Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Giải pháp thu hút và sử dụng nguồn vốn viện trợ ODA vào Việt Nam Thời kỳ 2005-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.99 KB, 45 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368


 !"
#$%&' ()*+,-.//01./20

3+)456
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển kinh
tế với tốc độ cao. Điều kiện không thể thiếu để phục vụ cho phát triển kinh tế
là nhu cầu về vốn nhưng nguồn vốn trong nước lại không thể đáp ứng được
nhu cầu trong giai đoạn này. Do đó một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra là
phải thu hút được một cách hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài. Vốn đầu tư
nước ngoài trong đó nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã đóng góp vai
trò quan trọng trong tiến trình tăng trưởng và hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu trên cần có những giải pháp cụ thể cho quá trình thu
hút và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển ODA của Việt Nam
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
789:3;<=>!"#$%
2:? )@5A>5B)C<&D !"#$%
1.1 Khái niệm:
ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản viện trợ có
hoàn lại, các khoản vay tín dụng ưu đãi cảu các chính phủ, các tổ chức lien
chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc tổ chức Liên Hợp
Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát
triển.Các đồng vốn bên ngoài chủ yếu vào các nước đang và chậm phát triển
gồm có: ODA, tín dụng từ các ngân hàng, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),
viện trợ cho không của các tổ chức phi chính phủ (NGO) và tín dụng tư nhân.
Các dòng vốn này có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.2 Đặc điểm: 3 đặc điểm: - Vốn ODA mang tính ưu đãi
- Vốn ODA mang tính rằng buộc


- ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ.
1.2.1.Vốn ODA mang tính ưu đãi:
Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn dài
(chỉ trả lãi, chưa trả nợ gốc). Đây cũng chính là một sự ưu đãi dành cho nước
vay. Thông thường, trong ODA, có thành tố viện trợ không hoàn lại (tức là
cho không). Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương
mại. Thành tố cho không được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian
ân hạn và so sánh mức lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại.
Sự ưu đãi ở đây là so sánh với tín dụng thương mại trong tập quán quốc tế.
Cho vay ưu đãi hay còn gọi là cho vay "mềm". Các nhà tài trợ thường áp
dụng nhiều hình thức khác nhau để làm "mềm" khoản vay, chẳng hạn kết hợp
một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng gần với điều kiện
thương mại tạo thành tín dụng hỗn hợp.Vốn ODA còn được thể hiện ở chỗ nó
chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển.
Thông thường, các nước cung cấp ODA đều có những chính sách và ưu
tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
năng kỹ thuật và tư vấn (về công nghệ, kinh nghiệm quản lý…). Đồng thời,
đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp ODA cũng có thể thay đổi theo từng
giai đoạn cụ thể. Vì vậy, nắm được hướng ưu tiên và tiềm năng của các nước,
các tổ chức cung cấp ODA là rất cần thiết.
Về thực chất, ODA là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc không hoàn lại
trong những điều kiện nhất định một phần Tổng sản phẩm quốc dân GNP từ
các nước đang phát triển sang các nước đang phát triển. Như vậy, nguồn gốc
thực chất của ODA chính là một phần của tổng sản phẩm quốc dân của các
nước giàu được chuyển sang các nước nghèo. Do vậy, ODA rất nhạy cảm về
mặt xã hội và chịu sự điều chỉnh của dư luận xã hội từ phía nước cung cấp
cũng như từ phía nước tiếp nhận ODA.
1.2.2.Vốn ODA mang tính rằng buộc :

ODA có thể ràng buộc (hoặc ràng buộc một phần, hoặc không ràng buộc)
nước nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra, mỗi nước cung cấp viện trợ cũng
đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối
với nước nhận. Ví dụ, Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật (hoàn lại và
không hoàn lại) đề được thực hiện bằng đồng Yên Nhật Bản.
Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi
ích của nước viện trợ. Vốn ODA mang yếu tố chính trị. Các nước viện trợ nói
chung đều không quên dành được lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hưởng chính
trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận
viện trợ. Nhìn chung, 22% viện trợ của ODA phải được sử dụng để mua hàng
hóa và dịch vụ của các quốc gia viện trợ.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng
tồn tại song song. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền vững và
giảm nghèo ở những nước đang phát triển. Động cơ nào đã húc đẩy các nhà
tài trợ để ra mục tiêu này? Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích của
mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển để mở mang thị
trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. Viện trợ thường gắn với các
điều kiện kinh tế. Xét về lâu dài, các nhà tài trợ sẽ có lợi về mặt an ninh, kinh
tế, chính trị khi kinh tế các nước nghèo tăng trưởng. Mối quan tâm mang tính
cá nhân này được kết hợp với tinh thần nhân đạo, tính cộng đồng. Vì một số
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vấn đề mang tính toàn cầu như sự bùng nổ dân số thế giới, bảo vệ môi trường
sống, bình đẳng giới, phòng chống dịch bệnh, giải quyết các cuộc xung đột,
sắc tộc, tôn giáo,… đòi hỏi sự hợp tác, nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế không
phân biệt nước giàu, nước nghèo. Mục tiêu hứ hai là tăng cường vị thế chính
trị của các nước tài trợ. Các nước phát triển sử dụng ODA như một công cụ
chính trị: xác định vị trí và ảnh hưởng của nước mình tại các nước và khu vực
tiếp nhận ODA. Hoa Kỳ là một trong những nước dùng ODA làm công cụ để
thực hiện chính sách gây “ảnh hưởng chính trị trong thời gian ngắn”.

