Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

pháp luật việt nam về vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam với người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 93 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 (2011-2015)
Đề tài:

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ KẾT HÔN
GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI
NGƢỜI NƢỚC NGOÀI

Giảng viên hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện :

Th.S BÙI THỊ MỸ HƢƠNG

HUỲNH THANH XUÂN

Bộ môn: Luật thƣơng mại

MSSV : 5117363
Lớp : Luật hành chính - K37

Cần Thơ, tháng 11/2014


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
......................

 ............................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…….tháng…....năm 2014


GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................. 1
2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 3
5. Bố cục đề tài........................................................................................................................ 3
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT
NAM VỚI NGƢỜI NƢỚC NGOÀI
1.1. Các khái niệm cơ bản về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc
ngoài ....................................................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm kết hôn ................................................................................................ 5
1.1.2. Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài.............................................................. 6
1.1.3. Khái niệm kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài .................... 7
1.2. Đặc điểm của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài ...... 8
1.2.1. Đặc điểm chung .................................................................................................... 8
1.2.2. Đặc điểm đặc thù .................................................................................................. 9
1.3. Nguyên tắc và ý nghĩa của pháp luật điều chỉnh về vấn đề kết hôn giữa công dân
Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài ......................................................................................... 10
1.3.1. Nguyên tắc .......................................................................................................... 10
1.3.1.1. Nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài. ........................................................................................................... 10

1.3.1.2. Các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài ............................................................................ 15
1.3.2. Ý Nghĩa .............................................................................................................. 18

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

1.4. Nguồn pháp luật điều chỉnh vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời
nƣớc ngoài ............................................................................................................................ 19
1.4.1. Pháp luật quốc gia .............................................................................................. 19
1.4.2. Điều ước quốc tế ................................................................................................ 20
1.5. Lịch sử phát triển của pháp luật về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với
ngƣời nƣớc ngoài ................................................................................................................. 21
1.5.1. Giai đoạn trước năm 1945 .................................................................................. 21
1.5.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 ............................................................... 22
1.5.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986 ............................................................... 23
1.5.4. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1993 ............................................................... 24
1.5.5. Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2000 ............................................................... 24
1.5.6. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay ......................................................................... 25
CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM
VỚI NGƢỜI NƢỚC NGOÀI
2.1. Điều kiện kết hôn hợp pháp ........................................................................................ 27
2.1.1. Điều kiện về độ tuổi .......................................................................................... 29
2.1.2. Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam nữ ................................................. 31
2.1.3. Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn ..................................... 34
2.1.4. Điều kiện về nghi thức kết hôn .......................................................................... 42

2.2. Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn và trình tự thủ tục đăng ký kết
hôn

............................................................................................................................. 44
2.2.1. Đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh .................................................. 44
2.2.1.1. Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn ......................................... 44
2.2.1.2. Hồ sơ đăng ký kết hôn ............................................................................ 45
2.2.1.3. Thủ tục nộp, nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn ......................... 48
2.2.1.4. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn ............................................... 49

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

2.2.1.5. Lễ đăng ký kết hôn.................................................................................. 50
2.2.2. Đăng ký kết hôn tại khu vực biên giới ............................................................... 50
2.2.2.1. Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn ......................................... 51
2.2.2.2. Hồ sơ đăng ký kết hôn ............................................................................ 52
2.2.2.3. Thủ tục nộp, nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn ......................... 52
2.2.2.4. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn ............................................... 53
2.2.2.5. Lễ đăng ký kết hôn.................................................................................. 53
2.2.3. Đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài ................... 54
2.2.3.1. Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn ......................................... 54
2.2.3.2. Hồ sơ đăng ký kết hôn ............................................................................ 54
2.2.3.3. Thủ tục nộp, nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn ......................... 57
2.2.3.4. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn ............................................... 58
2.2.3.5. Lễ đăng ký kết hôn.................................................................................. 58

2.2.4. Đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài ............. 59
2.3. Từ chối, công nhận và hủy bỏ việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời
nƣớc ngoài ............................................................................................................................ 59
2.3.1. Từ chối kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ...................... 59
2.3.2. Công nhận việc kết hôn được được tiến hành ở nước ngoài .............................. 61
2.3.3. Hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài tại nước ngoài .............................................................................................................. 63
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ KẾT HÔN GIỮA
CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƢỜI NƢỚC NGOÀI
3.1. Thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài ...................... 65
3.1.1. Tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ................... 65
3.1.2. Các hệ quả tiêu cực của tình hình trên ............................................................... 67

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

3.1.3. Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài như hiện nay ............................................................................................ 71
3.2. Một số giải pháp đối với vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc
ngoài
............................................................................................................................. 76
3.2.1 Về phương diện xã hội ........................................................................................ 76
3.2.2. Về mặt pháp luật ................................................................................................ 79
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam trước đây, vấn đề kết hôn với người nước ngoài là một vấn đề không
phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên, trong hơn một thập kỷ qua, cùng với quá trình hội nhập
kinh tế, vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đã không còn là
một hiện tượng hiếm gặp. Thậm chí, nó còn phát triển ngày càng nhiều hơn và ở một số
nơi nó dường như trở thành một trào lưu.
Cũng như các mối qua hệ xã hội khác, Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài cũng cần được pháp luật điều chỉnh. Đảng và nhà nước ta cũng đã
kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với tình hình mới của xã
hội. Ngay từ Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã xuất hiện các quy định điều chỉnh
vấn đề trên. Dựa vào những quy định này, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng
quy định về vấn đề kết hôn với người nước ngoài lần lượt ra đời. Trong quan hệ quốc tế,
Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước. Hiệp định tương trợ
tư pháp có liên quan đến vấn đề nay đầu tiên có thể kể đến là Hiệp định tương trợ tư pháp
với Cộng hòa dân chủ Đức vào năm 1980, tính đến nay, Việt Nam đã ký kết khoản 16
Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước.1 Trong các hiệp định này, vấn đề kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài được ghi nhận. Có thể nói, nội dung của các
văn bản quy phạm pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế nói trên đã góp phần rất
quan trọng trong việc điều chỉnh vấn đề kết hôn với người nước ngoài của công dân Việt
Nam.
Tuy nhiên, so với đòi hỏi thực tế, pháp luật về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài hiện nay vẫn chưa thật sự đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh

những yếu tố tích cực, tiến bộ, vấn đề kết hôn với người nước ngoài cũng đang nảy sinh
những hiện tượng tiêu cực cần được loại trừ. Đó là hiện tượng kết hôn với người nước
ngoài vì mục đích kinh tế, kết hôn để được nhập quốc tịch nước ngoài, v.v… (kết hôn
không phải vì tình yêu). Ngoài ra còn có những trường hợp lợi dụng việc kết hôn để buôn
bán người xuyên quốc gia. Hậu quả từ những tiêu cực trong việc kết hôn với người nước
ngoài của công dân Việt Nam đã gây không ít nỗi đau cho bao nhiêu con người và gia
1

Cổng Thông Tin Điện Tử Về Công Tác Lãnh Sự, Danh mục các hiệp định về tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Viêt
Nam và các nước,
[truy cập ngày 10-9-2014].

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 1

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

đình Việt Nam. Hậu quả này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt kinh tế, văn hóa, xã
hội đất nước ta. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hiện tượng trên,
nhưng sự hạn chế của pháp luật cùng thiết chế thực thi chúng đóng một vai trò không
nhỏ.
Trước đây đã có những bài viết, những công trình nghiêng cứu về vấn đề này.
Tuy nhiên, với thực tế số lượng các cuộc hôn nhân của công dân Việt Nam với người
nước ngoài ngày càng tăng nhưng các tiêu cực tồn tại chưa được khắc phục nhiều, nên
người viết cho rằng chúng ta cần quan tâm nhiều hơn và có những nghiên cứu để kiện
toàn pháp luật về vấn đề nêu trên. Đó cũng chính là lý do mà người viết chọn đề tài

“Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài”
để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Người viết hy vọng rằng, với những gì mình làm
được sẽ góp thêm một viên gạch nhỏ vào ngôi nhà khoa học.
2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài”, người viết chỉ tập trung xoay quanh nghiên
cứu khái quát về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, bao
gồm các vấn đề như: Khái niệm kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
đặc điểm, nguyên tắc và ý nghĩa của pháp luật điều chỉnh về vấn đề kết hôn giữa công
dân Việt Nam với người nước ngoài. Bên cạnh đó, người viết còn đi sâu tìm hiểu và phân
tích các quy định của pháp luật điều chỉnh về vấn đề này như: điều kiện kết hôn, thẩm
quyền và trình tự thủ tục đăng ký kết hôn, những trường hợp từ chối, công nhận, hủy bỏ
việc đăng ký kết hôn. Sau đó, người viết phản ánh thực trạng của quan hệ kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài, mà chủ yếu là thực trạng phụ nữ ở một số tỉnh
phía nam lấy chồng nước ngoài trong những năm vừa qua, từ đó người viết tìm ra nguyên
nhân để đề xuất một số giải pháp cho vấn đề trên.
3. Mục đích nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, người viết với mục tiêu thông qua quá trình
thực hiện đề tài sẽ tìm hiểu, phân tích các quy định của pháp luật về vấn đề kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài được thấu đáo, cặn kẻ. Qua đó, Người viết sẽ
tích lũy thêm được nhiều kiến thức pháp luật cho bản thân. Ngoài ra, thông qua quá trình
tìm hiểu về thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài người viết
sẽ hiểu rõ hơn về thực tế áp dụng pháp luật trong vấn này ở nước ta hiện nay. Từ đó,
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 2

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân



Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

người viết sẽ có thể đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật. Quan trọng hơn,
việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp cho người viết làm quen với công việc nghiên cứu khoa
học và nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề. Đây là nền tảng bước đầu có ảnh hương
quan trọng đến vấn đề phát triển nghề nghiệp của người viết sau khi ra trường.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với mục đích tìm hiểu các quy định của pháp luật và hoàn thành tốt luận văn,
người viết đã sử dụng các phương pháp: phân tích luật viết để tìm hiểu các quy định pháp
luật về Hôn nhân và gia đình hiện hành , kết hợp các phương pháp so sánh, đối chiếu
giữa lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, người viết còn sưu tầm tài liệu
từ các trang web, sách, báo chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Từ đó,
Người viết đưa ra những kiến thức tổng hợp hổ trợ tích cực cho việc hoàn thành luận
văn, tìm ra những vướn mắc trong lĩnh vực nghiên cứu và có những ý kiến đóng góp
hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực nghiên cứu.
5.Bố cục đề tài
Ngoài lời cảm ơn, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được chia thành 3 chương và trình bày theo thứ tự từ cơ sở lý luận đến các quy định của
pháp luật có liên quan, sau cùng là thực tiễn và đề xuất giải pháp hoàn thiện. Cụ thể:
Chƣơng 1. Lý luận chung về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với
ngƣời nƣớc ngoài
Chương này giới thiệu các lý luận chung nhất , từ các khái niệm, đặc điểm,
nguyên tắc, ý nghĩa, lịch sử của pháp luật về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài. Qua đó, chương 1 sẽ là nền tảng lý luận để thực hiện chương 2.
Chƣơng 2. Pháp luật về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời
nƣớc ngoài
Trọng tâm của chương này là phân tích các quy định của pháp luật có liên quan
đến vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Song song đó, Người
viết còn có sự phân tích, đánh giá các điểm hợp lý và chưa hợp lý của các quy định có
liên quan được thể hiện trong các mục về điều kiện đăng ký kết hôn, các trường hợp từ

chối đăng ký kết hôn, thẩm quyền đăng ký kết hôn về trình tự thủ tục đăng ký kết hôn ở
các khu vực khu vực khác nhau. Từ đó, chương 2 sẽ làm cơ sở để người viết so sánh đối
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 3

