Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG FDI TẠI VIỆT NAM TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.33 KB, 30 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................. 1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................... 2
NỘI DUNG.............................................................................................4
CHƯƠNG I :NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN TỚI FDI VÀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA FDI VỚI CÁC NGUỒN VỐN KHÁC ....................4
I.1.Những lý luận chung liên quan tới FDI......................................................................4
I.2.Mối quan hệ giữa FDI và các loại hình vốn khác ......................................................5
I.3.Vai trò của FDI ..........................................................................................................5
CHƯƠNG II :THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG FDI TẠI VIỆT
NAM TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY ........................................................8
II.1.Các nhân tố ảnh hưởng tới huy động và sử dụng vốn FDI ......................................8
II.2.thực trạng thu hút ..................................................................................................14
II.2.Đánh giá về thực trạng huy động và sử dụng vốn FDI..........................................23
II.2.1.Tình hình và kết quả giải ngân các dự án ........................................................23
II.2.2.Đóng góp của FDI cho nền kinh tế Việt Nam .................................................25
II.2.3.Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đối với VN....................................................27
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI VIỆT
NAM...................................................................................................... 29
KẾT LUẬN .......................................................................................... 30
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã và đang được xem xét là một trong những
nguồn lực quan trọng đem đến một làn gió mới, một động lực mới thúc đẩy kinh tế phát
triển. Đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam . Tuy nhiên dòng vốn này
không tự nhiên mà có, nó phụ thuộc vào sức hấp hẫn của địa phương thể hiện qua các
yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khoáng sản cùng với cơ chế chính
sách con người và các vấn đề xã hội khác của địa phương đó.
Nhìn lại sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế của Việt Nam . Chúng ta không


những thoát khỏi tình trạng khủng hoảng mà còn đưa đất nước phát triển không ngừng.
Trên cơ sở đại hội Đảng VI (tháng 12 năm 1986). Đảng và Nhà Nước ta đã xác định Việt
Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới hợp tác đôi bên cùng có lợi, tôn
trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Chình vì những chính sách tích
cực này nó làm cho bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam thay đổi thực sự. Các nước phát
triển, các nhà tư bản nước ngoài luôn tìm kiếm thị trường để đầu tư tìm kiếm lợi nhuận
,đánh giá tổng quan Việt Nam ,đất nước ta có nhiều điều kiện cần trong việc đáp ứng yêu
cầu để đầu tư của các nước phát triển hay các nhà đầu tư nước ngoài.Tuy nhiên bên cạnh
đó ta vẫn còn một số hạn chế ,yếu kém tồn tại do đó việc thu hút đầu tư nói chung và thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng chưa thực sự hiệu quả.
Qua đề tài này em muốn tìm hiểu những vấn đề lý luận về FDI , phân tích thực
trạng thu hút ,sử dụng và hiệu quả sử dụng FDI của nước ta trong những năm gần đây đặc
biêt là từ khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO để tìm ra những tồn tại,
nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
II. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá tình hình thu hút và sử dụng và hiệu quả FDI trong những năm
gần đây ở nứơc ta , đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả thu hút FDI trong thời
gian tới.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
III. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thu hút ,sử dụng và hiệu quả sử dụng FDI ở nước ta trong những năm
gần đây .
IV. Phạm vi nghiên cứu
Các dự án FDI ở nước ta trong 5 năm qua (2006 - nay) kể từ khi Việt Nam gia
nhập WTO.
V. Kết cấu các chương của chuyên đề:
Chuyên đề được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương I: Những lý luận chung liên quan tới vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và
mối quan hệ giữa FDI với các nguồn loại hình vốn khác .

