Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại điều 70 bộ luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 88 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 (2011-2015)

Đề tài:
CÁC BIỆN PHÁP TƢ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hƣớng dẫn:

Trần Vân Quỳnh

Nguyễn Thu Hƣơng

MSSV: 5117424
Lớp: Luật Tƣ Pháp – K37

Hậu Giang, 12/2014


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô của Trường
Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, cung cấp lượng kiến thức vô


cùng quý báu cho em trong chương trình Đại học. Giúp em nắm
vững những vốn lý thuyết để có thể tự tin vận dụng vào thực tiễn,
làm hành trang vững chắc bước vào cuộc sống, cải thiện kinh tế và
có thể góp một phần nhỏ của mình vào việc xây dựng xã hội phát
triển.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn – Cô
Nguyễn Thu Hương, em cảm ơn Cô đã giúp đỡ em trong thời gian
em làm luận văn vừa qua. Cảm ơn Cô đã tận tình sửa chữa, hướng
dẫn em để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
như hôm nay.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô
trong Hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp đã cung cấp thêm những
kiến thức mới để em có thể sửa chữa những chỗ còn sai sót, cũng
như bổ sung để vốn kiến thức của em được vững vàng hơn. Cảm ơn
các Thầy, Cô đã nhiệt tình góp ý giúp em có thể hoàn thiện hơn luận
văn tốt nghiệp của mình.
Em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến các Thầy, Cô!
Em xin chân thành cảm ơn!

GVHD: Nguyễn Thu Hương

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………........
GVHD: Nguyễn Thu Hương

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………........
GVHD: Nguyễn Thu Hương

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP TƢ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI
VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70
BỘ LUẬT HÌNH SỰ..........................................................................................................5
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI ...................................................................................................................5

1.1.1. Khái niệm ngƣời chƣa thành niên phạm tội và đặc điểm tâm lí ngƣời chƣa
thành niên phạm tội....................................................................................................5
1.1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội ................................................5
1.1.1.2. Đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên phạm tội ................................7
1.1.2. Nguyên tắc xử lí ngƣời chƣa thành niên phạm tội ......................................11
1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BIỆN PHÁP TƢ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI
VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ
LUẬT HÌNH SỰ .........................................................................................................14
1.2.1. Khái niệm biện pháp tƣ pháp áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên
phạm tội .....................................................................................................................14
1.2.2. Các đặc điểm của biện pháp tƣ pháp áp dụng đối với ngƣời chƣa thành
niên phạm tội quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự ..............................................16
1.3. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ CÁC
BIỆN PHÁP TƢ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ ...............................17
1.3.1. Giai đoạn trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 ..........................17
1.3.2. Các biện pháp tƣ pháp theo Bộ luật hình sự năm 1985 ..............................18
1.3.3. Các biện pháp tƣ pháp theo Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay ...............20
1.4. Ý NGHĨA CỦA CÁC BIỆN PHÁP TƢ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƢỜI
CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH
SỰ .................................................................................................................................21

GVHD: Nguyễn Thu Hương

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ


CHƢƠNG 2. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP TƢ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH .............................................................................23
2.1. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ..............................23
2.1.1. Điều kiện áp dụng ...........................................................................................24
2.1.2. Thủ tục thi hành .............................................................................................24
2.1.3. Quyền của ngƣời đƣợc giáo dục ....................................................................27
2.1.4. Nghĩa vụ của ngƣời đƣợc giáo dục ................................................................28
2.1.5. Việc chấm dứt chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn ....30
2.1.6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong thi hành
biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn ...........................................................32
2.1.6.1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, cơ quan thi hành án hình sự Công an
các cấp ....................................................................................................................32
2.1.6.2. Trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân, và gia đình trong giám sát,
giáo dục người được giáo dục ................................................................................35
2.2. BIỆN PHÁP ĐƢA VÀO TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG .........................................39
2.2.1. Điều kiện áp dụng .............................................................................................39
2.2.2. Thủ tục thi hành biện pháp đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng .............................40
2.2.3. Quyền của ngƣời đƣợc đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng .....................................42
2.2.4. Nghĩa vụ của ngƣời đƣợc đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng .................................46
2.2.5. Việc chấm dứt chấp hành biện pháp đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng ..............46
2.2.6. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc thi hành biện pháp đƣa vào
trƣờng giáo dƣỡng ......................................................................................................48
2.2.6.1. Trách nhiệm của nhà trường .....................................................................48
2.2.6.2. Trách nhiệm của Bộ công an .....................................................................49
2.2.6.3. Trách nhiệm của Bộ y tế, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động- Thương
binh và Xã hội, Bộ tài chính ...................................................................................50
2.2.6.4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh .............................................50

GVHD: Nguyễn Thu Hương


SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƢ PHÁP ÁP DỤNG
ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI, MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ............................................................................................57
3.1. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƢ PHÁP TẠI ĐIỀU 70 ĐỐI VỚI
NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI ...........................................................57
3.2. NHỮNG HẠN CHẾ VỀ MẶT PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
CÁC BIỆN PHÁP TƢ PHÁP TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI ...........................................................63
3.2.1. Hạn chế trong quy định của pháp luật hình sự .............................................63
3.2.1.1. Tên gọi của các biện pháp tư pháp không phản ánh đúng bản chất
thực tế.....................................................................................................................63
3.2.1.2. Phạm vi áp dụng của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn còn hạn
chế ...........................................................................................................................64
3.2.1.3. Không quy định quyền và lợi ích được hưởng của gia đình trong việc giám
sát người chưa thành niên phạm tội .......................................................................64
3.2.1.4. Điều kiện miễn, giảm chấp hành các biện pháp tư pháp áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội còn hạn chế ........................................................65
3.2.2. Một số hạn chế, vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng....................................66
3.2.2.1. Ít được áp dụng và hiệu quả áp dụng không cao ......................................66
3.2.2.2. Không xác định được tiêu chí đánh giá tính chất nghiêm trọng của hành vi
phạm tội để áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng .................................68
3.2.2.3. Lúng túng trong áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành
niên cho đến khi đã thành niên ...............................................................................69

