Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của Công ty Điện lực Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.09 KB, 20 trang )

A. LỜI NÓI ĐẦU
“ Hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, thực hiện đường lối phát triển Điện
lực của Đảng, được Nhà nước tập trung đầu tư và chỉ đạo ngành điện lực Việt Nam
đã từng bước đi lên và không ngừng phát triển”. Trong nền kinh tế quốc dân, Tổng
công ty Điện lực Việt Nam là một tập đoàn kinh tế mạnh, chịu trách nhiệm quản lí,
vận hành toàn bộ hệ thống điện của cả nước. Ngành điện lực đã có những đóng
góp to lớn góp phần bảo vệ Tổ quốc trong những giai đoạn lịch sử trước đây và sự
nghiệp xây dựng đất nước ngày nay. Vai trò của năng lượng vô cùng quan trọng,
quyết định đến nhịp độ phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Trên đà phát triển của đất nước, cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay và đặc biệt Việt Nam đã gia nhập WTO, để tồn tại và phát triển theo kịp xu
hướng chung của thời đại và quốc tế, ngành điện lực Việt Nam nói chung và công
ty Điện lực Thành phố Hà Nội nói riêng đã có những cố gắng không ngừng để
thích nghi với điều kiện mới để có thể hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả
cao nhất, không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân mà quan trọng
hơn là đảm bảo cho các hoạt động kinh tế chính trị, xã hội và văn hoá của Thủ đô.
Với mục đích tiếp cận thực tế hoạt động sản xuất và công tác quản lí tại Công
ty, vận dụng kiến thức học được từ nhà trường và thực tế, sau thời gian thực tập ở
Công ty, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc sỹ Vũ Thị Thuý Hường,
cùng với sự hướng dẫn của các bác, các chú các cô và các anh chị trong Công ty,
em đã nghiên cứu khái quát về Công ty, về bộ máy tổ chức quản lí, đặc điểm hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty và đã hoàn thành báo cáo thực tập của
mình. Tuy nhiên thời gian thực tập ngắn và kiến thức của em còn hạn chế nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo
hướng dẫn Thạc sỹ Vũ Thị Thuý Hường và các cô chú, anh chị Công ty Điện lực
Hà Nội để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Khoa Quản lý Kinh doanh 1 Huỳnh Thu Trang
I. Tổng quát về Công ty Điện lực Hà Nội
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty điện lực thành phố Hà Nội


Tên giao dịch: HANOI POWER COMPANY
Địa chỉ trụ sở chính: 69 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội
Điện thoại: 04 2200898
Fax: 04 2200899
Công ty Điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hoạch toán độc lập,
là đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Nhà máy đèn Bờ Hồ tiền thân công ty Điện lực Hà Nội được khởi công xây
dựng vào tháng 1/1895 với quy mô nhỏ, có 2 tổ máy phát điện 1chiều công suất
50Kw.
Ngày 18/11/1933 Hà Nội và các tỉnh lân cận được cung cấp dòng điện xoay
chiều. Nhà máy điện Hà Nội ra đời với xưởng phát điện Yên phụ và nhà máy phát
điện Bờ Hồ.
Từ năm 1954 đến năm 1964 lưới điện Hà Nội đã toả về các tỉnh Hưng Yên,
Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Việt Trì, Phú Thọ…Trụ sở 69 Đinh
tiên hoàng đã trở thành trung tâm phân phối điện cho các tỉnh châu thổ sông Hồng.
Từ năm 1965 đến năm 1973 trạm điện cột điện trở thành mục tiêu tiêu diệt
của đế quốc Mỹ.
Từ năm 1975 đến năm 1985 khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất ngành Điện
thủ đô bắt tay vào phục hồi nhằm củng cố và phát triển lưới điện nhằm đáp ứng
yêu cầu về điện cho sự phát triển của Thủ đô.
Sau năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới cùng với toàn ngành điện
công ty Điện lực Hà Nội đã chuyển mình theo cơ chế mới nhằm đáp ứng các nhu
cầu về chính trị, văn hoá và xã hội của Thủ đô.
Khoa Quản lý Kinh doanh 2 Huỳnh Thu Trang
Đặc biệt từ 4/1995 Công ty Điện lực Hà Nội trở thành đơn vị hạch toán độc
lập và đã có nhiều đổi mới trong khâu kinh doanh, coi khách hàng là bạn đồng
hành, là động lực để phát triển.
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
50 năm xây dựng và trưởng thành kế tiếp sự nghiệp, Công ty điện lực Hà Nội
đã có một lực lượng cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật công nhân đông đảo có trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ cao được đào tạo và trưởng thành trong lao động sản xuất
có kinh nghiệm vững vàng sẵn sàng tiếp thu những công nghệ tiên tiến trong công
tác quản lý vận hành lưới điện.
∗ Lĩnh vực hoạt động của công ty:
- Kinh doanh điện năng
- Tư vấn thiết kế điện
- Thí nghiệm và sửa chữa thiết bị điện
- Xây lắp các công trình điện đến 110Kv
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị điện
- Khảo sát, lập kế hoặch lưới điện cấp Quận, Huyện
- Kinh doanh vật tư thiết bị điện
- Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng
- Tư vấn đầu tư xây dựng các dự án viễn thông công cộng
- Kinh doanh bất động sản
- Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất
- Qủan lí bất động sản
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
- Xây dựng công trình
- Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng
- Hoàn thiện các công trình xây dựng
- Cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ có kèm người điều khiển
- Các dịch vụ khác về điện
∗ Số lượng các đơn vị trực thuộc công ty:
- 14 điện lực ở các quận, huyện nội ngoại thành
Khoa Quản lý Kinh doanh 3 Huỳnh Thu Trang
- 1 xưỏng công tơ
- 1 xí nghiệp quản lý lưới điện 110Kv
- Trung tâm viễn thông và công nghệ thông tin
- 1 Ban quản lí dự án lưới điện Hà Nội
- 1 Đội thí nghiệm điên