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

chiếu giữa lý luận và thực tiễn để tìm ra hướng hoàn thiện của vấn đề cần nghiên cứu thể
hiện trong chương 3.
Chƣơng 3. Thực trạng và giải pháp của vấn đề kết hôn giữa công dân Việt
Nam với ngƣời nƣớc ngoài
Chương này sẽ nói về tình hình kết hôn với người nước ngoài của công dân Việt
Nam trong những năm gần đây, từ đó đi tìm nguyên nhân của tình hình trên. Sau cùng,
Người viết sẽ đưa ra một số đề xuất góp phần hoàn thiện pháp luật về vấn đề kết hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 4

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

CHƢƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM
VỚI NGƢỜI NƢỚC NGOÀI
1.1. Các khái niệm cơ bản về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc
ngoài
1.1.1. Khái niệm kết hôn
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình
thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy truyền thống văn
hoá tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã
hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là
gia đình”.2 Gia đình muốn tốt đẹp để trở thành một tế bào khỏe mạnh góp phần phát triển xã
hội thì cần phải được nuôi dưỡng bởi một cuộc hôn nhân lành mạnh. Điểm khởi đầu của mỗi
cuộc hôn nhân thông thường là quá trình kết hôn.
Kết hôn được giải thích theo tự điển Tiếng Việt là “Chính thức lấy nhau làm vợ
chồng”. Ở góc độ pháp luật, việc kết hôn được giải thích tại khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân
3

và gia đình năm 2000 là “việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp
luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Việc xác lập quan hệ vợ chồng này được nhà
nước thừa nhận bằng Giấy đăng ký kết hôn và ghi nhận vào hồ sơ lưu trữ của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Tất cả các hình thức kết hôn theo phong tục tập quán hay do tự phát
mà không trải qua nghi thức kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định đều
không được pháp luật thừa nhận.
Tóm lại, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của
pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Kết hôn, không đơn thuần là hành động
của hai bên nam nữ muốn xác lập quan hệ hôn nhân mà còn phải có sự thừa nhận của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về quan hệ vợ chồng giữa hai người khác nhau về giới, làm
phát sinh quyền về nghĩa vụ giữa họ. Kết hôn là bước khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân , xác
lập mối hệ vợ chồng chung sống gắn kết lâu dài và bền vững. Hiện nay, vấn đề kết hôn ở
Việt Nam không chỉ diễn ra giữa những người cùng quốc tịch Viêt Nam trên lãnh thổ Việt

2

Sơn La, Hạt nhân của xã hội là gia đình, Minh khánh, [truy cập
ngày 05-09-2014].
3
Nguyễn Như Ý, Đại tự điển Tiếng Việt, NXB Văn Hóa Thông Tin, Tp. Hồ chí Minh, 1999, Trang 881.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 5

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

Nam mà nó còn có thể diễn ra giữa những người mang quốc tịch Việt Nam với người nước
ngoài, giữa những người nước ngoài với nhau nhưng kết hôn tại Viêt Nam hay giữa những
người Việt Nam với nhau kết hôn tại cơ quan của nước ngoài, v.v... Như vậy, việc kết hôn
đã vượt khỏi biên giới Việt Nam và có liên quan tới nước ngoài. Chính vì vậy, việc kết hôn
loại này cũng có nhiều điểm khác với kết hôn trong nước. Nó được gọi là kết hôn có yếu tố
nước ngoài.
1.1.2. Khái niệm kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài
Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật.
Trong xã hội hiện đại và đặc biệt là trong thời kỳ mở cửa đất nước thì việc kết hôn không
còn chỉ diễn ra trong lãnh thổ của quốc gia, giữa những công dân trong cùng một nước với
nhau mà còn có sự xuất hiện của những người nước ngoài, người không có quốc tịch. Các
cuộc hôn nhân cũng không còn đơn thuần chỉ liên quan đến nhà nước và pháp luật của một
nước mà đôi khi một cuộc hôn nhân lại có liên quan đến nhiều quốc gia và hệ thống pháp
luật khác nhau. Do đó, xã hội xuất hiện hiện tượng kết hôn có yếu tố nước ngoài. Khác với

quan hệ kết hôn thông thường, quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài không chỉ là một lĩnh
vực dân sự mà nó còn liên quan đến các vấn đề về chính trị, xã hội giữa các quốc gia khác
nhau.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có
quy định cụ thể về khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài. Nhưng Khoản 14 Điều 8 luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định giải thích về quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài như sau: “quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ
hôn nhân và gia đình : Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa người nước
ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để
xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến
quan hệ đó ở nước ngoài”. Bên cạnh đó theo khoản 4 điều 100 luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000 còn quy định: “Các quy định của Chương này ( Chương XI ) cũng được áp đối với
quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên
định cư ở nước ngoài”.
Như vậy, kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam bao gồm những
trường hợp kết hôn sau: giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; giữa người nước
ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, giữa công dân Viêt Nam với nhau mà căn cứ để xác