Viện trợ cho các nước phát triển không chỉ đơn thuần là việc trợ giúp hữu
nghị mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị
thế chính trị cho các nước tài trợ. Những nước cấp viện trợ đòi hỏi các nước
tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp với bên tài trợ. Khi
nhận viện trợ, các nước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều kiện của các
nhà tài trợ. Không vì lợi trước mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài.
Quan hệ hỗ trợ phát triển chính thức phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ
của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có
lợi.
1.2.3.ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ:
Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA có tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ
nần thường chưa xuất hiện. Một số nước do sử dụng không hiệu quả ODA, có
thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời, nhưng sau một thời gian lại lâm vào
vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Sự phức tạp chính là ở chỗ vốn
ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu
trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, trong khi
hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các loại nguồn vốn để
tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.
1.3.Phân loại:
1.3.1.Phân loại ODA theo nguồn cung cấp và nơi tiếp nhận:
a. Phân loại theo nguồn cung cấp: chia làm 2 loại:
+ ODA song phương: là viện trợ phát triển chính thức của chính phủ
nước này dành cho chính phủ nước kia
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức
quốc tế (như Ngân hàng phát triển châu Á, Liên minh Châu Âu,…) hoặc của
chính phủ một nước dành cho một nước khác nhưng được thực hiện thông
qua các tổ chức như Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) hay Quỹ
nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF)…

b. Phân loại theo nước tiếp nhận:
+ ODA thông thường: là hỗ trợ cho nước có thu nhập bình quân đầu
người thấp.
+ ODA đặc biệt: là hỗ trợ cho các nước đang phát triển với thời hạn
cho vay ngắn, lãi suất cao hơn so với ODA thông thường.
1.3.2. Phân loại ODA theo tính chất:
a. Viện trợ ODA không hoàn lại:
Viện trợ không hoàn lại là viện trợ cấp không, không phải trả lại và
thường được thực hiện dưới hai dạng sau đây:
+ Hỗ trợ kỹ thuật: là việc chuyển giao công nghệ hay truyền đạt những
kinh nghiệm xử lý, bí quyết kỹ thuật cho nước tiếp nhận ODA nhờ sự trợ giúp
của các chuyên gia quốc tế
+ Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật: Các nước tiếp nhận ODA dưới hình
thức nhận lương thực thực phẩm, thuốc men, vải vóc…Tuy nhiên, đơn giá
tính cho những hàng hóa này thường tương đối cao.Chính vì thế, rất khó huy
động những hàng hóa này cho mục đích đầu tư phát triển.
b. Viện trợ có hoàn lại:
Viện trợ có hoàn lại thực chất là vay tín dụng với điều kiện ưu đãi. Tính
chất ưu đãi được thể hiện ở các mặt sau:
+ Lãi suất thấp: lãi suất áp dụng cho các khoản vay tín dụng ưu đãi của
WB là o,75%/năm, của ADB là 1%/năm……
+ Thời hạn vay dài hạn: Nhật Bản cho Việt Nam vay trong 30 năm, WB
cho Việt Nam vay trong 40 năm…..
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Thời gian ân hạn dài: ADB, Nhật Bản cho Việt Nam thời gian an hạn 10
năm
1.3.3 Phân loại ODA theo điều kiện
ODA có hai loại: không điều kiện và có điều kiện. Trên thực tế chỉ có
Thủy Điển là nước duy nhất cấp ODA không điều kiện. Còn lại các nước viện