- 18 Phòng ban chức năng
- Và một số đơn vị phụ thuộc khác
Từ nhiệm vụ chính được giao, Ban Giám đốc đã kiện toàn ổn định về tổ chức
bộ máy quản lí tinh giảm gọn nhẹ, bố trí sắp xếp các phong ban thực hiện đúng
chức năng nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, hằng năm đều đạt được chỉ tiêu
và kế hoặch đề ra và thu được lợi nhuận. Đóng góp nghĩa vụ đối với Nhà nước đầy
đủ, đảm bảo các chế độ với người lao động, đời sống cán bộ kỹ sư công nhân trong
toàn công ty ổn định và luôn được nâng cao.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý
Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, đảm bảo kinh doanh có lãi, bộ máy quản
lí của Công ty Điên lực Hà Nội được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng.
Ban lãnh đạo Công ty gồm: Giám đốc và 3 Phó Giám đốc.
Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm lãnh đạo công việc chung của Công ty.
Gíam đốc Công ty chịu trách nhiệm lãnh đạo công việc chung của Công ty, trực
tiếp chỉ đạo: Văn phòng, phòng Kế hoạch, phòng Tổ chức, phòng Đối ngoại,
phòng Thanh tra. Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu
trách nhiệm về vấn đề mà mình phụ trách.
Phó Gíam đốc kỹ thuật: Chịu sự chỉ đạo của Giám đốc, giúp Giám đốc giám
sát, quản lí toàn bộ khâu kỹ thuật vận hành lưới điện toàn Thành phố.
Phó Giám đốc kinh doanh: Chịu sự chỉ đạo của Giám đốc, phụ trách quản lí
kinh doanh mua bán điện của Công ty, theo dõi hoạt động của 14 đơn vị Điện lực
quận huyện, phòng kinh doanh và phòng quản lí lưới điện nông thôn.
Phó Giám đốc xây dựng: Chịu trách nhiệm và theo dõi chỉ đạo của Giám đốc
điều hành việc đầu tư, phát triển cải tạo lưới điện, xây dựng cơ bản và liên hệ công
tác nước ngoài.
Khoa Quản lý Kinh doanh 4 Huỳnh Thu Trang
Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban
- Văn phòng: là đơn vị hành chính, quản trị giúp Giám đốc công ty chỉ đạo
công tác văn thư, lưu trữ, tuyên truyền.
- Phòng kế hoạch: là phòng nghiệp vụ giúp Giám đốc công ty quản lí công tác

