Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.36 KB, 36 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mục lục
Lời mở đầu........................................................................................................1
I. Lý luận chung về xuất khẩu thủy sản Việt Nam
vào Nhật Bản....................................................................................................2
1. Khái niệm và vai trò thị trờng xuất khẩu thủy sản Việt Nam.......................2
2. Nghiên cứu và phát triển thị trờng xuất khẩu thủy sản.................................3
3. Nhân tố ảnh hởng đến phát triển thị trờng xuất khẩu thủy sản....................5
4. Kinh nghiệm phát triển thị trờng xuất khẩu.................................................7
II. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trờng Nhật...............10
1. Đặc điểm thị trờng Nhật Bản......................................................................10
2. Tình hình xuất khẩu thủy sản vào thị trờng Nhật Bản................................11
3. Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản vào thị trờng Nhật Bản.................20
III. Giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nhật Bản............24
1. Mục tiêu và phơng hớng phát triển thị trờng xuất khẩu.............................24
2. Các giải pháp...............................................................................................25
3. Các điều kiện để thực hiện..........................................................................31
Kết luận...........................................................................................................33
Tài liệu tham khảo..........................................................................................34
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời mở đầu
Sau những năm tháng hòa nhập hoạt động trong nền kinh tế thị trờng,
ngành thủy sản đã có bớc chuyển biến đáng kể trong sản xuất kinh doanh và
giao lu thơng mại quốc tế. Hàng thủy sản đã có mặt ở 50 nớc trên thế giới.
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có quy mô và tốc độ
tăng trởng nhanh nhất trong 25 năm qua. Cơ cấu thị trờng tơng đối hợp lý,
không lệ thuộc quá nhiều vào một thị trờng nào giảm hẳn tỷ trọng vào các thị
trờng trung gian và bắt đầu dành đợc vị trí quan trọng trên các thị trờng lớn có
yêu cầu khắt khe về chất lợng và an toàn vệ sinh thực phẩm nh EU, Hoa Kỳ,
Nhật Bản. Có khả năng chủ động điều chỉnh đợc cơ cấu mặt hàng và thị trờng,


khi thị trờng truyền thống có bất lợi. Để đạt đợc kế hoạch đề ra, nhất là chỉ
tiêu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2004 đạt 2,55 đến 2,6 tỷ USD. Ngành
thủy sản cần nhanh chóng hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể, quy hoạch phải gắn
với thị trờng. Phải sớm có kế hoạch về thị trờng và sản phẩm, phải huy động
các nguồn lực đầu t theo kế hoạch. Tăng cờng thị trờng tiêu thụ, đẩy mạnh
phát triển khoa học công nghệ. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trờng các n-
ớc, đặc biệt là Nhật Bản, là thị trờng đầy tiềm năng.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản vẫn đang còn gặp
một ít khó khăn. Bởi thị trờng này có nguyên tắc cao,đòi hỏi cách làm ăn bài
bản. Mặt khác, xuất khẩu sang Nhật Bản còn cha đa dạng, cha có hàng chế
biến chất lợng cao. Do đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn còn cha xứng với
tiềm năng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xuất khẩu thủy sản sang
Nhật Bản. Tôi xin giới thiệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang Nhật
Bản.
Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc và các thầy cô
giáo trong bộ môn khoa thơng mại đã giúp em hoàn thành đề án này.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I. Lý luận chung về thị trờng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nhật Bản:
1. Khái niệm và vai trò thị trờng xuất khẩu thủy sản Việt Nam:
Hàng hóa xuất khẩu là những sản phẩm hàng hóa hữu hình đợc sản xuất
hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất gia công và các khu chế xuất với mục
đích để tiêu thụ tại thị trờng nớc ngoài đi qua hải quan. Hàng tạm nhập tái xuất
cũng đợc coi là hàng hóa xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng nhu cầu
của ngời tiêu dùng ở nớc nhập khẩu. Chất lợng của hàng hóa phải đáp ứng đợc
các thông số về tiêu dùng, kỹ thuật và môi trờng, đạt tính cạnh tranh cao ở thị
trờng Nhật Bản.
