Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.5 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kiểm toán là nhu cầu cần thiết và quan trọng trong cả quản
lý vĩ mô và vi mô. Với chức năng chính là xác minh và bày tỏ ý kiến thì
kiểm toán góp phần làm minh bạch tình hình tài chính đồng thời tư vấn
công tác tài chính tại đơn vị được kiểm toán. Không những thế, kiểm toán
còn là một chức năng của hoạt động quản lý nên nó đóng góp tích cực
trong việc quản lý và phát triển đất nước.
Hội nhập cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước và thị
trường dịch vụ kiểm toán thế giới, trong những năm gần đây thị trường
kiểm toán độc lập ở Việt Nam có những chuyển biến đáng kể. Thị trường
kiểm toán độc lập cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu
của khách hàng trong đó kiểm toán báo cáo tài chính la mét trong những
dịch vụ phổ biến và quan trọng nhất.
Với mục đích vận dụng lí luận về kiểm toán báo cáo tài chính vào việc
nghiên cứu thực tế công tác kiểm toán của Công ty Hợp danh kiểm toán
Việt Nam từ đó nêu ra ý kiến đề xuất hoàn thiện qui trình kiểm toán đồng
thời rót ra kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân.
Báo cáo thực tập tổng hợp của em ngoài phần mở đầu và kết luận, nội
dung chính được chia thành 3 chương.
* Phần I: Khái quát chung về công ty Hợp danh Kiểm toán Việt
Nam
* Phần II: Tổ chức công tác kiểm toán tại công ty Hợp danh Kiểm
toán Việt Nam
* Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiên công tác kiểm toán
tại công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam


PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VÒ CTY HỢP DANH KIỂM TOÁN
VIỆT NAM ( CPA VIỆT NAM)
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CPA việt nam
- Tên Công ty



: Cty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam

- Tên giao dịch quốc tế

: Vietnam Auditing Partnership Company

- Trụ sở chính

: 1005 - tầng 10 - toà nhà 18T2 Khu đô thị

Trung hoà - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
- Điện thoại

:

(04)2511157,

(04)2511158

-

Fax:

(04)2511159
- Website

: www.cpavietnam.com.vn

- Đại diện phía Nam


: Sè 522G/C12 Nguyễn Tri Phương,

Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- điện thoại: (08)8621977 - Fax: (08)8621977
- Giám đốc Công ty

: Ông Vũ Ngọc Án (CPA)

Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam - CPA VIỆT NAM là Công ty
hợp danh đầu tiên về kiểm toán được thành lập và thực hiện kiểm toán độc
lập tại Việt Nam theo Nghị định 105/ NĐ - CP ngày 30/03/2004 của Chính
phủ về kiểm toán độc lập. CPA VIỆT NAM là Công ty kiểm toán ở Việt
Nam chịu trách nhiệm vô hạn đối với khách hàng về kết quả kiểm toán.
Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam hoạt động trên cơ sở giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh sè 010500002 do Sở kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp ngày 23/06/2004, Công ty hoạt động theo điều lệ
của Công ty được Hội đồng thành viên phê duyệt ngày 1/6/2004 theo luật
doanh nghiệp số 13/1999/ QĐ ngày 12/06/1999.
Với sự thông hiểu môi trường kinh doanh và luật pháp tại Việt Nam,
kết hợp với việc không ngừng mở rộng và phát triển mối quan hệ với các tổ
chức quốc tế nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho
khách hàng và mang lại hiệu quả cao cho khách hàng.
CPA VIETNAM hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan,
chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng còng nh


quyền lợi của chính bản thân mình trên cơ sở những tuân thủ pháp luật qui
định. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ được cung cấp
và uy tín của Công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên của

CPA VIETNAM luôn luôn thực hiện.
Phương pháp kiểm toán của Công ty dùa theo nguyên tắc chỉ đạo của
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế phù
hợp với luật pháp và các qui định của Chính phủ Việt Nam.
CPA VIETNAM đặc biệt có đội ngò chuyên viên có trình độ nghiệp
vụ cao, được đào tạo có hệ thống tại Việt Nam và có nhiều năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực Kiểm toán, Tài chính, Kế toán và Quản trị doanh
nghiệp, có nhiều người làm việc ở công ty lớn như VACO, AASC. Khách
hàng của CPA VIETNAM hầu hết trong tất cả các ngành nghề nh Ngân
hàng - Thương mại - Xây dựng - Dịch vô - Bưu chính viễn thông - Công
nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Đội ngò kiểm toán viên là nhân tố
quan trọng nhất đưa đến sự thành công cho CPA VIETNAM. Với đội ngò
kiểm toán viên có trình độ, năng động, cung cấp dịch vụ chuyên nghành
với lợi Ých cao nhất, đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng.
Tổng số vốn điều lệ của Công ty: 2.25 tỷ VNĐ với sự góp vốn của
thành viên hợp danh. Nguồn vốn chủ yếu là sự đóng góp bằng tài sản riêng
của mỗi cá nhân. Có 7 thành viên góp vốn trong đó bốn thành viên hợp
danh mỗi người góp 500.000.000 vnđ và 3 thành viên góp vốn ( hai thành
viên mỗi người góp 100.000.000, còn một người góp 50.000.000 đồng).
CPA VIETNAM có thị trường rộng khắp trên cả nước bao gồm các
loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và trong tương lai còn
mở rộng thị trường sang các nước Đông Nam Á.
Với sự năng động cùng sự đa dạng loại hình dịch vụ, doanh thu của
Công ty đã tăng lên từ 1 tỷ trong năm 2004 đến 4 tỷ trong năm 2005. Đồng
thời với sự tăng nhanh chóng của doanh thu, trong năm 2005 Công ty đã có
120 khách hàng, gấp gần 2 lần so với lượng khách hàng năm 2004. Khách
hàng của CPA VIETNAM là cac doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh


tế bao gồm các Tổng Công ty nhà nước cổ phần hoá( nhà nước nắm cổ

phần chi phối) như Tổng Công ty Vinaconex, Tổng Công ty Sông Đà, Tổng
Công ty than, Tổng Công ty cà phê, Tổng Công ty xây dựng giao thông 8,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty đa quốc gia, Công ty cổ
phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn và các doanh nghiệp khác. Kết quả kinh
doanh của Công ty thể hiện ở bảng sau:

