Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Bản tin đầu giờ kênh truyền hình thông tấn hiện trạng và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THÙY NGÂN

BẢN TIN ĐẦU GIỜ - KÊNH TRUYỀN HÌNH THÔNG TẤN:
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===================

NGUYỄN THỊ THÙY NGÂN

BẢN TIN ĐẦU GIỜ - KÊNH TRUYỀN HÌNH THÔNG TẤN:
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Thu Hương


Hà Nội - 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................... 4
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài............................................................... 4

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................ 8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................. 10
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................... 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................. 11
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ............................... 12
7. Bố cục của luận văn..................................................................... 12
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIN VÀ BẢN TIN
THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH ............................................................. 13
1.1. Khái niệm ............................................................................................. 13
1.1.1. Tin tức ........................................................................................... 13
1.1.2 Bản tin thời sự ................................................................................ 14
1.1.3 Bản tin thời sự đầu giờ ................................................................... 15
1.2. Vai trò của bản tin thời sự đối với truyền hình trong bối cảnh cạnh
tranh thông tin ............................................................................................. 18
1.2.1. Vai trò thông tin nhanh chóng, kịp thời ........................................ 18
1.2.2. Vai trò định hƣớng tƣ tƣởng ......................................................... 21
1.2.3. Vai trò ảnh hƣởng tới xã hội ......................................................... 22
1.3. Đặc trƣng và ƣu thế của bản tin đầu giờ so với các bản tin thời sự khác
..................................................................................................................... 24
1.3.1. Đặc trƣng của bản tin đầu giờ ....................................................... 24
1.3.1.1 Tính thời sự ............................................................................. 24
1.3.1.2. Lượng thông tin ...................................................................... 25
1.3.1.3. Ngôn ngữ của bản tin đầu giờ ............................................... 26

1.3.1.4. Tiêu chí thông tin rõ ràng ...................................................... 26
1.3.1.5. Khả năng thuyết phục công chúng ......................................... 27
1.3.2. So sánh bản tin đầu giờ với các bản tin thời sự khác .................... 28
1.3.2.1. Bản tin thời sự 19h – VTV1 .................................................... 28
1.3.2.2. Bản tin thời sự 18h30 – H1 .................................................... 29
1.3.2.3. Bản tin breaking news – CNN ................................................ 30
1.4. Truyền hình thông tấn và mô hình sản xuất bản tin đầu giờ................ 31
1.4.1. Mô hình phối hợp giữa các đơn vị thực hiện bản tin đầu giờ ....... 32
1.4.2. Quy trình duyệt tin bài .................................................................. 34
1.4.2.1. Duyệt tin bài tiền kỳ ............................................................... 34

1


1.4.2.2. Duyệt tin bài hậu kỳ ............................................................... 36

Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BẢN TIN ĐẦU GIỜ ...... 38
- KÊNH TRUYỀN HÌNH THÔNG TẤN ....................................... 38
2.1. Khảo sát số lƣợng và kết cấu bản tin đầu giờ ...................................... 38
2.1.1. Số lƣợng bản tin đầu giờ ............................................................... 38
2.1.2. Kết cấu bản tin .............................................................................. 40
2.1.2.1. Phân bổ nội dung ................................................................... 40
2.1.2.2. Thứ tự sắp xếp thông tin ........................................................ 41
2.2. Nội dung thông tin đƣợc thể hiện trong bản tin đầu giờ ...................... 44
2.2.1. Khối lƣợng thông tin ..................................................................... 44
2.2.2. Tính nhanh nhạy của thông tin ...................................................... 45
2.2.3. Độ phủ quát của thông tin ............................................................. 47
2.3. Hình thức thông tin đƣợc thể hiện trong bản tin đầu giờ ..................... 47
2.3.1 Tin hình ảnh ................................................................................... 48
2.3.1.1. Tin breaking news .................................................................. 49

2.3.1.2. Tin dẫn hiện trường ............................................................... 50
2.3.1.3. Tin hình hiện trường .............................................................. 51
2.3.1.4. Tin hình tư liệu ....................................................................... 52
2.3.2. Tin đồ họa ..................................................................................... 53
2.3.3. Tin teletex...................................................................................... 54
2.4. Các thể loại chính đƣợc thể hiện trong bản tin đầu giờ ....................... 55
2.4.1. Tin ................................................................................................. 55
2.4.1.1. Thông tấn xã được quyền tuyên bố ........................................ 58
2.4.1.2. Tin đột xuất ............................................................................ 58
2.4.2. Phóng sự ........................................................................................ 59
2.4.2.1. Phóng sự thời sự về sự kiện nóng bỏng ................................. 60
2.4.2.2. Phóng sự chuyên đề về những vấn đề nổi cộm ...................... 60
2.4.2.3. Phóng sự chân dung ............................................................... 60
2.4.3. Phỏng vấn ...................................................................................... 61
2.4.3.1. Phỏng vấn thời sự .................................................................. 61
2.4.3.2. Phỏng vấn có tính minh họa .................................................. 62
2.4.4. Ký sự ............................................................................................. 62
2.4.4.1. Ký sự mang tính phóng sự...................................................... 63
2.4.4.2. Ký sự chân dung ..................................................................... 64

Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ............ 67
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ THÔNG TIN CỦA
BẢN TIN ĐẦU GIỜ - KÊNH TRUYỀN HÌNH THÔNG TẤN.... 67

2


3.1. Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của Bản tin thời sự đầu giờ - Truyền hình
Thông tấn..................................................................................................... 67
3.1.1. Ƣu điểm của Bản tin thời sự đầu giờ - Truyền hình Thông tấn.... 67

3.1.1.1. Thông tin cập nhật liên tục .................................................... 67
3.1.1.2. Tạo thói quen cho khán giả theo dõi thời sự qua truyền hình67
3.1.1.3. Mở ra hướng đi mới cho truyền hình Việt Nam ..................... 67
3.1.2. Nhƣợc điểm của Bản tin thời sự đầu giờ - Truyền hình Thông tấn
................................................................................................................. 68
3.1.2.1. Nội dung chưa phong phú ...................................................... 68
3.1.2.2. Sắp xếp thông tin phát sóng lại chưa khoa học ..................... 70
3.1.2.3. Bản tin đầu giờ chưa lên sóng trực tiếp................................. 71
3.2. Nguyên nhân thành công và hạn chế của Bản tin thời sự đầu giờ của
Truyền hình Thông tấn ................................................................................ 72
3.2.1. Nguyên nhân thành công của Bản tin thời sự đầu giờ .................. 72
3.2.1.1. Xây dựng hướng đi đúng đắn ................................................. 72
3.2.1.2. TTXVN là nền tảng vững chắc cho bản tin đầu giờ............... 73
3.2.2. Nguyên nhân hạn chế của Bản tin thời sự đầu giờ ....................... 74
3.2.2.1. Đội ngũ phóng viên chưa chuyên nghiệp ............................... 74
3.2.2.2. Mô hình sản xuất còn nhiều thiếu sót .................................... 75
3.3. Kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lƣợng Bản tin đầu giờ của Truyền
hình Thông tấn ............................................................................................ 75
3.3.1. Đối với công tác tổ chức sản xuất chƣơng trình ........................... 75
3.3.1.1. Xây dựng quy trình thực hiện tin bài ..................................... 75
3.3.1.2. Cung cấp đầy đủ phương tiện tác nghiệp .............................. 81
3.3.2. Đối với công tác đào tạo con ngƣời .............................................. 82
3.3.2.1. Tổ chức các lơp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ truyền hình
............................................................................................................. 82
3.3.2.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm của phóng viên đối với chất
lượng chương trình ............................................................................. 83
3.3.3. Đối với đầu tƣ thiết bị công nghệ.................................................. 84

