11


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Khái quát về tin

1.1.1. Khái niệm
Trong Tiếng Anh tin được gọi là News, còn người Trung Quốc thì gọi đó là
Tân văn, sang Nga tin lại được gọi là HOBOCTb, mặc dù có nhiều tên gọi khác
nhau nhưng nó đều bắt nguồn từ nghĩa đen có nghĩa là “mới”.
Tin là một thể loại quan trọng bậc nhất của báo chí, chúng ta không thể hình
dung được nếu như một tờ báo không có tin hoặc rất ít tin, chắc hẳn rằng tờ báo
đó rất ít người đọc thậm chí người ta không mua báo đó nữa. Vì thế, nếu tính theo
tỉ lệ bài đăng thì trên mỗi tờ báo lượng tin có thể chiếm tới 70% [12, tr. 41]. Công
chúng quan tâm đến báo chí trước tiên là quan tâm đến tin tức.
Mặc dù tin là thể loại ra đời sớm, giữ vai trò xung kích, mũi nhọn trên các
phương tiện thông tin đại chúng, song cho đến nay vẫn chưa có một quan niệm
chung thống nhất về thể loại này. Có thể chia khái niệm về tin thành hai nhóm.
Quan niệm tin được hình thành dựa trên bản chất hay kinh nghiệm, cảm
nhận của cá nhân:
“Tin là cái hấp dẫn và có thật” [13, tr. 147].
“Tin là những gì được phản ánh lại” [13, tr. 147].
“Tin là cái của ngày hôm nay khác ngày hôm qua, ngày mai khác ngày hôm
nay về bất cứ cái gì và bất cứ ở đâu trong cuộc sống hàng ngày” [13, tr. 147].
“Tin là cái gì đó mà người này muốn che đậy, còn người khác (nhà báo) thì
muốn công khai” [13, tr. 147].

12


Người Mỹ có quan niệm về tin lừng danh Thế giới rằng: “Khi chó cắn người,
thì đó không phải là tin. Nhưng khi người cắn chó thì đó là tin. Tức là tin phải
mang yếu tố mới và lạ” [4, tr. 27].
“Tin tức là những gì ảnh hưởng đến nhiều người” [4, tr. 27].
“Tin là một mẩu của thông tin xung quanh một sự kiện đáng chú ý, có một
sự hấp dẫn chung” [13, tr. 148].

“Tin là cái mới, cái thật, từng giờ, từng phút diễn ra dưới dạng mất đi hay
nảy sinh trong sự vận động vô cùng” [13, tr. 148].
Bên cạnh những khái niệm dựa trên thực tiển thì nhiều khái niệm khoa học
về tin cũng được ra đời:
“Tin là điều được truyền đi, báo lại cho biết về sự kiện, tình hình xảy ra”
[13, tr. 147].
“Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong đó
thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và
nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất
định” [13, tr. 148].
“Tin là một thể loại thông dụng nhất trong báo chí. Nó phản ánh nhanh
những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng,
ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu” [5, tr. 50].
“Tin tức trên báo chí là một thể tài phản ánh những sự kiện, sự việc, tình
hình có thật mới xảy ra, đang xảy ra, mới phát hiện thấy, có ý nghĩa quan trọng
hoặc có liên quan đến xã hội, theo một đường lối và cải tạo thực tiễn, bằng hình
thức ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được ghi
bằng chữ, tiếng nói hoặc hình ảnh…” [13, tr. 148].
Như vậy, có rất nhiều quan niệm về tin khác nhau, nhưng điều có điểm
chung là: “Tin là những gì mới nhất, ngắn gọn, súc tích, nhanh chóng, có ý nghĩa
13


chính trị xã hội nhất định” [13, tr. 148]. Với sự phát triển nhanh chóng, sôi động
của báo chí hiện nay, chắc chắn rằng quan niệm về tin cũng sẽ được bổ sung, đổi
mới để ngày càng hoàn chỉnh hơn.