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 6

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

lập quan hệ kết hôn theo pháp luật nước ngoài và quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam
với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài.
Từ những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm về kết hôn có yếu tố nước ngoài:

kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của
pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài; giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, giữa công dân Việt Nam
với nhau mà căn cứ để xác lập quan hệ kết hôn theo pháp luật nước ngoài hoặc giữa công
dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài.
1.1.3. Khái niệm kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài
Như đã đề cập ở trên, quan hệ kết hôn hiện đại không còn bó hẹp trong trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia, mà còn có sự kết hợp của công dân nước ngoài, người không
quốc tịch, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Về mặt chủ thể, quan hệ kết hôn có yếu tố
nước ngoài theo pháp luât Việt Nam bao gồm: một bên chủ thể là công dân Việt Nam kết
hôn với công dân nước ngoài, chủ thể là người nước ngoài kết hôn với người nước ngoài
đang sinh sống tại Việt Nam; quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người không
quốc tịch tại Việt Nam; và quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên
hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài. Trong đó, quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài là một trường hợp của quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Theo khoản 1 điều 17 Hiến pháp năm 2013 quy định, công dân nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hay nói gọn hơn là công dân Việt Nam là “người có quốc tịch Việt
Nam”. Tuy nhiên, trên thực tế vì nhiều lý do khác nhau mà một người có thể mang hai hay
nhiều quốc tịch, trong trường hợp này để phù hợp với quy định của hiến pháp thì một người
mang hai hay nhiều quốc tịch chỉ cần có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam thì họ sẽ được
nhà nước thừa nhận là công dân Viêt Nam. Ngược lại, một người dù là không có quốc tịch,
có một, hai hay nhiều quốc tịch, chỉ cần họ không có quốc tịch Việt Nam thì họ là người
nước ngoài.
Pháp luật về Hôn nhân và gia đình của Việt Nam chỉ thừa nhận chế độ hôn nhân
một vợ một chồng. Do đó, về mặt chủ thể, quan hệ kết hôn theo pháp luật Việt Nam luôn
luôn chỉ có hai bên tham gia. Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài đòi hỏi một bên tham gia quan hệ phải là công dân Việt Nam còn bên còn lại phải là
người nước ngoài mà không quan trọng bên nào là nam, bên nào là nữ. Các bên sẽ xác lập
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương


Trang 7

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

quan hệ vợ chồng theo theo đúng quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết
hôn
Như vậy kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là việc nam, nữ
xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết
hôn, trong đó một bên tham gia là người có quốc tịch Việt Nam, bên còn lại là người không
có quốc tịch Việt Nam.
1.2. Đặc điểm của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài
1.2.1. Đặc điểm chung
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hiện nay đã không
còn là một hiện tượng lạ lẫm trong xã hội Việt Nam. Luật hôn nhân gia đình năm 2000 và
các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định riêng để điều chỉnh về vấn đề này.
Nhìn tổng thể, quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài có những đặc
điểm riêng của mình nhưng cũng có một số đặc điểm của quan hệ kết hôn có yếu tố nước
ngoài như sau:
+ Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chỉ được công
nhận giữa những người khác nhau về giới tính. Vào ngày 1 tháng 4 năm 2001, Hà Lan trở
thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thừa nhận hôn nhân đồng giới. Kể từ đó đến nay, đã có
hơn 14 quốc gia công nhận vấn đề này.4 Tuy nhiên, xã hội Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho
việc chấp nhận hôn nhân đồng giới. Những quan niệm truyền thống tồn tại trong xã hội cho
rằng kết hôn giữa hai người cùng giới tính là trái luân lý và không thực hiện được mục đích
của hôn nhân. Do đó, pháp luật Việt Nam bắt buộc quan hệ kết hôn phải là quan hệ có một
bên là nam và một bên là nữ tham gia cho dù pháp luật của nước mà người nước ngoài mang
quốc tịch có công nhận hôn nhân đồng giới hay không.

+ Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài phải được sự
công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý. Cơ quan nhà nước
luôn có vai trò then chốt trong việc đảm bảo ổn định cho xã hội. Trong vấn đề kết hôn, các
quy định về điều kiện cũng như trình tự, thủ tục tiến hành đăng ký kết hôn đóng một vai trò
quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước và duy trì trật tự xã hội. Bên cạnh đó, pháp
luật của các nước khác nhau thường quy định không giống nhau về cùng một vấn đề. Nếu
4

Thanh Niên, Những nước hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, Phúc Duy,
/>BA%ADn+h%C3%B4n+nh%C3%A2n+%C4%91%E1%BB%93ng+gi%E1%BB%9Bi, [truy cập ngày 20-9-2014].

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 8

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

như không có cơ quan nhà nước để xem xét kỹ lưỡng các điều kiện và trình tự thủ tục tiến
hành đăng ký kết hôn thì sẽ dể dàng làm rối loạn trật tự xã hôi đang được duy trì. Ví dụ như
một người đàn ông Việt Nam sang Brunei cưới 4 người vợ. Việc kết hôn này được nhà nước
Việt Nam thừa nhận mà không cần quan tâm đến điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam
thì các vấn đề về thừa kế, về phân chia tài sản khi ly hôn… sẽ gặp khó khăn trong vấn đề
giải quyết.
+ Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài phải đảm bảo sự tự
nguyện của hai bên nam nữ nhằm mục đích xây dựng gia đình. Đặc điểm này xuất phát từ
mục đích của hôn nhân, mục đích đầu tiên của hôn nhân chính là tình yêu. Đa số các nền văn
hóa trên thế giới đều cho rằng tình yêu chân chính là nền móng tốt nhất để đi tới xây dựng

