Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thâm hụt thương mại việt nam - trung quốc giai đoạn 2000 - 2010 và tác động đối với nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.77 KB, 25 trang )

Trang 1
Thâm hụt thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2000-2010 và tác
động đối với nền kinh tế Việt Nam.
Lời mở đầu.
Cán cân thương mại trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc từ năm
2000 đến năm 2010 là một khoảng mốc thời gian 10 năm đánh dấu đẩy mạnh sự
hợp tác kinh tế sâu rộng trong nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam - Trung Quốc đồng
thời cũng là tiền đề để cho nước ta đánh giá lại những thành tựu cũng như những
hạn chế trong mối hợp tác kinh tế song phương này . Kể từ khi bình thường hóa
quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (11/1991) đến nay, quan hệ thương mại giữa hai
nước đã đạt được tốc độ phát triển mạnh mẽ, luôn vượt chỉ tiêu của lãnh đạo hai
nước đề ra. Đây là một kết quả tích cực đối với sự phát triển của mối quan hệ Việt
– Trung. Trong giai đoạn khởi đầu mối quan hệ hợp tác song phương về kinh tế
vào năm 2000 Việt Nam đã có bước khởi đầu rất tốt khi nước ta đã xuất siêu sang
Trung Quốc, Nhưng kể từ năm 2001 đến nay, trong quan hệ thương mại Việt –
Trung, Việt Nam luôn bị rơi vào tình trạng nhập siêu với tốc độ ngày càng gia tăng
cả về số lượng lẫn tốc độ, bất chấp những biện pháp can thiệp của lãnh đạo hai
nước, làm cho tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam ngày càng
lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời làm gia tăng mối lo ngại dư luận
trong nước về mối quan hệ hợp tác kinh tế song phương cùng có lợi nhưng thực tế
đã cho thấy phía Trung Quốc lại hưởng lợi nhiều hơn so với Việt Nam.
Trước nguy cơ thâm hụt thương mại trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung
Quốc ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là phải
hiểu rõ thực trạng, xác định đúng các nguyên nhân và tìm ra được những giải pháp
hiệu quả nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc, đảm bảo sự phát triển ổn định và
bền vững của nền kinh tế của Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại hóa.
Bài tiểu luận sử dụng 2 phương pháp ngiên cứu chính là: Tổng hợp dữ liệu và
Phân tích.



Trang 2

I- Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn từ 2000 đến 2011:
1. Thực trạng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt – Trung
Trong bối cảnh quan hệ kinh tế quốc tế và khu vực phát triển theo xu hướng
hợp tác và hội nhập, cùng với chủ trương thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ thương mại
song phương và những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy của Chính phủ hai nước, quan
hệ thương mại Việt – Trung trong thập niên đầu thế kỉ XXI phát triển mạnh mẽ
hơn so với giai đoạn trước. Từ 2001 đến 2011, kim ngạch thương mại hai chiều
tăng trưởng với tốc độ rất nhanh (xem Bảng 1) và luôn vượt chỉ tiêu mà lãnh đạo
hai nước đề ra (đạt 10 tỷ USD năm 2007 và 25 tỷ USD năm 2010).
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Trung tăng với tốc độ trung
bình hàng năm khoảng 125% với tổng giá trị kim ngạch thương mại hai chiều rất
cao, đưa Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong 8 năm liền.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ trên đã đẩy Việt Nam vào một tình thế hết sức
bất lợi. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, nếu như trong giai đoạn từ 1991 2000, Việt Nam luôn xuất siêu sang Trung Quốc (trừ năm 1998), thì ngược lại
trong giai đoạn từ 2001 - 2010, Việt Nam luôn nhập siêu với quy mô lớn, trung
bình là 3.230,47 triệu USD/năm.

Bảng 1: Kim ngạch thương mại Việt – Trung từ 2000 đến 2010
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm

2000
2001
2002
2003

Tổng kim

ngạch XNK
Tỉ lệ
so với
Giá trị năm
trước
(%)
2937,5
3023,6 102,9
3
3677,1 121,6
1
5021,7 136,5
7

VN
xuất
khẩu

VN
nhập
khẩu

1536,4
1417,4

1401,1
1606,2

Cán cân thương
mại VN – TQ

Tỉ lệ so
với
Giá trị
năm
trước
(%)
+135,3
-188,8
139,5

1518,3

2158,8

-640,5

339,2

1883,1

3138,6

-1255,5

196,0

Tính
theo
giai
đoạn


Tổng
giá trị
nhập
siêu của
VN từ
TQ giai
đoạn


Trang 3
2004
2005
2006
2007
2008

7494,2
9127,8
10634,
1
16356,
1
20823,
7

149,2
4
121,8
0

116,5
0
153,8
1
127,3
1

2899,1

4595,1

-1696,0

135,1

3228,1

5899,7

-2671,6

157,5

3242,8

7391,3

-4148,5

155,3


3646,1

12710,
0
15973,
6

4850,1
5403,0

2009
2010

20814,
3

99,95

27327,
6

131,2
9

7308,8

15411,
3
20018,

8

-9063,9
11123,
5
10008,
3
12710,
0

218,49
122,72
89,97
126,99

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả


Trang 4
Qua Biểu đồ 1 thể hiện cán cân thương mại của Việt Nam với một số đối tác chính
chúng ta có thể thấy rõ sự chênh lệch trong cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam,
Từ năm 2001 đến năm 2010 thâm hụt thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc,
ASEAN, Hàn Quốc là rất lớn ( trong đó với Trung Quốc là lớn nhất) đặc biệt hơn
cả là có khuynh hướng ngày càng gia tăng .
Qua biểu đồ có thể thấy sự chênh lệch cán cân thương mại bắt đầu vào năm 2000
và tiếp diễn rõ rệt vào những năm sau đó. Dựa vào biểu đồ 1 có thể thấy năm 2001
có thể được xem là cột mốc Việt Nam bị thâm hụt thương mại với các đối tác
chính, nhưng phải đến 5 năm sau tức là đến năm 2005 thâm hụt thương mại của
Việt Nam bắt đầu bị báo động, trong đó chủ yếu là đối với các nước trong khu
vực ASEAN, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Năm 2005 thâm hụt thương mại với Trung Quốc là 3.33 tỷ USD, Hàn Quốc 3.95
tỷ USD, Các nước ASEAN 4.05 tỷ USD. Nhưng chỉ trong vòng 3 năm đến năm
2008 mức thâm hụt này tăng rất nhanh, đặc biệt tăng “sốc” đối với Trung Quốc
với thâm hụt là 12,12 tỷ USD tăng 263.96 % , Hàn Quốc 5.21 tỷ USD tăng
31.89%, ASEAN 9.22 tỷ USD tăng 127.65% . Với cú tăng “sốc” của thâm hụt
thương mại với Trung Quốc vào năm 2008 đã làm cho các cơ quan quản lý và các
nhà hoạch định kinh tế Việt Nam phải “vắt óc” tìm ra giải pháp giảm bớt cán cân
chênh lệch thương mại đang ngày càng quá đà (nhất là Trung Quốc), vì trong năm
2008 tổng cán cân thương mại của Việt Nam là âm 17.92 tỷ USD mà thâm hụt với
Trung Quốc đã là 12.12 tỷ USD.
Một năm sau đến năm 2009 các biện pháp của các cơ quan quản lý kinh tế nhằm
giảm bớt thâm hụt thương mại của Việt Nam bước đầu đã có những kết quả tích
cực khi thâm hụt thương mại với Trung Quốc còn 10.02 tỷ USD giảm 17.32% ,
Hàn Quốc 4.98 tỷ giảm 4.41%, ASEAN 7.16 tỷ USD giảm 22.34%.
Với kết quả khả quan của năm 2009 về việc giảm bớt thâm hụt thương mại của
Việt Nam với các đối tác thương mại chiến lược, rất nhiều chuyên gia kinh tế đã
dự đoán là tổng thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc qua năm tới
tức là năm 2010 sẽ giảm hơn nữa. Nhưng khi năm 2010 kết thúc với kết quả báo
cáo tổng thâm hụt thương mại Việt Nam đã khiến những lời dự đoán trước ấy trở
thành một trò hề.
Bất chấp sự nỗ lực và những nổ lực trong năm 2009, Năm 2010 đã biến các nỗ lực
giảm thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trong 2009 trở thành
“công cốc”. Thâm hụt thương mại năm 2010 với Trung Quốc 15.23 tỷ USD tăng
51.99% . Hàn Quốc cũng tăng 38.35% từ mức thâm hụt năm 2009 là 4.98 tỷ USD
lên 6.89 tỷ USD. Tuy nỗ lực giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc không


