Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tìm hiểu thực trạng ứng dụng EMarketing trong các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.95 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ÓM
BÀI TẬP NH
NHÓ

ƯƠ
NG MẠI ĐIỆN TỬ
TH
THƯƠ
ƯƠNG

ĐỀ TÀI

ỂU TH
ỰC TR
ẠNG VI
ỆC ỨNG DỤNG
TÌM HI
HIỂ
THỰ
TRẠ
VIỆ
ỆP
E-MARKETING TRONG CÁC DOANH NGHI
NGHIỆ
ẤT KH
ẨU Ở VI
ỆT NAM
XU


XUẤ
KHẨ
VIỆ

ÁO VI
ÊN HƯỚ
NG DẪN
GI
GIÁ
VIÊ
ƯỚNG
ThS. NGUYỄN HỮU TÂM

ÓM TH
ỰC HI
ỆN
NH
NHÓ
THỰ
HIỆ
1. Mai Thị Ngọc Bích
2. Đặng Thị Ngọc Bích
3. Nguyễn Thùy Dương
4. Võ Thị Kim Ngân


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ÓM

BÀI TẬP NH
NHÓ

ƯƠ
NG MẠI ĐIỆN TỬ
TH
THƯƠ
ƯƠNG

ĐỀ TÀI

ỂU TH
ỰC TR
ẠNG VI
ỆC ỨNG DỤNG
TÌM HI
HIỂ
THỰ
TRẠ
VIỆ
ỆP
E-MARKETING TRONG CÁC DOANH NGHI
NGHIỆ
ẤT KH
ẨU Ở VI
ỆT NAM
XU
XUẤ
KHẨ
VIỆ


ÁO VI
ÊN HƯỚ
NG DẪN
GI
GIÁ
VIÊ
ƯỚNG
ThS. NGUYỄN HỮU TÂM

ÓM TH
ỰC HI
ỆN
NH
NHÓ
THỰ
HIỆ
1. Mai Thị Ngọc Bích
2. Đặng Thị Ngọc Bích
3. Nguyễn Thùy Dương
4. Võ Thị Kim Ngân

MSSV
b1202248
4113980
b1202262
b1202305

MỨC ĐỘ THAM GIA
100%

70%
100%
100%


ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU

ỌN ĐỀ TÀI
1. LÝ DO CH
CHỌ
Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển. Tuy nhiên thu
nhập quốc dân chủ yếu dựa vào nguồn thu nội tệ và từ hoạt động du lịch, lĩnh vực xuất
khẩu tuy có đóng góp nhưng không nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình tiếp
xúc giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước còn nhiều hạn chế dẫn đến những nhận
định sai lầm về chất lượng, giá cả của hàng hóa nước ta đối với doanh nghiệp nước
ngoài. Vì vậy yêu cầu cấp thiết được đặt ra là các doanh nghiệp trong nước phải tìm ra
giải pháp rút ngắn khoảng cách giữa nhà sản xuất trong nước và khách hàng nước
ngoài, tạo ra một môi trường trao đổi thuận lợi. Từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu,
nâng cao uy tín, thương hiệu của nước ta trong mắt khách hàng quốc tế. Một trong
những giải pháp đang được áp dụng và bước đầu mang lại hiệu quả là việc ứng dụng emarketing.
E-marketing đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mua bán hàng hóa,
không những trên thị trường “ảo” mà ngay cả trên thị trường truyền thống. Tất cả
doanh nghiệp muốn thành công trên thị trường toàn cầu đều chú trọng đến E-marketing
vì nó là công cụ hiệu quả và nhanh chóng nhất giúp doanh nghiệp và sản phẩm của
doanh nghiệp tiếp cận được với người tiêu dùng trên toàn thế giới. Từ lúc ra đời cho
đến nay, E-marketing ngày càng khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong hoạt

động xuất khẩu của nhiều quốc gia. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp Việt Nam,
việc ứng dụng loại công cụ này còn khá mới mẻ và đơn giản, nên vẫn chưa phát huy tối
đa tiềm năng vốn có của nó. Trong khi đó yêu cầu cấp bách của quá trình hội nhập đòi
hỏi phải khai thác triệt để công dụng của các công cụ thương mại điện tử nói chung và
Marketing điện tử nói riêng, hơn hết là việc vận dụng chúng một cách có hiệu quả
trong hoạt động xuất khẩu.
Vì vậy, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc cần thiết ngay từ lúc này là
phải tìm hiểu rõ thực trạng của hoạt động xuất khẩu thông qua việc ứng dụng Emarketing, để từ đó nhận biết được những ưu và nhược điểm trong quá trình vận dụng,