Vai trò xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế:
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển.

- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trờng tiêu thụ góp phần cho sản xuất
phát triển ổn định.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,
nâng cao năng lực sản xuất trong nớc trong nớc.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi
- Xuất khẩu tạo những tiền đề kinh tế- kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng
lực sản xuất trong nớc. Tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài
vào Việt Nam. Thông qua xuất khẩu hàng hóa, ta có thể tham gia vào cuộc
cạnh tranh trên thị trờng thế giới về giá cả, chất lợng. Do đó, xuất khẩu đòi hỏi
các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất
kinh doanh.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Xuất khẩu có tác động đến công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của
nớc ta.
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa
đất nớc.
2. Nghiên cứu và phát triển thị trờng xuất khẩu thủy sản:
Những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2000, sản xuất và xuất khẩu
thủy sản có sự tăng trởng vợt bậc. Kết thúc cuối thế kỷ, chúng ta đã đạt hơn
1,4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, tăng gần 14,38% so với năm 1999. Về cơ cấu thị
trờng, đã có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hớng vững chắc, với sự gia tăng
nhanh chóng vào thị trờng Mỹ và Trung Quốc. Từ năm 1997 đến năm 2000
trong cơ cấu thị trờng xuất khẩu thủy sản, Nhật giảm từ 50 xuống 33%, trong
khi Mỹ tăng 5 lên đến 21,2%, Trung Quốc Hồng Kông tăng từ 2% đến 19,3%.
EU dao động từ 10 đến 7%, các nớc Châu á khác từ 19 đến 20%. Năm 1999,
Việt Nam đợc công nhận vào danh sách các nớc xuất khẩu sang EU với 18
doanh nghiệp. Năm 2000, số lợng này tăng đến 49 doanh nghiệp, đồng thời
Việt Nam đợc EU công nhận vào danh sách các nớc nhuyễn thể. Hiện nay,

có 70 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản vào Mỹ. Sự nỗ lực trong
việc tăng cờng và mở rộng thị trờng xuất khẩu thủy sản là một trong những
nguyên nhân chính thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu. Theo báo cáo Việt
Nam, chỉ từ chỗ xuất khẩu sang hai thị trờng trung gian là Hồng Kông và
Singapo, nay đã có thị trờng chính là Nhật, Mỹ, EU, Trung Quốc và Đông
Nam á. Thị trờng Nhật trong những năm đầu của thập kỷ 90 chiếm từ 65-75%
tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Song do sự biến
động trong khu vực và đồng Yên mất giá nên thị trờng này đã giảm xuống.
Mặc dầu vậy, cho đến thời điểm này, đây vẫn là thị trờng lớn nhất chiếm
40,7% với kim ngạch xuất khẩu đạt 381,3 triệu USD. Đứng sau Nhật Bản là
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mỹ, thị trờng này đang dần đợc cải thiện từ 7- 8% thị phần nay đã tăng lên
13,8%. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam ở thị trờng này còn
thấp, chỉ có một số doanh nghiệp bán đợc sang Mỹ, tiếp đến là thị trờng Trung
Quốc và Hông Kông với 117 triệu USD chiếm 12,5%. Có thể nói thị trờng
Trung Quốc đang phát triển mạnh và nhu cầu rất đa dạng. Do quan hệ thơng
mại và thanh toán giữa hai nớc còn gặp nhiều khó khăn nên hàng thủy sản vào
Trung Quốc mới chủ yếu đi bằng đờng tiểu ngạch và chỉ đợc bán sang một số
tỉnh phía Đông Nam với các loại nguyên liệu tơi sống là chủ yếu. Song thị
phần xuất khẩu ở thị trờng này đang tiếp tục tăng lên. Ngợc lại, thị trờng Đông
Âu đang có xu hớng giảm xuống từ 12,05% năm 1997 xuống còn 9,6% năm
1999.