trợ khi cấp ODA thường gắn với những điều kiện kinh tế chính trị xã hội cụ
thể. Ngoài ra còn có loại ODA rằng buộc một phần, tức là môt phần cấp viện
trợ, một phần có thể chi tiêu ở các cấp khác tùy theo nước nhận tài trợ.
a. ODA không rằng buộc:
ODA không rằng buộc nghĩa là việc sử dụng nguồn tài trợ không bị rằng
buộc bời nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng mà có thể chi tiêu ở bất kỳ
lĩnh vưc nào hay khu vực nào.
b. ODA có rằng buộc:
ODA có rằng buộc nghĩa là bắt buộc phải chi tiêu ở cấp, lĩnh vực viện trợ.
Nước nhận ODA có thể bị rằng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử
dụng.
ODA bị rằng buộc bởi nguồn sử dụng: nghĩa là việc mua sắm hàng hóa
hay trang thiết bị hay dịch vụ bằng ODA đó chỉ giới hạn trong một số công ty
do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với tài trợ song phương), hoặc
công ty của nước thành viên (đối với viện trợ đa phương)
ODA bị rằng buộc bởi mục đích sự dụng: nghĩa là nguồn ODA cung cấp
chỉ được sử dụng cho một số lĩnh vực nhất đinh hoặc một số dự án cụ thể.
1.3.4 Phân loại ODA theo hình thức:
a. Hỗ trợ cán cân thanh toán:
Hỗ trợ cán cân thanh toán thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp nhưng đôi
khi cũng có thể la hiện vật thông qua hỗ trợ hàng hóa hoặc hỗ trợ nhập khẩu.
Ngoại tệ hoặc hàng hóa chuyển vào trong nước qua hình thức hỗ trợ cán cân
thanh toán có thể được chuyển hóa thành hỗ trợ ngân sách. Điều này xảy ra
khi hàng hóa nhập vào nhờ hình thức này được bán trên thị trường trong nước
và số thu nhập bằng bản tệ được đưa vào ngân sách chính phủ.
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
b. Tín dụng thương mại
ODA có thể thực hiện dưới dạng tín dụng thương mại với các điêu khoản
mềm như lãi suất thấp, hạn trả dài….

c. Viện trợ chương trình
Viện trợ chương trình (còn gọi là hỗ trợ phi dự án) là viện trợ khi đạt được
một hiệp đinh với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho
một mục đích tổng quát trong một thời hạn nhất định, mà không phải xác định
một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào.
d. Hỗ trợ dự án
Hỗ trợ dự án là hình thức chủ yếu của hỗ trợ phát triển chính thức, có thể
lien quan đến hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật và thông thường các dự án
phải được chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước khi thực hiện
Hỗ trợ cơ bản: Chủ yếu là các dự án về xây dựng (đường xá, cầu cống, đê
đập,…). Thông thường các dự án này có kèm theo một bộ phận của viện trợ
kỹ thuật dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tra những hoạt động
nhất định nào đó của dự án hoặc để soạn thao xác nhận các báo cáo cho đối
tác viện trợ.
Hỗ trọ kỹ thuật: Chủ yếu là các dự án tập trung vào chuyển giao tri thức
hoặc tăng cường cơ sở lập kế hoạch, cố vấn, nghiên cứu tình hình cơ bản
trước khi đầu tư.
1.3.5 Phân loại theo dạng quản lý và thực hiện
Việc quản lý và điều hành thực hiện nguồn vốn ODA tại Việt Nam
đều có sự tham gia của các bộ, ngành trực thuộc trung ương cũng như tỉnh
thành phố trực thuộc trung ương. Tùy theo đặc điểm của các nguồn vốn từ các
nhà tài trợ song phương, đa phương, hay từ nguồn hỗ trợ từ các tổ chức phi
chính phủ (NGO) mà có thể phân loại theo hình thức quản lý và thực hiện như
sau:
a. Các chương trình, dự án chịu sự quản lý một cấp
Đây là dạng phổ biến nhất bao gồm các chương trình, dự án có Ban quản
lý dự án (PMU) chịu sự điều hành trực tiếp từ Bộ, TỈnh hoặc Thành Phố: VD,
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dự án Lưới điện nông thôn Quảng Nam - Đã Nẵng giai đoạn 2 (vốn vay

OPEC) của tỉnh Quảng Nam, Dự án Quốc lọ 1A (vốn WB) của Bộ Giao
Thông Vận Tải
b. Các chương trình, dự án thuộc Bộ gồm nhiều tiểu dự án thực hiện tại
nhiều địa phương
Bao gồm dự án của 1 Bộ nhưng thực hiện ở nhiều địa phương khác nhau
thông qua các tiểu dự án, như dự án giáo dục tiểu học (vốn WB) của Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo, khôi phục và chống lũ (vốn ADB) của Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn
c. Dự án qua hai cấp quản lý
Các dự án này chịu sự điều hành qua hai cấp quản lý như Bộ - Tổng công
ty (BQLDA) – Ban quản lý dự án, hay Bộ - Liên hiệp – BQLDA. VD, Dự án
điện Phú Mỹ 1 (vốn JBIC Nhật Bản) của BQLDA Phú Mỹ- Tổng công ty điện
lực- Bộ Công Nghiệp, Dự án Cảng Hải Phòng – Tổng cục hàng hải – Bộ Giao
Thông Vận Tải
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 9
Biểu đồ 1: Các loại viện trợ nước ngoài
Nguồn vay ưu đãi (viện trợ) Nguồn vay thương mại
(vd: đầu tư trực tiếp)
Nguồn viện trợ nước ngoài
Hỗ trợ phát triển
Hỗ trợ không phát triển
Hỗ trợ phát triển chính thức
Hỗ trợ từ các NGO
Cứu trợ khẩn cáp
Viện trợ quân sự và
các loại khác tương tự
Các dạng hỗ trợ:
A: Hỗ trợ tài chính