một quan hệ hôn nhân tốt đẹp và bền vững. Chỉ khi nào giữa hai bên nam nữ muốn kết hôn
để thắt chặt mối quan hệ của họ bằng một gia đình thì việc kết hôn mới được tiến hành. Khi
công dân Việt Nam với người nước ngoài đăng ký kết hôn, thì cơ quan tiến hành đăng ký
phải xem xét tính tự nguyện của hai bên. Cơ quan nhà nước phải đảm bảo rằng không có sự
gượng ép hay bắt buộc nào, và động cơ kết hôn phải trong sáng thì mới tiến hành làm thủ tục
đăng ký kết hôn.
1.2.2. Đặc điểm đặc thù
Bên cạnh các đặc điểm chung, Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài còn có một số đặc điểm sau:
+ Chủ thể tham gia quan hệ kết hôn bắt buộc một bên phải là công dân Việt Nam
và một bên là người nước ngoài. Đặc điểm này không phải bắt nguồn từ quy định pháp luật
mà bắt nguồn từ tên gọi để phân biệt quan hệ hôn nhân. Để được gọi là quan hệ kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài thì một bên bắt buộc là công dân Việt Nam , còn
bên kia phải là công dân nước ngoài.
+ Pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài luôn có pháp luật Việt Nam và pháp luật nước mà người nước ngoài đó là công dân.
Pháp luật về hôn nhân gia đình Việt Nam quy định có hai cách để đăng ký kết hôn giữa công
dân Việt Nam với người nước ngoài, đó là đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam hoặc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước
ngoài. Cho dù đăng ký bằng cách nào thì để việc kết hôn được thừa nhận tại Việt Nam,
người Việt Nam và người nước ngoài tham gia quan hệ kết hôn trước tiên phải thỏa mãn các
điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà mình mang quốc tịch.
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 9

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài


1.3. Nguyên tắc và ý nghĩa của pháp luật điều về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt
Nam với ngƣời nƣớc ngoài
1.3.1. Nguyên tắc
Nguyên tắc của pháp luật là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo toàn bộ quá trình
hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng, thực thi pháp luật và bảo vệ các
quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các quy phạm pháp luật, các chế đinh pháp luật cũng như hệ
thống các ngành luật cụ thể. Các nguyên tắc cơ bản về hôn nhân gia đình có yếu tố nước
ngoài nói chung, kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài nói riêng là những
nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài trong đó có kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài. Các nguyên tắc này có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo, xây dựng, hướng dẫn,
áp dụng cũng như chi phối toàn bộ các quá trình của cơ chế điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài. Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài được quy định trong Hiến Pháp, các văn bản quy
phạm pháp luật của nước ta đặc biệt là Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Những nguyên
tắc này có tính kế thừa và được khẳng định trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước
ta từ năm 1945 đến nay. Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài, bao gồm các nguyên tắc cơ bản áp dụng chung cho cả hệ thống pháp
luật Việt Nam và các nguyên tắc cơ bản áp dụng riêng cho quan hệ hôn nhân gia đình có yếu
tố nước ngoài, trong đó có quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
1.3.1.1. Nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài.
Pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là một trường
hợp của pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của
Việt Nam. Do đó, các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài bên cạnh các nguyên tắc được quy định tại điều 2 luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000, còn bao gồm các nguyên tắc sau:

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương


Trang 10

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

 Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký
kết hoặc gia nhập.5
Đây là nguyên tắc quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật. Nguyên tắc
này được vận dụng tốt sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật được dễ dàng, thuận lợi hơn, tránh
được tình trạng mẫu thuẩn trong quy định giữa các văn bản quy phạm pháp luật. khoản 1,
điều 100 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo
vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia”. Như vậy, quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật sẽ được tôn trọng và bảo vệ bằng
nhiều biện pháp khác nhau. Quy định này còn cho thấy sự tôn trọng của nhà nước Việt Nam
đối với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp điều ước quốc tế
mà Việt Nam ký kết với các nước điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước
ngoài khác với quy định của pháp luật Việt Nam, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế,
tức là các quy định của điều ước quốc tế có giá trị ưu tiên xem xét so với pháp luật trong
nước.
Trong lĩnh vực hành chính, Chính Phủ ban hành Nghị định số 110/2013/NĐ-CP
ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã. Bộ luật hình sự năm 1999 cũng đã dành chương XV để quy định về các
tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình. Có thể nhận thấy rằng, để bảo vệ sự tuân thủ pháp

luật hôn nhân gia đình nhà nước đã dùng nhiều biện pháp khác nhau từ dân sự, hành chính
đến hình sự tùy theo mức độ nặng nhẹ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là mỗi hành vi vi phạm cũng
cần xác định rõ đến giới hạn nào thì bị xử lý về hình sự, hành vi nào thì bị xử lý hành chính.
Việc xác định rõ ranh giới này này rất quan trọng nhằm tránh tình trạng bỏ sót các vi phạm
pháp luật mà không bị xử lý.
Khi quyền của các chủ thể tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài bị vi phạm, chủ thể đó có thể sử dụng các biện pháp bảo vệ mà pháp luật cho
phép hoặc có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích của mình. Lưu ý,

5

Ts. Nông Quốc Bình – Ts. Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ Hôn nhân và Gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006, trang 91.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 11

