Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Báo chí đấu tranh chống tiêu cực trong thể thao việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG
----------//---------

NGUYỄN ĐĂNG ẢNH

BÁO CHÍ ĐẤU TRANH CHỐNG
TIÊU CỰC
TRONG THỂ THAO VIỆT NAM
(KHẢO SÁT BÁO THỂ THAO HÀNG NGÀY,
THANH NIÊN, TUỔI TRẺ TPHCM CÁC SỐ RA HÀNG NGÀY
TỪ 1/1/ 2006 ĐẾN 31/12/2007)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ

HÀ NỘI – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG
----------//---------

NGUYỄN ĐĂNG ẢNH

BÁO CHÍ ĐẤU TRANH CHỐNG


TIÊU CỰC
TRONG THỂ THAO VIỆT NAM
(KHẢO SÁT BÁO THỂ THAO HÀNG NGÀY,
THANH NIÊN, TUỔI TRẺ TPHCM CÁC SỐ RA HÀNG NGÀY
TỪ 1/1/ 2006 ĐẾN 31/12/2007)
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số 60 32 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THOA

HÀ NỘI – 2008


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 6
Chương I: VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN
CHỐNG TIÊU CỰC .................................................................................. 11
1.1.Khái niệm ............................................................................................... 11
1.2. Vấn đề tiêu cực trong đời sống xã hội.................................................... 16
1.3. Báo chí chống tiêu cực trong thể thao ................................................... 21
Chương II: THỰC TRẠNG VIỆC BÁO CHÍ ĐẤU TRANH CHỐNG
TIÊU CỰC TRONG THỂ THAO (Khảo sát 3 tờ báo: Thể thao hàng
ngày, Thanh Niên, Tuổi Trẻ TPHCM) ...................................................... 34
2.1. Nội dung đấu tranh chống tiêu cực ........................................................ 34
2.2. Hình thức thể hiện tác phẩm .................................................................. 66
2.3. Đánh giá về những thành công, hạn chế ................................................ 77
Chương III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

BÁO CHÍ CHỐNG TIÊU CỰC THỂ THAO ........................................... 85
3.1. Một số bài học nghề nghiệp từ việc chống tiêu cực của 3 tờ báo ........... 85
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc chống tiêu cực trong TTVN............... 91
KẾT LUẬN ............................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 105
PHỤ LỤC.................................................................................................. 107


Luận văn Thạc sĩ

6

Khoa Báo chí và Truyền thông

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài.
Báo chí là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, của các tổ chức chính trị – xã
hội, diễn đàn của nhân dân. Nhiều năm qua, báo chí có một vai trò quan trọng trong
việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, truyền tải các thông tin liên quan đến mọi
“ngõ ngách” của đời sống thể thao trong và ngoài nước đến người hâm mộ, vì hoạt
động TDTT đã mang lại sức khoẻ, hạnh phúc, niềm lạc quan yêu cuộc sống, tăng
cường tình cảm, tình hữu nghị giữa con người với con người, giữa các dân tộc. Có
những sự kiện, hoạt động thể thao trở thành ngày hội của từng quốc gia, khu vực,
châu lục hay toàn thế giới. Có những VĐV, cầu thủ trở thành thần tượng của tuổi
trẻ và giới hâm mộ thể thao, song, ngược lại, “mặt trái của tấm huy chương” thường
ẩn chứa những vụ bê bối, những hành động, những thủ đoạn tiêu cực, phi đạo đức,
phản thể thao…gây ảnh hưởng và tác động xấu tới đông đảo dư luận xã hội, nhất là
giới trẻ. Có những vụ việc mang tính chất nghiêm trọng, như việc 7 tuyển thủ Quốc
gia bán độ tại SEAGames 23, “luật đi đêm” giữa các đội bóng ở giải VĐQG, hàng
loạt tiếng “còi méo” của các ông vua sân cỏ…sự tha hóa đạo đức nghề nghiệp của

một bộ phận VĐV thành danh cũng làm đau lòng tất cả những người đã từng yêu
quý họ. Thậm chí, cả những giải bóng đá lứa tuổi Thiếu niên, nhi đồng toàn quốc –
giải của các tài năng “tí hon”, nguồn nhân lực cơ bản của thể thao nước nhà cũng
không tránh khỏi tiêu cực vì ảnh hưởng “căn bệnh thành tích” của người lớn.
Với trách nhiệm cao cả của nghề nghiệp, báo chí đã không khoanh tay
đứng nhìn. Nhiều bài báo đã vạch trần các vụ việc tiêu cực trong hoạt động
thể thao. Song, vấn nạn tiêu cực trong thể thao ở nước ta vẫn luôn hiện hữu,
nếu không được nghiên cứu và xử lý kịp thời, rất có thể trở thành căn bệnh
khó chữa. Chính vì vậy, đấu tranh loại bỏ tiêu cực, ngoài việc quản lý, giám
sát của các cơ quan chức năng về TDTT, thì việc sử dụng báo chí để đấu

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ

7

Khoa Báo chí và Truyền thông

tranh, chống tiêu cực trong thể thao cũng là một giải pháp hữu hiệu. Tuy
nhiên, vụ việc như thế nào được coi là tiêu cực trong thể thao? và giải pháp
nào để nâng cao chất lượng báo chí đấu tranh loại bỏ tiêu cực trong hoạt động
TDTT Việt Nam một cách hiệu quả?. Đây là vấn đề lớn cần được nghiên cứu.
Vì vậy, tôi đã lựa chọn “Báo chí đấu tranh chống tiêu cực trong thể thao Việt
Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Qua điều tra, nghiên cứu tại Viện khoa học TDTT và Trường Đại học

TDTT Trung ương I (Từ Sơn, Bắc Ninh) cho thấy: Đề tài tiêu cực trong thể
thao Việt Nam dường như chưa có ai “đụng chạm”. Chỉ có một số văn bản
lưu hành nội bộ được Nhà xuất bản TDTT xuất bản như cuốn: “Mấy vấn đề
công tác giáo dục đạo đức trong thể thao hiện nay” xuất bản năm 1996 hay
cuốn “ Giáo dục chính trị, tư tưởng cho VĐV” xuất bản 2000, có đề cập đến
những biểu hiện tiêu cực và một số giải pháp chung chung trong việc giáo dục
đạo đức, tư tưởng VĐV. Còn lại, các nghiên cứu đều đi sâu vào lĩnh vực
chuyên môn của việc giảng dạy các bậc học TDTT; chuyên sâu từng bộ môn
mà không có nghiên cứu nào đi sâu vào đề tài tiêu cực trong thể thao.
Nghiên cứu tại Học viện báo chí tuyên truyền Hà Nội và Khoa báo chí,
trường đại học Khoa học xã hội & nhân văn Quốc gia Hà Nội cho thấy: chưa
có một công trình nghiên cứu từ luận văn tốt nghiệp Đại học đến Thạc sĩ về vấn
đề báo chí đấu tranh chống tiêu cực trong thể thao Việt Nam. Hầu hết đều là
những vấn đề báo chí với việc chống tệ nạn xã hội, tham nhũng. Cụ thể như:
Vũ Thúy (1996) “Báo chí trong cuộc đấu tranh chống tệ nạn xã hội” khóa luận
đại học, ĐHKHXH&NV Quốc gia Hà Nội, đề cập những vấn đề tệ nạn xã hội
qua “cái nhìn” phản ánh của một số tờ báo như Tiền Phong, Tuổi Trẻ TPHCM.
Hay Nguyễn Lan Phương (1996) “Vấn đề đấu tranh chống tệ nạn xã hội trên
Báo Thanh Niên” luận văn đại học, ĐHKHXH&NV Quốc gia Hà Nội và Ngô