tạo thuận lợi cho việc cải thiện và nâng cao chất lượng sử dụng Marketing điện tử, góp
phần thúc đẩy sự phát triển cho hoạt động xuất khẩu của nước ta.
ực tr
ạng ứng dụng EChính vì lý do đó, chúng tôi đã chọn đề tài: “Tìm hi
hiểểu th
thự
trạ
Marketing trong các doanh nghi
ất kh
ẩu ở Vi
” để nghiên cứu.
nghiệệp xu
xuấ
khẩ
Việệt Nam
Nam”
ÊU NGHI
ÊN CỨU
2. MỤC TI
TIÊ

NGHIÊ
- Tìm hiểu thực trang của việc ứng dụng E-Marketing trong các doanh nghiệp xuất
khẩu ở Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng của việc ứng dụng E-Marketing trong các doanh nghiệp xuất
khẩu ở Việt Nam.
- Đề ra các biện pháp để giúp các doanh nghiệp ứng dụng E-Marketing dễ dàng hơn.
ẠM VI NGHI
ÊN CỨU
3. PH
PHẠ
NGHIÊ
ẠM VI VỀ KH
ÔNG GIAN
3.1 PH
PHẠ
KHÔ
- Đề tài này được thực hiện tại Việt Nam
3.2 PH
ẠM VI VỀ TH
ỜI GIAN
PHẠ
THỜ
- Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu năm 2010, 2011, 2012, 2013
- Đề tài được thực hiện từ ngày 12/3/2014 đến ngày 20/3/2014
ẠM VI VỀ NỘI DUNG
3.3 PH
PHẠ
Tìm hiểu thực trạng ứng dụng E-Marketing trong các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt
Nam.
ƯƠ

NG PH
ÁP NGHI
ÊN CỨU
4. PH
PHƯƠ
ƯƠNG
PHÁ
NGHIÊ
ỆU THU TH
ẬP
4.1 SỐ LI
LIỆ
THẬ
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ Internet
ƯƠ
NG PH
ÁP PH
ÂN TÍCH
4.2 PH
PHƯƠ
ƯƠNG
PHÁ
PHÂ
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng của việc ứng dụng EMarketing trong các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam.
- Sử dụng phương pháp so sánh
- Từ mô tả và đánh giá trên, đề ra các biện pháp để giúp cho việc ứng dụng EMarketing trong các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam được tốt hơn.


ẦN NỘI DUNG
PH

PHẦ

I.
-

KH
ÁI NI
ỆM
KHÁ
NIỆ
E-Marketing (Marketing qua mạng, internet marketing, marketing điện tử): là
việc thực hiện các hoạt động quảng bá một thông điệp đến với nhóm đối tượng
quảng bá dựa trên các công cụ email, www.
+ Thông qua Email: doanh nghiệp phải có danh sách email để gửi.
+ Thông qua www: doanh nghiệp có thể xây dựng một website để trưng bày
hoặc thông qua website của đơn vị khác. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông
tin về các đối tác tiềm năng để chủ động liên hệ chào hàng.

-

Marketing xuất khẩu là hoạt động marketing nhằm giúp các doanh nghiệp xuất
khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

-

Hoạt động xuất khẩu: là việc buôn bán hàng hóa hay dịch vụ trong nước cho
một quốc gia khác.

-


Doanh nghiệp xuất khẩu: là những cơ sở sản xuất kinh doanh có hoạt động chủ
yếu là buôn bán và trao đổi hàng hóa với khách hàng nước ngoài.

-

B2B (Business-to-Business): thành phần tham gia hoạt động thương mại là các
doanh nghiệp, tức người mua người bán đều là doanh nghiệp.

-

B2C (Business-to-Consumer): thành phần tham gia hoạt động thương mại gồm
người bán là doanh nghiệp, người mua là người tiêu dùng.

-

C2C (Consumer-to-Consumer): thành phần tham gia hoạt động thương mại là
các cá nhân, túc người mua người bán đều là cá nhân.

II.

