Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TÍCH hợp LIÊN môn địa lý THUYẾT TRÌNH về BIỂN đảo VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.87 KB, 14 trang )

Bài dự thi vận dụng kiến thức lien môn vào giải quyết tình huống thực tiễn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC OAI

Trường: THCS Thị Trấn
Địa chỉ: Thôn Du Nghệ - Thị Trấn Quốc Oai – huyện Quốc Oai – Hà Nội.
Điện thoại: 0433843346
Emai:
Tên tình huống: BIỂN ĐẢO VIỆT NAM.
Môn học chính được vận dụng: Địa lý.
Các môn được tích hợp: Lịch sử, Văn học, Toán, Giáo dục công dân, Âm
nhạc.

Thông tin về học sinh:
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Trâm.
Lớp: 7A
Ngày sinh: 18/12/2002

Nguyễn Ngọc Trâm

Page 1


Bài dự thi vận dụng kiến thức lien môn vào giải quyết tình huống thực tiễn

1. Tên tình huống
Ngôi trường em đang theo học đã phát động cuộc thi “Em yêu Biển đảo quê
hương”. Em vinh dự được thay mặt các bạn học sinh trong lớp thuyết trình về
vấn đề này. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu cho cả trường
biết về biển đảo Việt Nam.


2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Nâng cao vốn kiến thức sẵn có về biển đảo.
- Giúp mọi người có thêm sự hiểu biết về Biển đảo quê hương, đồng thời
làm tăng thêm thiện cảm của họ đối với nơi này.
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc của người dân Việt Nam, đồng thời xây dựng
ý thức giữ gìn, bảo vệ biển đảo đất nước.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình huống:
-Lịch sử hình thành và phát triển.
- Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình.
- Vai trò của biển đảo.
- Các biện pháp bảo vệ biển đảo.
4. Giải pháp giải quyết tình huống.
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Địa Lý – vị trí địa lý, đặc điểm địa hình; đặc điểm kinh tế, văn hóa.
- Ngữ Văn – từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp.
- Lịch Sử - nguồn gốc phát triển, lịch sử đấu tranh.
- Toán Học – thống kê dân số, diện tích.
- Giáo Dục Công Dân – bài học về lòng yêu nước.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
* Tư liệu tham khảo:
- Các tư liệu trong SGK chương trình THCS cần liên hệ vận dụng.
- Các tư liệu tham khảo từ nguồn khác.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan.
- Hiểu biết của bản thân.
* Tiến trình giải quyết tình huống:
Nguyễn Ngọc Trâm

Page 2



Bài dự thi vận dụng kiến thức lien môn vào giải quyết tình huống thực tiễn

Phác thảo các ý chính  chọn lọc tư liệu sắp xếp các ý theo một trình
tự hợp lý viết thành bài hoàn chỉnh.
BÀI NÓI VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
“Kính thưa các thầy cô giáo.
Thưa các vị phụ huynh.
Cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Việt Nam là một đất nước giàu đẹp về nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng
như tinh hóa văn hóa. Là người dân Việt Nam, ai cũng tự hào về điều đó.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, trái tim Việt Nam không ít lần cảm
thấy tê tái, thậm chí còn rỉ máu đau thương… Đó là khi bọn ngoại bang từ
phương Bắc, phương Tây đến dày xéo đất nước ta, hãm hại đồng bào ta, đè
đầu cưỡi cổ nhân dân ta…Đó là khi mà đất nước chúng ta đã giành được độc
lập và thống nhất, mà chúng vẫn luôn luôn bị dòm ngó, âm mưu thôn tính bờ
cõi, biển đảo. Nhưng lịch sử hào hùng của dân tộc ta cũng chứng tỏ rằng trái
tim Việt Nam không bao giờ bị khuất phục, cuối cùng chúng ta đã đánh thắng
bất kì một kẻ thù nào, đưa đất nước ta thống nhất toàn vẹn, nối liền một dải
từ Bắc đến Nam, từ đất liền tới biển đảo…
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển
đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người
Việt Nam. Hình ảnh Lạc Long Quân dẫn 50 người con trai xuống biển đã cho
thấy điều đó. Đây được xem là tư duy sơ khai về quá trình chinh phục biển
của người Việt cổ. Hình thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn khẳng định
từ lâu dân tộc ta đã gắn bó với sông nước, lấy thuyền làm phương tiện sinh
sống. Trải qua quá trình chống chọi với thiên nhiên, những đợt biến tiến rồi
biến thoái, một tầng lớp cư dân đã hình thành trên cơ sở của một vùng đồng
bằng trù phú, phì nhiêu và cả những khu vực gần biển cả bao la. Dưới thời kỳ
phong kiến, vấn đề chủ quyền lãnh hải luôn được các triều đại chăm lo quản
lý. Thời Lý đã thiết lập những trang, thời Trần thiết lập những trấn, thời Hậu