KẾT LUẬN ..................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 89

PHỤ LỤC ........................................................................................ 92
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP KÊNH TRUYỀN HÌNH THÔNG TẤN .... 92

3


MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) là hãng thông tấn Quốc gia, trực
thuộc Chính phủ Việt Nam và là cơ quan thông tin chính thức của Nhà nƣớc
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. TTXVN là ngân hàng tin tức, liên tục
cung cấp những thông tin cập nhật trong nƣớc và quốc tế vể mọi lĩnh vực
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học và công nghệ.
Mục đích của TTXVN là phản ánh quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nƣớc Việt Nam về những vấn đề thời sự lớn trong nƣớc, khu vực
và trên thế giới. Hiện nay, TTXVN trở thành trung tâm thông tin quốc gia tin
cậy của Đảng và Nhà nƣớc, một hãng thông tấn có uy tín trong khu vực,
hƣớng tới xây dựng thành tập đoàn thông tấn quốc gia. TTXVN không ngừng
phát triển nhiều hình thức truyền tin đa dạng: trang thông tin, báo giấy, báo
điện tử…
Từ ngày 21/6/2009, hãng thông tấn Quốc gia có thêm một loại hình báo
chí, đó là kênh truyền hình Thông tấn. Định vị của kênh là chuyên biệt tin tức,
đặc biệt là tin tức chính luận, mang tính định hƣớng dƣ luận xã hội, tham gia
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của hãng thông tấn nhà nƣớc của nƣớc
CHXHCN Việt Nam, theo tinh thần Nghị định 24 CP, ngày 03/3/2008, quy
định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của TTXVN.
Thông qua hình thức thông tin truyền hình, Truyền hình Thông tấn thực
hiện việc cung cấp liên tục thông tin thời sự trong nƣớc và quốc tế, đối nội và
đối ngoại chính thống, chuẩn xác, kịp thời nhằm tuyên truyền chủ trƣơng,
đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân.

Bên cạnh đó, Truyền hình Thông tấn thực hiện việc ra tuyên bố bác bỏ những
thông tin có dụng ý xuyên tạc về các vấn đề thời sự trong nƣớc và quốc tế,

4


những thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia, cải chính những thông
tin sai lệch với những quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nƣớc. Cùng
với các bản tin thời sự hàng giờ, Truyền hình Thông tấn tổ chức thực hiện các
chuyên mục đặc thù chính luận thông tấn nhƣ “Phản hồi”, “Lăng kính phóng
viên”, “Tiêu điểm kinh tế”, “Thế giới 360”, tham gia vào công tác định
hƣớng, điều chỉnh, bác bỏ thông tin, góp phần ổn định an ninh tƣ tƣởng, định
hƣớng dƣ luận xã hội về mọi mặt đời sống từ chính trị, ngoại giao, quốc
phóng an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao vv… Bên cạnh
việc phát sóng, thực hiện nhiệm vụ của ngành thông tấn, truyền hình Thông
tấn còn là ngân hàng tin cho các đài truyền hình từ trung ƣơng đến địa
phƣơng.
Ngoài ra, với tƣ cách là đơn vị thông tin của TTXVN, Truyền hình
Thông thực hiện các chuyên mục đặc thù phản ánh ý kiến chính thức về các
vấn đề dƣ luận quan tâm, phát ngôn chính thống của các bộ, ngành, các chính
khách và giới chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn. Đây là diễn đàn để lãnh
đạo các cấp, các nhà hoạch định chiến lƣợc, các chuyên gia lập pháp, hành
pháp và tƣ pháp, những ngƣời có uy tín chính trị và chuyên môn đƣa ra những
thông tin có tính phát ngôn, chính thống trƣớc công luận. Tính chất phát ngôn
là một trong những nhiệm vụ chính trị đặc thù của TTXVN nói chung và
Truyền hình Thông tấn nói riêng.
Truyền hình Thông tấn đƣợc xây dựng trên nền tảng hệ thống cơ cấu tổ
chức sẵn có của TTXVN, xử lý, hình hóa phần lớn trong số thông tin do lực
lƣợng phóng viên, biên tập viên hiện làm việc tại các đơn vị thông tin trong
toàn ngành, hệ thống 90 phân xã trong và ngoài nƣớc của TTXVN trong việc

cung cấp thông tin. Từ đó, Truyền hình Thông tấn đảm bảo là một kênh thông
tin vừa đa dạng, đa lĩnh vực về nội dung thời sự, vừa tiết kiệm về nhân lực.

5


Đƣợc xây dựng trong bối cảnh trong nƣớc đã có nhiều kênh truyền hình,
nhƣng khác với các kênh tổng hợp hoặc giải trí, kênh truyền hình của
TTXVN chuyên biệt về tin tức thời sự chính luận, không tham gia vào lĩnh
vực giải trí, không hƣớng đến các chƣơng trình nhƣ phim truyện, ca nhạc, trò
chơi trên truyền hình. Điểm nhấn của truyền hình Thông tấn là 24 bản tin thời
sự mỗi ngày.
Đặc biệt, ngày 06/7/2012, Bộ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã
ban hành Thông tƣ số 09/2012/TT-BTTTT, đƣa Truyền hình Thông tấn thành
kênh thông tin thực hiện nhiệm vụ chính trị tuyên truyền thiết yếu quốc gia.
Tại Công văn số 555/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 13/03/2012 của Bộ
Thông và Truyền thông gửi TTXVN, có ghi: “Kênh VNEWS với đặc thù là
kênh truyền hình chuyên biệt về tin tức, địa bàn hoạt động của phóng viên
rộng, khó xác định trƣớc, yêu cầu tác nghiệp nhanh, chính xác.”
Tại Công văn số 11446/BTC-HCSN ngày 27/8/2012 của Bộ Tài chính
gửi TTXVN, có ghi “ Với đặc thù của Truyền hình Thông tấn là một kênh
truyền hình chuyên biệt thông tin về tất cả các lĩnh vực đời sống, trong nƣớc
và quốc tế, đối nội và đối ngoại. Trung tâm Truyền hình Thông tấn cần huy
động một khối lƣợng rất lớn thông tin, nhân lực từ tất cả các nguồn khác
nhau, từ tất cả các đơn vị thông tin báo chí trong toàn ngành TTXVN bao
gồm các Ban biên tập thông tin, các Tòa soạn báo, và đặc biệt là hệ thống 90
phân xã TTXVN trong và ngoài nƣớc. Phƣơng thức tác nghiệp thông tin, hoạt
động triển khai các nhiệm vụ của Truyền hình Thông tấn đều gắn kết, phụ
thuộc tƣơng tác, không tách rời khỏi các đơn vị thông tin, đơn vị chức năng
của TTXVN. Nhân lực tham gia hoạt động truyền hình là toàn bộ lực lƣợng