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

các biện pháp bảo vệ được sử dụng phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc
tế mà Viêt Nam là thành viên.
 Nguyên tắc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên khi tham gia vào
quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Nguyên tắc này được quy định cụ thể tại điều 100 của luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000. Đặc biệt, khoản 2 điều này quy định: “Trong quan hệ hôn nhân gia đình và gia
đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và có

nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác”.
Quy định này thể hiện sự văn minh trong xây dựng pháp luật của nhà nước Việt Nam. Nhà
nước ta đã nhấn mạnh việc đối xử ngang bằng giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài
trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Việc nhà nước ta quy định như
vậy có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài được tiến hành thuận lợi, dễ dàng, không bị cản trở hay hạn chế bởi các vấn đề
do sự khác biệt về quốc tịch gây nên. Tuy nhiên, trong thực tế, bất kỳ một quan hệ pháp luật
nào có liên quan đến yếu tố nước ngoài thì sẽ có khả năng gây ảnh hưởng đến chính trị và
ngoại giao. Vì vậy, cụm từ “trừ trường hợp có quy định khác được đưa vào” để áp dụng cho
những trường hợp bắt buộc phải có những sự phân biệt đối xử tối thiểu đối với các vấn đề có
liên quan đến nước ngoài. Ví dụ như, công dân Việt Nam kết hôn với nhau chỉ cần đăng ký
tại Ủy ban nhân dân cấp xã là được,trong khi đó, nếu người nước ngoài tham gia vào quan
hệ kết hôn thì lại phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, Trong quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
nhà nước Việt Nam luôn thể hiện sự tôn trọng và bảo hộ cho các quyền và những lợi ích hợp
pháp của hai bên mà không có sự phân biệt đối xử hay ưu tiên đối với bất kỳ bên nào. Đồng
thời, việc bảo hộ này được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam và các
điều ước quốc tế, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng của pháp luật.
 Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ kết hôn giữa công
dân Việt Nam với người nước ngoài không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật
hôn nhân và gia đình của Việt Nam.6
Để điều chỉnh và giải quyết các vấn đề có yếu tố nước ngoài, một phương thức
phổ biến mà các quốc gia thường lựa chọn đó là xây dựng quy phạm xung đột trong hệ
6

Ts. Nông Quốc Bình – Ts. Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ Hôn nhân và Gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006, trang 98.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương


Trang 12

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

thống pháp luật của mình và các điều ước quốc tế mà mình tham gia. Nguyên tắc áp dụng
luật là khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài thì các quốc gia phải áp
dụng pháp luật nước ngoài. Trong thực tế, việc áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết
các vấn đề về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là vô cùng cần thiết. Nó thể hiện sự
văn minh trong pháp luật của một quốc gia khi đảm bảo quyền và lợi hợp pháp của cả hai
bên đương sự, đồng thời nó cũng thúc đẩy sự phát triển của các mối giao lưu dân sự quốc tế.
Vì vậy, trong những trường hợp nhất định, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của hầu
hết các nước trên thế giới đều cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên, việc cho
phép áp dụng pháp luật nước ngoài không phải là nghĩa vụ pháp lý của mỗi quốc gia, mà
thuộc chủ quyền quốc gia. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài được coi là hợp pháp khi các
văn bản quy phạm pháp luật trong nước quy định hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia hữu
quan ký kết viện dẫn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài được áp
dụng trong các trường hợp sau:
+ Khi có văn bản quy phạm pháp luật vủa Việt Nam dẫn chiếu đến.
+ Được các điều ước quốc mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết quy
định.
+ Được các bên thỏa thuận trong hợp đồng nếu thỏa thuận đó không trái với quy
định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam.7(Trường hợp này
không xuất hiện trong quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài).
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, việc áp dụng pháp luật nước ngoài đối với
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được quy định tại điều 101 luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000: “Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của
Việt Nam có quy định hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết

hoặc tham gia viện dẫn thì pháp luật nước ngoài được áp dụng”. Việc áp dụng pháp luật
nước ngoài còn phải thỏa mãn quy định tại khoản 3 điều 759 Bộ luật dân sự ( nếu việc áp
dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với với nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và điều 101 luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (nếu
việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc quy định trong luật này). Có thể thấy rằng
nhà nước ta tôn trọng pháp luật của nước khác, đặc biệt là tôn trọng thực hiện điều ước quốc
tế mà mình đã tham gia. Tuy nhiên, nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài gây hậu quả xấu

7

Khoản 3 điều 759 Bộ luật dân sự 2005

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 13

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

đến các nguyên tắc cơ bản , đạo đức, lối sống, truyền thống, đạo đức, văn hóa của Việt Nam
thì việc áp dụng này cần phải xem xét kỹ lưỡng và từ chối áp dung nếu cần thiết.
Trong trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh quan hệ hôn nhân
và gia đình mà pháp luật nước ngoài dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật Việt Nam thì điều 101
luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “ Pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại
pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” . Quy định này
có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì nó mở rộng phạm vi áp dụng pháp luật Việt Nam, góp phần
giải quyết nhanh chóng, hữu hiệu các vấn đề hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Tóm lại, nước ta thừa nhận và tôn trọng pháp luật nước ngoài nhưng với điều kiện

pháp luật nước đó không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
 Nguyên tắc áp dụng pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam đối với quan hệ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.8
Nguyên tắc này được quy định tại điều 7 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
như sau: “các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Như vậy, nếu như pháp luật không có các quy
định dành riêng cho quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thì chúng ta hoàn
toàn có thể áp dụng các quy định chung trong luật Hôn nhân và gia đình để giải quyết vấn đề
gặp phải. Khi nước ta bước vào thời kỳ mở cửa, cũng chính là lúc nước ta chứng kiến sự
phát triển mạnh mẽ của giao lưu dân sự quốc tế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà
nước ta cần phải đẩy mạnh xây dựng các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các vấn đề mới
phát sinh. Các quy phạm này có thể là quy phạm thực chất, quy phạm xung đột của từng
quốc gia hoặc quy phạm thực chất, quy phạm xung đột quốc tế. Tuy nhiên, đây là công việc
khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và trí tuệ con người. Trong khi đó, Nước ta lại
chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề dân sự mang tính quốc tế và trình độ
xây dựng pháp luật cũng chưa cao. Vì vậy, khi nhà nước ta xây dụng các quy phạm pháp
luật để điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài nói riêng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Một khi chúng ta gặp phải các vấn
đề xã hội phát sinh mà không có quy phạm điều chỉnh thì không thể giải quyết được vấn đề.
Quy định trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm giải quyết vụ việc
8

