Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ODA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.5 KB, 11 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tiếp nhận vốn đầu tư
nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng để một mặt, tích lũy nguồn vốn cho chúng ta xây
dựng và phát triển kinh tế, mặt khác, tạo điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về
kinh tế so với các nước khác. Trong cơ cấu thu hút đầu tư, Viện trợ phát triển chính thức(
ODA) tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có ý nghĩa khá quan trọng vì những ưu thế không
thể phủ nhận của nó.
ODA (Official Development Assistance) là các khoản viện trợ không hoàn lại, viện
trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ
chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính
quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển. Trong các nguồn hỗ trợ ODA cho
Việt Nam thì ODA của Nhật Bản được coi là 1 nguồn vốn hết sức quý giá. Nếu tính từ
năm 1992 đến nay, Nhật Bản đã luôn là nước đứng đầu về viện trợ ODA dành cho Việt
Nam với tổng số vốn cam kết lên tới 509,804 tỷ yên, tương đương trên 5 tỷ USD. Điều
đó trước hết thể hiện đường lối mong muốn tăng cường hợp tác trên lĩng vực kinh tế với
Việt Nam. Vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã tăng năm sau lớn hơn năm
trước. Điều đó có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ giữa
hai nước, đặc biệt là quan hệ ngoại giao và kinh tế. Đồng thời nó cũng có tác độg
không nhỏ tới các quan hệ đối ngoại khác của Việt Nam.
I. MỤC TIÊU CẤP ODA CHO VIỆT NAM CỦA NHẬT BẢN:
Thứ nhất: Vị trí và tầm quan trọng của Việt Nam trong ASEAN sẽ là nhân tố quan
trọng cho sự phát triển nhiều mặt của Nhật Bản: Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng
ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam nằm trên các tuyến giao thông biển ở khu vực Tây
Thái Bình Dương có nhiều cửa ngõ thông thương ra biển.
Thứ hai: Nhật Bản muốn gây dựng vị thế trên trường quốc tế: Trên thực tế, các nước
công nghiệp phát triển, đặc biệt là các cường quốc kinh tế luôn cố gắng tạo thanh thế, mở
rộng ảnh hưởng của mình trên chính trường thế giới, tìm kiếm, lôi kéo sự ủng hộ của các
nước phát triển chậm hơn trong các vấn đề có tính chất quốc tế.
Thứ ba: Nhật Bản đang nhìn Việt Nam như 1 thị trường đầy tiềm năng: Trong con
mắt của các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam là thị trường có triển vọng đứng thứ tư toàn


cầu, chỉ sau Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ. Mặt khác vì tỉ lệ rủi ro thấp của Nhật Bản
khi đầu tư vào Việt Nam do lao động có kỹ năng, chi phí nhân công thấp, môi trường đầu
tư được cải thiện, không có khủng bố, có nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu
tư…"
Thứ tư: Việt Nam và Nhật Bản có nhiều tiếng nói chung và điểm tương đồng: Con
người, đất nước Việt Nam và Nhật Bản đều cần cù, chịu khó, tiết kiệm và tinh thần
phấn đấu vươn lên, có lối sống cộng đồng chặt chẽ, có nhiều điểm văn hoá hàng nghìn
năm cùng tồn tại trong điều kiện văn minh nông nghiệp lúa nước, cùng tiếp thu ảnh
hưởng của Phật giáo, Nho giáo.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ODA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM
Tháng 11-1992, Chính phủ Nhật Bản là nước phát triển đầu tiên tuyên bố nối lại
viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, góp phần khai thông mối quan hệ
của Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế chủ chốt. Từ đó đến nay, mặc dù nền kinh
tế Nhật Bản có những thời điểm gặp khó khăn, nhưng Chính phủ Nhật Bản luôn là nhà
tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Chính sách ODA của Nhật Bản chủ yếu được thực
hiện thông qua 2 tổ chức là Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Cơ quan hợp
tác và phát triển Nhật Bản (JICA)
A. Quy mô và cơ cấu:
1. Quy mô:
Số vốn ODA cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu cho Việt Nam giai đoạn 1993-
2006
Đơn vị: Triệu USD
Nhà tài trợ Số lượng vốn cam kết
Nhật Bản 8.469,73
WB 5.329,82
ADB 2.900,97
Pháp 912,26
Đức 597,35

