Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.54 KB, 40 trang )

Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
Chương 1
Cơ sở hình thành và khái niệm truyền thống
đoàn kết trong lịch sử dân tộc
Truyền thống bao giờ cũng là một sản phẩm của cộng đồng tồn tại lâu đời trên một
vùng đất nhất định. Truyền thống đoàn kết cũng là một sản phẩm của lịch sử, do cộng đồng
người Việt Nam tạo dựng trong quá trình hình thành và phát triển của mình với tất cả
những điều kiện và đặc điểm của Tổ quốc Việt Nam
Vậy những cơ sở nào tạo dựng nên truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Nhìn
lại trong suốt tiến trình lịch sử của mình, truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam cũng
được hình thành và phát triển cùng với tiến trình dựng nước và giữa nước của dân tộc Việt
Nam. Hay nói cách khác, truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam chính là một sản
phẩm được sinh ra trong một tiến trình lịch sử vĩ đại của dân tộc: tiến trình dựng nước và
giữa nước cũng như quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Có đặt trong bối cảnh lịch sử như vậy, ta mới có thể thấy hết được mối quan hệ của
truyền thống đoàn kết với các truyền thống khác của dân tộc ta cũng như sự phát triển của
lịch sử. Điều đó đã tạo nên một nền văn hóa Việt Nam phong phú và đặc sắc, với các thang
đo giá trị truyền thống khác nhau nhưng luôn có sự thống nhất biện chứng với nhau và
không tách rời lẫn nhau. Mà truyền thống đoàn kết cũng là một trong những biểu trưng của
các giá trị đó.
Truyền thống đoàn kết bản thân nó không phải ngẫu nhiên tự nó xuất hiện, mà nó
được hình thành trên những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định, và ứng với mỗi vùng, mỗi
quốc gia nó cũng có những biểu hiện khác nhau. Xét ở hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam,
truyền thống đoàn kết được hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc
dựa trên những cơ sở chủ yếu sau đây:
1
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
1.1. Cơ sử hình thành
1.1.1. Cơ sở điều kiện tự nhiên
Truyền thống đoàn kết lúc khới thủy ban đầu là do lao động sản xuất của con người
mà hình thành nên. Buổi ban đầu khi loài người xuất hiện sự nhận thức về thế giới chưa


cao, chính lao động sản xuất đã dần dần biến đổi sự nhận thức của họ. Điều kiện tự nhiên,
thiên nhiên lúc bấy giờ nhiều hiểm nguy, qua thời gian con người đã dần nhận thức và lao
động cải tạo tự nhiên theo mục đích của mình. Thiên nhiên khắc nghiệt cộng với trình độ
nhận thức thiên nhiên chưa cao và lao động sản xuất đã dần hình thành nên tinh thần gắn
kết tự nhiên trong mổi con người. Bởi vậy, có thể nói rằng, truyền thống đoàn kết là một
tinh thần tốt đẹp của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, do điều
kiện tự nhiên của mỗi quốc gia khác nhau nên truyền thống ấy mang nét đặc trưng riêng
biệt của mỗi dân tộc trên thế giới, ngay cả những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Việt nam là một quốc gia nặn trong vùng khí hậ nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên khá ưu đãi
cho con người nhưng cũng mang lại nhiều hiểm nguy, và những đặc thù khác của điều kiện
tự nhên nên truyền thống đoàn kết dân tộc Việt nam mang những nét riêng biệt.
Ngay từ thời nguyên thủy, trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, khắc nghiệt, lại
do trình độ còn thấp kém, công cụ lao động thô sơ, người vượn phải tập hợp với nhau thành
từng bầy, cùng chống thú dữ để tự vệ, đó là những bầy người nguyên thủy. Đây chính là cơ
sở, là nền móng quan trọng hình thành truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Nước Việt Nam có địa hình đa dạng bao gồm rừng núi trùng điệp, lại có đồi thấp,
thung lũng rộng, có đồng bằng các châu thổ rộng lớn và thềm lục địa nông. Một dải bờ biển
dài trên 3000km và một hệ thống sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sinh
vật phát triển. Do đó Việt Nam có đầy đủ điều kiện cần thiết cho con người sinh sống và
phát triển. Với đặc điểm này, từ rất sớm trên lãnh thổ nước ta đã phát triển một nền nông
nghiệp lúa nước rực rỡ ( đỉnh cao là nền văn hóa lúa nước văn minh sông Hồng).
Bên cạnh những thuận lợi đó Việt Nam còn có biết bao khó khăn và thử thách của
vùng nhiệt đới ẩm. Chịu ảnh hưởng gió mùa như mưa nguồn, nước lũ, bão tố, hạn hán, lũ
2
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
lụt, dịch bệnh thường xuyên đe dọa . Những yếu tố thiên tai đó thường xuyên đe dọa cuộc
sống của nhân dân ta, vốn chủ yếu là cư dân nông nghiệp. Càng về trước khi mức sản xuất
thấp, trình độ tổ chức của xã hội còn hạn chế thì sức hoành hành của thiên tai càng dữ dội
và cuộc chiến đấu khắc phục khó khăn của người ngày càng gian khổ, ác liệt. Từng cá
nhân, từng gia đình hoàn toàn bất lực trước thiên tai. Chỉ có chung sức lại trong những