3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ MẶT PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN LIÊN
QUAN ĐẾN CÁC BIỆN PHÁP TƢ PHÁP ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH
NIÊN PHẠM TỘI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ ....................70
3.3.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật ..................................................70
người chưa thành niên phạm tội .............................................................................70
3.3.1.2. Mở rộng phạm vi áp dụng của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn .........................................................................................................................70
GVHD: Nguyễn Thu Hương

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

3.3.1.3. Bổ sung quyền và lợi ích của gia đình trong việc giám sát giáo dục người
chưa thành niên phạm tội .......................................................................................71
3.3.1.4. Kiến nghị bổ sung tiêu chí miễn, giảm chấp hành các biện pháp tư pháp
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ...................................................71
3.3.1.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp tư pháp đối với
người chưa thành niên phạm tội .............................................................................72
3.3.1.6. Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hóa tiêu chí đánh giá tính chất nghiêm
trọng của hành vi phạm tội .....................................................................................73
3.3.1.7. Cần có quy định hướng dẫn việc áp dụng biện pháp tư pháp đối với người
chưa thành niên cho đến khi đã thành niên ............................................................74
PHẦN KẾT LUẬN ..........................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Nguyễn Thu Hương


SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

LỜI MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế hệ trẻ, thế hệ thanh thiếu niên hay cụ thể hơn là người chưa thành niên chính là
chủ nhân tương lai của đất nước. Họ nắm giữ vận mệnh của đất nước trong tay, hành
động của họ quyết định sự phát triển hay suy thoái của một quốc gia. Để một quốc gia
phát triển giàu mạnh với một nền xã hội văn minh thì ngay từ đầu phải phải tạo cho
người chưa thành niên có những suy nghĩ, hướng đi và mục tiêu đúng đắn. Cho nên việc
chăm sóc và bảo vệ người chưa thành niên là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại không
có sự phân biệt giữa các quốc gia có chế độ xã hội và bản sắc dân tộc khác nhau. Với
người Việt Nam, việc chăm sóc và bảo vệ người chưa thành niên không chỉ là nhiệm vụ
mà còn là một truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc. Quyền và lợi ích của người chưa
thành niên không chỉ được nghi nhận trong các văn bản pháp luật trong nước như Hiến
pháp, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,…mà còn thể hiện ở những cam kết,
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Và với quan điểm bảo vệ và chăm sóc trẻ em chưa thành niên một cách toàn diện, từ
việc dành cho các em những điều kiện tốt nhất về giáo dục, kinh tế, xã hội, y tế,… để các
em phát triển toàn diện đến việc áp dụng các biện pháp xử lí phù hợp khi các em vi phạm
pháp luật để tạo điều kiện cho các em nhận thức đúng đắn hơn với hành vi của mình,
pháp luật Việt Nam đã có những quy định tương đối toàn diện đối với quyền và nghĩa vụ
của các em. Các quy định của Bộ luật hình sự cũng không nằm ngoài mục đích trên.
Người chưa thành niên tham gia các quan hệ được luật hình sự bảo vệ với hai tư cách:
một là chủ thể của tội phạm, hai là đối tượng tác động của tội phạm. Trong luận văn này
chỉ nghiên cứu người chưa thành niên với tư cách là chủ thể của tội phạm. Người chưa
thành niên là những người còn non nớt về thể chất và trí tuệ, nên việc nghiên cứu chính

sách pháp luật áp dụng khi họ có hành vi vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp
luật hình sự nói riêng là một việc làm cần thiết. Những kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở
quan trọng của việc hoàn thiện pháp luật, từ đó đưa ra những quy định phù hợp nhất đối
với người chưa thành niên vì chính những quy định của pháp luật sẽ có ảnh hưởng quan
trọng tới sự phát triển toàn diện, ổn định của người chưa thành niên, chủ nhân tương lai
của đất nước. Bên cạnh đó, với đặc điểm non nớt của người chưa thành niên nên đòi hỏi
hệ thống tư pháp áp dụng với người chưa thành niên phải đảm bảo những yêu cầu khắt
khe trong khi áp dụng như vấn đề quy định của pháp luật phải phù hợp với hoàn cảnh của
người phạm tội, đặc điểm tâm lý của người phạm tội cũng như tính chất của tội phạm,
trong đó đặc biệt chú trọng đến hạnh phúc của người chưa thành niên. Đây là những yêu
cầu tối thiểu của tư pháp người chưa thành niên thể hiện trong các văn kiện quốc tế về tư
GVHD: Nguyễn Thu Hương

1

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

pháp người chưa thành niên và quy định của Bộ luật hình sự nước Việt Nam. Điều 69 Bộ
luật hình sự quy định nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội đã thể
hiện rõ mục đích của việc xử lý đối với người chưa thành niên, nhằm giáo dục, giúp đỡ
họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Nguyên tắc này đã thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta. Xuất phát từ những tư
tưởng chỉ đạo xuyên suốt đó, các quy định áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự nước ta đều nhằm mục đích giáo dục, uốn
nắn, răn đe những hành vi lệch lạc, làm cho họ thấy được sai phạm của mình và tự giác
sửa chữa với sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội. Thể hiện điều này, về nguyên

tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội sẽ ưu tiên áp dụng các quy định riêng quy định
tại Chương X - Những quy định đối với người chưa thành niên, đồng thời có thể áp dụng
những quy định khác trong phần chung của Bộ luật nếu không trái với những quy định
của chương này. Điều này có nghĩa là, trong trường hợp nếu thấy không cần thiết phải áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên, Tòa án ưu tiên áp dụng một trong các biện
pháp tư pháp quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự 1999. Biện pháp tư pháp mang ý
nghĩa lớn trong việc xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, thể hiện tính
giáo dục cao, đồng thời thể hiện được đường lối xử lý mang tính nhân đạo, có sự cân
nhắc tới đặc điểm tâm lý của người phạm tội.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật, biện pháp tư pháp áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội còn tồn tại một số điểm hạn chế như hiệu quả áp dụng
của biện pháp không cao, cơ chế phân công, theo dõi không chặt chẽ, việc tái hòa nhập
của người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng còn khó
khăn, phạm vi áp dụng còn hạn chế…, chưa tương thích với các chuẩn mực quốc tế. Xuất
phát từ những điểm hạn chế trên cho thấy cần phải nâng cao hiệu quả của các biện pháp
tư pháp đang được quy định trong Bộ luật hình sự. Đồng thời, cần nghiên cứu để đưa ra
giải pháp hoàn thiện các biện pháp tư pháp nhằm có những biện pháp áp dụng hiệu quả
nhất đối với người chưa thành niên phạm tội. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện
các quy định của Bộ luật hình sự về biện pháp tư pháp là một việc làm quan trọng và
mang tính cấp thiết, đây cũng chính là lý do người viết lựa chọn đề tài "Các biện pháp tư
pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 70 Bộ luật
hình sự " làm luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ về mặt lý luận cũng như những nội dung cơ
bản của hệ thống biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo
GVHD: Nguyễn Thu Hương

