Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

đề tài chiến tranh trong kinh thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN


VÕ HOÀNG CHÂU
MSSV: 6116116

ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG KINH THI

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: TẠ ĐỨC TÚ

Cần Thơ, 2014


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
Đề tài chiến tranh trong Kinh Thi
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát về Kinh Thi


1.1.1. Giới thiệu chung về Kinh Thi
1.1.2. Quá trình hình thành Kinh Thi
1.1.3. Vấn đề biên soạn Kinh Thi
1.1.4. Kết cấu của bộ Kinh Thi
1.2. Tóm tắt nội dung tư tưởng của Kinh Thi
1.2.1. Phản ánh đời sống của nhân dân lao động
1.2.2. Phản đối chiến tranh bành trướng thế lực
1.2.3. Tình yêu và hôn nhân của nhân dân lao động
1.3. Khái quát về đề tài chiến tranh
1.3.1. Khái niệm chiến tranh
1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
1.3.3. Đề tài chiến tranh trong văn học


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI CHIẾN
TRANH TRONG KINH THI
2.1. Chiến tranh tác động đến đời sống xã hội
2.1.1. Cuộc sống bị áp bức bóc lột
2.1.2. Nỗi cay đắng vì phu phen tạp dịch
2.1.3. Lòng oán hờn phẫn nộ và tinh thần phản kháng
2.2. Tố cáo tội ác chiến tranh
2.2.1. Thông qua tâm trạng người chinh phu
2.2.2. Thông qua tâm trạng người chinh phụ
2.3. Phản ánh tâm trạng và khí thế của người lính trong những cuộc chiến chính
nghĩa
2.3.1. Phản ánh tâm trạng người lính trong những cuộc chiến tranh chính
nghĩa
2.3.2. Phản ánh khí thế của người lính trong những cuộc chiến tranh chính
nghĩa


CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA ĐỀ TÀI
CHIẾN TRANH TRONG KINH THI
3.1. Hình ảnh chân thực xuất phát từ đời sống và ngôn từ chính xác, hàm xúc, biểu
cảm
3.1.1. Hình ảnh chân thực xuất phát từ đời sống
3.1.2. Ngôn từ chính xác, hàm xúc, biểu cảm
3.2. Thủ pháp Phú, Tỷ, Hứng
3.2.1. Thủ pháp Phú
3.2.2. Thủ pháp Tỷ
3.2.3. Thủ pháp Hứng


3.3. Kết cấu trùng chương điệp cú
3.3.1. Lặp từ, lặp ngữ
3.3.2. Lặp cấu trúc, lặp khổ

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Kinh thi là một bộ sưu tập thơ ca cổ của Trung Quốc, với hơn ba trăm bài thơ
đã được sáng tác từ thế kỷ thứ VI trước Công nguyên trở về trước. Có thể nói Kinh
thi là bộ giáo trình chính trị - luân lý hàng đầu của nền văn học Trung Quốc cổ đại,
đã gánh vác nhiệm vụ giáo hóa muôn dân. Kinh thi còn là một kiệt tác văn học giàu
tính sáng tạo cả về nội dung lẫn hình thức. Khuynh hướng tư tưởng và phong cách

nghệ thuật đều ảnh hưởng sâu xa đến văn học đời sau và có thể khẳng định rằng
toàn bộ lịch sử văn học Trung Quốc phát triển dưới sự khơi gợi của Kinh thi.
Từ lâu Kinh thi đã được các nho sinh học sĩ tôn lên hàng kinh điển, trở thành
chuẩn mực để mọi người noi theo và dùng làm cơ sở cho các lập luận trong những
kinh truyện khác. Chính vì thế, mà Kinh thi có sức ảnh hưởng rộng lớn và thâm
nhập sâu vào cuộc sống, nó chứa đựng, phản ánh khá toàn diện đời sống của nhân
dân Trung Quốc xưa, trên phương diện tình cảm, sinh hoạt, lao động sản xuất,…
qua đó đã nói lên một cách sinh động những khát vọng muôn thuở của con người.
Có đọc Kinh thi ta mới thật sự cảm nhận hết giá trị mà nó mang lại cho độc giả và
việc tìm hiểu Kinh thi vì vậy ngoài ý nghĩa thưởng thức còn giúp chúng ta ngày nay
có thêm cơ sở để hiểu sâu hơn nền văn học cổ điển của Trung Quốc cũng như của
Việt Nam. Những bài thơ được tập hợp trong Kinh thi tuy đã được tìm hiểu, nghiên
cứu nhiều nhưng chúng tôi nhận thấy rằng chưa có công trình nào nói về đề tài
chiến tranh. Tất cả còn là những ý kiến, nhận định cá nhân của mỗi nhà phê bình
khi tìm hiểu về Kinh thi. Vẫn chưa có một cách nhìn nhận tổng quát nhất về Đề tài
chiến tranh trong Kinh thi.
Chính vì vậy, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu Đề tài chiến tranh
trong Kinh thi để làm đề tài nghiên cứu, với hy vọng sẽ góp phần tìm thấy những
đặc điểm làm nên giá trị của Kinh thi so với các thể loại khác. Đồng thời, việc
nghiên cứu Kinh thi một mặt giúp ta hiểu được những đặc điểm và giá trị riêng của
Kinh thi, mặt khác thấy rõ hơn những nét đặc trưng sinh động, cụ thể của nền văn
học cổ điển Trung Quốc.
Đó là những lí do của việc chọn đề tài và thực hiện luận văn này.

1


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Kinh Thi là bộ giáo trình kết tinh những tinh hoa của nền văn học Trung
Quốc cổ đại. Kinh Thi có ảnh hưởng rộng lớn và thâm nhập sâu vào cuộc sống, nó

chứa đựng, phản ánh khá toàn diện sâu sắc đời sống của nhân dân, đồng thời qua đó
nói lên những khát vọng của con người trong thời đại lúc bấy giờ. Tuy có giá trị rất
cao như vậy nhưng Kinh Thi chưa được nghiên cứu sâu về một lĩnh vực hay khía
cạnh mà chỉ là công trình tìm hiểu chung và nhận xét đánh giá của các nhà nghiên
cứu, phê bình về Kinh Thi. Đấy là những công trình:
Trong Kinh Thi (1995), NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí
Minh, Nguyễn Khắc Hiếu có nhận xét: “Về phương diện văn học, ảnh hưởng của
Kinh thi đối với văn học đời sau rất lớn; trước hết đó là kho tài liệu, điển cố rất
phong phú, là nguồn cảm hứng vô tận của thi nhân các đời. Kinh, Sử, Tử, Tập của
Trung Quốc dẫn chứng Kinh Thi rất nhiều, coi đó là một chỗ dựa để ăn nói cho
nghệ thuật và hiểu quả, đúng là “Bất học Thi vô dĩ ngôn” như sách Luận ngữ đã
nói”. [4, tr. XXIII] Quả thật Kinh Thi có tác động rất sâu sắc đến nền văn học đời
sau, tạo tiền đề cũng như cảm hứng cho các tác giả thế hệ sau sáng tác. Kinh Thi
còn là nền tảng, là nguồn tư liệu góp phần cho Kinh, Sử, Tử, Tập của Trung Quốc
phát triển. Ngay từ khi được tiếp cận Kinh Thi đã được các nhà phê bình đánh giá
cao, tuy vậy lúc bấy giờ nó chỉ được nghiên cứu khái quát dựa trên dựa trên nền văn
học cổ Trung Quốc.
Trong Lịch sử văn học Trung Quốc (1997), NXB Giáo Dục, Hà Nội, Lê
Huy Tiêu nhận xét: “Tác phẩm trong Kinh Thi đã từ nhiều mặt miêu tả đời sống
hiện thực, thể hiện sự cảm nhận đối với đời sống hiện thực của những con người
thuộc các giai cấp và tầng lớp khác nhau. Những tác phẩm ấy đã phản ánh chân
thực hiện thực”. [11, tr. 51] Kinh Thi chủ yếu phản ánh chân thực hiện thực đời
sống, con người, qua đó bộc lộ thái độ cũng như tình cảm của tác giả thông qua
từng bài thơ. Dần dần các nhà nghiên cứu đã xác định được cách tiếp cận cũng như
nguồn cảm hứng để các tác giả sáng tác ra những bài thơ tập hợp trong Kinh Thi, đó
là những gì xuất phát từ đời sống hiện thực. Thế nhưng các đề tài cụ thể, chưa dần
xác định mà chỉ nói chung chung.