Năm
2004
2005

Số nhân
viên
15
45

Doanh Doanh thu/
thu
1 tỷ
4 tỷ

nhân viên
62 triệu
85 triệu

Lợi

Nép ngân

nhuận
sách

120
40
300
100

Sè khách
hàng
65
120

1.2.Đặc điểm quản lý trong CPA VIETNAM
1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại CPA VIETNAM
Hội đồng Thành viên Hợp danh ( đồng thời là Ban giám đốc) bao gồm
có 4 người, thành viên Hợp danh bao gồm các cá nhân có trình độ chuyên
môn và uy tín nghề nghiệp và đều có chứng chỉ CPA VIETNAM do Bộ Tài
Chính cấp và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa
vụ của công ty ( chịu trách nhiệm vô hạn).
- Ban giám đốc ( đồng thời là Hội đồng hợp danh);
- Hội đồng khoa học;
- Các trung tâm, Phòng thuộc CPA VIETNAM gồm có:
+ Trung tâm Đào tạo CPA VIETNAM;
+ Phòng hành chính Tổng hợp;
+ Phòng tư vấn;
+ Phòng hợp tác quốc tế;
+ Phòng công nghệ thông tin;
+ Phòng nghiệp vụ 1;
+ Phòng nghiệp vụ 2;
+ Phòng nghiệp vụ 3;
+ Phòng kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản.



Cụng ty CPA VIETNAM do ụng V Ngc ỏn lm giỏm c ( ụng l
thnh viờn Hi ng Hp danh ca Cụng ty). Cựng lm vic vi Giỏm c
Cụng ty cú 3 Phú giỏm c. Giỏm c v cỏc Phú giỏm c cụng ty cựng
liờn i chu trỏch nhim v hot ng ca Cụng ty mỡnh, ngoi Giỏm c,
Phú giỏm c cũn cú K toỏn viờn chu trỏch nhim trc Giỏm c, Phú
giỏm c v phn vic m mỡnh c phõn cụng v chu trỏch nhim cỏ
nhõn v hnh vi sai phm phỏp lut, cỏc sai phm khỏcTu theo tỡnh hỡnh
hot ng ca Cụng ty m Giỏm c, Phú giỏm c Cụng ty cú quyn
bt trc Hi ng thnh viờn ( ng thi la Hi ng qun tr) v t chc
b mỏy qun lý cng nh cỏc b phn lm vic m bo vic thc hin cỏc
cụng vic cú hiu qu cao.

S 1: S t chc b mỏy qun lý Cụng ty CPA VIETNAM

Các phòng
ban

Phòng
kiểm
toán đầu
t XDCB

Phòng
nghiệp
vụ 1

Phòng
nghiệp
vụ 2


Hội đồng
khoa học

Phòng
nghiệp
vụ 3

Phòng
Công
nghệ
Thông
tin

Phòng
hợp
tác
quốc
tế

Phòng
T vấn

* Chc nng, nhim v ca tng b phn trong c cu t chc

Phòng
Hành
chính
Tổng
hợp


Trung
tâm
Đào
tạo


Hội đồng thành viên Hợp danh ( ban giám đốc): Hội đồng thành viên
Hợp danh bao gồm tất cả các thành viên hợp danh, là cơ quan quyết định
cao nhất của Công ty hợp danh. Quyết định về các vấn đề của Công ty hợp
danh phải có sự nhất trí 2/3 số lượng thành viên hợp danh chấp thuận, trừ
các vấn đề sau phải được đa số thành viên hợp danh thông qua và chấp
thuận.
- Cử Giám đốc công ty;
- Tiếp nhận thành viên;
- Khai trừ thành viên hợp danh;
- Bổ sung sử đổi điều lệ công ty;
- Tổ chức lại, giải thể công ty;
- Hợp đồng của Công ty với thành viên hợp danh, người có liên quan
của Công ty hợp danh.
Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh phân công nhau
đảm nhiệm các chức trách quản lý và kiểm soát hoạt động của Công ty và
cử một người trong số họ đảm nhiệm Giám đốc Công ty. Thành viên hợp
danh có quyền đại diện cho Công ty đàm phán, ký kết hợp đồng thực hiện
công việc được giao, đại diện cho Công ty trước pháp luật và các cơ quan
trong nhà nước trong phạm vi công việc được phân công.
Quy chế hoạt động của Hội đồng hợp danh( Ban giám đốc) do Hội
đồng( ban)quyết định. Chủ tịch Hội đồng hợp danh( Giám đốc công ty),
Phó chủ tịch Hội đồng hợp danh( Phó giám đốc Công ty) bầu cử với sự
nhất trí 100%.