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ

8

Khoa Báo chí và Truyền thông


Mạnh (1994) “Báo Công An nhân dân với cuộc đấu tranh chống tham nhũng”,
luận văn đại học, ĐHKHXH&NV Quốc gia Hà Nội cũng chỉ đề cập đến các vụ
việc tham nhũng, các tệ nạn xã hội nói chung được báo Thanh Niên, Công An
nhân dân phản ánh, đấu tranh. Duy chỉ có tác giả Đặng Tuấn Bình (2001) với
đề tài “Báo chí với vấn đề tiêu cực trong thi đấu bóng đá”, luận văn đại học,
ĐHKHXH&NV Quốc gia Hà Nội là có đề cập một số vấn đề tiêu cực của trọng
tài, HLV, cầu thủ, LĐBĐVN trong thi đấu môn thể thao “vua”. Với đề tài này,
tác giả chỉ đi sâu phân tích một số khái niệm tiêu cực của chủ thể quản lý và
tiêu cực của khách thể quản lý bó hẹp trong môn bóng đá. Dưới các thể loại
báo chí vấn đề tiêu cực trong bóng đá được phản ánh như thế nào. Và một số
giải pháp hạn chế vấn đề tiêu cực trong bóng đá từ nhà quản lý và báo chí.
Chính vì vậy, tôi đã gặp một số khó khăn và thuận lợi nhất định. Khó
khăn là bởi không có nhiều nghiên cứu đi trước để kế thừa, tham khảo và dẫn
dắt. Tài liệu tham khảo chủ yếu là những đường lối của Đảng, chính sách của
Nhà nước về phát triển báo chí và thể thao. Thuận lợi là bởi đây là một mảng
đề tài mới, có nhiều vấn đề cần khai phá, nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Mục đích:
Nghiên cứu thực trạng báo chí đấu tranh chống tiêu cực trong thể thao
của một số tờ báo, từ đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi để nâng cao
chất lượng các tác phẩm báo chí về lĩnh vực này.
3.2 Nhiệm vụ:
Nghiên cứu lý luận chung về tiêu cực và vai trò của báo chí đấu tranh
chống tiêu cực (nói chung), trong lĩnh vực thể thao (nói riêng). Quan điểm
của Đảng và Nhà nước về vấn đề tiêu cực và chống tiêu cực trong thể thao.

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9



Luận văn Thạc sĩ

9

Khoa Báo chí và Truyền thông

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng báo chí đấu tranh chống tiêu cực
trong thể thao (từ năm 2006 đến 2007). Kiến nghị những giải pháp nâng cao
chất lượng hoạt động báo chí chống tiêu cực trong lĩnh vực thể thao.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Các tác phẩm báo chí phản ánh, chống tiêu cực trong thể thao của các
tờ báo khảo sát. Các tài liệu có liên quan. Ý kiến của các VĐV, HLV, những
người làm công tác TDTT về các vấn đề, sự kiện tiêu cực trong thể thao mà
báo chí đã phản ánh. Ý kiến của các phóng viên, biên tập viên chuyên viết về
lĩnh vực tiêu cực trong thể thao.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu 03 tờ báo: Thể thao Hàng Ngày – ấn phẩm của Báo Thể
Thao Việt Nam; Báo Thanh Niên; Báo Tuổi Trẻ TPHCM từ tháng 01 năm
2006 đến tháng 12 năm 2007.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở lý luận:
Để nghiên cứu đề tài, tác giả sẽ dựa vào những quan điểm của Đảng,
Nhà nước, lý luận báo chí vô sản.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sẽ sử dụng các phương
pháp chủ yếu sau: Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến vấn đề tiêu cực nói

chung và báo chí đấu tranh chống tiêu cực nói riêng, trong đó có việc nghiên
cứu, tiếp thu các đề tài liên quan đến vấn đề đấu tranh chống tiêu cực trong
thể thao (nếu có). Khảo sát, thống kê các tác phẩm báo chí phản ánh vấn đề
tiêu cực của 03 tờ báo được chọn khảo sát gồm: báo Thể thao hàng ngày,

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ

10

Khoa Báo chí và Truyền thông

Thanh Niên, Tuổi Trẻ TPHCM, từ đó phân tích, tổng hợp làm rõ vấn đề mà
luận văn đề cập. Cùng đó, tác giả tiến hành điều tra xã hội học qua việc phát
phiếu thăm dò ý kiến, tâm lý độc giả đối với vấn đề tiêu cực trong hoạt động
Thể thao Việt Nam diễn biến như thế nào và báo chí đấu tranh chống tiêu cực
ra sao?. Để có những cái nhìn khách quan, chân thực về vấn đề tiêu cực, tác
giả tiến hành phỏng vấn sâu một số nhà lãnh đạo thể thao, lãnh đạo quản lý
báo chí, nhà báo chuyên viết mảng đề tài tiêu cực trong thể thao.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.
Góp phần làm sáng tỏ lý luận về tiêu cực trong thể thao, giúp cho công
chúng hiểu đúng về vấn đề này. Đóng góp cho các cơ quan báo chí những giải
pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng công việc của mình. Luận văn sẽ là tài
liệu tốt cho những ai quan tâm về vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn gồm:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn

được kết cấu gồm 3 chương, 107 trang.

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


11

Luận văn Thạc sĩ

Khoa Báo chí và Truyền thông

CHƢƠNG I
VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN
CHỐNG TIÊU CỰC
1.1. Khái niệm.
1.1.1. Tiêu cực.
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt [21, tr.1046] tiêu cực được định nghĩa:
có tính cách không thực có: tiêu cực kháng chiến hiểu theo tính từ là như vậy.
Cuốn Từ điển Tiếng Việt thông dụng [34, tr.355] lại định nghĩa: tiêu cực: 1.
(tính từ) thụ động, thiếu tính chủ động để làm biến đổi, thay đổi tình thế, thái
độ tiêu cực; giải pháp tiêu cực - có tính chất đối phó. 2. Không lành mạnh, có
tác dụng xấu. Những biểu hiện tiêu cực trong đời sống. (danh từ) Hiện tượng
không lành mạnh, có tác dụng xấu; chống tiêu cực.
Từ những định nghĩa bao hàm như vậy, theo tôi tiêu cực được hiểu là
hiện tượng xã hội được biểu hiện qua những hành vi, hành động trái với quy
luật, quy định của mỗi ngành, nghề và đạo đức, nhân cách con người, không
được xã hội Việt Nam chấp nhận.
1.1.2. Tiêu cực trong thể thao.

