Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY LÂM SẢN GIÁP BÁTTRONG NHỮNG NĂM TỚI, VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.18 KB, 25 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS: Vũ Thị Uyên đã tận tình
hướng dẫn,chỉ bảo và tạo mọi thuận lợi nhất trong suốt quá trình em làm báo cáo
rổng hợp.Các thầy cô Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân,đặc biệt là các thầy cô
giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực đã dạy dỗ em những kiến thức
ban đầu và dìu dắt em trong quá trình em học tập tại trường để trở thành một cán bộ
nhân sự chuyên ngành Quản trị nhân lực.
Em xin cám ơn các cô các chú cán bộ công nhân viên trong Công ty Lâm sản
Giáp Bát đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Công ty và giúp đỡ em trong quá
trình thực tập và làm Báo cáo tổng hợp .Gia đình và bạn bè đã luôn động viên, tạo
điều kiện tốt nhất để em hoàn thành những bước đầu,trong cả quá trình thực tập tốt
nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn !
SVTH: Hoàng Đình Dương Khoa: KT & QL nguồn nhân lực
MỤC LỤC
Lời nói đầu...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY LÂM SẢN GIÁP BÁT............2
1, Quá trình hình thành và phát triển của công ty........................................................2
2, Cơ cấu tổ chức bộ máy..............................................................................................2
3, Cơ cấu lao động phân theo giới tính, tuổi, thâm niên công tác và chuyên môn trình
độ được đào tạo.............................................................................................................6
4, Cơ cấu lao động toàn công ty năm (2006-2007-2008)..............................................9
5, Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Lâm sản Giáp Bát................11
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA
CÔNG TY LÂM SẢN GIÁP BÁT...........................................................................13
1, Các hoạt động Quản trị nhân lực.............................................................................13
2, Đánh giá chung các hoạt động Quản trị nhân lực...................................................16
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG
NHỮNG NĂM TỚI, VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC..........................17
1, Phương hướng hoạt động của Công ty trong những năm tới..................................17
2,Phương hướng của hoạt động Quản trị nhân lực.....................................................18


3, Hướng chọn đề tài. .................................................................................................20
Kết luận.......................................................................................................................21

SVTH: Hoàng Đình Dương Khoa: KT & QL nguồn nhân lực
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. NNL : Nguồn nhân lực.
2. NLĐ : Người lao động.
3. LĐ : lao động.
4. DN : Doanh nghiệp.
5. ĐT_PT : Đào tạo và phát triển.
6. NSLĐ : Năng suất lao động.
7. LĐQL : Lao động quản lý.
8. CNSX : Công nhân sản xuất.
9. ĐH : Đại học.
10. CĐ : Cao đẳng.
11. TB : Trung bình.
12. CNV : Công nhân viên.
SVTH: Hoàng Đình Dương Khoa: KT & QL nguồn nhân lực
LỜI NÓI ĐẦU
Trong các yếu tố thúc đấy sự phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp thì
nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất. Bởi lẽ, khi con người đã có trình
độ văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ cao, có tay nghề vững sẽ là yếu tố quyết định để sử
dụng phương pháp công nghệ hiện đại. Nhưng những con người như vậy quả thực
không sẵn có.
Chúng ta trải qua gần 20 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa đã được hình thành song vẫn còn rất sơ khai, thiếu đồng bộ và nhiều
vướng mắc trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong kế hoạch 10 năm (2001 – 2010)
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về việc phát triển nguồn nhân lực và xây dựng
thế hệ trẻ Việt Nam là đặt con người lên vị trí trung tâm, khơi dậy mọi tiềm năng cá
nhân và cả cộng đồng dân tộc, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển

văn hoá xã hội, giữa đời sống vật chất với đời sống tinh thần.
Bên cạnh đó, ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển và được ứng
dụng rộng rãi trong sản xuất kinh doanh, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
phụ thuộc nhiều vào tay nghề, kiến thức kỹ năng của người lao động. Mặt khác, nó
làm cho kiến thức kỹ năng của người lao động nhanh chóng lạc hậu so với yêu cầu
của công việc. Trong khi đó đào tạo – phát triển nguồn nhân lực là cơ sở để doanh
nghiệp tạo ra và duy trì được một lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của đơn vị.
Đào tạo – phát triển còn là công cụ thoả mãn nhu cầu học tập của người lao động,
khuyến khích và tạo điều kiện cho họ nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực
hiện công việc. Tuy đào tạo – phát triển đòi hỏi chi phí khá lớn nhưng nó vẫn được
khẳng định là một hoạt động đầu tư, mang lại hiệu quả, lợi nhuận cho doanh nghiệp
vì vai trò của con người ngày càng trở nên quan trọng, quyết định tới sự thành công
của tổ chức.
Em xin chân thành cám ơn !
SVTH: Hoàng Đình Dương 1 Khoa: KT & QL nguồn nhân lực
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY LÂM SẢN GIÁP BÁT
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty lâm sản Giáp Bát có một quá trình hình thành và phát triển hơn 45 năm ,tiền
than là nhà máy gỗ k42 quân đội với nhiệm vụ cung cấp gỗ xẻ phục vụ cho việc xây
dựng kiếm thiết thủ đô và các tỉnh lân cận.
Trải qua quá trình phát triển dầy khó khăn ,thử thách, đến tháng 11năm
1996,công ty đổi tên thành Xí nghiệp chế biến Lâm sản Giáp Bát và được giao cho
Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam quản lý.Năm 1998,Xí nghiệp chế biến lâm sản
Giáp Bát được đổi tên thành nhà máy gỗ Hà Nội.Tháng 12 năm 2006 hợp nhất giữa
nhà máy gỗ Hà Nội và Xí nghiệp mộc Giáp Bát thành công ty Lâm sản Giáp Bát theo
quyết định số 437/HĐQT/TCT/TCLĐ-QĐ của tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.
Tên giao dịch:
Tiếng Việt :Công ty Lâm sản Giáp Bát.
Tiếng Anh: Vinafo giap bat.
Trụ sở chính của công ty đặt tại số 32 phố Đại Từ-Đại Kim-Hoàng Mai-Hà Nội.

Điện thoại:04.6414869 ; 04.6414961.
Fax :04.6414388 ; 04.6414961.
Vốn kinh doanh:khoảng 300tỷ đồng.
Công ty Lâm sản Giáp Bát ra đời và phát triển trong công cuộc đổi mới của đất
nước,từ xí nghiệp nhỏ bé ,cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu cùng với đội ngũ cán bộ
công nhân viên chắp ghép thiếu đồng bộ.Nhưng khi hợp nhất từ hai đơn vị thành
công ty Lâm sản Giáp Bát thi đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của
ngành Lâm nghiệp nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Trong cơ chế thị trường, việc thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp là không đơn
giản ,cơ cấu tổ chức đó làm thế nào tận dụng hết khả năng của bộ phận cũng như
những con người trong tổ chức, đồng thời phải phù hợp với loại hình sản xuất kinh
doanh cũng như loại hình doanh nghiệp mà công ty đó đang đảm nhận.
.C«ng ty Lâm sản Giáp Bát. là một doanh nghiệp Nhà nước, đứng đầu là Giám
đốc do bộ Thương mại bổ nhiệm. Giám đốc tổ chức quản lý điều hành mọi hoạt động
của Công ty và đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật
SVTH: Hoàng Đình Dương 2 Khoa: KT & QL nguồn nhân lực
và các cơ quan quản lý Nhà nước.Ngoaì ra Giám đốc còn chỉ đạo xuống các phòng
ban và cac xưởng khi cần thiết, Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc, phó giám
đốc phụ trách lĩnh vực sản xuất,và phụ trách về lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu
(trực tiếp quản lý và điều hành các văn phòng giao dịch kinh doanh xuất nhập khẩu)
và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về lĩnh vực công tác được giao.

SVTH: Hoàng Đình Dương 3 Khoa: KT & QL nguồn nhân lực
Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức bộ máy của công ty.

(Nguồn: Phòng Tổ chức Công ty Lâm sản Giáp Bát)
SVTH: Hoàng Đình Dương 4 Khoa: KT & QL nguồn nhân lực
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng tổ
chức
hành
chính
Phòng kế
toán tài
chính
Phòng
kỹ thuật
sản xuất
Phòng kế
hoạch thị
trường
Các bộ phận sản xuất
Phân
xưởng
mộc I
Phân
xưởng
mộc I
Phân
xưởng
mộc I
Các bộ phận sản xuất
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ tham mưu chức năng
a. Phòng tài chính - kế toán
Hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty, có chức năng phản
ánh mọi hoạt động kinh tế phát sinh, tổng hợp phân tích hoạt động kinh tế trong quá
trình sản xuất kinh doanh thông qua giám đốc, tổ chức nghiệp vụ quản lý thu chi