ỰC TR
ẠNG CỦA VI
ỆC ỨNG DỤNG E-MARETING TRONG CÁC
TH
THỰ
TRẠ
VIỆ
ỆP XU
ẤT NH
ẬP KH

ẨU Ở VI
ỆT NAM
DOANH NGHI
NGHIỆ
XUẤ
NHẬ
KHẨ
VIỆ

ỰC TR
ẠNG HO
ẠT ĐỘ
NG XU
ẤT KH
ẨU CỦA CÁC DOANH NGHI
ỆP
1. TH
THỰ
TRẠ
HOẠ
ĐỘNG
XUẤ
KHẨ
NGHIỆ
ỆT NAM
VI
VIỆ
n 2013
1.1 Tình hình xu
xuấất kh

khẩẩu từ năm 2010 đế
đến


ống kê tr
á xu
ất kh
ẩu của Vi
Bảng 1. Số li
liệệu Th
Thố
trịị gi
giá
xuấ
khẩ
Việệt Nam
giai đoạn 2010 -2013

Năm

á tr
ất kh
ẩu
Gi
Giá
trịị xu
xuấ
khẩ
(tri
(triệệu USD)


2010

72.237

2011

96.906

2012

114.529

2013

132.135
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Dựa theo số liệu từ bảng 1 có thể dễ dàng thấy được giá trị xuất khẩu tăng dần qua
các năm.
ững kh
ất kh
ẩu Vi
1.2 Nh
Nhữ
khóó kh
khăăn của các doanh nghi
nghiệệp xu
xuấ
khẩ

Việệt Nam
Thứ nhất, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa có sự chuyển biến tích cực: các mặt hàng
xuất khẩu mang lại kim ngạch cao của Việt Nam vẫn là các mặt hàng có giá trị gia tăng
(GTGT) thấp như dệt may, giầy dép, thủy sản, gạo… hoặc khoáng sản không tái tạo
như dầu thô, than đá. Các mặt hàng có GTGT cao, hàm lượng chất xám lớn vốn được
coi nền tảng cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa như máy móc thiết bị, điện
tử máy tính mới chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu (16% kim ngạch
xuất khẩu năm 2011 và 20% kim ngạch 6 tháng đầu 2012).
Thứ hai, tỷ trọng gía trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước/tổng kim ngạch
còn thấp. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) trong nước vẫn chỉ chiếm
tỷ lệ khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2011 là 43%, giảm dần từ mức
47% của năm 2009), điều đó cũng có nghĩa là phần lớn lợi nhuận thực hiện được từ
xuất khẩu trong năm được chuyển trở lại nước ngoài thay vì được tái đầu tư cho nền
kinh tế. Thâm hụt thương mại đều bắt nguồn từ khu vực trong nước, khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài liên tục xuất siêu từ khi Việt Nam gia nhập WTO.


Thứ ba, thiếu tầm nhìn dài hạn về xuất khẩu: Trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam có nhiều loại khoáng sản thô không tái tạo như than đá, dầu thô, kim loại
quý. Riêng trong năm 2011, Việt Nam đã xuất 17,7 triệu tấn than đá, 8,3 triệu tấn dầu
thô. Thiếu tầm nhìn dài hạn cũng được thể hiện rõ ở việc thiếu quy hoạch dài hạn. Do
chưa có quy hoạch mang tính dài hạn về xuất khẩu nên nhiều năm qua xảy ra tình trạng
nhiều địa phương cùng xuất khẩu 1 mặt hàng, không ít trường hợp bị thương nhân
nước ngoài ép giá và buộc phải giảm giá.
Thứ năm, thiếu thông tin thị trường:Thiếu chiến lược truyền thông, quảng bá thương
hiệu hình ảnh/ bảo vệ thương hiệu hình ảnh khỏi bị đánh cắp. Nhiều DN Việt Nam phải
sử dụng thương hiệu nước ngoài như Pier Cardin, Bossi hoặc chấp nhận gia công cho
sản phẩm nước ngoài nhằm xâm nhập thị trường. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận
nhỏ các doanh nghiệp chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà có những hành vi thiếu trung thực
trong kinh doanh. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới hậu quả là không biết khi nào các

mặt hàng thương hiệu VN mới tìm được chỗ đứng trên thị trường EU, Hoa Kỳ.
Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác, nhưng trong đề tài này chúng tôi chỉ tập
trung nghiên cứu và tìm giải pháp để khắc phục khó khăn thứ năm với việc ứng dụng
E-Marketing
ỰC TR
ẠNG VẬN DỤNG E-MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHI
ỆP
2. TH
THỰ
TRẠ
NGHIỆ
ẤT KH
ẨU VI
ỆT NAM
XU
XUẤ
KHẨ
VIỆ
ức của doanh nghi
2.1 Nh
Nhậận th
thứ
nghiệệp về E-marketing
Hoạt động E- Marketing tại Việt Nam hiện nay mới chỉ ở mức độ E-marketing trong
giai đoạn website giao dịch, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sử dụng website và
các phương tiện điện tử khác chủ yếu nhằm mục đích tiến hành quảng bá thương hiệu
và sản phẩm, cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, phần lớn là loại
hình quảng cáo trực tuyến nhưng dịch vụ này cũng không đem lại hiệu quả khả quan.
Việc áp dụng thương mại điện tử nói chung và hoạt động Marketing điện tử nói riêng
cần sự nỗ lực nhiều hơn của nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình

hội nhập.


