Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH – CHI NHÁNH THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.25 KB, 58 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU
DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.............................................1
1.1. Ngân hàng thương mại .....................................................................1
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại ..........................................1
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại.......................2
1.2. Cho vay tiêu dùng tại NHTM ..........................................................6
1.2.1. Khái niệm và đặc diểm cho vay tiêu dùng....................................6
1.2.2. Phân loại........................................................................................9
1.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng........................................................11
1.3. Chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại............14
1.3.1. Khái niệm....................................................................................14
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá...................................................................15
1.3.2.1. Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay....................................15
1.3.2.2. Các chỉ tiêu nợ quá hạn......................................................16
1.3.2.3. Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng...........................17
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng CVTD tại NHTM...........18
1.4.1. Nhân tố chủ quan........................................................................18
1.4.2. Nhân tố khách quan....................................................................23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU
DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH – CHI NHÁNH
THĂNG LONG...........................................................................................26
2.1. Tổng quan về VPBank – chi nhánh Thăng Long..........................26
2.1.1. Thông tin chung về VPBank.......................................................26
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................26
2.1.3. VPBank chi nhánh Thăng Long..................................................29
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank – chi nhánh Thăng
Long trong những năm gần đây............................................................35
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn......................................................35
2.1.3.2. Tình hình hoạt động tín dụng..............................................36


2.1.4. Những thuận lợi, khó khăn của chi nhánh– định hướng phát triển
của VPBank Thăng Long.....................................................................38
2.1.4.1. Thuận lợi.............................................................................38
2.1.4.2. Khó khăn.............................................................................39
2.1.4.3. Định hướng phát triển........................................................39
2.2. Thực trạng về chất lượng cho vay tiêu dùng tại VPBank – Chi
nhánh Thăng Long..................................................................................40
2.3. Đánh giá về chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh............45
2.3.1. Kết quả đạt được.........................................................................45
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.............................................................47
2.3.2.1. Hạn chế...............................................................................47
2.3.2.3. Nguyên nhân.......................................................................47
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY
TIÊU DÙNG TẠI VPBANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG..............51
3.1. Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng Chi nhánh...................51
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh
...................................................................................................................52
3.3. Một số kiến nghị ..............................................................................55
3.3.1. Với Ngân hàng Nhà nước...........................................................55
3.3.2. Với Ngân hàng VPBank.............................................................56
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY
TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Lịch sử ngân hàng thương mại được hình thành cùng với nền sản xuất
hàng hóa. Sự phát triển hàng hóa chính là tiền đề cho sự phát triển, hình
thành của ngân hàng. Nghiệp vụ đầu tiên của nghề ngân hàng chính là
nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền. Người làm nghề đổi tiền thường là người
giàu, trước đó có thể làm nghề cho vay nặng lãi. Họ thường có két tốt để cất
trữ đảm bảo an toàn. Do yêu cầu của các lãnh chúa, các nhà buôn … nhiều

người làm nghề đổi tiền kiêm luôn cả nghiệp vụ cất trữ hộ. Viếc cất trữ hộ
của nhiều người làm tăng khoản thu nhập, tăng các loại tiền, thúc đẩy sự
thanh toán không dùng tiền mặt. Do việc thanh toán này có những ưu điểm
như: giảm thiểu mất cắp, không phải mang vác nhiều … nên đã thu hút được
các thuơng gia gửi tiền nhiều hơn. Trong hoạt động thực tiễn, những người
cất trữ tiền nhận thường xuyên có người gửi tiền vào cà có người rút tiền ra,
song tất cả không cùng một lúc nên tạo dư thừa trong két. Trong khi đó có
một bộ phận người thiếu tiền muốn vay. Chính vì thế các nhà buôn này đã
sử dụng số tiền dư trong két đó cho vay. Việc cho vay đã mang lại lợi nhuận
lớn cho các ông chủ. Do vậy các ông chủ đều tìm cách thu hút tiền gửi để
cho vay bằng cách trả lãi cho người gửi tiền. Hoạt động này làm thay đổi cơ
bản hoạt động của nhà buôn tiền. Từ kẻ cho vay nặng lãi trở thành nhà buôn
tiền và là Ngân hàng. Vậy Ngân hàng được hiểu như thế nào?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Ngân hàng: có thể định nghĩa qua
chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế.
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài
chính đa dạnh nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiêm, dịch vụ thanh toán và
1
thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất xo với bất kỳ một tổ chức kinh
doanh nào trong nền kinh tế.
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
a. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động
của ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới hình thức nhận tiền
gửi. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài
khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó
ngân hàng huy động tiền của cá doanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư.
Để gia tăng nguồn tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được
nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực
hiện nhiều hình thức huy động vốn khác nhau. Bao gồm: tiền gửi thanh toán,

tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, tiền gửi tiết kiệm
của dân cư, tiền gửi của các ngân hàng khác.Mỗi loại tiền gửi có đặc điểm
khác nhau phù hợp với từng đối tượng khác nhau.Ví dụ như loại tiền gửi
thanh toán, đây là loại tiền mà các cá nhân, doanh nghiệp gửi vào nhằm mục
đích để thanh toán hộ chứ không phải mục đích sinh lời. Lãi suất của khoản
tiền này rất thấp ( hoặc bằng không ), nhưng nó có tính chất không ổn định
vì khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào. Trong khi đó khoản tiền gửi tiết
kiệm có tính chất ổn định cao hơn, ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn, tùy
theo độ dài của kỳ hạn. Trong các loại tiền gửi, loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn
hạn chiếm một tỷ trọng lớn nhất vì nó phù hợp với nhu cầu của các doanh
nghiệp và cá nhân phục vụ cho hoạt động thanh toán là chủ yếu.
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng còn được thực hiện bằng việc
phát hành các loại giấy tờ có giá, hoặc đi vay các tổ chức tín dụng khác.
b. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
2
Hoạt động cho vay là hoạt động sơ khai thứ tiếp theo sau hoạt động
huy động vốn. Cho vay nó chiếm một tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động sử
dụng vốn của NHTM. Trong nền kinh tế, luôn tồn tại những nguồn vốn dư
thừa, bên cạnh đó có những người thiếu vốn để đầu tư và kinh doanh. Là
một doanh nghiệp đặc biệt, ngân hàng tiến hành hoạt động huy động vốn để
cho vay. Nếu ngân hàng tiến hành huy động vốn phải trả lãi cho khách hàng
thì cho vay ngân hàng cũng thu lãi của khách hàng. Hoạt động cho vay nó
mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng đảm bảo chi trả cho những
hoạt động khác như: trả lãi, trả tiền công nhân viên, chi phí quản lý … và
mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
Cho vay là việc tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một số tiền nhất
định để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với
nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Khách hàng phải có trách nhiệm trả lãi và
gốc cho Ngân hàng theo đúng thỏa thuận. Khi cho một khách hàng vay vốn
Ngân hàng luôn phải tính đến đến rủi ro tín dụng, tính đến khả năng trả nợ

