Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.99 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
Lý do chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu............................................3
CHƯƠNG1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
CÂY TRỒNG VẬT NUÔI....................................................................4
I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp..........................................................................................................4
1. Các khái niệm......................................................................................4
1.1. Khái niệm cơ cấu ngành.......................................................................4
1.2. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành...............................................5
2. Cơ sở khoa học chuyển dịch cơ cấu kinh tế........................................6
2.1. Quy luật tiêu thụ sản phẩm của E.Engel...............................................6
2.2. Quy luật tăng năng suất lao động của A.Fisher...................................7
2.3. Lý thuyết về các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow................7
3. Cơ cấu nông nghiệp và sự cần thiết phải chuyển dich cơ cấu nông
nghiệp......................................................................................................8
3.1. Cơ cấu ngành nông nghiệp:..................................................................8
3.2. Sự cần thiết phải chuyển dich cơ cấu nông nghiệp...............................9
II. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp...........10
1. Vấn đề quy hoạch ,chính sách của nhà nước.....................................10
2. Điều kiện tự nhiên và ảnh hưởng.......................................................13
3. Vốn và sự ảnh hưởng của vốn...........................................................13
4. Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học........................14
CHƯƠNG 2.........................................................................................15
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM....................................................................................15
SV: Lương Bá Thiện 1 Lớp: KTPT 47B_QN
I. T ổng quan về thực trạng kinh tế Việt Nam .....................................15
1. Tình hình phát triển kinh t ế xã hội Việt Nam...................................15
2. Tình hình phát triển nông nghiệp Việt Nam......................................16
II. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam thời gian qua


...................................................................................................................18
1. Những thành tựu đạt được:................................................................18
2. Những vấn đề tồn tại, cần tập trung sức giải quyết...........................21
CHƯƠNG 3:........................................................................................22
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM .........................................................................22
I. Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đến
năm 2020...................................................................................................22
II. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp .....................24
1. Giải pháp về Quy hoạch ...................................................................24
2. Giải pháp về vốn ...............................................................................25
3. Giải pháp về công nghệ.....................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................27
SV: Lương Bá Thiện 2 Lớp: KTPT 47B_QN
Lý do chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều lợi thế và tiềm năng về đất đai,
lao động và điều kiện sinh thái,... cho phép phát triển một nền nông nghiệp sinh thái
bền vững đa canh và có nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn.
Song trong thực tế, sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần
phải tập trung nghiên cứu và giải quyết, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát
triển CNH và HĐH, tạo thế và lực mới cho sự nghiệp phát triển của nền Nông
Nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Trước xu thế hội nhập, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ
chức thương mại quốc tế WTO. Tuy rằng xu thế hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội để
trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thông tin... tạo cơ sở và động lực cho tăng trưởng kinh
tế. Nhưng nông nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt trước những thách thức
lớn về sự cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trong
môi trường tự do thương mại, mà trên thực tế Việt Nam chưa có mấy lợi thế, nhiều
mặt còn yếu kém: về chất lượng, cơ cấu sản phẩm không phù hợp với thị trường thế
giới... kinh nghiệm và uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó năng suất lao động xã hội

và nông nghiệp còn thấp.
Với 80% dân số sống trong khu vực nông nghiệp và trên 70% lao động xã hội
đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - nghiệp. Nên vấn đề phát huy
các lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất và xuất
khẩu, không chỉ là yêu cầu đối với sự nghiệp phát triển của nền kinh tế nông nghiệp,
mà còn là vấn đền có tính chiến lược, nhằm giải quyết có tính tổng thể về các quan
hệ kinh tế - xã hội... trong nông thôn và nông nghiệp
Tiếp tục đổi mới cơ cấu nông nghiệp và thể chế, chính sách, nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh và hiệu quả hàng hoá nông nghiệp trên thị trường trong nước và
thị trường thế giới là nội dung có tính cơ bản để Việt Nam hội nhập một cách có
hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Do vậy, em xin nghiên cứu đề tài:
"Chuyển địch cơ cấu Nông nghiệp ở Việt Nam , thực trạng và pháp .’’ với phạm
vi nghiên cứu trên toàn bộ nền nông nghiệp Việt Nam .
Đây là một đề tài có nội dung phong phú và phức tạp . Trong quá trình làm bài
mặc dù đã cố sự hướng dẫn nhiệt tình của thày giáo _Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sơn
nhưng trong điều kiện hạn chế về thời gian và kiến thức , kinh nghiệm nên bài viết
không thể tránh khỏi nhưng thiếu sót , em rất mong sự góp ý của thày cô để bài viết
được hoàn thiện hơn !
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Lương Bá Thiện 3 Lớp: KTPT 47B_QN
CHƯƠNG1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
CÂY TRỒNG VẬT NUÔI
I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp.
1. Các khái niệm.
1.1. Khái niệm cơ cấu ngành
Trước khi đi đến khái niệm cơ cấu ngành của nền kinh tế, cần làm rõ nội dung
của thuật ngữ “cơ cấu”.
1