B: Hỗ trợ hàng hóa
C: Hỗ trợ kỹ thuật
Các điều kiện trợ giúp:
A: Hoàn toàn rằng buộc
B: Rằng buộc một phần
C: Không rằng buộc
, 
' !",E&<D&(F*!"
&78'$G9%'$#HI*!"5(
78'$J$K'$%$L
Hỗ trợ theo dự án:
- Dự án cơ sở hạ tầng
- Dự án tăng cường thể chế
- Phát triển nguồn nhân lực
Hỗ trợ phi dự án:
Hỗ trợ ngân sách
Hỗ trợ thanh toán nợ
Viện trợ theo chương trình
Website: Email : Tel : 0918.775.368
.:57">M( !"#$%
2.1 Nguồn cung cấp:
Như đã nói trong đĩnh nghĩa về ODA, nguồn cung cấp ODA có thể đến từ
các chính phủ, các tổ chức lien chính phủ, các tổ chức phi chinh phủ. Vậy
nguồn viện trợ ODA đối với các nước nước đang phát triên gồm:
+ Chính phủ nước ngoài và các cơ quan đại diện cho hợp tác phát triển của
chính phủ nước ngoài VD: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA, Ngân
hàng hợp tác quốc tế JBIC,….
+ Các tổ chức phát triển Liên hiệp quốc (LHQ), bao gồm: Chuong trình
phát triển LHQ (UNDP), Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF); Chương trình
Lương thực Thế giới (WFP); Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ

(FAO)….
+ Các tổ chức Liên Chính Phủ bao gồm: Liên minh Châu Âu (EU), Tổ
chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), Hiệp hội các nước ASEAN…
+ Các tổ chức Tài chính quốc tế bao gồm: Ngân hàng Thế giới (WB).
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
2.2 Đối tượng của ODA
ODA của các tổ chức và các quốc gia trên thế giới chỉ tập trung vao những
nước có thu nhập bình quân đầu người thấp, đặc biệt là ở các nước có mức thu
nhập dưới 220 USD/người/năm.Mặc dù vậy, việc xem xét một quốc gia có đủ
điều kiện để được viện trợ hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó
quan trọng nhất là chính sách ngoại giao, tiếp đến là mức độ ổn định chính trị
- kinh tế xã hội và lộ trình cam kết phát triển kinh tế xã hội của quốc gia
đó.Do đó, một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao hơn
220USD/người/năm vẫn có thể thu hút được nhiều vốn ODA hơn một số
nước co thu nhập bình quân đầu người dưới 220USD/người/năm.Điều kiện
thu nhập luôn được nhắc đến trong việc cấp ODA nhưng đó chỉ là điều kiện
cần chứ không phải điều kiện đủ để một quốc gia được nhận viện trợ. Sau khi
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đã ký các cam kết viện trợ, để được tiếp nhận ODA các nước phải tuân theo
các điều kiện của nguồn hỗ trợ và từng dự án, chương trình.
Một yêu cầu nữa đối với các nước nhận viện trợ là uy tín của nước đó và
những tiến bô đạt được thông qua quá trình sử dụng vốn viện trợ ODA của
các nước này. Đây là tiền đề quan trọng tạo thuận lợi cho nước tiếp nhận
ODA có được sự tin tưởng từ phía các nhà tài trợ qua đó tiếp tục nhận được
nhiều vốn ODA hơn nữa..
N:'(!O>M(#$%5P>>Q>(!RSP
3.1 Vai trò của ODA đối với các nước tiếp nhận
3.1.1 Những tác động tích cực:
Các nước đang phát triển nói chung và đối với Việt Nam nói riêng muốn