Tại Chỉ thị 15/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chống tiêu
cực trong các hoạt động TDTT đã chỉ rõ: “Hành vi tiêu cực trong thể thao, thể
hiện không chỉ trong thi đấu thể thao như: gian lận về độ tuổi, VĐV nhường
điểm, cá độ, mua bán tỷ số và xử sai luật trong thi đấu nhất là trong thi đấu
bóng đá và các môn thể thao đối kháng, mà còn tồn tại cả trong việc tuyển
chọn, đào tạo VĐV”. Bộ luật Thể dục thể thao được Quốc hội khóa XI, kỳ
họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 07 năm 2007 đã quy định rõ tại điều 10 về những hành vi bị
nghiêm cấm trong hoạt động TDTT gồm:
Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ

12

Khoa Báo chí và Truyền thông

1. Lợi dụng hoạt động TDTT xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến sứ khỏe, tính
mạng con người, trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn
hóa dân tộc.
2. Sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luiyện và thi
đấu thể thao.
3. Gian lận trong hoạt động thể thao.
4. Bạo lực trong hoat động thể thao.
5. Cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao.

Tác giả Lê Hoài Sơn [23, tr 116 -117] cho rằng hiện tượng tiêu cực có ở từ
cán bộ quản lý TDTT đến HLV, VĐV; dưới các hình thức, mức độ, cấp độ
khác nhau như: Kỷ luật, kỷ cương trong sinh hoạt, tập luyện, công tác lỏng
lẻo. Thiếu tinh thần trách nhiệm, tắc trách trong công việc. Ngại học tập chính
trị, rèn luyện đạo đức. Thiếu ý chí, tinh thần hy sinh phấn đấu vì vinh dự Tổ
quốc. Tư tưởng cục bộ, cá nhân còn nặng nề; chưa đặt lợi ích Quốc gia lên
trên hết. Thiếu trung thực dẫn tới: gian lận tuổi tác; gian lận đơn vị xuất thân;
móc ngoặc mua bán tỷ số, chạy theo sự cám dỗ của vật chất, hoặc cố đoạt huy
chương bằng mọi cách, bất chấp tất cả, kể cả việc dùng doping, chất kích
thích bị nghiêm cấm trong thể thao. Thiếu ý thức chấp hành nghiêm túc luật
và điều lệ. Không tôn trọng đối thủ, trọng tài, khán giả. Trong sinh hoạt còn
bê tha, phản thể thao.
TS. Lương Kim Chung [23, 108-109] lại đề cập khá chi tiết những hành
vi (loại) tiêu cực trong thi đấu thể thao: Gian lận tuổi, chữa CMT, hộ khẩu,
học bạ; Móc ngoặc, nhường điểm, xin điểm “mua” trọng tài “liên minh ma
quỷ”; Chơi xấu, thô bạo với đối phương; Chửi, lăng mạ trong thi đấu giữa
VĐV với nhau và với trọng tài; Coi thường khán giả, giả vờ chấn thương (che

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ

13

Khoa Báo chí và Truyền thông

dấu khán giả); Xô đẩy trọng tài, đánh trọng tài, cãi trọng tài; Bán độ, mua bán

tỉ số (bóng đá) mua thứ hạng trước khi thi đấu; Bỏ cuộc (vì không đồng ý với
BTC, trọng tài); Xử lý của BTC, trọng tài không công minh, nể nang, né
tránh, đổ lỗi khách quan…; Hành vi dối trá: xe đạp, mô tô kéo VĐV, quay
vòng sai, chạy trốn đường, kéo dài thời gian đấu ngoài cuộc; Không nhận giải
thưởng để phản đối; Kích động khán giả, đóng vai khán giả để kích động đội
bạn; Ban tổ chức khu vực, BTC địa phương cục bộ, thiên vị; Tráo VĐV khi
thi đấu; Cá độ bóng đá; Dùng thuốc kích thích (doping).
Với những hình thức, tính chất và các biểu hiện tiêu cực nêu trên có thể
rút ra một khái niệm tổng quát về tiêu cực trong thể thao như sau: Tiêu cực
trong thể thao là một hiện tượng xã hội mang những biểu hiện, hành vi, hành
động của các cá nhân, tập thể làm trái với quy định, điều lệ giải, vi phạm luật
TDTT và đạo đức, nhân cách của người VĐV, HLV, cán bộ làm công tác
TDTT, không được xã hội đồng tình, ủng hộ.
1.1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề tiêu cực.
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng, công cụ đấu tranh tư
tưởng, chính trị mang tính giai cấp và phục vụ cho giai cấp thống trị mà chế
độ xã hội nào cũng sử dụng, khai thác triệt để. Báo chí Việt Nam là công cụ,
vũ khí đấu tranh tư tưởng của Đảng nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng, lợi
ích của nhân dân. Trong sự nghiệp đổi mới, phát triển, báo chí đóng vai trò
quan trọng trong việc tuyên truyền phổ biến chính sách, đường lối, pháp luật
của Đảng, Nhà nước. Cùng với đó là vai trò phản biện, đấu tranh chống lại
những hành vi, biểu hiện sai trái như tham nhũng, tiêu cực, tệ nạn…trong bộ
máy công quyền và xã hội. Nhấn mạnh chức năng, nhiệm vụ của hệ thống báo
chí trong những năm đầu thế kỷ XXI, Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: Báo chí
cách mạng vừa là người tuyên truyền các đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước, vừa là người phát hiện, khẳng định, nhân rộng ra toàn xã hội