Chương II: Thực trạng thu hút ,sử dụng,hiệu quả sư dụng FDI ỏ nước ta trong thời
gian qua.
Chương III: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong thời gian tới.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
NỘI DUNG
CHƯƠNG I :NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN TỚI FDI VÀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VỚI CÁC NGUỒN VỐN KHÁC .
I.1.Những lý luận chung liên quan tới FDI
-Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình.để
hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này vàcác quy
định khác của pháp luật có liên quan.
-Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư
theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.
- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư.
-Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn đầu tư sang lãnh thổ của một nước khác do
một nước khác sở hữu và kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp.
-Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình di chuyển vốn giữa các nước trong đó
người chủ sở hữu vốn đồng thời trực tiếp là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt
động sử dụng vốn.
-Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp
luật Việt Nam, bao gồm:
a) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh
nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã;
c) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có
hiệu lực;
d) Hộ kinh doanh, cá nhân;
đ) Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người

nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
e) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư
nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt
Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
-H oạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm
các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư.
-Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các
-Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu
hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư.
I.2.Mối quan hệ giữa FDI và các loại hình vốn khác
Vai trò của vốn là sử dụng để đầu tư ,tuy nhiên mỗi nguồn vốn khác nhau đòi hỏi
cách thức huy động,sử dụng khác nhau.Xong chúng có mối quan hệ với nhau thể hiện ở
việc nguồn vốn này giúp tăng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn khác .Với
nguồn vốn trong nước ,ta đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng,vật chất kỹ thuật để phục vụ
cho các ngành nghề khác nhau,các ngành nghề này ,dựa trên nền tảng đó sẽ thu được
năng suất ,hiệu quả cao hơn .Nhìn vào nước ta,với những yếu tố về chất lượng đó đáp
ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài ,việc thu hút đầu tư của nước ta sẽ cao
hơn.Ngược lại ,với số vốn huy động được từ các nhà đầu tư nước ngoài ta tạo ra một
lượng vốn mới và lại tiếp tục quay lại đầu tư
Như vậy mối quan hệ giữa các nguồn vốn là mối quan hệ thúc đẩy ,tương hỗ
nhau.Vậy nên chúng ta phải đẩy mạnh huy động các nguồn vốn đặc biệt là luôn có một
lượng vốn lớn trên thị trường sẵn sàng cho việc đầu tư.
I.3.Vai trò của FDI
Qua thực tế thu hút ,sử dụng FDI ta nhận thấy khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết,
FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán

cân thanh toán trong giai đoạn vừa qua. Các nghiên cứu gần đây của Freeman (2000), Bộ
Kế hoạch và Đầu tư (2003), Nguyễn Mại (2004) đều rút ra nhận định chung rằng khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều
ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất
khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận lao
động. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công
nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng
cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm việc trong các dự án FDI, tạo ra
kênh truyền tác động tràn tích cực hữu hiệu. Phần dưới đây sẽ khái quát vai trò của FDI
đến tổng thể nền kinh tế.
*Về mặt kinh tế:FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát
triển kinh tế - xã hội. Đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là
vốn trong nước và vốn ngoài nước. Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm
và đầu tư. Vốn nước ngoài được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp
và hoạt động FDI. Với các nước nghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tố đặc biệt
quan trọng đối với phát triển kinh tế. Những quốc gia này luôn lâm vào tình trạng thiếu
vốn đầu tư, hoạt động sản xuất và đầu tư ở những nước này như là một “vòng đói nghèo
luẩn quẩn” (theo Paul A. Samuelson). Để phá vỡ vòng luẩn quẩn ấy, các nước nghèo và
đang phát triển phải tạo ra “một cú huých lớn”, mà biện pháp hữu hiệu là tăng vốn cho
đầu tư, huy động các nguồn lực để phát triển nền kinh tế để tạo ra tăng trưởng kinh tế dẫn
đến thu nhập tăng.
*Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của nước tiếp nhận theo nhiều phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ
cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu theo nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư…Phần lớn vốn FDI đầu tư
cho lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, trong đó có những ngành chủ chốt như xây dựng cơ
sở hạ tầng, khai thác chế biến dầu khí, hóa chất và sản xuất thiết bị và hàng tiêu dùng.