Trang 5
thành công nhưng những nổ lực ấy cũng được đền đáp khi Tổng cán cân thương
mại của Việt Nam của Việt Nam năm 2009 âm 13.71 tỷ USD thì đến năm 2010

còn âm 13.5 tỷ USD. Mặc dù con số giảm rất ít, nhưng nó cũng kịp chứng minh
các biện pháp của các cơ quan quản lý không tác động làm giảm thâm hụt thương
mại giữa Việt Nam. và Trung Quốc thì nó cũng tác động làm giảm thâm hụt với
các đối tác khác.

Biểu đồ 1 cũng cho thấy trong khi cán cân thương mại giữa Việt Nam và các nước
như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc từ năm 2001 đến nay luôn luôn âm thì trái
ngược Việt Nam lại có xu hướng xuất siêu sang thị trường các nước phát triển
trên thế giới Như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Trong năm 2005 thặng dư thương mại
của Việt Nam với Mỹ đạt 6.13 tỷ USD, Châu Âu 3.52 tỷ USD, Nhật 211 triệu
USD. Đến năm 2008 trái ngược với thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung
Quốc lên đến 12.12 tỷ USD, thì thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ so với
đạt 9.12 tỷ USD tăng 48.77% so với năm 2008, với EU 5.02 tỷ USD tăng 42.61%,
với Nhật giảm đôi chút còn 198 tỷ USD giảm 6.16%.
Đến năm 2009 thì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động rất nhiều đến
việc xuất khẩu hàng hóa vì vậy mà thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ
chỉ đạt 8.51 tỷ USD giảm 6.68%, với EU 3.91 tỷ USD giảm 22.11%, với Nhật Bản
thậm chí còn bị thâm hụt 70 triệu USD giảm đến 135%.
Qua năm 2010 cuộc khủng hoảng kinh tế tạm thời bị kềm hãm bởi các giải pháp
kích thích nền kinh tế của các nước vì vậy mà thặng dư thương mại của Việt Nam
với Mỹ đạt 10.03 tỷ USD tăng 17.86%, với EU đạt 5.01 tăng 28.13 %, nhưng thâm
hụt với Nhật lại tăng khi thâm hụt thương mại là 2.15 tỷ USD giảm đến 2,900%
một con số vô cùng “sốc” về số phần trăm thâm hụt nhưng so sánh con số thâm
hụt với Trung Quốc 15.23 tỷ USD thì thua đến 7.08 lần.


Trang 6

a. Cơ cấu xuất - nhập khẩu của Việt Nam - Trung Quốc
Cơ cấu thương mại theo hàm lượng công nghệ


Biểu đồ 2a cho thấy vào năm 2010, khoảng trên 42% hàng hóa Trung Quốc nhập
khẩu vào Việt Nam là các loại hàng hóa cơ bản, thâm dụng tài nguyên và công
nghệ thấp. Tỷ trọng của hàng hóa có hàm lượng công nghệ trung bình và cao lần
lượt là 34,85% và 20,16%. Trong những năm qua, cơ cấu nhập khẩu có sự thay


Trang 7
đổi đáng kể. Tỷ trọng hàng hóa cơ bản đã giảm từ mức 11,56% vào năm 2000
xuống còn quanh mức 3% - 4% vào năm 2010. Mặt khác, tỷ trọng hàng hóa công
nghệ trung bình và công nghệ cao tăng lên đáng kể.
Biểu đồ 2b cho thấy, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc các loại hàng
hóa cơ bản, như: nông sản, năng lượng, khoáng sản… và hàng hóa thâm dụng tài
nguyên. Cụ thể, vào năm 2000, trên 95% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang
Trung Quốc là hàng hóa cơ bản và thâm dụng tài nguyên. Mặc dù con số này có
giảm trong những năm gần đây, nhưng vẫn đạt trên 75 % vào năm 2010. Tỷ trọng
của hàng hóa cơ bản giảm hơn 1,8 lần, từ mức 85,66% năm 2000 xuống còn
47,55% vào năm 2010. Đối với hàng hóa thâm dụng tài nguyên, tỷ trọng thay đổi
không đáng kể, ở mức 18% - 19% qua các năm. Ngược lại, sự tăng trưởng về tỷ
trọng được ghi nhận đối với hàng hóa công nghệ thấp và hàng hóa công nghệ cao
(10% - 11% vào năm 2010).
Sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa nhập khẩu cũng được thấy rõ đối với xu hướng
nhập nhiều hàng hóa công nghệ cao hơn, nhưng ít hàng hóa công nghệ trung bình
hơn từ năm 2000 đến năm 2010. Giá trị nhập khẩu của hàng hóa công nghệ cao
tăng từ 3,01% lên 14,14%, trong khi hàng hóa công nghệ trung bình lại giảm từ
61,79% xuống còn 30,74%. Mặt khác, Việt Nam lại có xu hướng nhập khẩu nhiều
sản phẩm hóa chất, điện tử, máy móc thiết bị, sợi dệt, và sắt thép.

Bảng 2: Tỷ trọng hàng hóa có giá trị công nghệ của Việt Nam, Thái Lan,
Malaysia xuất sang Trung Quốc Giai Đoạn 2000-2010

Hàng hóa
(Cột = 100%)
Hàng hóa thâm dụng
tài nguyên
Công nghệ thấp
Công nghệ trung bình
Công nghệ cao

Thái Lan
2000 2010
21.92 20.24

Malaysia
2000 2010
26.79 24.31

Việt Nam
2000
2010
63.52 19.75

7.90
30.70
39.48

3.41 1.24
17.69 9.29
52.11 65.16

18.85

11.80
5.84

3.39
25.86
50.51

24.06
16.33
39.86

Ngoài ra, cũng có thể thấy được sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu xuất khẩu
của Việt Nam sang Trung Quốc (Bảng 2). Hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao
hơn được xuất khẩu nhiều hơn . Năm 2000 tỷ trọng xuất khẩu Hàng hóa thâm
dụng tài nguyên của Việt Nam xuất qua Trung Quốc lên đến 63.52%, so với Thái
Lan và Malaysia thì Việt Nam gấp lần lượt Thái Lan 2.89 lần, Malaysia 2.37 lần
thì cho đến năm 2010 thì Thái Lan và Malaysia lại xuất khẩu nhiều hơn Việt Nam
lần lược là Thái Lan 1.024 lần, Malaysia 1.23 lần. Đây là một bước tiến đáng kể