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9



Luận văn Thạc sĩ

14

Khoa Báo chí và Truyền thông

những cái hay, cái đẹp, những điển hình, những nhân tố mới; đồng thời tích
cực phê phán cái xấu, cái tiêu cực, những hành vi lệch lạc trong xã hội.
Với riêng hoạt động TDTT, Đảng, Nhà nước cũng luôn quan tâm, chỉ
đạo sâu sát. Bằng Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản pháp luật được soạn
thảo, ban hành đối với mỗi Bộ, ngành. Đảng, Nhà nước đã gián tiếp tham gia
vào quá trình quản lý, giám sát và hướng dẫn hệ thống bộ máy các cơ quan
công quyền của hoạt động Nhà nước. Một mặt tạo “hành lang” pháp lý để các
cơ quan nhà nước hoạt động. Mặt khác tăng cường sự quản lý, nghiêm trị
những sai trái, tiêu cực trong các hoạt động chịnh trị, kinh tế, xã hội của đất
nước. Nhất là khi nền kinh tế thị trường ngày càng bùng nổ với sự len lỏi,
luồn lách biến tướng của nhiều hình thái tiêu cực. Tiêu cực đã “ngự trị” trong
“ngai vàng” của sự buông lỏng quản lý của các cơ quan công quyền, sự thỏa
hiệp của những người có chức trách, sự tha hóa chạy theo những lợi ích vật
chất của cá nhân, tập thể để vi phạm, làm trái đạo đức, pháp luật nhằm thụ
hưởng những lợi ích tầm thường mà nó mang lại. Với riêng ngành TDTT thì
tiêu cực ngày càng có xu hướng gia tăng, cả về tính chất và hình thức. Hành
vi tiêu cực thể hiện không chỉ ở trong thi đấu thể thao như: gian lận về độ
tuổi, vận động viên nhường điểm, cá độ, mua bán tỷ số và xử sai luật trong thi
đấu nhất là trong thi đấu bóng đá và các môn thể thao đối kháng, mà còn tồn
tại cả trong việc tuyển chọn, đào tạo vận động viên. Tình trạng tiêu cực đã
kéo dài, làm mất tính trung thực, cao thượng của thể thao, làm tha hóa, biến
chất không ít cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài; là tồn tại

không chỉ ở trong ngành TDTT, mà đã trở thành một trong những tệ nạn xã
hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu cực trong hoạt động thể
thao, nhưng chủ yếu là do công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đạo
đức, lối sống trong hoạt động thể dục, thể thao chưa được chú trọng thường
xuyên; một số ngành, địa phương, đơn vị, những người làm công tác quản lý

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ

15

Khoa Báo chí và Truyền thông

vận động viên…còn có tư tưởng cục bộ và bệnh thành tích, chưa nhận thức
sâu sắc mức độ và tác hại nghiêm trọng của các hiện tượng tiêu cực trong thể
thao; công tác quản lý nhà nước của ngành TDTT chậm đổi mới và còn nhiều
bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm luật pháp; công tác kiểm tra, thanh
tra, giám sát chưa được tăng cường; việc xử lý các vi phạm chưa nghiêm và
triệt để. Để đấu tranh loại bỏ tiêu cực ra khỏi đời sống thể thao ngày 26 tháng
07 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 15/2002/CT-TTg về việc
chống tiêu cực trong các hoạt động TDTT. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ
thị: Ủy ban TDTT nay là Bộ văn hóa thể thao & du lịch chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan sửa đổi, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền
sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để phòng chống tiêu cực
trong hoạt động TDTT. Phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý hoặc đề nghị cơ quan

có thẩm quyền xử lý nghiêm minh theo pháp luật các tập thể, cá nhân có hành
vi tiêu cực trong các hoạt động TDTT. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các
Bộ, ngành liên quan tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự trong hoạt
động TDTT; chủ động phát hiện và kịp thời có biện pháp phòng ngừa, ngăn
chặn và kiên quyết xử lý theo quy định hiện hành các tổ chức, cá nhân có
hành hành vi tiêu cực trong hoạt động TDTT. Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là
Bộ truyền thông) chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng kịp thời biểu dương
những tập thể, cá nhân có thành tích tốt, đồng thời phê phán những hành vi
tiêu cực trong các hoạt động TDTT. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chỉ đạo tăng cường
công tác giáo dục chính tri, tư tưởng, xây dựng đạo đức, lối sống văn hóa đối
với cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài, học sinh, sinh viên
nhằm nâng cao nhận thức và kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực
trong hoạt động TDTT. Thủ trưởng các cơ quan thể thao và người đứng đầu

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ

16

Khoa Báo chí và Truyền thông

ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra các tiêu cực trong
hoạt động TDTT ở cơ quan, ngành, địa phương do mình quản lý. Dước sự
lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phối hợp với các đoàn thể cơ quan và ngành
TDTT tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị trên nhằm từng bước ngăn chặn và đẩy lùi

các hiện tượng tiêu cực, xây dựng đạo đức, phong cách trung thực, lành mạnh
có văn hóa trong các hoạt động TDTT.
Tiếp sau Chỉ thị 15/2002/CT-TTg, Bộ Luật TDTT đã được Quốc hội
khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm
2007. Theo đó, tại điều 10 của bộ Luật TDTT được Quốc hội Khóa XI, kỳ
họp thứ 10 thông qua và ban hành thực thi từ ngày 01 tháng 07 năm 2007 đã
cũng chỉ rõ những hành vi bị nghiêm cấm hay nói cách khác là những biểu
hiện tiêu cực nghiêm cấm trong hoạt động TDTT gồm: Lợi dụng hoạt động
TDTT xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân; gây thiệt hại đến sứ khỏe, tính mạng con người, trái với đạo
đức, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc; Sử dụng chất kích thích,
phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao; Gian lận trong hoạt
động thể thao; Bạo lực trong hoat động thể thao; Cản trở hoạt động thể dục,
thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai
lệch kết quả thi đấu thể thao.
Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về TDTT thì tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của luật pháp.
Có thể thấy Đảng, Nhà nước có quan điểm rất kiên quyết đối với các
biểu hiện tiêu cực trong mọi hoạt động của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội
của nhân dân nói chung và đời sống TDTT nói riêng. Đấu tranh, loại bỏ tiêu

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ


17

Khoa Báo chí và Truyền thông

cực mang lại “bầu trời sáng”, lành mạnh trong mọi ngành, nghề là trách
nhiệm không chỉ của Đảng, Nhà nước mà là trách nhiệm không của riêng ai.
1.2. Vấn đề tiêu cực trong đời sống xã hội.
1.2.1 Trong đời sống xã hội nói chung.
Có thể nói tiêu cực ở xã hội nào cũng có, ở Việt Nam tiêu cực diễn ra
hàng ngày và nó luôn tiềm ẩn trong bất cứ ngành nghề nào của xã hội. Hàng
loạt những hiện tượng, vụ việc tiêu cực đối với đạo đức, chính sách, cơ chế
quản lý của Nhà nước, của các cơ quan công quyền và xã hội bị đưa ra ánh
sáng. Đơn cử như trong lĩnh vực đầu từ xây dựng cơ bản, có nhiều vụ việc
tiêu cực đã bị phát hiện, nhưng việc xử lý của các cơ quan có thẩm quyền còn
chậm. Nhiều công trình chất lượng kém không sử dụng được, hoặc vừa mới
đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng, do bị bớt xén nguyên vật liệu, “rút ruột” công
trình. Trong y tế câu khẩu hiệu “lương y như từ mẫu” đã biến mất thay vào đó
là văn hóa “phong bì” để được ưu tiên chữa trị, ưu tiên trong chăm sóc quan
tâm hơn. Cùng với đó là “chân trong chân ngoài” nhằm thu lợi từ những
người dân nghèo khó, bệnh tật với giá dịch vụ, giá thuốc “cắt cổ”. Với ngành
giáo dục, nơi được gọi là “ươm mầm” tri thức, nhưng tiêu cực cũng không
tha. Với 5 vấn đề tiêu cực như: tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, phương
pháp dạy và học, đời sống GV, sách giáo dục và thiết bị. Rồi 4 lãng phí: lãng
phí sức lực học sinh, sức lực tiền bạc phụ huynh, công lao thầy, cô đào tạo và
lãng phí chung cho xã hội và 3 suy thoái: suy thoái đạo đức học sinh, thầy cô,
và góp phần suy thoái xã hội đã cho thấy một nền giáo dục học cần có sự đấu
tranh loại bỏ. Với ngành công an, ngành nghề bảo vệ pháp luật cũng không
tránh khỏi những tiêu cực khi cảnh sát giao thông nghiễm nhiên bổ xung “luật
đường” đối với các phương tiện giao thông nhằm thu lợi bất chính. Hay là bảo
kê, nhận hối lộ cho nhiều tệ nạn xã hội hoành hành như karaoke, mát xa, nhà