cộng đồng lớn, dưới sự tổ chức của bộ máy tập trung, con người mới có thể đắp đê, làm
thủy lợi, từng bước chế ngự thiên tai để phát triển nông nghiệp.
Như chúng ta đã biết, yêu cầu có tính chất sống còn của một nền nông nghiệp lúa
nước điển hình chính là vấn đề trị thủy, chống chọi với thiên nhiên để tồn tại và phát triển.
Chính vì vậy việc phát triển nông nghiệp phải gắn liền với công việc trị thủy từ rất sớm.
Hạn thì phải đào mương dẫn nước vào ruộng cày cấy nuôi cây lúa, úng lụt thì phải đắp bờ
thửa, bờ vùng để ngăn lũ lụt. Việc tập hợp lực lượng, huy động mọi nguồn lực trong xã hội
tập trung cho vấn đề trị thủy trở thành vấn đề hết sức quan trọng. Chính vì nhận thức được
yêu cầu này, từ rất sớm người Việt cổ đã tự nguyện liên kết lại với nhau trong các công xã,
nhiều công xã lại liên kết với nhau cũng không nhằm ngoài mục đích trên. Trên cơ đó, nhà
nước đã ra đời. Truyền đoàn kết của dân tộc ta cũng bắt đầu xuất phát từ đó. Tính liên kết
cộng đồng là một chuẩn mực xã hội của bản sắc văn hóa Việt Nam. Tình làng nghĩa xóm là
một sức mạnh văn hóa mang tính bản chất trong văn hóa Việt Nam. Chính tinh thần đoàn
kết tương thân tương ái đã tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần vô cùng lớn lao để người
Việt Nam vượt qua sóng gió và trụ vững trên mảnh đất này.
Như vậy, cuộc đấu tranh với thiên nhiên-một thiên nhiên vừa đẹp, vừa khắc nghiệt,
vừa thuận vừa nghịch, vừa ưu đãi vừa thử thách con người sớm đã đòi hỏi con người phải
đoàn kết lại với nhau. Đó là một cơ sở khách quan dẫn đến sự hình thành và phát triển
truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
1.1.2. Cơ sở điều kiện xã hội
Ngoài cơ sở điều kiện tự nhiên thì cơ sở về điều kiện xã hội cũng là một trong những
nhân tố tạo nên truyền thống đoàn kết của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, lịch
sử xã hội của mỗi dân tộc không giống nhau cho nên tinh thần ấy cũng sẽ mang những nét
3
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
của điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi dân tộc trên thế giới. Khác với các quốc gia khác, lịch
sử dân tôc Việt nam có dòng chảy chủ đạo là lịch sử dựng nước và giữ nước gần như xuyên
suốt . Trong khi đó, các quốc gia khác tuy cũng có sự nghiệp đấu tranh bảo vệ dân tộc
nhưng nó có những đặc điểm khác biệt với Việt nam. Bởi vậy, họ có truyền thống đoàn kết
bên cạnh những đặc điểm tương đồng thì còn có những điểm khác biệt mang đặc trưng

riêng của mỗi quốc gia dân tộc.
Nước ta trong quá trình phát triển lịch sử của mình luôn bị đè nặng bởi sự đe dọa xâm
lược từ bên ngoài, mà chủ yếu là từ một quốc gia lớn mạnh ở phương Bắc-Trung Quốc.
Đối với đế chế đó, mảnh đất chúng ta luôn là một miếng mồi ngon mà chúng luôn thèm
khát. Đối với mối nguy cơ to lớn từ bên ngoài ấy, người Việt phải đoàn kết lại với nhau,
tạo nên một sức mạnh tổng hợp, cùng nhau vùng lên đấu tranh, giữ vững độc lập chủ
quyền, chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược liên tiếp của các thế lực bên ngoài là một
nhiệm vụ mang tính chất sống còn của lịch sử dân tộc. Chính yêu cầu này mà đã góp phần
cố kết người Việt lại với nhau, tạo truyền thống đoàn kết lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Cuộc chiến đấu chống xâm lược là một thử thách ghê gớm nhất, toàn diện nhất sức sống
của một dân tộc. Để chiến đấu và chiến thắng một kẻ thù mạnh hơn, dân tộc ta phải phát
huy tất cả sức mạnh của đất nước, của nhân dân. Đó là một sức mạnh tổng hợp tạo nên từ
nhiều yếu tố, trong đó đoàn kết toàn dân vì đại nghĩa của dân tộc, vì quyền lợi chung và tối
cao của tổ quốc là nhân tố cơ bản nhất. Đoàn kết thống nhất vì mục tiêu độc lập tự do và
trên cơ sở đó phát huy sức mạnh tiềm tang của toàn dân, đó là con đường chiến đấu và
chiến thắng của nhân dân trước họa ngoại xâm. Lịch sử bốn ngàn năm giữ nước đã cho
thấy, những lúc nào giữa vững và phát huy được được sức mạnh đoàn kết của toàn dân thì
cuộc chiến tranh yêu nước sớm muộn gì cũng sẽ giành được chiến thắng.
Như vậy, cùng với cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, xây dựng đất nước, cuộc
đấu tranh lâu dài chống ngoại xâm bảo vệ đất nước là cơ sở khách quan thứ hai quy định
truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Trước thiên tai, nhân dân ta phải tập hợp lại
để chung sức làm ăn, đắp đê, làm thủy lợi, xây dựng và bảo tồn cuộc sống. Trước giặc
ngoại xâm lớn mạnh và tàn bạo, nhân dân ta càng phải đoàn kết thống nhất để đánh giặc
4
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
giữ nước. Truyền thống đoàn kết của dân tộc ta cũng xuất phát từ chính hai yêu cầu khách
quan đó.
Bên cạnh những yếu tố đó, ta còn có thể thấy rằng truyền thống đoàn kết còn có cơ sở
hình thành ngay trong bản thân mỗi con người Việt Nam. Như chúng ta đã biết, tình cảm
yêu thương con người-giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn là một thứ tình cảm tự