Trang 8
của Việt Nam so với các nước phát triển mạnh hơn nước ta như là Thái Lan,
Malaysia. Mặc dù so với các lĩnh vực hàng hóa xuất khẩu khác ta còn yếu hơn như
hàng hóa Công nghệ cao tính đến năm 2010 thì Thái Lan Và Malaysia vẫn hơn
Việt Nam lần lược là 1.26 lần và 1.63 lần. Mặc dù yếu thế trong Hàng hóa công
nghệ cao khi xuất sang Trung Quốc nhưng với việc giảm cơ cấu xuất khẩu Hàng
Hóa thâm dụng và tài nguyên từ 63.52% vào năm 2000 chỉ còn 19.75% vào năm
2010, như vậy Hàng hóa thâm dụng và tài nguyên xuất khẩu sang Trung Quốc đã
giảm đến 321.62%. Đây là một con số vô cùng ấn tượng đối với Việc Nam vì nó
đã chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà chúng ta đang thực hiện

ban đầu đã gặt hái những thành tựu nhất định.
b. Cơ cấu thương mại theo mặt hàng

c. Cơ cấu nhập khẩu theo mặt hàng của Việt Nam từ Trung Quốc
Việt Nam có xu hướng nhập khẩu nhiều sản phẩm hóa chất, điện tử, máy móc thiết
bị, sợi dệt, và sắt thép (biểu đồ 3) . Vào năm 2000 có thể thấy rõ những mặt hàng
chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ phía Trung Quốc là Máy móc, thiết bị chiếm 41%,
Hóa chất, Nông sản và Nhiên liệu chiếm gần 36.55%, còn lại là các mặt hàng
khác.
Vào năm 2003 là năm Việt Nam nhập khẩu chủ yếu Nhiên liệu 20.55%, Sợi dệt
11.33%, Hóa chất 18.02%, trong năm 2003 Việt Nam giảm nhập khẩu Máy móc,


Trang 9
thiết bị còn 15.67% vì những năm trước đó ta đã nhập rất nhiều Máy móc, thiết bị
phục vụ cho sản xuất trong nước.
Giai đoạn năm 2004 đến giai đoạn 2008 tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng không
thay đổi nhiều chỉ có vào năm 2008 Quặng kim loại là Việ Nam giảm nhập khẩu
chỉ còn chiếm 9.56%, nhưng Việt Nam lại nhập nhiểu Sắt, thép trong những năm
này đỉnh điểm là năm 2007 ta nhập đến gần 17.56% theo nhưng đến năm 2009 –
2010 thì giảm nhập chỉ còn chiếm 4.12% vào năm 2010 tính theo tổng Cơ cấu
nhập khẩu theo mặt hàng. Từ năm 2009 Cơ cấu nhập khẩu theo mặt hàng không
có nhiều thay đổi.
Có sự tăng đột biến nhập khẩu ở mặt hàng Điện tử 13.33% vào năm 2009 nhưng
sau đó lại giảm còn 9.89% vào năm 2010. Ngoài ra tỷ trọng nhập khẩu các mặt
hàng theo cơ cấu không có sự thay đổi nhiều từ năm 2009 trở đi.

Biểu đồ 4 cho thấy, trong 5 năm đầu tiên (2000-2004), dầu thô là mặt hàng xuất
khẩu chủ lực sang thị trường Trung Quốc với tỷ trọng từ 45% - 50%, sau đó giảm
mạnh xuống còn khoảng 10% trong những năm gần đây. Khoáng sản (bao gồm cả

dầu thô) mặc dù có dấu hiệu giảm về tỷ trọng nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng


Trang 10
trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra, nông sản cũng là mặt hàng xuất khẩu
chiến lược sang thị trường Trung Quốc với tỷ trọng dao động quanh mức 35%.
Trong đó, cao su được xuất khẩu nhiều hơn cả. Mặt khác, các loại hàng hóa sản
xuất công nghiệp cũng đóng góp đáng kể trong giá trị xuất khẩu và ngày càng
tăng, từ mức 3,57% năm 2000 tới mức 37,16% năm 2011. Riêng các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như: da giày và dệt may chiếm tỷ trọng hạn chế,
do Trung Quốc cũng có lợi thế về những mặt hàng này
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc
trong năm 2010 dưới đây sẽ miêu tả rõ nhất sự mất cân đối trầm trọn trong cán cân
xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc: tổng kim ngạch XNK song
phương trong tháng 12 và cả năm 2010 đạt lần lượt là:3.700,117 triệu USD và
30.094,139 triệu USD, tăng lũy kế 43% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó: - Trung Quốc XK đạt lần lượt là 2.887,298 triệu USD và 23.113,703
triệu USD, tănglũy kế 41,8% so với cùng kỳ năm trước.
- Việt Nam XK đạt lần lượt là 812,819 triệu USD và 6.980,437triệu
USD, tănglũy kế 47% so với cùng kỳ năm trước.
- Trung Quốc lũy kế xuất siêu đạt 16.133,266 triệu USD
Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu cụ thể như sau:
Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam
Tháng 12
Năm 2010
(triệuUSD)
(triệuUSD)
Động vật, các sản phẩm chế biến từ động vật
10,273

71,632
Sản phẩm từ thực vật
132,220
1.001,445
Thựcphẩm, đồ uống, thuốc lá và các chế phẩm
27,061
240,847
Khoáng sản các loại ( bao gồm xăng dầu )
154,065
1.89,155
Hóa chất và các chế phẩm cùng loại
250,970
1.736,803
Nhựa, cao su và các chế phẩm cùng loại
78,349
687,926
Da, giả da và các chế phẩm cùng loại
7,872
104,797
Gỗ và các chế phẩm cùng loại
15,352
157,831
Bột giấy và các chế phẩm cùng loại
13,629
145,564
Nguyên phụ liệu, hàng dệt may
753,030
4.952,575
Giày, dép, mũ, ô ..
26,554

233,906
Đồ sứ, thủy tinh
56,730
466,764
Vàng, bạc, đá quý
31,424
40,940
Sắt thép, kim loại mầu
260,800
2.860,952
Hàng cơ điện, máy móc các loại
868,394
7.010,472
Phương tiện vận tải
66,612
650,644


Trang 11
Vũ khí, đạn dược .........
Thiết bị quang học, y tế
Tạp hóa

0,000
46,852
87,138

0,062
344,375
515,013


Động vật và các sản phẩm chế biến từ động vật
Sản phẩm từ thực vật
Thực phẩm, đồ uống, thuốc lḠvà các chế phẩm
Khoáng sản các loại (bao gồm xăng dầu)
Hóa chất và các chế phẩm cùng loại
Nhựa, cao su và các chế phẩm cùng loại
Da, giả da và các chế phẩm cùng loại
Gỗ và các chế phẩm cùng loại
Bột giấy và các chế phẩm cùng loại
Nguyên vật liệu, hàng dệt may
Giày, dép, mũ, ô
Đồ sứ, thủy tinh
Vàng, bạc, đá, quý
Sắt thép, kim loại mầu
Hàng cơ điện, máy móc các loại
Phương tiện vận tải
Thiết bị quang học, y tế

4,164
55,144
3,616
275,292
8,374
78,452
9,320
42,785
0,332
70,404
24,926

7,720
0,003
22.443
189,432
2,675
5,571

Tạp hóa

10,075

33,912
666,502
34,008
2.132,293
80,197
581,864
103,223
405,775
5,155
539,860
218,095
70,068
0,038
143,682
1.804,448
20,192
53,550
87,574


Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc


Trang 12

II- Hậu quả của thâm hụt thương mại Việt – Trung tác động đến Việt Nam.
1. Thúc đẩy tư tưởng "sùng ngoại"
Giới chuyên gia kinh tế cảnh báo những hiểm họa của tình trạng nhập siêu lớn đặc
biệt là đối với Trung Quốc. Hiện nay hàng hóa Trung Quốc đang tràn lan tại thị
trường Việt Nam, đi bất cứ một khu chợ nào trên Việt Nam cũng dễ dàng bắt gặp
được hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc từ đồ sinh hoạt hằng ngày như đôi dép
cái muỗng.. đến các loại hàng tiêu dùng.
Ngay lúc này cả thế giới đều cho rằng Trung Quốc đang là “công xưởng” của thế
giới chuyên sản xuất, gia công các loại hàng hóa cho các công ty lớn như Apple,
Samsung, Honda…, đồng thời chế tạo và sản xuất tất cả các loại hàng hóa từ hàng
gia dụng, tiêu dùng đến máy móc, trang thiết bị y tế…, nhưng nếu chế tạo và sản
xuất thôi thì chưa đủ.
Với lợi thế lực lượng nhân công nhiều và rẻ, đi cùng đó là nguồn tài nguyên thiên
nhiên dồi dào và một chính sách tiền tệ hợp lý ( đồng Nhân Dân Tệ luôn luôn có tỷ
giá thấp hơn đồng Đô La) đã tạo điều kiện cho Trung Quốc sản xuất hàng hóa với
một mức giá thấp nhất.
Hàng hóa nhiều và giá rẻ của Trung Quốc hiện tại đang xâm chiếm trên khắp thế
giới, thâm chí các thị trường có yêu cầu về điều kiện nhập khẩu cao như EU, Úc,
Mỹ.. cũng tràn ngập hàng hóa Trung Quốc.
Đến các thị trường cao cấp và khó tính v mà hàng hóa Trung Quốc cũng tràn ngập
thì Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Đặc biệt Việt Nam lại là một nước có đường
biên giới với Trung Quốc thì hàng hóa dễ dàng thâm nhập vào Việt Nam hơn bao
giờ hết.
Nhưng hiện nay có một nghịch lý, hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu là
hàng hóa giá rẻ và chất lượng đi kèm không cao, điều đặc biệt hơn cả là người tiêu

dùng Việt Nam biết điều này nhưng lại vẫn xài hàng hóa Trung Quốc.
Có nhiều chuyên gia kinh tế đã viện giải một số lý do giải thích điều nghịch lý
này. Các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế đang phát
triển và hiện tại mới đạt được mức thu nhập trung bình 1000USD trên đầu người
vài năm trở lại đây.
Với mức thu nhập không cao đi kèm đó nền công nghiệp sản xuất trong nước chưa
phát triển kịp đáp ứng nhu cầu của người dân, giá cả hàng hóa trong nước đắt đỏ,
quan trọng hơn nữa là đại bộ phận người dân Việt Nam sống ở nông thôn trình độ
dân trí chưa cao nên họ chỉ cần biết hàng hóa xài được giá rẻ là họ mua, họ ít quan
tâm đến xuất xứ, nhãn mác.
Mặc dù thời gian từ năm 2005 trở lại đây có rất nhiều vụ hàng hóa Trung Quốc
nhiễm độc hóa chất gây ung thư, một số bộ phận người tiêu dùng đã tẩy chay


Trang 13
không dùng hàng hóa Trung Quốc, nhưng đó là một số người có thu nhập tương
đối cao, còn đại đô số người dân vẫn mua hàng hóa Trung Quốc vì thu nhập họ
thấp.
Nhưng với việc các nhà sản xuất trong nước không sản xuất và đáp ứng được nhu
cầu trong nước, một số bộ phận người tiêu dùng không muốn dùng hàng hóa
Trung Quốc thì họ sẽ phải dùng hàng hóa nhập từ các nước khác. Một số nước
trong khu vực ASEAN có sản xuất hàng hóa tương đối tốt như Thái Lan,
Malaysia…, có cầu ắt có cung và như thế hàng hóa các nước trên sẽ ồ ạt nhập vào
Việt Nam.
Việc nhập khẩu hàng tiêu dùng quá nhiều sẽ dẫn tới xu hướng “sùng ngoại”, một
hậu quả dễ dàng thấy được đó là người dân Việt Nam hiện nay có xu hướng dùng
hàng nhập khẩu là chủ yếu, ít có dùng hàng hóa trong nước vì khi nhu cầu người
tiêu dùng dâng cao, hàng hóa trong nước không đáp ứng được thì phải nhập khẩu
từ nước ngoài.
Khi các loại hàng hóa ấy được người tiêu dùng sử dụng một thời gian dài nếu chất

lượng tốt thì sẽ khiến ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng, tạo ra một hệ lụy là
khi các nhà sản xuất trong nước bắt đầu sản xuất ra được hàng hóa với chất lượng
tương đương thì người tiêu dùng vẫn quay lưng không sử dụng vì người tiêu dùng
đã quen với việc dùng hàng hóa nước ngoài nay không muốn thay đổi nữa. Hàng
hóa sản xuất ra không tiêu thụ được khiến cho các doanh nghiệp Việt lao đao và
thậm chí phải phá sản. Nền kinh tế Việt Nam vì thế cũng khó mà phát triển nhanh
được.
2. Gia tăng nợ công
Quan trọng hơn, thâm hụt thương mại giữa Việt – Trung ngày càng lớn thì chứng
tỏ nhập siêu thường xuyên từ phía Trung Quốc ngày càng nhiều. Tình trạng nhập
siêu diễn ra càng lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt ngoại tệ trong nước và với
xu hướng hiện tại thì đa số các loại hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ phía Trung
Quốc đều thanh toán bằng ngoại tệ, việc thiếu thốn ngoại tệ sẽ khiến chính phủ
Việt Nam phải gia tăng vay nợ bằng cách phát hành thêm trái phiếu nhằm tăng
nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa trong nước với nước
ngoài, việc gia tăng phát hành trái phiếu sẽ làm tăng nợ công cho đất nước và nợ
công càng lớn sẽ làm gia tăng gánh nặng rất lớn cho nền kinh tế.
Trong một thời gian dài, nhập siêu sẽ khiến con số nợ công của Việt Nam ngày
càng tăng vì suy cho cùng các nước đều phải dựa vào xuất khẩu để trả nợ và lãi.
Nếu Việt Nam không giảm việc phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc thì đến
tương lai gần sẽ có nhiều vấn đề về kinh tế phải giải quyết.


