Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả, nông sản tại Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274 KB, 31 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự ra đời của các tổ chức thương
mại thế giới – WTO, các tổ chức kinh tế thương mại trong khu vực như khu
vực mậu dịch tự do ASEAN, khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ NAPTA, hội
nghị hợp tác Châu Á Thái Bình Dương APEC… đã thúc đẩy quá trình trao
đổi hàng hoá giữ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Chính quá trình
tự do hoá đó đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những khó, trở ngại
cho các nước đang phát triển như Việt Nam. Để tồn tại và phát triển được
trong môi trường cạnh tranh mang tính quốc, buộc các doanh nghiệp Việt
Nam phải nỗ lực hết mình, nâng cao chất lượng, mẫu mã, giá thành thấp để
tạo vị thế cạnh tranh.
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, cơ cấu kinh
tế đã có sự chuyển dịch lớn, tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng
cao trong khi nông nghiệp ngày càng giảm dần. Song, do điều kiện thời tiết
khí hậu, đất đai phù hợp với nông nghiêp, hơn nữa người dân lại có kinh
nghiệm, tập quán làm nghề nông lâu đời. Nhận thấy điều này, Đảng và Nhà
nước ta ngày càng quan tâm đến phát triển nông nghiệp và trong những năm
gần đây nước ta đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thư hai thế
giới và có một số mặt hàng rau quả, nông sản chủ lực.
Phát triển ngành rau quả, nông sản sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao,
đóng góp một phần không nhỏ vào GDP, nâng cao đời sống xã hội, vật chất
và tinh thần cho nhân dân, giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp
và tệ nạn xã hội. Ngoài ra, phát triển ngành sản xuất rau quả còn có ý nghĩa
tạo cơ sở để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo nguồn
hàng đặc trưng cho từng vùng và tạo được mặt hàng chủ yếu cho xuất khẩu.
Bên cạnh đó,do tính chất của mặt hàng rau quả, nông sản có tính thời vụ và
khẳ năng bảo quản rất khó. Để đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và
trái mùa thì ngành sản xuất chế biến ra đời. Công tác chế biến góp phần lớn
vào hoạt động xuất khẩu rau quả, nông sản làm tăng kim ngạch xuất khẩu thu
về nhiêu ngoại tệ cho đất nước.


Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Được sự giúp đỡ của và chỉ đạo trực tiếp của Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam đã phát huy toàn
bộ khẳ năng sản xuất của mình cũng như hoạt động kinh doanh để không
ngừng mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các sản phẩm rau
quả, nông sản của mình sang nhiều nước trên thế giới.
Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt
Nam, em đã nhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của hoạt động
xuất khẩu rau quả, nông sản. Nhưng qua tìm hiểu em được biết hoạt động
xuất khẩu rau quả, nông sản ở Tổng công ty tuy trong những năm gần đây có
phát triển song vẫn còn nhiêu hạn chế và bất cập cần được khắc phục. Từ đòi
hỏi thực tế của việc nâng cao hiệu quả của công tác xuất khẩu cũng như ý
thức được tầm quan trọng của các nhóm mặt hàng rau quả, nông sản xuất
khẩu của Tổng công ty nên em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả, nông sản tại Tổng công ty Rau quả,
Nông sản Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu chuyên đề
của em gồm 3 phần như sau:
 Chương I: Giới thiệu chung về Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt
Nam và những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả, nông sản của
Tổng công ty
 Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả, nông sản ở Tổng
công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam
 Chương III: Giải pháp thúc đây hoạt động xuất khẩu rau quả, nông sản
ở Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam.
Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty em được sư giúp đỡ, chỉ bảo
rất nhiệt tình của các cô chú trong Tổng công ty cũng như sự hướng dẫn tận
tình của thầy giáo, em đã hoàn thành chuyên đề này. Song không tránh khỏi
những sai xót em mong được sự góp ý của các thầy cô trong nhà trường cùng