lao động báo chí và kỹ thuật của TTXVN”.
Sự ra đời của Truyền hình Thông tấn khẳng định vai trò của TTXVN
trong tình hình mới theo đúng các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Chỉ thị

6


1441/CT-TTg ngày 14/9/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ, phục vụ công tác
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nƣớc và đáp ứng
nhu cầu thông tin của nhân dân.
Do có sự phối hợp của toàn ngành, với hơn 2000 cán bộ phóng viên,
biên tập viên, vì vậy Truyền hình Thông tấn hoạt động với quy mô chuyên
biệt, không thể sử dụng bất kỳ mô hình hoạt động của Đài truyền hình nào.
Truyền hình Thông tấn đã phủ sóng toàn quốc thông qua các phƣơng
thức truyền dẫn số gồm: Truyền hình cáp trên VCTV của Đài Truyền hình
Việt Nam (tần số 140,25 Mhz); HCTV-BTS của Đài Phát thanh-Truyền hình
Hà Nội (tần số 375,25 Mhz); HTVC của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí
Minh (tần số 455,25Mhz); NacenComm (tần số 783, 25 Mhz) và gói cáp số
SCTV của Truyền hình cáp Saigontourist; Truyền hình số vệ tinh K-Plus;
Truyền hình Internet IPTV trên My TV của VNPT và ITV của FPT
Telecom.** Hệ thống truyền hình cáp của các đài phát thanh truyền hình địa
phƣơng trên cả nƣớc. Phát trực tiếp trên website vnews.vnanet.vn. Do những
ƣu thế về độ cập nhật tin tức, bản tin đầu giờ của kênh Truyền hình Thông tấn
sau 3 năm lên sóng đã thu hút sự quan tâm theo dõi của 20 triệu ngƣời dân.
Thực hiện mục tiêu chung của toàn ngành, truyền hình Thông tấn hoạt
động với hình thức lấy bản tin thời sự làm cốt lõi. Với tiêu chí “Chuẩn xác –
Kịp thời – Mọi nơi – Mọi lúc”, mỗi ngày, Truyền hình Thông tấn có 24 bản
tin thời sự đƣợc phát sóng vào mỗi đầu giờ, vì vậy đƣợc gọi là “bản tin đầu
giờ”. Đây là một hình thức cập nhật thông tin hoàn toàn mới trong lĩnh vực
truyền hình ở nƣớc ta. Mới cả về phƣơng thức cập nhật tin tức, mới cả về hình

thức thể hiện và mới cả về bố cục bản tin. Đây là bƣớc đệm để tiến tới mô
hình thông tin breaking news nhƣ các kênh truyền hình nổi tiếng trên thế giới
CNN, BBC… đang thực hiện. Tuy nhiên, để bản tin đầu giờ thực sự là điểm

7


nhấn của Truyền hình Thông tấn, thực hiện đúng phƣơng châm „Chuẩn xác –
Kịp thời – Mọi nơi – Mọi lúc” là một việc làm khó khăn.
Bản tin đầu giờ giữ vai trò nhƣ xƣơng sống của kênh truyền hình Thông
tấn. Thời lƣợng của 24 bản tin thời sự chiếm 1/3 thời lƣợng phát sóng trong 1
ngày của kênh (tƣơng đƣơng với 8h/ngày). Chính vì đánh giá đƣợc tầm quan
trọng của bản tin, đồng thời cũng là ngƣời gắn bó trực tiếp tham gia sản xuất,
biên tập nên ngƣời viết cho rằng, việc nghiên cứu về bản tin là rất cần thiết.
Kể từ khi phát sóng đến nay, chƣa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá
thực trạng, ƣu, nhƣợc điểm, thành công và hạn chế của Bản tin đầu giờ, từ đó,
đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng…. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài
“Bản tin đầu giờ - Kênh Truyền hình Thông tấn: Hiện trạng và giải pháp” là
luận văn tốt nghiệp Cao học của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với sự phát triển của lĩnh vực truyền hình, đã có 1 số cuốn sách, tài liệu
nghiên cứu về lĩnh vực này. Có thể kể đến một số cuốn sách/tài liệu nhƣ:
- Giáo trình báo chí truyền hình của PGS.TS Dƣơng Xuân Sơn
- Truyền hình Việt Nam, một phần tƣ thế kỷ của tác giả Trần Lâm
- Sổ tay nghiệp vụ phóng viên báo chí phát thanh, truyền hình về để tài
dân số kế hoạch hóa gia đình, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa Thông tin, 1995.
Bên cạnh đó có nhiều sách dịch từ tiếng nƣớc ngoài nhƣ:
- Sổ tay phóng viên do Quỹ Reuters, hãng Truyền hình Reuters, Hãng
Phát Thanh Anh BBC và Hãng Phát Thanh và Truyền Hình Canada CBC tiến

hành.
- Viết cho phát thanh - truyền hình nguyên tắc và thực hành của Roger L.
Walter, ngƣời dịch Trà My – Trà Giang.