Trang 14
3. Nhân tố tạo khủng hoảng:
Xét ở mặt này, nhập siêu có thể gây ra khủng hoảng nợ công như tại Hy Lạp, nước
nhập siêu tới 13,5% GDP (năm 2009), dẫn đầu top các nền kinh tế bị nhập siêu
tính theo tỷ lệ với GDP.
Nước này đã rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ nhất châu Âu kể từ đầu năm
2010 và cho đến nay vẫn chưa cải thiện tình hình, dù đã nhận được các gói ứng

cứu từ bên ngoài. Hoặc như trường hợp của Hoa Kỳ, nước có kim ngạch nhập siêu
tuyệt đối (tính bằng USD) lớn nhất. Hoa Kỳ hiện cũng lâm vào một cuộc khủng
hoảng nợ công, nhưng ở mức độ và sắc thái khác vơi Hy Lạp. Hiện Mỹ đã từng
chạm trần nợ công vào năm 2011 và đã từng có nguy cơ vỡ nợ tạm thời nếu Chính
phủ và Quốc hội không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ trước ngày 2-8-2011.
Trước những bằng chứng nhãn tiền của cuộc khủng hoảng nợ công tài Hy Lạp và
Mỹ sẽ cho Việt Nam thấy được nhiều hậu quả của việc thâm hụt thương mại giữa
Việt – Trung ngày càng gia tăng.
Vào năm 2010 nợ công của Việt Nam trên GDP là 38% nhưng đến năm 2013 vừa
qua nợ công của Việt Nam đã vượt lên mức 54%, mặc dù có nhiều nguyên nhân
khiến cho mức nợ công của Việt Nam ngày càng gia tăng, nhưng nguyên nhân chủ
yếu là do nền công nghiệp sản xuất hàng hóa còn rất yếu kém, sản phẩm sản xuất
ra không đạt được chất lượng cao, không phục vụ được nhu cầu sử dụng của người
tiêu dùng trong nước khiến cho người tiêu dùng không còn lựa chọn nào khác phải
sử dụng hàng hóa của nước ngoài, trong đó chiếm phần lớn là hàng hóa có xuất
xứ từ Trung Quốc.
Hàng hóa trong nước không đáp ứng được nhu cầu trong nước ắt khó lòng đáp
ứng được nhu cầu thị trường nước ngoài để xuất khẩu, việc xuất khẩu khó khăn
khiến cho nguồn ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu ít dần, trong khi đó nhu
cầu của người tiêu dùng trong nước thì không thay đổi mà có khả năng còn tăng
cao vì thế phải nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về để phục vụ nhu cầu trong
nước.
Việc nhập khẩu quá nhiều khiến nguồn ngoại tệ cạn kiệt dần mà lại không thể bù
đắp lại bằng hoạt động xuất khẩu khiến chính phủ Việt Nam buộc phải phát hành
thêm trái phiếu để có thể bổ sung ngoại tệ cho việc nhập khẩu hàng hóa. Việc này
khiến cho nợ công ngày càng gia tăng nhiều đến mức Chính phủ không còn khả
năng chi trả dẫn đến tình trạng vỡ nợ.
Nếu tình trạng vỡ nỡ xảy ra thì đó là một cuộc khủng hoảng toàn diện cho Việt
Nam, điều mà Hy Lạp đang đối mặt cũng sẽ là tình trạng tương lai phải đối mặt
nếu Việt Nam không ra được đáp án cho bài toàn giảm thâm hụt thương mại mà



Trang 15
nhất là đối với Trung Quốc, vấn đề hàng đầu Việt Nam cần phải giải quyết hiện
nay.
4. Gia tăng thất nghiệp
Một nghiên cứu của TS. Alec Feinberg, sáng lập viên Citizens for Equal Trade, lại
gắn nhập siêu với tỷ lệ thất nghiệp. Dựa trên những dữ liệu từ 25 nước có mức
nhập siêu và xuất siêu lớn nhất thế giới (trong giai đoạn 2009-2010), nhóm nghiên
cứu của TS. Feinberg cho biết tỷ lệ tác động tới thị trường việc làm của tình trạng
nhập siêu dao động từ 60-72%. Những nước nhập siêu cao có tỷ lệ thất nghiệp cao
hơn và ngược lại.
TS. Feinberg cũng lưu ý 2 trường hợp là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hoa Kỳ là nước
có mức nhập siêu tính theo giá trị USD lớn nhất thế giới, với 633 tỷ USD (năm
2010), lớn hơn giá trị kim ngạch nhập siêu của tất cả các nước nhập siêu trong top
10 (trừ Hoa Kỳ) cộng lại. Hoa Kỳ có tỷ lệ thất nghiệp 9,6% (tại thời điểm thực
hiện nghiên cứu). Trong khi đó, Trung Quốc có Thặng dư thương mại tới 296 tỷ
USD vào năm 2009, và có tỷ lệ thất nghiệp chỉ 4,3%.
Từ những kết quả báo cáo trên có thể thấy rõ những nguy cơ tiềm tang dẫn đến bất
ổn xã hội từ việc Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong đó
nguy cơ lớn nhất vẫn là gia tăng tình trạng thất nghiệp.
“Lí do công nhân trong nước mất việc làm, vì người tiêu dùng Việt Nam mua hàng
của Trung Quốc thì trả lương cho công nhân Trung Quốc, để công nhân Trung
Quốc có thể sống được. Trong khi đó, công nhân Việt Nam làm ra hàng Việt Nam
nhưng không ai mua, như thế sẽ gặp khó khăn”, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nguyên
là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (Central Institute for Economic
Management - CIEM), Hà Nội, Việt Nam trả lời phỏng vấn của Tạp chí Tia Sáng
về vấn đề thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc.
5. Nhấn chìm thị trường chứng khoán
Trang web chuyên giải thích về đầu tư InvestOpedia cho rằng đối với Thị trường

chứng khoán(TTCK), nhập siêu kéo dài có thể gây nên những hậu quả tai hại. Giải
thích của InvestOpedia cũng dựa trên 2 tác động chính của tình trạng nhập siêu là
gia tăng nợ công và làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước.
Nếu trong một thời gian dài một đất nước nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn xuất
khẩu, họ sẽ lâm vào cảnh nợ nần, trong khi hàng hóa nội địa ngày càng bị hàng
ngoại lấn át.
Qua thời gian, giới đầu tư sẽ nhận thấy tình trạng suy yếu trong tiêu thụ hàng hóa
nội địa, một diễn biến gây tổn hại cho các nhà sản xuất trong nước và cũng làm


Trang 16
suy giảm giá trị cổ phiếu của họ. Thời gian càng kéo dài, giới đầu tư càng nhận ra
rằng cơ hội đầu tư tốt ở thị trường nội địa càng ít đi, và bắt đầu chuyển hướng
sang các thị trường cổ phiếu ở nước khác. Điều đó sẽ làm giảm nhu cầu đối với thị
trường cổ phiếu ở trong nước và khiến thị trường ngày càng đi xuống. Thực trạng
của Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có thể rơi vào trường hợp này.
Riêng tại Hoa Kỳ, vì sao nước này có kim ngạch nhâp siêu khổng lồ mà TTCK
của họ vẫn tăng (so với đầu năm)? Xét theo tỷ lệ GDP, nhập siêu của Hoa Kỳ chỉ
chiếm 4,3% (năm 2010), nhỏ hơn gần 3 lần so với tỷ lệ 12% của Việt Nam. Ngoài
ra, TTCK Hoa Kỳ vẫn có sức hút vì có tới hơn 70% báo cáo doanh thu của các
công ty cao hơn dự báo, trong khi giới đầu tư quốc tế và các nước vẫn tiếp tục mua
vào USD vì đã trót nắm quá nhiều tài sản bằng USD và không muốn nó sụp đổ.
Dù vậy, tính đến ngày 8-6-2011, Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ vẫn đang ở
trong đợt rớt điểm kéo dài gần 6 tuần lễ, dài nhất kể từ năm 2004 đối với chỉ
số Dow Jones Industrial Average.
Nửa đầu năm 2010, trong khi kinh tế Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định
thì chứng khoán Việt Nam có phần “lạc nhịp” so với thế giới và các nước trong
khu vực. Thị trường chứng khoán thời gian qua đã phản ánh các khó khăn mang
tính cơ cấu như lạm phát cao, thâm hụt thương mại, áp lực tỷ giá…
Kết thúc năm 2010, chỉ số VN-Index và HNX-Index giảm lần lượt 2.0% và 32.1%

so với cuối năm 2009. Tuy nhiên, mức sụt giảm của nhiều cổ phiếu ở mức cao gấp
nhiều lần so với hai chỉ số, từ 50 – 60%.
Năm 2010 là năm mà Thâm hụt thương mại Việt Nam – Trung Quốc lên đến con
số 15.23 tỷ USD, vì vậy có thể thấy mức sụt giảm của nhiều cổ phiếu trong Thị
trường chứng khoán đã chứng minh rằng nhập siêu của Trung Quốc vào Việt Nam
quá nhiều đã khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang dần mất niềm tin vào
các công ty nội địa. Nếu không có sự điều chỉnh hợp lý từ phía chính quyền và sự
phát triển nội tại các công ty trong nước thì sớm muộn Thị trường chứng khoáng
Việt Nam sẽ rơi vào khủng hoảng thật sự.