đẩy mạnh phát triển nền kinh tế phải có một lượng vốn lớn để tập trung đầu tư
cho một số lĩnh vực đặc biệt là cơ sở hạ tầng còn ở mức rất thấp. Do đó không
thể chỉ dựa vào nguồn lực trong nước mà cón phải biết tận dụng nguồn vốn từ
bên ngoài.
Đáp ứng nhu cầu trên, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có đặc thù là
lãi suất thấp, thời hạn vay dài, vốn đầu tư tập trung lớn, có thể lên đến hằng
trăm triệu USD cho một dự án. Bên cạnh đó nguồn vốn này nhằm hỗ trợ các
nước nghèo giải quyết các vấn đề trên, điều mà nguồn vốn tư bản (đầu tư trực
tiếp) không bao giờ làm được.
ODA giúp tăng thu nhập bình quân đầu người dẫn đến tăng phúc lợi xã
hội và mức sống cho người dân từ đó thúc đẩy phát triển. ODA giúp đầu tư
vào con người mà vấn đề quan trọng nhất là các dự án lien quan đến phổ cập
giáo dục và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. ODA cũng có vai trò đối với cong
cuộc cải tổ kinh tế của chính phủ các nước dang phát triển qua dự án, chương
trình hỗ trợ năng lực, cải tổ cơ cấu tổ chức, các cơ quan chức năng của chính
phủ.
* #$%5T)<D>8U!B:
a. ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng:
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Vốn ODA tuy đa phần là vốn vay phải hoàn trả lại với lãi suất và các
điều kiện ràng buộc chặt chẽ khác nhưng có tác động khá lớn đến tăng trưởng
kinh tế và cải thiện đáng kể các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ sở hạ
tầng. Là nguồn vốn bổ sung quý báu và quan trọng cho phát triển vào những
giai đoạn khó khăn, khủng hoảng kinh tế ở những nước này.
b. ODA giúp nước nghèo tiếp thu KHKT và phát triển nguồn nhân lực:
- Có sự tiến bộ mạnh về y tế, giáo dục, thu nhập. Với sự trợ giúp của Ngân
hàng Thế giới, cộng đồng phát triển và các tổ chức xã hội dân sinh, các chính
phủ đã thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo đói bằng cách cải thiện các chính
sách, thể chế và sự quản lý của mình và qua các chương trình, dự án được

hoạch định tốt.
*Cụ thể:
_Trong 40 năm qua tuổi thọ trung bình của nhân dân các nước đang phát
triển tăng khoảng 20%.
_Trong 30 năm qua, tỉ lệ người mù chữ giảm gần 50% từ 47% xuống còn
25%.
_Trong 2 thập kỷ qua, số người sống trong cảnh nghèo đói cùng cực (được
coi là có mức sống dưới 1 USD một ngày) cuối cùng đã bắt đầu giảm xuống
sau khi đã tăng trong suốt thế kỷ 19 và 20, ước tính khoảng 200 triệu người.
c. ODA giúp điều chỉnh cơ cấu kinh tế:
- Vốn vay ODA làm tăng tổng vốn đầu tư của các quốc gia tiếp nhận, do
đó làm tăng năng lực sản xuất, dẫn đến tăng GDP so với trường hợp không có
nguồn vốn bổ sung này. Tác động của vốn vay ODA lên tăng trưởng GDP của
các quốc gia dao động trong khoảng từ 0,1% đến gần 1,7%.
- Tăng năng lực sản xuất còn giúp giảm lạm phát.
- Giá cả nội địa giảm sẽ cải thiện tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu
của những nước tiếp nhận này, và do đó làm tăng khối lượng xuất khẩu của
họ.
- Nhập khẩu cũng tăng vì nhu cầu của nền kinh tế đã tăng hơn khi tốc độ
tăng trưởng nhanh hơn, nhưng nhu cầu này phần nào bị cản trở bởi sự giảm
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giá ở thị trường nội địa nên cuối cùng cán cân thương mại vẫn được cải thiện
mạnh.
d. ODA góp phần tăng khả năng thu hút vốn FDI và tạo điều kiện mở rộng
đầu tư phát triển:
- Để sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn ODA, các nước sẽ nỗ lực tạo môi
trường chính sách thuận lợi và minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn vốn
này, cải thiện điều kiện pháp lý, góp phần tăng khả năng thu hút vốn FDI.
- ODA có vai trò quan trọng đối với các nước tiếp nhận, là nguồn vốn