Ngoài các thị trờng nói trên còn có một thị trờng mà chỉ trớc đây vài
năm đã là một thị trờng có nhiều sức thuyết phục đó là thị trờng Đông Nam á.
Trong năm 1997, thị trờng này đã tiêu thụ 22 ngàn tấn thủy sản chiếm 16,5%.
Cơ cấu mặt hàng này cũng rất phù hợp với nguồn lợi biển của nớc ta, đó là mặt
hàng tơi sống sơ chế và nguyên liệu. Đáng tiếc là gần đây do khủng hoảng tiền
tệ trong khu vực nên thủy sản vào thị trờng này đã giảm. Thực tế cho thấy thị
trờng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam rõ ràng là cha ổn định. Chúng ta

cha đẩy mạnh đợc xuất khẩu trực tiếp vào các thị trờng chính mà vẫn xuất qua
trung gian môi giới và các trung tâm tái xuất nh Singapo, Hồng Kông. Cha sử
dụng hình thức đại lý nh Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ. Nếu không tận dụng đợc cơ
hội để đẩy mạnh xuất khẩu. Tiếp tục đa dạng hóa thị trờng xuất khẩu, tăng thị
phần ở thị trờng EU, Bắc Mỹ, tận dụng cơ hội để mở rộng thị trờng EU, Bắc
Mỹ, tận dụng mở toàn cầu.
Thực tế thị trờng Nhật Bản nhìn chung đã ở mức bão hòa và đang trong
thời kỳ suy thoái về kinh tế. Trung Quốc là thị trờng hứa hẹn nhiều tiềm năng,
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
có khả năng tiêu thụ nhiều hàng khô giá thấp phù hợp với khả năng chế biến
của doanh nghiệp Việt Nam.
3. Nhân tố ảnh hởng đến phát triển thị trờng xuất khẩu thủy sản
3.1. Nhân tố thuận lợi
- Đờng lối của Đảng và nhà nớc thông thoáng tạo điều kiện cơ hội tốt nhất cho
các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy
mạnh xuất khẩu ra thị trờng thế giới. Nhà nớc đã cung cấp nguồn vốn tín dụng
u đãi và chính sách u đãi cho các chủ đầu t tham gia vào chơng trình phát triển
xuất khẩu thủy sản cụ thể: trong 5 năm đầu nuôi trổng thủy sản đợc miễn các
loại thuế (đất, doanh thu, lợi tức), giảm 50% cho 5 năm tiếp theo kể từ khi dự
án đi vào sản xuất kinh doanh. Đối với chơng trình đánh bắt hải sản xa bờ, ng
dân đợc vay vốn với lãi u đãi 0.81%/tháng, thời hạn hoàn vốn 7 năm, vốn đối
ứng của dân là 15%. Bên cạnh đó, nhà nớc còn có sự hỗ trợ, nâng cấp cơ sở hạ
tầng, đầu t khoa học kỹ thuật. Bộ thủy sản đã tập trung ban hành các tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm tơng đơng với các nớc nhập khẩu, nâng cao
năng lực cơ quan kiểm soát an toàn vệ sinh và tập trung trung tâm cơ sở sửa
chữa, nâng cấp nhà xởng.
- Đến nay đã có 61 doanh nghiệp nằm trong danh sách xuất khẩu đi EU, gần
100 đơn vị áp dụng HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ, Nhật Bản.
Những cơ sở nâng cấp, mở rộng sản xuất, trên 40 cơ sở sản xuất mới có công

nghệ hiện đại sẽ đợc xây dựng ở địa phơng gần nguyên liệu. Hơn nữa, hiện
nay hải sản tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của ngời Nhật.
Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam chế các loại sản
phẩm đa dạng sang Nhật.
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Với sự hỗ trợ tích cực của dự án cải thiện chất lợng và xuất khẩu thủy sản
(SEAQIP) do Đan Mạch tài trợ. Bộ thủy sản đã tiến hành nhiều hoạt động xúc
tiến thơng mại, tổ chức các kênh thông tin về thị trờng.