1.1.2. Cấu trúc tin
1.1.2.1. Cấu trúc hình tháp thường
Cấu trúc hình tháp thường hay còn có nhiều tên gọi khác nhau như: “tam

giác thường”, “hình nón”, “hình cây thông”. Đây là cấu trúc viết tin đơn giản,
truyền thống, phổ biến có bố cục giống một bài văn gồm có phần mở đầu, phần
nội dung chính và phần kết luận.
Với cấu trúc hình tháp thường, phần tin mào đầu có thể là một từ, một câu,
hay một hình ảnh gây tò mò cho người đọc, người xem, sau đó tăng dần mức độ
quan trọng, hấp dẫn ở thân tin và sức nặng nhất, hay nhất, quan trọng nhất của tin
được đưa xuống phần kết luận. Đây là cách viết theo lối “câu nhử” ở phần mở đầu,
cách viết tăng ấn tượng của tin càng về sau càng hay, thu hút người đọc xem hết
toàn bộ bản tin. Tuy nhiên, ở phần mở đầu và phần kết thúc mức độ hấp dẫn phải
ngang nhau.
Cấu trúc này được xem là “trung tính”, vì hầu hết các loại báo chí đều sử
dụng, nhưng rộng rãi nhất là ở báo in.

1.1.2.2. Cấu trúc hình tháp ngược
Cấu trúc hình tháp ngược là sự đảo ngược của cấu trúc hình tháp thường.
Với mô hình này thì chi tiết, sự kiện, số liệu quan trọng, có giá trị nhất được đưa
lên đầu, sau đó giảm dần giá trị sự kiện ở phần thân tin và cuối cùng thường là
yếu tố phụ hoặc giải thích. Đây là cấu trúc hiện đại. Với cấu trúc này người viết
hình thành tin nhanh, người đọc cũng sẽ tiết kiệm được thời gian do chỉ cần xem
lướt qua phần đầu, người biên tập có thể cắt phần sau khi cần thiết mà vẫn không
ảnh hưởng đến giá trị của tin, tiết kiệm “đất” cho các loại hình khác.

14


Chính vì những ưu điểm trên mà cấu trúc hình tháp ngược được sử dụng
rộng rãi trên báo chí thế giới.

1.1.2.3. Cấu trúc hình chữ nhật
Đây là cấu trúc mà các chi tiết của tin được sắp xếp ngang hàng nhau, mỗi

chi tiết có một lượng thông tin, không có chi tiết nào nổi trội. Các chi tiết tương
đối bình đẳng, độc lập để làm nổi bật sự kiện. Ngôn ngữ thể hiện cấu trúc này
thường là ngôn ngữ kể, ngôn ngữ trần thuật nên cấu trúc này thường được sử
dụng để triển khai sự kiện có chiều sâu theo ý đồ của người viết. Tuy nhiên, cấu
trúc này cũng gây cảm giác đơn điệu, đơn giản do tính chất ngôn ngữ thể hiện.
Cấu trúc hình chữ nhật chủ yếu sử dụng cho báo in, đối với các loại hình báo
chí khác như phát thanh, truyền hình thì tần suất sử dụng ít hơn.

1.1.2.4. Cấu trúc hình kim cương
Cấu trúc này được sử dụng nhằm để nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiện hay vấn
đề, thường áp dụng cho các thể loại dài như phóng sự, bình luận, điều tra…Trong
một bài viết dài, muốn tạo dấu ấn và hấp dẫn suốt bài viết, người viết có thể tạo
thêm nhiều tam giác ngược giao nhau, xoay nhiều góc cạnh khác nhau, càng
nhiều góc cạnh thì bài viết càng hấp dẫn và thu hút người đọc. Để hình thành cấu
trúc này ban đầu người viết viết tin theo cấu trúc tam giác ngược rồi tăng lên hai
tam giác giao thoa nhau cứ thế tăng dần lên cuối cùng là hình một viên kim cương.
Với thể loại tin, cấu trúc hình kim cương không phù hợp lắm vì cấu trúc này
đòi hỏi phải có nhiều chi tiết, nhiều thông tin không đúng với đặc điểm ngắn gọn,
súc tích của tin. Tuy nhiên có thể áp dụng một phần của cấu trúc này để viết tin
khi cần thiết hoặc chỉnh sửa tin.