2



Ngữ văn Hán Nôm (tập 2) – Ngũ Kinh (2004), NXB Khoa Học Xã Hội, Hà
Nội có nhận định: “Kinh Thi là một kiệt tác văn học giàu tính sáng tạo cả về nội
dung lẫn hình thức. Khuynh hướng tư tưởng và phong cách nghệ thuật đều ảnh
hưởng sâu xa đến văn học đời sau. Toàn bộ lịch sử văn học Trung Quốc phát triển
dưới sự khời gợi của Kinh Thi”. [16, tr. 18] Theo thời gian đã có công trình nghiên
cứu về nét độc đáo của Kinh Thi, để rồi các nhà nghiên cứu đã kết luận Kinh Thi là
một kiệt tác văn học giàu tính sáng tạo ở cả nội dung và nghệ thuật. Đồng thời,
trong công trình này đã tái khẳng định sức ảnh hưởng và giá rị đích thực của Kinh
Thi, nó đã chi phối toàn bộ nền văn học Trung Quốc về khuynh hướng tư tưởng
cũng như phong cách nghệ thuật.
Còn trong công trình gần đây nhất là Kinh Thi (Kinh Thi Tập truyện –
Quyển Thượng) (2013), NXB Văn Học, Hà Nội, nhà phê bình Tạ Quang Phát có
nhận xét: “Kinh Thi là một tác phẩm phản ánh được thời đại của nó, vì qua tác
phẩm ấy, ta có thể biết được phong tục tập quán, tình trạng xã hội và chế độ của
các nước chư hầu ở Trung Quốc ngày xưa. Ngoài những bài thơ tả tình luyến ái
giữa trai gái, tình chung thủy giữa vợ chồng, cảnh sinh hoạt của nông dân. Kinh
Thi còn có những bài tả nỗi thống khổ của dân chúng đối với vua quan thời đó
nữa”. [8, tr. 18] Đây là công trình nghiên cứu thể hiện khá đầy đủ nội dung tư
tưởng của Kinh Thi. Nó đã giúp người đọc có thể dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu Kinh
Thi hơn. Thông qua đó chúng ta sẽ thấy được những đặc sắc về phong tục tập quán
cũng như toàn bộ nền kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước Trung Quốc. Tuy
nhiên, cách thể hiện nội dung tư tưởng này chưa thật sự chú ý vào một đề tài riêng
biệt nào cả mà chỉ là cách nói khái quát về nội dung truyền tải, chứ chưa khai thác
tìm hiểu sâu vào từng khía cạnh của đề tài.
Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn Đề tài chiến tranh trong Kinh Thi để làm
đề tài nghiên cứu cho Luận văn Tốt nghiệp. Đây là đề tài khá mới nên chúng tôi sẽ
cố gắng tìm hiểu nghiên cứu dựa trên cơ sở các công trình có sẵn và nguồn tài liệu
tham khảo từ sách cũng như nguồn tài liệu mạng Internet. Có lẽ quá trình nghiên
cứu của chúng tôi chưa thật sự đầy đủ và hoàn hảo, nhưng phần nào cũng sẽ lý giải

được khía cạnh mới, một mảng đề tài mới của Kinh Thi, sẽ góp phần tạo nên sự đa
dạng về đề tài trong Kinh Thi. Vì thế, chúng tôi rất mong nhận được sự nhận xét,
3


đánh giá và đóng góp ý kiến từ Hội đồng bảo vệ Luận văn để công trình nghiên cứu
của chúng tôi được hoàn thiện hơn. Đồng thời, góp phần làm cho đề tài trở thành
nguồn tài liệu để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu sau này.

3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu Đề tài chiến tranh trong Kinh thi, chúng tôi muốn
tìm hiểu rõ hơn về giá trị mà những bài trong Kinh Thi mang lại. Qua đề tài này,
người viết hy vọng trong quá trình nghiên cứu sẽ phát hiện ra những điều mới, lạ về
những bài trong Kinh Thi, đặc biệt ở mảng đề tài chiến tranh, góp phần khẳng định
giá trị của Kinh Thi trong nền văn học Trung Hoa. Người viết sẽ cố gắng khai thác
sâu những đặc điểm nổi bật ở cả nội dung và nghệ thuật của đề tài này, điều này sẽ
mang đến cho người đọc có cái nhìn mới mẻ hơn về cách tiếp cận đề tài cũng như
tạo nên sự đa dạng về đề tài cho Kinh Thi. Thông qua đó, cũng giúp chúng tôi có
thêm vốn kiến thức văn học nước ngoài. Đồng thời, quá trình tìm hiểu này cũng là
nền tảng rèn luyện cho người viết kỹ năng và phương pháp nghiên cứu văn học.

4. Phạm vi nghiên cứu
Vì số lượng bài thơ trong Kinh thi là rất lớn. Ở đây chúng tôi đi sâu vào tìm
hiểu Đề tài chiến tranh trong Kinh thi thông qua đặc điểm nội dung và nghệ thuật.
Với mục đích khoa học đã đề ra, chúng tôi sẽ tập trung đi sâu khảo sát những bài
thuộc Đề tài chiến tranh, tiêu biểu như những bài: Kích Cổ, Thái Vi, Bá Hề,Quân
Tử Vu Dịch, Trắc Hộ, Phạt Đàn, Thạc Thử, Bảo Vũ, Cát Sinh, Tiểu Nhung, Thần
Phong, Vô Y, Thấp Hữu Trường Sở, Thi Cưu, Thất Nguyệt, Thái Vi, Đệ Đồ, Lục
Nguyệt, Kỳ Phủ, Chính Nguyệt, Đại Đông, Bắc Sơn, Thái Lục, Hà Thảo Bất Hoàng,
Ức, Thường Vũ.

Thông qua sự chọn lọc này, phạm vi nghiên cứu của đề tài đã được thu hẹp
lại nhưng vẫn đảm bảo được tính hợp lý, đồng thời tạo thuận lợi cho việc xem xét
một cách tập trung nhất.