Trang 17

III- Đề xuất giải pháp
Mặc dù gần đây Trung Quốc - Việt Nam có định hướng phát triển quan hệ “Đối
tác hợp tác chiến lược toàn diện” trên cơ sở mở ra một thời kỳ mới, tuy nhiên, với
những bối cảnh và nguyên nhân được nêu ở trên, cũng như việc thiếu các chính
sách đồng bộ về thương mại, đầu tư và công nghiệp,tiền tệ và tài chính khiến sức
cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam còn kém. Chúng ta cần phải có một giải pháp
dài hơi cho định hướng phát triển thương mại Việt Nam với các quốc gia khác nói
chung và Trung Quốc nói riêng. Các giải pháp được đề xuất dựa trên cơ sở làm rõ
những điểm mạnh để cải thiện thương mại, các điểm yếu còn tồn tại từ nội tại hai
bên, đồng thời chỉ ra những cơ hội và thách thức trong quan hệ thương mại Việt –
Trung.
Một là, Việt Nam cần xác định thực chất của quan hệ thương mại với Trung
Quốc. Nếu mối quan hệ thương mại giữa hai nước chỉ dừng lại ở việc Việt Nam là
bên cung các nguyên, nhiên liệu và nông sản thô cho Trung Quốc, là bên cầu cho
các sản phẩm công nghiệp với khối lượng vượt trội, thì việc xem xét lại các yếu tố
nội tại, như: trình độ lao động, hiệu quả, mức hấp thụ công nghệ, giá trị lan tỏa về
công nghệ… của nền kinh tế Việt Nam là điều tối cần thiết. Việt Nam cần phải có

những chính sách phù hợp tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp trong nước
phát triển sản xuất hàng hóa cung cấp cho người dân trong nước. Đẩy mạnh đầu tư
đội ngũ khoa học, nghiên cứu tạo ra những công trình khoa học sáng giá có tính
thực tiễn, ứng dụng cao có thể áp dụng nhanh chóng vào quy trình sản xuất, cải
thiện năng suất. Cần vận dụng mối quan hệ ngoại giao đang tốt đẹp với các nước
có nền khoa học công nghệ tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc.. nhằm thuyết phục
họ chuyển giao các công nghệ mà Việt Nam thấy đang cấp thiết phải có.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần học tập kinh nghiệm từ việc Trung Quốc tận dụng
rất tốt được lợi thế quan hệ thương mại nội khối ASEAN+3. Hiện tại Việt Nam có
mối quan hệ cực tốt với các nước trong khu vực ASEAN vì vậy việc đẩy mạnh
thương mại với họ sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời hiện tại Việt Nam cần cải thiện chất
lượng cũng như hiệu quả của các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ trở thành bước đi
khiến
Việt
Nam
“độc
lập”
hơn
với
Trung
Quốc.
Một ví dụ có thể thấy rõ là nghành công nghiệp dệt may của Việt Nam.
Trung Quốc vẫn là thị trường chính cung cấp chủ yếu các loại vải dệt may cho
Việt Nam, riêng tháng 12/2013 nhập khẩu vải dệt may từ thị trường này tới
3.040.772.008 USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2013 lên 3.887.791.400
USD, chiếm 46,2% tổng trị giá nhập khẩu vải dệt may của Việt Nam trong năm
2013. Trung Quốc cung cấp khoảng 50% tất cả các nguyên liệu vải sợi cho Việt
Nam. Các nguyên liệu bông, xơ sợi, vải, nút, vật liệu may,… hầu hết phải nhập



Trang 18
khẩu. Trừ bông, được nhập khẩu từ Úc, Ấn Độ và Hoa Kỳ, hầu hết các nguyên
phụ liệu ngành may mặc được nhập khẩu từ Trung Quốc. Nguồn cung ứng nguyên
phụ liệu ngành may mặc là vấn đề quyết định then chốt cho sự phát triển của các
doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.
Hai là, nguyên nhân căn bản của việc nhập siêu từ Trung Quốc chính là để đáp
ứng cho việc “thiếu”. Việt Nam không chỉ cần tiêu dùng nội địa, nguyên – nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất trong nước, mà còn đáp ứng cả nhu cầu đầu tư của
các doanh nghiệp nước ngoài khác, bao gồm cả Trung Quốc. Việc Trung Quốc
vừa thâm nhập vào các ngành công nghiệp thượng nguồn như điện, cơ khí…, vừa
mang tính chất hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác, khiến cho Trung Quốc
được thêm lợi thế “tát nước hai đầu”, làm cho tình trạng nhập siêu của Việt Nam
càng khó tháo gỡ. Cái khó của Việt Nam hiện tại là thiếu những cơ chế và chính
sách giúp cho doanh nghiệp trong nước tự phát triển công nghệ cần thiết phục vụ
cho phát triển. Thậm chí có nhiều chính sách dự luật, thông tư ra đời có khả năng
“giết chết” các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ Tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn
online có một bài viết với tiêu đề “ Doanh nghiệp mới thành lập gặp khó vì thuế
Giá trị gia tăng “ được đang tải vào ngày 27/3/2014. Bài báo đề cập quy định về
tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập được đặt ra trong Thông tư
219/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 31-12-2013, có hiệu lực ngày
1-1-2014 nhằm hướng dẫn cho Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18-12-2013 và
Luật Thuế GTGT sửa đổi do Quốc hội thông qua hôm 19-6-2013.
Quy định này nhằm hạn chế tình trạng nhiều doanh nghiệp thành lập mới với mục
đích mua bán hóa đơn như Bộ Tài chính, cơ quan thuế từng phát hiện.Tuy nhiên
nhiều doanh nghiệp mới thành lập đang “khóc ròng” với Thông tư mới ban hành
này. Vì Thông tư quy định phải đầu tư mua sắm tài sản cố định có giá trị từ 1 tỉ
đồng trở lên mới được đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá
trị gia tăng (GTGT), nếu không phải áp dụng cách tính trực tiếp, đẩy giá thành sản
phẩm tăng cao.
Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vừa thành lập hồi tháng 1 năm 2014
không muốn nêu tên cho biết, quy định này đang gây khó khăn cho doanh nghiệp

ông trong việc cạnh tranh, bán hàng.
Bởi lẽ, khi không đáp ứng điều kiện này, doanh nghiệp buộc phải xác định thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp, tức là phải nộp thuế theo tỷ lệ phần trăm ấn
định nhân với doanh thu mà không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.Điều này
đồng nghĩa với việc hàng hóa của doanh nghiệp mới thành lập mất khả năng cạnh
tranh về giá so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề được áp dụng phương pháp
khấu trừ thuế GTGT. Hệ quả tất yếu là khó bán được hàng, tìm kiếm được thị
trường xuất khẩu.