Lê đặt tuần kiểm ở các xứ cửa biển, các đồn, các đảo... để quản lý biển. Thời
Nam - Bắc triều rồi Trịnh - Nguyễn phân tranh, với việc các chúa Nguyễn
cho thành lập và biến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải thành một tổ chức của nhà
nước, quyền làm chủ lãnh hải của nước ta được xác định chính thức.
Nguyễn Ngọc Trâm

Page 3


Bài dự thi vận dụng kiến thức lien môn vào giải quyết tình huống thực tiễn

Việt Nam - một đất nước dải đất hình chữ S với diện tích đất liền trên
330.000 km2, là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông. Có
bờ biền dài 3.260 km từ Bắc tới Nam. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả
nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa số dân sinh sống tại các
tỉnh, thành ven biển. Vùng biển nước ta: bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật
Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km 2, gấp 3 lần
diện tích đất liền. Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2
quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, được phân bố khá đều theo chiều
dài của bờ biển đất nước, với vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng
thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Một số đảo ven bờ còn
có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để
thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy,
Nguyễn Ngọc Trâm

Page 4


Bài dự thi vận dụng kiến thức lien môn vào giải quyết tình huống thực tiễn


lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa,
làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.

Biển đảo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đất nước ta. Chúng ta có
thể kể đến một số mặt sau:
* Kinh tế.
- Hải sản:Ở vùng biển nước ta đến nay có khoảng 2.040 loài cá gồm
nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng
biển nước ta khoảng 3 triệu tấn/năm.
- Rong biển:Trên biển nước ta có trên 600 loài rong biển là nguồn thức ăn
có dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu phong phú.

Nguyễn Ngọc Trâm

Page 5


Bài dự thi vận dụng kiến thức lien môn vào giải quyết tình huống thực tiễn

- Khoáng sản:Dưới đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý như: thiếc,
titan, zircon, thạch anh, nhôm, sắt,.. và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong
nước biển bình quân 3.500gr/m2.
- Dầu mỏ:Vùng biển Việt Nam rộng hơn l triệu km2 trong đó có
500.000km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngoài
khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trrữ lượng dầu dưới đáy biển
Đông. Có thể khai thác khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ lượng dầu khí dự báo
của toàn thềm lục địa ViệtNam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu
Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khoảng 3 nghìn tỷ m3/năm.
- Giao thông: Bờ biển nước ta chạy dọc từ Bắc tới Nam theo chiều dài

đất nước, với 3.260km bờ biển có nhiều cảng, vịnh… rất thuận liện cho giao
thông. Nằm liên trục giao thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương
sang Đại Tây Dương, trong tương lai sẽ là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch
vụ trên biển (đóng tàu, sửa chữa tàu, tìm kiếm cứu trợ, thông tin dẫn dắt...).
- Du lịch: Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vụng, vịnh, hang động tự nhiên
đẹp, là tiềm năng du lịch lớn của nước ta.
* Quốc phòng, an ninh: Biển nước ta nằm trên đường giao thông quốc tế
từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, vì vậy có vị trí quân sự hết sức quan
Nguyễn Ngọc Trâm

Page 6


Bài dự thi vận dụng kiến thức lien môn vào giải quyết tình huống thực tiễn

trọng. Đứng trên vùng biển-đảo của nước ta có thể quan sát khống chế đường
giao thông huyết mạch ở Đông Nam Á. Biển đảo nước ta có tầm quan trọng
hết sức lớn lao đối với sự phát triển trường tồn của đất nước.
Đảo và quần đảo cũng có tầm quan trọng không nhỏ: Ví như quần đảo
Trường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía
Đông Nam nước ta, bảo vệ vùng biển và hải đảo ven bờ, mà còn là một vùng
có trữ lượng lớn phốt phát khá lớn, có nhiều loại động thực vật và có thể có
nhiều dầu.