8


Tính đến nay, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trƣờng ĐHKHXH&NV
có hàng chục công trình nghiên cứu về lĩnh vực truyền hình. Có thể kể đến
nhƣ: Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng
chƣơng trình của đài Phát thanh, truyền hình Hà Nội” của tác giả Hoàng Ngọc
- năm 1998; Luận văn thạc sỹ “Khảo sát vai trò, hiệu quả và cách thể hiện của
chƣơng trình Nông thôn ngày nay – VTV1 – ĐTHVN (khảo sát qua 2 năm
2001 – 2002) của tác giả Nguyễn Kha Thoa - tháng 4/2002.
Tính từ năm 2001 đến nay, tại Học viện Báo chí và tuyên truyền, có 29
công trình luận văn nghiên cứu chuyên biệt về lĩnh vực truyền hình. Có thể kể
đến nhƣ: Luận văn thạc sỹ “Chƣơng trình truyền hình dành cho ngƣời Việt
Nam ở nƣớc ngoài (Khảo sát kênh VTV4 của Đài truyền hình Việt Nam từ
tháng 1/2004 đến tháng 6/2005)” của tác giả Nguyễn Hồng Hải – năm 2006;
Luận văn thạc sỹ “Tuyên truyền bình đẳng giới trong chuyên mục phụ nữ với
cuộc sống trên sóng Đài truyền hình Việt Nam (Khảo sát từ tháng 1/2004 đến
tháng 4/2006) của tác giả Úy Thị Thu Huyền – năm 2006; Luận văn thạc sỹ
“Định vị một kênh truyền hình (Khảo sát quá trình thành lập kênh VTV6 đài
truyền hình Việt Nam) của tác giả Tạ Thị Minh Oanh – năm 2007; Luận văn
thạc sỹ “Nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình truyền hình trực tiếp trên đài
truyền hình quốc gia Lào” của tác giả Houm Phaeng Vilayphone - năm
2010…
Đa số các công trình này nghiên cứu về các chƣơng trình trên sóng của
Đài truyền hình Việt Nam. Một phần nhỏ nghiên cứu về các kênh truyền hình
địa phƣơng và các vấn đề lý thuyết truyền hình.

Các công trình nghiên cứu về TTXVN lại càng ít ỏi. Có thể kể đến nhƣ:
Khóa luận tốt nghiệp “Quá trình làm tin đối nội và sự thể hiện nó trên bản tin
của TTXVN” của tác giả Phan Thị Hồng Yến – năm 2010; Luận văn thạc sỹ
“Nâng cao chất lƣợng thông tin đối ngoại của Thông tấn xã Việt Nam trong

9


thời kỳ hiện nay (Khảo sát bản tin Vietnam News Agency , Báo Vietnam
News, Báo ảnh Vietnam Pitorial của Thông tấn xã Việt Nam từ 2002 đến
tháng 6/2004)” của tác giả Đinh Thị Thanh Bình – năm 2004; Luận văn thạc
sỹ “Sự tác động của toàn cầu hóa truyền thông đại chúng dối với thông tin
quốc tế đối nội của Thông tấn xã Việt Nam hiện nay” của tác giả Đặng Tiến
Trung – năm 2010;
Cho đến nay, bản tin đầu giờ đã có một quá trình phát triển và có tác
động nhất định. Tuy nhiên, trong các tài liệu viết về báo chí, có thể khẳng
định, chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới kênh Truyền hình Thông
tấn nói chung, và hình thức bản tin thời sự đầu giờ của kênh Truyền hình
Thông tấn nói riêng.
Luận văn “Bản tin đầu giờ - Kênh Truyền hình Thông tấn: Hiện trạng
và giải pháp phát triển” sẽ là một công trình nghiên cứu mới mẻ, cung cấp
thông tin về bản tin đầu giờ từ góc nhìn báo chí, thông qua những trải nghiệm
của phóng viên trực tiếp tham gia sản xuất bản tin.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nhằm đánh giá thực trạng của bản tin đầu giờ; phân tích, đánh giá
ƣu, nhƣợc điểm của bản tin đầu giờ - Kênh truyền hình Thông tấn sau 3 năm
lên sóng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp và có kiến nghị phù hợp nhằm
nâng cao chất lƣợng bản tin.
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ

sau đây:
- Khảo sát, hệ thống hóa lý luận truyền hình về vai trò, cấu trúc, đặc
trƣng, đặc điểm của bản tin truyền hình.

10


- Đánh giá rõ hơn vai trò của bản tin đầu giờ kênh truyền hình Thông tấn
trong sự phát triển của kênh nói riêng và trong sự phát triển của lĩnh vực
truyền hình Việt Nam nói chung.
- Khảo sát thông tin trong các bản tin của truyền hình Thông tấn cả ở
bình diện tiếp nhận thông tin, cả ở bình diện cung cấp thông tin; nội dung
thông tin và hình thức chuyển tải thông tin.
Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lƣợng của bản tin đầu
giờ của kênh Truyền hình Thông tấn phù hợp với điều kiện nhân lực, cơ sở
vật chất trang thiết bị hiện có của đài.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng các
bản tin đầu giờ trên kênh Truyền hình Thông tấn.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu nội dung và hình thức tin, bài,
cũng nhƣ bố cục, kết cấu, cách thức thực hiện bản tin đầu giờ trên kênh
Truyền hình Thông tấn trong thời gian 2 năm (từ tháng 8/2010 đến tháng
8/2012). Mỗi ngày có 9 bản tin thời lƣợng 30 phút; 15 bản tin thời lƣợng 10
phút.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp phân tích văn bản thứ cấp: luận văn hệ thống hóa các tƣ
liệu, văn bản pháp luâ ̣t , nghị định, quyế t đinh,
̣ thông tƣ, chỉ thị của Đảng và

nhà nƣớc ta có liên quan đến thông tin báo chí; các văn bản, số liệu thống kê
của các Bộ, ngành, đoàn thể có liên quan, các tài liệu, sách, báo của các nhà
báo và các nhà nghiên cứu về lĩnh vực truyền hình, tin truyền hình.
Phƣơng pháp phân tích nội dung: thống kê, khảo sát, phân tích bản tin
thời sự đầu giờ của truyền hình Thông tấn trên các bình diện về nội dung,
hình thức thể hiện, kết cấu bản tin.

11


Phƣơng pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia báo chí, truyền hình, các nhà
báo trực tiếp sản xuất chƣơng trình bản tin đầu giờ của truyền hình Thông tấn.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Bổ sung, làm phong phú thêm lý luận về truyền hình,
bản tin thời sự trong truyền hình, cung cấp thêm tài liệu phục vụ đào tạo và
nghiên cứu trong lĩnh vực truyền hình.
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần đƣa ra những giải pháp để phát triển bản tin
đầu giờ kênh truyền hình Thông tấn theo hƣớng thông tin chuẩn xác, kịp thời,
phủ rộng.
“Bản tin đầu giờ - Kênh Truyền hình Thông tấn: Hiện trạng và xu
hướng phát triển” là một công trình nghiên cứu bƣớc đầu phân tích, nhận xét
và đánh giá tổng quát dựa trên nhƣ̃ng tin bài trong b ản tin, thực tiễn, khách
quan. Luâ ̣n văn sẽ là cơ s ở có giá trị lý luận và thực tiễn nhất định để lãnh
đạo Trung tâm Truyền hình Thông tấn xem xét, đề ra những kế hoạch phát
triển phù hợp.