Hội đồng khoa học: Bao gồm nhiều nhà chuyên môn, thạc sỹ giàu kinh
nghiệm và uy tín nghề nghiệp để quyết định các vấn đề nghiệp vụ còn đang
tranh luận trong Ban Giám đốc, các Uỷ viên Hội đồng cố vấn do Công ty
mời tham gia.
Kế toán trưởng Công ty: Do Hội đồng thành viên Hợp danh( Ban Giám
đốc) bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về hoạt động kế toán tại cty trước Hội
đồng thành viên và Ban Giám đốc.


Trưởng phó phòng: Do Hội đồng thành viên( Ban Giám đốc) bổ nhiệm và
có chức năng giúp việc cho Ban Giám đốc về lĩnh vực mà mình phụ trách.
Phòng kiểm toán nghiệp vụ 1, 2 và 3: Ba phòng kiểm toán này có nhiệm vụ
chính là kiểm toán các báo cáo tài chính của khách hàng và thực hiện các
nghiệp vụ tư vấn về các vấn đề tài chính như thuế, các khoản thu nhập, về
việc tổ chức công tác hạch toán kế toán tại đơn vị khách hàng. Ba phòng
kiểm toán này được chia ra thành các nhóm kiểm toán khi có hợp đồng
kiểm toán của khách hàng, mỗi nhóm kiểm toán có một nhóm trưởng và
nhóm trưởng này sẽ chịu trách nhiệm với Ban Giám đốc về toàn bộ hoạt
động của nhóm kiểm toán đơn vị khách hàng.
Phòng tư vấn: Có nhiệm vụ chính là tư vấn cho khách hàng về hoạt động
của doanh nghiệp họ, CPA VIETNAM luôn giúp các khách hàng trong việc
lập kế hoạch và tính toán một cách có hiệu quả các sắc thuế được áp dụng
tại từng loại hình doanh nghiệp cụ thể nhằm hỗ trợ cho mục đích kinh
doanh của họ, đồng thời giảm ảnh hưởng của thuế đến giao dich kinh
doanh…tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài, tư vấn nhân lực, tư vấn quản
lý, tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin, tư vấn chuyển đổi hình thức sở
hữu công ty…
Phòng hợp tác quốc tế: Có chức năng đối ngoại, tổ chức liên kết đào tạo ở
nước ngoài, đào tạo nhân viên của mình cũng như tổ chức hợp tác đào tạo
cho các nước bạn. Bên cạnh đó, CPA VIETNAM còn không ngừng mở

rộng thị trường của mình sang các nước khác bằng cách tạo mối quan hệ
với đối tác nước ngoài và thực hiện các hợp đồng kiểm toán, tư vấn với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Phòng Công nghệ Thông tin: Với quan hệ đa dạng, mật thiết và sẵn có với
cơ quan chức năng của Chính phủ, CPA VIETNAM sẵn sàng trợ giúp các
doanh nghiệp về thông tin thiết lập các mối quan hệ kinh doanh với các đối
tác khác nhau thông qua các dịch vụ tư vấn về tài chính, kế toán, thuế…
Bên cạnh đó, phòng Công nghệ Thông tin còn giúp khách hàng nắm bắt các
thông tin liên quan với văn bản chính sách của Nhà nước về thuế, tài chính,


kế toán.. và theo định kỳ, hàng tháng, hay theo yêu cầu của khách hàng
phòng Công nghệ Thông tin của CPA VIETNAM sẽ gửi các thông tin hữu
Ých cho khách hàng thông qua đường truyền email, bưu điện hoặc Fax.
Phòng kiểm toán XDCB: Có nhiệm vụ thực hiện các cuộc kiểm toán liên
quan đến các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án của Chính phủ.
Phòng hành chính tổng hợp: Thực hiện công tác hành chính, quản trị tài
chính… đồng thời còn đưa ra các ý kiến tham mưu cho Ban Giám đốc.
Phòng hành chính tổng hợp chịu trách nhiệm về kế toán và quản trị nhân sù
. Trong đó kiểm toán có 3 người bao gồm một kế toán trưởng, một kế toán
viên, một thủ quỹ có nhiệm vụ hạch toan kế toán các khoản doanh thu, chi
phí của Công ty và lên các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Ngoài ra,
phòng này còn quản lý công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ cán bộ, tiền lương
cho nhân viên, tổ bảo vệ, lái xe, bộ phận tạp vụ, bộ phân phiên dịch.
Trung tâm Đào tạo: Trung tâm Đào tạo CPA VIETNAM thường xuyên tổ
chức các chương trình đào tạo về kế toán, tài chính, kiểm toán quốc tế,
quản trị kinh doanh, thuế…tại các doanh nghiệp hoặc tại các địa phương
nhằm cập nhật kiến thức cũng như việc cung cấp các thông tin hữu Ých có
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Khi kết thúc đào
tạo. CPA VIETNAM cung cấp chứng chỉ cho người tham gia khoá học.

CPA VIETNAM luôn tổ chức các chương trình đào tạo phù hợp theo yêu
cầu của khách hàng và thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên
nghành tại Hà Nội và các địa phương nhằm nhận được thông tin vướng
mắc về chính sách tài chính để kiến nghị với Bộ Tài Chính giải quyết.
1.2.2. Hoạt động tổ chức kinh doanh tại CPA VIETNAM
Còng nh các Công ty kiểm toán độc lập khác ở Việt Nam, CPA
VIETNAM cung cấp các dịch vụ truyền thống bao gồm các loại hình dịch
vụ sau:
Dịch vụ kiểm toán
Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán
thuế, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết


toán vốn đầu tư hoàn thành, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án, kiểm toán
thông tin tài chính, kiểm toán thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả
thuận trước, kiểm toán các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm toán
xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hoá hoặc cho các mục đích
khác…
Dịch vụ tư vấn:
Tư vấn thuế: Xác định thế là một vấn đề hết sức quan trọng và là mối quan
tâm lớn của các doanh nghiệp, CPA VIETNAM đã có một đội ngò nhà tư
vấn thuế nhiều kinh nghiệm (nhiều nhà tư vấn làm việc nhiều năm ở
VACO) nhằm cung cấp dich vụ tư vấn thuế một cách hiệu quả cho doanh
nghiệp.
CPA VIETNAM mong muốn trợ giúp khách hàng trong việc lập kế hoạch
và tính toán một cách có hiệu quả các sắc thuế được áp dụng tại từng doanh
nghiệp cụ thể nhằm hỗ trợ cho mục đích kinh doanh của họ, đồng thời trợ
giúp cho khách hàng giảm ảnh hưởng của thuế đến các giao dịch kinh
doanh.
Tư vấn tài chính kế toán: Đó là tư vấn xác đinh giá trị tài sản doanh nghiệp

phục vụ cho việc chuyển đổi hình thức sở hữu của công ty, tham gia thị
trường chứng khoán, góp vốn liên doanh, hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh
doanh, thực hiện dịch vụ tư vấn thiết lập và tổ chức hệ thống kế toán doanh
nghiệp, dự án quốc tế tài trợ và các tổ chức khác.
Tư vấn nguồn nhân lực, tư vấn quản lý tiền lương và nhân sự: Bao gồm tư
vấn trong việc tuyển dụng nhân sự, trong việc quản lý nhân sự cũng như
chính sách quản lý và tính toán tiền Lương, BHXH, BHYT, KPCĐ…
Tư vấn ứng dụng Công nghệ Thông tin: tư vấn ứng dụng Công nghệ Thông
tin đặc biệt về vấn đề cài đặt và sử dụng phần mềm kế toán.
Tư vấn quản lý: Bao gồm tư vấn về thiết lập hệ thống kiểm soat nội bộ, xây
dựng quy chế tài chính cho doanh nghiệp, xác định cơ cấu và chiến lược
kinh doanh, tư vấn quản lý tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tư vấn thiết


lập dự án khả thi cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu, tư vấn đầu tư
lùa chọn phương án kinh doanh cho doanh nghiệp.
Hoạt động đào tạo của CPA VIETNAM
Với đội ngò các nhà đào tạo của Trung tâm Đào tạo CPA VIETNAM
bao gồm các nhà đào tạo có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng
dạy, nghiên cứu và thực hành kế toán, kiểm toán (nhiều năm giảng dạy ở
VACO) phối hợp chặt chẽ với chuyên gia người Pháp ông Bruno Latanicki,
Trung tâm Đào tao CPA VIETNAM đã tổ chức các khoá đào tạo về kế
toán, tài chính, kiểm toán, quản trị kinh doanh, thuế... cho nhân viên CPA
VIETNAM và hướng tới mở rộng đào tạo tại các doanh nghiệp hoặc địa
phương nhằm cập nhật kiến thức cũng như việc cung cấp thông tin hữu
Ých cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Mặt khác, Trung tâm Đào tạo CPA VIETNAM đã tổ chức một cuộc
hội thảo chuyên nghành tại Hà Nội nhằm nhận được thông tin vướng mắc
về chính sách tài chính để kiến nghị với Bé Tài Chính giải quyết.
Bảng kê doanh thu từng loại dịch vụ năm 2005

chỉ tiêu
1. Doanh thu cung cấp dich vụ Kiểm toán Báo cáo tài

Năm 2005
3 184 199 337

chính
2. Doanh thu dịch vụ Kiểm toán xác đinh giá trị doanh

32 000 000

nghiệp
3. Doanh thu dịch vụ Kiểm toán xây dựng cơ bản
4. Doanh thu dịch vụ Tư vấn
5. Doanh thu dịch vụ Đào tạo cập nhật kiến thức
6. Doanh thu dịch vụ khác
Tổng cộng

140 640 000
51 040 000
247 000 000
18 000 000
50000000000

Qua bảng trên cho thấy, hoạt động cung cấp dịch vô kiểm toán Báo
cáo tài chính là hoạt động kinh doanh chủ chốt, chiếm 63% tổng doanh thu.
Bên cạnh đó, hoạt động Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp, Kiểm


toỏn xõy dng c bn ang tng trờn phỏt trin nhanh chúng úng gúp

ln vo kt qu kinh doanh ca Cụng ty.
1.2.3. T chc cụng tỏc k toỏn ti CPA VIETNAM
Ch k toỏn ca Cụng ty c thc hin theo quyt nh s
1141/TC
/Q/CKT ngy 1/11/1995 v ch bỏo cỏo ti chớnh doanh nghip
c thc hin theo quyt nh s 167/2000/Q/BTC ngy 25/10/2000 ca
B trng B Ti Chớnh.
- Niờn k toỏn ca Cụng ty bt u t ngy 01/01 n ht ngy
31/12
- n v tin t l VN
- T chc cụng tỏc k toỏn: Hỡnh thc k toỏn tp trung
- Hỡnh thc k toỏn: Nht ký chung
Phũng k toỏn l ni thc hin ton b cụng tỏc k toỏn ti Cụng ty, cú th
mụ phng b mỏy k toỏn theo s sau:
S 2: T chc b mỏy k toỏn ca CPA VIETNAM

Kế toán trởng

Kế toán viên

Thủ quỹ

Bộ phận phụ trợ

Chc nng ca tng k toỏn viờn
K toỏn trng: La ngi ng u b mỏy k toỏn ca Cụng ty cú nhim
v giỏm sỏt chung mi hot ng ca phũng k toỏn, l ngi chu trỏch
nhim trc tip bỏo cỏo ti chớnh cho cỏc c quan chc nng, t vn lờn



Ban Giám đốc vận hành sản xuất kinh doanh, vạch kế hoạch, dù án hoạt
động trong tương lai. Kế toán trưởng còn là người thay mặt Ban Giám đốc
tổ chức công tác hạch toán toàn Công ty và thực hiện các khoản đóng góp
với ngân sách Nhà nước.
Kế toán viên: Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động
kinh doanh của Công ty và phản ánh vào các chứng từ, bảng kê, số chi tiết,
sổ cái có liên quan…
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt trên cơ sở những chứng từ kế toán
đã duyệt. Thủ quỹ là người quản lý quỹ tiền mặt của doanh nghiệp.