1.2. Các dạng tin truyền hình

15


Có rất nhiều cách khác nhau để phân chia các dạng tin truyền hình, thực hiện
bài nghiên cứu này, chúng tôi chọn cách phân chia theo Giáo trình báo chí truyền
hình của tác giả Dương Xuân Sơn. Theo ông, tin truyền hình gồm có 9 dạng.


1.2.1. Tin vắn truyền hình
Tin vắn truyền hình là dạng tin thông báo, phản ánh một cách ngắn gọn, vắn
tắt nhất về sự việc, sự kiện, nhân vật xảy ra hàng ngày trong đời sống xã hội.
Dung lượng của tin vắn truyền hình gọn nhất so với các thể loại báo chí cũng
như so với các dạng tin khác. Mỗi tin vắn thường ở khoảng 60 đến 100 chữ,
khoảng 3 hay 4 dòng.
Do dung lượng ít nên tin vắn thường không có phần bình luận, có thể có
hoặc không có tít.
Tin vắn thường được bố cục trong một chuyên mục dưới các tiêu đề “Tin
vắn trong nước”, “Tin vắn quốc tế”, “Tin mới nhận”, “Tin vắn”, “Thế giới trước 0
giờ”,…
Tin vắn thường trả lời 4 câu hỏi: what?, who?, when?, where? trong công
thức 5W.
Tin vắn được sử dụng nhiều trên các bản tin truyền hình, được thể hiện ngày
càng phong phú, đa dạng và sáng tạo.

1.2.2. Tin sâu truyền hình
Tin sâu truyền hình hay còn gọi là tin bình truyền hình là dạng tin phản ánh
sự kiện thời sự quan trọng, chưa đến mức độ bình luận, nhưng người đưa tin cần
thể hiện thái độ, quan điểm để định hướng dư luận xã hội.
Tuy là tin bình nhưng yếu tố tin vẫn là chính. Quan điểm, thái độ của người
viết chỉ thể hiện ở mức độ nhất định. Đặc biệt người thực hiện cần thận trọng,
nhạy cảm khi thể hiện quan điểm, thái độ trước các vấn đề trong nước, quốc tế
hay nhân vật nào đó.
16


1.2.3. Tin dự báo trên truyền hình
Là dạng tin dự kiến, dự đoán các sự kiện tiêu biểu sẽ xảy ra trong hiện tại và
tương lai.

Hiện nay, dạng tin này được sử dụng khá phổ biến bởi tạo được sự chủ động
cho công chúng khán giả trong việc cập nhật những sự kiện hay vấn đề mà mình
quan tâm, yêu thích.
Do là tin dự báo nên tính chính xác của nó chỉ tương đối.

1.2.4. Tin tổng hợp trên truyền hình
Là dạng tin tóm tắt, tái hiện, hệ thống lại các sự kiện quan trọng, tiêu biểu về
các lĩnh vực đời sống xã hội đã và đang xảy ra trong thời gian và không gian nhất
định.
Dạng tin này được sử dụng rộng rãi vì nó đáp ứng nhu cầu khách quan của
công chúng về thông tin.
Để thực hiện dạng tin này đòi hỏi người làm tin phải có năng lực lựa chọn,
phân tích, tổng hợp và bố cục, làm cho sự kiện thật sự có ý nghĩa và lôi cuốn
người đọc.
Tin tổng hợp thường được trình bày dưới tiêu đề “Việt Nam trong tuần”,
“Tin trong ngày”, “Thế giới tuần qua”,…

1.2.5. Chùm tin truyền hình
Đây là dạng tin gồm một số tin điểm lại, hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu
có chung chủ đề thống nhất trong một thời gian và không gian nhất định.
Dạng tin này có ý nghĩa tuyên truyền, cổ động, gây ấn tượng và tập trung sự
chú ý của dư luận về một chủ đề nhất định.
Trên truyền hình có các mục thể hiện chùm tin như: “An ninh- trật tự”, “Thể
thao trong nước”, “Thể thao quốc tế”, “Thể thao 24/7”, “Văn hóa- nghệ thuật”,…
17