nhiên, được hình thành từ rất sớm của người Việt. Có thể nói đây là một thứ dân tộc tính
đặc biệt của người Việt ( người Việt luôn tự xem mình là đồng bào với nhau-có trách
nhiệm tương trợ giúp đỡ lẫn nhau). Cộng với sự chi phối của các yếu tố nêu trên đã nâng
thứ tình cảm này lên trở thành truyền thống đoàn kết ( mang đậm dấu ấn của tinh thần nhân
văn, tư tưởng yêu thương con người của người Việt) trong tiến trình phát triển của lích sử
dân tộc.
1.2. Khái niệm truyền thống và truyền thống đoàn kết trong lịch sử Việt
Nam
1.2.1. Khái niệm về truyền thống
Hiểu theo nghĩa thông dụng: Truyền thống là một thói quen được lặp đi lặp lại. Còn
truyền thống lịch sử mà chúng ta đề cập đến ở đây có ý nghĩa rộng lớn, bao quát hơn nhiều.
Đó là tất cả những gì được hình thành trong cuộc sống, được lặp đi lặp lại nhiều lần trong
lịch sử để trở thành nề nếp, thói quen và đạt tới giá trị chuẩn mực trên các lĩnh vực trong lối
sống(kể cả ăn,mặc,ở,đi lại,kiến trúc,học hành...);trong tư duy, trong ứng xử (ứng xử hiểu
theo nghĩa rộng- trong mối quan hệ giữa người với người, bao hàm cả giao tiếp, cả giá trị
tinh thần, đạo lý tức là bao gồm các bậc thang giá trị); trong cung cách làm ăn.
Ba đặc trưng của truyền thống
Một là: truyền thống có tính ổn định và bền vững tương đối, lặp đi lặp lại qua các thế
hệ, trở thành thói quen,tập quán trong xã hội, trong cộng đồng người. Truyền thống có sức
sống dai dẳng, tồn tại lâu dài. Cái nhất thời không phải là truyền thống.
5
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
Hai là: Truyền thống mang tính cộng đồng được cộng đồng người thừa nhận ở nhiều
cấp độ và hình thức khác nhau như: Trong nghề nghiệp, nhóm xã hội, giai cấp, tầng lớp,
dân tộc, quốc gia, khu vực.
Ba là: Truyền thống mang tính lưu truyền từ đời này sang đời khác, và góp phần quy
định những chuẩn mực ứng xử, giá trị, tư tưởng, lễ nghi... Trong cộng đồng người và trong
xã hội
1.2.2. Khái niệm Đoàn kết
Đoàn kết là sự đồng thuận và đóng góp của mỗi cá nhân trong một nhóm. Vì một mục

đích hay một công việc chung nào đó, mà không làm phương hại đến lợi ích của người
khác.
Đoàn kết là sự hòa thuận của mỗi cá nhân trong nhóm, đoàn kết là sự chấp nhận và
đóng góp của mỗi người cho một mục đích hay một công việc chung nào đó
Đoàn kết là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Có đoàn kết mới có dân chủ. Trong
xu thế hội nhập hiện nay của thế giới, đoàn kết càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp, cùng hướng tới sự phát triển
bền vững.
Ý nghĩa đoàn kết:
Đoàn kết sẽ làm cho mọi công việc trở nên dễ dàng hơn, đoàn kết sẽ tạo nên sức
mạnh to lớn, chiến thắng mọi khó khăn thử thách (Đoàn kết là sức mạnh)
Đoàn kết tạo nên những kinh nghiệm phối hợp, tạo nên sự nhiệt tình, hăng hái để
hoàn thành nhiệm vụ và tạo nên bầu không khí vui vẻ.
Đoàn kết tạo cho mọi người có cảm giác được tôn trọng
Đoàn kết tạo nên ý thức thuộc về bổn phận và tăng cường bản chất tốt đẹp cho mọi
người
Đoàn kết giúp cho mối quan hệ của con người gần gũi, thân ái với nhau hơn, tạo ra
nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Đoàn kết khác với bè phái
6
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
Bè phái là sự liên kết cuả một nhóm người có mục đích không trong sáng, thiếu lành
mạnh nhằm đối lập với những người khác
1.2.3. Truyền thống đoàn kết trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Được hình thành từ trong cội nguồn lịch sử sâu xa của dân tộc, được thể hiện trong
mọi lĩnh vực của xã hội, trong sinh hoạt hằng ngày, trong lao động sản xuất, tiêu biểu được
thể hiện nổi bật với tinh thần đoàn kết trong đấu tranh chống ngoại xâm, đã tồn tại như một
quy luật sinh tồn của dân tộc. Người Việt Nam ý thức rằng mình sinh ra cùng một bọc
trứng, gắn với nhau bởi nghĩa “đồng bào”. Dù sống ở đâu đều có chung một cội nguồn,
một ngày giỗ tổ Hùng Vương.