5. Phương pháp nghiên cứu
Đi vào nghiên cứu Đề tài chiến tranh trong Kinh thi chúng tôi đã sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu văn học như: Phương pháp lịch sử, phương pháp
phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp. Bên cạnh đó, còn có một
số dẫn chứng, chứng minh để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
4


Phương pháp lịch sử - cụ thể: Bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng đều
chịu sự chi phối mạnh mẽ và trực tiếp của hoàn cảnh lịch sử. Sử dụng phương pháp
lịch sử giúp chúng tôi lý giải những vấn đề có liên quan đến bối cảnh chính trị - xã
hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Đồng thời, vận dụng phương pháp này sẽ giúp cho việc
nhìn nhận về đề tài chiến tranh một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đây là phương pháp mà chúng tôi sử
dụng những lý luận dựa vào những nguồn tư liệu mà phương pháp lịch sử - cụ thể
đã cung cấp, cũng như đi sâu vào một số bài cụ thể để khai thác những vấn đề trọng
tâm nhất liên quan đến đề tài. Sau khi đã phân tích trình bày các ý và đưa ra nhận
xét đánh giá, cũng như so sánh các vấn đề vừa nêu thì chúng tôi tổng hợp để đưa ra
khái quát, kết luận cuối cùng cho bài nghiên cứu.
Phương pháp so sánh: Ở phương pháp này chúng tôi sẽ tiến hành so sánh, đối
chiếu những đặc điểm giống và khác nhau giữa các bài thơ có cùng nội dung biểu
hiện trong Kinh Thi để làm nổi bật lên đề tài. Đồng thời, chúng tôi còn so sánh mở
rộng với thơ Đường để làm nổi bật lên những điểm đặc sắc của Kinh Thi mà khó có
thể bắt gặp được ở tác phẩm khác.

5



NỘI DUNG

6


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát về Kinh Thi
1.1.1. Giới thiệu chung về Kinh Thi
Kinh Thi tức Thi Kinh (Trung văn giản thể: 诗 经, phồn thể: 詩 經), còn
được gọi là Thi Tam Bách 詩 三 百 (Ba trăm bài thơ), hoặc gọi ngắn hơn là Tam
Bách 三 百 (Ba Trăm bài thơ); có khi còn được gọi ngắn hơn nữa, chỉ gọi là Thi 詩
(Thơ). [16, tr. 88]
Thi Kinh còn một tên gọi khác nữa, tên đó là Ba Kinh 葩 經. Tên Ba Kinh
gọi thay Thi Kinh là tên gọi có từ đời Đường 唐 trở về sau. Xuất xứ của chữ Ba
Kinh là từ bài Tiến Học Giải 進 學 解 của nhà học giả Hàn Dũ 韓 愈 (768 – 823),
người đời Đường, Trung Quốc. Trong bài Tiến Học Giải, Hàn Dũ có viết Thi chính
nhi ba 詩 正 而 葩 (Kinh Thi nghiêm chỉnh mà tươi đẹp), từ đó Thi Kinh có khi
được gọi là Ba Kinh. [16, tr. 88 - 89]
Ngoài ra, Kinh Thi vốn bị nhà Tần 秦 đốt mất nguyên bản Tiên Tần, đến
đời nhà Hán 漢 được bốn nhà Tề 齊, Lỗ 魯, Hàn 韓, Mao 毛 phục nguyên, thành ra
bốn bản Tề Thi 齊 詩, Lỗ Thi 魯 詩, Hàn Thi 韓 詩, Mao Thi 毛 詩. Về sau, chỉ có
bản Kinh Thi của họ Mao được lưu truyền, vì vậy khi gọi Mao Thi, tức đã chỉ Kinh
Thi, không ai nhầm Mao Thi với thơ của họ nào khác. Do đó, Kinh Thi còn có tên là
Mao Thi. [16, tr. 89]
Kinh Thi 詩 經 là tập thơ cổ của nhân dân phương Bắc – Trung Quốc, lấy
lưu vực sông Hoàng Hà 黄 河 làm trung tâm, bao gồm bốn tỉnh: Hà Nam 河 南, Hà
Bắc 河 北, Sơn Đông 山 東, Sơn Tây 山 西 ngày nay. [15, tr. 37]
Kinh Thi tiêu biểu cho văn hóa phương Bắc (cùng với triết học Khổng Mạnh 孔

孟; Sở Từ 楚 辭 tiêu biểu cho văn hóa miền Nam cùng với triết học Lão Trang 老
莊). [15, tr. 37]
Về tên gọi Kinh Thi. Chữ Kinh 經 có hai nghĩa, một là kinh điển, tức các
sách được lấy làm chuẩn mực. Kinh Thi nghĩa là sách làm chuẩn mực cho thơ ca;

7


hai là đạo thường, nghĩa là trường tồn bất biến, là đạo muôn đời. Kinh Thi là cách
gọi của nhà Nho 術 士. Cụ thể là các nhà Nho đời Hán 漢, khi mà Đổng Trọng Thư
董 仲 舒 dâng sớ “Độc tôn Nho thuật, bãi truất bách gia”. [15, tr. 37]

1.1.2. Quá trình hình thành Kinh Thi
Kinh Thi là bộ tổng tập thơ đầu tiên của Trung Quốc, ra đời cách đây 2500
năm, vào khoảng thế kỷ VI trước Công nguyên. Phần lớn là những bài dân ca được
nhiều người sáng tác (đa số là nhân dân lao động, một số ít là của quý tộc và của sĩ
đại phu) trong khoảng 500 năm từ đầu thời Tây Chu 西 周 đến giữa thời Xuân Thu
春 秋, tức khoảng từ thế kỷ thứ XI trước Công nguyên đến thế kỷ VI trước Công
nguyên. [15, tr. 38]
Chế độ xã hội trong thời kỳ hình thành Kinh Thi là chế độc nô lệ. Nói đúng
hơn hơn là cuối nô lệ đầu phong kiến. Đầu thời Tây Chu có khoảng 100 năm ổn
định, sau đó là thời kỳ khủng hoảng của chế độ nô lệ (với sáu thế kỷ hỗn loạn của
thời Xuân Thu, từ 1800 nước thôn tính lẫn nhau còn 15 nước; rồi đến hai thế kỷ thời
Chiến Quốc 戰 國, từ 15 nước còn 7 nước, đến thế kỷ thứ II trước Công nguyên,
nhà Tần 秦 thống nhất Trung Quốc), trong nó đã thai nghén mầm mống của xã hội
phong kiến. [15, tr. 38]

1.1.3. Vấn đề biên soạn Kinh Thi
Kinh Thi được biên soạn dựa vào Thập Ngũ Quốc Phong 十 五 國 風, tức là
Phong dao mười lăm vùng được sưu tầm vào Kinh Thi là Chu 周, Thiệu 邵, Bội 邶,

Dung 鄘, Vệ 衞, Vương 王, Trịnh 鄭, Tề 齊, Ngụy 讆, Đường 唐, Tần 秦, Trần 陳,
Cối 鄶, Tào 曹, Mân 閩 thì tương ứng với các tỉnh Trung Quốc ngày nay là tỉnh
Thiểm Tây 陝 西, tỉnh Sơn Tây 山 西, tỉnh Hà Bắc 河 北, tỉnh Hà Nam 河 南, tỉnh
Sơn Đông 山 東, tỉnh Hồ Bắc 湖北. Với phương tiện giao thông và thông tin xưa,
một vùng đất như vậy phải nói là rất rộng đối với người sưu tầm dân ca. Vậy thì lúc
bấy giờ, người ta đã sưu tầm Thi như thế nào? [16, tr. 90]
Các nhà Kinh thời Hán đã đưa ra thuyết Thái Thi 采 詩, tức nhặt thơ (sưu
tầm thơ) như sau:

8


Trong sách Lễ Ký 禮 記 chương Vương Chế 王 制, Nhị Đới 珥 帯 có chép
lại: “Thiên tử cứ năm năm đi tuần thú một lần. Tháng hai năm ấy đi tuần thú đến
núi Thái Sơn ở phía Đông, thắp hương nến tế vọng núi sông. Thăm chư hầu, hỏi về
các bậc cao tuổi và đến gặp. Truyền mệnh cho quan Thái sư trình thơ để xem xét nề
nếp dân chúng. Mệnh cho quan Thị coi chợ trình giá cả để xem xét sự thích, ghét
trong dân; ghi chép nết hay nết xấu phổ biến. Mệnh cho quan Điển chế khảo sát
thời tiết, tháng để định ngày trước sau. Xem xét luật lệ, lễ nhạc, chế độ, y phục,
chỉnh lại cho đồng bộ”. [16, tr. 91] Chính vì vậy, việc Thái Thi tức là sưu tầm thơ
ca dân gian đã được nhà Chu đặt ra một cách nghiêm túc, có quan đặc trách theo
quy chế nhà nước; vị quan đó được gọi là Thái sư. Quan Thái sư này lại tổ chức một
mạng lưới sưu tầm thi ca trong dân gian. [16, tr. 91 - 92]
Trong phần Thực Hóa Chí 食 貨 志, sách Hán Thư 漢 書, học giả Ban Cố 頒
固 có chép: “Vào tháng Giêng, người dự hội lễ sắp tỏa đi, Hành nhân tay đánh mõ,
đi lại trên đường để sưu tầm thi ca; trình lên Thái sư, so sánh với các làn điệu rồi
dâng lên để vua nghe”. [16, tr. 92] Các vị Hành nhân đi sưu tầm thơ ca dân gian
vào tháng đầu Xuân và cũng có thể là các tháng khác, tuy nhiên tháng đầu Xuân
nhiều lễ hội, người các nơi kéo về nên việc sưu tầm chắc chắn sẽ thuận lợi hơn. Mặt
khác, vào thời gian này các vị Hành nhân đã phải nộp số thơ ca đã sưu tầm được

cho Thái sư theo quy định. [16, tr. 92]
Những người được chọn làm quan Thái Thi ở nơi thôn dã là những người
tương đối cao tuổi. Hà Hưu 何 休 chú ở Công Dương Truyện 公 洋 傳, sách Xuân
Thu 春 秋 rằng: “Đàn ông sáu mươi tuổi, đàn bà năm mươi tuổi, không có con,
quan cho mặc cho ăn, sai vào dân gian tìm thơ”. [16, tr. 93]
Những người làm việc Thái Thi không những là người cao tuổi, không có
con mà còn là những người mù lòa, am hiểu về âm nhạc. Sách xưa gọi là cổ, mông,
tẩu. Phần Chu Ngữ 周 語, sách Quốc Ngữ 國 語 cũng chép: “Thiên tử điều hành
chính sự, sai công khanh và các quan dâng thơ, cổ dâng khúc hát, sử dâng sách, sư
phụ khắc bản, tẩu đọc, mông ngâm, thợ in, mọi người truyền đi, các quan làm theo,
giám sát thêm, cổ làm sử dạy dỗ, bậc cao tuổi sửa thêm, sau đó vua châm chước; ấy

9


là làm các việc mà không trái vậy”. [16, tr. 93 - 94] Cổ, mông, tẩu trong sách xưa
cũng có chú giải: “Không có tròng mắt gọi là cổ, có tròng mắt nhưng nhìn không
thấy gọi là mông, có mắt mà không có con ngươi gọi là tẩu”. [16, tr. 94] Những
người cổ, mông, tẩu (mù lòa) ở đời Chu rất được coi trọng, có vị trí nhất định ở lĩnh
vực văn hóa trong bộ máy nhà nước. Phần Xuân Quan 春 官, sách Chu Lễ 周 禮
nói: “Thái sư coi Lục luật Lục đồng để tiếng nhạc hợp âm dương… Đều đặt lời ca
theo ngũ thanh: cung, thương, giốc, chủy, vũ. Đều phổ vào bát âm: kim, thạch, thổ,
cách, ti, mộc, bào, trúc. Dạy Lục Thi: gọi là Phong, gọi là Phú, gọi là Tỷ, gọi là
Hứng, gọi là Nhã, gọi là Tụng. Lấy Lục đức làm gốc; lấy Lục luật làm âm. Lễ Đại
tế, dẫn cổ lên ca, sai tấu các nhạc cụ, dưới bầy nhạc khí, sai đánh trống lớn trống
nhỏ. Lễ Đại tiệc cũng như vậy. Lễ Đại xạ, dẫn cổ mà ca xạ tiết. Thái sư cầm Đồng
luật để nghe tiếng quân sĩ mà nêu rõ cát hung. Lễ Đại tang, dẫn cổ viết thụy cho
linh cữu. Đại thể các viên chức cổ mông làm những việc như thế”. [16, tr. 94 - 95]
Cổ, mông, tẩu là những người mù lòa, họ được triều đình chọn cho làm nhạc quan,
chuyên trách phần nhạc.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu Kinh Thi cũng có người không tin từ đời Chu đã
có được mạng lưới sưu tầm như thế, họ chỉ cho rằng đây chỉ là sự phỏng đoán của
học giả đời Hán vì trước đó không thấy có sách nào ghi chép lại. Nhưng thực ra
việc sưu tầm Kinh Thi đời Chu có thể không chỉ hạn chế ở những người mù lòa,
việc sưu tầm phải thực sự nghiêm túc mới có được khối lượng thơ lớn trên địa bàn
rộng như vậy.
Số thơ Kinh Thi sau khi được sưu tầm đã qua khâu chọn lọc mới có bộ Kinh
Thi ba trăm linh năm bài như ngày nay. Theo thiên Khổng Tử Thế Gia 孔 子 世 家
trong sách Sử Ký 史 記 của nhà sử học nổi tiếng đời Hán là Tư Mã Thiên 司 馬 遷
thì số thơ sưu tầm được ở thời Chu vốn có hơn ba ngàn bài, nhưng Khổng Tử đã
chọn lọc lại chỉ lấy ba trăm linh năm bài. Chính vì vậy mà Tư Mã Thiên đã viết:
“Xưa kia Thi vốn có hơn ba ngàn bài đến Khổng Tử bỏ các bài trùng, chỉ lấy ba
trăm linh năm bài hợp với việc thực thi lễ nghĩa, đều phổ nhạc, cố tìm âm hợp với
nhạc Thiều, Vũ, Nhã, Tụng”. [16, tr. 97 -98]

10


Tuy nhiên, thuyết Khổng Tử chọn lọc Thi mà Sử Ký chép cũng có một số
người cho là không đúng bởi thời gian không khớp. Vì vậy, Sử Ký chép Khổng Tử
chọn lọc Kinh Thi có lẽ chỉ là sửa câu chữ cho hợp với làn điệu nhạc mà thôi.
Nhưng phải nói rằng, từ nhiều khía cạnh, phương diện, Khổng Tử đã công rất lớn
trong việc định hình Thi Tam Bách, đưa thơ ca dân gian vào văn bản kinh điển,
khiến gốc rễ tho ca được làm sáng tỏ, có ảnh hưởng tích cực sâu sắc đến toàn bộ
văn học Hán văn. Bên cạnh đó, có những nhà nghiên cứu Kinh Thi cho rằng, Thi
được gọi là Thi Kinh, cũng như các bộ khác trong Lục Kinh, chỉ có thể chỉ là cách
gọi từ đời Hán và còn có thể là muộn hơn nữa. Trong bộ Trung Quốc văn học sử,
nói dứt khoát: “Tên gọi Thi Kinh là do Hán nho thêm vào”. [12, tr. 35] Trong lời
Tiền ngôn của bộ Thi Kinh toàn dịch, cũng viết: “Thi Kinh là bộ tổng tập thi ca sớm
nhất của Trung Quốc, gồm ba trăm linh năm bài. Vốn chỉ gọi là Thi, Nho gia xếp