PHẦN II: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI CPA VIETNAM
2.1. Hệ thống hồ sơ kiểm toán
CPA VIETNAM có hệ thống hồ sơ kiểm toán đầy đủ và đồng bộ bao
gồm:
• Thông tin: Về khách hàng; kỳ kết thúc; loại hồ sơ.
• Nhóm kiểm toán: TV.BgĐ phụ trách khách hàng, TV.BgĐ phụ
trách hợp đồng kỹ thuật; Chủ nhiệm kiểm toán; Kiểm toán viên
chính; Kiểm toán viên; Trợ lý kiểm toán viên.
• Thời gian kiểm toán: Ngày bắt đầu; Ngày kết thúc; Ngày phát
hành báo cáo kiểm toán.
• Chỉ mục hồ sơ kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán
- 1000 lập kế hoạch
- 1100 lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng
- 1200 đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát
- 1300 các điều khoản thực hiện hợp đồng kiểm toán
- 1400 tìm hiểu về quy trình kế toán
- 1600 thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

- 1700 xác định mức độ trọng yếu
- 1800 đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán
- 2000 báo cáo
- 2100 báo cáo về giao dịch và dịch vụ khách hàng
- 2200 báo cáo tài chính
- 2300 tóm tắt kiểm toán
- 2400 báo cáo khác
- 3000 quản lý
- 3100 đánh giá và thực hiện giao dịch và dịch vụ khách hàng
- 3200 quản lý thời gian và nguồn tài liệu kiểm toán
- 3300 các cuộc họp của khách hàng


- 3400 các giao dịch khách hàng khác
Kiểm tra chi tiết- tài sản
- 5100 Tiền
- 5200 các khoản đầu tư
- 5300 các khoản phải thu
- 5400 hàng tồn kho
- 5500 chi phí trả trước
- 5600 tài sản
- 5700 tài sản cố định vô hình và tài sản khác
- 4000 kiểm soát
- 4100 kết luận về kiểm soát nội bộ
- 4200 thủ tục kiểm soát
- 4300 kiểm soát hệ thống bằng máy tính - không có rủi ro cụ thể
- 4400 kiểm soát các chu trình áp dông - không có rủi ro cụ thể
- 6000 kiểm tra chi tiết- công nợ
- 6100 phải trả người cung cấp
- 6200 chi phí trích trước

- 6300 nợ dài hạn
- 6400 thuế
Kiểm tra chi tiết - nguồn vốn
- 7000 kiểm tra chi tiết - nguồn vốn
- 7100 nguồn vốn
- 8000 kiểm tra chi tiết- báo cáo lãi lỗ
- 8100 doanh thu
- 8200 giá vốn hàng bán
- 8300 chi phí hoạt động
- 8400 lương
- 8500 thu nhập khác/ chi phí khác
2.2. Qui trình kế toán áp dụng tại CPA VIETNAM
Công việc kiểm toán bao gồm:


Chuẩn bị kiểm toán
- Tổ chức buổi họp đầu tiên với khách hàng chỉ định kiểm toán;
- Xác định phạm vi công việc và kế hoạch kiểm toán cụ thể;
- Tập hợp thông tin chung về khách hàng;
- Tiến hành soát xét sơ bộ các báo cáo tài chính, ghi chép kế toán và
tài liệu của khách hàng;
- Lên kế hoạch kiểm toán tổng thể;
- Thành lập nhóm kiểm toán và phân công công việc cho từng thành
viên;
- Phác thảo kế hoạch kiểm toán chi tiết;
- Thảo luận kế hoạch kiểm toán với khách hàng và giới thiệu nhóm
kiểm toán với các đơn vị.
Thu thập và tổng hợp thông tin, soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ
- Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết của khách hàng
- Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của đơn vị,

bao gồm: các mục tiêu chiến lược, rủi ro, cơ cấu hoạt động, cơ cấu tổ chức,
các chủ trương và thủ tục hoạt động, môi trường kiểm soát nội bộ.
Thực hiện kiểm toán
- Soát xét việc quản lý các thủ tục nh mua mới tài sản, thanh toán…
- Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
và các qui định hiện hành của pháp luật;
- Soát xét việc ghi chép các sổ kế toán và các chứng từ của khách
hàng;
- Phân loại chi tiết về vốn và nợ dài hạn của khách hàng;
- Gửi thư xác nhận đối với các tài khoản ngân hàng, đầu tư, phải thu,
phải trả;
- Đối chiếu các khoản phải thu, phải trả đối với Công ty liên kết hoặc
khách hàng;
- Tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng về tiền
mặt, tài sản cố định… về tính hiện hữu, tính sở hữu;