3.2. Những khó khăn và thách thức
- Tính cạnh tranh trên thị trờng Nhật Bản rất cao, thị trờng Nhật Bản nhập
khẩu hàng thủy sản từ rất nhiều nớc khác nhau. Trong đó có những nớc có lợi
thế tơng tự nh Việt Nam đều coi thị trờng Nhật Bản là thị trờng chiến lợc của
các nớc này đều quan tâm đến đề xuất các giải pháp hỗ trợ và thâm nhập dành
thị phần trên thị trờng Nhật. Đây cũng là khó khăn tác động đến khả năng thúc
đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trờng này.
- Hệ thống pháp luật Nhật Bản có tính nguyên tắc cao đòi hỏi cách làm ăn bài
bản của doanh nghiệp xuất khẩu. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam
thờng thiếu thông tin về thị trờng. Vì vậy, không nắm rõ đợc yêu cầu của
Nhật. Vấn đề kiểm tra vệ sinh thực phẩm, nếu phát hiện có vi sinh gây ra bệnh
dịch tả thì phải hủy những sản phẩm không đạt yêu cầu này. Vì vậy các doanh
nghiệp phải nắm vững các quy định nhập khẩu thủy sản của Nhật, các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ xây dựng đợc phơng án xuất khẩu của mình sao cho hiệu
quả nhất.
- Công tác quy hoạch nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu còn bị động
và hiệu quả cha cao. Dự báo của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý còn
nhiều hạn chế, thông tin thị trờng thủy sản thế giới còn thiếu và chậm dẫn tới
sản lợng thủy sản có xu hớng chững lại trong những năm gần đây.
- Cơ cấu thủy sản xuất khẩu cha hợp lý biểu hiện: tôm vẫn chiếm tỷ trọng cao
trong sản lợng thủy sản xuất khẩu năm 2003 chiếm tỷ lệ 43,6%) trong khi

một số loại thủy sản khác cũng đợc giá cha đợc phát triển. Ngời sản xuất, kinh
doanh mới quan tâm tới số lợng cha quan tâm đến chất lợng sản phẩm. Cha có
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nhiều loại thủy sản tiêu biểu, đặc sản mang tính đặc sắc của Việt Nam. Công
nghệ đánh bắt và nuôi trồng, bảo quản và chế biến, mẫu mã bao bì, giống thủy
sản vẫn cha tốt.
- Bốn tháng đầu năm 2004, giá nguyên liệu thủy sản phục vụ sản xuất hàng
xuất khẩu tăng 10-20% gây nhiều khó khăn cho các nhà máy chế biến thủy
sản nên một số nhà máy chế biến thủy sản đã giảm công suất, giảm nhập khẩu
nguyên liệu thô.
- Chi phí cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản có xu hớng tăng nhanh,
làm tăng giá sản phẩm nên giảm khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam.
- Tỷ lệ thủy sản xuất khẩu ở dạng chế biến sâu và xuất khẩu tới thị trờng tiêu
thụ trực tiếp cha cao.
- Tình trạng thiếu vốn ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, doanh nghiệp
phải tự lo vay vốn ngân hàng làm ảnh hởng giá thành xuất khẩu. Trình độ học
vấn và tay nghề của công nhân ngành thủy sản cha cao làm ảnh hởng xây dựng
uy tín cho doanh nghiệp, đến chất lợng tiêu chuẩn. Mặt khác, trình độ quản lý
ở một số cán bộ còn cha khoa học. Điều này thể hiện rõ ở nhiều mặt từ quy
hoạch xây dựng dự án, kế hoạch đến các phơng thức, biện pháp quản lý, cần
điều chỉnh cho phù hợp:
Đó là những khó khăn chúng ta cần khắc phục để làm cho kim ngạch
xuất khẩu thủy sản ngày một cao hơn.