vào một trong những sách kinh điển, bởi vậy gọi là Thi Kinh”. [13, tr. 1] Quả thật,
khi xem xét các sách nói về việc Khổng Tử bàn về Thi, ta chỉ bắt gặp Khổng Tử nói
Thi Tam Bách hoặc Tụng Thi Tam Bách, chưa thấy ông nói về Thi Kinh và các sách
cùng thời cũng như vậy. [16, tr. 99]
Đối với bộ Kinh Thi đang lưu hành hiện nay, còn có tên gọi khác là Mao Thi
毛 詩. Mao Thi có nguồn gốc từ đâu? Và để trả lời cho câu hỏi này cũng chính là
tìm hiểu về Kinh Thi sau khi bị nhà Tần đốt. [16, tr. 100]
Có nhiều ý kiến cho rằng nhà Tần hướng theo Pháp gia 法 家, thực hiện
chính sách Phần thư khanh Nho 焚 書 坑 儒 (Đốt sách chôn Nho), Phần thư cấm
học 燔 書 禁 學 (Đốt sách cấm học). Chính vì vậy mà phần lớn sách kinh điển của
Nho gia bị đốt và trong đó có Kinh Thi. [16, tr. 100]
Mãi cho đến đời Hán, Kinh Thi mới được sưu tầm và phục nguyên lại, trong
số đó có các học giả có công lớn chính là: Viên Cố Sinh 轅 固 生 người nước Tề
齊, Thân Bồi 申 培 người nước Lỗ 魯, Hàn Anh 韓 嬰 người nước Yên 燕, hai thầy
trò Mao Hanh 毛 亨 người nước Lỗ và Mao Trường 毛 萇 người nước Triệu 趙…
Từ đó về sau, tên gọi Kinh Thi được gọi theo tên các học giả hoặc theo tên nước, bộ
Kinh Thi do Viên Cố Sinh sưu tầm gọi là Tề Thi 齊 詩, bộ do Thân Bồi sưu tầm
gọi là Lỗ Thi 魯 詩, bộ do Hàn Anh sưu tầm gọi là Hàn Thi 韓 詩 và bộ do hai

11


thầy trò học Mao sưu tầm gọi là Mao Thi 毛 詩. Vào thời Hán Vũ Đế, Lỗ Thi, Tề
Thi, Hàn Thi được lập Học quan nghiên cứu riêng, còn Mao Thi xuất hiện muộn
hơn nên chưa được lập Học quan nghiên cứu. Đến cuối đời Đông Hán, nhà học giả
Trịnh Huyền 鄭 玄 đã chú thích kỹ cho Mao Thi, chú thích ấy ảnh hưởng rất lớn
đến việc nghiên cứu Kinh Thi. Về sau, người học Mao Thi ngày càng đông, còn Lỗ
Thi, Tề Thi, Hàn Thi bị mai một dần, chính vì thế chỉ còn Mao Thi lưu hành cho đến
ngày nay. [16, tr. 100 - 101]
Tuy nhiên, nhìn chung việc truyền Thi đầu đời Hán vẫn được người đời sau

chấp nhận bốn nhà Tề, Lỗ, Hàn và Mao, trong đó Mao Thi được lưu hành rộng rãi
hơn, sau đó các nhà học giả của đời Đường, Tống, Minh, Thanh đều dựa vào đó mà
chú thích thêm. Ở nước ta, nhiều nhà học học lớn, các nhà thơ lớn khi viết về Kinh
Thi hoặc viết lời Tựa, Bạt cho các tập thơ đều dẫn Mao Thi. [16, tr. 104]
Từ đời Tống trở về sau, Mao Thi chiếm vị trí độc tôn, các nhà Nho đều dựa
vào đó để dạy dỗ cho học trò và học trò đi thi muốn đỗ đạt phải am hiểu và giả
nghĩa đúng theo Mao Thi.
Qua đây chúng ta có thể thấy, sau đời Hán, Mao Thi ngày càng được khảo
cứu, bổ sung nhiều hơn còn Tề Thi, Lỗ Thi và Hàn Thi thì bị quên dần.; sau đời
Tống, Mao Thi thực sự chiếm vị trí độc tôn trong học đường, Thi của ba nhà Tề, Lỗ
và Hàn không còn ai nhắc đến nữa. Ở nước ta, bản Kinh Thi đang lưu hành chính là
bản Mao Thi được biên soạn. [16, tr. 109

1.1.4. Kết cấu của bộ Kinh Thi
Bộ Kinh Thi đang lưu hành hiện nay, khi xem Thiên Mục 篇 目 ta thấy có
ba trăm mười một Thiên (Thi Thiên 詩 篇), xưa còn gọi là Thập (Thi Thập 詩 什),
nay gọi là bài. Nhưng thực ra, trong ba trăm mười một bài này, có sáu bài chỉ có đề
mục chứ không có thơ (Hữu mục vô từ 有 目 無 辭). Sáu bài đó bao gồm: Nam Cai
南 陔 (thuộc Lộc Minh Chi Thập 鹿 鳴 之 什); Bạch Hoa 白 華, Hoa Thử 華 黍,
Do Canh 由 庚, Sùng Khâu 崇 邱, Do Nghi 由 儀 (thuộc Bạch Hoa Chi Thập 白
華 之 什). Các nhà nghiên cứu Kinh Thi cho rằng, sáu bài thuộc phần Tiểu Nhã này
là sáu nhạc ca, tên bài thì còn những lời ca đã mất, vì vậy không chép vào Kinh Thi
được. Do đó, sáu bài “Hữu mục vô từ” này được gọi là Sênh Thi 笙 詩 (Sinh Thi),

12


có khi gọi là Dật Thi 逸 詩 (Thơ đã mất). [16, tr. 109 - 110] Sênh là dàn nhạc cụ
xưa làm bằng vỏ bầu khô, nối với mười ba ống, thổi vào sẽ có các âm thanh khác
nhau. Chính vì vây, Sênh Thi có thể hiểu là Thơ của nhạc, nhưng nhạc còn mà thơ

mất. Từ đây chúng ta có thể thấy được mối quan hệ hết sức chặt chẽ giữa các làn
điệu nhạc lúc đương thời với các bài thơ trong Kinh Thi.
Như vậy, nếu trừ sáu bài Sênh Thi “Hữu mục vô từ”, thì bộ Kinh Thi do Chu
Hy 朱 熹 biên soạn, được chia làm ba phần; đó là Phong 風, Nhã 雅, Tụng 頌.
Ngày xưa, Phong Nhã Tụng được gọi là ba Thể 體, nay gọi là ba Bộ Phận 部 分,
tức là ba phần của Kinh Thi; gồm ba trăm linh năm bài. Trong đó, phần Phong có
một trăm sáu mươi bài, Nhã có một trăm linh năm bài và Tụng có bốn mươi bài.
[16, tr. 111 -112]
Phong 風 còn gọi là Quốc Phong hoặc Thập Ngũ Quốc Phong, mở đầu bộ
Kinh Thi, gồm một trăm sáu mươi bài, chỉ các nhạc điệu, các bài ca dao của mười
lăm địa phương và nước chư hầu (thuộc các tỉnh Sơn Đông, Thiểm Tây, Hà Bắc, Hà
Nam hiện nay): Chu Nam 周 南, Thiệu Nam 召 南, Bội Phong 邶 風, Dung Phong
鄘 風, Vệ Phong 衛 風, Vương Phong 王 風, Trịnh Phong 鄭 風, Tề Phong 齊 風,
Ngụy Phong 魏 風, Đường Phong 唐 風, Tần Phong 秦 風, Trần Phong 陳 風, Cối
Phong 檜 風, Tào Phong 曹 風, Mân Phong 閩 風. [16, tr. 116] Chính vì vậy, Chu
Hy chú: “Quốc là khu vực mà chư hầu được phong. Còn Phong, đó là thơ ca dao về
dân tục. Gọi thơ ấy là Phong, bởi họ nhờ đức hóa ở trên mà phát ra lời, lời lại rất
rung động lòng người. Giống như vật vì gió lay động mà phát ra tiếng, rồi tiếng đó
lại làm vật hết sức rung động vậy. Bởi thế các chư hầu sưu tầm để nâng lên Thiên
tử, Thiên tử nhận và giao cho Nhạc quan, lấy đó để khảo sát cái tốt cái xấu trong
phong tục mà dân ưa chuộng, từ đó biết được chỗ được chỗ mất trong chính sự.
Theo thuyết cũ, Nhị Nam là Chính phong, thơ này được dùng cho gia đình, làng
xóm, đất nước và giáo hóa cả Thiên hạ vậy. Thơ mười ba nước là Biến phong, giao
cho Nhạc quan lĩnh lấy, dùng để thời thường học tập, tất cả gồm mười lăm nước”.
[16, tr. 113] Nội dung của phần Phong chủ yếu thể hiện trạng thái của tình yêu –
hôn nhân, biểu hiện lành mạnh trong sáng trong mối quan hệ tình cảm giữa những