Dựa theo kết quả từ một khảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có 57 % các doanh
nghiệp xuất khẩu có bộ phận chuyên trách về marketing. Về các hoạt động Emarketing đã tiến hành, thì 54% doanh nghiệp đã quảng cáo qua mạng Internet, 45%
doanh nghiệp thường xuyên tìm kiếm khách hàng qua mạng, 37% doanh nghiệp nghiên
cứu thị trường qua mạng Internet. Ngoài ra, các hoạt động khác như xúc tiến bán hàng
qua mạng, thanh toán qua mạng... cũng được các doanh nghiệp vận dụng, mặc dù tỷ lệ
chưa cao.
Về chi phí cho hoạt động E-marketing, phần lớn doanh nghiệp (chiếm 45%) chi dưới
5% của doanh số bán hàng, 28% doanh nghiệp chi từ 5- 10% doanh số bán hàng. Như
vậy, phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chi cho hoạt động E-marketing dưới
10 % doanh thu bán hàng. Cá biệt, cũng có 6% doanh nghiệp chi trên 30% doanh số
bán hàng cho hoạt động E-marketing.
Phần lớn các doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc ứng dụng e- marketing, 97 %
các doanh nghiệp có hơn 50% nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính trong công
việc hàng ngày. Liên quan đến trình độ sử dụng các ứng dụng của Internet trong doanh
nghiệp, 62% doanh nghiệp thành thạo trong việc gửi và nhận email cũng như tìm kiếm
các thông tin trên mạng. Tuy nhiên, chỉ có 22 % doanh nghiệp thành thạo các thao tác
quảng cáo và giao dịch qua mạng cũng như sử dụng thành thạo các phần mềm ứng
dụng trong quản trị bán hàng qua mạng.
Mặc dù các doanh nghiệp nhận thức được việc vận dụng E-marketing vào nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và đầu tư thích đáng cho hoạt động này, nhưng
điều đáng lo ngại là trình độ ngoại ngữ của các nhân viên của doanh nghiệp chưa cao.
Theo tự đánh giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được khảo sát, 34% doanh
nghiệp cho rằng có rất ít người sử dụng thành thạo ngoại ngữ ở công ty mình. Bên cạnh
đó, 22% doanh nghiệp cho rằng công ty của họ có nhiều người thành thạo ngoại ngữ
nhưng công việc của họ lại không liên quan gì tới marketing cũng như E-marketing.
Chỉ có 25 % doanh nghiệp cho rằng nhân viên kinh doanh của họ thành thạo ngoại ngữ
trong công việc và giao tiếp.



Điều đáng mừng là có 68% doanh nghiệp có website riêng của mình và hàng ngày cập
nhật thông tin trên website. Khi đánh giá về hình thức và thiết kế website của doanh
nghiệp mình, 37% doanh nghiệp đồng ý rằng website được thiết kế chuyên nghiệp cả
về nội dung, hình thức và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật an toàn cho giao dịch.
Tóm lại, mức độ ứng dụng thương mại điện tử và E-marketing của các doanh nghiệp
Việt Nam đã có nhiều nét khởi sắc, nhưng nhìn chung doanh nghiệp cũng chỉ mới dừng
ở mức độ quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và trao đổi thông tin bằng các
phương tiện điện tử. Ở cấp độ cao hơn, việc giao dịch và ký hợp đồng bằng các công
cụ điện tử cũng được một số doanh nghiệp ứng dụng, nhưng con số này chưa nhiều.
Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đánh giá vẫn cần thời gian đáng kể việc vận dụng
E-marketing vào hoạt động kinh doanh.
ực tr
ất kh
ẩu Vi
2.2 Th
Thự
trạạng vận dụng E-marketing trong các doanh nghi
nghiệệp xu
xuấ
khẩ
Việệt
Nam
Trong những năm trước đây nhận thức của nhiều doanh nghiệp về môi trường internet
vẫn còn mơ hồ và thiếu thực tế. Các doanh nghiệp đã từng nghe hô hào về thương mại
điện tử, kiếm tiền qua mạng nhưng thực chất chỉ là khẩu hiệu. Quan trọng hơn các
doanh nghiệp Việt Nam thiếu kiến thức và nhân lực để triển khai internet marketing.
Một số doanh nghiệp trẻ năng động dù đã nhìn thấy cơ hội nhưng lại không biết khai
thác như thế nào. Internet marketing là một loại hình tiếp thị mới mẻ gắn liền với yếu