quan trọng để xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần tăng khả năng thu hút vốn
FDI và tạo điều kiện mở rộng đầu tư phát triển.
Hơn nữa việc sủ dụng ODA còn mang lai nhiều thuận lơi khác cho các
quốc gia đang phát triển nhờ các ưu điểm sau:
+ Vốn ODA sẽ giúp nước nhận tài trợ có cơ hội ứng dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới. Tuy các nước công nghiệp phát
triển không muốn chuyển giao công nghệ cao cho nước nhận viện trơ nhưng
những công nghệ được chuyển giao cũng tương đối hiện đại so với trình độ
của nước tiếp nhận. Trong quá trình thực hiện, nước viện trợ thường củ
chuyên gia sang hướng dẫn thực hiện dự án do dó cán bộ nước nhận viện trợ
có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu.
+ Vốn ODA cũng giúp nước nhận viện trợ có cơ hội đào tạo nguồn nhân
lực cho đất nước mình. Khi thực hiện các dự án có vốn nước ngoài, các cán
bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cũng như công nhân sẽ có cơ hội tiếp thu công
nghệ mới, làm quen với các quy trinh làm việc khoa học va hiện đại, đồng
thời rèn luyện được tác phong làm việc công nghiệp.
3.1.2 ODA và nguy cơ phụ thuộc vào các nước tài trợ:
Tuy nhiên, đối với nước tiếp nhận nguồn hỗ trợ song phương tạo điều kiện
giúp tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời cũng phải chấp nhận những
điều kiện rằng buộc chặt chẽ từ phía các nhà tài trợ. Các nước phát triển dựa
trên việc tăng cường và sử dụng nguồn vốn trong nước tiết kiệm được đồng
thợi hạn chế tối thiểu vay nợ nước ngoài là những nước đạt được kết quả phát
triển tốt và bền vững. Trái lại, một số nước đang phát triển trông cậy quá
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhiều vào viện trợ tài chính nước ngoài, đặc biệt là các khoản vay nợ, hiện
vẫn đang nằm trong danh sách những nước mất cân đối và lệ thuộc vào nước
ngoài.
3.2 Vai trò của ODA đối với các nước cung cấp
Xu thế đầu tư quốc tế trong những năm cuối thế kỷ đã cho thấy các khu

vực thu hút đầu tư mạnh mẽ không phải là các nước tư bản phát triển mà là
các nước đang phát triển. Chính vì vậy việc cải tạo, đổi mới cơ sở hạ tầng
cũng như kiến trúc thượng tầng lên một trình độ phát triển cao hơn, tạo điều
kiện cho đầu tư có hiệu quả không còn là nhu cầu riêng của các nước đang
phát triển mà trở thành mong muốn của cả các nước phát triển đặc biệt trong
xu thế toàn cầu hóa.
Nhu cầu mở rộng thị trường cảu các nước phát triển đang thúc đẩy các
nước này đầu tư mạnh mẽ vào các nước đang phát triển hơn bao giờ hết. Khi
các nước đang phát triển co một cơ sở hạ tầng phát triển ở một mức độ nhất
định, một kiến trúc thượng tầng hoạt động có hiệu quả thì các nhà đầu tư sẽ
yên tâm với các quyết định đầu tư trong tương lai của mình. Để thúc đẩy đầu
tư trực tiếp, các nước đang phát triển cần phát triển cơ sở hạ tầng và hoàn
thiện kiến trúc thượng tầng nhưng việc này rất khó thực hiện với nguồn vốn
hạn hẹp của các nước đang phát triển, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, nguồn hỗ trợ ODA song phương tạo điều kiện thuận lợi cho
nước viện trợ trong việc củng cố vị thế chính trị cũng như kinh tế. ODA giúp
các nước phát triển dễ dàng tìm hiểu thị trường của các nước đang phát triển,
vươn ra để chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường, khai thác tài nguyên
phong phú và nguồn nhân lực dồi dào từ nước nhận viện trợ, tiêu thụ được
hàng hóa thông qua các điều kiện rằng buộc như buộc các nước nhận viện trợ
phải mua hàng hóa, thiết bị, công nghệ,…có khi giá cao hơn so với giá trên
thị trường thế giới, rằng buộc về tỷ lệ tham gia trong tổng giá trị của dự án
V:
>C745S#$%&2Q>(
Để thu hút vốn ODA hiệu quả có 5 nhân tố ảnh hưởng chính đến việc thu
hút
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4.1. Nguồn cung cấp ODA
Hiện nay, trên thế giới có 2 nguồn cung cấp ODA chủ yếu là: các nhà tài