kế hoặch về hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng trong toàn công ty, hướng
dẫn các đơn vị lập kế hoặch tổng thể cho toàn công ty. Tham mưu cho Giám đốc
sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực. Phòng kế hoăch còn có nhiệm vụ giao
kế hoạch và cùng các đơn vị này tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt kế hoặch
được giao.
- Phòng tổ chức lao động: có chức năng giúp Giám đốc quản lí về lĩnh vực tổ
chức sản xuất, quản lý cán bộ và nhân lực, tổ chức thực hiện về lao động tiền
lương, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho toàn công ty.
- Phòng kỹ thuật: Là đơn vị quản lí về công tác kỹ thuật trong các khâu quy
hoặch, xây dựng, vận hành, sửa chữa và cải tạo lưới điện của công ty. Phòng kỹ
thuật có nhiệm vụ giám sát kỹ thuật, đôn đốc các đơn vị sửa chữa vận hành trong
công ty thực hiện các quy trình, quy tắc, các tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành.
Nghiên cứu úng dựng khoa học kỹ thuật sáng tạo vào sản xuất kinh doanh, tham
gia đào tạp, bồi dưỡng cán bộ công nhân kỹ thuật.
- Phòng kinh tế đối ngoại- xuất nhập khẩu: Giúp Giám đốc công ty quản lý,
điều hành hoạt động kinh tế đối ngoại, hợp tác với nước ngoài về hoạt động xuất
nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ cao phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
- Phòng kế toán- hành chính: Tham mưu giúp Giám đốc về quản lý kinh tế tài
chính, thu thập số liệu và phản anh toàn bộ hoạt động tài chính của công ty. Tổ
chức bộ máy kế toán và thực hiện chế dộ hạch toán kế toán cho phù hợp với tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cũng như các quy định của nhà
nước về chế độ hạch toán.
- Phòng kinh doanh: Là phòng nghiệp vụ giúp Giám đốc quản lý công tác
kinh doanh bán điện trong phạm vi toàn công ty. Tổng hợp phân tích tình hình thực
hiện kế hoạch kinh doanh bán điện của các điện lực quận, huyện. Từ đó tham mưư
Khoa Quản lý Kinh doanh 5 Huỳnh Thu Trang
đề xuất các ý kiến, biện pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện các hoạt động kinh doanh
của toàn công ty, bảo đảm hoàn thành kế hoặch sản xuất kinh doanh.
- Phòng xây dựng cơ bản: Giúp việc cho Giám đốc điều hành các dự án, thực

hiện chức năng đầu mối trong việc lập và duyệt dự án đầu tư, thiết bị kỹ thuật, tổng
dự toán, quản lý quá trình lập dự án cho tới lúc nghiệm thu, bàn giao công trình,
thông qua việc ký hợp đồng với các tổ chức tư vấn, cung ứng thiết bị vật tư và thi
công xây lắp nhằm thực hiện hoàn thành công trình đảm bảo chất lượng và hiệu
quả của quá trình đầu tư.
- Phòng kiểm định đo lường chất lượng điện (KCS): được sự uỷ quyền của
trung tâm đo lường chất lượng Nhà nước, phòng KSC có chức năng là kiểm tra,
hiệu chỉnh chất lượng công tơ đo đếm và các thiết bị đo đếm điện trước khi đưa
vào vận hành trong mạng lưới. Kiểm tra chất lượng càng đạt hiệu quả, thì chất
lượng công tơ và các thiết bị đo đếm khác càng cao, hạn chế được các tổn thất điện
năng, tạo điều kiện cho quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao.
- Phòng bảo vệ- quân sự: Dự thảo các phương án bảo vệ, xây dựng, bổ sung
sửa chữa đổi nội quy bảo vệ trong toàn công ty. Tổ chức lực lượng tự vệ đúng
hướng, quản lý quân bị và phương tiện vận tải cần thiết cho quốc phòng.
- Phòng máy tính: Tuy mới thành lập từ 10.1991 nhưng nó chiếm một vị trí
quan trọng trong bộ máy quản lý của công ty, phòng là một bộ máy quan trọng
giúp cho công tác quản lý, tự động hoá một số khâu trong sản xuất kinh doanh làm
giảm đáng kể thời gian và chi phí.
- Phòng kinh doanh bán điện: có chức năng nhiệm vụ tính toán, làm hoá đơn
tiền điện, tổng hợp lưu trữ số liệu đầu ra đầu vào như theo dõi nợ đọng, làm các
biểu báo cáo, nối mạnh cập nhật số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh kịp thời
báo cho Ban Giám đốc và các đơn vị.
- Phòng thanh tra- pháp chế: Tham mưu giúp giám đốc về công tác quản lí
hướng dẫn thực hành kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh, mua bán điện và các mặt khác của công ty.
Khoa Quản lý Kinh doanh 6 Huỳnh Thu Trang
- Ban quản lý dự án lưới điện: Thực hiện các chức năng đầu mối trong việc
lập và trình duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, quản lí quá trình
thực hiện dự án cho tới lúc nghiệm thu, bàn giao công trình.
II. Kế hoạch hoạt động của công ty