13



người lao động, ngợi ca hình ảnh người phụ nữ, đề cao tinh thần phản đối chiến
tranh cũng như chống áp bức bóc lột,…
Nhã 雅 gồm một trăm linh năm bài, được chia ra làm hai phần nhỏ nữa là
Tiểu Nhã và Đại Nhã. Đề cập đến phần Nhã, Chu Hy có chú: “Nhã là chính vậy. Là
lời ca của Chính nhạc vậy. Các bài vốn có sự khác nhau về Đại, Tiểu và theo Tiên
Nho thì các bài còn có sự khác nhau về Chính, Biến. Nay khảo thì Chính Tiểu Nhã
là nhạc dùng ở yến tiệc, Chính Đại Nhã là nhạc dùng ở triều hội. Lời nhạc nói về
nhận phúc lộc, bày tỏ khuyên răn vậy. Bởi vậy có khi vui vẻ hòa dịu để tỏ hết tình
với mọi người; có khi cung kính trang nghiêm để làm rõ đức Tiên Vương, khí lời
không giống nhau mà âm tiết cũng khác. Phần nhiều do Chu Công định ra khi chế
tác vậy. Đến như Biến Nhã thì vị tất giống vậy; mà các loại lấy thanh của nó phổ
phụ vào. Thứ tự thời thế các bài, có bài không thể khảo được nữa rồi”. [16, tr. 114]
Tiểu Nhã 小 雅 gồm bảy mươi bốn bài, thuộc: Lộc Minh Chi Thập 鹿 鳴 之
什 (trừ Nam Cai 南 陔), Bách Hoa Chi Thập 白 華 之 什 (trừ Bạch Hoa 白 華,
Hoa Thử 華 黍, Do Canh 由 庚, Sùng Khâu 崇 邱, Do Nghi 由 儀), Đồng Cung
Chi Thập 彤 弓 之 什, Kỳ Phủ Chi Thập 祈 斧 之 什, Tiểu Mân Chi Thập 小 旻
之 什, Bắc Sơn Chi Thập 北 山 之 什, Tang Hỗ Chi Thập 桑 扈 之 什, Đô Nhân
Sĩ Chi Thập 都 人 士 之 什. [16, tr. 116 - 117] Nội dung Tiểu Nhã khá phức tạp,
chủ yếu ngợi ca chiến công chinh phục nước khác, lối sống xa hoa của quý tộc.
Tiểu Nhã cũng có những bài rất gần với Phong, nó phản ánh nỗi thống khổ của
người lao động do áp bức bóc lột, do chiến tranh phi nghĩa.
Đại Nhã 大 雅 gồm ba mươi mốt bài, thuộc Văn Vương Chi Thập 文 王 之
什, Sinh Dân Chi Thập 生 民 之 什, Đãng Chi Thập 蕩 之 什. Đây đều là những
sáng tác của quý tộc, nó ngợi ca trời, ngợi ca vua và trong đó ít nhiều cũng có giá trị
phê phán.
Tụng 頌 là nhạc cung đình dùng lúc tế lễ thượng đế, thần linh, tổ tiên, vua đã
chết,… mang tính chất tán tụng ngợi ca. Chính vì vây, Chu Hy chú: “Tụng là những
nhạc ca dùng ở tông miếu. bài Đại Tự gọi đó là hình dung ra việc làm đẹp đức
thịnh. Đem công lao viên thành cáo cùng thần minh. Trong chữ cổ, Tụng với dung
thông dụng. Bởi thế bài Tự do đó mà nói vậy. Chu Tụng có ba mươi mốt thiên, phần

14


nhiều do Chu Công định ra; nhưng cũng có thể có thơ sau đời Khang Vương. Lỗ
Tụng có bốn thiên, Thương Tụng có năm thiên; nhân cũng theo đó chia cùng loại
phụ vào vậy. Tất cả gồm năm quyển”. [16, tr. 114 -115] Tụng gồm có bốn mươi bài,
thuộc: Chu Tụng – Thanh Miếu Chi Thập 周 頌 - 清 廟 之 什, Chu Tụng – Thần
Công Chi Thập 周 頌 - 臣 工 之 什, Chu Tụng – Mẫn Dư Tiểu Tử Chi Thập 周
頌 - 閔 予 小 子 之 什, Lỗ Tụng 魯 頌, Thương Tụng 商 頌. Tụng là phần ít có
giá trị nhất trong Kinh Thi, chỉ có một số ít bài cho thấy vài nét của sinh hoạt xã hội
đương thời.

1.2. Tóm tắt nội dung tư tưởng của Kinh Thi
1.2.1. Phản ánh đời sống của nhân dân lao động
Kinh Thi là bộ tổng hợp thơ ca phản ánh toàn bộ đời sống của nhân dân lao
động dưới chế độ nô lệ. Đa số nô lệ lúc bấy giờ đã phải làm việc vất vả không bất
kể ngày đêm để làm giàu thêm cho bọn thống trị. Đời sống của họ gặp rất nhiều khó
khăn, quanh năm đầu tắt mặt tối để làm việc, ấy vậy mà bọn chủ nô vẫn đối xử rất
tàn tệ. Điều kiện làm việc hết sức khắc nghiệt họ có thể đối mặt với những hiểm
nguy, mạng sống của họ đã và đang bị đe dọa. Họ bị giám sát chặt chẽ bởi bọn chủ
nô hút máu người và đôi khi chính thân thể của họ cũng không thuộc về họ mà phải
do người khác định đoạt. Tuy bị áp bức bóc lột nhưng họ không thể kêu cứu bởi lẽ
thế lực của giai cấp thống trị quá lớn nên người dân lao động đành bất lực. Dường
như công việc đã cuốn lấy họ, khiến cho họ quên đi nỗi cực khổ, bao nỗi bất công
ngang trái và chính nhịp sống hối hả, khẩn trương của lao động quanh năm suốt
tháng ta đã phần nào cảm nhận được những tâm hồn hăng sai lao động. (Thất
Nguyệt 七 月 trong Bội Phong 邶 風)
Trong thời đại của Kinh Thi, hai phương thức bóc lột phong kiến cơ bản là
địa tô và lao dịch. Những người dân lao động phải chịu sự trói buộc của cả hai
phương thức bóc lột của bọn chủ nô là phân phong và lao dịch. Cuộc sống phân

phong gắn với chế độ đẳng cấp, xã hội lúc bấy giờ (nhà Chu) có năm đẳng cấp:
thiên tử, chư hầu, đại phu, sĩ và thứ dân. Ba đẳng cấp trên gọi chung là lãnh chúa
phong kiến (giai cấp thống trị). Thứ dân là giai cấp bị trị, đa số là nông nô. Những
người quen giai cấp thống trị được phân phong đất đai. Đất đai được chia theo chữ