1.2.6. Tin tường thuật trên truyền hình
Tin tường thuật là dạng tin phản ảnh những sự kiện quan trọng, tiêu biểu, thu
hút được sự quan tâm của dư luận xã hội. Tin tường thuật bám sát trật tự, trình tự

diễn biễn có thật của sự kiện trong khi thông tin.
Dạng tin tường thuật khác với thể loại tường thuật, sự khác biệt thể hiện ở
dung lượng và sự thể hiện. Tin tường thuật có dung lượng ngắn, chủ yếu thuật lại,
kể lại những nét tiêu biểu, khái quát về sự kiện, còn tường thuật thì dung lượng
lớn, có thể trình bày trật tự diễn biến của sự kiện một cách tỉ mỉ, chi tiết từ khi mở
đầu đến khi kết thúc sự kiện. Hơn nữa, trong khi tường thuật, tác giả thể hiện “cái
tôi” rõ nét ở cảm hứng, cảm xúc, bình luận và các thông tin phụ trợ khác, làm cho
bài tường thuật hay hơn, sinh động, hấp dẫn hơn.
Điểm giống nhau giữa tin tường thuật và tường thuật là cả hai cùng tường
thuật nghĩa là cùng kể lại, thuật lại trật tự, diễn biến của sự kiện có thật.

1.2.7. Tin ảnh trên truyền hình
Là dạng tin có kèm theo ảnh với tư cách là yếu tố cấu thành tin để minh họa,
tăng tính chân thực và thuyết phục cho tin.
Ở dạng tin này hình ảnh động giữ vai trò chủ đạo, ảnh có tính phụ họa. Tuy
nhiên giữa hình ảnh động và ảnh phải gắn bó, liên quan đến nhau, để tôn giá trị
cho nhau.
Ở dạng tin này cần tránh tình trạng hình ảnh động và ảnh có nội dung không
khớp với nhau.

1.2.8. Ảnh tin trên truyền hình
Ảnh tin là ảnh có kèm chú thích như một tin. Ảnh giữ vai trò chủ đạo, lời
bình và chú thích có tính minh họa. Ảnh và lời bình phải liên quan mật thiết với
nhau, tôn giá trị cho cả hai.
18


Ảnh tin trên truyền hình thường là một sêri ảnh từ 5 đến 10 ảnh hoặc nhiều
hơn về một chủ đề nhất định.
Như vậy, ảnh tin và tin ảnh là hai dạng tin truyền hình có mối quan hệ mật

thiết với nhau nhưng mức độ và cách thức thể hiện là khác nhau.

1.2.9. Tin công báo trên truyền hình
Là tin phản ảnh, thông báo những hoạt động của cơ quan Đảng, Nhà nước,
Chính phủ, Quốc hội, các nghi thức ngoại giao, công bố nghị quyết, chủ trương,
chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, công bố Hiến Pháp, Pháp lệnh, Chỉ thị của
các cấp có thẩm quyền, điện mừng hoặc chia buồn của các nguyên thủ, thông báo
của Bộ Ngoại giao về các chuyến thăm chính thức của các cấp lãnh đạo. Những
thông tin này có tính thời sự và ý nghĩa chính trị - xã hội lớn, thu hút sự quan tâm
của dư luận.
Tin công báo có một số đặc điểm:
Tin không phải do tòa soạn hay phóng viên báo chí làm ra mà do các cơ
quan có thẩm quyền cung cấp.
Do văn bản thông tin mang tính chính thống, chuẩn mực nên tòa soạn không
được sửa chữa, bổ sung hoặc biên tập lại văn bản đã được cung cấp.
Các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo, hướng dẫn một số cơ quan báo chí lớn
hoặc nhiều cơ quan báo chí cùng đăng, phát tùy theo mức độ và yêu cầu tuyên
truyền.
Các cơ quan báo chí chấp hành đăng, phát các thông tin đó ở vị trí, thời gian
quan trọng và trang trọng (trang 1 của báo in hoặc phần đầu của chương trình phát
thanh, truyền hình).
Tránh sự nhầm lẫn giữa tin công báo với mục thông tin – quảng cáo trên các
báo. Điểm khác nhau căn bản giữa hai thông tin trên là tin công báo đăng, phát