2


SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

luật hình sự Việt Nam trên cơ sở đánh giá thực tiễn áp dụng các biện pháp này để kiến
nghị việc hoàn thiện các quy định về biện pháp tư pháp trong luật hình sự nước ta.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu về lý luận để làm rõ khái niệm, đặc điểm cơ bản của biện pháp tư pháp
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Phân tích các nguyên tắc áp dụng biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên
phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự về các biện pháp tư pháp áp dụng
đối với người chưa thành niên phạm tội. Từ đó chỉ ra những mặt hạn chế trong quy định
của pháp luật về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Đánh giá việc áp dụng các biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người chưa
thành niên trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, luận văn tập trung nghiên cứu các
vấn đề sau:
- Lí luận chung về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội.
- Quy định của pháp luật về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành
niên phạm tội.
- Các hạn chế trong quy định của pháp luật và hạn chế trong thực tiễn khi áp dụng
các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội,
- Các giải pháp mang lại lợi ích nhằm nâng cao hiệu quả cho việc áp dụng các biện

pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài này tập trung nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến
các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội như: cơ sở lí luận
của các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, nội dung các
biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại điều 70
Bộ luật hình sự hiện hành. Qua quá trình nghiên cứu người viết cũng đưa ra một số tồn
GVHD: Nguyễn Thu Hương

3

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

tại và hướng đề xuất góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm đạt được mục
đích của việc xử lí người chưa thành niên phạm tội.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của triết học Mác-Lênin, cơ sở Đường lối
của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, về cải
cách tư pháp trong thời kỳ mới.
Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể để làm rõ những nội dung cần nghiên cứu
như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp thống kê.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: cơ sở lí luận của các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành
niên phạm tội quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự

Chương 2: nội dung các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội quy định tại điều 70 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành
Chương 3: thực tiễn áp dụng các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội, một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Nguyễn Thu Hương

4

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP TƢ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƢỜI
CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI
Pháp luật bao trùm lên mọi mặt của đời sống, nó tác động ít nhiều đến mọi người,
các hành vi của họ đều chịu sự chi phối của pháp luật, nếu có hành vi nguy hiểm làm gây
hại đến các quan hệ xã hội sẽ được pháp luật bảo vệ và trừng trị những hành vi đó. Diễn
biến về tình hình tội phạm luôn được sự quan tâm sâu sát của Nhà nước ta khi mà đất
nước đang thay đổi từng ngày. Trong các chủ thể của tội phạm, có một chủ thể đặc biệt là
người chưa thành niên, khi chủ thể này phạm tội sẽ có những hình thức xử lí khác nhau
đó là những hình phạt và mang tính ít nghiêm khác hơn hình phạt đó là các biện pháp tư
pháp được pháp luật hình sự điều chỉnh bằng những quy định riêng. Những quy định
riêng đó như thế nào mà chỉ người chưa thành niên phạm tội mới được áp dụng, để thể
hiện rõ hơn trước tiên phải tiềm hiểu về nền móng cơ bản đó là “Cơ sở lí luận của các

biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội”.
1.1.1. Khái niệm ngƣời chƣa thành niên phạm tội và đặc điểm tâm lí ngƣời chƣa
thành niên phạm tội
1.1.1.1.Khái niệm người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, chưa
có khả năng nhận thức, kiểm soát được suy nghĩ, hành vi của mình, chưa có đầy đủ
quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 cũng có quy định: “Trong phạm
vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp
dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”… Các văn bản trên đều quy
định người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành
niên cũng được xác định thống nhất trong Hiến Pháp năm 2013, Bộ luật Hình sự hiện
hành, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Dân sự
năm 2005, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em năm 2004, và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản pháp
luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và quy định riêng
những chế định pháp luật đối với người chưa thành niên trong từng lĩnh vực cụ thể.

GVHD: Nguyễn Thu Hương

5

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Tóm lại, khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự phát triển về
mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong

các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Qua đó, có thể khái niệm: Người chưa thành
niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có
đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.1
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Về nguyên tắc, mọi người đều bình đẳng trước
pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc tín ngưỡng tôn giáo, thành phần địa vị xã
hội. Tuy nhiên đối với trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên, Nhà nước có
chính sách riêng, căn cứ vào đặc điểm đặc thù của sự phát triển tâm sinh lí con người ở
độ tuổi này cũng như đường lối chính sách, pháp luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ
em.
Không phải hành vi nào của người chưa thành niên vi phạm pháp luật thì đều được
xem là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ có những người chưa thành niên
thỏa điều kiện được quy định tại Điều 68 Bộ luật hình sự hiện hành thì mới xem xét là
người phạm tội hay không. Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật hình sự hiện hành: “ Người
chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự theo quy định của chương này, đồng thời theo quy định khác của Phần chung Bộ
luật không trái với những quy định của Chương này”.
Vì vậy, để một người chưa thành niên được xem là người phạm tội thì trước hết họ
phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi và thực hiện ít nhất một hành vi mà hành vi
đó là hành vi trái với pháp luật hình sự thì mới xem xét vấn đề họ có phải là người phạm
tội hay không theo như quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung
năm 2009 : “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu
trách nhiệm hình sự”
Từ quy định trên, người chưa thành niên phạm tội là người thỏa các điều kiện sau
đây:
- Họ là người chưa thành niên, có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- Đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự;
1


Bùi Thành Trung, Trường Đại Học Cảnh Sát Nhân Dân, Khái niệm người chưa thành niên và khái niệm tội phạm
do người chưa thành niên gây ra - cơ sở có tính pháp lí quan trọng để phòng ngừa, điều tra tội phạm và xử lí người
chưa thành niên phạm tội, [truy cập ngày 18-7-2014].