“Cơ cấu ngành của một nền kinh tế là tổ hợp các ngành, hợp thành tương quan
tỷ lệ, biểu thị mối liên hệ giữa các ngành đó của một nền kinh tế quốc dân. Định
nghĩa trên đã nêu được nội dung cơ bản của cơ cấu ngành. Tuy nhiên, do lệ thuộc
vào cách xác định cơ cấu ngành hiện nay trong định nghĩa mới mô tả mối quan hệ
ngành ở một phạm vi hẹp và không đầy đủ: chỉ nói đến tương quan giữa các bộ
phận.
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, Cơ cấu ngành của một nền kinh tế là
tập hợp tất cả các ngành hình thành lên nền kinh tế và các mối quan hệ ổn định giữa
chúng.
Có thể có nhiều cách phân ngành khác nhau khi nghiên cứu về chuyển dịch cơ
cấu ngành. Song cho đến nay chính thức tồn tại hai hệ thống phân ngành kinh tế
theo hệ thống "Sản xuất vật chất"(Material Production System-MPS). Và hệ thống
phân ngành theo Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts-SNA).
Trong hệ thống sản xuất vật chất, các ngành kinh tế được phân làm hai khu
vực: Sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất. Khu vực sản xuất vật chất và
không sản xuất được chia thành các ngành cấp I như công nghiệp, nông nghiệp...
Các ngành cấp I được chia thành các ngành cấp II, chẳng hạn ngành công nghiệp lại
bao gồm các ngành sản phẩm như điện năng, nhiên liệu... Đặc biệt trong các ngành
1
“ Cơ cấu” là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện một chức năng của chỉnh thể (tr 233, Từ
điển Tiếng Việt- Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội).
SV: Lương Bá Thiện 4 Lớp: KTPT 47B_QN
công nghiệp, người ta còn phân ra thành nhóm A và nhóm B (nhóm A là các ngành
công nghiệp nặng, nhóm B là các ngành công nghiệp nhẹ).
Theo hệ thống Tài khoản quốc gia các ngành kinh tế được phân chia thành 3
nhóm ngành lớn là Nông nghiệp , Công nghiệp- Xây dựng và dịch vụ. Ba ngành này
bao gồm 20 ngành cấp I như: Nông nghiệp và lâm nghiệp, Thuỷ sản (nuôi trồng và
khai thác), Khai mỏ và khai khoáng, chế biến... Các ngành cấp I lại chia nhỏ thành
các ngành cấp II. Các ngành cấp II lại được phân nhỏ thành càc ngành sản phẩm.
Có nhiều mức phân ngành khác nhau, tuỳ theo mức độ gộp hay chi tiết hoá

đến chừng nào mà có được một tập hợp các ngành tương ứng. Ngoài ra, một số tác
giả còn đưa ra các cách phân ngành riêng tuỳ theo mục đích nghiên cứu.
Với một cách phân ngành hợp lý và một đại lượng giá trị được chọn thống
nhất, có thể xác định được chỉ tiêu định lượng phản ánh một mặt của cơ cấu ngành,
đó là tỷ trọng các ngành so với tổng thể các ngành của nền kinh tế. Loại chỉ tiêu
định lượng thứ nhất này đã được sử dụng trong các nghiên cứu về phát triển liên
quan đến cơ cấu ngành của nền kinh tế . Các chỉ tiêu loại một này chỉ cho biết số
ngành kinh tế và quy mô của chúng trong sự so sánh tương đối với nhau và với tổng
thể. Chỉ tiêu định lượng thứ hai có thể mô tả được phần nào mối quan hệ tác động
qua lại giữa các ngành kinh tế, đó là các hệ số trong bảng cân đối liên ngành ( của
hệ MPS ) hay bảng Vào-Ra (I/O) (của hệ SNA). Các hệ số về liên hệ phía “ thượng
lưu ”-CLAM
2
và các hệ số liên hệ phía “hạ lưu”-CLAV
3
cũng là một trường hợp của
loại chỉ tiêu này.
Như vậy, theo định nghĩa cơ cấu ngành đưa ra và xét về mặt định lượng, ít ra
phải có hai loại chỉ tiêu trên đây mới cho ta có được một sự hiểu biết đầy đủ hơn về
cơ cấu ngành của một nền kinh tế.
1.2. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (trong đó có cơ cấu ngành) đã được định nghĩa
như sau: “là quá trình cải biên kinh tế xã hội từ nền kinh tế lạc hậu, mang tính chất
tự cấp, tự túc bước vào chuyên môn hoà hợp lý, trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện
đại, trên cơ sở tạo ra năng suất lao động cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh cho nền
kinh tế nói chung ”. Định nghĩa này mang nhiều tính chủ quan, mong muốn hơn là
mô tả bản chất của sự việc, và thiếu một sự khái quát nhất định. Vì rằng không chỉ
có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển (tự túc, tự cấp) mới có sự chuyển dịch cơ cấu
2
CLAM- Viết tắt của: Coefficient de liaison en a mont

3
CLAV- Viết tắt của: Coefficient de liaison en aval
SV: Lương Bá Thiện 5 Lớp: KTPT 47B_QN

×