Truyền thống đoàn kết dân tộc ta, buổi ban đầu đơn giản chỉ là sự giúp đỡ lẫn nhau
trong đời sống, từ đó gắn kết với nhau bằng một sợi dây vô hình nhưng chặt chẽ. Là sự
thống nhất, gắn kết trong mối quan hệ giữa Nhà – Làng – Nước. Trải qua quá trình vận
động và phát triển của lịch sử dân tộc, tinh thần ấy ngày càng phát triển mạnh mẽ, là sức
mạnh tinh thần, là cơ sở vững chắc đưa dân tộc Việt nam vượt qua nhiều thử thách cam go,
quyết liệt. Tinh thần đoàn kết ấy không bó hẹp trong một phạm vi nhỏ hẹp mà ngày càng
lan rộng trong nhiều mối quan hệ và nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là sự
tích lũy, kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ và nhiều hoàn cảnh lịch sử khác nhau và là
sự sáng tạo củ toàn dân tộc Việt nam.
Lịch sử văn hóa, tinh thần Việt nam, với những đặc thù của mình đã tạo nên nhiều
truyền thống, những giá trị tinh thần tốt đẹp của nhân dân ta. Truyền thống đoàn kết chỉ là
một mặt, một trong những giá trị truyền thống tư tưởng văn hóa Việt nam. Tuy nhiên, có
thể nói đây là một trong những giá trị tinh thần chủ đạo, chi phối những truyền thống khác.
Bởi lẽ, lịch sử dân tộc ta chủ yếu là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, với nền văn
minh nông nghiệp thì truyền thống đoàn kết đóng vai trò và giữ vị trí vô cùng quan trọng
trong lịch sử dân tộc.
Truyền thống đoàn kết có mối liên hệ chặt chẽ với những giá trị tư tưởng, tinh thần
khác của nhân dân ta. Bởi lẽ đó là những giá trị về mặt tinh thần không phải là vật chất.
Chính điều này đã tạo nên sức mạnh cho dân tộc Việt, tạo nên bản chất, tinh thần dân tộc
7
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
Việt, trở thành một dòng chảy lịch sử xuyên suốt trong quá trình dựng nước và giữ nước
của đất nước. Trải qua bao thế kỉ, tinh thần đoàn kết của người Việt luôn được kế thừa,
phát huy mạnh mẽ trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt hằng ngày, trong đấu tranh
chống ngoại xâm. Đặc biệt giá trị đoàn kết được thể hiện rõ nét, sâu sắc nhất trong quá
trình chống lại các cuộc xâm lăng của những thế lực phong kiến phương Bắc, tiêu biểu là
cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Minh hung bạo vào đầu
thế kỉ XV, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một trong những cuộc đấu tranh anh hùng, biểu
dương cho tinh thần đoàn kết của dân tộc.
8

Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
Chương 2
Triều Hồ với việc phát huy
truyền thống đoàn kết dân tộc
2.1. Cuộc cải cách của nhà Hồ và thái độ của nhân dân
2.1.1. Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
Các vị vua đầu triều Trần có được sự anh minh, lỗi lạc bấy nhiêu thì các vị vua cuối
triều lại bát tài và nhu nhược bấy nhiêu, làm cho đất nước bao năm hưng thịnh trở nên suy
yếu dần đi, từ khi Trần Dụ Tông lên ngôi thì nhà Trần bước vào giai đoạn suy thoái. Nghệ
Tông lên ngôi lại càng làm cho tình hình đất nước trở nên rối ren thêm, nương nhờ ngoại
thích, các cuộc nõi dậy liên tục, làm triều đình phải khốn đốn, trong khi nhà Minh đương
mạnh, dòm ngó nước ta, phía Nam thì liên tục bị Chiêm Thành tấn công, vào quấy phá
Thăng Long. Tình hình đất nước đương cơn nguy khó mà nhà Trần, đặc biệt là các vua
Trần lại không có kế sách nào để bình ổn, vua thì bất tài, thần thì không hết lòng hết sức
phò tá, mưu lòng chia bè kết phái lộng hành làm nhũng nhiễu nhân dân, đất nước loạn lạc.
Nỗi lên trong sự trọng dụng của Trần Nghệ Tông, Hồ Quý Ly không ngừng tạo thế và lực
cho mình, tạo một mối quan hệ phức tạo với họ Trần, từ đó quyền lực về tay Hồ Quý Ly
càng cao, làm cho họ Trần phải đề phòng, nhưng các cuộc ám sát Hồ Quý Ly điều thất bại
kéo theo là sự tàn sát con cháu họ Trần của Hồ Quý Ly.
Hồ Quý Ly quê gốc Nghệ An, tổ 4 đời dời ra Thanh Hóa, đổi theo họ người cha nuôi
họ Lê (khi lên ngôi, lấy lại họ Hồ). Hồ Quý Ly có quan hệ họ ngoại khăng khít với các vua
Trần, bản thân ông là con rể vua Trần Minh Tông.Từng bước, Hồ Quý Ly đã tiến lên nắm
giữ những chức vụ quan trọng về chính trị và quân sự như Khu mật sứ, Thống chế, Đồng
bình chương sự. Mặt khác, ông còn tìm cách đưa họ hàng và tay chân thân tín vào nắm giữ
các trọng trách khác. Củng cố được thế lực, Hồ Quý Ly tiến hành các âm mưu phế lập và
đàn áp ông tìm cách mưu hại các vua Trần (Đế Nghiễn, Thuận Tông), sát hại các quý tộc
tông thất và quan liêu triều Trần. Năm 1399, trong hội thề Đốn Sơn (tức núi Đún, gần Tây
Đô), 370 quý tộc quan liêu, đứng đầu là Thượng tướng Trần Khát Chân, Thái bảo Trần
9
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn

Hãng, Trụ quốc Trần Nhật Đôn, Thượng tướng Trần Khả Vĩnh, Hành khiển Hà Đức Lân,
cùng các tôn thất, liêu thuộc, thân thích đã mưu giết Quý Ly. Việc không thành, tất cả đều
bị giết hại.
Sau hội thề Đốn Sơn, tháng 4 - 1400, Quý Ly ép Thiếu Đế phải nhường ngôi cho
mình, lập nên triều Hồ, lấy niên hiệu Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu. Sau 10 tháng,
nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương, lên làm Thái Thượng hoàng. Năm 1402, ông
đem quân đi đánh Cham pa, chiếm đất Chiêm Động và Cổ Lũy. Trải qua những năm cuối
Trần đất nước ngày càng suy kiệt khi Hồ Quý Ly lên ngôi không những không hàn gán vết
thương, xoa dịu mâu thuẫn, củng cố đất nước và tránh tham vọng bành trướng của nhà
Minh đang dòm ngó nước ta, mà lại càng làm cho mâu thuẫn ngày trở nên sâu sắc hơn, tạo
cớ để nhà Minh dẫn binh xâm lược, gây thêm bao đau thương cho dân tộc.
Trước và sau khi lên làm vua Hồ Quý Ly tích cực tiến hành những cải cách của mình
nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, nội dung cải cách của ông bao gồm:
Về mặt hành chính, Quý Ly đổi các lộ xa làm trấn, đặt thêm các chức An Phủ phó sứ,
Trấn thủ phó sứ cùng các chức phó khác ở các châu huyện. Ở các lộ thì đặt những chức
quan lớn như Đô hộ, Đô thống, Thái thú quản cả việc quân sự và dân sự. Quý Ly còn đặt
chức Liêm phóng sứ tại mỗi lộ để dò xét tình hình quân dân.
Về mặt kinh tế, cải cách quan trọng nhất của Hồ Quý Ly là phép hạn điền, hạn nô,
phát hành tiền giấy và đổi mới chế độ thuế khoá. Đó là những cải cách tiến bộ nhằm tước
giảm thế lực của bọn quý tộc Trần, giải quyết tình trạng kiệt quệ tài chính của triều đình.
Theo phép hạn điền, trừ đại vương và trưởng công chúa, mỗi chủ đất chỉ được giữ 10 năm
trở xuống, sổ sách phải sung công, nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộng
đất. Ai có tội được phép lấy ruộng mà chuộc tội.
Về văn hoá xã hội, Hồ Quý Ly phản đối lối học sáo rỗng, nhắm mắt học vẹt lời nói
của cổ nhân để xét việc trước mắt. Năm Nhâm Thân (1392), Quý Ly soạn sách "Minh Đạo"
gồm 14 thiên đưa ra những kiến giải xác đáng về Khổng tử và những nghi vấn có căn cứ về
sách "Luận ngữ", một trong những tác phẩm kinh điển của nho giáo. Hồ Quý Ly cũng có
hoài bão xây dựng một nền văn hoá dân tộc. Ông trọng dụng chữ Nôm, dịch Kinh thư ra
10
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn

Nôm để dạy hậu phi, cung nữ. Ông còn quan tâm đến việc mở thêm trường học ở các lộ
phủ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông và định lại phép thi cho có quy củ.
Về mặt xã hội, Hồ Quý Ly mở "Quảng Tế Thư" một loại bệnh viện công, chữa bệnh
bằng châm cứu và lập kho bán thóc rẻ cho người nghèo. Việc ông ban hành cân, thước,
đấu, thưng để thống nhất đo lường cũng góp phần làm tăng thêm giá trị văn minh của đời
sống xã hội.
Những cải cách của Hồ Quý Ly tuy có mặt tiến bộ, song không thể đưa đất nước thoát
ra khỏi khủng hoảng mà lại càng làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn, các thân tộc họ
Trần phản kháng mọi nơi, tinh thần dân tộc, tinh thần đoàn kết bị lung lay, làm lu mờ đi vai
trò, vị trí và chức năng của nhà nước, của triều đình trong tổ chức kháng chiến chống quân
Minh xâm lược. Truyền thống đoàn kết của dân tộc ta trong thời kì này chưa được phát huy
một cách tối ưu nhất, triệt để nhất, như từng được thể hiện qua các cuộc kháng chiến của
ông cha qua kháng chiến chống quân Tống, Nguyên – Mông. Đến nỗi Hồ Nguyên Trừng
phải thốt lên: “Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân có theo hay không theo mà thôi”
1
.
Điều này chứng tỏ sợi dây đoàn kết giữa nhân dân với triều đình không còn được như
trước, một phần là do những cải cách của Hồ Quý Ly mang lại, mặt khác do nhân dân vẫn
tỏ lòng trung với họ Trần nên trong khi xây dựng triều đình mới, họ Hồ rất ít người tài giỏi
theo phò giúp.
2.1.2. Thái độ của các tầng lớp nhân dân
Phần lớn các cải cách chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và những đòi
hỏi cấp thiết của dân tộc. Nó chỉ làm lợi riêng cho họ Hồ nhiều hơn là lợi ích quốc gia. Các
cải cách này còn được tiến hành bằng bạo lực và vũ trang chính vì thế không đem lại nhiều
lợi ích cho dân mà còn làm mất lòng dân.
Về những cải cách của Hồ Quý Ly, bên cạnh những yếu tố tích cực, khách quan của
nó thì còn tồn tại nhiều hạn chế và sai lầm. Sai lầm lớn nhất của Hồ Quý Ly là chỉ giới hạn
mục tiêu chủ yếu là cải cách vào việc tấn công quý tộc họ Trần, mà chưa tính đến việc giải
1
Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, Bản kỷ, quyển VIII, Kỷ nhà Trần, tập II, Nxb KHXH, Hà Nội, 1972, tr.