của khách hàng đó, bởi không Ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng không thu hồi
được nợ, mất vốn, nghiêm trọng hơn là mất khả năng thanh toán. Rủi ro tín
dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng do
khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và
lãi. Có nhiều lý do dẫn đến rủi ro tín dụng như: khách hàng cố tình không
trả, khách hàng không tính toán kỹ lưỡng được những bất trắc có thể xảy ra,
hoặc cố tình lừa đảo cán bộ tín dụng ngân hàng. Ngoài ra rủi ro tín dụng xảy
ra còn do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh vợt
quá tầm kiểm soát của khách hàng cũng như ngân hàng, do cán bộ tín dụng
ngân hàng đánh giá không đúng về khách hàng …Do vậy, để đảm bảo cho
khoản vay của ngân hàng sinh lãi và an toàn thì khi cho vay cần tuân thủ
theo đúng các nguyên tắc tín dụng. Đó là:
3
Thứ nhất, khách hàng phải sử dụng món vay đúng mục đích. Mục đích
này được ngân hàng xem xét trước khi cho vay để đảm bảo tính an toàn của
vốn và khả năng thu lãi khách hàng. Ngân hàng không cho vay vốn để sử
dụng vào mục đích kinh doanh pháp luật cấm. Khách hàng phải có mục đích
rõ rang và có tính khả thi, tức vốn đó khách hàng sử dụng vào kinh doanh
phải tạo ra lợi nhuận và có khả năng trả nợ ngân hàng. Sau khi nhận vốn
vay, ngân hàng cần đảm bảo khách hàng phải sử dụng đúng mục đích đã
cam kết tránh tình trạn khách hàng sử dụng sai mục đích.
Thứ hai, khách hàng phải trả gốc và lãi theo đúng hạn quy định. Đây là
nguyên tắc rất quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân
hàng. Nguồn mà ngân hàng có được để tiến hành cho khách hàng vay chủ
yếu là nguồn vốn huy động được, khi huy động thế ngân hàng phải tiến hành
trả lãi và tất toán cho khách hàng khi đến hạn. Nguyên tắc này đảm bảo cho
các hoạt động của ngân hàng được duy trì và phát triển trên cơ sở lợi nhuận
thu được từ khách hàng cho vay.
Thứ ba là ngân hàng tài trợ cho khách hàng dựa trên phương án vay có
hiệu quả. Điều này một mặt giúp khách hàng coa thể tạo ra lợi nhuận, một

mặt có thể đảm bảo cho ngân hàng thu được nợ gốc và lãi đúng hạn góp
phần vào quá trình phát triển của ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng khi
cho vay vốn còn yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm
bảo có thể là động sản, bất động sản hoặc là giấy tờ có giá khác, nó được coi
như nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng đối với ngân hàng. Khi khách hàng
không có khả năng trả nợ cho ngân hàng thì các ngân hàng có thể thu hồi nợ
bằng việc phát mại tài sản đảm bảo đó.
Cho vay có thể phân loại theo nhiều tiêu trí khác nhau.
Phân theo thời gian cho vay: có cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn
và cho vay dài hạn.
Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng.
4
Cho vay trung hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm.
Cho vay dài hạn: Là cá khoản cho vay có thời gian từ 5 năm trở lên.
Phân theo phương thúc trả nợ: có cho vay hoàn trả một lần, cho vay
hoàn trả nhiều lần, cho vay trả theo nhu cầu.
Cho vay hoàn trả một lần: là các khoản vay mà khách hàng tiến hành
hoàn trả một lần cho ngân hàng khi dến hạn.
Cho vay hoàn trả nhiều lần: là các khoản vay mà khách hàng trả nợ cho
ngân hàng nhiều lần theo quy định thỏa thuận.
Cho vay hoàn trả theo nhu cầu: là khoản vay mà khách hàng có thể trả
nợ cho ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn vay vốn, sao cho
khi đáo hạn ngân hàng có thể thu hồi được cả nợ gốc và lãi vay.
Phân loại theo tài sản đảm bảo có cho vay có tài sản đảm bảo và không
có tài sản đảm bảo.
Cho vay có tài sản đảm bảo: là các khoản vay mà ngân hàng yêu cầu
khách hàng vay phải có tài sản cầm cố thế chấp.
Cho vay không có tài sản đảm bảo: là các khoản vay mà ngân hàng
không yêu cầu tài sản đảm bảo đối với khách hàng vay, chủ yếu dựa vào uy
tín của khách hàng đối với ngân hàng.