FDI góp phần làm tăng tỉ trọng của những ngành này trong nền kinh tế đồng thời tạo điều
kiện để hiện đại hóa nền sản xuất .Mặt khác ,thông qua đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy
hình thành một số khu công nghiệp ,khu chế xuất ,góp phần phân bổ công nghiệp hợp lý
trong cả nước và nâng cao hiệu quả đầu tư.Khu vực có vốn FDI còn giúp hình thành các
ngành công nghiệp và dịch vụ hiện đại như điện tử, tin học, viễn thông, lắp ráp ô tô và xe
Website: Email : Tel : 0918.775.368
máy, giúp chuyển giao công nghệ và kĩ năng quản lí tiên tiến nâng cao hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế.
*Tạo việc làm :Với việc tạo ra các khu công nghiệp ,khu chế xuất,tạo ra một số
ngành nghề mới thì việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo việc làm cho một số địa
phuơng ,vùng lãnh thổ.
*Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực :trình độ quản lý ,kỹ năng làm việc của các
doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài cao ,tạo ra hiệu suất lao động lớn ,do vậy người Việt
Nam khi làm việc cho các doanh nghiệp này cần phải có trình độ cao ,kỹ năng chuyên
môn,tính chủ động trong công việc ,trong quá trình làm việc một phần chúng ta tự học hỏi
một phần chúng ta được đào tạo .Như vậy việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có
tạo viêc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II :THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG FDI TẠI
VIỆT NAM TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY
II.1.Các nhân tố ảnh hưởng tới huy động và sử dụng vốn FDI
Ngoài các nhân tố như điều kiện tự nhiên,vị trí địa lý,địa vị chính trị ,kinh tế thì
Việt Nam còn tạo các yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài như :
*Môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam : nếu đánh giá môi trường
kinh doanh theo các tiêu chí như mức độ tự do hóa thương mại, tự do tiền tệ, bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ, năng lực sáng tạo, trình độ công nghệ, tình trạng quan liêu, mức độ
bảo vệ nhà đầu tư, tình trạng tham nhũng, tự do cá nhân, gánh nặng thuế má… thì môi
trường kinh doanh được đánh giá là yếu kém,đặc biệt là yếu tố bảo vệ nhà đầu tư.Trong
khi đây là một yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài đặc biệt là đầu tư trực
tiếp từ bên ngoài.Trong báo cáo về môi trường kinh doanh toàn cầu “Best countries for