trợ song phương (các nước thành viên của Ủy ban Hỗ trợ Phát triển – DAC,
Trung – Đông Âu, một số nước Ả Rập và một số nước công nghiệp mới), các
tổ chức tài trợ đa phương (chủ yếu WB, ADB, FDB, IMF), ngoài ra còn có
các khoản tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGO). Trong số các nguồn
này thì ODA từ các nước thành viên của DAC là lớn nhất. Hàng năm, dòng
vốn này trung bình đạt khoảng 50.000 triệu USD, năm 1996 đạt 55.438 triệu
USD, năm 1997 đạt 47.580 triệu USD, năm 1998 đạt 51.521 triệu USD, năm
1999 đạt 56.526 triệu USD, năm 2000 đạt 53.700 triệu USD và lượng vốn này
chiếm một tỷ lệ đáng kể là từ GNP của các nước DAC.
Tuy nhiên, theo tính toán của UNDP, để thực hiện mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ, mỗi năm toàn thế giới cần 96 – 116 tỷ USD. So với con số hỗ
trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển hiện nay là 54 tỷ
USD thì khoản hỗ trợ này cần tăng gấp đôi và chiếm 0,5% GDP của các nước
thuộc DAC của OECD. Hiện tại, trong số 22 nước thành viên của DAC có tới
17 nước dành dưới 0,5% GDP cho viện trợ nước ngoài, 11 nước dành dưới
0,3% GDP.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, viện trợ nước ngoài giảm mạnh.
Song tại Hội nghị quốc tế về tài trợ phát triển của UN diễn ra vào tháng
3/2002 tại Môngtơrây (Mehico) cho thấy, xu hướng này sẽ thay đổi, một số
nước đã cam kết mới về hỗ trợ, tổng ODA tính theo giá trị thực tế sẽ tăng
thêm khoảng 15 tỷ USD vào năm 2006. Trong đó, Mỹ tuyên bố trong 3 năm
tài chính (2003 – 2005) sẽ tăng dần viện trợ để từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm
Mỹ sẽ dành thêm 5 tỷ USD cho viện trợ nước ngoài (tăng 50% so với năm
2002), đưa tổng viện trợ nước ngoài của Mỹ lên 0,15% GNP. Các nước EU
cũng tuyên bố đến năm 2006 viện trợ nước ngoài sẽ chiếm 0,39% GNP. Như
vậy, mỗi năm chi viện cho viện trợ nước ngoài của EU sẽ tăng thêm 7 tỷ
USD. Tại Hội nghị cao cấp các nước G8 (2005) đã cam kết sẽ tăng gấp đôi
giá trị các khoản viện trợ cho các nước nghèo và các nước đang phát triển từ
nay đến năm 2010. Nếu cam kết này được tuân thủ, các nước thế giới thứ ba
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 15

Website: Email : Tel : 0918.775.368
sẽ nhận được một khoản viện trợ khoảng 50 tỷ USD hàng năm, trong đó 50%
sẽ được viện trợ cho các nước ở châu Phi.
4.2. Mục tiêu cung cấp ODA của các nhà tài trợ:
a.Mục tiêu về kinh tế
Nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế, ODA được sử dụng như là một trong
những cầu nối để đưa ảnh hưởng của nước cung cấp tới các nước đang phát
triển. ODA được dùng để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế với các
nước tiếp nhận. Mặt khác, trên một giác độ nhất định, các nước cung còn sử
dụng ODA để xuất khẩu tư bản, từ việc tạo ra các món nợ lớn dần cho đến
việc các nước tiếp nhận ODA phải sử dụng chuyên gia của họ, mua vật tư,
thiết bị của họ với giá đắt, thậm chí cả các điều kiện đấu thầu, giải ngân được
đưa ra cũng là để làm sao với lãi suất thấp, có ưu đãi nhưng mà họ vẫn đạt
được các mục đích khác nhau một cách hiệu quả nhất.
Thực tế cho thấy, đi kèm với nguồn vốn ODA di chuyển từ các nước DAC
tới các nước kém phát triển (LDC) là dòng vốn đầu tư của tư nhân. Lượng
vốn đầu tư tư nhân đi kèm gấp hơn 5 lần lượng vốn ODA và trong đó có phần
không nhỏ của việc di chuyển ODA ban đầu. Khi các nước LDC đã tiếp nhận
ODA thì có thể chấp nhận dễ dàng hơn các điều kiện cho phép các nhà đầu tư
nước ngoài vào đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp; hệ thống cơ chế chính sách
đảm bảo quyền lợi, lợi ích, nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
từng bước được hình thành, trong đó chú ý tới việc tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư của các nước cung cấp ODA tham gia vào những lĩnh vực đầu tư có
khả năng sinh lời cao.
Ngoài ra, vốn ODA còn là phương tiện để giúp các nước cung cấp viện trợ
thâm nhập thị trường các nước đang phát triển một cách dễ dàng hơn và hàng
hóa của nước ngoài có thể vào thị trường trong nước thông qua việc nước tiếp
nhận ODA có những thay đổi trong chính sách nhập khẩu. Như vậy, khả năng
cạnh tranh và xâm chiếm thị trường của hàng hóa các nước cung cấp ODA so
với hàng hóa trong nước tăng lên. Mặt khác, ODA được cung cấp không hoàn