Phan theo mục đích vay vôn: có cho vay phụ vụ sả xuất kinh doanh và
cho vay tiêu dùng.
Cho vay sản xuất kinh doanh; là các khoản cho vay khách hàng sử
dụng vào hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh.
Cho vay tiêu dùng: là các khoản vay phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của
cá nhân cũng như hộ gia đình
5
1.2. Cho vay tiêu dùng tại NHTM
1.2.1. Khái niệm và đặc diểm cho vay tiêu dùng
Tiêu dùng là nhu cần thiết yếu của con người. Xuất phát từ nhu cầu của
người tiêu dùng là thiếu nguồn tài trợ cho nhu cầu tài chính của mình, đặc
biệt cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhu cầu tiêu dùng của họ cũng
nhiều hơn, tăng lên theo thời gian. Nắm bắt được dặc tính đó, hàng loạt các
dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng đã được ra đời. Nguồn gốc của
CVTD được bắt đầu từ các hãng bán lẻ với hình thức chủ yếu là bán trả góp.
Một số hãng phải vay ngân hàng để bù đắp vốn lưu động cho sản xuất kinh
doanh. Các ngân hàng CVTD để giúp cá nhân có thể mua được tài sản phuc
vụ cho cuộc sống của họ như: nhà cửa, phương tiện đi lại, vận chuyển …
Được các ngân hàng triển khai khá sớm, và cho đến nay CVTD cũng đạt
được những thành tựu nhất định cả về quy mô và chất lượng. Và với đặc
tính là sản phẩm hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, CVTD là
một trong những sản phẩm có tác dụng nâng cao tính cạnh tranh giữa các
ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng. Như vậy cho vay tiêu dùng
là gì? Để có được định nghĩa chính xác về cho vay tiêu dùng chúng ta cần
biết được đối tượng cho vay tiêu dùng, cơ chế cho vay, hay nói tóm lại là
mục đích của cho vay tiêu dùng là gì?
Cho vay tiêu dùng được hiểu đơn giản là cho vay để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Đối tượng ở đây là các đơn vị cá thể
nhỏ trong xã hội.
Cho vay tiêu dùng là khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của

cá nhân và hộ gia đình. Ngân hàng chuyển tiền trực tiếp cho khách hàng sử
dụng theo mục đích tiêu dùng của mình khi đáp ứng đầy đủ các quy định
của ngân hàng đề ra. Các khoản vay đó là nguồn tài chính quan trọng giúp
cho người tiêu dùng trang trải nhu cầu cuộc sống trước khi họ có khả năng
tài chính để thụ hưởng.
6
Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Khác với cho vay kinh doanh, mục đích của cho vay tiêu dùng là xuất
phát từ nhu cầu cá nhân, hộ gia đình, nguồn trả nợ là thu nhập cố định của
họ, độc lập với khoản vay. Vì vậy cần nắm được những đặc điểm đó để có
những biện pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong quá trình cho vay. Đặc
biệt, đối với cán bộ tín dụng cần nắm rõ đặc điểm của cho vay tiêu dùng để
xem xét quyết định một khoản vay.
Cho vay tiêu dùng có một số dặc điểm sau đây:
* Số lượng món vay nhiều nhưng giá trị khoản vay nhỏ
Khác với hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh, những hoạt động đó
nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là lớn. Các khoản cho vay tiêu dùng
thường có giá trị nhỏ. Khách hàng khi tìm đến ngân hàng thường có nhu cầu
vốn không lớn. Điều này có thể giải thích là do giá trị của hàng hóa dịch vụ
mà khách hàng có nhu cầu đó là không quá đắt đỏ, hoặc khách hàng vay vốn
đã có sự tích lũy vốn từ trước đối với tài sản có giá trị lớn, họ tìm đến ngân
hàng với mục đích hỗ trợ cho hoạt động tiêu dùng của họ.
Tuy món vay có giá trị nhỏ nhưng số lượng lại nhiều. Đó là do xã hội
phát triển, người tiêu dùng sẽ vay nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của bản
thân cũng như của gia đình đồng thời đáp ứng các kế hoạch chi tiêu trên cơ
sở kỳ vọng các khoản thu nhập trong tương lai. Vì vậy số lượng khách hàng
đến ngân hàng vay vốn là rất đông, khiến tổng quy mô cho vay là rất lớn.
* CVTD có tính rủi ro hơn so với cho vay sản xuất kinh doanh
Khác với cho vay đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, khi cho thẩm
định cho vay và khả năng trả nợ của khách hàng ngân hàng có thể căn cứ

vào phương án kinh doanh, vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh … để
quyết định cho vay hay không, giảm rủi ro của các khoản vay. Đối với
CVTD, thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng ngân hàng chỉ có thể căn
7
cứ vào nguồn thu nhập trong tương lai của khách hàng. Bất kỳ bất trắc hay
sự cố gì xảy ra đối với khách hàng như ốm đau bệnh tận, công việc không
ổn định … cũng đều ảnh hưởng tới khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Hơn
nữa, những thông tin về khách hàng là những thông tin cá nhân thơng fhay
được giấu kín làm cho việc thẩm định của ngân hàng là rất khó khăn. Do
vậy, cho vay tiêu dùng thường co rủi ro hơn trong các khoản vay của NHTM
* Mang lại thu nhập lớn cho Ngân hàng
Bất kỳ hoạt động kinh doanh, đầu tư nào cũng được thực hiện trên mối
quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng đạt
được càng lớn. Đối với ngân hàng cũng vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng
co mức độ rủi ro cao hơn các khoản cho vay khác, vì thế nó sẽ kỳ vọng
mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Với việc cho vay với lãi suất cao,
cùng với số lượng các khoản cho vay nhiều lợi nhuận ngân hàng thu nhập
cao.
* Nó nhạy cảm và phụ thuộc vào chu kỳ của nền kinh tế
Hoạt động CVTD chịu ảnh hưởng rất lớn từ tình trạng sức khỏe của
nền kinh tế. Khi nền kinh tế ổn định và phát triển, thu nhập người dân là cao
ở mức ổn định, thì nhu cầu về tiêu dùng của người dân tăng lên. Và ngươc
lại, kinh tế suy thoái thu nhập của các cá nhân và hộ gia đình sẽ giảm đi,
mọi người sẽ e dè trong việc chi tiêu. Do đó hoạt động cho vay tiêu dùng
của ngân hàng vì thế mà kém phát triển. Vì vậy, có thể nói tình hình phát
triển kinh tế là một trong những yếu tố thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Vai trò của CVTD
Đối với ngân hàng, ngoài những đặc diểm chính là rủi ro và chi phí
cao, cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các
ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượng khách hàng