tố công nghệ nên nhiều doanh nghiệp và nhiều người làm marketing tỏ ra e ngại để tìm
hiểu lĩnh vực này.
Nhưng đến năm 2011 xu hướng bán hàng hóa và dịch vụ trên các website thương mại
điện tử và các mạng xã hội tại Việt Nam dưới nhiều hình thức như B2C, C2C và B2B
lan tỏa rất nhanh. Một cuộc khảo sát gần đây của Bộ Công Thương cho thấy gần 100%
doanh nghiệp xuất khẩu có kết nối internet, tỷ lệ này cao hơn so với các ngành khác.
Các doanh nghiệp này ứng dụng thương mại điện tử ở quy mô và cấp độ khác nhau,
70% doanh nghiệp tham gia các trang thông tin điện tử để mua bán các sản phẩm hàng
hóa với mức doanh thu trung bình lên đến 33% trong tổng doanh thu. Theo ghi nhận
của Alibaba.com- Sàn thương mại điện tử uy tín hàng đầu thế giới, số thành viên Việt


Nam gia nhập sàn thương mại điện tử này cũng đã đạt con số 200 ngàn vào ngày 14
thang 4 năm 2012. Và năm này được dự báo sẽ là năm phát triển mạnh mẽ của các hoạt
động kinh doanh trực tuyến cùng với sự góp mặt của ngày càng nhiều các thương hiệu
lớn. Hiện nay không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn của Việt
Nam cũng đang tích cực tham gia các sàn thương mại điện tử để đẩy mạnh xuất khẩu
và bước đầu quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường thế giới. Với những lợi thế
về không gian, thời gian và chi phí trong thời kỳ nền kinh tế trong nước và thế giới vẫn
chưa có những dấu hiệu khởi sắc, các kênh mua bán trực tuyến thực sự đã trở thành
phương tiện tối ưu giúp doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng đưa các sản phẩm của
mình tiếp cận các thị trường quốc tế một cách hiệu quả. Hầu như các doanh nghiệp này
đều coi internet là công cụ chính để nghiên cứu thị trường và tiến hành giao dịch kinh
doanh quốc tế. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng thường đầu tư cho internet tốc
độ cao (ADSL). Ngoài kết nối internet, trang bị hạ tầng cho công nghệ thông tin của
các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cao hơn mặt bằng chung của các doanh nghiệp khác.
Tỷ lệ các nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên cho công việc trong các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu cũng chiếm tỷ lệ cao (80% trên tổng số nhân viên). Về phương
diện quản lý, 63,1% doanh nghiệp được hỏi có người chuyên trách cho hoạt động
thương mại điện tử. Tỷ lệ này của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cao gấp đôi so với

các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác. Những số liệu thống kê trên cho thấy, các doanh
nghiệp xuất khẩu thực sự đầu tư nghiêm túc cả nguồn vốn cũng như nhân lực cho hoạt
động thương mại điện tử và e-marketing, nhằm phát huy hiệu quả cho hoạt động kinh
doanh quốc tế.

2.3

ất kh
ẩu Vi
ành công EMô hình doanh nghi
nghiệệp xu
xuấ
khẩ
Việệt Nam áp dụng th
thà
Marketing ở Vi
Việệt Nam

ất kh
ẩu nông sản
• Công ty cổ ph
phầần VietWoodee chuy
chuyêên về xu
xuấ
khẩ
Cách đây 2 năm, công ty cổ phần VietWoodee chuyên về xuất khẩu nông sản đã bắt
đầu ứng dụng thương mại điện tử để quảng bá cho sản phẩm của mình. Cách làm của
công ty này là lập gian hàng trưng bày sản phẩm trên các website B2B trong nước và



thế giới, thậm chí, mạng xã hội như Facebook hay Linked In cũng được công ty sử
dụng tích cực để kiếm tìm bạn hàng. Kết quả đạt được rất bất ngờ khi 80-90% đơn đặt
hàng của Vietwoodee đến từ các bạn hàng tìm được trên internet.