Trang 19

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online hôm 27-3-2014, ông Phạm Ngọc
Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM chia sẻ, những vướng mắc
liên quan đến việc xác định, phương pháp tính cũng như hoàn thuế thuế GTGT
đang là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp phản ánh và nhờ cơ quan này hỗ trợ.
Theo ông Hưng, quy định mới của Bộ Tài chính nói rằng doanh nghiệp mới thành
lập phải đáp ứng tiêu chí mua sắm tài sản trên 1 tỉ đồng là rất vô lý và thiếu thực
tế.Bởi lẽ, doanh nghiệp mới thành lập có rất nhiều là đơn vị dịch vụ, ví dụ như tư
vấn hoặc làm về phần mềm, là những đơn vị doanh thu có được nhờ chất xám và
đầu tư ban đầu có khi chỉ là vài cái bàn, vài nhân viên.
Còn với doanh nghiệp sản xuất, đòi hỏi này cũng là phi lý khi có rất nhiều đơn vị
sử dụng hình thức gia công sản phẩm ở đối tác, chỉ lo về khâu thiết kế, nghiên cứu
mẫu mã và bán hàng.
Theo ông Hưng, thay vì quy định cứng nhắc về tài sản cố định cho mọi doanh
nghiệp mới, cơ quan quản lý cần có số liệu chính xác, cụ thể rằng bao nhiêu doanh
nghiệp mới thành lập có mục đích xấu, bao nhiêu là làm ăn đàng hoàng; từ đó có
biện pháp quản lý phù hợp, tránh trường hợp bắt phần lớn doanh nghiệp chịu vạ
lây.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, lãnh đạo một cục thuế phía Nam

nhìn nhận, quy định mới về việc doanh nghiệp mới thành lập phải đáp ứng vài tiêu
chí thực sự cũng gây khó khăn cho cơ quan thực thi.
Theo vị này, cơ quan làm chính sách đã “gom” tất cả vào chung một biện pháp
quản lý khiến cơ quan thực thi thêm việc, không chỉ là giải quyết những khó khăn,
vướng mắc của doanh nghiệp mà còn phải áp dụng những biện pháp quản lý như
xưa sau một thời gian đã thay đổi.
Tuy nhiên, bản thân cơ quan thực thi không dám có ý kiến phản đối mà phải chấp
hành thực hiện. “Chúng tôi đã tập hợp những khó khăn, vướng mắc liên quan đến
doanh nghiệp mới thành lập và có văn bản gửi cơ quan cấp trên. Lãnh đạo Tổng
cục Thuế cũng đã vào làm việc và cho biết sẽ nghiên cứu”, vị này nói.
“Đó là chưa nói đến trường hợp hàng hóa của doanh nghiệp là nguyên liệu trong
chuỗi sản xuất, khi làm ăn, mua bán với các doanh nghiệp được áp dụng phương
pháp khấu trừ thì họ sẽ không muốn tiếp tục vì bị ảnh hưởng”, ông này nói.
Qua bài báo trên có thể thấy rõ một số chính sách của Việt Nam hiện này chưa
hợp lý, còn mang nhiều tính áp đặt chủ quan duy ý chí, chỉ chú ý những cái lợi
nhỏ nhặt trước mắt mà không nghĩ đến lợi ích về lâu dài. Trong khi thâm hụt
thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc lên đến 15.23 tỷ USD vào năm 2010 .
Có nghĩa là các doanh nghiệp trong nước đã không sản xuất được đủ hàng hóa để


Trang 20
đáp ứng nhu cầu trong nước vì vậy mà cần phải nhập khẩu, nhưng Việt Nam lại
chưa có một khung tiêu chuẩn pháp lý hay tiêu chuẩn chất lượng nhập khẩu nào
đủ mạnh để có thể làm giảm bớt được quá trình nhập siêu càng gia tăng này.
Trong khi đó doanh nghiệp nội địa vừa được thành lập đã chịu rào cản về pháp lý,
đây là một điều vô cùng bất hợp lý. Vì vậy Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng
xem xét tạo ra những khung pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp Việt đến mức tối đa.
Bằng mọi giá phải tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước phát triển, thay vì rải
thảm chào đón các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư như hiện nay.
Ba là, đẩy mạnh xuất khẩu cũng được coi là giải pháp làm thu hẹp tích cực thâm

hụt mậu dịch với Trung Quốc. Vậy, mặt hàng nào nên là trọng điểm xuất khẩu,
Việt Nam mạnh điểm nào và yếu điểm nào? Hiện nay Nông Lâm Ngư là một
trong những hướng lựa chọn hàng đầu. Vì sao lại lựa chọn Nông Lâm Ngư làm thế
mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, Việt Nam vốn có những sản phẩm nông lâm
đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới mà Trung Quốc không có. Nhu cầu cung cấp
hàng Nông Lâm Ngư cho 1,3 tỷ dân Trung Quốc là một con số khổng lồ không thể
bỏ qua. Đồng thời Việt Nam hiện tại cần xem xét không nên xuất khẩu những mặt
hàng ta còn yếu phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện tại Việt Nam vẫn phải cần
đẩy mạnh Hiện đại hóa – Công nghiệp hóa nhằm tạo nhiều hàng hóa có sức cạnh
tranh với chính hàng hóa Trung Quốc trong nước ta, rồi dần dần sau đó khi đã đẩy
lùi được hàng hóa Trung Quốc vì khi đã đẩy lùi được hàng hóa Trung Quốc thì ắt
nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc cũng giảm, cũng từ đó mà Nhập siêu và Thâm
hụt thương mại giảm theo. Và khi đã có chất lượng và đi kèm mẫu mã đẹp thì bắt
đầu xuất khẩu sang Trung Quốc, không nên vì thấy cái lợi trước mắt mà bỏ quên
cơ hội lâu dài.
Còn đối với Nông Lâm Ngư cần cải thiện năng suất, chất lượng, giá cả cũng như
đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất Nông Lâm Ngư, vươn lên đáp ứng kịp thời với
yêu cầu mới của thị trường trong nước trước tiên. Sau đó mới xuất khẩu sang
Trung Quốc. Cần có chính sách hỗ trợ Nông Lâm Ngư, đồng thời tạo cơ chế hợp
lý tránh tình trạng bị được mùa nhưng mất giá và bị thương lái Trung Quốc ép giá
khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Bốn là, việc điều chỉnh lại cơ cấu xuất - nhập khẩu sao cho hợp lý cần căn cứ vào
bối cảnh chuyển biến tình hình trong nước và quốc tế; nghiên cứu kỹ năng lực
cạnh tranh của từng nhóm sản phẩm xuất - nhập khẩu, thậm chí cả những ảnh
hưởng tương tác của các chính sách thương mại, đầu tư, công nghiệp và tiền tệ
hiện thời. Điều chỉnh cơ cấu cần phải chắc chắc.
Một thách thức không kém phần quan trọng đối với việc cải thiện cán cân thương
mại Việt - Trung chính là việc Việt Nam hiện đang thiếu một cơ chế kiểm soát
cũng như thẩm định chất lượng các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Đôi khi