mới, từ đó mở rộng mối quan hệ với khách hàng. Băng cách nâng cao và mở
8
rộng mang lưới, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay
tiêu dùng, số lượng khách hàng đến với ngân hàng sẽ càng nhiều hơn và
hình annhr của ngân hàng sẽ ngày càng đẹp hơn trong con mắt của khách
hàng. Trong ý nghĩ của công chúng, ngân hàng không chỉ là tổ chức chỉ biết
quan tâm đến các công ty và doanh nghiệp mà ngân hàng còn rất qan tâm
đến câc nhu cầ nhỏ bé, cần thiết của người tiêu dùng, đáp ứng nguyện vọng
cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng. Từ đó mà uy tín ngân hàng tăng lên
rất nhiều.
Cho vay tiêu dùng là một công cụ marketing rất hiệu quả, nhiều người
sẽ biết tới ngân hàng hơn. Ngân hàng cũng sẽ huy động được nhiều nguồn
tiền gửi cuuả dân cư bởi dân cư sẽ gửi tiền nhiều hơn vào ngân hàng kkhi họ
thấy rằng mình sẽ có triển vọng, có lợi từ chính ngân hàng đó.
Đối với người tiêu dùng, nhờ có hoạt động CVTD đó mà họ được
hưởng những điều kiện sống tốt hơn, được hưởng cuộc sống tốt hơn nhờ
những tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền mặt và đặc biệt quan trọng hơn nó
rất cần cho những trường hợp khi các cá nhân có chi tiêu có tính đột xuất,
cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế.
Đối với nền kinh tế. cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi
tiêu về hàng hóa và dịch vụ trong nơcs, có tác dụng rất tốt trong việc kích
cầu. Nhờ cho vay tiêu dùng các doanh nghiệp đã đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ
hàng hóa, ngân hàng rút ngắn khoảng thời gian lưu thông, tăng khả năng trữ
hàng, đồng thời tạo diều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.2.2. Phân loại
Có rất nhiều các tiêu chí khác nhau để phân loại CVTD thành các hình
thức khác nhau. Mỗi cách phân loại cho ta những cách nhìn khác nhau về
CVTD giúp ta có cái nhìn tổng thể, toàn diện nhất về CVTD. Sau đây là một
số cách phân loại:
9

* Căn cứ vào loại tài sản được đảm bảo có 3 loại là:
Cho vay tiêu dùng thế chấp lương, thu nhập: là loại cho vay mà đối
tượng khách hàng có việc làm tương đối ổn định ở một mức nào đó phù hợp
với quy định của ngân hàng. Số tiền được vay sẽ quyết định dựa trên nhu
cầu, mức thu nhập thường xuyên của khách hàng và mức cho vay tối đa của
ngân hàng. Trước khi thực hiện hợp đồng cho vay ngân hàng phải cần khách
hàng kê khai đẩy đủ các khoản thu nhập, lương … của mình.
Cho vay cầm cố: Đây là hình thức mà ngân hàng cho khách hàng vay
để thực hiện mục đích tiêu dùng của họ theo đó khách hàng phải chuyển
quyền kiểm soát tài sản cho ngân hàng. Để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ chp
ngân hàng, tài sản cầm cố và số lượng tiền vay sẽ được căn cứ thực hiện
theo quy định cả văn bản pháp luật điều chỉnh và theo quy định cả ngân
hàng.
Cho vay có đảm bảo tài sản bằng tài sản hình thành từ tiền vay của
ngân hàng. Đây là hình thức cho vay áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu
vay để mua những tài sản lớn phục vụ mục đích tiêu dùng của họ. Số tiền
mà ngân hàng cho vay phụ thuộc vào khả năng tài chính và khả năng trả nợ
của khách hàng. Thông thường ngân hàng cho vay với mức 50% - 60% giá
trị tài sản mua sắm.
* Căn cứ vào phương thức trả nợ của khách hàng
Gồm có: cho vay trả góp, cho vay phi trả góp
Cho vay trả góp: là loại cho vay trong đó khách hàng tiến hành trả nợ
cho ngân hàng làm nhiều lần theo định kỳ đã thỏa thuận bằng việc thanh
toán cho ngân hàng một phần nợ gốc và lãi vay. Do nguồn trả nợ của khách
hàng là thu nhập hàng tháng nên hình thức cho vay này rất phù hợp và mang
lại hiệu quả cao. Hình thức này được các ngân hàng áp dụng rộng rãi vào cá
10
khoản vay có mục đích như: mua sắm nhà của, mua các phương tiện đi lại

Cho vay phi trả góp: là phương cho vay tiêu dùng mà trong đó khách

hàng chỉ thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn, còn tiền lãi khách
hàng phải trả hàng tháng với lãi suất cố định trong suốt kỳ hạn vay. Phương
thức này thường áp dụng với các khoản vay nhỏ và ngắn hạn.
* Căn cứ vào phương thức cho vay
Căn cứ vào phương thức cho vay có thể chia thành: cho vay trực tiếp
và cho vay gián tiếp
Cho vay trực tiếp: là các khoản cho vay trong đó ngân hàng trực tiếp
tiếp xúc và cho khách hàng vay vốn, đồng thời cũng trực tiếp thu nợ từ
người vay mà không thông qua yếu tố trung gian.
Cho vay gián tiếp: là loại cho vay trong đó ngân hàng thực hien việc
cấp vốn cho khách hàng thông qua trung gian là các hãng bán lẻ. Trong
trường hợp này, khách hàng cũng không trực tiếp trả nợ cho ngân hàng.
* Căn cứ vào mục đích khoản vay
Theo tiêu trí này ta có thể chia cho vay tiêu dùng thành 2 loại bao gồm
cho vay tiêu dùng cư trú và cho vay tiêu dùng phi cư trú.
Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu
mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ
gia đình.
Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khaonr cho vay với mục đích trang
trải cho các khoản mua sắm các phương tiện đi lại, đồ dùng gia đình, chi
phí học hành giải trí, du lịch …
1.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng
11
Đây là bước đầu tiên của quy tình tín dụng, ấn tượng đầu tiên của
khách hàng với ngân hàng là một điều rất quan trọng nó góp phần tạo ra uy
tín của ngân hàng trong tâm trí khách hàng. Trong quá trình tiếp xúc nhân
viên ngân hàng phải tiến hành giới thiệu các dịch vụ của ngân hàng và tìm
hiểu nhu cầu của khách hàng: khách hàng đến vay vốn để làm gì? Thời hạn
vay? Năng lực pháp lý cũng như năng lực tài chính của khách hàng. Sau đó