GVHD: Nguyễn Thu Hương

6

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

- Đã thực hiện hành vi mà pháp luật hình sự quy định là tội phạm;
- Có lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội;
Như thế, người viết có thể đúc kết khái niệm về người chưa thành niên phạm tội như
sau: người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, có năng lực
trách nhiệm hình sự, đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm một
cách cố ý hoặc vô ý.
Khái niệm người chưa thành niên phạm tội không đồng nhất với khái niệm khái
niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra nhưng hai khái niệm đó có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau. Như ông Bùi Thành Trung đã đưa ra khái niệm “Tội phạm do người
chưa thành niên gây ra là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bởi người dưới
18 tuổi và người đó phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi và lỗi của mình
theo phán xét của cơ quan tiến hành tố tụng..”.2 Có thể thấy khái niệm người chưa thành
niên phạm tội là khái niệm dùng để chỉ một dạng chủ thể đặc biệt (người chưa thành
niên) thực hiện hành vi phạm tội, còn khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây
ra là khái niệm dùng để chỉ tội phạm đã được thực hiện bởi một dạng chủ thể đặc biệt
(người chưa thành niên).

1.1.1.2. Đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên phạm tội
Thực tế cho thấy lối sống, đạo đức và nhân cách của con người được hình thành từ
tuổi thơ ấu và định hình rõ nét từ tuổi chưa thành niên. Người chưa thành niên sẽ dần dần
phát triển về mặt tâm lí, mặt sinh lí, mặt nhận thức... Đó là khuôn mẫu cho nhân cách của
chính người đó trong cuộc sống sau này. Trong giai đoạn phát triển, nếu người chưa
thành niên thực hiện hành vi phạm tội thì hành vi phạm tội đó luôn chịu sự chi phối bởi
những yếu tố đời sống tâm lí và đặc điểm cá nhân trong hoàn cảnh xã hội của họ….Vậy
đặc điểm tâm lí nào của người chưa thành niên là nguyên nhân dẫn tới đối tượng này thực
hiện hành vi phạm tội. Người viết sẽ phân tích một số đặc điểm tâm lí của người chưa
thành niên phạm tội như sau:
- Về trạng thái cảm xúc:
Người chưa thành niên là người đang trong quá trình phát triển về cả sinh lí lẫn tâm
lí, ý thức mà trong nhiều trường hợp chính sự thay đổi đó còn gây sóc cho bản thân lứa

2

Bùi Thành Chung, Trường Đại học cảnh sát nhân dân, Khái niệm người chưa thành niên và khái niệm tội phạm do
người chưa thành niên gây ra - cơ sở có tính pháp lí quan trọng để phòng ngừa, điều tra tội phạm và xử lí người
chưa thành niên phạm tội, [ngày truy cập 29-10-2014].

GVHD: Nguyễn Thu Hương

7

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ


tuổi này. Đây là giai đoạn diễn ra những biến cố đặc biệt đó là sự phát triển về cơ thể mất
cân bằng nên đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong cảm xúc của người chưa thành
niên. Sự phát triển không cân bằng của hệ tim và mạch. Tim phát triển nhanh hơn các
mạch máu đã gây ra sự thiếu máu trong từng bộ phận trên vỏ não đôi khi còn làm rối loạn
chức năng trong hoạt động của hệ tim mạch. Do đó người chưa thành niên có cảm giác
mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc suy giảm, dễ bị kích động, dễ nỗi nóng…
Đồng thời, tuyến nội tiết ở người chưa thành niên hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến sinh
dục và tuyến giáp trạng) gây ra mất cân bằng trong hệ thống thần kinh trung ương, dễ đưa
họ đến những cảm xúc mạnh, những phản ứng nóng nảy vô cớ, những hành vi bất
thường.3 Theo số liệu điều tra, phần lớn người chưa thành niên có hành vi phạm tội cố ý
gây thương tích (81,82%), giết người (75%) đều cho rằng, việc các em phạm tội trong
nhiều trường hợp là do nóng nảy, bị kích động và không kiềm chế được bản thân. Ví dụ :
vụ án của Trần Văn D và Nguyễn Văn T (trú ở xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tỉnh)
phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự hiện hành. Tối
ngày 12/8/2012, trong khi đang uống cà phê, D nói với T chuyện ban chiều có xô xát với
K và bị bọn K dọa tối nay sẽ đánh trả thù. Thấy bạn bị bắt nạt. T nỗi máu anh hùng trả
thù cho bạn. D và T đã lấy trộm chiếc kéo của chủ quán mang theo để phòng thân rồi đi
tìm K “nói chuyện”. Bằng chiếc kéo đó D và T đã đâm K gây thương tích 56%. Với hành
vi phạm tội này D và T đã phải nhận bản án 4 năm tù.4 Hay trường hợp của em T.Đ.P. sự
việc bắt đầu trong lần đi học, một cậu bạn ngổ ngáo cùng lớp đã gây gổ với P. Sẵn lúc đó
đang cằm con dao rọc giấy trên tay, P đã đâm bạn một nhát vào bụng làm bạn chết. Trước
đó hai người không có mâu thuẫn gì. Do chỉ trong lúc nóng nảy, không kiềm chế mà
T.Đ.P đã phạm tội giết người. Như vậy sự mất cân bằng tạm thời về trạng thái cảm xúc
của người chưa thành niên là một nguyên nhân có thể dẫn tới hành vi phạm tội khi họ
không làm chủ được bản thân mình.
- Về nhu cầu khám phá cái mới:
Tìm hiểu, khám phá cái mới là một trong những nhu cầu của các em ở lứa tuổi chưa
thành niên. Các em muốn khám phá mọi thứ xung quanh mình, muốn tiếp thu, học hỏi
những kinh nghiệm trong cuộc sống, những kiến thức của người lớn tuổi…Thêm vào đó,
trong bối cảnh phương tiện thông tin đại chúng đang phát triển mạnh mẽ và hiện đại như

ngày nay thì khát khao hiểu biết của các em không chỉ trong phạm vi cuộc sống xung
quanh mình, đất nước mình mà các em còn khám phá cuộc sống trên nhiều quốc gia
khác. Nhu cầu tìm tòi, khám phá cái mới giúp cho các em nâng cao được nhận thức và
3

Ủy ban chăm sóc bảo vệ trẻ en Việt Nam, tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (RADDA BARNEN), tài liệu tham
khảo về công tác với trẻ em làm trái pháp luật, Hà Nội,1996, tr.62.
4
Đặng Thanh Nga, Một số đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên phạm tội, tạp chí Luật học, số 1, 2008, tr. 40.