15


tỉnh (tỉnh điền), tám miếng xung quanh nông nô cày cấy mà ăn, gọi là “tư điền”,
nông nô phải cày không công cho miếng đất ở giữa goi là “công điền” để nuôi lãnh
chúa. Chế độ tỉnh điền về sau mới phát triển thành chế độ địa tô, tất cả là đất của
chủ, người nông dân cày mướn rồi nộp tô cho chủ. Người nông dân phải rơi vào
hoàn cảnh hết sức khó khăn. Không chỉ bị bóc lột địa tô, mà người dân còn bị lãnh
chúa phong kiến bóc lột sức lao động, gọi là phu phen tạp dịch. Họ phải có nghĩa vụ
đi phu làm tạp dịch để phục vụ cho lãnh chúa. Đời sống của người nông nô càng trở
nên cơ cực hơn, để rồi hình thành những người đi phu làm sai dịch trong nỗi đắng
cay, lòng oán giận vô cùng. (Bảo Vũ 鴇 羽 trong Đường Phong 唐 風, Quân Tử Vu
Dịch 君 子 于 役 trong Vương Phong 王 風, Thức Vi 式 微 trong Bội Phong 邶
風)
Cảnh lao động khổ sai của nô lệ cũng được phản ánh rõ trong Kinh Thi.
Người nô lệ phải đi vào rừng sâu âm u, rùng rợn để tìm kiếm những sản vật cung
ứng phục vụ cho bọn chủ nô. Công việc ngày một nặng nhọc thêm, mà người nô lệ
thì chỉ biết cam chịu, khuất phục số mệnh, không lối thoát và trong họ bắt đầu có sự
hoài nghi phản kháng. Sự hoài nghi ngày một tăng tiến, bất công ngày một lớn hơn,
ngang trái ngày một trầm trọng hơn. Hoài nghi là đầu mối của sự phản kháng, để rồi
họ đã thét lên trong sự phẫn nộ tột đỉnh. Lòng căm thù như được dồn nén lại, ý chí
phản kháng như được hun đúc thêm và lòng oán giận trong họ đã trổi dậy. Người
lao động đã cảnh cáo chúng một cách đanh thép “không được ăn không” và nêu ra
chân lý “có làm mới được ăn”, bởi họ đã hiểu được bản chất nham hiểm của bọn
chúng. (Thạc Thử 碩 鼠 trong Ngụy Phong 魏 風, Phạt Đàn 伐 檀 trong Ngụy

Phong 魏 風)
Tóm lại, qua thơ ca của quần chúng lao động trong Kinh Thi chúng ta hiểu
được đời sống của nhân dân lao động. Các tác giả từ chỗ chưa ý thức thật rõ ràng về
áp bức bóc lột giai cấp, nhưng chính nhờ cuộc sống thực tế mà họ đã nhận thức
được sự bất công, đã vạch mặt chỉ tên kẻ bóc lột. Thấy được nguyên nhân cuộc
sống khốn khổ và nung nấu một tinh thần phản kháng chống đối mạnh mẽ, đây
cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những cuộc chiến tranh sau này.

16


1.2.2. Phản đối chiến tranh bành trướng thế lực
Trong vòng năm trăm năm lịch sử (từ thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu)
có hàng nghìn cuộc chiến tranh, đặc biệt là thời Xuân Thu, chiến tranh xảy ra liên
miên. Lúc bấy giờ, có ba loại chiến tranh đang diễn ra: bành trướng xâm lược các
nước lân cận; chiến tranh giành đất đai, cướp đoạt nô lệ giữa các lãnh chúa; chiến
tranh chống sự xâm lược của ngoại tộc. Kinh Thi đã phản ánh nỗi cơ cực của nhân
dân trong chiến tranh. Họ phải bỏ quê hương để mặc áo lính, bị đầy đọa nơi chiến
trường, họ còn phải chịu cảnh cô đơn, thắc thỏm. (Hà Thảo Bất Hoàng 何 草 不 黄
trong Tiểu Nhã 小 雅, Đông Sơn 東 山 trong Bân Phong 豳 風)
Người lính ra đi (chinh phu): thể hiện tâm trạng của người lính trên đường,
nỗi nhớ quê hương, gia đình luôn thường trực trong họ và họ khao khát được trở về
quê sau khi tham gia cuộc đem quân dẹp loạn bọn làm phản. Đó còn là số phận của
những người lính nô lệ. Họ ra đi hoặc bỏ xác nơi chiến trường, hoặc ở triền miên
trong quân ngũ và học đã ra đi không hứa hẹn ngày trở về. Trong Kinh Thi ta không
bắt gặp cảnh khải hoàn, hân hoan kèn trống mà chỉ thấy người lính trở về trong mưa
sa bão táp, trong cảnh tuyết rơi buồn thảm. Số phận của họ đều như người lính
ngoài bãi dâu (không nhà), khi may mắn trở về thì biết bao thương tâm tủi hờn và
cả sự đe dọa trước mắt. (Đông Sơn 東 山 trong Bân Phong 豳 風, Thái Vi 菜 薇
trong Tiểu Nhã 小 雅, Kích Cổ 擊 皷 trong Bội Phong 邶 風)

Để phục vụ cho những cuộc chiến tranh phi nghĩa, ngoài những người lính ra
có còn biết bao nhiêu nông nô phải chịu phu phen tạp dịch. Chế độ nô dịch nặng nề,
cũng như nỗi phẫn uất vì chiến tranh. (Quân Tử Vu Dịch 君 子 于 役 trong Vương
Phong 王 風, Bảo Vũ 鴇 羽 trong Đường Phong 唐 風)
Cùng với chinh phu còn có chinh phụ: cảnh chia ly ở đây không chỉ gây nên
nỗi chán chường bởi những người vợ, những đứa con mất đi chỗ dựa, cuộc sống bị
đe dọa bởi vì những người chinh phu ra đi chính là lao động chính trong gia đình.
(Đệ Đỗ 杕 杜 trong Tiểu Nhã 小 雅, Thần Phong 晨 風 trong Tần Phong 秦 風, Bá
Hề 伯 兮 trong Vệ Phong 衛 風)

17


Cảnh tang thương, tàn phá, chết chóc, chia ly, nhân dân lao động đã bày tỏ
thái độ phản đối chiến tranh và nguyện vọng khát khao hòa bình chính đáng cũng là
nội dung tiêu biểu. (Hà Thảo Bất Hoàng 何 草 不 黄 trong Tiểu Nhã 小 雅)
Tuy nhiên, nhân dân lao động không phải phản đối mọi cuộc chiến tranh.
Mặc dù đa số chiến tranh là phi nghĩa nhưng trong Kinh Thi cũng có những bài thơ
chủ chiến phản ánh tâm trạng phấn chấn, khí thế hào hùng khi người lính biết mình
chiến đấu vì mục đích cao cả. (Vô Y 無 衣 trong Tần Phong 秦 風)
Nhìn chung, Kinh Thi có đến một phần ba số bài thơ phản ánh nỗi khổ trong
chiến tranh lòng phẫn uất cũng như nguyện vọng khát khao vì hòa bình.