business” năm nay của tạp chí Forbes, Việt Nam đã tụt 5 bậc, xuống vị trí 118 trong tổng
số 128 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng.HạVới sự tụt hạng này, Việt Nam thiếu
chút nữa thì rơi vào top 10 đứng từ dưới lên, theo đánh giá của Forbes môi trường kinh
doanh của Việt Nam chỉ hơn một số quốc gia châu Phi được xếp vào top 10 quốc gia có
môi trường kinh doanh thấp nhất trong số 128 quốc gia được xếp hạng đó là gồm
Zimbabwe, Chad, Burundi, Cameroon, Bolivia, Cote d’Ivoire, Tajikistan, Syria và
Gambia.
+Môi trường pháp luật :hệ thống pháp luật nước ta đã ban hành các văn bản luật
như Bộ luật dân sự ,Luật doanh nghiệp 2005,Luật đầu tư 2005, Luật thương mại 2005,
Luật chuyển giao công nghệ ,Luật sở hữu trí tuệ ,Luật cạnh tranh,Luật đầu tư nước ngoài
…như vậy là đã đầy đủ điều luật liên quan tới những điều kiện khi tham gia đầu tue vào
kinh doanh ,cách giải quyết tranh chấp nếu có ..những ngành nghề kinh doanh được ưu
tiên khuyến khích,những ưu đãi .
Tháng 11/ 2006 (7/11/2006) ,việc Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương
mại thế giới đòi hỏi Việt Nam phải có một số chính sách mở cửa về mọi mặt đăc biệt là
về kinh tế càng làm cho hệ thống pháp luật của nước ta trở nên thuận lợi hơn cho môi
trường đầu tư và kinh doanh của nước ta.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cải cách hành chính ở Việt Nam :trong đề án 30 của chính phủ ban hành năm
2009,có nội dung về cải cách quy định hành chính trong cả nước cho tới hết 2010 ,nhưng
điểm nóng về vấn đề này được quan tâm hơn cả từ trung ương cho tới địa phương đó là
các thủ tục hành chính thuộc 28 lĩnh vực, như: đầu tư tại Việt Nam, thành lập và hoạt
động doanh nghiệp, đấu thầu, xây dựng, đất đai, tài nguyên, môi trường, tài nguyên
khoáng sản địa chất, bổ trợ tư pháp…với một số thủ tục có tiếng là nhiều phiền hà, nhũng
nhiễu như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, giấy phép khai
thác tài nguyên khoáng sản…Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thì Việt Nam đã gặp
phải rất nhiều khó khăn và trong buổi hội thảo về cải cách thủ tục hành chính giữa OECD
và đại diện các nước ASEAN, diễn ra ngày 26/11 vừa qua,ông Mario Amano, Phó tổng
thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nói trong việc thực hiên đề án 30
của nước ta thời gian qua đã có có sự nỗ lực lớn trong việc đơn giản hóa thủ tục hành

chính ,tuy nhiên việc thực hiện này mới chỉ được ghi nhận trên phương diện cải thiện văn
bản pháp luật là chính.Tại cuộc họp báo này, những quan ngại về tính hiệu quả, hiệu lực
của văn bản pháp luật, cũng như chất lượng nguồn nhân lực thực thi đã dấy lên.Như vậy
là vấn đề thủ tục hành chính của nước ta là một vấn đề còn rất nhiều hạn chế ở nhiều
mặt ,nhiều lĩnh vực chứ không chỉ trong vấn đề các thủ tục hành chính liên quan đến
mảng kinh tế.Đây là một yếu tố rất quan trọng trong quyết định có nên đầu tư vào Việt
Nam hay không của các nhà đầu tư nước ngoài ,nhất là khi mục đích của các nhà đầu tư
trực tiếp nước ngoài chính là lợi nhuận
+Tính chuyển đổi của tiền tệ :
Ở nước ta, tiền đồng là loại tiền tệ chính thức duy nhất được sử dùng như một đơn
vị trong thanh toán và trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên đồng USD vẫn được phép dùng làm
phương tiện lưu giữ giá trị nên không ít tiền gửi trong hệ thống ngân hàng là USD.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thực hiện chính sách quản lý tỷ giá hối đoái
theo hướng thả nổi có kiểm soát. Trong vòng vài ba năm trở lại đây (giai đoạn 2003-
2005) đồng Việt Nam có tỷ giá khá ổn định so với đồng đô la Mỹ do chính sách của
Ngân hàng Nhà nước chỉ cho đồng giảm giá khoảng 1% một năm. Sau khi đồng đô la của
Zimbabwe đổi giá vào đầu tháng 8 năm 2006, đơn vị đồng trở thành đơn vị tiền thấp giá
nhất trên thế giới.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
VND hiện vẫn là tiền tệ có khả năng tự do chuyển đổi thấp, chưa trở thành đồng
tiền dùng trong thanh toán quốc tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thực hiện các
biện pháp để nâng cao khả năng tự do chuyển đổi của VND bằng cách trước mắt nâng
cao tỷ trọng thanh toán xuất khẩu bằng VND (mục tiêu đến năm 2010 đạt 30%) tiến tới
sử dụng VND trong thanh toán nhập khẩu song song với việc tự do hóa hoàn toàn giao
dịch vãng lai.
Tỉ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ : đồng tiền Việt Nam so với đô la Mỹ ngày
càng có sự chênh lệch lớn.cho tới thời điểm ngày 29/11/2010 thì đồng USD mua vào là
19,495.000 và đồng USD bán ra là 19000
Đối với thị trường ngoại hối, việc áp dụng biên độ giao động tương đối chặt đối
với tỷ giá VND/USD do Ngân hàng Nhà nước ấn định (cũng như việc cơ quan này tuyên