Đan Mạch 549,48
Thuỵ Điển 412,83
Trung Quốc 301,08
ôxtrâylia 282,32
EU 269,83
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhìn trên bảng số liệu ta thấy Nhật Bản là nước viện trợ cho lớn nhất cho Việt
Nam. ODA Nhật Bản tăng dần ngay cả trong những năm nền kinh tế Nhật Bản gặp khó
khăn nhất, và trong những năm gần đây Nhật Bản luôn là nước tài trợ ODA lớn nhất cho
Việt Nam. Từ 1992-2007 đạt khoảng 13 tỷ USD, chiếm khoảng 30 % tổng khối lượng
ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn
lại khoảng 1,5 tỷ USD. Ngày 31-3-2009, với số tiền 900 triệu USD cho tài khóa 2008
được ký đã nâng tổng số tiền cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2008 lên con
số 6 tỷ USD (so với 5 tỷ USD của năm 2007). Với con số này, ODA Nhật Bản dành cho
Việt Nam năm 2008 vừa qua đã đạt mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay.
Đơn vị: tỷ yên
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2. Cơ cấu:
a.Theo loại hình viện trợ:
• Hợp tác vốn vay:
Hợp tác vốn vay là hình thức cho vay của chính phủ Nhật Bản đối với chính phủ các
nước đang phát triển với các điều kiện cho vay mềm dẻo hơn như lãi suất thấpvà thời hạn
vay dài. Tại Việt Nam, hợp tác vốn vay chủ yếu dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng như
giao thông vận tải, điện lực, phát triển nông thôn. Hợp tác vốn vay thường do Ngân hàng
hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) thực hiện.
Cho đến nay thì Nhật Bản đã cùng hợp tác với các nhà đầu tư của ta để xây dựng
những dự án như: Dự án xây dựng cầu Bãi Cháy, dự án cầu Cần Thơ, dự án xây dựng
nhà ga hành khách Quốc Tế sân bay Tân Sơn Nhất, xây dựng đường cao tốc Đông Tây

Sài Gòn, dự án đường hầm Hải Vân, dự án phát triển cơ sở hạ tầng qui mô nhỏ cho người
nghèo, Dự án nhà máy nhiệt điện Phả Lại, dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, …
• Hợp tác viện trợ không hoàn lại:
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hợp tác viện trợ không hoàn lại là việc trao tặng vốn cho chính phủ các nước đang
phát triển mà không kèm theo nghĩa vụ hoàn trả. Hợp tác viện trợ không hoàn lại do bộ
ngoại giao thực hiện, trong đó các dự án hợp tác viện trợ không hoàn lại do địa phương
hoặc viện trợ không hoàn lại hỗ trợ cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) của Nhật Bản
do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thực hiện. Viện trợ không hoàn lại chiếm 7.3%
trong tổng cơ cấu ODA Nhật Bản. Viện trợ không hoàn lại tập chung vào việc xóa đói
giảm nghèo và giải quyết nhu cầu thiết yếu của con người, cải thiện, nâng cao đời sống
con người.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống
nhân dân đối với nước ta. Chính phủ Nhật Bản cũng đã viện trợ không hoàn lại để phát
triển những dự án như: xây dựng TT đào tạo nguồn nhân lực, viện trợ học bổng phát triển
nguồn Nhân lực, cầu Miền Bắc -Trung, xây lại cầu ở đồng bắng sông Cửu Long, trường
kỹ thuật giao thông vận tải I, NC trường tiểu học vùng bão lụt khu vực miền Trung, NC
trường tiểu học miền núi phía Bắc, nâng cấp khoa Nông nghiệp, trường ĐH Cần Thơ,
xây dựng cảng cá Vũng Tàu, hệ thống tưới tiêu Tân Chi, …
• Hợp tác kỹ thuật:
Hợp tác kỹ thuật là hình thức cử chuyên gia, nghiên cứu phát triển, chương trình
đào tạo, cung cấp thiết bị nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển đào tạo nguồn nhân lực
và xây dựng thể chế. Hợp tác kỹ thuật của chính phủ N hật Bản phần lớn do cơ quan hợp
tác quốc tế Nhật bản (JICA) thực hiện. Hợp tác kỹ thuật chủ yếu tập chung cho phát triển
nguồn nhân lực, xây dựng thể chế thông qua chuyên gia kỹ thuật và kiến thức thích hợp
cho Việt nam.
Hiện nay, chính phủ Nhật cũng đã mở một số hình thức mới như chương trình tình
nguyện viên cấp cao tại Việt Nam (2001), Chương trình nâng cao năng lực cộng đồng
(1998)…. Tuy nhiên, ODA Nhật Bản giành cho Việt Nam trong cơ cấu hợp tác kỹ thuật