GVHD: Nguyễn Thu Hương

8

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

hiểu biết của mình. Đây là điều quan trọng đối với việc phát triển nhân cách, đạo đức, lối
sống của lứa tuổi chưa thành niên. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, các em không chỉ có nhu
cầu khám phá cái mới mà bên cạnh đó các em còn tìm tòi, thử nghiệm cái mới trong đó
có cả những cái thiếu lành mạnh, trái chuẩn mực chung của xã hội. Các em rất hiếu động,
tò mò, hay bắt chước nên rất dễ bị dụ dỗ, dễ bị lôi cuốn vào những hoạt động tiêu cực.
Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội của các em. Vấn đề
này được lí giải như sau: Với người chưa thành niên, thì đây là độ tuổi mới lớn nên chưa
định hình về tính cách, chúng dễ dàng hành động bộc phát hay tò mò bắt chước. Khả
năng học đòi, bắt chước của các em rất lớn và mau chóng. Các em bắt chước theo những
gì mình cho là hay, lạ và hấp dẫn, các em còn bắt chước hình mẫu trong cả đời sống thực

và trong phim ảnh, sách, báo…. Do kinh nghiệm sống còn non nớt, các em lại khó phân
biệt được cái nào tốt cái nào xấu nên các em có thể bắt chước cái xấu mà không biết lâu
dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các em.
Như vậy, nhu cầu khám phá cái mới của người chưa thành niên là nhân tố cần thiết
đối với sự phát triển về nhân cách và nhận thức. Tuy nhiên sự tò mò và khám phá cái mới
cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội của các em, nếu các em thiếu
sự hướng dẫn, giám sát của gia đình và xã hội, nếu các em không phân biệt được đâu là
cái tốt đâu là cái xấu.
- Về nhu cầu độc lập:
Đặc điểm tâm lí nổi bậc, đặc trưng nhất mà ta thấy ở lứa tuổi này là sự biểu hiện của
nhu cầu độc lập. Nhu cầu độc lập là mong muốn tự hành động, tự đưa ra quyết định theo
cách phù hợp với nhận thức của bản thân hơn là để thỏa mãn đòi hỏi của xã hội, môi
trường hay của người khác. Nhu cầu độc lập có thể được hiểu là việc cá nhân tự hành
động và tự đưa ra quyết định theo ý kiến riêng mà không muốn bị ảnh hưởng của người
khác.5 Có thể nói nhu cầu độc lập là sự phát triển tất yếu và cần thiết ở lứa tuổi chưa
thành niên. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là không phải nhu cầu độc lập nào của lứa tuổi chưa
thành niên cũng đều là mặt tích cực mà bên cạnh những mặt tích cực đó bao giờ cũng có
mặt tiêu cực kèm theo một khi nhu cầu độc lập đó phát triển theo hướng thái quá. Nhu
cầu độc lập có tính chất tiêu cực sẽ trở thành nguyên nhân dẫn tới các hành vi phạm tội
của người chưa thành niên, cụ thể:
Ở lứa tuổi chưa thành niên, nhu cầu độc lập thái quá thường biểu hiện ra bên ngoài
dưới dạng các hành vi ngang bướng, cố chấp, bảo thủ, dễ tự ái, khoe khoang, hành động
bộc phát, mang tính phiêu lưu mạo hiểm. Nhiều em muốn hành động như các anh hùng
5

Đặng Thanh Nga, Một số đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên phạm tội, tạp chí Luật học, số 1, 2008, tr. 40.

GVHD: Nguyễn Thu Hương

9


SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

trong các bộ phim… đôi khi còn sử dụng hành vi bạo lực để khẳng định mình… Do có ý
thức tự trọng và mong muốn được tôn trọng như người lớn, người chưa thành niên
thường có tâm lí “phóng đại” khả năng của mình, đánh giá chúng quá cao so với hiện
thực. Ví dụ, các em cho rằng hành vi đua xe trái phép là những màn biểu diễn độc đáo,
phô diễn năng lực bản thân mà ít có ai làm được…
- Về nhận thức pháp luật:
Có thể nói, lứa tuổi chưa thành niên là giai đoạn phát triển như “vũ bảo” về mặt sinh
học nhưng lại thiếu cân đối về mặt trí tuệ. Các em thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống,
đặc biệt là khả năng nhận thức về mặt pháp luật còn hạn chế. Nhận thức và quan niệm về
pháp luật chưa đầy đủ hoặc bị hiểu lệch lạc theo hướng chủ quan của các em. Khi các em
không có ý thức pháp luật đúng đắn thì xu hướng dẫn tới các hành vi phạm tội là rất cao.
Thực tế cho thấy rằng, nhiều người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng nhưng lại không biết rằng mình đã phạm tội, không thấy được hết tính nguy
hiểm của hành vi đó. Các em chỉ suy nghĩ đơn giản rằng đó là hành vi hợp pháp, là tự vệ
hoặc đang bảo vệ quyền lợi của mình. Một phần không nhỏ người chưa thành niên lại
thực hiện hành vi phạm tội chỉ để thỏa mãn nhu cầu, hứng thú không đúng đắn của cá
nhân, không quan tâm đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Một số khác lại cho rằng, hành
vi phạm tội như trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cố ý gây thương tích… là đúng đắn và cần
thiết để góp phần tạo công bằng trong xã hội.6
Như vậy, ý thức pháp luật là nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách
của người chưa thành niên. Tuy nhiên cần lưu ý rằng các em không có được ý thức pháp
luật đúng đắn thì nguy cơ dẫn tới hành vi phạm tội là rất cao.
Nhìn chung ở lứa tuổi này, người chưa thành niên chịu sự tác động chủ yếu của môi