- Phân tích một số tỷ số tài chính chủ yếu, khả năng thanh toán, hiệu
quả và khả năng tài chính của khách hàng;
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc các thủ tục thay thế cần
thiết trong các trường hợp cần thiết.
Kết thúc kiểm toán
- Tổng hợp kết quả kiểm toán tại khách hàng;
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán;
- Lập báo cáo kiểm toán và Thư quản lý dự thảo;
- Gửi Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý dự thảo cho khách hàng;
- Hoàn chỉnh báo cáo kiểm toán, Thư quản lý và phát hành bản chính
thức báo cáo tài chính đã kiểm toán và Thư quản lý.
2.3. Tổ chức các phần hành kiểm toán
CPA VIETNAM thực hiện kiểm toán tiếp cận theo phương pháp

khoản mục, tức là phương pháp phân chia máy móc báo cáo tài chính thành
nhiều khoản mục, hoặc nhóm các khoản mục vào một phần hành.
Theo hệ thống phương pháp kiểm toán chuẩn, kiểm toán viên phân
báo cáo tài chính (BCTC) thành các phần hành khác nhau tương ứng với
các chỉ tiêu phản ánh trên BCTC, để có thể áp dụng các phương pháp phân
tích và kiểm tra khác nhau nhưng phù hợp bản chất của nhóm tài khoản
tương ứng.
Tương ứng với các chỉ tiêu trên BCTC, các phần hành cơ bản được
kiểm toán sẽ bao gồm:
- Tiền và các khoản tương đương tiền
- Các khoản phải thu
- Hàng tồn kho
- Tài sản lưu động khác
- Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định vô hình và tài sản khác
- Các khoản phải trả
- Chi phí phải trả


- Nợ dài hạn
- Vốn chủ sở hữu
Báo cáo kết quả Hoạt động sản xuất kinh doanh
- Doanh thu
- Giá vốn hàng bán
- Chi phí hoạt động
- Thu nhập và chi phí khác
Riêng đối với các tài khoản trong mục Chi phí hoạt động có một tiểu
mục mà kiểm toán viên cần tách ra và áp dụng phương pháp kiểm tra riêng
phù hợp hơn. Đó là các chi phí tiền lương và chi phí cho nhân viên.
2.4. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán

Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán , CPA VIETNAM
đang từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống kểm soát chất lượng.
Hoạt động kiểm soát chất lượng được thực hiện không chỉ ở giai đoạn kết
thúc kiểm toán mà còn thực hiện xuyên suốt cả quá trình kiểm toán. Hệ
thống văn bản kiểm soát chất lượng bao gồm các mẫu sau:
- Mẫu 001: Bản phê chuẩn đối với việc lập, soát xét và phát hành Báo
cáo
- MÉu 002: Bản kiểm tra, kiểm soát chất lượng
- Mẫu 003: Bản soát xÐt tổng hợp của Giám đốc và thành viên Ban
giám Đốc phụ trách khách hàng
- Mẫu 005: Biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng
- Mẫu 006: Bản cam kết về tính độc lập
Các mẫu này được thiết kế dưới dạng bảng hỏi. Các câu trả lời “
không”, và “ không áp dụng” phải được giải thích ở phần đưa ra ý kiến.
Công việc kiểm soát chất lượng này được thực hiện chủ yếu bởi thành viên
Ban giám Đốc, các chủ nhiệm kiểm toán và được Ban giám Đốc ký duyệt.
2.5. Tổ chức một số phần hành kiểm toán tại CPA VIETNAM
2.5.1. Kiểm toán tài sản cố định hữu hình ( TSCĐHH)


Về cơ bản, các tài khoản trong nhóm này phản ánh giá trị các
TSCĐHH hiện có trong doanh nghiệp tại tời điểm báo cáo. Theo mục đích
sử dụng, TSCĐHH được phân thành các tiểu nhóm cơ bản sau:
- Nhà cửa
- Máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất
- Máy móc trang thiết bị văn phòng
- Đồ đạc
- Tài sản thuê mua tài chính (nếu có)
Mục đích kiểm tra
Xác định giá trị ròng thực tế (nguyên giá - khấu hao luỹ kế) của các

TSCĐ tại thời điểm báo cáo để đảm bảo không có sai sót trọng yếu nào xảy
ra gây ảnh hưởng tới việc phản ánh số liệu trên BCTC.
Các sai sót tiềm tàng liên quan
- Nguyên giá TSCĐ cao hơn thực tế
- Tiền thu do thanh lý TS thấp hơn số thực tế
- Chi phí thanh lý ghi sổ thấp hơn thực tế
- Chi phí khấu hao cao hơn thực tế
- Khấu hao luỹ kế thấp hơn thực tế
- Sai phạm về giá trị và trình bày số dư nguyên giá TSI và khấu hao
Các thủ tục kiểm toán tổng hợp và chi tiết
Kiểm tra số dư TS
- Thu thập Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ
- Đối chiếu số đầu kỳ, cuối kỳ của nguyên giá và khấu hao luỹ kế; lãi
lỗ từ thanh lý của các TS với sổ cái.
Kiểm tra theo phương pháp phân tích
- Thực hiện thủ tục phân tích số dư TS. Tính toán số ước tính và so
sánh số ước tính với số ghi sổ. Nếu chênh lệch là trọng yếu phải tìm hiểu
nguyên nhân và đánh giá kết quả kiểm tra.
- Xem xét tính hợp lý của tình hình tăng giảm TSCĐ có phù hợp với
sù biến động hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


Kiểm tra chi tiết
- TÝnh số lượng và chọn các mẫu cho phần giá trị tăng, giảm, thanh lý
phát sinh trong kỳ.
- Kiểm tra các chứng từ kế toán có liên quan, còng nh các thủ tục phê
duyệt thực hiện. Tính lại lãi lỗ do thanh lý.
- Kiểm tra giá trị của tài sản
- Xem xét tính hợp lý và nhất quán của việc áp dụng các chính sách, tỷ
lệ khấu hao TSCĐ.