còn hạn chế, chiếm 5.4%. Hiện nay, dự án hợp tác kỹ thuật: tổng cộng có 15 dự án hiện
đang thực hiện (Phục hồi rừng đầu nguồn miền Bắc, Thụ tinh nhân tạo bò, Hợp tác về
luật, Sức khoẻ Sinh sản Nghệ An, Nâng cao kỹ thuật môi trường nước,...) ; ngoài ra Nhật
đã tiếp nhận 9.729 thực tập sinh (tính đến năm 2003) ; cử 1.612 chuyên gia (tính đến năm
2003) ; 114 thanh niên tình nguyện theo chương trình hợp tác tình nguyện viên hải ngoại
Nhật Bản .
Bảng cơ cấu ODA Nhật Bản theo loại hình viện trợ
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
b. Cơ cấu theo lĩnh vực:
b.1. Phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thể chế:
• Phát triển nguồn nhân lực:
. Năm 2000, theo Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Trung tâm hợp tác Nguồn Nhân lực Việt Nam –
Nhật Bản (VJCC) đã được chính thức thành lập trong đó kết hợp khoản viện trợ không
hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản để xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị cho Trung tâm
và việc tiếp nhận các chuyên gia dài hạn Nhật Bản trong chương trình Hợp tác Kỹ thuật.
• Xây dựng thể chế:
Xây dựng thể chế làm cơ sở cho xã hội và kinh tế có vai trò quan trọng không thể
thiếu cả đối với tăng trưởng kinh tế và khắc phục các vấn đề về môi trường sinh hoạt và
xã hội. Chính phủ Nhật Bản đang hỗ trợ cho việc thúc đẩy hoàn thiện hệ thống pháp lý,
cải cách chế độ công chức và cải cách tài chính của Việt Nam .
b.2. Phát triển cơ sở hạ tầng:
Đại sứ Nhật Bản nói rằng phát triển cơ sở hạ tầng vẫn là một trong những ưu tiên
chính của VN. Từ 1992-1994, nguồn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam luôn ưu tiên cho
việc phát triển cơ sở hạ tầng. Phát triển cơ sở hạ tầng là ngành tiếp nhận vốn ODA lớn
nhất với tổng giá trị hiệp định ký kết đạt khoảng 9,88 tỷ USD thời kỳ 1993-2008. Kể từ
năm 1994 đến nay, nhiều công trình quan trọng sử dụng vốn ODA như: QL 1A, QL5,
QL18, QL10, hầm đường bộ Hải Vân, cầu Mỹ Thuận, cầu Bãi Cháy, các cảng Sài Gòn,

Cái Lân, Tiên Sa, Hải Phòng, , Nhà ga T2 sân bay quốc tế Tân Sân Nhất,... đã đưa vào
khai thác với lượng hàng hóa, hành khách thông qua tăng trưởng xa so với dự kiến. Hiện
nay vẫn còn rất nhiều dự án lớn đang triển khai bằng nguồn vốn ODA trong kế hoạch 5
5

×