trường sống. Sự pháp triển về nhân cách và sự hình thành các phẩm chất thuộc về nhân
thân của họ chịu sự chi phối có tính chất quyết định của nền giáo dục gia đình, nhà
trường và xã hội. Sống trong môi trường sống lành mạnh, được chăm sóc bởi nền giáo
dục khoa học, tiến bộ, người chưa thành niên sẽ có điều kiện phát triển thể lực, hình
thành nhân sinh quan và thế giới quan phù hợp với những giá trị xã hội đương đại. Ngược
lại, trong một môi trường xấu, không lành mạnh, người chưa thành niên dễ bị tiêm nhiễm
bởi những thói hư tật xấu, bị tha hóa dần về nhân cách, nghiêm trọng hơn là trở thành
người phạm tội.7

6

Đỗ Văn Thọ, Giáo dục phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí kiểm sát, số 2, 1998, tr.16.
Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 486487.
7

GVHD: Nguyễn Thu Hương

10

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

1.1.2. Nguyên tắc xử lí ngƣời chƣa thành niên phạm tội
Như chúng ta đã biết, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta được
coi là sự nghiệp lớn của đất nước, của dân tộc. Ngoài ra, một trong những quan điểm
xuyên suốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là - coi con người vừa
là mục tiêu và là động lực của sự phát triển đất nước, trong đó trẻ em – người chưa thành

niên được ví như là búp măng non, tương lai của dân tộc, chủ nhân tương lai, kế tục sự
nghiệp phát triển của đất nước. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh: “…Chú trọng cải thiện
điều kiện sống, lao động và học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ
em…”.8 Do đó, xét riêng trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta thì Hiến
pháp và pháp luật luôn coi trẻ em, người chưa thành niên là đối tượng cần được bảo vệ và
chăm sóc khi họ là chủ thể của tội phạm hoặc khi họ là đối tượng tác động của tội phạm.
Xuất phát từ đường lối vận động, giáo dục thanh thiếu niên của Đảng và Nhà nước ta, từ
những đặc điểm tâm, sinh lí của người chưa thành niên phạm tội (đã phân tích ở mục
1.1.1.3) nên đường lối xử lí hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội cũng phải
tuân theo những quy định riêng và nguyên tắc riêng. Chương X Phần chung của Bộ luật
hình sự được quy định thành các nguyên tắc cơ bản có tính chất chỉ đạo, xuyên suốt quá
trình khi xử lí người chưa thành niên phạm tội. Trong đó, Điều 69 của Bộ luật hình sự
hiện hành quy định nội dung sáu nguyên tắc xử lí người chưa thành phạm tội. Đây là
những nguyên tắc không chỉ thể hiện chính sách hình sự nhân đạo và khoan hồng của
nước ta mà còn đảm bảo mục đích chủ yếu trong xử lí người chưa thành niên phạm tội là
“ giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên sửa chữa sai lầm”…mà còn mang tính định
hướng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình xử lí đối với người chưa
thành niên phạm tội.9 Cụ thể như sau:
- Nguyên tắc thứ nhất – việc xử lí người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm vào
giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có
ích cho xã hội.10 Nguyên tắc này đặt ra mục đích chủ yếu và trước hết của việc xử lí
người chưa thành niên phạm tội là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, tạo điều
kiện cho họ phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, việc áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội phải hướng tới mục đích giáo
dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, tạo điều kiện cho họ hòa nhập với cộng đồng, phát triển
lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội mà không nhằm mục đích trừng trị họ.
8

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà

Nội, 2011, tr.79-80.
9
Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 phần chung, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.220.
10
Khoản 1, Điều 69, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

GVHD: Nguyễn Thu Hương

11

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Trong điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Ngoài
ra cần phải là rõ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm để từ đó có thể áp dụng những
biện pháp đấu tranh, phòng ngừa chung và phòng ngừa cá biệt đối với người chưa thành
niên phạm tội. Mặc khác, giúp người chưa thành niên nhận thức rõ lỗi của mình và sửa
chữa để thành công dân có ích cho gia đình và xã hội trong tương lai.
- Nguyên tắc thứ hai – Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách
nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình
tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan tổ chức nhận giám sát giáo dục.11 Đây là
nguyên tắc thể hiện sự khoan hồng, nhân đạo đặc biệt – miễn trách nhiệm hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội. Ở độ tuổi này người chưa thành niên vẫn chưa phát triển
đầy đủ về cả thể lực và trí lực, pháp luật hình sự không coi người chưa thành niên có

năng lực trách nhiệm hình sự như người đã thành niên. Do vậy, ngoài những điều kiện
chung để có thể xem xét, miễn trách nhiệm hình sự như đã quy định tại Điều 52 Bộ luật
hình sự hiện hành, người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự
nếu thỏa các điều kiện sau:
+ Tội phạm người chưa thành niên thực hiện phải là tội ít nghiêm trọng, gây thiệt hại
không lớn cho xã hội;
+ Người chưa thành niên phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tức là
có hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên được quy định trong luật (khoản 1
Điều 46 BLHS hiện hành), trong các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật ( Nghị quyết
số 01/HĐTP ngày 08-4-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao);
+ Người chưa thành niên được gia đình hoặc cơ quan tổ chức nhận giám sát, giáo
dục: quy định này nhằm xác định trách nhiệm phối hợp giữa gia đình, cơ quan, tổ chức và
xã hội trong việc giáo dục người chưa thành niên phạm tội.
- Nguyên tắc thứ ba – việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên
phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết
và phải căn cứ vào tính chất hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu
cầu của việc phòng ngừa tội phạm.12 Theo nguyên tắc này, chỉ trong trường hợp cần thiết
mới truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội. Ngay cả khi cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa
11

Khoản 2, Điều 69, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Khoản 3, Điều 69, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