bố giảm biên độ vào cuối tháng 11/2009) có nghĩa là đồng VND tiếp tục không được tự
do chuyển đổi, trong khi đó vẫn tiếp tục tồn tại sự chênh lệch giữa tỷ giá giao dịch chính
thức và tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do .
+Các thủ tục hành chính liên quan tới các khâu của quá trình đầu tư ,trong việc
thành lập dự án ,nhà đầu tư quan tâm tới việc phải hoàn thành những gì trong bộ hồ sơ
xin giấy phép đầu tư ,các ngành các cấp nào sẽ tham gia vào việc cấp phép đầu tư ,nhà
đầu tư có nhận được thông tin trợ giúp từ Chính phủ và các tổ chức môi giới hay không
,thời gian trung bình để nhận được một giấy phép đầu tư là bao lâu các thủ tục hành chính
thuận lợi hay phiền hà
+Việc giải phóng mặt bằng ở Việt Nam trong các dự án đầu tư nước ngoài còn một
số bất cập,cụ thể :
-Thủ tục hành chính :còn phải qua nhiều cửa
-Chính quyền địa phương : sự lo ngại của chính quyền địa phương về hiệu quả sử
dụng vốn ngân sách, vì nếu hiệu quả của các dự án đầu tư không cao như dự kiến, thì
khoản tiền thường rất lớn chi cho giải phóng mặt bằng sẽ rất lâu được thu hồi… Khi lỗi
chậm trễ dự án thuộc về trách nhiệm của địa phương, thì các giải pháp đẩy nhanh tiến độ
dường như đều lệch hướng.
-Những vấn đề xã hội phát sinh trong hoạt động giải phóng mặt bằng.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+Chất lượng lao động :Thực tế, nước ta hiện có nguồn lao động rất dồi dào nhưng
chất lượng lao động lại thấp so với các nước trong khu vực. Lực lượng lao động chủ yếu
vẫn là lao động giản đơn với hơn 65 % lao động chưa qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào.
Trong khi đó, mặc dù tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ khá nhanh trong thời gian qua
nhưng khả năng tạo việc làm mới còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nguồn lao động có
trình độ, chuyên môn cao còn ít; ý thức kỷ luật của người lao động chưa cao; cơ cấu
ngành nghề chưa hợp lý; cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, tỷ trọng lao động nông
nghiệp vẫn ở mức cao;
Tuy nhiên chất lượng lao động tại Việt Nam ngày càng được nâng cao do có sự cải
thiện lâu dài thể hiện ở hệ thống giáo dục phát triển,các trường đại học ,cao đẳng,trung
tâm dạy nghề…mở rộng trên khắp cả nước .