4. Kinh nghiệm phát triển thị trờng xuất khẩu
- Kinh nghiệm về thị trờng và hội nhập
Thị trờng tiêu thụ quan trọng của chúng ta là thị trờng nớc ngoài, bất cứ
sự biến động nào của thế giới có thể ảnh hởng đến sản xuất trong nớc nếu ta
không chủ động hội nhập. Thực tế chứng minh rằng, trớc hết cơ quan nhà nớc,
bao gồm cả hệ thống tổ chức, năng lực cán bộ cũng nh luật pháp, chính sách,

8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phải đi trớc trong quá trình hội nhập. Việc đổi mới hệ thống văn bản pháp chế
kỹ thuật trong quản lý thực phẩm và xây dựng cơ quan nhà nớc trong ngành
thủy sản có thẩm quyền tơng đơng với các nớc là một ví dụ cụ thể. Suy ra, các
vấn đề công nghệ, môi trờng, chính sách cũng phải vơn lên theo yêu cầu hội
nhập.
- Bài học về huy động sức dân
Từ những năm 50 ngành thủy sản đã đề ra phơng châm phát triển nghề
cá nhân dân với ý nghĩa ngời lao động nghề cá. Các doanh nghiệp thuộc nhiều
ngành là chủ thể của nền sản xuất thủy sản. Trong lĩnh vực chế biến xuất
khẩu, sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang tăng lên
rất nhanh hiện chiếm 30% doanh số xuất khẩu thủy sản, so với tỷ trọng gần
nh băng không khoảng 10 năm trớc đây. Các doanh nghiệp t nhân đã nhanh
chóng vơn lên thành các doanh nghiệp hàng đầu của xuất khẩu thủy sản Việt
Nam, đã xuất hiện các công ty TNHH có giá trị xuất khẩu từ 50 đến 70 triệu
USD. Chủ thể của nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN là hệ thống thống
nhất các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nớc và các thành phần kinh
tế dân doanh đều là lực lợng không thể thiếu đợc, hỗ trợ và tác động lẫn nhau.
- Bài học về tổ chức hệ thống quản lý
Tổ chức hệ thống là thể hiện quan hệ sản xuất. Đối với các tổng công ty
nhà nớc phải cần tìm ra mô hình tổ chức thích hợp. Trong điều kiện mới của
toàn cầu hóa, cạnh tranh và hội nhập. Nói riêng lĩnh vực quản lý an toàn thực
phẩm, khi đã mở rộng diện quản lý ra các vùng sản xuất nguyên liệu thì nhất
thiết phải có cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ở địa phơng. Vì vậy
chủ trơng cải cách hành chính, tinh giảm biên chế là cần thiết, nhng phải xuất
phát từ yêu cầu của nhiệm vụ quản lý. Trong thời kỳ mới, không thể đồng loạt,
dập khuôn. Trong điều kiện nền kinh tế tri thức, việc nắm thông tin, xử lý
thông tin để đa quyết định quản lý kịp thời là cần thiết, cả ở phạm vi doanh
9

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nghiệp lẫn cơ quan quản lý nhà nớc. Vì vậy, trong điều kiện hội nhập và xu thế
toàn cầu hóa mỗi bộ ngành cần thiết phải tổ chức để nghiên cứu dự báo các
vấn đề chiến lợc phát triển.
Bớc vào thế kỷ XXI, thế và lực của ngành thủy sản đã thay đổi, điều đó
đòi hỏi chúng ta phải tìm ra những bài học kinh nghiệm của thời kỳ vừa qua và
tiếp tục không ngừng đổi mới để tìm ra những con đờng phát triển mới. Đổi
mới không ngừng là bài học lớn dẫn đến thành công.