toàn thể các nhân viên của Tổng công ty để em hoàn thành tốt chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ,
NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU RAU QUẢ, NÔNG SẢN CỦA
TỔNG CÔNG TY
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN
VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
1.1. Lịch sử hình thành
Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam là một doanh nghiệp nhà
nước, tiền thân là Tổng công ty rau quả và nông sản Việt Nam, được thành
lập theo quyết định số 63-NN-TCCB/ QĐ ngày 11/2/1988 của Bộ trưởng Bộ
công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn). Đến
ngày 11/6/2003 Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam sáp nhập với
Tổng công ty Nông sản và công nghiệp thực phẩm chế biến theo quyết định
số 66/2003/QĐ/BNN-TCCB ngày 11/6/2003 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn thành Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam.
Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là:
VIETNAM NATIONAL VEGETEXCO, FRUIT AGRICULTURAL
PRODUCT CORPORTION.
Tên viết tắt là: VEGETEXCO VIETNAM
Hiện trụ sở chính của Tổng công ty: cơ quan văn phòng kinh doanh
Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam đặt tại: Số 2 Phạm Ngọc Thạch -
Đống Đa – Hà Nội và 2 đơn vị phụ thuộc là: Xí nghiệp Tam Hiệp đóng tại
Thanh Trì – Hà Nội; chi nhành Lạng Sơn đóng tại Lạng Sơn
Tel: 84.4.8524503 – 84.4.8523469

Fax: 84.4.523926
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Webside: Vegetexcovn.vnn.vn
Cơ quan đại diện gồm có: - MOSCOW, CHLB NGA
- PHILADELPHIA, MỸ
Từ năm 1988 đến 1995, Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam đã
trải qua không ít khó khăn do sự chuyển đổi cơ chế thị trường (thời kỳ chuyển
đổi từ cơ chế tập trung quan lieu bao cấp sang cơ chế thị trường) đã mất đi
một số bạn hàng truyền thống có uy tín lơn như: Liên Xô và các nước Đông
Âu, là những khó khăn không dễ gì gây dựng lại được. Bước vào thời kỳ đổi
mới, thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ta từ năm 1996 đến nay,
căn cứ vào phạm vị hoạt động và tính chất công việc, Tổng công ty Rau quả,
Nông sản Việt Nam được thành lập lại và hoạt động với mô hình mới theo
Quy định 90 CP với nhiệm vụ mục đích sản xuất và kinh doanh rau quả dưới
sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Từ kinh nghiệm có được trên thị trường, Tổng công ty Rau quả, Nông sản
Việt Nam đã tìm cho mình một hướng đi vững chắc hơn, từng bước tạo uy tín
với bạn hàng trong và ngoài nước. Năm 1996 Tổng công ty đã có quan hệ với
37 nước trên thế giới, đến năm 1999 là 43 nước trong đó có 12 nước kim
ngạch đạt trên 1 triệu USD.
Tổng công ty rau quả và nông sản Việt Na là doanh nghiệp nhà nước
thành lập với nhiệm vụ chủ yếu sau:
-Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống sản xuất và
cung cấp giống tốt cho toàn quốc, xây dựng các vùng chuyên cạnh, thân canh
rau quả có năng suất và chất lượng cao.
- Thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ
sinh học đế đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu có năng suất
chất lượng cao.
-Thực hiện các ngành nghề sau:

+Sản xuất các loại giống rau quả .
+Chế biến rau quả thịt ,thủy sản .
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+Dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển nông sản .
+Đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản.
Ngay từ khi mới thành lập ,hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nông
sản tại Tổng công ty đóng một vai trò quan trọng ,chủ chốt trong hoạt động
kinh doanh của Tổng công ty.Hiện nay với chính sách của chính phủ “hướng
vào xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh”,hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu của Tổng công ty ngay cáng phát triển vững chắc hơn, mạnh mẽ hơn,
bởi lẽ nó được bảo đảm và khuyến khích bằng những chính sách ưu đãi của
chính phủ Việt Nam.
Lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu là các mặt hàng nông lâm thủy sản
đã qua chế biến. Hiện nay, ngoài các hợp đồng xuất nhập khẩu cho các nước:
Mỹ ,Nhật, Đài Loan, Hồng Công… Tổng công ty còn được Bộ thương Mại
giao cho thực hiện hàng trả nợ cho Liên Bang Nga theo hiệp định của chính
phủ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm 16% toàn Tổng công ty, doanh
thu chiếm 20% trên tổngdoanh thu số toàn Tổng công ty.
1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh chủ yếu
 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
• Sản xuất giống rau, quả và các nông, lâm sản khác; chăn
nuôi gia súc.
• Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi và trồng rừng.
• Chế biến rau quả, thịt, thủy sản, đường kính, đồ uống
(nước hoa quả các loại, nước uống có cồn, không cồn…)
• Sản xuất bao bì ( gỗ, giấy, thủy tinh, hộp sắt…)
• Bán buôn, bán lẻ, bán đại lý giống rau quả, thực
phẩm, đồ uống, máy móc, thiết bị, phụ tùng chuyên dùng,
nguyên nhiên vật liệu, hóa chất, hàng tiêu dùng.