toàn bằng tiền mà bao gồm cả hàng hóa, thiết bị, máy móc do nước cung cấp
sản xuất ra được quy đổi thành tiền; nghĩa là, ODA bao hàm cả việc tạo ra
môi trường cho các thị trường xuất khẩu.
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ODA còn tạo ra sự ổn định về nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu cho
các nước cung cấp ODA. Thực tế cho thấy, các nước cung cấp ODA phụ
thuộc vào các nước LCD về năng lượng (dầu lửa, than, chất đốt), các nguyên
liệu, khoáng sản và ODA trở thành phương tiện để các nước này giải quyết
được sự thiếu hụt các nguồn lực trên.
Có thể nói, mục tiêu kinh tế của các nước cung cấp ODA là khá rõ ràng,
mục tiêu này trong mỗi giai đoạn có thể khác nhau nên tiêu chí cung cấp
ODA khác nhau. Tuy nhiên, những nước thiếu vốn, lạc hậu về công nghệ và
kinh nghiệm quản lý để tạo lập các tiền đề phát triển, các nước đang và chậm
phát triển vẫn cần nhận được sự hỗ trợ của các nước phát triển thông qua
ODA, nhưng vấn đề mà các nước tiếp nhận ODA cần quan tâm là biết sàng
lọc để có được các nguồn vốn này và sử dụng cóhiệu quả kinh tế cao nhất.
b.Mục tiêu chính trị
ODA không phải là sự giúp đỡ “hào hiệp, vô tư”, giúp xóa đói giảm
nghèo, bảo vệ môi trường và đáp ứng các yêu cầu cơ bản nhất của con người
ở các nước nhận viện trợ mà ODA được sử dụng như là công cụ chính trị của
các nước phát triển. Ví như Mỹ viện trợ cho nước ngoài được coi là “những
công cụ quan trọng thúc đẩy các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mỹ”
và “viện trợ là một bộ phận quan trọng của vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ”.
Điều này lý giải tại sao ngày nay cơ quan viện trợ phát triển quốc tế của Mỹ
(USAID) đang giảm sự tập trung trước đây vào vấn đề tăng trưởng kinh tế và
đang xúc tiến cải tổ cơ cấu.
Như vậy, ngoài tính chất trục lợi thì những toan tính chính trị cũng là tiêu
chí cung cấp ODA của các nhà tài trợ. Bởi vậy, việc tiếp nhận và sử dụng có
hiệu quả ODA là cả một vấn đề phức tạp, đã và đang làm đau đầu các nhà

lãnh đạo của các nước tiếp nhận ODA, tỏng đó có Việt Nam.
c.Mục tiêu nhân đạo
Trong các mục tiêu cung cấp ODA của các nhà tài trợ, mục tiêu vì các
chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, bảo đảm bền vững về
môi trường là một phần quan trọng của viện trợ. Mục tiêu này được thể hiện
khá đậm nét trong các chương trình viện trợ của Thụy Điển – một quốc gia
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
được đánh giá là có nguồn viện trợ mang ý tưởng nhân đạo tiến bộ đã góp
phần không nhỏ vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước
thế giới thứ ba. Bằng các chương trình hợp tác và phát triển, viện trợ của
Thụy Điển đã giúp Chính phủ các nước tiếp nhận viện trợ lựa chọn những ưu
tiên cần thiết trong việc thiết lập các thể chế tại chỗ và phát huy năng lực tại
chỗ của các quốc gia này. Đồng thời, viện trợ Thụy Điển cũng ủng hộ các
cuộc cải cách thị trường và phát huy năng lực nhà nước sở tại.
Với ý nghĩa đó, các chương trình ODA của Thụy Điển thường được
hướng vào giải quyết các vấn đề như: giảm nghèo, giới, môi trường và phát
triển bền vững, dân chủ và nhân quyền; trong đó hướng tới 4 mục tiêu là tăng
trưởng các nguồn lực, công bằng về kinh tế - xã hội, độc lập về kinh tế và
chính trị, phát triển dân chủ.
Một quốc gia khác được xếp vào diện những nhà tài trợ lớn của thế giới và
cũng là nước luôn coi trọng mục tiêu phát triển kinh tế đó là Nhật Bản. Trong
các mục tiêu cung cấp ODA của nước này, yếu tố nhân đạo cũng được thể
hiện tương đối rõ nét, cụ thể: Bảo vệ môi trường và phát triển sẽ được tôn
trọng như nhau; không sử dụng ODA vào mục đích quân sự hoặc không làm
trầm trọng thêm những đối đầu quốc tế; nhằm duy trì và củng cố nền hòa bình
và phát triển ổn định nền kinh tế - xã hội của các nước nhận viện trợ; thúc đẩy
dân chủ hóa bước đầu đi vào kinh tế thị trường, đảm bảo quyền tự do và nhân
quyền.
Trên bình diện quốc tế, ngay từ năm 1969 các tổ chức DAC và OECD đã

xác định mục tiêu của các nước này là dành 0,7% GDP của nước mình cho
viện trợ phát triển ở nước ngoài. Đến năm 1992 tại Hội nghị thượng đỉnh Rio
De Zannezo một công ước quốc tế đã được thông qua, theo đó viện trợ cho
các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba cần phải chiếm ít nhất 0,7% tổng sản
phẩm xã hội GDP của các quốc gia công nghiệp phát triển.
Có thể nói, mặc dù các mục tiêu đưa ra mới thực hiện được một phần
nhưng đã thể hiện được tinh thần nhân đạo và trách nhiệm của các nước phát
triển đối với các nước đang và kém phát triển.
Lớp kinh tế đầu tư 49A Page 18

×