+Chi phí nhân công:giá nhân công Việt Nam rẻ và vẫn là ưu thế so với các nước
trong khu vực ,chỉ đứng sau Trung Quốc
+Giá thuê đất của Việt nam hiện nay đã được điều chỉnh thấp hơn nhiều nước
trong khu vực (giá thuê đất của Việt nam là 2,62 USD/năm/m
2
- khu công nghiệp Sài
Đồng, thấp hơn nhiều so với Philippin: 85 USD/năm/m
2
trong khu công nghiệp., hay như
Singapore: 6,9 USD/năm/m
2
trong khu công nghiệp). Tuy nhiên, thủ tục thuê đất, cấp đất,
giá đền bù, giải phóng mặt bằng còn phức tạp gây mất cơ hội và thời gian của các nhà
đầu tư. Việc giao đất nhất là các dự án có đền bù và giải tỏa kéo dài, nhiều dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp phải mất hàng năm để thực hiện việc đền bù.
Thậm chí một số khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, thu hút được
nhiều nhà đầu tư nhưng vẫn chưa thực hiện xong việc đền bù, giải phóng mặt bằng. Đây
chính là yếu tố làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt nam
cũng như làm giảm tiến độ triển khai các dự án đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, do thiếu quy
hoạch chi tiết cho việc thu hút FDI, một số địa phương tùy tiện xử lý vấn đề đất đai áp
dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
*Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
Từ năm 2006, Chính phủ có chủ trương phân cấp khá triệt để cho UBND cấp tỉnh,
Ban quản lý các khu công nghiệp – khu chế xuất, khu kinh tế trong việc thẩm định và cấp
phép các dự án đầu tư FDI. Tuy nhiên, khi thực hiện phân cấp, chúng ta chưa tính toán kỹ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
các điều kiện bảo đảm để UBND các tỉnh, thành phố thực hiện được nhiệm vụ mới; chưa
chú ý đến mức độ thu hút vốn FDI cũng như trình độ, năng lực và kinh nghiệm quản lý
của các địa phương. Các địa phương có ít dự án FDI, trình độ và kinh nghiệm quản lý còn
hạn chế cũng được trao quyền giống như các địa phương có nhiều dự án và có kinh

nghiệm quản lý như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương... Mặt khác, sau khi
phân cấp cho địa phương, cơ quan quản lý ở Trung ương cũng chưa đưa ra được những
chỉ tiêu, tiêu chí, yêu cầu nhằm hạn chế lợi ích cục bộ của các địa phương, bảo đảm lợi
ích quốc gia. Cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương cũng chưa chú trọng công tác
kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các địa phương nên có tình trạng như chỉ một thời
gian ngắn sau khi thực hiện phân cấp, cả nước đã có tới gần 200 dự án sân golf, cá biệt,
có tỉnh có đến 14 dự án sân golf.
+Chính sách thuế và các khuyến khích tài chính : đã đạt được mục tiêu đặt ra
trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Chính sách thuế này đã hấp dẫn đối với đầu tư nước
ngoài nhưng ở một khía cạnh nào đó lại ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Các văn bản
về thuế được ban hành rất nhiều nhưng không có hệ thống và luôn thay đổi. Vì lợi nhuận
của nhà đầu tư có liên quan đến việc nộp thuế nên khi mức thuế thay đổi gây khó khăn
cho họ trong việc lập kế hoạch kinh doanh. Mức thuế suất lợi tức tỏ ra ưu đãi đối với các
nhà đầu tư nước ngoài hiện nay la 28%,tuy nhiên lại có một số khoản mà các nhà đầu tư
nước ngoài phải chi nhưng lại không được tính vào chi phí,như vậy nên dù mức thuế là
28% nhưng có những dự án tính ra lên tới 40%.Việc quy định mức thuế như vậy cũng
gây nên bất bình đẳng trong việc đóng thuế của các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, các
loại thuế áp dụng đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn chồng chéo, nhà
đầu tư nước ngoài phải đóng 10 loại thuế như các doanh nghiệp Việt nam và nhiều loại lệ
phí khác.
+Chính sách tỷ giá và chính sách ngoại hối : của Việt nam đang bộc lộ một số tác
động tiêu cực đối với thu hút FDI. Điều 75 Luật Đầu tư nước ngoài 1996 quy định "tỷ giá
chuyển đổi tiền nước ngoài sang tiền Việt nam và ngược lại áp dụng trong quá trình tiến
hành đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên
nước ngoài hợp doanh được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt nam
tại thời điểm chuyển đổi", nhưng Luật năm 2000 không sửa đổi bổ sung điều này. Như
vậy, do tỷ giá hối đoái đồng Việt nam được ấn định hàng ngày bởi Ngân hàng Nhà nước

×