Ts. Nông Quốc Bình – Ts. Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ Hôn nhân và Gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006, trang 101.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 14


SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

một cách nhanh chóng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự cũng như
lợi ích nhà nước.
1.3.1.2. Các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ kết hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Bên cạnh các nguyên tắc chung được quy định trong pháp luật Việt Nam điều
chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, quan hệ này còn có
những nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật. Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài thường có liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật. Trong tư pháp quốc
tế, tình trạng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng lúc có thể áp dụng giải quyết một vấn
đề ( xung đột pháp luật ) là điều thường xuyên xảy ra. Vì vậy, tư pháp quốc tế nói chung và
vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài nói riêng cần có những
nguyên tắc để giải quyết các xung đột pháp luật này. Các nguyên tắc được đề cặp sau đây
chính là các nguyên tắc để giải quyết xung đột pháp luật pháp luật trong vấn đề kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài:
 Nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự
Đây là nguyên tắc quan trong trọng và được áp dụng phổ biến trong quan hệ tư
pháp quốc tế. Theo như nguyên tắc này, Một quan hệ tư pháp quốc tế giữa công dân nhiều
nước sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật của các quốc gia mà những công dân này mang quốc
tịch.9 Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cũng là một quan hệ
tư pháp quốc tế nên cũng tuân thủ nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự. Khi nguyên tắc
luật quốc tịch của đương sự áp dụng vào quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài, thì pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ kết hôn có thể bao gồm cả pháp luật
Việt Nam và pháp luật của nước mà người nước ngoài mang quốc tịch( trừ trường hợp người
không có quốc tịch).
Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nguyên tắc luật quốc tịch của đương

sự được ghi nhận cụ thể tại khoản 1 điều 103: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết
hôn”. Quy định này khá hợp lý bởi vì các dân tộc khác nhau trên thế giới thường có tuổi
trưởng thành về tâm sinh lý khác nhau, truyền thống văn hóa cũng không giống nhau. Điều
kiện kết hôn được quy định trong pháp luật các nước thường được xây dựng từ các đặc điểm
9

Ts. Nông Quốc Bình – Ts. Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ Hôn nhân và Gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006, trang 106.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 15

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

tâm sinh lý, văn hóa này. Do đó, Nếu đem pháp luật được xây dựng dựa vào đặc điểm của
công dân một nước áp đặt cho nước khác thì sẽ dể dẫn đến tình trạng không phù hợp. Vì
vậy, điều kiện kết hôn của công dân mỗi nước sẽ tuân thủ theo pháp luật của nước mà người
đó mang quốc tịch sẽ phù hợp hơn.
Nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự hiện nay là một nguyên tắc phổ biến
trong các vấn đề tư pháp quốc tế. Ở Việt Nam, nguyên tắc này được ghi nhận trong nhiều
văn bản quy phạm pháp luật như Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, Luật hôn nhân gia
đình năm 2000. Đặc biệt, nguyên tắc luật quốc tịch là một nguyên tắc góp phần quan trọng
trong việc xây dựng các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước.
Tuy nguyên tắc luật quốc tịch có nhiều đóng góp tích cực vào việc giải quyết các
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung, quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam

với người nước ngoài nói riêng nhưng nguyên tắc này cũng chứa đựng nhiều vấn đề bất cập.
Đối với người không có quốc tịch thì không áp dụng được nguyên tắc này do không xác địch
được pháp luật của nước có liên quan. Một trường hợp khác đó là, khi một người có nhiều
hơn một quốc tịch thì cơ quan chức năng lại gặp nhiều khó khăn trong việc xác định luật của
nước nào sẽ được áp dung.
Mặc dù nguyên tắc luật quốc tịch đôi khi mang lại một số khó khăn trong quá
trình áp dụng, nhưng đây là một nguyên tắc có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết
các vấn đề dân sự có yếu tố nước ngoài trong đó có vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài.
 Nguyên tắc luật nơi cư trú
Đây là nguyên tắc được áp dụng rộng rãi ở các nước theo hệ thống pháp luật
common law.10 Nguyên tắc luật nơi cú trú là nguyên tắc quy định việc áp dụng pháp luật của
nước mà đương sự cư trú. Thông thường nguyên tắc luật nơi cư trú được áp dụng trong
trường hợp không áp dụng được nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự khi gặp phải người
không có quốc tịch hay người có nhiều hơn một quốc tịch (đã đề cặp ở phần nguyên tắc luật
nơi cư trú của đương sự). Nguyên tắc luật nơi cư trú được quy định tai khoản 1 và khoản 2
điều 760 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau:
“1. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng
hoà xã hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà
10

Ts. Nông Quốc Bình – Ts. Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ Hôn nhân và Gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006, trang 108.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 16