Kiểm tra việc trình bày số dư các tài khoản TSCĐ trên BCTC
- Số dư các loại TSCĐ
- Các tài khoản khấu hao luỹ kế
- Diễn giải về phương pháp và tỷ lệ tính khấu hao
- Tổng giá trị khấu hao tính vào chi phí
- Các tài sản cầm cố hoặc gán nợ (nếu có)
Kiểm tra các nghiệp vụ với bên có liên quan
Kiểm tra các nghiệp vụ về TSI phát sinh bằng ngoại tệ
2.5.2. Kiểm toán hàng tồn kho
Bản chất các tài khoản
Các tài khoản trong nhóm này phản ánh giá trị hàng hoá (doanh
nghiệp kinh doanh thương mại, dich vô), nguyên vật liệu, bán thành phẩm,
thành phẩm (doanh nghiệp sản xuất) còn tồn kho tại ngày lập BCTC. Đồng
thời phản ánh giá trị dự phòng giảm giá trị khi chuyển đổi giá trị hàng tồn
kho theo giá trị thị trường.
Mục đích kiểm tra cơ bản
- Xác đinh giá trị thực tế của toàn bộ hàng tồn kho cuối kỳ của doanh
nghiệp
- Các phương pháp tính giá thành áp dụng trong chu kỳ sản xuất kinh
doanh
- Mức độ luân chuyển hàng tồn kho vào sản xuất kinh doanh
Các sai sót tiềm tàng có liên quan


- Giá trị hàng mua cao hơn thực tế
- Giá trị hàng trả lại người bán thấp hơn thực tế
- Giá vốn hàng bán thấp hơn thực tế
- Tính chính xác giá trị số dư hàng tồn kho và trình bày lên BCTC
Các thủ tục kiểm toán tổng hợp và chi tiết
Tham gia kiểm kê hàng tồn kho

- Công việc thực hiện trước ngày kiểm kê…
- Công việc thực hiện tại ngày kiểm kê…
- Thực hiện việc chọn mẫu kiểm kê. Số mẫu được chọn theo phương
pháp chọn mẫu thông thường.
- Tại ngày kiÓm kê, chọn khoảng 10 phiếu nhập, phiếu xuất trước
khi kiểm kê để kiểm tra tính đúng kỳ ( việc này không sử dông nếu
doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê đinh kỳ).
- Gửi thư xác nhận trong trường hợp phát hiện thấy có hàng gửi bán
hoặc hàng giữ hộ của bên thứ ba.
- Đánh giá kết quả kiểm kê
- Đối chiếu số lượng và giá trị của mẫu kiểm kê với sổ cái và Bảng
tổng hợp nhập, xuất, tồn.
Kiểm tra việc tính toán giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
Đối với Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn
- Đối chiếu số tổng tới lãi, lỗ
- Kiểm tra phiếu nhập, xuất của mặt hàng được chọn kiểm kê
Đối với các phiếu nhập, xuất được chọn trong khi kiểm kê
- Đối chiếu số lượng với báo cáo kiểm kê
- Xem xét việc ghi chép lên sổ chi tiết
Đối với mẫu kiểm kê được chọn
- Đối chiếu số lượng tới phiếu nhập kho, tập hợp giá nhập kho trên các
phiếu nhập, phiếu xuất gần nhất của mặt hàng đó
- Soát xét giá đơn vị và tính lại giá trị tồn cuối kỳ của các mẫu, áp
dụng phương pháp FIFO hoặc giá trung bình


Kiểm tra việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Thu thập bảng tổng hợp tính toán dù phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Xem xét tính hợp lý về phương pháp và giả định mà doanh nghiệp áp
dụng để tính toán giá trị dự phòng;

- Nếu phương pháp tính giá trị dự phòng của doanh nghiệp là không
hợp lý thì kiểm toán viên tính toán lại trên các giả định hợp lý hơn và so
sánh số ước tính với số mà doanh nghiệp tính;
- Nếu số chênh lệch giữa số kiểm toán tính với số của doanh nghiệp
tính mà trọng yếu có thể thảo luận với khách hàng và thuyết phục điều
chỉnh lại số liệu.
Kiểm tra việc phản ánh và trình bày của các tài khoản hàng tồn kho
- Xem xét việc phân loại các tài khoản hàng tồn kho
- Xem xét tính hợp lý của việc trình bày phương pháp hach toán hàng
tồn kho
Kiểm tra việc ghi phiếu nhập, phiếu xuất kho
- Chọn các phiếu nhập kho, xuất kho trong khoảng 10 ngày trước và
sau ngày lập BCTC. Đối chiếu số lượng, giá trị và ngày ghi sổ với phiếu
nhập kho, xuất kho và báo cáo mua, bán hàng.
- Thực hiện tương tự đối với các loại hàng trả lại nhà cung cấp hoặc bị
trả lại từ khách hàng.
Kiểm tra việc phân bổ chi phí khác vào giá mua hàng
- Các chi phí khác được phân bổ bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ,
nhân công…Để kiểm tra được quá trình này, kiểm toán viên cần thực hiện
các bước sau:
- Xem xét tính hợp lý của các loại chi phí được phân bổ còng nh các
tiêu thức được phân bổ vào chi phí;
- Kiểm tra các chứng từ kế toán liên quan đến chi phí phát sinh;
- Tính toán lại số phân bổ và so sánh với sè doanh nghiệp đã tính.
Kiểm tra quá trình mua, bán hàng nội bộ (nếu có)