Hình 2.1. Công ty xuất khẩu nông sản Vietwoodee trên sàn thương mại điện tử
alibaba.com

• Tân Hi
Hiệệp Ph
Pháát
Được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, Tân Hiệp
Phát đã vươn vai trở thành tập đoàn nước giải khát hùng mạnh với những dòng sản
phẩm có lợi cho sức khoẻ. Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp tiên phong trong việc
thay đổi thói quen giải khát của người dân Việt Nam: thân thiện hơn với thức uống
đóng chai có lợi cho sức khỏe. Các sản phẩm như Trà xanh Không Độ, Trà thảo
mộc Dr.Thanh, nước tăng lực Number 1, sữa đậu nành Number 1 Soya,…đang là
những thương hiệu hàng đầu trên thị trường, đã chứng tỏ được Tân Hiệp Phát luôn


đi đầu trong việc tiếp cận và hiểu rõ những nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu
dùng.
Trên thị trường thế giới, doanh nghiệp hầu như đang vượt qua những tập đoàn tên
tuổi như Coca Cola, Pepsi, Nestle… đứng vị trí hàng đầu trong thị trường 2 tỉ lít
nước giải khát của Việt Nam- cũng đang dần tiếp cận người tiêu dùng thông qua
các nhà phân phối quốc tế. Trung bình mỗi tháng, nhận được 150 câu hỏi về sản
phẩm từ khắp nơi trên thế giới thông qua Alibaba.com.
Hiện nay, Tân Hiệp Phát đã trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam
với doanh thu tăng trưởng hàng năm ở mức hàng nghìn tỉ đồng, sản lượng tăng
trưởng bình quân từ năm 2010 là 40%, luôn dẫn đầu trên thị trường nước giải khát
trong nước và vươn tầm thế giới.


Hình 2.2. Hình ảnh gian hàng của Tân Hiệp Phát trên Alibaba.com

ựa Đô
ng Á
• Tập đoàn Nh
Nhự
Đông
Nhựa Đông Á là tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm phục vụ
trong ngành xây dựng và trang trí nội ngoại thất. Sau 10 năm kinh nghiệm hoạt động
tại thị trường nội địa, từ năm 2010, Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á đã bắt
đầu xuất những lô hàng đầu tiên sang Ấn Độ vào năm 2010. Với định hướng đẩy mạnh


xuất khẩu thông qua kênh TMĐT, từ tháng 8/2011Nhựa Đông Á đã đăng ký trở thành
thành viên cao cấp của một website TMĐT có lượng truy cập hàng đầu thế giới là
Alibaba.com. Trung bình mỗi tuần, nhận được 30-40 hỏi hàng từ kênh này.

Hình 2.3. Hình ảnh gian hàng của Nhựa Đông Á trên Alibaba.com.
Bên cạnh những tên tuổi như Tân Hiệp Phát, Nhựa Đông Á, hàng loạt các thương hiệu lớn
khác như Kềm Nghĩa, Thép Tiến Đạt, Cadisun, Hòa Phát, Viglacera, Prime, Hữu Nghị… cũng
chọn sàn TMĐT như một công cụ xuất khẩu đầy tiềm năng. năm 2012 trong khi các mô hình
TMĐT hướng tới người tiêu dùng như B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng), C2C (người
tiêu dùng với người tiêu dùng) và đặc biệt là mô hình mua theo nhóm (Groupon) tiếp tục phát
triển theo chiều rộng một cách mạnh mẽ để cạnh tranh chiếm lĩnh phân khúc thị trường nội địa
còn rất tiềm năng thì mô hình TMĐT B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) đặc biệt là mô


hình B2B xuyên biên giới phát triển theo hướng tập trung và chọn lọc cao trong đó các site
TMĐT có uy tín như Alibaba.com ngày càng được các doanh nghiệp trên toàn cầu tin dung.


III.

NH GI
Á TH
ỰC TR
ẠNG CỦA VI
ỆC ỨNG DỤNG E-MARETING
ĐÁ
ĐÁNH
GIÁ
THỰ
TRẠ
VIỆ
ỆP XU
ẤT NH
ẬP KH
ẨU Ở VI
ỆT NAM
TRONG CÁC DOANH NGHI
NGHIỆ
XUẤ
NHẬ
KHẨ
VIỆ

3.1 Th
Thàành công
-


Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng quốc tế: Từ khi áp dụng E-marketing
thông qua việc đăng tải thông tin về sản phẩm lên các trang web giao dịch
thương mại điện tử, cơ hội tiếp xúc giữa khách hàng và sản phẩm được nâng lên.
Chỉ với những thao tác truy cập đơn giản, khách hàng có thể nẳm rõ được chất
lượng, giá cả…của sản phẩm. Nhờ vậy quá trình tương tác giữa khách hàng và
nhà cung ứng diễn ra thuận lợi hơn.