• Kinh doanh vận tải, kho cảng và giao nhận.
• Dịch vụ, tư vấn đầu tư và phát triển ngành rau, hoa quả.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Xuất nhập khẩu.
+Xuất khẩu trực tiếp: rau quả tươi, rau quả chế biến, hoa và cây cảnh,
gia vị, giống rau quả, nông lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng hóa tiêu
dùng.
+Nhập khẩu trực tiếp: rau hoa quả, giống rau hoa quả, máy móc, vật tư,
thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu, hóa chất, hàng tiêu dùng.
 Đặc điểm các mặt hàng sản xuất kinh doanh:
Các mặt hàng kinh doanh của TCT: Từ khi thành lập đến nay, cơ cấu mặt
hàng xuất khẩu và nhập khẩu của VEGETEXCO ngày càng phong phú đa
dạng. TCT thường xuất khẩu các nhóm mặt hàng sau:
• Rau quả tươi: chuối, dứa, thanh long, vải, nhãn, cà
chưa, bắp cải, ngô bao tử…
• Rau quả sấy muối: mơ, gừng, dưa chuột, nấm…
• Sản phẩm đóng hộp - đông lạnh: nước hoa quả đóng
hộp, nước hoa quả cô đặc, các loại rau quả chế biến đóng
hộp.
• Gia vị các loại
• Nông sản thực phẩm chế biến
• Một số hàng hóa khác
VEGETEXCO thường nhập khẩu chủ yếu là các thiết bị máy móc, vật tư
phục vụ cho các nhà máy sản, chế biến rau qủa của chính Tổng công ty như:
các loại hóa chất, phân bón, thuốc trừ sau, hạt giống rau, hộp sắt, lọ thủy
tinh… Ngoài ra, công ty cũng nhập khẩu cả hàng tiêu dùng và những vật tư
thiết bị phục vụ cho sản xuất chung của nền kinh tế.
Mặc dù mặt hàng sản xuất kinh doanh của TCT rất đa dạng phong phú
nhưng chủ yếu vẫn tập trung nhiều hơn cả là mặt hàng rau quả tươi và rau quả

đóng hộp. Đối với mặt hàng rau quả rươi, đặc điểm nổi bật nhất là khó bảo
quản chất lượng vì nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thời tiết và điều kiên vận
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chuyển trong khi đó nhu cầu thị trường quốc tế lại đổi hỏi rất cao về chất
lượng sản phẩm và mức độ an toàn cho sức khỏe. Do vậy, đây là ngành hàng
dễ gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh. Còn đối với mặt hàng rau quả đóng hộp,
chất lượng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm rau qua tươi đưa
vào đóng hộp mà còn phụ thuộc vào chất lượng bao bì đồng thời cũng yêu cầu
một chế độ bảo quản rất nghiêm ngặt, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Công việc
sản xuất mặt hàng này mang tính thời vụ cao.
 Các thị trường chính của TCT:
Hiện tại, công ty đã thiệt lập được mối quan hệ buôn bán với 44 quốc gia
trên thế giới về xuất khẩu và 27 nước về nhập khẩu trong đó những thị trường
chủ lực có kim ngạch XNK trên 500.000 USD luôn được giữ vững và phát
triển ( như thị trường Nga, Mỹ, Nhật, Trung Quốc…).
Thị trường nội địa của TCT chủ yếu là kinh doanh ủy thác và là nguồn
cung cấp hàng cho TCT.
2. Cơ cấu tổ chức Bộ máy quản trị của Tổng công ty Rau quả, Nông sản
Việt Nam
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hỡnh 1.1: S t chc b mỏy qun lý hot ng sn xut kinh doanh ca
Tng cụng ty rau qu v nụng sn Vit Nam.
Ghi chỳ:
+ Hi ng qun tr: qun lý hot ng ca Tng cụng ty, nhõn danh
Tng cụng ty gii quyt mi vn liờn quan n mc ớch, quyn li ca
Tng cụng ty trc nh nc v c quan phỏp lut, iu hnh mi hot ng
ca Tng cụng ty.
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc
Các phòng quản lý
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng quản lý sản xuất
Phòng kế toán tài chính
Phòng tư vấn đầu tư
Trung tâm KSC
Phòng bảo vệ