1.2.3. Tình yêu và hôn nhân của nhân dân lao động
Trong Kinh Thi, đề tài tình yêu và hôn nhân chiếm một số lượng lớn, đa số là
ca dao. Những bài ca dao ấy phần lớn thổ lộ một cách thẳng thắn, mạnh bạo, những
tình cảm rất chân thật, sôi nổi, chất phác và lành mạnh. Đều là những bài thuộc đề
tài tình yêu nhưng nội dung ít khi bị trùng lặp. Những nỗi lo âu, vui mừng, được
mất, hợp tan trong đời sống yêu đương đều được thể hiện trong những bài thơ.
Tình yêu nam nữ trong Kinh Thi được thể hiện qua những tâm trạng, cung

bậc cảm xúc khác đó là: tình yêu trong sáng, tha thiết và lành mạnh – thứ tình yêu
trong lao động (Quan Thư 關 雎 trong Chu Nam 周 南); tình yêu chân thành tha
thiết (Tĩnh Nữ 靜 女 trong Bội Phong 邶 風); tâm trạng hồ hởi vui tươi trong cuộc
sống yêu đương của nam nữ thanh niên (Tang Trung 桑 中 trong Dung Phong 鄘
風); tâm trạng khắc khoải bồn chồn của người con gái đến độ yêu đương nhưng tình
yêu chưa đến (Phiếu Hữu Mai 摽 有 梅 trong Thiệu Nam 召 南);…
Nhiều lần nói chuyện tình cờ, gặp gỡ yêu đương rồi hẹn hò thề thốt, điều đó
nói lên rằng đời sống đương giữa nam nữ trong xã hội lúc bấy giờ còn tương đối tự
do. Sự kết duyên ấy thật tự nhiên, thật tự do, tình yêu thật chất phác và chân thật.
Đời sống yêu đương của đôi nam nữ cũng được nhận được nhiều lời chúc phúc, vui
mừng từ mọi người xung quanh. (Trăn Vĩ 溱 洧 trong Trịnh Phong 鄭 風)
Bên cạnh những đôi nam nữ có đời sống yêu đương thuận lợi và tốt đẹp,
phản ánh hoàn cảnh yêu đương tự do, thì cũng có không ít đôi nam nữ bị gia đình
ngăn cản, can thiệp. Tự do yêu đương mà bị ngăn trở thì rốt cục rất đau khổ nhưng

18


những người con không thể làm khác hơn bởi chữ hiếu luôn được đặt ở vị trí quan
trọng. (Tương Trọng Tử 將 仲 子 trong Trịnh Phong 鄭 風)
Ngoài nỗi đau khổ vì yêu đương bị ngăn cấm, trong Kinh Thi còn có những
nỗi đau khổ vì thất tình (Giảo Đồng 狡 童 trong Trịnh Phong 鄭 風); nỗi đau khổ vì
yêu mà không được yêu (Trạch Pha 澤 陂 trong Trần Phong 陳 風);…
Đời sống hôn nhân gia đình cũng được thể hiện hết sức rõ nét trong Kinh
Thi, đó là đời sống gia đình vui vẻ hòa thuận, đầm ấm, hạnh phúc (Nữ Viết Kê Minh
女 曰 雞 鳴 trong Trịnh Phong 鄭 風). Cũng có những cuộc hôn nhân bất hạnh, nỗi
bất hạnh của người phụ nữ bị chồng ruồng bỏ (người phụ nữ đã cố nhịn, chồng giận
thì vợ làm lành, nhưng chồng đuổi thì phải ôm áo ra về) nguyên nhân do sự bất bình
đẳng nam nữ nên đã dẫn đến quan niệm trọng nam khinh nữ và người đàn ông tự
cho mình quyền tự ý bỏ vợ. (Cốc Phong 谷 風 trong Tiểu Nhã 小 雅)

Tóm lại, thơ tình yêu và hôn nhân chiếm quá nữa trong Kinh Thi. Đó là
những bài tình ca trong sáng, khẳng định hạnh phúc của tình yêu trong lao động.
Nhưng xã hội đã phân chia giai cấp, bất bình đẳng nam nữ đã xuất hiện có những số
phận rơi vào bi kịch trong tình yêu và hôn nhân. Kinh Thi đã lên án lễ giáo phong
kiến, tuy nó chưa ăn sâu, chưa phức tạp nhưng đã là kẻ thù của tình yêu tự do và
của hôn nhân tự chủ.

1.3. Khái quát về đề tài chiến tranh
1.3.1. Khái niệm chiến tranh
Để có thể nghiên cứu về Đề tài chiến tranh trong Kinh Thi, trước tiên
chúng tôi đã tìm hiểu khái niệm chiến tranh dựa trên nhiều nguồn tài liệu khá nhau:
Nguyễn Thanh Đạm, 1999, Từ Điển Tường giải và Liên tưởng Tiếng Việt,
NXB Văn Hóa Thông Tin: Chiến tranh là xung đột có tổ chức trên qui mô lớn bằng
bạo lực giữa hai hay nhiều nước hoặc (nội chiến) giữa các phe phái trong một nước.
[2, tr. 143]
Hoàng Phê, 2004, Từ Điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng: Chiến tranh là xung
đột vũ trang giữa các giai cấp, các dân tộc, hoặc các nước nhằm thực hiện mục đích
chính trị, kinh tế nhất định. [9, tr. 157]

19


Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam, 1992, Từ Điển Tiếng Việt, NXB Từ Điển
Bách Khoa: Chiến tranh là sự tranh giành quân lực giữa nước này với nước khác.
[17, tr. 210]
Nguyễn Như Ý, 1998, Đại Từ Điển Tiếng Việt, NXB Văn Hóa Thông Tin:
Chiến tranh là hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử, biểu hiện bằng xung đột
bạo lực đối kháng trong một nước hoặc giữa các nước. [18, tr. 358]
Nguồn Tài Liệu Internet: Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia, 2014, Chiến
Tranh, Chiến


tranh là

một

hiện

tượng chính trị - xã hội có tính chất lịch sử, sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực
giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các
nước. Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy
tắc nhất định và thường kết hợp với các hình thức đấu tranh khác (chính trị, kinh
tế, ngoại giao...). [19]
Qua quá trình tìm hiểu khái niệm chiến tranh, chúng tôi nhận thấy ở mỗi
nguồn tài liệu có cách thể hiện không giống nhau, như vậy sẽ gây bất tiện cho việc
nghiên cứu đề tài, chính vì thế chúng tôi đã khái quát nên một khái niệm đầy đủ
nhất về chiến tranh như sau: Chiến tranh là hiện tượng chính trị - xã hội có tính chất
lịch sử, là cuộc xung đột có tổ chức, diễn ra trên qui mô lớn bằng bạo lực giữa hai
hay nhiều nước hoặc giữa các phe phái trong một nước nhằm thực hiện mục đích
nào đó. Bản chất của chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy
tắc nhất định và thường được kết hợp với các hình thức đấu tranh khác như chính
trị, kinh tế, ngoại giao…
Khi đề cập đến đề tài chiến tranh, ta có thể phân chiến tranh thành các loại
như sau:
Chiến tranh xâm lược: Là hành động quân sự của một nước vào một vị trí
địa lý chính trị trọng yếu của nước khác. Bởi vì, chiến tranh cuộc xâm lược là một
cuộc tấn công bằng lực lượng từ bên ngoài vào nên các cuộc nổi loạn, các cuộc nội
chiến, các cuộc đàn áp trong nước không được xem là sự xâm lược. Các hành động
quân sự chiến thuật có quy mô nhỏ ở biên giới như các cuộc giao tranh nhỏ, các
cuộc đột kích bất ngờ, thâm nhập hay chiến tranh du kích thông thường không được
coi như cuộc chiến tranh xâm lược. Tuy nhiên trong bối cảnh các cuộc chiến tranh

20


×