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phầ n Mở đầ u , Kế t luâ ̣n, Tài liệu tham khảo và Phụ lục , luâ ̣n văn
gồm 3 chƣơng nhƣ sau:

Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về tin và bản tin thời sự truyền hình
Chƣơng 2: Đánh giá hiện trạng bản tin đầu giờ - Kênh truyền hình
Thông tấn
Chƣơng 3: Mô ̣t số vấ n đề đă ̣t ra và giải pháp nâng cao chấ t lƣơ ̣ng , hiê ̣u
quả thông tin của bản tin đầu giờ - Kênh Truyền hình Thông tấn

12


Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIN VÀ BẢN TIN
THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH
1.1. Khái niệm
1.1.1. Tin tức
Tin tức đƣợc gọi là news trong tiếng Anh, còn ngƣời Trung Quốc gọi tin
là Tân văn. Những từ này đều bắt nguồn từ nghĩa đen có nghĩa là mới. Tin là
thể loại ra đời sớm, nó có thể đƣợc coi là thể loại đầu tiên của báo chí vì báo
chí ra đời bằng chính những bản tin. Tin giữ vai trò xung kích, mũi nhọn trên
các phƣơng tiện thông tin đại chúng, song cho đến nay vẫn chƣa có quan niệm
chung thống nhất về thể loại này. Bởi tính chất của Tin có mặt trong tất cả các
thể loại báo chí khác.
Có thể khái lƣợc: Tin tức là những sự kiện mới đã đang
và sẽ xảy ra, liên quan đến nhiều người và được nhiều người
quan tâm.
Các yếu tố trong tin :


What - Chuyện gì?




Who - Ai liên quan?



When - Khi nào?



Where - Ở đâu?



How - Nhƣ thế nào?



Why - Tại sao?

Tuy nhiên, đôi khi trong báo chí hiện đại, một vài tiêu
chí này đƣợc giản lƣợc khi tin tức đang gấp và đƣợc đặt
trong bối cảnh cụ thể.

13


1.1.2 Bản tin thời sự
Theo từ điển tiếng Việt, “Thời sự” có nghĩa là: Tổng thể nói chung
những sự việc ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vực nào đó, thƣờng là xã hội
- chính trị, xảy ra trong thời gian gần nhất và đang đƣợc nhiều ngƣời quan
tâm. Thời sự là chƣơng trình cung cấp lƣợng thông tin thiết yếu, quan trọng,

có liên quan tới ngƣời xem, đƣợc ngƣời xem quan tâm.
Bản tin thời sự là một chƣơng trình truyền hình. Chƣơng trình truyền
hình là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bảng tƣ liệu, hình ảnh, âm
thanh trong một thời gian nhất định đƣợc mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc
hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ
quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả.
Yếu tố cốt lõi của bản tin thời sự là thông tin. Mọi chức năng của báo
chí (trong đó có truyền hình) đều đƣợc thực hiện thông qua con đƣờng thông
tin. Hiểu khái quát, thông tin là lƣợng tri thức mà ngƣời này hoặc đối tƣợng
này muốn chuyển cho ngƣời khác hoặc đối tƣợng khác, là cái mà A nghĩ là B
chƣa biết và cần biết, B muốn biết và A muốn chuyển. Đối với báo chí, thông
tin trở thành phần tri thức, tƣ tƣởng (do nhà báo sáng tạo, tái tạo từ hiện thực)
đƣợc chuyển dịch từ nhà báo đến công chúng để cung cấp kiến thức, thay đổi
nhận thức và cảm biến hành vi. Nói cách khác, thông tin chính là điểm khởi
đầu, gốc rễ cơ bản nhất của quá trình truyền thông, quyết định hiệu quả - kết
quả so với mục đích ban đầu của ngƣời làm truyền thông.
Trong các bản tin thời sự, thông tin đƣợc thể hiện qua nhiều thể loại khác
nhau nhƣ: tin tức truyền hình, phóng sự truyền hình, phỏng vấn truyền hình…
Tin tức truyền hình là thể loại thuộc nhóm thông tấn truyền hình có chức
năng thông báo cập, ngắn gọn và trung thực về sự kiện, sự việc vừa xảy ra
mang tính thời sự mới nhất có giá trị thông tin đƣợc nhiều khán giả quan tâm.
Thể loại tin tức truyền hình đƣợc phát sóng trong phần đầu tiên của chƣơng

14


trình thời sự. Các loại tin tức truyền hình gồm: Tin ngắn với thời lƣợng ngắn
khoảng 15 giây đến 30 giây. Tin dài với thời lƣợng dài từ 2-3 phút tuỳ theo
giá trị nội dung thông tin đối với khán giả quan tâm theo dõi. Tin tổng hợp đặt
cuối chƣơng trình thời sự có thời lƣợng dài và kết hợp với tin lời, tin điện

thoại, tin ảnh…
Phóng sự truyền hình là thể loại chính luận truyền hình phản ánh và phân
tích những sự kiện nóng bỏng nổi cộm có vấn đề đang xảy ra trong một qua
trình phát sinh và phát triển để khám phá bản chất vấn đề mà khán giả quan
tâm. Qua đó tác giả kiến nghị và đề suất những giải pháp để giải quyết vấn đề
đó. Đôi khi phóng sự truyền hình có thể để phóng viên trực tiếp xuất hiện
trƣớc ống kính để dẫn dắt, giải thích bình luận về vấn đề mà khán giả đang
quan tâm.
Phỏng vấn truyền hình là thể loại thuộc nhóm thông tấn truyền
hình thể hiện cuộc trao đổi hỏi - đáp giữa một hoặc nhóm ngƣời này
với một hoặc nhóm ngƣời khác nhằm thu thập khai thác thông tin về
một vấn đề đƣợc khán giả quan tâm một cách khách quan trung thực.
1.1.3 Bản tin thời sự đầu giờ
Cùng bản chất là bản tin thời sự, lấy thông tin làm cốt lõi, nhƣng bản tin
đầu giờ có cách vận hành thông tin nhanh hơn, cập nhật hơn. Thông tin xuất
hiện 1 giờ 1 lần, vào tất cả các đầu giờ trong ngày.
Bản tin thời sự đầu giờ xuất hiện duy nhất ở kênh Truyền hình Thông tấn
– TTXVN. Với mục đích hƣớng tới xây dựng kênh truyền hình cập nhật tin
tức, Truyền hình Thông tấn lấy hình thức bản tin đầu giờ là một bƣớc đệm để
chuẩn bị cả về nhân lực và vật lực.
Trƣớc khi Truyền hình Thông tấn ra đời, VTV1 – Kênh thời sự chính
luận của Đài Truyền hình Việt Nam là kênh có số lƣợng bản tin nhiều nhất