Các phòng kinh doanh
Phòng xuất nhập khẩu I
Phòng xuất nhập khẩu II
Phòng xuất nhập khẩu III
Phòng KD tổng hợp IV
Phòng KD tổng hợp V
Phòng KD dịch vụ cơ điện VI
Đơn vị t/v
phụ thuộc
Đơn vị t/v
hạch toán độc lập
Đơn vị
liên doanh
Các đơn vị
thành viên
Quan hệ gián tiếp
Quan hệ trực tiêp
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Ban kiểm soát: kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động quản lý điều hành

của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, và những người quản lý trong Tổng
công ty. Bản kiểm soát kiểm tra tính hợp pháp hợp lý tron quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo tài chính.
+ Tổng giám đốc: là người đại diện pháp nhân của Tổng công ty, là
người có quyền hành cao nhất trong Tổng công ty theo chế độ thủ trưởng, là
người điều hành toàn bộ hoạt động của Tổng công ty và chịu trách nhiệm
trước hội đồng quản trị, trước nhà nước và cơ quan pháp luật về việc thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
+Có 3 phó Tổng giám đốc:
Phó Tổng giám đốc thứ nhất: phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh
tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Tổng công
ty.
Phó Tổng giám đốc thứ hai: phó Tổng giám đốc phụ trách nội chính tổ
chức thực hiện kế hoạch quản lý, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức,
quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty.
Phó Tổng giám đốc thứ 3: là phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh ở
các tỉnh phía Nam tổ chức thực hiện kinh doanh, lập kế hoạch phương án đầu
tư ở các tỉnh phía Nam.
+ Cơ quan văn phòng: có chức năng chỉ đạo, quản lý các đơn vị thành
viên và trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu. Văn phòng kinh doanh là trụ sở
đầu não. Cơ quan bao gồm các phòng chức năng sau:
1) Phòng tổ chức các bộ: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh
của Tổng công ty, có chức năng quản lý lao động và tiền lương, thực hiện các
lĩnh vực tổ chức quản lý nhân sự, tổ chức lao động khoa học, xây dựng và vân
dụng các chính sách chế độ tiền lương tiền thưởng đối với cán bộ công nhân
viên.
2) Phòng tài chính kế toán: thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế
phục vụ cho công tác quản lý.ghi chép một cách chính xác, kịp thời, liên tục
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368