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
II. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trờng Nhật Bản
1. Đặc điểm thị trờng Nhật Bản
Thị trờng Nhật Bản tăng tỷ trọng các mặt hàng thuỷ sản tinh chế và
hàng đóng gói nhỏ cho siêu thị, tôm sống, cá ngừ. Thị trờng Nhật Bản có
nhiều dấu hiệu khả quan hơn. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản sáu tháng đầu năm
2004 đạt 108 triệu USD đa tỷ trọng xuất khẩu vào thị trờng lên trên 26%, tiếp
tục đứng vị trí thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nớc,
nhng đã có sự thu hẹp khoảng cách so với thị trờng Mỹ. Điều này cho thấy sự
nỗ lực chuyển hớng thị trờng này tăng 78% khối lợng và trên 80% giá trị. Tuy
nhiên việc đa hàng vào thị trờng này cũng đang tiềm ẩn một số khó khăn đòi
hỏi nguồn gốc, tình trạng nhiễm khuẩn. Tôm của Việt Nam đợc khách hàng
Nhật Bản quan tâm còn vì chất lợng. Nếu mức thuế DOC kết luận sơ bộ cho
tôm của ấn Độ và Thái Lan cũng thấp thì tôm của Việt Nam sẽ đợc các nhà
nhập khẩu Nhật quan tâm. Nhìn chung xuất khẩu thuỷ sản sang thị trờng Nhật
Bản so với thị trờng khác có sự khác biệt.
Thị trờng Sản lợng (tấn) Giá trị (đô la Mỹ)
2002 2003 2002 2003
Châu á (không kể Nhật)
134744.06 90503,71 497803341 290925817
Châu Âu 28612,78 38186,88 73719852 116739138

Mỹ 98664,54 122162,89 654977324 777656159
Nhật Bản 96251,41 97953,91 537459466 582837870
Thị trờng khác 100385,20 132259,39 288860933 431417822
Tổng 458657,99 481066,78 2022820916 2199576806
Nguồn: Trung tâm khoa học KHKT và kinh tế thuỷ sản- Bộ thuỷ sản
Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Nhật chủ yếu là các mặt hàng cao
cấp nh tôm đông lạnh, tôm hùm, bạch tuộc đông, mực đông, cua biển, cá
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chình. Gần đây, do ngời tiêu dùng Nhật Bản hạn chế việc mua các sản phẩm
này nên các mặt hàng cao cấp trên có giảm xuống về số lợng và giá trị, đồng
thời lại tăng các mặt hàng thủy sản thông thờng. Nhập khẩu tôm của Nhật Bản
đạt mức cao nhất là năm 1995 với giá trị 3,92 tỷ USD. Hiện nay, nhập khẩu
tôm của Nhật giữ ở mức trung bình dới 20 nghìn tấn/tháng. Một thực tế khó
khăn là mặc dù chính phủ Nhật Bản đã dùng các biện pháp vốn trớc đây rất
hữu hiệu nh giảm giá bán nhng nay ngời tiêu dùng đòi hỏi tăng cờng tính an
toàn, bổ dỡng và ngon lành đối với mặt hàng tôm. Các nhà xuất khẩu tôm còn
có thể thấy thị trờng Nhật Bản đang đơn giản hóa các kênh phân phối, loại bỏ
trung gian, cả một số nhà buôn lớn để đến với các đầu ra hiệu quả nhất.
2. Tình hình xuất khẩu thủy sản vào thị trờng Nhật Bản
2.1. Số lợng và kim ngạch
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 1998-2003 sang Nhật hầu nh
tăng, trung bình là 11%/năm. Trong đó, năm 2000 đạt tốc độ tăng trởng nhanh
nhất 22,5%, mặc dù 2001 chỉ tăng nhẹ so với năm 2000 nhng đến năm 2002
lại vọt lên 9,52% và đến năm 2003 tăng 7,6% so với năm 2002. Năm 1998
kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trờng Nhật Bản đạt 363,2
triệu USD chiếm 43,2% giá trị xuất khẩu chung, đến năm 2002 đạt 96,25
nghìn tấn giá trị 537,46 triệu USD, chiếm 26,6% giá trị xuất khẩu chung. Năm
2003 đạt giá trị 578,42 triệu USD, chiếm 25,8% giá trị xuất khẩu chung. Kim
ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2004 sang thị trờng này là 2,8 tỷ USD,

tăng19% so với cùng kỳ năm 2003, tháng 10 đã đạt đợc mức 80 triệu USD gấp
2,5 lần những tháng đầu năm. Tuy tỷ trọng xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản
có giảm nhng về giá trị tăng đáng kể.