15


với 3 bản tin/ngày: sáng, trƣa, tối. Khán giả đọc báo điện tử có thể biết thông
tin, nhƣng ít nhất phải 6 tiếng sau mới nhìn thấy hình ảnh xuất hiện trên
truyền hình. Theo Ông Nguyễn Văn Vinh – Cố vấn kênh Truyền hình Thông
tấn: Bản tin đầu giờ là mô hình mới, phù hợp với thực tiễn của truyền hình

Việt Nam hiện nay. Ví dụ tin về bão lũ, hình ảnh phát sóng trong bản tin thời
sự 19h của VTV1 có khi đã đƣợc ghi hình từ buổi sáng, trong khi đó đến thời
điểm đƣa tin, diễn biến trận lũ đã hoàn toàn khác. Đối với hình thức phát sóng
bản tin thời sự vào mỗi đầu giờ, bằng hình thức tin hình hay tin teletex, bản
tin thời sự của Truyền hình Thông tấn cũng thông báo đƣợc tới khán giả tình
hình lũ mới nhất. Dù chƣa đạt đến mức độ của breaking news, nhƣng bản tin
đầu giờ đảm bảo đƣợc tính tốc độ nhanh nhất của tin truyền hình tại Việt Nam
hiện nay: cập nhật thông tin thƣờng xuyên, nhanh nhạy, chính xác. Tốc độ
hình ảnh của bản tin đầu giờ chƣa đạt đƣợc đến breaking news – tức là trực
tiếp từ hiện trƣờng, nhƣng cũng là hình ảnh cập nhật nhất so với cách đƣa tin
truyền thống. Vì vậy, dù chƣa xét đến tính chuyên nghiệp, nhƣng rõ ràng bản
tin đầu giờ có một lợi thế vƣợt trội so với 1 ngày cập nhật 3 bản tin. Ông Vũ
Duy Hƣng – Phó Giám đốc Trung tâm Truyền hình Thông tấn cho rằng:
Truyền hình Thông tấn là một làn sóng mới về sự cập nhật của thông tin
truyền hình. Trƣớc khi Truyền hình Thông tấn ra đời, VTV1 dƣờng nhƣ là
kênh thời sự chính luận duy nhất, 1 ngày có 3 bản tin, phát sóng 18/24h. Tuy
nhiên, sau sự xuất hiện của Truyền hình Thông tấn, VTV1 lập tức tăng thời
lƣợng phát sóng lên 24/24h. Sau đó 1 năm, VTV1 tiếp tục tăng số lƣợng bản
tin thời sự lên 15 bản tin/ngày. Sự cạnh tranh lành mạnh về độ nhanh nhạy
của thông tin giúp cho khán giả xem truyền hình đƣợc phục vụ tốt hơn, cập
nhật thông tin nhanh hơn. Đồng thời, giúp cho ngành truyền hình ở Việt Nam
bƣớc sang một con đƣờng mới, “đƣờng cao tốc” chứ không còn là “quốc lộ
thong dong” nhƣ trƣớc đây. Trong nhiều trƣờng hợp, truyền hình đã bắt kịp
tốc độ với báo điện tử. Chƣa kể đến tin teletex chạy ở chân trang trong mỗi

16


bản tin thời sự, trong nhiều trƣờng hợp thông tin còn nhanh hơn cả báo điện
tử.

Hình thức bản tin đầu giờ hình thành cho khán giả thói quen theo dõi
thông tin mới nhất trên truyền hình. Theo Ông Nguyễn Hoài Dƣơng – Phó
Tổng Giám đốc TTXVN, Giám đốc Trung tâm Truyền hình Thông tấn, ngƣời
soạn thảo đề án xây dựng kênh Truyền hình Thông tấn: Bản tin đầu giờ là
hình thức cập nhật thông tin nhanh nhất trong điều kiện cho phép của Kênh
Truyền hình Thông tấn. Với hình thức bản tin thời sự vào tất cả các đầu giờ
trong ngày, Kênh Truyền hình Thông tấn mong muốn tạo ra một thói quen
cho khán giả theo dõi những thông tin mới nhất trong đời sống hiện thực hàng
ngày. Qua 3 năm phát sóng, kênh Truyền hình Thông tấn đã bƣớc đầu đạt
đƣợc mục tiêu đặt ra. Bên cạnh phần thông tin trong nƣớc liên tục đƣợc cập
nhật bởi hệ thống phóng viên ở 63 tỉnh thành, phần thông tin quốc tế của
Truyền hình Thông tấn đƣợc khán giả đánh giá cao. Với lợi thế ngành
TTXVN hiện có quan hệ hợp tác song phƣơng và đa phƣơng với gần 40 hãng
thông tấn và tổ chức báo chí lớn trên thế giới nhƣ AFP, Reuters, AP, ITARTASS, RIA-Novosti, Tân Hoa xã, Yonhap, Kyodo News, Prensa Latina,
Antara, Notimex, TNA, Bernama, KPL, APS, MAP, AKP, OANA,
AsiaNet… Truyền hình Thông tấn luôn có nguồn tin quốc tế cập nhật từng
giây từng phút. Cộng hƣởng với hình thức đƣa tin cập nhật từng giờ, vì vậy,
tin quốc tế trên kênh Truyền hình Thông tấn gần nhƣ là độc quyền về độ
nhanh nhất, chuẩn xác nhất. Sau 3 năm lên sóng, Truyền hình Thông tấn đang
từng bƣớc đặt mục tiêu cao hơn, yêu cầu tần suất tin nhanh nhiều hơn. Khi
đáp ứng đầy đủ đƣợc về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, Truyền hình Thông
tấn sẽ thực hiện hình thức bản tin trực tiếp, đạt đƣợc mục tiêu đƣa kênh trở
thành “CNN của Việt Nam” nhƣ kỳ vọng của những ngƣời sáng lập kênh.
Ông Vũ Duy Hƣng – Phó Giám đốc Trung tâm Truyền hình Thông tấn cũng

17


cho rằng: Bản tin đầu giờ là tên gọi thể hiện tần suất của bản tin, tạo thói quen
cho khán giả vào mỗi đầu giờ theo dõi truyền hình Thông tấn để cập nhật

thông tin mới. Với mục đích cuối cùng là tin truyền trực tiếp từ hiện trƣờng
về, bản tin đầu giờ là một bƣớc đệm hợp lý.
Dựa trên ý kiến từ những ngƣời xây dựng và đang trực tiếp quản lý, thực
hiện tin bài cho bản tin đầu giờ - kênh truyền hình Thông tấn, có thể rút ra kết
luận:
Bản tin đầu giờ là tên gọi là một hình thức bản tin thời sự, với tần suất
xuất hiện 1 giờ 1 lần, vào mỗi đầu giờ trong ngày. Bản tin đầu giờ là bước
đệm để hướng tới tin tức được cập nhật ngay khi xảy ra sự kiện, sự việc.