hệ thống số liệu hiện có, tình hình biến động về sản lượng lao động, tiền vốn,
chi phí sản xuất, giá thành sản xuất sản phẩm, lãi lỗ theo đúng chế độ kế toán
thống kê. Ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp,
tính toán xác định kêt quả kinh doanh của các phòng kinh doanh.
3) Phòng xuất nhập khẩu: tiến hành công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm
khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở Châu á.
4) Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu II: Tiến hành khảo sát tìm kiếm đối tác
kinh doanh, thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở Châu Âu.
5) Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu III: Tiến hành khảo sát nghiên cứu thị
trường đáp ứng nhu cầu khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập
khẩu ở Châu Mỹ.
+ Đơn vị thành viên:
Đơn vị thành viên phụ thuộc:
- Xưởng gia công chế biến xuất nhập khẩu rau quả Tam Hiệp: trực tiếp gia
công chế biến hàng xuất khẩu.
- Chi nhánh Lạng Sơn: tiến hành các công việc ủy quyền tổ chức tìm kiếm
khách hàng và bạn hàng, thực hiện ký hợp đồn xuất khẩu.
+ Đơn vị thành viên hạch toán độc lập: là thành viên của Tổng công ty có
quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu trách nhiệm về các khoán
nợ và cam kết số của mình trong phạm vi số vốn Nhà nước do doanh nghiệp
quản lý, chịu ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty. Các
đơn vị này có bộ máy kế toán riêng, hạch toán độc lập.
II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU
QUẢ, NÔNG SẢN CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN
VIỆT NAM
1. Các chính sách phát triển sản xuất rau quả, nông sản ở Việt Nam
1.1. Các chính sách ảnh hưởng đến sản xuất rau quả
a) Chính sách đất đai
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Trong những năm qua, Chính phủ đã không ngừng ban hành, sửa đổi
và bổ sung những chủ trương, chính sách về đất đai nhằm mục tiêu thúc đẩy
phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn.
- Luật đất đai sửa đổi (chính thức có hiệu lực ngày 1/7/2003) đã thể chế
hoá và nới rộng quyền của người sử dụng đất. Đây là một chính sách khuyến
khích người nông dân đầu tư vào sản xuất dài hạn, thay đổi cơ cấu cây trồng
nhằm phát triển sản xuất hàng hoá một cách có hiệu quả.
Bằng việc khẳng định bằng pháp lý quyền của người sử dụng đất và
giao quyền sử dụng đất lâu dài và ổn định và cho người nông dân. Luật đất
đai sửa đổi đã tạo động lực khuyến khích người nông dân chuyển đổi cơ cấu
nông nghiệp, nông thôn phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng, từng
miền nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường. Đối với khu vực trồng cây ăn
quả lâu năm, người nông dân có điều kiện đầu tư dài hạn, khai thác tốt lợi thế
về thời gian của các loại cây ăn trái lâu năm. Nhờ Luật đất đai sửa đổi nhiều
khu vực vùng sâu, vùng xa cũng có điều kiện phát triển thông qua chuyển
dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với đặc thù của từng vùng.
Chính sách đất đai sửa đổi đã tạo tâm lý yên tâm trong đầu tư, ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Luật đất đai cũng tạo cơ sở
tốt cho phát triển sản xuất nông sản nói chung và sản xuất rau quả và rau quả
xuất khẩu nói riêng. Luật cúng tạo cơ sở cho việc hình thành các vùng sản
xuất hàng hoá nông sản tập trung. Luật đất đai cũng có tác động tích cực đến
người nông dân trong việc tận dụng và mở rộng những diện tích đất mà trước
kia không trồng trọt được. Thông qua việc khai hoang phục hoá, thâm canh
tăng vụ và đổi mới cơ cấu cây trồng. Chuyển đổi hình thức và phương pháp
canh tác, ứng dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất.
Thực tế cho thấy chính sách về đất đai thông thoáng sẽ là cơ sở để hình
thành các hình thức, phương thức sản xuất mới như thâm canh tăng vụ, nâng
cao hiệu quả sử dụng đất canh tác đặc biệt là sử dụng để sản xuất rau mầu.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Theo các chuyên gia dự báo hệ số sử dụng đất canh tác có thể tăng lên từ
khoảng 1,5 đến 1,3 lần.
Trong luật đất đai mới có những chính sách sửa đổi, mở rộng hơn về
đối tượng được thuê đất. Các tổ chức cá nhân được quyền lựa chọn hình thức
giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất, góp vốn liên doanh bằng giá trị
quyền sử dụng đất. Với việc mở rộng quyền sử dụng và cho thuê đất đối với
sản xuất nông, lâm nghiệp đã khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào
sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất rau quả
mới có hiệu quả cao hơn như trang trại, khu sản xuất liên hợp, vùng sản xuất
tập trung...
Chính sách đất đai mới tạo điều kiện hình thành các trang trại sản xuất
tập trung có quy mô lớn. Trang trại đang là một xu thế phát triển hiện nay.
Nhiều trang trại sản xuất cây ăn quả có qui mô lớn trên các vùng sản xuất tập
trung như vùng Lục Nam, Lục Ngạn, miền núi trung du phía Bắc, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và Nam Bộ..
Bên cạnh những tác động tích cực, việc triển khai Luật đất đai sửa đổi
trên thực tế cũng còn nhiều hạn chế. Việc giao đất còn manh mún, phân tán đã
gây ra không ít khó khăn cho quá trình tích tụ tập trung và mở rộng qui mô,
đầu tư cho sản xuất theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá. Mặt khác việc giao
đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng còn chậm (theo đánh giá của Tổng
cục Địa chính cả nước mới có khoảng 73% số hộ có sổ đỏ về quyền sử dụng
đất lâu dài, quyền sử dụng đất nông nghiệp còn thấp hơn nữa). Mặt khác, thực
tế việc thực hiện 7 quyền của Luật đất đai sửa đổi còn gặp khó khăn, việc theo
dõi quản lý đất đai đang phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như chuyển đổi
sai mục đích sử dụng làm hạn chế hiệu quả sử dụng đất đai, gây lãng phí
nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn.
Thông tư số 95/2004/TT- BTC ngày 11/10/2004 “Hướng dẫn một số
chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi về thuế phát triển vùng nguyên liệu và
công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, muối “quy định”:
Website: Email : Tel : 0918.775.368

×