đối chiếu với các quy định hiện hành của ngân hàng xem có phù hợp không?
Nếu phù hợp thì nhân viên phải giới thiệu cho khách hàng những thủ tục cần
thiết để vay vốn. Đồng thời, tiến hành tiếp nhận hồ sơ khách hàng gồm: bản
sao chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, phương án tài trợ…
Bước2: Tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng
Đây là bước quan trọng thứ hai trong quy trình cho vay, tuy nhiên, nó
đóng vai trò có tính quyết định đến rủi ro ngân hàng. Một khi quy trình này
không được chú trọng, rủi ro xảy ra cho ngân hàng là không thể tránh khỏi.
Vì vậy, nhân viên tín dụng cần nghiên cứu kỹ hồ sơ của khách hàng thông
qua nhiều cách: có thể thu nhập thông tin từ các nguồn khác nhau như: từ
báo cáo tài chính của khách hàng, từ các bạn hàng hay là từ các khách hàng
khác ngân hàng từng quan hệ… Trên cơ sở xem xét hồ sơ khách hàng tiến
hành thẩm định lai lịch khách hàng cụ thể, về mục đích vay vốn, tài sản đảm
bảo của khách hàng…
Bước 3: Tập hợp hồ sơ quy trình ban tín dụng phê duyệt
Sau khi tiến hành thẩm định đầy đủ theo các nội dung hướng dẫn trong
quy trình này, nhân viên tín dụng tập hợp các tờ trình, báo cáo trình lên các
cấp quyết định về tín dụng của ngân hàng. Hồ sơ trình ban tín dụng gồm tờ
trình thẩm định khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo, hồ sơ vay do khách
hàng cung cấp. Ban tín dụng trong thẩm quyền của mình sẽ tiến hành quyết
định cho vay hoặc từ chối cho vay. Nếu cho vay sẽ quyết định mức vay, thời
hạn, lãi suất, phương thức trả nợ.
12
Bước 4 : Hoàn thiện hồ sơ và ký hợp đồng tín dụng
Nhân viên tín dụng phối hợp cùng phòng thẩm định tài sản đảm bảo bổ
sung các giấy tờ pháp lý: hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; đăng ký giao
dịch bảo đảm tài sản; yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm vật chất. Sau khi có
đủ các giấy tờ cần thiết, nhân viên tín dụng trình lãnh đạo có thẩm quyền
phê duyệt.
Bước 5: Giải ngân

Sau khi hoàn tất hồ sơ và các điều kiện cần thiết theo quy định, nhân
viên tín dụng gửi 1 bản hợp đồng tín dụng và các giấy tờ liên quan đến bộ
phận giao dịch để thực hiện việc giải ngân. Bộ phận giao dịch, căn cứ vào
hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền, phiếu xuất nhập kho tài sản đảm bảo
và các giấy tờ liên quan, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán, nếu
hợp lệ sẽ tiến hành giải ngân.
Bước 6: Kiểm tra và xử lý nợ vay
Để đảm bảo an toàn cho khoản vay, nhân viên tín dụng phải chủ động
kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay định kỳ, tình trạng tài sản đảm bảo,
thông báo và đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc khi đến hạn. Nếu khi đến
hạn, khách hàng có lý do chính đáng chưa trả được gốc hoặc lãi thì nhân
viên tín dụng đề xuất gia hạn nợ gốc hoặc lãi. Nếu không có đơn gia hạn thì
nhân viên tín dụng thực hiện việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời tăng cường
đôn đốc khách hàng trả nợ. Khi đã gia hạn cho khách hàng nhưng vẫn không
có khả năng trả nợ, đã chuyển nợ quá hạn thì tối đa sau 1 tháng sẽ chuyển hồ
sơ cho phòng thu hồi nợ.
Bước 7: Tất toán hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ
Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi vay và các chi phí liên quan thì tiến
hành thanh lý hợp đồng: xuất kho hồ sơ tài sản thế chấp, thông báo giải chấp
13
gửi đến các cơ quan có thẩm quyền… Sau khi hoàn tất thủ tục, hồ sơ tín
dụng được đóng thành tập riêng để lưu trữ theo qui định của NHNN.
1.3. Chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
1.3.1. Khái niệm
Trong sản xuất kinh doanh, yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu
quả của quá trình sản xuất kinh doanh đó chính là chất lượng của sản phẩm,
hàng hóa sản xuất ra được. Sản phẩm đó có chất lượng khi nó được đem ra
thị trường thì được nhiều người tiếp nhận, chất lượng sản phẩm, giá cả phù
hợp sẽ làm cho quá trình tiêu thụ hàng hóa một cách nhanh chóng. Chất
lượng là cái vô hình, nó được đánh giá trên nhiều tiêu trí khác nhau. Mỗi