12

GVHD: Nguyễn Thu Hương

12


SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

thành niên phạm tội thì không có nghĩa là phải áp dụng hình phạt đối với họ mà có thể áp
dụng các biện pháp tư pháp thậm chí miễn hình phạt nếu có căn cứ. Để xác định trường
hợp nào cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội, phải căn cứ vào loại tội phạm mà họ thực hiện, tính chất, mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hậu quả của tội phạm cùng với những yếu
tố khác (như nhân thân, sự ăn năn hối cải của người phạm tội…) và các tình tiết khác của
vụ án. Việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ là biện pháp
cuối cùng khi áp dụng các biện pháp tư pháp không đạt được mục đích, giáo dục cải
tạo.13
- Nguyên tắc thứ tư – nếu thấy không cần thiết áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp là giáo
dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.14 Việc xử lí người chưa
thành niên phạm tội được tiến hành theo những nguyên tắc đặc biệt, trên tinh thần lấy
giáo dục, phòng ngừa là chính, chỉ đưa những người này ra xét xử và áp dụng hình phạt
đối với họ trong những trường hợp thật cần thiết. Nếu thấy không cần thiết – nếu có căn
cứ để Tòa án không cần áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội (căn
cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi, nhân thân, yêu cầu của việc phòng
ngừa…) thì Tòa án có thể phải áp dụng một trong các biện pháp tư pháp là giáo dục tại
xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. Hai biện pháp tư pháp này được
quy định cụ thể tại Điều 70 của Bộ luật hình sự hiện hành.
- Nguyên tắc thứ năm – không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người
chưa thành niên phạm tội.15 Việc áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với
người chưa thành niên phạm tội không chỉ trái với nguyên tắc nhân đạo mà còn không
đạt được mục đích chủ yếu đặt ra đối với việc xử lí người chưa thành niên phạm tội. Phải

nói rằng, mặc dù không tước bỏ cuộc sống của người phạm tội như hình phạt tử hình,
nhưng hình phạt tù chung thân cũng là loại hình phạt mang tính trừng trị nhiều hơn là
giáo dục, cải tạo người phạm tội. Vì vậy không được phép áp dụng hai loại hình phạt này
đối với họ. Trong trường hợp cần thiết phải áp dụng hình phạt, thì mức án mà người chưa
thành niên phạm tội chịu phải nhẹ hơn mức án có thể áp dụng đối với người đã thành
niên phạm một tội có cùng tính chất và mức độ nguy hiểm. Hình phạt được áp dụng cũng
cần phải phù hợp với đặc điểm nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm đối
với lứa tuổi đang trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách này. Ngoài ra, thể
13

Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (phần chung), Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 222.
14
Khoản 4, Điều 69, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
15
Khoản 5, Điều 69, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

GVHD: Nguyễn Thu Hương

13

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

hiện nội dung nhân đạo, Bộ luật hình sự cũng quy định không áp dụng các hình phạt bổ
sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Nguyên tắc thứ sáu – án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi

chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm.16 Đây là
nguyên tắc không những thể hiện sự nhân đạo, khoan hồng của nhà nước trong chính
sách hình sự của nhà nước ta đối với nguời chưa thành niên phạm tội mà còn nhằm tạo
điều kiện thuận lợi nhất để người chưa thành niên sớm hòa nhập với cộng đồng xã hội,
phát triển lành mạnh về thể chất lẫn tinh thần, tránh sự thành kiến của xã hội và sự mặc
cảm của bản thân người chưa thành niên.
1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BIỆN PHÁP TƢ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI
VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ
LUẬT HÌNH SỰ
Mục đích chủ yếu của các nguyên tắc xử lí người chưa thành niên có hành vi nguy
hiểm cho xã hội17 là nhằm giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội sửa chữa sai
lầm, phát triển lành mạnh để trở thành công dân có ích cho xã hội. Đây là các nguyên tắc
bao trùm, mang tính chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta trong quá trình xử lí vụ án mà bị
can, bị cáo là người chưa thành niên. Vì điểm đặc trưng của lứa tuổi này là phát triển
chưa đầy đủ về mặt tâm, sinh lý, đang ở giai đoạn phát triển, hình thành nhân cách và
chưa có suy nghĩ chính chắn trong khi quyết định hành vi của mình dẫn đến có những
hành vi sai phạm, lệch chuẩn, thậm chí nguy hiểm cho xã hội đến mức phải xử lí về hình
sự nên Bộ luật hình sự đã dành riêng Điều 70 để quy định về các biện pháp tư pháp áp
dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm tội để thay thế cho hình phạt “nếu thấy
không cần thiết áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp
dụng một trong các biện pháp tư pháp là giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào
trường giáo dưỡng”,18 thể hiện đường lối, chính sách nhân đạo và khoan hồng của Đảng
và Nhà nước ta. Để làm rõ lí luận chung về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội, người viết sẽ đưa ra khái niệm và các đặc điểm của các biện
pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.
1.2.1. Khái niệm biện pháp tƣ pháp áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên
phạm tội
Hiện nay chưa có một khái niệm chính thức nào định nghĩa về biện pháp tư pháp.
Theo giáo trình luật hình sự Việt Nam của trường Đại Học Luật Hà Nội, biện pháp tư
16


Khoản 6, Điều 69, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Mục 1.1.2, Nguyên tắc xử lí người chưa thành niên phạm tội, tr 12.
18
Khoản 4, Điều 69, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
17

GVHD: Nguyễn Thu Hương

14

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

pháp được hiểu là “các biện pháp được Bộ luật hình sự quy định, do cơ quan tư pháp áp
dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế
hình phạt”.19
Theo GS. Lê Cảm biện pháp tư pháp được hiểu đầy đủ hơn, đó là: “Biện pháp cưỡng
chế về hình sự của Nhà nước ít nghiêm khắc hơn hình phạt do pháp luật hình sự quy định
và được cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự
tương ứng cụ thể áp dụng đối với người phạm tội nhằm hạn chế quyền, tự do của người
đó hoặc hỗ trợ hay thay thế cho hình phạt”.20 Như vậy qua hai khái niệm trên có thể hiểu
một cách tương đối cụ thể về biện pháp tư pháp với những dấu hiệu sau:
- Đây là một biện pháp thể hiện trách nhiệm hình sự của một cá nhân khi người đó
có hành vi phạm tội;
- Là một chế tài ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt, do pháp luật hình sự quy định;
- Có thể áp dụng trong những giai đoạn tố tụng khác nhau;