19


theo chỉ đạo, có tính bắt buộc, còn thông tin – quảng cáo là sựu thỏa thuận hợp tác
giữa tòa soạn với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuê quảng cáo.
Các dạng tin thể hiện sự phong phú, đa dạng, sáng tạo trong cách thể hiện sự

kiện, vấn đề, nhân vật trên các loại hình báo chí. Tuy ở mỗi loại hình có đặc điểm
và chức năng khác nhau nhưng không vì thế mà tách rời nhau trái lại chúng có
mối quan hệ mật thiết với nhau mặc dù mức độ sử dụng các dạng tin trên các loại
hình báo chí không đều nhau. Có một số trường hợp đặc biệt trong cách thể hiện
tin đó là một số tin như tin dự báo, tin tổng hợp và chùm tin nên sử dụng dạng tin
vắn để thể hiện, đó là dạng tin trong tin.
Các dạng tin truyền hình vẫn tiếp tục phát triển, đổi mới và tương lai sẽ xuất
hiện những dạng tin mới để đáp ứng thực tiễn năng động, sôi động, và đầy sáng
tạo của báo chí truyền hình và người làm báo.

1.3. Giới thiệu chương trình 60 giây
60 giây là chương trình thời sự của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
(TP. HCM), chương trình được công bố ra mắt ngày 17 – 1 – 2012. Chương trình
60 giây được phát sóng hàng ngày lúc 18h30 phút trên hai kênh HTV7 và HTV9,
và phát lại 30 phút sau đó trên kênh HTV4.
Đây là chương trình tổng hợp tin tức trên các lĩnh vực: chính trị, văn hóa, xã
hội, kinh tế, thể thao,…trong nước và quốc tế, trọng tâm là khu vực Thành phố
Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Điều đặc biệt là mỗi thông tin trong chương trình có độ dài tối đa chỉ 60 giây
nhằm mang đến cho khán giả những tin tức nhanh nhất, chính xác và súc tích nhất.
Để đáp ứng nhu cầu tin tức cho chương trình ngoài đội ngũ nhân lực của
trung tâm tin tức, HTV còn cộng tác với 42 đài phát thanh, truyền hình các tỉnh
thành trong vùng thông tin quan tâm và 10 trung tâm sản xuất truyền hình trong
cả nước. Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang hướng tới việc đặt

20


mối quan hệ với các đơn vị sản xuất truyền hình ở 100% các tỉnh thành trong cả
nước.

Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu của khán giả, chương trình sẽ có những cải tiến
về kỹ thuật trong trường quay ảo để cung cấp kịp thời thông tin ở những địa bàn
xa xôi, hẻo lánh thông qua kỹ thuật hiện đại.
Với những bước cải tiến mới về kỹ thuật và phù hợp với nhu cầu thông tin
của khán giả, 60 giây sẽ là chương trình thời sự gắn bó mật thiết với mỗi gia đình.