tiêu trí cho ta cái nhìn khác nhau về sản phẩm đó giúp ta đánh giá được tốt
nhất sản phẩm mình đang sử dụng nó như thế nào? Hoạt động CVTD cngx
không năm ngoài quy luật đó. Đây là hoạt động chứa nhiều rủi ro, nhưng
hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng phải có
cái nhìn tổng quát nhất về chất lượng cho vay tiêu dùng để có những chính
sách hợp lý. Vậy chất lượng cho vay là gì?
Chất lượng cho vay là những lợi ích mà nó mang lại cho cả người cho
vay và người đi vay. Một khoản vay của ngân hàng có chất lượng tốt khi nó
mang lại lợi ích cho cả ngân hàng – đó là khoản lãi thu từ khách hàng và
mang lại lợi ích cho khách hàng – đó là việc sử dụng vốn có hiệu quả và tạo
ra lợi nhuận tron sản xuất kinh doanh. Thông thường, khi nói đến nâng cao
chất lượng cho vay, người ta thường nghĩ ngay đến việc giảm thiểu rủi ro
cho ngân hàng trong quá trình cho vay để đạt được mục tiêu đã đề ra. Việc
nâng cao chất lượng co vay tiêu dùng được thể hiện ở nhiều khía cạnh như:
tăng quy mô các khoản vay, đảm bảo an toàn khi cho vay, việc thu hồi các
khoản nợ … Để đánh giá chất lượng cho vay của một ngân hàng thì ta có thể
xem xét, căn cứ vào các chỉ tiêu là:
14
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá
1.3.2.1. Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay
- Doanh số cho vay: là số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay.
Mức độ tăng trưởng tuyệt đối CVTD = Dư nợ cho vay năm nay – Dư
nợ cho vay năm trước
Doanh số CVTD năm nay
Tốc độ tăng trưởng doanh số =( ----------------------------- - 1) *100
Doanh số CVTD năm trước
Doanh số cho vay phản ánh quy mô tuyệt đối của hoạt động cho vay
của ngân hàng. Tốc độ doanh số phản ánh khả năng mở rộng tín dụng của
ngân hàng. Chỉ số này tăng chứng tỏ ngân hàng cho vay năm nay nhiều hơn
năm trước, tức hoạt động tín dụng của ngân hàng được mở rộng. Và ngược

lại, khi nó giảm chứng tỏ ngân hàng cho khách hàng vay ít đi.
- Doanh số thu nợ: phản ánh số vốn của khách hàng hoàn trả ngân hàng
trong từng thời kỳ nhất định. Doanh số th nợ phản ánh :khả năng trả nợ đúng
hạn của khách hàng, phản ánh ngân hàng tăng thu nợ quá hạn, thu hồi sớm
do có dấu hiệu không lành mạnh trong tình hình tài chính của khách hàng.
- Dư nợ cho vay: là tổng dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất
định
Dư nợ cho vay kỳ này
Tốc độ tăng tăng dư nợ = (------------------------------ - 1)*100
Dư nợ cho vay kỳ trước
- Chỉ tiêu quay vòng vốn cho vay tiêu dùng
Doanh số CVTD
Vòng quay của vốn CVTD = -----------------------
15
Dư nợ CVTD
Doanh số CVTD mà lớn chứng tỏ quy mô cho vay là rộng và nó sẽ ảnh
hưởng tới chất lượng cho vay. Chỉ tiêu vòng quay vốn CVTD được sử dụng
nhằm để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng nhằm mục đích
CVTD. Nó chỉ ra một đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra cho vay có thể thu về
bao nhiêu. Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có vòng quay vốn
nhanh, không bị ứ đọng vốn. Điều đó một mặt tạo điều kiện cho khách hàng
có thể tiếp xúc với vốn ngân hàng một cách nhanh chóng hơn, mặt khác làm
tăng hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng giúp tạo thêm nhiều lợi nhuận.
1.3.2.2. Các chỉ tiêu nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân
hàng khi đã đến hạn thỏa thuận đã ghi trên hợp đồng tín dụng. Các chỉ tiêu
nợ quá hạn phản ánh mức độ an toàn của hoạt động tín dụng
Nợ quá hạn CVTD
Tỷ lệ nợ quá hạn = --------------------------- * 100
Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn ngầm chỉ ra rủi ro đối với các khoản vay, cho biết tỷ
lệ dư nợ có nguy cơ mất vốn một phần hoặc toàn bộ trên tổng dư nợ. Tỷ lệ
này thấp biểu hiện độ an toàn tín dụng của ngân hàng cao và ngược lại, tỷ lệ
cao tức ngân hàng đang có rủi ro và có thể gây mất vốn. Điều này ảnh
hưởng tới tình hình chung của ngân hàng, ảnh hưởng tới chất lượng cho vay
tiêu dùng. Bất kỳ ngân hàng nào cũng có nợ quá hạn, tỷ lệ này ở các ngân
hàng khác nhau là khác nhau. Các ngân hàng luôn tìm cách giảm thiểu tối đa
nợ quá hạn của ngân hàng mình. Tỷ lệ này càng cao chứng tổ chất lơngj cho
vay càng thấp. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ quá hạn
trên tổng dư nợ > 7% là yếu kém, nếu chỉ số đó dưới mức 5% ngân hàng
được đánh giá có nghiệp vụ tín dụng, chất lượng cho vay cao.
16
Tỷ lệ nợ khó đồi trên tổng dư nợ quá hạn: Khi khách hàng không trả
được nợ khi đến hạn, biện pháp thường làm đó là ngân ahngf gia hạn nợ cho
khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng có them thời gian để có thể trả nợ
cho ngân hàng. Thời gian gia hạn nợ của khách hàng hết mà vẫn không trả
được nợ thì khoản nợ đó được xếp vào loại nợ khó đòi. Việc sử dụng tỷ lệ
nợ khó đồi trên tổng dư nợ quá hạn cho biết tỷ lệ phần trăm tổng dư nợ quá
hạn có khả năng thu hồi. Chỉ số này giúp ta có thể đánh giá chi tiết hơn độ
an toàn tín dụng của ngân hàng.
1.3.2.3. Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng.
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng của
CVTD. Việc nâng cao chất lượng CVTD chỉ thực sự thể hiện ý nghĩa của nó
khi góp phần quan trọng vào việc nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng,
tăng doanh thu cho ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho
vay, chất lượng, hiệu quả của nó sẽ thể hiện ở tỷ trọng thu nhập từ hoạt động
cho vay tiêu dùng trong tổng thu nhập của ngân hàng và ngược lại.
17
Thu nhập từ hoạt động cho vay
Tỷ trọng thu nhập = --------------------------------------- * 100