ngoại tệ, đảm bảo thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, tiết kiệm phù hợp với pháp lệnh
hiện hành.
Phòng tài chính – kế toán tổ chức hạch toán kinh tế toàn Công ty, hướng dẫn
đơn vị trực thuộc Công ty xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn, tổng hợp kế
hoạch sản xuất kinh doanh toàn Công ty. Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản
xuất - kinh doanh của Công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê Nhà nước, tổng
hợp kết quả sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế hoạch thống kê, phân tích hoạt động
sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra kế hoạch của Công ty, ghi chép
phản ánh chính xác kịp thời và có hệ thống sự diễn biến của nguồn vốn, sử dụng vốn
hợp lý. Theo dõi công nợ của Công ty, phản ánh và đề xuất thu chi tiền mặt, các hình
thức thanh toán khác.
b. Phòng tổ chức - hành chính.
Hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty, là cơ quan tham
mưu giúp giám đốc Công ty xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý cũng như bộ máy
sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý và thực hiện công tác cán bộ, lao động tiền
lương, thực hiện mọi hoạt động về công tác hành chính, quản lý toàn công ty, thực
hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên.
Phòng tổ chức hành chính căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phải
thường xuyên nghiên cứu để đưa ra mô hình, điều lệ tổ chức bộ máy hoạt động của
các đơn vị trực thuộc và bố trí nhân sự. Quản lý hồ sơ lý lịch cán bộ công nhân viên
toàn Công ty, xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề cho cán
bộ công nhân viên toàn công ty quản lý tiền lương, xét duyệt quỹ lương, chi phí hành
chính bảo hộ lao động cũng như vấn đề tuyển dụng cán bộ công nhân viên mới. Thực
hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ đảng, xây dựng nội quy bảo vệ Công ty.
SVTH: Hoàng Đình Dương 5 Khoa: KT & QL nguồn nhân lực
c.phòng kế hoạch thị trường.
Xây dựng, theo dõi,điều động kế hoạch của các bộ phận trong công ty,nhằm
hoàn thành kế hoạch,đáp ứng kịp thời nhu cầu bán hàng,đảm bảo đồng bộ,sản xuất có
hiệu quả.
d.phòng kỹ thuật sản xuất.

Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất,tham mưu cho Giám đốc đề xuất các giải
pháp kỹ thuật nhằm tăng năng xuất lao động,tiết kiệm chi phí cho công ty. Từ đó kểm
tra giám sát các phân xưởng,phân tích các yếu tố đầu vào,từ đó đề xuất với Giám đốc
các định mức vật tư kỹ thuật trên cơ sở tiết kiệm chi phí,nâng cao chất lượng sản
phâmr.
- Khối các xưởng sản xuất: .
 Xưởng mộc 1:Nguyênliệu được rong cạnh,bào thẩm,bào cuốn,cưa,phay,soi
lắp,sơn phủ.
 Xưởng mộc 2:Dây chuyền thiết bị sản xuất đồ mộc từ ván nhân tạo.sản
phẩm được cắt,phủ Veneer,khoan,lắp ráp ,đánh bang,phun PU.
 Xưởng ván ghép thanh :phôI liệu được cắt ngắn,rong cạnh,phay,bào,ghép
ngang,trà nhám.
 Tổ cơ điện:Quản lý các trạm điện,sửa chữa máy móc,thiết bị điện trong công
ty.
3, Cơ cấu lao động phân theo giới tính,tuổi,thâm niên công tác và chuyên môn,
trình độ được đào tạo.
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm trong nhiều năm.
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là:520 người
SVTH: Hoàng Đình Dương 6 Khoa: KT & QL nguồn nhân lực
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường: ĐH Kinh tế Quốc dân
Bảng 3.1: Cơ cấu lao động phân theo giới tính,tuổi,thâm niên công tác và chuyên môn, trình độ được đào tạo.

T
T
Trình độ chuyên môn
được đào tạo
Tổng số
(Người)
Nữ Thâm niên nghề Tuôi (%)
<2 Năm

2-5
Năm
5-10
Năm
>10
Năm
<30
Năm
30-50
Năm
>50 Năm
1 Trên đại học 8 2 4 3 1 - 4 3 1
% Tỷ lệ 1,54% 1,35% 3,96% 2,22% 0,89% - 2,74% 1,57% 0,46%
2 Cao đẳng-ĐH 30 10 10 12 4 4 15 10 5
% Tỷ lệ 5,77% 6,76% 9,90% 8,89% 2,76% 2,885 10,27% 5,24% 2,73%
3 Trung câp-Sơ cấp 65 15 20 15 10 20 20 18 27
% Tỷ lệ 12,5% 10,14% 19,80% 11,11% 6,90% 14,39% 13,70% 9,42% 14,75%
4 CNKT 300 100 50 80 100 70 80 120 100
% Tỷ lệ 57,70% 67,57% 49,50% 59,26% 68,96% 50,36% 54,79% 62,83% 54,64%
5 Chưa qua đào tạo 117 23 17 25 30 45 27 40 50
% Tỷ lệ 22,50% 15,54% 16,83% 18,52% 20,69% 32,37% 18,49% 20,94% 27,32%
Tổng số 520 148 101 135 145 139 146 191 183
(Nguồn: tình hình lao động Công ty Lâm sản Giap Bát năm 2008)
SVTH: Hoàng Đình Dương 7 Khoa: KT & QL nguồn nhân lực

×