1. Chiến lược kinh doanh
- Chiến lược kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp, tuy đặc thù là công ty kinh doanh độc quyền nhưng công
ty luôn chú trọng đến chiến lược phát triển, không ngừng đổi mới, nâng cao trình
độ quản lí kinh doanh, dịch vụ khách hàng, đẩy mạnh công tác phát triển khách
hàng, mở rộng thị trường bằng nhiều biện pháp sáng tạo, linh hoạt.
- Cùng với công tác phát triển khách hàng, công tác nâng cao chất lượng dịch
vụ khách hàng là một nhiệm vụ trọng tâm luôn đươc Công ty đặc biệt chú trọng.
Công ty đã nghiên cứư sửa đổi, bổ sung và ban hành các Quy trình, Quy định,
hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh, đơn giản hoá và công khai các thủ tục trên các
phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo đúng với các điều khoản của Luật điện
lực.
- Đi đôi với công tác nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, Công ty luôn
chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí. Triển
khai thống nhất trong toàn Công ty chương trình quản lí thông tin khách hàng
(CMIS), nghiên cứu cải tiến đổi mới phân cấp trong công tác lập hoá đơn thu tiền
điện, đa dạng hoá hình thức thu tiền điện.
- Để đáp ứng kịp thời với tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng và có nhịp độ
tăng trưởng kinh tế xã hội mạnh mẽ của Thủ đô thì công tác đầu tư xây dựng cũng
là nhiệm vụ trọng tâm của Công ty, Công ty luôn không ngừng đầu tư phát triển và
hiện đại hoá cơ sở hạ tầng lưới điện trên toàn thành phố Hà Nội.
- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được Công ty Điện lực thành
phố Hà Nội luôn xác định là mục tiêu cơ bản và lâu dài nhằm xây dựng đội ngũ
cán bộn công nhân viên có năng lực trí tuệ, phẩm chất tốt đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của Công ty.
Khoa Quản lý Kinh doanh 7 Huỳnh Thu Trang
2. Công tác kế hoạch của công ty
Mọi hoạt động của Công ty đều được thực hiện theo kế hoăch, mục đích kinh
doanh của Ban giám đốc đã đề ra giúp Công ty đẩy mạnh công tác phát triển
khách hang, mở rộng thị trường. Căn cứ để xây dựng mục tiêu kế hoach sản xuất

kinh doanh của Công ty là căn cứ vào tốc độ phát triển của Công ty và Thủ đô, các
định hướng phát triển chung của nhà nước và các ban ngành có liên quan.
Công ty đề ra mục tiêu phát triển là căn cứ vào kết quả kinh doanh điện năng
và tỷ lệ tổn thất hàng năm. Căn cứ vào kết quả thực hiện mục tiêu kinh doanh trong
kỳ kế hoach trước. Mục tiêu gồm có mục tiêu trước mắt cho năm sau và mục tiêu
lâu dài cho các năm tiếp theo, từ đó đề ra phương pháp và lựa chọn phương án sản
xuất kinh doanh phù hợp nhất. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra Công ty
có các biện pháp cụ thể sau:
Hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh điện năng
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: tiếp tục cải tiến các
khâu dịch vụ, đơn giản hóa thủ tục mua bán điện vào tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng trong việc báo sửa chữa điện qua tổng đài 22222000.
Thực hiện đúng các quy định của Luật điện lực, nghiên cứu ban hành các quy
trình, quy dịnh và các văn bản hướng dẫn. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ CNV làm công tác kinh doanh, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công
nghệ trong các khâu của dây chuyền kinh doanh điện năng.
Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định, hướng dẫn trong kinh doanh điện năng
theo đúng tiêu chuẩn của hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000.
III. Các công tác quản lý nguồn lực
1. Quản lý nhân sự
Khoa Quản lý Kinh doanh 8 Huỳnh Thu Trang

×