Tổng thu nhập của ngân hàng
Ngoài ra ta còn có thể sử dụng các chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng
CVTD của một ngân hàng như: chỉ tiêu cơ cấu tín dụng, chỉ tiêu về tỷ an
toàn vốn tối thiểu…, các chỉ tiêu định tính như: công tác thẩm định cho vay,
quy chế cho vay, thời gian cho vay… Vì vậy khi xem xét, đánh giá chất
lượng CVTD không chỉ nên xem xét một chỉ tiêu nào cả mà phải đánh giá
một cách tổng quát tất cả các chi tiêu.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng CVTD tại NHTM
Chất lượng của các khoản CVTD chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố
bao gồm nhân tố quan và nhân tố khách quan. Để có thể nâng cao được chất
lượng CVTD ngân hàng phải xem xét tác động của các nhân tố đến hoạt
động cho vay của ngân hàng như thế nào, chỉ ra được những mặt tích cực và
những hạn chế còn tồn tại. Từ đó, phát huy một cách hiệu quả những mặt
tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.
1.4.1. Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng tới chất lượng
CVTD. Chiến lược được hiểu là tầm nhìn của doanh nghiệp trong dài hạn về
phương hướng, về quy mô phát triển, về thị trường, lợi thế, nguồn lực, môi
trường ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh, giá trị kỳ vọng mà những người
trong và ngoài doanh nghiệp cần.
Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công
trên một thị trường cụ thể. Chiến lược kinh doanh nó quyết định việc lựa
chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với
18
các đối thủ khác, khai thác và tạo ra các cơ hội mới…Cũng giống như các
doanh nghiệp, các NHTM nếu không có chiến lược kinh doanh cụ thể sẽ rơi
vào tình trạng bị động, sẽ bị bỏ lại phía sau trong cuộc chạy đua giữa các
ngân hàng. Các ngân hàng dựa trên cơ sở một chiến lược linh doanh được
xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch bộ

phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra.
Thứ hai, chính sách tín dụng
Các khoản vay là tài sản lớn nhất của một ngân hàng. Sự lành mạnh
của danh mục cho vay quyết định thu nhập cảu ngân hàng, cũng như tính
hiệu quả của nó. Ngân hàng luôn tìm cách cung cấp tối đa các dịch vụ tín
dụng nhưng phải theo nguyên tắc thận trọng, an toàn và thanh khoản. Chính
sách tín dụng là nguyên tắc cơ bản chi phối mở rộng hoạt động tín dụng.
Một chính sách tín dụng được hoạch định tốt, phù hợp với các quy luật
khách quan là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung
và hiệu quả CVTD nói riêng.
Trong từng thời kỳ khác nhau các ngân hàng luôn đặt ra các chỉ tiêu
hoạt động khác nhau, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, phù
hợp với mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Căn cứ vào đó, ngân hàng tiến
hành xây dựng các biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu cụ thể đề ra. Việc có
một chính sách tín dụng hợp lý vừa giúp ngân hàng giảm thiểu các rủi ro,
đồng thời tạo điều kiện thực hiện các mục đề ra. Tuỳ từng giai đoạn, tùy thời
kỳ, ngân hàng có thể đề ra các chính sách nhằm thắt chặt hay nới lỏng tín
dụng. Việc nới lỏng là việc ngân hàng tiến hành mở rộng cho vay tức cho
khách hàng vay vốn nhiều hơn. Ngược lại, thắt chặt tín dụng tức ngân hàng
hạn chế cho vay.
Thứ ba, quy trình tín dụng.
Quy tình CVTD là tổng hợp các nguyên tắc, các quy định của ngân
hàng trong việc cho khách hàng vay nốn, trong đó xây dựng các bước đi cụ
19
thể theo một trình tự nhất định, kể từ khi chẩn bị hồ sở vay vốn đến khi
chấm dứt hợp đồng. Đây là một trong các nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng CVTD của ngân hàng. Quy trình CVTD không chặt chẽ có ảnh
hưởng tới quá trình thẩm định và quyết định cho vay. Mỗi khách hàng trước
khi được ngân hàng cho vay đều phải trải qua một quy trình nhất định. Quy
trình này có thể chia thành các giai đoạn: lập hồ sơ tín dụng, thẩm định

( phân tích tín dụng ), quyết định tín dụng, giải ngân, thu hồi nợ và thanh lý
tín dụng. Các giai đoạn có mối liên hệ mật thiết với nhau, kết quả của giai
đoạn trước là cơ sở cho giai đoạn sau thực hiện và nó tác động đến chất
lượng của công việc của giai đoạn sau. Trong quy trình CVTD của ngân
hàng, thẩm định là khâu quan trọng nhất, nó quyết định chất lượng của món
vay. Thẩm định có thể hiểu là việc xem xét tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến tính khả thi của phương án để ra quyết đinh cho vay. Bao gồm
các bước: thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra quyết đinh cho vay. Mục
đích của khâu thẩm đinh là giúp cho các cán bộ tín dụng xem xét hiệu quả
kinh tế cả phương án kinh doanh, khả năng trả nợ, rủi ro có thể xảy ra. Từ
đó quyết định xem có cho vay hay không? Đồng thời, nếu cho vay được xác
định luôn số tiền khách hàng được vay, thời hạn vay bao lâu, múc lãi suất
bao nhiêu và phương thức trả nợ như thế nào? Quy trình CVTD không hợp
lý, không khoa học là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ra quyết
đinh sai lầm như: cho vay với khách hàng không đủ điều kiện vay, định kỳ
kỳ hạn trả nợ không chính xác khiến khách hàng khó khăn trong quá trình
trả nợ…Tất cả đẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, cần xây dựng một quy
trình tín dụng chặt chẽ hợp lý, một mặt giảm thời gian thẩm định giúp khách
hàng nhanh chóng tiếp cận được với nguồn vốn, mặt khác góp phần giảm
thiểu rủi ro cho ngân hàng giúp nâng cao chất lượng CVTD. Công việc kiển
soát sau khi cho vay cũng là hoạt động không kém phần quan trọng của
ngân hàng. Việc kiểm soát tốt giúp cho ngân hàng thấy được khoản vốn cho
vay của mình có được sử dụng đúng mục đích không, tài sản đảm bảo có
20
biến động gì không. Trong quá trình kiểm soát, có xẩy ra những biểu hiện
bất thường, ngân hàng có những biện pháp kịp thời để hạn chế thấp nhất rủi
ro có thể xảy ra gây mất vốn cho ngân hàng.
Thứ tư, chất lượng cán bộ tín dụng trong ngân hàng.
Con người là yếu tố quan trong hàng đầu, quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển tốt