-

Tăng hiệu quả hoạt động xuất khẩu: Theo cách truyền thống, khi doanh nghiệp
xuất khẩu muốn tìm đối tác mua hàng, họ phải đem hàng đó tham gia các hội
chợ thương mại ở nước ngoài. Mỗi chuyến đi như vậy tốn một khoảng chi phí
khá lớn mà cũng chỉ tìm được số lượng nhỏ khách hàng nhưng chưa chắc họ đã
mua. Nếu biết ứng dụng tốt công cụ E-Marketing thì chi phí sẽ thấp hơn nhiều
so với marketing truyền thống. Ngoài ra còn có thể mở rộng cơ họi nghiên cứu
thị trường và tìm kiếm khách hàng nước ngoài, tăng doanh số và kim ngạch xuất
khẩu đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

-

Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp: E-Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng
được hình ảnh tốt đẹp của mình không những đối với khách hàng trong nước mà
đặc biệt là khách hàng ở nước ngoài tong qua trang web của doanh nghiệp hay
việc tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử trong và ngoài nước.
Việc này không những xây dựng hình ảnh đẹp của doanh nghiệp thong qua hình
thức thiết kế, hình ảnh, âm thanh sống động… mà còn thể hiện hình ảnh một
doanh nghiệp xuất khẩu chuyên nghiệp và năng động trên thị trường thế giới.

3.2 Tồn tại
- Nhận thức của doanh nghiệp về e-marketing còn thấp: Do chưa nhận thấy hết

được lợi ích mà e-marketing mang lại nên hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa trú


trọng đầu tư đúng mức. Nhiều trang mới chỉ dừng lại ở mức độ là một bản giới
thiệu sơ lược, hoàn toàn tĩnh, lượng người truy cập rất khiêm tốn vì thong tin ít cập
nhật và nghèo nàn.
- Nguồn nhân lực công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: Tại nhiều
cơ quan và doanh nghiệp, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và
kinh doanh còn thấp. Một số cơ quan đã nối mạng Internet nhưng hiệu quả sử dụng
rất kém do chưa có kĩ năng sử dụng và do trình độ tiếng Anh còn yếu so với yêu
cầu khai thác thông tin trên mạng. Mặc dù số sinh viên công nghệ thông tin ra
trường mỗi năm khá cao nhưng trình độ và kĩ năng không thể đáp ứng nhu cầu hiện
tại của các doanh nghiệp.
- Hành lang pháp lý về thương mại điện tử còn mông lung, chưa cụ thể. Theo
nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc tế, các chính sách về thương
mại điện tử của Việt Nam có một số nhược điểm sau: Thiếu sự liên kết chặt chẽ
giữa các chính sách với nhau và giữa chính sách nội địa với chính sách quốc tế. cơ
chế quản lí nhà nước về thương mại điện tử chưa thích hợp. Không có sự hợp tác
hiệu quả giữa các đơn vị làm luật. Có rất ít thậm chí không có sự trao đổi giữa nhà
làm luật và các cá nhân, đơn vị ảnh hưởng bởi luật. Thiếu thông tin và những phân
tích về ảnh hưởng của thương mại điện tử.
- Một số doanh nghiệp vì lợi nhuận trước mắt mà có những hành vi lừa gạt như đưa
những thông tin không chính xác về chất lượng, giá cả…làm mất uy tín thương hiệu
của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
IV.

ỆN PH
ÁP ĐỂ GI
ÚP VI
ỆC ỨNG DỤNG E-MARETING

MỘT SỐ BI
BIỆ
PHÁ
GIÚ
VIỆ
ỆP XU
ẤT NH
ẬP KH
ẨU Ở VI
ỆT NAM
TRONG CÁC DOANH NGHI
NGHIỆ
XUẤ
NHẬ
KHẨ
VIỆ
C TỐT HƠN
ĐƯỢ
ĐƯỢC

ức về Marketing xu
ất kh
ẩu:
4.1 Nâng cao nh
nhậận th
thứ
xuấ
khẩ
Hiện nay tuy Marketing xuất khẩu chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam nhưng vẫn
có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang sử dụng các công cụ của Marketing.