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân



Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp
luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước
ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc
tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm
phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có
quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó
nhất về quyền và nghĩa vụ công dân.”
Như vậy, pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và pháp luật về kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài nói riêng áp dụng nguyên tắc luật nơi cư
trú như là một nguyên tắc ưu tiên thứ hai sau nguyên tắc Luật quốc tịch của đương sự.
Nguyên tắc này được đặt ra là vô cùng cần thiết. Tình hình quốc tịch của công dân trên thế
giới hiện nay khá phức tạp. Sự ra đời của nguyên tắc luật nơi cư trú của đương sự đã bổ
khuyết được rất nhiều cho nguyên tắc Luật quốc tịch của đương sư. Nó giúp cho quá trình
giải quyết các vấn đề dân sự có yếu tố nước ngoài được trơn tru, dể dàng hơn. Bên cạnh
pháp luật trong nước, nguyên tắc này còn được ghi nhận thường xuyên trong trong các hiệp
định tương trợ tư pháp với các nước. Có thể kể đến như hiệp định tương trợ tư pháp của Việt
Nam ký với Liên bang Nga, Lào, Ucraina…Với những gì làm được, nguyên tắc luật nơi cư
trú sẽ còn tiếp tục được vận dụng và thu được nhiều hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
 Nguyên tắc luật nơi thực hiện hành vi
Đây là nguyên tắc xuất hiện khá phổ biến trong pháp luật về quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài. Nguyên tắc Luật nơi thực hiện hành vi được hiểu là các hành vi được
thực hiện ở nước nào sẽ được điều chỉnh theo pháp luật của nước đó.11 Trong quan hệ kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài nguyên tắc luật nơi thực hiện hành vi
được ghi nhận tại khoản 1 điều 103 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Trong việc kết

hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của
nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật
11

Ts. Nông Quốc Bình – Ts. Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ Hôn nhân và Gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006, trang 111.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 17

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

này về điều kiện kết hôn”. Như vậy, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài khi được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, ngoài việc phải
tuân theo pháp luật của nước mà các đương sự mang quốc tịch còn phải tuân thủ theo pháp
luật nơi tiến hành đăng ký kết hôn là pháp luật Việt Nam. Việc áp dụng nguyên tắc này một
mặt có ý nghĩa mở rộng phạm vi áp dụng của pháp luật Việt Nam, thể hiện chủ quyền của
nhà nước trên lãnh thổ Việt Nam, ngoài ra nó còn đảm bảo cho các giá trị truyền thống văn
hóa và sự ổn định xã hội mà nhà nước ta đang cố gắng bảo vệ.
Tóm lại, các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài luôn gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, tạo cơ sở pháp lý vững
chắc để bảo vệ lới ích quốc gia, lợi ích của các bên đương sự, góp phần thúc đẩy giao lưu
dân sự quốc tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.
1.3.2. Ý nghĩa

Trong những năm gần đây, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài có chiều hướng gia tăng. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình giao lưu hợp tác của Việt
Nam và các nước. Do đó, việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài là yêu cầu khách quan trong điều kiên hội nhập kinh tế quốc tế. Nó thể
hiện sự nhạy cảm của nhà nước ta đối với sự thay đổi của xã hội, đáp ứng được nhu cầu sử
dụng luật của người dân và cơ quan có thẩm quyền.
Việc pháp luật ghi nhận và có cơ chế đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh quan hệ
kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài sẽ góp phần đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên trong quan hệ đó. Cùng với việc xây dựng các quy phạm pháp luật
để điều chỉnh cho quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đi đúng
hướng, nhà nước ta cũng đã xây dựng một hệ thống chế tài để răn đe các ý định quy vi
phạm. Việc làm này một mặt đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, một mặt đảm
bảo sự phát triển lành mạnh của xã hội, góp phần loại bỏ các hành vi lợi dụng việc kết hôn
để trục lợi không chính đáng.
Việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài là cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết các yêu cầu của các bên đương sự và giải
quyết tranh chấp khi phát sinh liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài.
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương

Trang 18

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

Pháp luật kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thể hiện quan hệ
hữu nghị và hợp tác, giao lưu dân sự quốc tế giữa nước ta và các nước trên thế giới. Hiện
nay, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản quy phạm pháp

luật có liên quan, nhà nước ta đã thể hiện được sự tôn trọng pháp luật các nước và sự tuân
thủ đối với những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bên cạnh việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, các quy định của pháp luật hiện hành còn bảo
vệ quyền lợi ích hợp pháp của người nước ngoài. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những
người không phải là công dân Việt Nam thực hiện giao lưu dân sự với công dân nước ta, hạn
chế các quy định có tính phân biệt đối xử đối với người nước ngoài. Việc ghi nhận pháp luật
về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo chiều hướng tích cực
còn thể hiện quan điểm nhất quán của nhà nước ta về việc thúc đẩy giao lưu quốc tế của Việt
Nam và chính sách ngoại giao hòa bình, ổn định. Cuối cùng là nâng tầm ảnh hưởng của Việt
Nam trên thế giới, tạo điều kiện cho nước ta hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới.
1.4. Nguồn pháp luật điều chỉnh vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời
nƣớc ngoài
1.4.1. Pháp luật quốc gia
Pháp luật quốc gia là nguồn cơ bản nhất để điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công
dân Việt Nam với người nước ngoài. Nguồn pháp luật quốc gia của Việt Nam để điều chỉnh
quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là hệ thống pháp luật thành
văn bao gồm các văn bản như:
+ Hiến pháp: Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nó quy định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, khoản 2
điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình”.
+ Bộ luật dân sự: Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước là
loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong Bộ luật dân sự năm 2005 loại quan hệ này
được quy định tại phần thứ bảy ( phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài). Đây là một
nguồn quan trọng của quan hệ kết hôn trên.
+ Luật hôn nhân và gia đình: Đây là nguồn không thể không kể đến của pháp luật
hôn nhân và gia đình nói chung, pháp luật kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài nói riêng. Luât hôn nhận và gia đình năm 2000 đã dành riêng chương 11 để quy định
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương


Trang 19

SVTH : Huỳnh Thanh Xuân


×