Các loại thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật đều có chất lợng
cao đang đợc bạn hàng a thích nhất là tôm, mực tơi. Do đó giá cũng cao, đã
mang lại nguồn ngoại tệ quan trọng và ổn định những năm qua. Hiện nay, Việt
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nam là một trong 4 nớc xuất khẩu thủy sản lớn vào Nhật Bản, sau Thái Lan,
ấn Độ, Inđônêxia. Mục tiêu tăng trởng tiêu tăng trởng bình quân hàng năm là
10%. Năm 2005 dự kiến Việt Nam sẽ xuất khẩu đợc 600-700 triệu USD. Đây
là mục tiêu có khả năng đạt đợc.
Kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản không những tăng liên
tục mà ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam vào Nhật Bản. Điều này thể hiện qua số liệu sau:
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam-Nhật Bản
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Giá trị
(triệu USD)
363,19 395,2 482,16 490,76 537,46 578,42
% tăng +10,9 +12,2 +10,1 +10,95 +10,76
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Tỷ trọng mặt hàng thủy sản xuất khẩu
trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trờng Nhật Bản
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Tổng KNXK 1.740 1.962 2.621 2.509 2.438 2.910
Giá trị XKTS 363,19 395,2 482,16 490,76 537,46 578,42
Tỷ trọng (%) 20,87 20,14 18,39 19,56 22,05 19,86
Nguồn: JETRO; Hải quan Việt Nam
Hiện nay, có hơn 600 doanh nghiệp của Việt Nam đang trực tiếp hoặc

gián tiếp xuất khẩu thủy sản ra thị trờng thế giới thì có hơn 200 doanh nghiệp
xuất khẩu hàng đi Nhật. Trong số này đã có gần 100 đơn vị áp dụng HACCP.
Những doanh nghiệp này có giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 70% tổng
kim ngạch xuất khẩu sang thị trờng Nhật Bản. Trình độ chế biến của nhiều
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đơn vị đợc đánh giá là đạt mức tiêu biểu của khu vực và trên thế giới, góp phần
làm tăng giá trị hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Nhật Bản là thị trờng
quan trọng và đang đứng thứ hai trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam.
Mặc dù khối lợng và giá trị xuất khẩu liên tục tăng nhng con số vẫn
thấp so với tổng giá trị nhập khẩu thủy sản vào thị trờng Nhật Bản. Thị phần
của thủy sản Việt Nam còn rất khiêm tốn, giá trị xuất khẩu thủy sản của chúng
ta mới chỉ chiếm 4,15% năm 2002 (555,49 triệu USD), trong khi đó các nớc
lân bang nh Inđônêxia-7,36%; Thái Lan-7,62%; Đài Loan-4,8%. Hiện nay,
Việt Nam xếp thứ 13 trong tổng số các nớc xuất khẩu thủy sản sang thị trờng
này.
2.2. Chủng loại mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản
Các mặt hàng chủ yếu là tôm, cá, mực, bạch tuộc đông lạnh và mực
khô. Các mặt hàng chủ yếu xuất sang Nhật trong năm 2003 là (khối lợng-
nghìn tấn/giá trị-triệu USD/tỷ trọng % về giá trị): Tôm 52,01/380,23/65,7;
mực và bạch tuộc đông 142,26/57,78/10,0; cá 14,81/54,15/9,4; hàng khô
1,97/14,55/2,5; hải sản khác 15,35/77,7/13,4.
Nh vậy, xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là tôm đông, nhuyễn thể và
cá chiếm tới 86,6% giá trị xuất khẩu sang thị trờng Nhật.
Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trờng Nhật Bản
Đơn vị tính: khối lợng: nghìn tấn
giá trị: triệu USD
14

×