Nguyễn Ngọc Trâm

Page 7


Bài dự thi vận dụng kiến thức lien môn vào giải quyết tình huống thực tiễn


Không chỉ dừng lại ở đó, đảo và quần đảo còn là nơi thu hút hàng ngàn khách
du lịch trong và ngoài nước mỗi năm. Bởi đến đây, du khách được ngắm nhìn
những vùng biển thiên nhiên thơ mộng và hòa mình vào dòng nước dạt dào
để quên đi sầu muộn. Một số đảo có thể kể đến là: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cô
Tô, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo…, và có một hòn đảo nữa, thử hỏi rằng các
bạn trẻ ở đây có ai biết đến hòn đảo này không? Vâng, đó là đảo Phan Vinh.
Và tại sao đảo lại có tên gọi này? Xin thưa rằng: Đảo Phan Vinh mang tên
người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Phan Vinh, anh vốn là
thuyền trường của nhiều con tàu không số trong chiến tranh, anh đã anh dũng
hy sinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam
năm 1968.

Nguyễn Ngọc Trâm

Page 8


Bài dự thi vận dụng kiến thức lien môn vào giải quyết tình huống thực tiễn

Với chiến công phi thường ấy, ngày 25-8-1970, liệt sỹ Nguyễn Phan Vinh
được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng
Vũ trang Nhân dân. Nhân kỷ niệm 15 năm ngày giải phóng quần đảo Trường
Sa (29-4-1990), tên người thuyền trưởng tàu 235 quả cảm ấy đã thành tên
một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa – đảo Phan Vinh. Chính vì vậy, từ lâu
biển đảo thực sự là bộ phận, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là
di sản của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người dân.

Nguyễn Ngọc Trâm


Page 9


Bài dự thi vận dụng kiến thức lien môn vào giải quyết tình huống thực tiễn

Ngoài đảo và quần đảo ra, chúng ta còn có một số Vịnh như: Vịnh Cam
Ranh, Vịnh Bái Tử Long… và một vịnh tôi tin chắc rằng mỗi chúng ta ai
cũng biết hay cũng từng đặt chân đến, đó là vịnh Hạ Long – một di sản thiên
nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận.

Nguyễn Ngọc Trâm

Page 10


Bài dự thi vận dụng kiến thức lien môn vào giải quyết tình huống thực tiễn

Biển đảo có vai trò quan trọng với đất nước Việt Nam như vậy nhưng
hiện nay, chủ quyền lãnh thổ vùng biển đang bị đe dọa. Hành động đặt giàn
khoan HD981 vào biển Đông và lấn chiếm hai đảo Trường Sa, Hoàng Sa,
Trung Quốc đã gây nhiều hậu quả đáng tiế cho đất nước ta.Vậy, là người dân
Việt Nam, chúng ta phải làm gì để bảo vệ phần lãnh thổ này?
Trước tiên, chúng ta cần cho người dân hiểu rõ tầm quan trọng của hai
quần đảo này là việc hết sức cần thiết để người dân có ý thức hơn nữa trong
việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta. Sức mạnh của người dân là
không thể phủ nhận được. Hiện nay một bộ phận không nhỏ người dân vẫn
chưa ý thức được về tầm quan trọng của Biển Đông mà đặc biệt là hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hơn nữa việc hai quần đảo này bị Trung Quốc
thực hiện nhiều âm mưu để xâm chiếm lãnh lãnh thổ nước ta vẫn chưa được
người dân quan tâm nhiều. Do đó việc tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về

âm mưu thâm độc của Trung Quốc cũng như chủ trương, đường lối của Đảng
ta về bảo vệ chủ quyền biển đảo là hoàn toàn cần thiết. Quy tụ sức mạnh của
nhân dân chính là hành động đúng đắn và có nhiều hiệu quả nhất, chỉ cần
được người dân ủng hộ thì hoạt động của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo
vệ chủ quyền biển đảo sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.
Nguyễn Ngọc Trâm

Page 11


Bài dự thi vận dụng kiến thức lien môn vào giải quyết tình huống thực tiễn

Hơn nữa, tranh thủ sức mạnh trong nước là điều cần thiết. Nước ta có thể
tập trung vào sự phát triển kinh tế biển đảo bằng việc thu hút các nhà đầu tư
trong và ngoài nước tập trung vào lĩnh vực kinh tế biển, đặc biệt là việc khai
thác dầu khí ở Biển Đông và việc phát triển đánh bắt thủy hải sản trên biển.
Việc làm này không chỉ có ý nghĩa là phát triển kinh tế trên biển mà còn có ý
nghĩa khẳng định chủ quyền của nước ta trên Biển Đông. Ý thức ấy đã được
ghi lại trong rất nhiều trang văn hay các nhạc phẩm nổi tiếng như Nơi đảo xa,
Bay qua biển đông…

Trong việc bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
của nước ta thì lực lượng bảo vệ biển là lực lượng trực tiếp tiến hành ngăn
cản các hoạt động xâm chiếm lãnh thổ biển đảo của nước ta. Hiện nay nước
ta đã có hệ thống phòng thủ bờ biển được coi là mạnh nhất Đông Nam Á,
nhưng so với nhiều nước trên thế giới thì sức mạnh quân sự trên bờ biển
nước ta chưa mạnh. Nước ta cần tập trung nhiều hơn nữa cho lực lượng bảo
vệ biển được vững chắc hơn nữa, để trước những đe dọa về sức mạnh quân
sự của Trung Quốc ở Biển Đông thì nước ta có đủ sức mạnh để Trung Quốc
phải run sợ.