hàng, vũ trường …biến tướng với gái mại dâm, hút, chích. Với ngành thuế,

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ

18

Khoa Báo chí và Truyền thông

hải quan…muốn thủ tục trôi chảy, hay trốn thuế cũng phải có “phong bì” bồi
dưỡng các cán bộ mới được thông quan, chiếu cố…vv. Vấn đề tiêu cực đó ai
cũng biết, ai cũng hay, song, khi được phát hiện, thì dung túng, bao che, thậm
chí còn che đậy, lấp liếm bằng nhiều mánh khóe chạy chọt, nhằm thoát tội.
Đó phải chăng là mặt trái của nền kinh tế thị trường khi “nhập cuộc” vào đời
sống chính trị, xã hội. Có vẻ như chúng ta đang sống trong một nền văn hóa
“đổ lỗi”. Hãy xem cách đặt vấn đề của ngành Y: “Nếu tất cả bệnh nhân và
người nhà đều chấp hành quy định, nhất quyết không đưa phong bì “lót tay”
cho bác sỹ thì vấn nạn này sẽ “chấm dứt”. Thật nực cười khi tiêu cực ở chính
cơ quan mình, nhưng lại đổ lỗi cho bệnh nhân. Không chỉ là văn hóa “đổ lỗi”
mà chúng ta còn đang sống trong cơ chế mà khi có tiêu cực xảy ra thì không
thể quy trách nhiệm cho ai hoặc nếu có quy được thì cũng chẳng ai phải chịu
trách nhiệm (trên thực tế nếu quy được trách nhiệm thì việc xử lý cũng rất hời
hợt, hạn chế). Cuối cùng là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt
Nam không thể nói là thiếu nhưng việc thực thi quá yếu kém. Quy định quá
nhiều nhưng không đủ khả năng giám sát, tìm ra sai phạm. Trong số rất ít các
ai phạm được phát hiện thì lại có rất ít bị xử lý, trong số ít bị xử lý đó, thì

không hẳn đã có trường hợp được xử lý đúng. Do đó, xác suất vi phạm bị xử
lý là rất thấp, vì thế tiêu cực ngày càng nhiều thêm và có nguy cơ trở thành
“đại dịch”.
Thiết nghĩ, đấu tranh loại bỏ tiêu cực là điều rất quan trọng nhằm cải
thiện môi trường sống và làm việc có chất lượng, có đạo đức nghề nghiệp.
Song đấu tranh như thế nào để đạt hiệu quả mong muốn vẫn là câu hỏi khó có
thể một sớm, một chiều giải quyết thấu đáo.
1.2.2 Trong đời sống thể thao.
Trên bình diện chung, hoạt động thể thao nước ta hiện đang tồn tại tình
trạng tiêu cực. Hiện tượng tiêu cực nảy sinh ở mọi nơi, mọi lúc với nhiều hình

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ

19

Khoa Báo chí và Truyền thông

thức, cấp độ và đối tượng vi phạm khác nhau. Cụ thể tiêu cực thể hiện ở: Kỷ
luật, kỷ cương trong sinh hoạt, tập luyện, công tác lỏng lẻo. Thiếu tinh thần
trách nhiệm, tắc trách trong công việc. Ngại học tập chính trị, rèn luyện đạo
đức. Tư tưởng cục bộ, cá nhân còn nặng nề; thiếu trung thực dẫn tới: gian lận
tuổi tác; gian lận đơn vị xuất thân; móc ngoặc mua bán tỷ số, chạy theo sự
cám dỗ của vật chất, hoặc cố đoạt huy chương bằng mọi cách, bất chấp tất cả,
kể cả việc dùng doping. Thiếu ý thức chấp hành nghiêm túc luật và điều lệ.
Không tôn trọng đối thủ, trọng tài, khán giả. Trong sinh hoạt còn bê tha, phản

thể thao. Có thể đơn cử hàng loạt hiện tượng phi đạo đức, tiêu cực trong
VĐV, cán bộ mà biểu hiện rõ nhất là ở các hoạt động thi đấu (giải) thể thao
như: Vụ bán độ của các cầu thủ U23 VN tại SEA Games 23; Liên quan đến
vụ mua chức vô địch của CLB bóng đá Pjico SLNA mùa bóng 2000-2001;
Cầu thủ dùng thuốc lắc bị cơ quan pháp luật phát hiện và các đường dây cá độ
bóng đá trong nước bị bắt giữ; Trọng tài dính tiêu cực bị cấm hành nghề và
bạo loạn sân cỏ…Đặc biệt là vụ án PMU 18, đối với bị can Bùi Tiến Dũng Dũng “Tổng” đã sử dụng trái phép số tiền 1,8 triệu USD của nhà nước cho
việc cá độ bóng đá; Vụ cầu thủ U18 Quảng Nam bỏ tập luyện vì chế độ ăn
uống, tập luyện của ngành TDTT Quảng Nam có vấn đề; Vỡ sân Thanh Hóa
với nạn Holigan sân cỏ; Vụ VĐV thể hình Nguyễn Hải Âu dính doping tại
Asiad 15; Xung quanh vấn đề tiền thưởng của thể hình TPHCM; Tổng kết
giải vô địch bóng đá quốc gia Petro Việt Nam Gas 2007 sạch hay không sạch?
Chảy máu tài năng; công tác quản lý, đào tạo yếu kém của ngành TDTT
TPHCM; Lãng phí trong xây dựng công trình thể thao và đào tạo trẻ; Những
bất cập về nạn ăn chặn tiền ăn, tiền thưởng của VĐV….là tiếng chuông đáng
báo động về tình trạng tiêu cực trong hoạt động TDTT.
Sở dĩ hình thành và tồn tại các hiện tượng, hình thức tiêu cực ở trên là
do sự có chưa đồng bộ giữa hai khái niệm "xây" và "chống" trong môi trường

