Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hình thức đấu tranh vũ trang có từ trước đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.03 KB, 3 trang )

CÁC HÌNH THỨC ĐẤU TRANH VŨ TRANG CÓ TỪ TRƯỚC ĐỘI VIỆT NAM
TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN 22-12-1944
Đinh Ngọc Viện
(Cao Bằng)
Trong quá trình tìm tòi, khảo nghiệm con đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
đã đến với ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tiếp thu tư tưởng đó. Người khẳng
định: “Không có lực lượng vũ trang thì không đánh thắng được bọn áp bức”(1). Với trí tuệ
thiên tài nhà kiến trúc cách mạng giải phóng dân tộc vĩ đại Nguyễn Ái Quốc – trên cơ sở
thấm nhuần chân lý chủ nghĩa Mác-Lê Nin, kế thừa kinh nghiệm trong lịch sử đấu tranh
chống ngoại xâm của dân tộc, căn cứ vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam - đã
tìm ra và giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa xây dựng lực lượng cách mạng
với việc xây dựng căn cứ địa cách mạng, giữa xây dựng đội quân chính trị với việc tổ chức
lực lượng vũ trang.
Do nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của lực lượng vũ trang, để chuẩn bị cho việc ra
đời của quân đội cách mạng, ngay khi còn hoạt động ở Trung Quốc (năm 1940). Lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc đã lưu ý cán bộ ta đang hoạt động cùng Người phải “cố gắng học thêm
về quân sự”(2).
Khi về nước (28/01/1941) ở Pác Bó - Trường Hà – Hà Quảng – Cao Bằng, trực tiếp
chỉ đạo xây dựng căn cứ địa cách mạng Cao Bằng, với tư tưởng chỉ đạo “muốn có một đội
quân vũ trang mạnh trước hết phải có một đội quân tuyên truyền mạnh, đội quân chính trị
vững” (3), cùng với việc ra sức xây dựng thí điểm mặt trận Việt Minh ở 3 châu Hoà An, Hà
Quảng, Nguyên Bình, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đề ra nhiệm vụ gấp rút chuẩn bị tổ chức
đội tự vệ. Người chỉ thị: “Ở đâu có Việt Minh là ở đó phải có tự vệ và các đội tự vệ chiến
đấu”. Sau hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (5-1941), việc xây dựng lực lượng vũ
trang được xúc tiến khẩn trương. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chỉ đạo cán bộ đang hoạt
động ở Cao Bằng chọn những cốt cán tốt nhất trong các đoàn thể cứu quốc “để tổ chức đội
tự vệ và tự vệ chiến đấu” và “phải xây dựng được một lực lượng vũ trắngnx sàng” (4).
Công tác đào tạo cán bộ quân sự cũng được Người chú trọng, Người đã phân công đồng
chí Cao Hồng Lĩnh lập trạm liên lạc ở Trung Quốc để đưa đón cán bộ sang học tập quân
sự. Tưd tháng 6 đến tháng 8 năm 1941 theo chỉ thị của Người đã có gần trăm thanh niên ở
Hoà An, Hà Quảng, Nguyên Bình sang Trung Quốc học quân sự (Hoà An 42, Hà Quảng


22, Nguyên Bình 22…). Từ năm 1941 – 1944 có khoảng 200 thanh niên (số này chủ yếu là
người Tày, người Nùng) Cao Bằng sang học tại các lớp quân sự ở Điền Đông, Liễu Châu
(Trung Quốc).
Cũng tại Cao Bằng từ cuối năm 1941 Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chỉ cho các đồng
chí Lê Thiết Hùng, Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm mở một lớp huấn luyện quân sự tập trung
đầu tiên ở Pác Bó (Hà Quảng). Người rất quan tâm đến lớp huấn luyện này, trực tiếp đề ra
kế hoạch huấn luyện, Người gọi đồng chí phụ trách đến báo cáo tình hình, rút kinh nghiệm
và đặt kế hoạch cho ngày hôm sau. Người còn trực tiếp giảng dạy cho các học viên về các
đánh du kích…cách điều tra nắm bắt tình hình địch.
Để có tài liệu giảng dạy, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã biên soạn nhiều tài liệu quan
trọng như “Mười điều kỉ luật”, “Chiến thuật cơ bản của du kích”. “Cách đánh du kích”,
“Kinh nghiệm du kích Nga”…Các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng cũng dịch
và biên soạn một số tài liệu như “người chính trị viên”, “công tác chính trị trong quân đội
cách mạng”. Những “giáo trình” quân sự đầu tiên này đã góp phần quan trọng vào việc xây
dựng lực lượng vũ trang cách mạng ở Cao Bằng.
Thực hiện chủ trương của Người, từ năm 1942, Đảng bộ Cao Bằng đã mở nhiều lớp
huấn luyện quân sự cấp Tỉnh để đào tạo cán bộ quân sự cho phong trào cách mạng. Rât
snhiều học viên là người Tày, người Nùng. Đó là các lớp quân chính, khoá I được mở tại
Khuổi Nậm – Pác Bó (Hà Quảng) vào tháng 2 năm 1942 gồm 40 học viên, khoá II được
mở tại U Mã – xã Dân Chủ (Hoà An) có gần 100 học viên, khoá III được mở tại Nguyên
Bình, lớp quân chính, khoá IV lại được mở tại Hà Quảng vào năm 1944. Các khóa học này
đều mở tại vùng dân tộc Tày, Nùng và được đồng bào giúp đỡ…Sau khoá học các học viên
trở về các địa phương huấn luyện, tổ chức lực lượng vũ trang các cấp.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc không chỉ quan tâm chỉ đạo về mặt tư tưởng lý luận, mà
còn trực tiếp bắt tay xây dựng về mặt tổ chức. Tháng 10 năm 1941, Người quyết định
thành lập đội du kích tập trung đầu tiên ở Pác Bó. Đội du kích gồm 12 đồng chí đại da số
là dân tộc Tày (Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm, Lê Thiết Hùng, Bằng Giang, Thế An, Đức
Thanh, Bế Sơn Cương, Sĩ Cương, Nông Thị Trưng (nữ, dân tộc Tày), Dương Mạc Hiếu,
Tống Dề, Nông Quốc Chủng) do đồng chí Lê Quảng Ba người dân tộc Tày làm đội trưởng,
Hoàng Sâm đội phó, Lê Thiết Hùng làm chính trị viên. Đội được giao nhiệm vụ bảo vệ cơ