1.2. Vai trò của bản tin thời sự đối với truyền hình trong bối cảnh
cạnh tranh thông tin
1.2.1. Vai trò thông tin nhanh chóng, kịp thời
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng cao và do đó, báo chí
nói chung và truyền hình nói riêng càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc đáp
ứng nhu cầu thông tin cho xã hội. Bản tin thời sự là thế mạnh của truyền hình
trong bối cảnh cạnh tranh thông tin.
Trƣớc hết, truyền hình cũng nhƣ báo chí nói chung đều phải thông tin
một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng lúc nhất, đảm bảo tính cập nhật, tính
thời sự của thông tin. Trong thời đại bùng nổ thông tin nhƣ ngày nay, cuộc
cạnh tranh trong việc đƣa tin của các loại hình báo chí ngày càng trở nên
quyết liệt.Trên thực tế, cơ quan báo chí nào đƣa tinh nhanh nhất về một sự
kiến mới nhất, thu hút đƣợc sự quan tâm của công chúng, thì cơ quan báo chí
đó giành đƣợc thắng lợi trong cuộc cạnh tranh độc giả và bán báo. Truyền
hình cũng tƣơng tự, sự thành công và phát triển của truyền hình phụ thuộc vào
số lƣợng ngƣời xem và số tiền mà họ bỏ ra để mua các kênh truyền hình.
Truyền hình Việt Nam là một cơ quan truyền thông đại chúng, phục vụ đắc

18



lực cho công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nƣớc, nhƣng chức năng trên
hết là thông tin, và yêu cầu của công chúng đòi hỏi thông tin phải nhanh
chóng, chính xác, đảm bảo tính thời sự.
Nhanh chóng và hợp thời là hai yếu tố làm nên giá trị thông tin báo chí.
Nếu thông tin nhanh và đảm bảo tính hợp thời sẽ đem lại khả năng tạo ra hiệu
quả tác động của thông tin từ đó mà tăng hiệu quả của công tác tuyên truyền.
Truyền hình có những lợi thế đặc biệt trong việc đƣa tin nhanh chóng và hợp
thời thông qua những bản tin thời sự. Không giống nhƣ báo in, thông tin đƣợc
phóng viên thu thập về cho dù có “nóng hổi” đến đâu đi chăng nữa thì có thể
sẽ vẫn phải dành cho số báo ngày hôm sau, phải qua khâu in ấn rồi mới phát
hành. Chính vì vậy mà cho dù trên báo in có chạy hàng tít “hot news” thì nó
đã không còn “nóng”. Truyền hình hoàn toàn ngƣợc lại, ngay lập tức nó có
thể đƣa đến cho công chúng những hình ảnh mới nhất, nóng nhất vừa quay từ
hiện trƣờng về và phát ngay lên sóng truyền hình nếu nhƣ đó là thông tin
đƣợc toàn thể công chúng quan tâm. Những hình ảnh mới, chƣa qua bàn dựng
cắt gọt sẽ đƣa đến cho công chúng những thông tin trung thực, sống động mà
không loại hình báo chí nào theo kịp. Nếu báo in sử dụng từ ngữ, ảnh là
phƣơng tiện chính để truyền tải thông tin, với phát thanh là âm thanh thì
truyền hình có khả năng truyền tải thông bằng cả âm thanh và hình ảnh ngay
tại hiện trƣờng. Yếu tố tác động chủ yếu đến công chúng là yếu tố nghe nhìn.
Do vậy truyền hình tác động đến công chúng thông qua ngôn ngữ ở cấp độ
xem. Điều này có thể nói lên độ trung thực rất cao của bản tin thời sự trên
truyền hình.
Ví dụ khi đƣa tin về một đám cháy ở một trung tâm thƣơng mại lớn,
những lời miêu tả cùng ảnh tĩnh trên báo in hay qua giọng đọc của phát thanh
viên trên đài phát thanh sẽ không sống động bằng những hình ảnh lửa cháy
cùng tiếng la hét của nhân dân ngay tại hiện trƣờng trên màn ảnh nhỏ. Đó là

19



một lợi thế và cũng chính là một đặc trƣng bổi bật của truyền hình. Đặc biệt,
bản tin thời sự của truyền hình còn có độ nhanh, chính xác, càng tăng thêm
tính hấp dẫn cho ngƣời xem. Tuy vậy, bản tin trên truyền hình không thể xem
lại và cho công chúng có thời gian suy nghĩ nhƣ báo in để họ hiểu sâu thông
tin nên những hình ảnh trên truyền hình phải đặc biệt gây ấn tƣợng sâu sắc
cho công chúng. Điều này đòi hỏi ngƣời phóng viên phải hết sức nhanh nhạy,
nắm bắt thông tin và chọn đƣợc những góc quay hợp lý nhất sao cho những
âm thanh và hình ảnh trên truyền hình sẽ ngay lập tức thu hút đƣợc sự quan
tâm của công chúng.
Cuộc sống của con ngƣời hết sức phong phú và đa dạng nên việc đáp
ứng nhu cầu thông tin trên sóng truyền hình cũng phải rất đa dạng và phong
phú. Đời sống tinh thần của con ngƣời ngày càng phát triển, do đó không
chấp nhận cách đƣa tin đơn điệu, nghèo nàn. Điều này yêu cầu bản tin thời sự
trên truyền hình phải có lƣợng thông tin cực kỳ phong phú, phản ánh mọi mặt,
mọi khía cạnh trong đời sống xã hội, đáp ứng một cách tối đa nhu cầu thông
tin của công chúng. Trên thực tế, tờ báo cũng nhƣ kênh phát thanh truyền
hình nào cung cấp đƣợc lƣợng thông tin lớn thì nó sẽ trở thành sự lựa chọn
của số đông công chúng. Chính vì vậy, bản tin thời sự là thế mạnh của truyền
hình khi cạnh tranh với các loại hình báo chí khác.
Không những thông tin nhanh nhạy, phong phú đa dạng mà bản tin thời
sự trên truyền hình phải đảm bảo tính trung thực, độ chính xác cao. Một trong
những nguyên tắc của hoạt động báo chí và truyền thông đại chúng là bảo
đảm tính khách quan và chân thật. Hoạt động của truyền hình cũng không
nằm ngoài nguyên tắc đó. Do vậy, thông tin trên truyền hình phải trung thực.
Không những thế thông tin đƣa ra phải nhằm những mục đích nhất định. Điều
này cũng đáp ứng một trong những yêu cầu của thông tin báo chí nhƣ Hồ Chủ