243.
11
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
quyết những yêu cầu cấp thiết của xã hội đương thời. Bởi vậy sự phản kháng của các tầng
lớp xã hội khác nhau đối với những cải cách của ông là lẽ đương nhiên, đặc biệt là giới quý
tộc họ Trần. Nhiều quý tộc và quan lại cũ của nhà Trần đã đi từ chỗ chống đối nhà Hồ đến
chỗ phản bội dân tộc, làm tay sai cho kẻ thù. Điều này gây bất lợi lớn cho việc cải cách và
công cuộc kháng chiến của nhà Hồ.
Đại Việt những năm cuối thế kỉ XIV lâm vào suy yếu, từ nội bộ triều đình lan rộng cả
nước, cùng với loạn lạc, khởi nghĩa mọi nơi, và sự tranh giành quyền lực của Hồ Quý Ly
đã đẩy đất nước đến bờ vực của họa xâm lăng. Quyền lực, địa vị của Hồ Quý Ly ngày càng
được củng cố, những hành động của ông được xem như những bước chuẩn bị cho việc
soán ngôi lập triều đại mới, và cũng nêu gương Trần Thủ Độ thưở trước thay nhà Lý.
Nhưng thời điểm lịch sử đã thay đổi, những việc làm của Hồ Quý Ly không phải là sai
nhưng đã làm cho đất nước suy kiệt, sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta bị suy yếu. Sau
những bước chuẩn bị lâu dài, tháng 4 – 1400 Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, thiết lập triều
đại nhà Hồ.
Trong bối cảnh tình hình trong nước bất ổn do các vua cuối triều Trần nhu nhược, bất
tài không quản lí đất nước được, nịnh thần ra sức lộng quyền, uy thế của vua không thể
vươn ra khỏi kinh thành, thuế khóa thì tăng cao, lao dịch nặng nề, khởi nghĩa nổ ra khắp
nơi mà Thượng hoàng Nghệ Tông và vua Trần Hiện là bất tài, u mê giao hết quyền hành
cho Hồ Quý Ly, từ đó họ Trần dần mất dần vai trò của mình trên vũ đài chính trị, Hồ Quý
Ly dần nắm hết mọi quyền bính trong tay, làm cho họ Trần phải sợ, các cuộc ám sát bất
thành, Hồ Quý Ly viện cớ sát hại các quý tộc Trần, làm lòng dân ly tán, sợi dây đoàn kết
giữa nhân dân với triều đình như trong thời gian kháng chiến chống quân Mông – Nguyên
nay bị tan vỡ, lòng tin của nhân dân vào triều đình ngày giảm sút. Sự hưng vong của các
triều đại là sự tiếp diễn của quá trình phát triển của xã hội, khi vai trò, uy tín và vị thế của
một triều đại không còn như ban đầu thì sự thay thế của một triều đại mới phù hợp vói quy
luật lịch sử là đièu tất yếu, nhưng phải hợp với điều kiện hiện thực khách quan và chủ quan
của lịch sử. do những biến cố của lịch sử khi mà Hồ Quý Ly lên ngôi đã không được toàn

thể nhân dân ủng hộ, bằng chứng là các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra.
12
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
2.2. Triều Hồ với việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Minh
2.2.1. Âm mưu của nhà Minh
Năm 1368, sau khi đánh đổ được nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng
đế, đặt quốc hiệu là Minh, niên hiệu Hồng Vũ. Khi thống nhất được đất nước, ổn định được
tình hình, thế và lực của người Hán không ngừng vươn xa, với tham vọng bành trướng của
mình cùng với tính hiếu chiến Chu Nguyên Chương không ngừng tiến hành các cuộc chiến
tranh xâm chiêm lãnh thổ của các nước nhỏ yếu xung quanh. Ở phía Nam, Đại Việt đang
trong giai đoạn suy yếu của họ Trần, tình hình chính trị rối ren, chiến tranh với Chiêm
Thành diễn ra nhiều năm, thực lực trở nên yếu đi rất nhiều, không còn là một quốc gia hùng
cường, một thời đánh tan ba cuộc xâm lăng của quân Mông – Nguyên. Đây là cơ hội tốt để
cho nhà Minh tiến hành xâm lược, chiếm nước ta thành lập lại châu, phủ như thời Bắc
thuộc. Từ năm 1384, nhà Minh đã nhiều lần ra yêu sách đòi nhà Trần cống nạp, như cung
cấp người giỏi, nhà sư, giống cây hoặc giúp quân, lương thực, voi chiến để đánh người
Man ở biên giới Trung Quốc. Do đang bị vướng vào cuộc tranh chấp ở phía Nam với
Chiêm Thành, nhà Trần phải đáp ứng những yêu sách đó để yên biên giới phía bắc.
Cùng với sự thịnh trị của nhà Minh thì nhà Trần đang trên con đường suy vong, Hồ
Quý Ly đang từng bước thực hiện việc soán ngôi nhà Trần. Tháng 4 – 1400, nhà Hồ thành
lập, đây là cái cớ để quân Minh xuất trận giương lên ngọn cờ “Phù Trần diệt Hồ”. Dù nhà
Hồ thay ngôi nhà Trần hay không thì nhà Minh vẫn xâm lược. Dẫn chiếu từ thời Trần Phế
Đế cho thấy khi Trần Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, Minh Thái Tổ đã định đánh Đại
Việt, nhưng do có người can gián của Thái sư Lý Thiện Trường (chưa có thời cơ tốt) nên
vua Minh tạm thôi không Nam chinh nữa. Năm 1398, Minh Thái Tổ qua đời, cháu nội
Minh Huệ Đế (Chu Doãn Văn) là ông vua ôn hoà lên thay, năm 1400 Hồ Quý Ly chọn thời
điểm lấy ngôi nhà Trần lúc đó khá phù hợp, khi bản thân ông tuổi đã cao và sức ảnh hưởng
của ông cũng đã vững, cùng sự yếu kém của tôn thất họ Trần. Nhưng biến cố sau đó nằm
ngoài dự tính của ông. Năm 1403, Doãn Văn bị chú là Chu Đệ cướp ngôi. Chu Đệ - Minh
Thành Tổ là một vị vua hiếu chiến như vua cha Thái Tổ, và đây cũng có thể xem là một