quan, bảo vệ cán bộ, xây dựng cơ sở cho lực lượng tự vệ thường, tự vệ chiến đấu, tuyên
truyền thực hiện các công tác đặc biệt…Đến đầu năm 1942 các đội tự vệ xuất hiện ở nhiều
nơi, và trước tình hình đó lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định xây dựng, tổ chức lực lượng
vũ trang cách mạng lên một bước mới. Người đã chỉ thị cho Đảng bộ Cao Bằng: “Bây giờ
là lúc phải tổ chức lực lượng vũ trang cho tới tận các địa phương, phải làm gấp. Nếu chần
chừ sẽ không kịp đâu, chẳng mấy chốc mà Hồng quân Liên Xô sẽ tiêu diệt bọn phát xít.
Lúc bấy giờ ta phải có đủ lực lượng để đứng lên giành chính quyền” (5). Thực hiện chủ
trương đó, đội du kích thoát ly đầu tiên ở Pác Bó đã phân tán đi các nơi làm nòng cốt. Từ
đây phong trào tổ chức luyện tập quân sự trở nên soi nổi, khẩn trương. Nhưng tháng 8 năm
1942 khi sang Trung Quốc để tranh thủ sự giúp đỡ ở bên ngoài, Người đã bị chính quyền
Tưởng Giới Thạch vô cớ bắt giam. Từ đó đến cuối năm 1944 Người không có điều kiện
trực tiếp chỉ đạo xây dựng căn cứ địa cách mạng Cao Bằng. Nhưng thấm nhuần chủ
trương, đường lối, phương châm mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vạch ra, trên cơ sở mà Người
đã xây dựng, Trung ương Đảng và Đảng bộ Cao Bằng đã tiếp tục xây dựng lực lượng vũ
trang bao gồm các đội tự vệ thường, tự vệ chiến đấu ở các xã. Các đội du lích thoát ly ở
các châu và lực lượng vũ trang tập trung của tỉnh. Sự trưởng thành của lực lượng vũ trang
Cao Bằng nói riêng và các tỉnh Cao - Bắc - Lạng nói chung là một trong những cơ sở quan
trọng để lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh “chọn trong hàng ngũ du kích Cao - Bắc -
Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra
đội quân chủ lực”; đó là việc quyết định thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân vào ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kinh, huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 chiến sĩ thì đã có hơn 20 người là dân tộc Tày, Nùng ở
Cao Bằng, người chính trị viên của đội là đồng chí Xích Thắng cũng là người dân tộc Tày
– Cao Bằng. Sau hai ngày ra đời, đội đã tiêu diệt hai đồn địch ở Phay Khắt (25/12) và Nà
Ngần (26/12) mở đầu những trang sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ đội vũ trang Cao Bằng đến đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân Bác Hồ
đã khai sinh, dìu dắt các tổ chức tiền thân của quân đội ta đi qua một chặng đường đầy gian
khổ, hy sinh nhưng oanh liệt chói lọi, để đến ngày nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta
càng tự hào và biết ơn vô hạn người cha kính yêu của dân tộc.
1. Hồ Chí Minh – Toàn tập-1985 - Tập 5 – trang 350

2. Võ Nguyên Giáp: Từ nhân dân mà ra. NXB QĐND – HN – 1969 – trang 25
3, 4,5. Đầu nguồn. Hồi kí về Bác Hồ - 1975 – trang 225, 208.

×