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ

20

Khoa Báo chí và Truyền thông


TDTT. Đào tạo nhiều nhưng dàn trải, ít trọng điểm, trong khi ấy rất lúng túng
trong hệ thống chế tài xử lý. Nói riêng, chỉ một mệnh đề "chứng cứ đâu?" ở
bóng đá - môn thể thao vua có tầm ảnh hưởng lớn tới xã hội nhưng sự bất lực
suốt mấy nhiệm kỳ của LĐBĐVN đã phần nào đủ phản ánh hệ thống chế tài
xử lý trong hoạt động TDTT rất kém. Việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt
Chỉ thị chưa thực sự được coi trọng, hoặc có phổ biến, quán triệt nhưng lại
thiếu kiểm tra, đôn đốc thực hiện, chưa có biện pháp kỷ luật hữu hiệu đối với
các sai phạm của cán bộ, HLV, trọng tài và VĐV, còn biểu hiện nể nang,
thậm chí bao che cho cấp dưới, cho VĐV khi vi phạm bị phát hiện. Mặt khác
do nếp nghĩ, cách làm có từ nhiều năm – từ thời nền thể thao “đóng”, “gà nhà
chọi nhau” miễn hơn đối thủ (tỉnh, ngành bạn) là đủ, ít nghĩ đến một chiến
lược đường dài vươn lên bằng bạn bè khu vực và xa hơn là thế giới. Hay do
một số ít cán bộ quản lý, hướng dẫn viên, cổ động viên và cả VĐV lớn tuổi có
thành tích ít nhiều chưa gương mẫu chưa làm tròn trách nhiệm với VĐV lớp
dưới, học sinh thể thao…Do lao động nghề nghiệp đối với một số không ít
cán bộ, HLV, trọng tài, VĐV chưa phải là nguồn sống chính. Trong nhiều
trường hợp, lao động nghề nghiệp nghiêm túc lại được trả lương thấp hơn
nhiều so với nghề phụ, so với lao động thiếu nghiêm túc… Rồi công tác thanh
tra, kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành còn thiếu (cả phương tiện và sự
quan tâm) chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp giữa các cấp. Phương thức làm
việc (thanh tra, khen thưởng, kỷ luật) chưa triệt để và hữu hiệu, còn biểu hiện
nể nang nên khi có vụ việc, hiện tượng xảy ra chưa thể giải quyết dứt điểm.
Việc giáo dục tư cách đạo đức, luật pháp cho VĐV, HLV và cả các nhà
kinh doanh đến với thể thao, còn nhiều hạn chế. Học giả, bằng giả, quên nghĩa
vụ quốc gia, mua và dụ dỗ VĐV sai luật (họ đang thi đấu ở X mà đã bí mật
liên hệ để về Y), ra đến nước ngoài còn đánh nhau (môn xe đạp), vướng
doping như trường hợp của VĐV Ngân Thương ( thể dục dụng cụ), cá biệt có

Nguyễn Đăng Ảnh


Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ

21

Khoa Báo chí và Truyền thông

tuyển thủ wushu hiếp dâm (Trần Xuân Ánh), karate cướp của (Đoàn Đình
Lân), có HLV giết người (Nguyễn Văn Vạn)...thật đáng tiếc! Không chỉ vậy
sự phối hợp một cách có hiệu quả đối với giới truyền thông trong việc tuyên
truyền, phổ biến, kiểm tra, phát hiện, xử lý một cách triệt để các vụ việc, hiện
tượng cụ thể nhằm qua đó hình thành một định hướng chung trong dư luận
phê phán lối sống buông thả, vô trách nhiệm với nghề nghiệp và các biểu hiện
tiêu cực trong thể thao còn chưa được chú trọng, nhìn nhận một cách đúng
mức. Tất cả những lý do trên là hệ quả của vấn nạn tiêu cực đang tồn tại trong
các hoạt động TDTT Việt Nam.
1.3. Báo chí chống tiêu cực trong thể thao.
1.3.1. Báo chí nói chung.
Có thể thấy Báo chí là công cụ tuyên truyền của Đảng. Đảng ta lãnh
đạo báo chí tuyệt đối trong việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng
nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng
của Đảng, xây dựng xã hội XHCN, “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”. Đó cũng là nguyện vọng tha thiết của dân tộc Việt Nam.
Vì thế, được góp phần làm cho lý tưởng của Đảng trở thành hiện thực trong
đời sống xã hội là niềm kiêu hãnh của những nhà báo chân chính, của nền báo
chí cách mạng Việt Nam. Chúng ta không hề tránh né điều này mà coi đó là
trách nhiệm và nghĩa vụ của báo chí với Đảng, với dân tộc.
Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí đã

quy định chức năng của báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu
của đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính
trị xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và là diễn đàn của nhân dân. Đồng
thời, Luật cũng quy định sáu nhiệm vụ quan trọng của báo chí, trong đó có
việc thông tin trung thực tình hình trong nước và thế giới phù hợp lợi ích của

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ

22

Khoa Báo chí và Truyền thông

đất nước, của nhân dân, tích cực đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, cổ
vũ các nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa
VIII đã xác định báo chí là một kênh giám sát cán bộ, đảng viên. Với trách
nhiệm mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, việc báo chí đấu tranh
chống tiêu cực, tham nhũng, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội; xây
dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh là nhiệm vụ hết sức nặng nề và cũng rất vinh quang của báo chí cách
mạng Việt Nam. Từ chức năng, nhiệm vụ của người làm báo và của Đảng,
Nhà nước giao phó, những năm qua, ngoài các nhiệm vụ quan trọng khác, báo
chí nước ta đã cùng với toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống
các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng và bước đầu đã thu được những kết quả
đáng khích lệ, tạo được niềm tin trong các tầng lớp nhân dân đối với sự lãnh
đạo của Đảng, Nhà nước và sự phát triển của đất nước. Qua thông tin báo chí

phát hiện các cơ quan chức năng đã tiến hành việc thanh tra, kiểm tra và kiên
quyết đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc tiêu cực nghiêm trọng, có biện pháp xử lý
kịp thời, nghiêm minh theo đúng các quy định của pháp luật. Trong đấu tranh
chống tiêu cực, báo chí đã dũng cảm, kiên trì, bám sát vụ việc, sớm chỉ ra các
tình tiết và tính chất nghiêm trọng, phanh phui những thủ đoạn tinh vi của
những kẻ tham nhũng, tiêu cực; kiên quyết đấu tranh phê phán các hành vi
dung túng, bao che và tiếp tay cho tiêu cực, tham nhũng của một số cán bộ,
công chức thoái hóa, biến chất trong bộ máy chính quyền các cấp. Những
thông tin trên báo chí đã hỗ trợ tích cực cho các cấp ủy đảng, chính quyền và
các ngành chức năng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực - một
cuộc chiến hết sức gay go, phức tạp đầy thử thách, khó khăn. Báo chí cũng đã
thông tin đầy đủ kịp thời về những chủ trương, biện pháp của Đảng, Nhà
nước trong việc thể hiện quyết tâm tuyên chiến với tệ tham nhũng, trong việc
chỉ đạo xử lý các vụ việc này một cách nghiêm minh, đúng pháp luật, không