13
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
nguyên nhân khiến Đại Ngu bị xâm lược. Nếu Quý Ly không lấy ngôi nhà Trần thì sau khi
ông mất, nhà Trần suy yếu và kiệt quệ sau những cuộc chiến với Chiêm Thành cũng sẽ trở
thành tiêu điểm cho "lòng tham" của những vua phương bắc hiếu chiến như Chu Đệ.
Quan hệ của nhà Hồ với nhà Minh ở Trung Quốc và Chiêm Thành lúc bấy giờ khá
phức tạp. Nhà Minh sau khi thống nhất Trung Quốc năm 1368 bắt đầu có ý định nhòm ngó
xuống phương nam. Trên mặt trận này, nhà Hồ đã phải nhún nhường hết mức, thậm chí
năm 1405 đã phải cắt 59 thôn ở Lộc Châu (tỉnh Lạng Sơn ngày nay) để mong tránh được
họa binh đao nhưng cuối cùng cũng không tránh khỏi họa xâm lăng của nhà Minh năm
1406.
Năm 1407, lấy cớ “Phù Trần diệt Hồ”, quân Minh do Trương Phụ chỉ huy, đã tiến
hành xâm lược nước ta. Nhà Hồ cự địch ở thành Đa Bang (Hà Tây) nhưng thất bại. Cha
con Hồ Quý Ly chạy đến vùng Hà Tĩnh, thì bị bắt, đưa về Trung Quốc. Triều Hồ (1400-
1407) sụp đổ, nhân dân ta bước vào thời kì Bắc thuộc lần 4. Với tinh thần yêu nước, cùng
truyền thống đoàn kết của dân tộc, nhân dân ta không ngừng nỗi lên chống lại ách thống trị
của nhà Minh.
2.2.2. Công cuộc chuẩn bị kháng chiến của nhà Hồ
Năm 1404, Hồ Hán Thương cho đóng thuyền đinh sắt, có hiệu là Trung tàu tải lương,
Cổ lâu thuyền tải lương, nói là chở lương, nhưng trên có đường đi lại để tiện chiến đấu,
dưới thì hai người chèo một mái chèo. Năm 1405, Hồ Hán Thương lệnh cho những nơi đầu
nguồn ở các trấn nộp gỗ làm cọc. Châu Vũ Ninh thì cho lấy gỗ ô mễ ở lăng Cổ Pháp đưa
đến cho quân đóng cọc ở các cửa biển và những nơi xung yếu trên sông Cái (sông Hồng) để
phòng giặc phương Bắc. Tháng 6, đặt bốn kho quân khí. Không kể là quân hay dân, hễ
khéo nghề đều sung vào làm việc.
Tháng 7, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đi tuần tra xem xét núi sông và các cửa biển,
ở kinh lộ, để kiểm tra xem xét thế hiểm yếu của các nơi, tháng 9 tổ chức lại quân đội. Định
quân Nam ban và Bắc ban chia thành 12 vệ; quân Điện hậu đông và tây chia thành 8 vệ;
mỗi vệ 18 đội, mỗi đội 18 người; đại quân thì 30 đội, trung quân thì 20 đội, mỗi doanh là
15 đội, mỗi đoàn là 10 đội; cấm vệ đô thì 5 đội. Đại tướng quân thống lĩnh cả.