nếu có đội ngũ nhân viên có trình độ thấp. Ngân hàng cũng vậy, chất lượng
cho vay sẽ không thể tốt được nếu có một đội ngũ cán bộ tín dụng không tốt.
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận những
hồ sơ hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử
lý thông tin về khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay,
cũng như việc thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu hồi nợ. Cán bộ tín
dụng là nhân tố quan trọng đầu tiên và quyết định đến chất lượng cho vay
của ngân hàng. Điều này đòi hỏi cán bbọ tín dụng phải có trình độ chuyên
môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm
trong công việc trên cơ sở lựa chọn những khách hàng tốt để đảm bảo khả
năng trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro, nâng co chất
lượng cho vay.
Thái độ phục vụ của các cán bộ tín dụng là chính là bước khởi đầu
trong mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Khách hàng sẽ nhớ rất lâu
và nói rất nhiều về những mặt không hài lòng với ngân hàng. Vì vậy, cách
thức phục vụ chuyên nghiệp, thái độ tận tình của cán bộ sẽ giúp khách hàng
có những thiện cảm hơn với ngân hàng và trở thành khách hàng quen thuộc
của ngân hàng, đem lại cho ngân hàng nhiều hợp đồng tiềm năng hơn trong
tương lai.
Với mỗi cán bộ tín dụng, không chỉ yêu cầu về trình độ chuyên môn,
các cán bộ tín dụng phải có đạo đức nghề nghiệp tốt. Vì ngân hàng là một
loại hình kinh doanh rất đặc biệt, hoạt động chủ yếu dựa vào uy tín. Các
21
hành vi sai trái của cán bộ tín dụng như tham ô, nhận hối lộ của khách hàng .
. .có thể gây ra những hậu quả xấu cho ngân hàng. Một cán bộ tín dụng phải
có tính trung thực, liêm khiết để đưa ra những quyết định đúng đắn vừa có
lợi cho ngân hàng, vừa thuận tiện cho khách hàng.
Thứ năm, chất lượng thông tin mà ngân hàng thu thập được
Thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động cho vay nói
chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Trước khi quyết định cho vay, ngân

hàng cần có những thông tin chính xác về khách hàng đó. Ngân hàng nắm rõ
về thu nhập cả khách hàng, mục đích cho vay của khách hàng, tài sản đảm
bảo, nguồn trả nợ ngân hàng. . . Trên cơ sở thông tin đó, ngân hàng tiến
hành phân tích tín dụng để ngân hàng đánh giá khách hàng, và quyết định
cho vay hay không. Thông tin được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau
như: từ hồ sơ đề nghị cấp vốn của khách hàng, từ hồ sở tại các ngân hàng
hoặc các tổ chức tín dụng khác, từ các cơ quan có liên quan …Thông tin
đúng đắn kịp thời sẽ là cơ sở cho vay đúng đắn hợp lý. Thông tin sai lệch,
không đầy đủ làm cho cán bộ quyết định sai dẫn đến ngân hàng có khả
năng mất vốn. Vì vậy thông tin đòi hỏi phải chính xác để có thể giảm được
tối đa rủi ro trong quá trình cho vay.
Thứ sáu, khả năng kiểm soát, tổ chức quản lý hoạt động của ngân hàng.
Việc kiểm tra giám sát là công việc rất quan trọng, không thể coi nhẹ.
Nó giúp ngân hàng phát hiện ra những dấu hiệu sai trái, những hoạt động
không đúng trong quá trình sử dụng vốn. Cũng nhờ đó, ngân hàng có ncái
nhìn toàn diện về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Định kỳ hoặc
đột xuất, kiểm soát viên tiến hành kiểm soát, phát hiện và có những biện
pháp xử lý kịp thời để nâng cao chat lượng cho vay tiêu dùng, đồng thời
tránh gây rủi ro đối với ngân hàng.
22
1.4.2. Nhân tố khách quan
Ngoài các yếu tố chủ quan kể trên, chất lượng CVTD tại NHTM còn
chịu tác động của các nhân tố khách quan sau.
Thứ nhất, nhân tố khách hàng
Đây là nhân tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng cho vay
của ngân hàng. Khách hàng là người vay vốn đồng thời cũng là người có
nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. Khách hàng chính là đối tượng tác động trực tiếp
tới kết quả kinh doanh của ngân hàng. Đối tượng ngân hàng hướng vào có
thể khác nhau tủy vào mục đích sản phẩm của ngân hàng. Với sản phẩm
phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh thì đối tượng mà các ngân hàng

hướng tới ở đây là cá doanh nghiệp. Còn đối với khách hàng trong CVTD
thì chủ yếu tập trung vào các cá nhân và hộ gia đình – những người có thu
nhập ổn định. Việc thu nợ của ngân hàng có diễn ra theo đúng quy đinh hay
không hoàn toàn phụ thuộc vào tổng thu nhập của khách hàng trong tương
lai. Nếu có thu nhập cao và ổn định thì khả năng trả nợ của khách hàng tốt.
Tuy nhiên, thu nhập của khách hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bất kỳ
sự biến động nào về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật … hoặc các tác động
tới thu nhập của khách hàng như thiên tai, lũ lụt, bệnh tật …đều làm giảm
nguồn thu nhập của khách hàng và làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân
hàng. Bên cạnh yếu tố bất khả kháng, việc trả nợ ngân hàng còn phụ thuộc
vào thái độ ý thức trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng. Nếu là khách
hàng có ý thức cao trong việc trả nợ thì cho dù kinh tế hay thu nhập có khó
khăn thì họ vẫn tìm cách xoay sở để thanh toán cho ngân hàng đúng hạn,
góp phần vào việc giảm thiểu nợ quá hạn và làm giảm khả năng mất vốn của
ngân hàng. Ngược lại, có những khách hàng có thu nhập cao, có khả năng
trả nợ nhưng lại cố tình chây ì không trả nợ cũng là một nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng có các biện
23

×