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ

23

Khoa Báo chí và Truyền thông

bao che, không để lọt tội, nhưng cũng không để oan sai. Mặt khác, việc biểu
dương các hành động dũng cảm, mưu trí, kiên quyết của các lực lượng chức
năng, đã được báo chí phản ảnh kịp thời, sinh động. Các vụ việc được nêu
trên báo chí trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng đã đáp ứng yêu

cầu thông tin của xã hội, được sự đồng tình, ủng hộ cao của cán bộ và nhân
dân, góp phần tạo nên áp lực xã hội, cô lập, lên án những kẻ vi phạm pháp
luật, cung cấp nhiều tình tiết, bằng chứng cho các cơ quan chức năng. Sự ủng
hộ và giám sát của dư luận xã hội trong quá trình đấu tranh chống tiêu cực,
tham nhũng đã góp phần thúc đẩy tiến trình điều tra, xem xét, kết luận, xử lý
khẩn trương, kiên quyết và triệt để vụ việc.
Có thể nói, báo chí đã có những đóng góp tích cực và quan trọng trong
cuộc đấu tranh chống tiêu cực; thật sự là một kênh phát hiện các vụ việc kịp
thời, có hiệu quả, chính vì vậy Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao vai
trò của báo chí trong cuộc đấu tranh này.
1.3.2. Báo Thể thao hàng ngày (Báo TTVN), Thanh Niên, Tuổi trẻ
TPHCM.
* Vài nét lịch sử của 3 tờ báo.
+Báo Thể thao Việt Nam.
Hơn ba tháng sau khi chính thức thành lập Ban Thể dục thể thao Trung
ương, ngày 16-6-1957, Báo Thể dục thể thao (từ năm 1990 đổi tên thành Báo
Thể thao Việt Nam) xuất bản số đầu tiên, tiền thân của tờ báo này chính là tờ
“Việt Nam khoẻ”. Đến nay, tờ báo tròn 51 tuổi. Hơn nửa thế kỷ qua, tờ báo
kiên trì phấn đấu thực hiện chức năng là cơ quan ngôn luận của Ủy ban
TDTT, nay là Tổng cục TDTT thuộc Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch, tiếng
nói chính thức trong lĩnh vực TDTT của quốc gia, đồng thời là diễn đàn của
nhân dân xây dựng nền TDTT của chế độ mới. Tờ báo đã vượt qua mọi khó
khăn, giữ vững định hướng chính trị, nội dung tuyên truyền xây dựng và phát

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ


24

Khoa Báo chí và Truyền thông

triển sự nghiệp TDTT vì mục tiêu "dân cường, nước thịnh", phục vụ công
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con
người mới xã hội chủ nghĩa. Là cơ quan báo chí chuyên ngành có tuổi đời
nhiều nhất trong khối báo chí thể thao nước ta, hoạt động trong đội ngũ báo
chí cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Báo Thể thao Việt Nam thường
xuyên coi trọng nâng cao nhận thức tư tưởng, nắm vững đường lối, quan
điểm, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước trong công tác tuyên truyền
xây dựng một nền TDTT Việt Nam tiến triển, hội nhập quốc tế. Qua quá trình
liên tục phấn đấu thực hiện tôn chỉ, mục đích, Báo Thể thao Việt Nam luôn
bám sát thực tiễn, góp phần phát hiện và cổ vũ những nhân tố mới, điển hình
tiên tiến, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong TDTT, phát huy tính
chủ động, sáng tạo, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành. Từng bước nâng
cao chất lượng về nội dung và hình thức trình bày; tăng kỳ xuất bản báo tuần,
ra báo hàng ngày và nhiều loại ấn phẩm cùng báo điện tử... phục vụ yêu cầu
ngày càng đa dạng của đông đảo bạn đọc.
Trụ sở chính của Báo đặt tại số 5 Trịnh Hoài Đức, Hà Nội, Báo TTVN
còn có các chi nhánh thường trú tại Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ,
Đắc Lắc và TPHCM. Tổng biên tập là nhà văn, nhà báo Hoàng Dự. Với tổng
số trên 200 cán bộ, phóng viên, biên tập viên trong cả nước, tờ báo xây dựng,
phát triển khá nhiều ấn phẩm hữu ích cho độc giả như: Thể thao Việt Nam
tuần 3 số và mới tăng kỳ ra hàng ngày từ 1 tháng 6 năm 2008 là ấn phẩm
mang nặng việc tuyên truyền đường lối, chính sách và các vấn đề thời sự của
ngành, địa phương, chủ yếu lưu hành trung ương, nội bộ ngành; Thể Thao
hàng ngày, ấn phẩm “kiếm tiền” của báo được xuất bản đầu tiên trong làng
báo thể thao Việt Nam dưới tên gọi tin nhanh hàng ngày phục vụ WoldCup

1999. Đến nay gần tròn 10 năm được xuất bản, ấn phẩm với thời kỳ đỉnh cao
là gần 10 vạn bản (2002, 2003) đã chiếm lĩnh một vị thế trong lòng bạn đọc

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ

25

Khoa Báo chí và Truyền thông

hâm mộ thể thao; Chuyên san Bóng đá 442; Phụ nữ & thể thao xuất bản tháng
2 kỳ chủ yếu đi sâu vào chuyên mục bóng đá, phụ nữ làm đẹp, rèn luyện, ẩm
thực…cũng có một lượng bạn đọc nhất định. Ngày 1/ 8/ 2003, báo Thể thao
Việt Nam chính thức ra mắt trang web báo Thể thao Việt Nam tại ba địa chỉ:
,

..

Với

những

chuyên mục, diễn đàn phong phú về thể thao và các vấn đề thời sự - xã hội,
trang web mang trong mình kỳ vọng trở thành một kênh thông tin sâu rộng,
phong phú, cập nhật, chính xác và hấp dẫn, nhưng gần như từ khi thành lập
đến nay vẫn phải bù lỗ.