Do vậy các doanh nghiệp cần phải tự nâng cao nhận thức của mình về hoạt động
marketing xuất khẩu thông qua sách, báo chuyên về Marketing xuất khẩu hoặc sử
dụng kho dữ liệu khổng lồ từ internet.


4.2 Đà
Đàoo tạo ngu
nguồồn nh
nhâân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của nền kinh tế,
vì vậy vấn đề hiện nay là phải đào tạo một đội ngũ cán bộ có chuyên môn về
thương mai điện tử nói chung và Marketing điện tử nói riêng.
Các trường đại học ngoài việc giảng dạy về môn Thương mại điện tử về lý thuyết,
cần phải tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc nhiều với thực tế.
Bản thân doanh nghiệp cũng cần phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân viên của
mình hoặc tuyển dụng những người có trình độ, kinh nghiệm để tiết kiệm chi phí.
4.3 Ho
áp lý
Hoààn thi
thiệện hệ th
thốống ph
phá
Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến thương mại
điện tử và E-marketing như: Luật kế toán, Luật hải quan, Luật công nghệ thông tin...
Bên cạnh đó, các cơ quan ban hành chính sách cần tiếp thu thường xuyên, liên tục
những phản hồi từ các đối tượng khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu
đối với chính sách do mình ban hành. Mặt khác, nhà nước cần có những hình thức
xử lý thích đáng đối với những hành vi lợi dụng các công cụ điện tử để lừa gạt
khách hàng.
ững ch

ươ
ng tr
ợ cho các doanh nghi
ất
4.4 Nh
Nhàà nướ
ướcc cần có nh
nhữ
chươ
ương
trìình hỗ tr
trợ
nghiệệp xu
xuấ
kh
khẩẩu
- Tổ chức các cuộc hội thảo toàn quốc về thương mại điện tử và Marketing xuất
khẩu
- Tư vấn cho các doanh nghiệp thông qua thư điện tử
- Tuyên truyền giáo dục cho các doanh nghiệp về lợi ích của việc ứng dụng
marketing điện tử vào xuất khẩu
- Tổ chức các lớp đào tạo kiến thức và kỹ năng làm Marketing nhất là các hoạt
động Marketing xuất khẩu cho nhân viên


ẦN KẾT LU
ẬN VÀ KI
ẾN NGH
PH
PHẦ

LUẬ
KIẾ
NGHỊỊ
I.

ẬN
KẾT LU
LUẬ

Trong xu hướng hội nhập hiện nay, khi mà hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế thì việc ứng dụng E-marketing trở thành một giải pháp hữu
hiệu có ý nghĩa to lớn và vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp nước ta. Emarketing với những ưu điểm kế thừa từ Marketing truyền thống kết hợp với sự phát
triển của khoa học kĩ thuật dần trở thành một công cụ sắc bén góp phần vào sự phát
triển của hoạt động xuất khẩu và dần khẳng định vị trí của mình trong việc xúc tiến
thương mại.
Việc ứng dụng marketing điện tử ở Việt Nam bước đầu còn khá mới mẻ và đơn giản,
nhưng không thể phủ nhận những nỗ lực trong quá trình nhận thức và khai thác của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã tích cực tìm hiểu và xây dựng những chiến lược
marketing đa dạng, phong phú, tạo điều kiện để tiếp cận với thị trường thế giới. Tuy
nhiên nếu muốn đạt được nhiều thành tựu hơn nữa thì các doanh nghiệp càng phải cố
gắng xác định được những cơ hội và thách thức của nền kinh tế mở để có thể phát huy
tối đa những điểm mạnh cũng như khắc phục những hạn chế của công cụ E-marketing.

II.

ẾN NGH
KI
KIẾ
NGHỊỊ



ỆU THAM KH
ẢO
TÀI LI
LIỆ
KHẢ
1. Nguyễn Hữu Tâm, 2013. Bài giảng thương mại điện tử. Trường đại học Cần Thơ
2. Nguyễn Duy Quang và Nguyễn Văn Khoa, 2006. Thương mại điện tử-Thực tế và giải

pháp. Nhà xuất bản giao thông vận tải.
3. Nguyễn Thị Nguyệt Nương, 2013. Phát triển hoạt động marketing xuất khẩu đối với
các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chuyên đề tốt nghiệp.

4. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam
< />5.. Các thương hiệu lớn Việt Nam đang tìm cơ hội xuất khẩu online
< />


×