20



tịch đã từng đề ra trong những nguyên tắc làm báo, đó là: viết cái gì, viết cho
ai, viết để làm gì, viết nhƣ thế nào.
Bản tin thời sự luôn phải phù hợp với hệ thống giá trị văn hoá và đạo lý
của dân tộc, thông tin phù hợp với sự phát triển và phục vụ sự phát triển. Đây
là yêu cầu xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động thông tin của truyền thông đại
chúng nói chung và của truyền hình nói riêng.
1.2.2. Vai trò định hƣớng tƣ tƣởng
Công tác tƣ tƣởng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các chính đảng,
các hệ thống xã hội cũng nhƣ các giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội. Mục
đích của công tác tƣ tƣởng là nhằm tác động vào ý thức xã hội, hình thành
một hệ thống tƣ tƣởng thống trị với những định hƣớng nhất định. Đây chính
là một phƣơng thức để phát huy những quyền lực trong các lĩnh vực kinh tế
xã hội, tập hợp lực lƣợng quần chúng, phát huy đƣợc những tiềm năng to lớn
của nhân dân nhằm xây dựng xã hội theo con đƣờng đã định. Với khả năng
tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ vào xã hội, hoạt động
báo chí nói chung cũng nhƣ của truyền hình nói riêng có vai trò và ý nghĩa rất
lớn trong công tác tƣ tƣởng.
Bản tin thời sự của truyền hình với những lợi thế đặc biệt về thông tin
thời sự, âm thanh và hình ảnh có khả năng thể hiện một lƣợng thông tin lớn
sinh động và cụ thể sẽ xây dựng một thế giới quan sinh động cho khán thính
giả của truyền hình và có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tƣ tƣởng cho
ngƣời xem.
Bản tin thời sự trên truyền hình có tác động rất lớn đến nhận thức của
ngƣời xem, từ đó quyết định hành vi của họ. Vì thế, thông tin phải hết sức
khách quan, trung thực, thẳng thắn để đem đến cho khán giả nhận thức đúng
đắn, phù hợp với đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc. Báo chí nƣớc ta hoạt động

21



dƣới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc, nên mọi thông tin đều
phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, cũng nhƣ nhu cầu
tuyên truyền. Bản tin thời sự luôn bám sát đời sống thực tiễn, tập trung phản
ánh những điển hình trong xã hội, đồng thời phê phán những cái tiêu cực
trong xã hội.
Theo dõi bản tin thời sự là nhu cầu thiết yếu của đa số khán giả truyền
hình. Chính vì vậy, thông tin trên bản tin thời sự có tác động rộng rãi tới công
chúng. Ví dụ khi bản tin thời sự đƣa nhiều thông tin về chính sách điều hành
tiền tệ cuả Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nƣớc, ngƣời dân cảm thấy an tâm
hơn với cách điều hành, với định hƣớng vĩ mô, từ đó cảm thấy yên tâm với
tiền đồng, giảm bớt hiện tƣợng tích trữ vàng, tích trữ Đô la Mỹ, góp phần
chống lại hiện tƣợng “vàng hóa”, “Đô la hóa” nền kinh tế. Ví dụ này đã cho
thấy tác động to lớn của báo chí, đặc biệt là bản tin thời sự truyền hình trong
việc tạo dƣ luận và định hƣớng dƣ luận.
1.2.3. Vai trò ảnh hƣởng tới xã hội
Báo chí nói chung và truyền hình nói riêng đang hàng ngày hàng giờ
tham gia vào công tác tổ chức, quản lý xã hội. Bản tin thời sự truyền hình góp
phần tuyên truyền những chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đến
cho nhân dân, đồng thời cũng là diễn đàn để phản ánh những tâm tƣ nguyện
vọng của ngƣời dân.
Ví dụ trong các kỳ họp Quốc hội, bản tin thời sự truyền hình đều dành
phần lớn thời lƣợng để chuyển tải thông tin đƣợc đƣa ra tại các phiên họp,
đồng thời, chuyển tải ý kiến của các cử tri tới Quốc hội. Truyền hình là kênh
thông tin hai chiều để mọi chính sách mà Đảng và Nhà nƣớc đề ra đều phù
hợp với nguyện vọng của nhân dân. Báo chí đƣợc coi là “quyền lực thứ tƣ
trong xã hội” vì nó tạo sức mạnh dƣ luận thông qua thông tin. Trong bản tin
thời sự truyền hình của các kênh nhƣ VTV1, TTXVN, VOV hiện nay có tiểu

22



mục Dân hỏi bộ trƣởng trả lời đặc biệt thu hút đƣợc sự quan tâm của đông
đảo khán giả xem truyền hình. Đó là chƣơng trình mà tính công khai dân chủ
đƣợc thể hiện rất rõ ràng.
Ở góc độ khác, vai trò tổ chức của bản tin thời sự còn đƣợc thể hiện ở
các khía cạnh khác nhƣ biểu dƣơng nhân tố, hình mẫu tích cực tiên tiến và
nhân rộng ra thành phong trào, làm cho cái đơn lẻ tích cực thành cái phổ biến,
uốn nắn nhận thức và hoạt động của con ngƣời và các tổ chức, trong sự phù
hợp với định hƣớng phát triển. Ví dụ nhƣ phong trào Xây dựng nông thôn
mới, phong trào Ngƣời Việt ƣu tiên dùng hàng Việt… đƣợc thông tin liên tục
trong các bản tin thời sự.
Bản tin thời sự không chỉ thông tin, tuyên truyền để giáo dục nâng cao
nhận thức, hiểu biết của công chúng về chủ trƣơng, chính sách, thông tin phản
hồi từ cuộc sống, từ bƣớc đi, nhịp thở, tâm tƣ, nguyện vọng và những vấn đề
bức xúc của cuộc sống. Xã hội càng phát triển vai trò tổ chức quản lý xã hội
của bản tin thời sự càng đƣợc chú trọng. Vai trò đó đƣợc thể hiện ở cả hai
phƣơng diện tổ chức và quản lý, đó là quản lý bằng pháp luật và bằng dƣ luận
xã hội. Mối quan hệ này có liên quan và gắn bó chặt chẽ để tạo hiệu quả cao
trong sự phát triển của xã hội.
Nhận thức về vai trò của bản tin thời sự đối với truyền hình cũng có
nghĩa là đồng thời nhận thức về vai trò xã hội của những phóng viên truyền
hình làm thời sự để không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện nhằm góp
phần nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của truyền hình. Muốn có một
nền truyền hình phát triển mạnh, hoạt động có hiệu lực và mang lại hiệu quả
xã hội cao nhất thiết phải có đội ngũ nhà báo mạnh. Tuy nhiên, có đội ngũ
nhà báo giỏi, chƣa hẳn đã có đƣợc nền báo chí mạnh. Điều đó còn phụ thuộc
vào năng lực quản lý, phụ thuộc vào kỷ cƣơng phép nƣớc và môi trƣờng pháp
lý.


23


×