21


CHƯƠNG II: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
THỜI SỰ 60 GIÂY

2.1. Tin tức về chính trị - xã hội
Chương trình 60 giây là chương trình thời sự phát sóng mỗi ngày vì thế
lượng thông tin vô cùng đa dạng và phong phú, đặc biệt là thông tin trên lĩnh vực
chính trị - xã hội, lĩnh vực luôn thu hút nhiều sự quan tâm từ khán giả.
Trên thực tế qua khảo sát 34 số của chương trình, với tổng số 626 tin, trong
đó tin tức trên lĩnh vực chính trị - xã hội 378 tin, chiếm 60,4%.
Theo ông Nguyễn Quý Hòa, Tổng giám đốc đài truyền hình thành phố Hồ
Chí Minh cho biết phương châm hoạt động của chương trình 60 giây là “cung cấp
đến người xem truyền hình những thông tin mới, có ý nghĩa, được nhiều người
quan tâm và có tác dụng định hướng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội,
kinh tế, văn hóa, thể thao,… Trong đó, đặc biệt chú trọng những sự kiện, những
vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống dân sinh, trật tự đô thị trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông miền Tây Nam Bộ” [16]. Vì vậy, tin tức
trên lĩnh vực chính trị - xã hội trong chương trình chủ yếu thiên về những thông
tin xoay quanh các vấn đề xã hội, thông tin về chính trị không được thể hiện trong
chương trình.
Những ngày đầu tháng năm một thông tin về chính trị đã nhận được sự quan
tâm đông đảo của hầu hết mọi người đó là thông tin về việc Trung Quốc hạ đặt

trái phép giàn khoan HD 981 tại vùng biển Việt Nam. Với quy mô và trách nhiệm
của đài truyền hình trung ương, đài truyền hình Việt Nam luôn có thông tin cập
nhật diễn biến, tình hình ở biển Đông và phản ứng của Việt Nam cũng như cộng
đồng quốc tế đối với hành động của Trung Quốc được thể hiện qua các bản tin
12h và 19h như:
22


Tuyên bố của Hội luật gia Việt Nam về hành động của Trung Quốc
Hội dầu khí Việt Nam ra tuyên bố phản ứng tổng công ty dầu khí Hải Dương
Trung Quốc
Nghiệp đoàn nghề cá ở Lý Sơn phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái
phép tại vùng biển Việt Nam
Cộng đồng ngoại giao quốc tế lên tiếng vì hành động của Trung Quốc
Liên Hợp Quốc họp báo đề cập vấn đề Việt Nam
Học giả thế giới lên án hành động của Trung Quốc tại Biển Đông
Với phương châm hoạt động của mình chương trình 60 giây chỉ thể hiện sự
kiện trên bằng một thông tin là sửa chữa 2 tàu cảnh sát biển bị tàu Trung Quốc
đâm. Nội dung trong tin trên không phải là tin tức chính trị mà thông tin được đưa
ở góc độ những chiến sĩ cảnh sát biển, các anh hiện lên với hình ảnh rất đẹp cho
dù tàu có hư, kẻ thù có hung hăng và phải đối mặt với bao sóng gió hiểm nguy thì
các anh vẫn bám biển, vẫn quyết tâm giữ gìn biển đảo quê hương.
Cho đến nay, sau gần 3 năm hoạt động phương châm của chương trình vẫn
không thay đổi, vẫn chú trọng những sự kiện, những vấn đề về xã hội, thông tin
về chính trị không được thể hiện.
Tin tức trên lĩnh vực chính trị - xã hội trong chương trình 60 giây tập trung
xoay quanh các vấn đề như: an sinh xã hội, tình hình dịch bệnh, dịch cúm gia cầm,
an ninh trật tự xã hội, giáo dục, an toàn giao thông, chủ yếu tập trung ở các tỉnh
Nam Bộ đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh.


2.1.1. Tin tức về vấn đề an sinh xã hội
Vấn đề an sinh xã hội trong chương trình thời sự 60 giây chủ yếu thể hiện ở
các khía cạnh: các chủ chương chính sách, các chương trình giúp đỡ người có
hoàn cảnh khó khăn, những hoạt động hướng đến lợi ích cộng đồng của sinh viên,
giới trẻ.
23