Bên cạnh hệ thống các ấn phẩm, Báo đã tìm một hướng phát triển là
thành lập Trung tâm tổ chức sự kiện những cũng chỉ dậm chân tại chỗ, không
mấy phát triển. Nhiều ý tưởng xây dựng tờ báo trở thành tập đoàn báo thể
thao Việt Nam nhưng chưa đủ tầm và tiềm năng kinh tế. Tuy vậy ở lĩnh vực
nghề nghiệp, mặc dù hiện nay sự cạnh tranh về báo chí thể thao đang diễn ra
hết sức khốc liệt, có gần chục tờ báo thể thao ra báo ngày, nhưng Báo TTVN
vẫn là người bạn đường tin cậy của giới TDTT và những người hâm mộ thể
dục thể thao trong cả nước. Ở lĩnh vực hoạt động xã hội, tờ báo có nhiều công
sức trong việc tôn vinh HLV, VĐV tiêu biểu toàn quốc và HLV, VĐV người
khuyết tật xuất sắc; Tổ chức nhiều giải thể thao mang tính xã hội như giải
bóng đá trẻ em đường phố; điền kinh học sinh; bóng đá nữ; bóng chuyền bãi
biển…và đặc biệt là tổ chức Hoa hậu thể thao nhằm tôn vinh những nét đẹp
trong thể thao, tạo sân lành mạnh, bổ ích góp phần phát triển sự nghiệp TDTT
nước nhà. Báo cũng dành nhiều khoản tiền để hỗ trợ một số xã nghèo và các
đợt tương thân, tương ái giúp đỡ đồng bào lũ lụt, khó khăn…
+Báo Thanh Niên.
Ngày 3/1/1986, Báo Thanh Niên phát hành số đầu tiên. Là cơ quan
ngôn luận của Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam, tờ báo thực sự là bạn tâm

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ

26

Khoa Báo chí và Truyền thông


giao của giới trẻ và sự tin cậy của tổ chức Đoàn. Không chỉ vậy tờ báo luôn
được công luận ủng hộ vì tờ báo luôn mạnh dạn đi sâu vào những vấn đề bức
xúc, cấp thiết của toàn xã hội như chống tham nhũng, tiêu cực, phòng chống
tội phạm, tệ nạn xã hội, đấu tranh và bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng và
quyền lợi, nghĩa vụ của tuổi trẻ. Vì thế tờ báo có lượng phát hành khá lớn,
được đông đảo bạn trẻ yêu mến, đón đọc.
Ban đầu khi thành lập tờ báo chỉ vẻn vẹn có 10 cán bộ, phóng viên, đến
nay tờ báo ngày càng lớn mạnh với khoảng 300 cán bộ, phóng viên, biên tập
viên. Tổng biên tập là ông Nguyễn Công Khế, Trụ sở chính tờ báo đóng tại 248
Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM và 151 - 155 Bến Vân Đồn, Q.4, TP.HCM. Ngoài
ra báo còn có các văn phòng đại diện như: 218 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà
Nội; 99 Trần Văn Hoài, TP Cần Thơ; 144 Bạch Đằng, TP Đà Nẵng; 22 Hùng
Vương, Đà Lạt. Qua 22 năm xây dựng và trưởng thành tờ báo ngày càng khẳng
định vị thế, uy tín vững chắc trong làng báo Việt Nam. Tờ báo cũng tham gia,
phối hợp với nhiều đơn vị chức năng quảng bá hình ảnh tờ báo, gây quỹ vì người
nghèo, từ thiện xã hội như chương trình “Duyên dáng Việt Nam” và còn tạo sân
chơi thể thao cho các cầu thủ trẻ như giải bóng đá U21 Báo Thanh Niên…
+ Báo Tuổi trẻ TPHCM.
Báo Tuổi Trẻ TPHCM ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975. Tuy
nhiên, tiền thân của tờ báo này bắt đầu từ những tờ truyền đơn và bản tin in
roneo của sinh viên, học sinh Sài Gòn, trong phong trào chống Mỹ những
ngày chiến tranh. Tiền thân trực tiếp của Tuổi trẻ TPHCM chính là báo Tin
SángError! Bookmark not defined.; một trong những nhật báo hàng đầu
thời Chính quyền Sài Gòn. Ban đầu, báo Tuổi Trẻ TPHCM phát hành 3 kỳ
một tuần (thứ ba, thứ năm và thứ bảy). Đến 1 tháng 9 năm 2000 số thứ sáu
được phát hành. Sau đó, 2 số thứ tư và thứ hai lần lượt được xuất bản vào các
ngày 23 tháng 1 và 7 tháng 10 năm 2002. Từ ngày 2 tháng 4 năm 2006 báo

Nguyễn Đăng Ảnh


Lớp K9


Luận văn Thạc sĩ

27

Khoa Báo chí và Truyền thông

Tuổi Trẻ chính thức trở thành một tờ nhật báo khi được phép ra thêm một kỳ
vào chủ nhật. Cùng lúc đó, tuần báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật đổi tên thành Tuổi
Trẻ Cuối Tuần (hiện phát hành 60.000 bản/kỳ). Từ năm 2006Error!
Bookmark not defined., báo Tuổi Trẻ đã thành lập phòng truyền hình sản
xuất những chương trình phổ biến trên Báo điện tử Tuổi Trẻ Online cũng như
hợp tác phát sóng với các kênh truyền hình trong nước.
Các ấn phẩm của báo Tuổi trẻ gồm: Tuổi trẻ: (nhật báo); Tuổi trẻ Cuối
tuần: (tuần báo); Tuổi trẻ Cƣời: (tạp chí hàng tháng); Tuổi trẻ Online: (báo
điện tử); áo trắng: (tạp chí hàng tháng); Tuổi trẻ Mobi; Tuổi trẻ Media
Online. Văn phòng chính của Tuổi Trẻ TPHCM đặt tại số 60A, đường Hoàng
Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Báo có 8 Văn
phòng đại diện tại Hà Nội, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,
Đà Lạt và Cần Thơ. Tổng biên tập hiện nay là ông Lê Hoàng, nguyên giám
đốc Nhà xuất bản Trẻ TP.HCM. Là tờ báo tiên phong trong việc làm kinh
doanh, báo Tuổi trẻ TPHCM có tiềm lực kinh tế rất mạnh; thuộc loại mạnh
nhất trong các báo ở Việt Nam. Do sức lan tỏa mạnh của tờ báo, các hoạt
động từ thiện- xã hộiError! Bookmark not defined. của báo Tuổi trẻ khá
mạnh. Báo Tuổi trẻ đã xây dựng được khá nhiều công trình như cầu Nông
Sơn, thuộc xã Quế Trung, huyện mới Nông Sơn, tỉnh Quảng NamError!
Bookmark not defined. cho làng mỏ Nông Sơn sau thảm nạn lật đò làm 18
em học sinh thiệt mạng. Một số trường học và công trình công cộng khác

cũng được xây dựng từ các hoạt động xã hội - từ thiện của báo Tuổi trẻ.
* Phản ánh vấn đề tiêu cực trước năm 2006.
Qua khảo sát, người viết nhận thấy, Báo Thể thao hàng ngày, Tuổi Trẻ
TPHCM và Thanh Niên luôn nhạy bén với các vấn đề nóng của đời sống chính
trị, kinh tế, xã hội nói chung, mảng vấn đề TDTT nói riêng cũng liên tục được 03
tờ báo giành nhiều “đất” để thông tin kịp thời diễn biến các giải thi đấu thể thao

Nguyễn Đăng Ảnh

Lớp K9


×