- Là biện pháp mang tính thay thế hoặc hỗ trợ hình phạt.
Từ những khái niệm khoa học trên về biên pháp tư pháp, có thể đưa ra cách hiểu đơn
giản về biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội như sau: “biện
pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là biện pháp cưỡng chế về
hình sự của Nhà nước áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, ít nghiêm khắc
hơn so với hình phạt, được cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng nhằm hỗ trợ hay thay thế
hình phạt”.21
Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì ngoài hai biện pháp được quy định
tại Điều 70 Bộ luật hình sự, bao gồm: biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn và biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm
tội với mục đích thay thế hình phạt thì các biện pháp khác bao gồm các biện pháp tư pháp
- Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 41), Trả lại tài sản, sửa chữa
hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi (Điều 42), Bắt buộc chữa bệnh
(Điều 43) cũng được áp dụng. Đây là các biện pháp tư pháp áp dụng chung đối với người
chưa thành niên và người đã thành niên có mục đích (hay tính chất) là hỗ trợ hay thay thế
hình phạt. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này người viết chỉ đề cập
đến hai biện pháp quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự (biện pháp giáo dục tại xã,
19

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2003, Tr. 196.
Lê Cảm, Sách chuyên khảo Sau đại học, Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb.
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.
21
Nguyễn Thị Tố Nga, Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của
pháp luật hình sự, [ngày truy cập 9-9- 2014].
20

GVHD: Nguyễn Thu Hương

15


SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

phường, thị trấn và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng), cho nên người viết sẽ đưa
cách hiểu đơn giản về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự này. Cụ thể: đây là biện pháp thể hiện trách
nhiệm hình sự của một cá nhân khi người đó có hành vi phạm tội; là một chế tài ít
nghiêm khắc hơn so với hình phạt, do pháp luật hình sự quy định; các biện pháp tư pháp
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ do duy nhất một chủ thể áp dụng , đó
là cơ quan có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự - Tòa án; Là biện pháp mang tính thay thế
hình phạt.
1.2.2. Các đặc điểm của biện pháp tƣ pháp áp dụng đối với ngƣời chƣa thành
niên phạm tội quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự
Xuất phát từ khái niệm đã nêu trên và phân tích các quy định có liên quan trong Bộ
luật hình sự có thể thấy được một số đặc điểm của biện pháp tư pháp áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội như sau:
Thứ nhất, biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là
những biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước ít nghiêm khắc hơn hình phạt, do
Bộ luật hình sự quy định. Bộ luật hình sự quy định “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của
người phạm tội”22 cho nên so sánh về mức độ nghiêm khắc của hình phạt với các biện
pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội thì các biện pháp tư pháp
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội có mức độ nghiêm khắc ít hơn hình phạt
vì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước .
Thứ hai, cũng với tính chất là một dạng của trách nhiệm hình sự và là một hình thức
để thực hiện trách nhiệm hình sự, các biện pháp áp dụng đối với người chưa thành niên

phạm tội chỉ xuất hiện khi có sự việc phạm tội do người chưa thành niên thực hiện.
Thứ ba, mục đích áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên
phạm tội là nhằm thay thế cho hình phạt. Khi xét thấy việc áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội là không cần thiết, mà việc áp dụng các biện pháp tư
pháp là đủ sức giáo dục, cải tạo và phòng ngừa tội phạm, cũng như căn cứ tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người chưa thành niên và
yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng các biện
pháp này đối với người chưa thành niên phạm tội để thay thế cho hình phạt thể hiện chính
sách hình sự nhân đạo và khoan hồng của nước ta mà còn đảm bảo mục đích chủ yếu

22

Điều 26, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

GVHD: Nguyễn Thu Hương

16

SVTH: Trần Vân Quỳnh


CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

trong xử lí người chưa thành niên phạm tội là “giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên
sữa chữa sai lầm”.
Thứ tư, các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
không để lại hậu quả án tích cho người chưa thành niên phạm tội. Theo khoản 2 Điều 77
Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “Người chưa thành niên phạm tội nếu được áp dụng
các biện pháp tư pháp quy định tại điều 70 Bộ luật này thì không bị coi là có án tích”.

Như vậy, khi người chưa thành niên phạm tội được cơ quan tiến hành tố tụng quyết định
áp dụng một trong hai biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự hiện hành
(biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn)
thì người chưa thành niên phạm tội sẽ không bị coi là có án tích.
Thứ năm, các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ
do duy nhất một chủ thể áp dụng, đó là cơ quan có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự - Tòa
án. Theo khoản 1 Điều 70 Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “Đối với người chưa
thành niên phạm tội, Tòa án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp
có tính giáo, dục phòng ngừa sau đây: a. Giáo dục tại xã phường thị trấn; b. Đưa vào
trường giáo dưỡng”. Từ quy định này có thể thấy cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết
định áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ có thể là
Tòa án.
Cuối cùng, các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
có tính độc lập tương đối và có tính cưỡng chế cần thiết, vì ở một chừng mực nào đó các
biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 70
Bộ luật hình sự còn cao hơn so với việc áp dụng hình phạt bổ sung, vì ngay cả hình phạt
bổ sung còn không được áp dụng độc lập mà phải áp dụng kèm theo hình phạt chính.23
1.3. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ CÁC
BIỆN PHÁP TƢ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 70 BỘ LUẬT HÌNH SỰ
1.3.1. Giai đoạn trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Trước những năm đầu thế kỷ XX thì vấn đề về xử lí người chưa thành niên phạm tội
bằng các biện pháp giáo dục, phòng ngừa chỉ xuất hiện một cách mờ nhạt chưa được quy
định trong một văn bản cụ thể nào.
Đến năm 1912, các biện pháp giáo dục, phòng ngừa (trong giai đoạn này còn được
gọi là biện pháp giáo hóa) đã được quy định trong Bộ Hình luật canh cải ra đời áp dụng
23

Trịnh Tiến Việt, Hoàn thiện các quy định của phần chung Bộ luật hình sự trước yêu cầu đổi mới đất nước, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.304.


GVHD: Nguyễn Thu Hương

17

SVTH: Trần Vân Quỳnh


×