Thời lượng phát sóng không nhiều cho mỗi chương trình nên tin tức về an
sinh xã hội nói chung cũng như nhóm tin về chủ chương chính sách của Nhà nước
đối với xã hội nói riêng chỉ tập trung thể hiện ở một số khía cạnh như: các chính
sách của Chính phủ về công tác xóa đói giảm nghèo, các dự án đầu tư phát triển
kinh tế và các buổi hội thảo, các chương trình phát động của địa phương xoay
quanh vấn đề an sinh xã hội chăm lo cuộc sống cho nhân dân.
Đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. (25/4/2014)
Phú Quý: sẽ đón điện toàn đảo 24/24h. (05/5/2014)
Quảng Ngãi: xây dựng cầu cho “làng đu dây”. (13/02/2014)
Người nhiễm HIV, người sau cai nghiện được vay vốn ưu đãi. (02/5/2014)
Thành phố Hồ Chí Minh: phát động tháng hành động vì chất lượng an toàn
vệ sinh thực phẩm. (17/4/2014)
Đà Nẵng: hội thảo chuyên đề tăng cường nguồn lợi khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. (17/4/2014)
Chương trình 60 giây đã thực sự “…thu hút sự quan tâm đông đảo của
người xem, phát huy cao độ xã hội và khẳng định vai trò trọng yếu trong việc
thông tin nhiều chiều, góp phần để màn ảnh truyền hình thực sự trở thành cơ
quan ngôn luận báo chí tràn đầy hơi thở cuộc sống, thực hiện chức năng tuyên
truyền” [16]. Bởi thông qua các bản tin, chương trình đã giúp khán giả biết được
những chủ trương chính sách của Nhà nước về công tác chăm lo cho nhân dân,
giúp nhân dân có cuộc sống ổn định yên tâm lao động sản xuất, góp phần vào sự
phát triển của đất nước cũng như công cuộc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

ngày càng vững mạnh hơn.
Một trong những nội dung không thể thiếu trong các bản tin về an sinh xã
hội chính là các hoạt động từ thiện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Với truyền thống lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân đã được
gìn giữ qua bao đời nay của dân tộc Việt Nam nên các hoạt động từ thiện, các
24


chương trình vì người nghèo, giúp đỡ những người kém may mắn vượt qua khó
khăn đều là các hoạt động diễn ra thường niên. Trong phạm vi khảo sát chương
trình người viết thấy có rất nhiều sự kiện thời vụ được chương trình đưa tin như
các dịp lễ, tết hay những ngày hội lớn của đất nước, đặc biệt là ngày tết cổ truyền
của dân tộc. Với quan niệm mọi người dù là ai, làm bất cứ nghề gì cũng xứng
đáng hưởng cái tết đầm ấm vui tươi. Vì thế, vào những ngày tết cổ truyền đến gần
kề đâu đâu cũng diễn ra các chương trình từ thiện. Các hoạt động từ thiện trong
những ngày tết chủ yếu là trao vé xe cho công nhân, sinh viên về quê ăn tết, tặng
quà tết cho vùng sâu, vùng xa, những người có hoàn cảnh khó khăn.
Bình Dương: hỗ trợ xe đưa 29000 công nhân về quê dịp tết. (06/01/2014)
Thành phố Hồ Chí Minh: tặng hơn 1600 vé xe cho công nhân về quê ăn tết.
(16/01/2014)
Sinh viên công nhân về quê ăn tết trên chuyến bay “tết trọn từng giây”.
(23/01/2014)
Đồng Nai: trao vé xe cho công nhân về quê ăn tết. (23/01/2014)
Thành phố Hồ Chí Minh: chăm lo tết cho thanh niên khuyết tật. (19/01/2014)
Thành phố Hồ Chí Minh: đi bộ từ thiện gây quỹ cho người nghèo đón tết.
(11/01/2014)
Đoàn công tác thành phố Hồ Chí Minh thăm và chúc tết trung tâm bảo trợ
xã hội Chánh Phú Hòa.(16/01/2014)
Huế: tặng quà tết cho bệnh nhi ung thư. (19/01/2014)
Thành phố Hồ Chí Minh: ngày hội trao yêu thương đến 1000 em nhỏ.

(20/01/2014)
Xuân sớm trên xã đảo Thạnh An.(24/01/2014)
Với mỗi con người Việt Nam đã mang trong mình dòng máu đỏ da vàng
dường như họ đã thấm nhuần đạo lí thương người như thể thương thân, vì thế các
25


×