14
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hồ sai Hoàng Hối Khanh đốc suất dân phu đắp thành Đa Bang (huyện Ba Vì,
tỉnh Hà Tây ngày nay), sai quân vệ Đông Đô đóng cọc chặn cửa sông Bạch Hạc (ngã ba
sông Hồng chảy qua thành phố Việt Trì ngày nay) để chống thủy quân giặc từ Tuyên
Quang xuống.
Tháng 7 năm 1406, Hồ Hán Thương ra lệnh cho các lộ đóng cọc gỗ ở bờ phía nam
sông Cái, từ thành Đa Bang đến Lỗ Giang và từ Lạng Châu đến Trú Giang Giang để làm kế
phòng thủ.
Trong khi đó, tháng 4 năm 1406, nhà Minh sai Hàn Quan và Hoàng Trung đem 10 vạn
quân ở Quảng Tây sang, mượn cớ đưa con cháu nhà Trần là Trần Thiêm Bình về làm vua.
Qua một số trận giao tranh nhỏ, quân Hồ thắng trận, quân Minh phải giao nộp Thiêm Bình
mới được rút lui.
Tháng 9 năm ấy, nhà Minh sai Trương Phụ, Trần Húc, đem 40 vạn quân đánh vào cửa
ải Pha Lũy (cửa khẩu Hữu Nghị ngày nay), Mộc Thạnh, Lý Bân cũng đem 40 vạn quân
đánh vào cửa ải Phú Lệnh (gần thị xã Hà Giang ngày nay), hai đạo quân tổng cộng là 80
vạn.
Tháng 10, quân Minh hội ở sông Bạch Hạc, bày doanh trại bờ bắc sông Cái, đến tận
Trú Giang. Ngày 2 tháng 12, người Minh chiếm được Việt Trì, bờ sông Mộc Hoan và chỗ
đóng cọc ở sông Bạch Hạc. Tướng chỉ huy quân Tả Thánh Dực là Hồ Xạ không giữ nổi,
phải dời hàng trận sang phía nam sông Cái.
Đêm mùng 7, người Minh cho khiêng thuyền ra bờ phía bắc bãi sông Thiên Mạc.
Tướng quân Trần Đĩnh đánh bại quân Minh. Đêm ngày mùng 9, quân Minh đánh úp quân
họ Hồ ở bãi Mộc Hoàn. Tướng chỉ huy quân Nguyễn Công Khôi, không phòng bị, thuyền
bị cháy gần hết, toàn quân bị tiêu diệt. Thủy quân ở phía trên và phía dưới không ai đến
cứu, chỉ từ xa xin Hồ Nguyên Trừng xem ai có thể thay giữ chỗ đó. Quân Minh liền vượt
sông làm cầu phao để sang.
Sáng ngày 12, Trương Phụ cùng Hoàng Trung, Thái Phúc tiến công phía tây bắc thành
Đa Bang. Mộc Thạnh cùng Trần Tuấn tiến công phía đông nam thành. Nguyễn Tông Đỗ,
chỉ huy quân Thiên Trường đào thành cho voi ra. Người Minh dùng hỏa tiễn bắn voi. Voi

15
Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn
lui lại, người Minh theo voi đánh vào. Thành bị hạ. Quân ở dọc sông tan vỡ, lui giữ Hoàng
Giang. Người Minh vào Đông Đô.
Theo Minh sử: quân Minh dùng hỏa khí công kích mạnh mẽ để hỗ trợ cho binh lính
trèo lên chiếm mặt thành, quân Minh thừa thế ồ ạt kéo vào thành. Tướng nhà Hồ trong
thành dùng voi chiến phản kích, nhưng quân Minh tung kỵ binh ứng chiến, ngựa của quân
Minh đều có trùm da hổ, voi trông thấy tưởng hổ thật, hoảng sợ tháo lui, quân nhà Hồ tan
vỡ, thành bị chiếm.
Năm 1407, ngày 20 tháng 2, Hồ Nguyên Trừng tiến quân đến sông Lô, quân Minh giữ
hai bên bờ sông đánh kẹp lại, quân Hồ thất bại, lui giữ Muộn Khẩu (cửa sông Hồng ở Giao
Thủy, Nam Định ngày nay). Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đều trở về Thanh Hóa. Hồ Đỗ,
Hồ Xạ bỏ Bình Than qua Thái Bình, Đại Toàn đến Muộn Khẩu, hợp sức đắp lũy, đúc hỏa
khí, đóng thuyền chiến để chống lại. Quân Minh đối lũy với quân Hồ, ngày đêm đánh nhau,
vì nắng mưa, dịch bệnh, bùn lầy ẩm uớt khó ở, bèn dời đến đóng ở Hàm Tử, lập doanh trại
phòng bị nghiêm ngặt. Hồ Nguyên Trừng và Hồ Đỗ cũng dời quân đến Hoàng Giang, lại
đón Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương từ Thanh Hóa tới.
Ngày 13 tháng 3, Hồ Nguyên Trừng cùng Hồ Đỗ, Đỗ Mãn tiến quân đến cửa Hàm Tử
đánh quân Minh song thất bại. Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương dẫn các tướng và quan lại
vượt biển trở về Thanh Hóa. Ngày 23 tháng 4, quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân Hồ
không đánh mà tan. Ngày 29, quân Minh đánh vào cửa biển Điển Canh, thủy quân nhà Hồ
tự tan vỡ.
Ngày 5 tháng 5 năm 1407, quân Minh đánh vào cửa biển Kỳ La (huyện Kỳ Anh, tỉnh
Hà Tĩnh ngày nay). Ngày 11, quân Minh đánh vào Vĩnh Ninh. Quân Minh bắt được Hồ
Quý Ly ở bãi Chỉ Chỉ; Hồ Nguyên Trừng ở cửa biển Kỳ La. Ngày 12, bắt được Hồ Hán
Thương và thái tử Nhuế ở núi Cao Vọng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Nhà Hồ sụp đổ.
Trương Phụ, Mộc Thạnh sai Liễu Thăng, Lỗ Lân, Trương Thăng, Du Nhượng, Lương
Định, Thân Chí bắt giải Hồ Quý Ly và các con cháu cùng các tướng Hồ Đỗ, Nguyễn Ngạn
Quang, Lê Cảnh Kỳ; Đoàn Bổng, Trần Thang Mông, Phạm Lục Tài cùng ấn tín đến Kim
16

×