Trang 21
việc nhập các sản phẩm giá rẻ, không phân biệt thật giả, chất lượng, xuất xứ lại
chính là liều thuốc độc khi mà với tâm lý người Việt Nam ham “của rẻ”, số lượng
nhiều sẽ lại khiến chi phí ngày càng thêm đắt đỏ, thâm hụt càng thêm thâm hụt,
chưa nói tới những hậu họa lâu dài về sức khỏe người tiêu dung.
Việt Nam cần “thận trọng” hơn với các nhà thầu Trung Quốc và điều chỉnh lại
chính sách đối với cơ chế đấu thầu. Cơ chế đấu thầu ở Việt Nam đang tạo ra một
lợi thế đối với các nhà thầu Trung Quốc, đặc biệt là về giá, khiến cho Trung Quốc
đã và đang thắng thầu hàng loạt các dự án hợp đồng tổng thầu EPC lớn (một lượng
lớn các trang thiết bị vật tư, kỹ thuật vào Việt Nam bằng con đường này, vì nhà
thầu có quyền quyết định mua). Do đó, trước hết cần hạn chế cơ chế đấu thầu về
giá để tái phân phối lại cơ cấu các nhà thầu đầu tư quốc tế.
Đồng thời, Việt Nam cũng cần điều chỉnh chính sách vốn vay, khi mà cơ cấu vay
vốn Trung Quốc đang chiếm tỷ trọng khá cao, khiến cho Việt Nam ngày càng lệ
thuộc hơn vào Trung Quốc.
Cuối cùng, một chính sách thương mại theo “quy chỉnh” sao cho vừa đạt được sự
linh hoạt, vừa đảm bảo việc thúc đẩy các ngành có thể cạnh tranh, hạn chế các
ngành không thể cạnh tranh, tránh việc điều hành chính sách mang tính “cảm
tính”, “tùy nghi” là một mục tiêu mang tính dài hạn vì cần có sự phối hợp đồng bộ
với các chính sách đầu tư, công nghiệp cũng như các chính sách điều chỉnh tái cơ
cấu tổng thể nền kinh tế trong bối cảnh mới./.


Trang 22

Lời kết
Quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc là một quan hệ hữu hão lâu dài, mặc dù
hiện tại đang có những mâu thuẫn không đáng có giữa Việt Nam và Trung
Quốc về tranh chấp biển đảo và nguyên nhân phát nguồn từ phía Trung

Quốc. Tuy nhiên trong thời đại Toàn cầu hóa như hiện nay vấn đề sử dụng
vũ lực để giải quyết mâu thuẫn đã không còn nữa mà thay vào đó là phương
pháp hòa bình, giải quyết trên bàn đàm phán nhằm có thể giúp giải quyết
các vấn đề theo hướng đôi bên cùng có lợi. Thế giới hiện nay đã chuyển từ
chiến tranh trên chiến trường, dùng sức mạnh quân sự để áp đảo kẻ thủ đã
không còn nữa mà thay vào đó là chiến tranh kinh tế, sử dụng sức mạnh
kinh tế để ép buộc các đối thủ kẻ thù phải nhượng bộ và nghe lời theo
mình. Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc cũng như vậy, Việt Nam chúng ta
đã và đang quá phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế, trao đổi thương
mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Việt Nam từ năm 2001 trở đi chỉ
toàn là thâm hụt thương mại trầm trọng. Hàng hóa Trung Quốc hiện nay
đang tràn ngập trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, đồng thời các ngành công
nghiệp nặng như khai thác khoáng sản và các ngành công nghiệp nhẹ đang
quá phụ thuộc vào máy móc sản xuất, nguồn nguôn liệu từ phía Trung
Quốc. Điều này đã và đang tạo ra quá nhiều bất lợi cho Việt Nam trong
tương lai. Nền kinh tế Việt Nam cần phải chuyển đổi tăng cường sản xuất
sản phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước đồng thời đi
kèm đó là tìm kiếm nguồn nguyên liệu tại các nơi khác tránh quá phụ thuộc
vào Trung Quốc. Đó cùng chính là mệnh lệnh thời đại mà Việt Nam phải
thực hiện nếu muốn đạt được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp
vào năm 2020.


Trang 23

Nguồn tài liệu tham khảo:
1. Cải thiện cán cân thương mại Việt – Trung
/>2. Nhập siêu
“ />3. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam và Trung
Quốc trong năm 2010

/>4. Thương mại Việt Nam -Trung Quốc mất cân đối nghiêm trọng
/>
5. Nhập siêu từ TQ tăng mạnh gây sức ép nặng với kinh tế VN
“ />6. Trung quốc – thị trường chính cung cấp vải dệt may cho Việt Nam
/>%87u/tt-x%C3%BAc-ti%E1%BA%BFn-%C4%91t-tm-dl/10-tin-th
%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng/816-trung-qu%E1%BB
%91c-%E2%80%93-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ch
%C3%ADnh-cung-c%E1%BA%A5p-v%E1%BA%A3i-d%E1%BB%87tmay-cho-vi%E1%BB%87t-nam.


Trang 24

Mục lục
Lời mở đầu
I- Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn từ 2000 đến 2011.
1. Thực trạng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt – Trung
a. Cơ cấu xuất - nhập khẩu của Việt Nam - Trung Quốc
b. Cơ cấu thương mại theo mặt hàng
c. Cơ cấu nhập khẩu theo mặt hàng của Việt Nam từ Trung Quốc
II- Hậu quả của thâm hụt thương mại Việt – Trung tác động đến Việt Nam.
1. Thúc đẩy tư tưởng "sùng ngoại"
2. Gia tăng nợ công
3. Nhân tố tạo khủng hoảng
4. Gia tăng thất nghiệp
5. Nhấn chìm thị trường chứng khoán
III- Đề xuất giải pháp

Lời kết



Trang 25

Lời kết
Quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc là một quan hệ hữu hão lâu dài, mặc dù
hiện tại đang có những mâu thuẫn không đáng có giữa Việt Nam và Trung
Quốc về tranh chấp biển đảo và nguyên nhân phát nguồn từ phía Trung
Quốc. Tuy nhiên trong thời đại Toàn cầu hóa như hiện nay vấn đề sử dụng
vũ lực để giải quyết mâu thuẫn đã không còn nữa mà thay vào đó là phương
pháp hòa bình, giải quyết trên bàn đàm phán nhằm có thể giúp giải quyết
các vấn đề theo hướng đôi bên cùng có lợi. Thế giới hiện nay đã chuyển từ
chiến tranh trên chiến trường, dùng sức mạnh quân sự để áp đảo kẻ thủ đã
không còn nữa mà thay vào đó là chiến tranh kinh tế, sử dụng sức mạnh
kinh tế để ép buộc các đối thủ kẻ thù phải nhượng bộ và nghe lời theo
mình. Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc cũng như vậy, Việt Nam chúng ta
đã và đang quá phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế, trao đổi thương
mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Việt Nam từ năm 2001 trở đi chỉ
toàn là thâm hụt thương mại trầm trọng. Hàng hóa Trung Quốc hiện nay
đang tràn ngập trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, đồng thời các ngành công
nghiệp nặng như khai thác khoáng sản và các ngành công nghiệp nhẹ đang
quá phụ thuộc vào máy móc sản xuất, nguồn nguôn liệu từ phía Trung
Quốc. Điều này đã và đang tạo ra quá nhiều bất lợi cho Việt Nam trong
tương lai. Nền kinh tế Việt Nam cần phải chuyển đổi tăng cường sản xuất
sản phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước đồng thời đi
kèm đó là tìm kiếm nguồn nguyên liệu tại các nơi khác tránh quá phụ thuộc
vào Trung Quốc. Đó cùng chính là mệnh lệnh thời đại mà Việt Nam phải
thực hiện nếu muốn đạt được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp
vào năm 2020.



×