Không chỉ quy tụ sức mạnh ở trong nước mà nước ta cần có đường lối
đối ngoại phù hợp để tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân các nước trên
thế giới. Thế giới luôn ủng hộ việc các nước đấu tranh cho bảo vệ chủ quyền
và độc lập dân tộc của mình nhưng những cuộc đấu tranh đấy phải là các
cuộc đấu tranh chính nghĩa. Do đó việc Nhà nước ta tuyên truyền để các
Nguyễn Ngọc Trâm

Page 12


Bài dự thi vận dụng kiến thức lien môn vào giải quyết tình huống thực tiễn

nước trên thế giới thấy được rằng hành động xâm chiếm Biển Đông của
Trung Quốc là hành động phi nghĩa, trái lại với luật pháp quốc tế và cần phải
lên tiếng chỉ trích. Nhờ đó nước ta có cơ hội thể hiện quan điểm công khai,
minh bạch trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là tôn trọng luật pháp quốc
tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc và luật biển năm 1982 và tinh thần tuyên
bố ứng xử chung ở Biển Đông. Khẳng định thế giới rằng Việt Nam không sử
dụng vũ lực trong các tranh chấp biển đảo, Việt Nam kiên trì và chủ trương
giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Nếu nước ta cứ đơn phương giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông với
Trung Quốc thì việc Trung Quốc lợi dụng vị thế của mình để lấn áp Việt
Nam, buộc nước ta phải nhượng bộ lãnh thổ là điều sẽ xảy ra. Do đó nước ta
cần có đường lối đối ngoại phù hợp, chủ động hơn nữa trong việc đưa vấn đề
tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ra quốc tế để Trung Quốc không thể
dựa vào vị thế của mình mà tự ý quyết định trong việc tranh chấp ở Biển
Đông. Việc nước ta tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế là một con đường đúng
đắn nhưng trong quá trình tranh thủ sự ủng hộ đó thì Việt Nam cũng cần
khẳng định cho nhân dân thế giới biết được rằng Việt Nam thực hiện đường
lối đối ngoại này là dựa trên quan điểm độc lập, tự chủ. Vấn để bảo vệ chủ

quyền ở Biển Đông của nước ta không chỉ vì lợi ích trực tiếp mà Việt Nam
vốn có ở Biển Đông mà còn vì lợi ích chung của thế giới đó là vì lợi ích an
ninh chung cho vấn đề Biển Đông, đó là vị lợi ích hàng hải chung cho thế
giới ở khu vực này.
Việt Nam đã và đang có nhiều hành động tích cực để khẳng định và bảo
vệ chủ quyền biển đảo của mình, và nhất định sẽ nhận được những kết quả
tích cực. Lãnh thổ của Việt Nam là thiêng liêng và bất khả xâm phạm, bất cứ
nước nào có âm mưa hay hành động nào xâm chiếm đến chủ quyền thiêng
liêng của dân tộc Việt Nam thì sẽ đi đến kết cục thất bại mà thôi. Tôi hi vọng
rằng mọi người sẽ hành động đúng đắn vì Việt Nam yêu dấu.
6. Ý nghĩa việc giải quyết tình huống
Việc vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết vấn đề về biển đảo
không những giúp cho mọi người hiểu biết thêm về vùng lãnh thổ biển mà
còn bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ, xây
dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Hơn nữa, với công việc này, học sinh
được tiếp thu kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau, thuận lợi cho quá trình
học tập của các em. Từ đó, học sinh có kĩ năng tự tìm hiểu và nâng cao vốn
tri thức của mình, có thể vận dụng vốn kiến thức hiểu biết để giải quyết các
tình huống xảy ra xung quanh trong cuộc sống.
Nguyễn Ngọc Trâm

Page 13


Bài dự thi vận dụng kiến thức lien môn vào giải quyết tình huống thực tiễn

Nguyễn Ngọc Trâm

Page 14




×