Kiểm tra số dư hàng tồn kho bằng ngoại tệ (xem xét việc hạch toán
ngoại tệ)



PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KIỂM TOÁN TẠI CPA VIETNAM
3.1. Hoàn thiện phương pháp đánh giá rủi ro
Cơ sở kiến nghị. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán
viên đánh giá ban đầu về các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để đưa ra
những nhận định ban đầu về những chỉ tiêu đó. Với những khách hàng có
hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, CPA VIETNAM đánh giá rủi ro trước
khi trước khi thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên việc đánh giá rủi ro ban đầu
phụ thuộc chủ yếu qua cách nhìn nhận chủ quan của kiểm toán viên mà
chưa lập bảng đánh giá rủi ro thông qua họp bàn với các thành viên liên
quan trong công ty. Việc đánh giá rủi ro chỉ thực hiện cho những khoản
mục trọng yếu nh doanh thu, chi phí mà chưa khái quát mức rủi ro cho từng
khoản mục trên báo cáo tài chính của công ty khách hàng.
Hướng giải quyết. Theo em, kiểm toán viên nên lập bảng đánh giá rủi
ro một cách toàn diện các khoản mục trên báo cáo tài chính cho tất cả các
loại hình doanh nghiệp. Hơn nữa, công ty cần tiến hành xây dựng kỹ thuật
đánh giá rủi ro để hoàn thiện quy trình thu thập bằng chứng kiểm toán để
có thể vận dụng vào đánh giá rủi ro với cả khách hàng có quy mô sản xuất
nhỏ.
3.2. Hoàn thiện thủ tục phân tích
Cơ sở kiến nghị. Tại CPA VIETNAM việc thực hiện thủ tục phân tích
chỉ giới hạn ở thông tin tài chính, kiểm toán viên chưa đưa ra một ước đoán
nào đó, chỉ trên cơ sở hai năm, nếu có sự biến động lớn thì phải tiến hành
điều tra nguyên nhân.
Hướng giải quyết. Kiểm toán viên CPA VIETNAM cần tăng cường
hơn nữa việc sử dụng thủ tục phân tích nh mét thử nghiệm cơ bản để hiểu
thêm về hoạt động kinh doanh, giảm thủ tục chi tiết.
Cần tăng cường cơ sở vật chất nh máy tính xách tay và ứng dụng công
nghệ phần mềm hiện đại đÓ phân tích các chỉ tiêu và ước đoán các con số.

Nguồn thông tin cần sử dụng cho mô hình ước tính kiểm toán nên xem xét


các nguồn sau: Số liệu năm trước, số liệu năm nay, số liệu theo chỉ tiêu kế
hoạch, các quy định tài chính của Nhà nước ( tỷ giá, thuế suất, các thông tin
về thị trường chứng khoán).
3.3. Hoàn thiện về bằng chứng chọn mẫu kiểm toán
Cơ sở kiến nghị. Cách thức chọn mẫu kiểm toán là một phương pháp
quan trọng, phát huy tính kinh tế và đặc trưng cho phần việc kiểm toán.
Hoàn thiện bằng chứng về chọn mẫu nhằm hạn chế mức độ rủi ro kiểm
toán. Tại CPA VIETNAM phương pháp chọn mẫu đang áp dụng chủ yếu là
chọn mẫu theo số lớn và theo nhận đinh nhà nghệ của kiểm toán viên, mà
chưa kết hợp với phương pháp chọn mẫu xác suất theo bảng số ngẫu nhiên.
Hướng giải quyết. Công ty nên kết hợp phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên, cách chọn tương đối đơn giản, có tính đại diện cao. Các bước tiến
hành chọn mẫu theo phương pháp này nh sau:
Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con sè duy
nhất
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa bảng số ngẫu nhiên với đối tượng
kiểm toán.
3.4. Sử dụng ý kiến chuyên gia
Cơ sở kiến nghị. CPA VIETNAM còn hạn chế trong việc sử dụng ý
kiến chuyên gia. Trên thị trường quốc tế việc sử dụng ý kiến chuyên gia rất
phổ biến, các kiểm toán viên phải mời chuyên gia bên ngoài giúp đỡ trong
các công việc kiểm toán đặc biệt. Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế
thế giới, với những nghành nghề kinh doanh trở nên càng phức tạp thi việc
sử dụng ý kiến chuyên gia càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, có một số
nghành nghề các qui định về việc đánh giá chưa thật rõ ràng và nghiêm
ngặt dẫn đến việc hạn chế sử dụng ý kiến chuyên gia.
Hướng giải quyết. Như đã trình bày ở trên, công ty nên quan tâm hơn

nữa đến việc sử dụng ý kiến chuyên gia nhằm tăng hiệu quả của việc kiểm
toán.


KẾT LUẬN

Trong thời gian đầu thực tập tại, em đã tìm tòi, nghiên cứu qui trình
kiểm toán báo cáo tài chính vÒ mặt lý luận cũng như thực tế do Công ty
Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện cùng những văn bản pháp luật
hiện hành có liên quan.
Đồng thời thông qua việc tìm hiểu về đặc điểm hoạt động kinh doanh
và công tác kiểm toán tại CPA VIETNAM, em đã trình bày những nhận xét
và kiến nghị của bản thân nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kiểm toán.
Tuy nhiên, trong báo cáo thực tập tổng hợp này không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận đuợc sự chỉ bảo của cô hướng dẫn để
em hoàn thiện hơn trong bài viết của mình.

Hà Nội, ngày 17/1/2005
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Nam Vinh


×