Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.69 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 36 (2010-2014)

Đề tài:

TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thu Hương

Hồ Hoàng Luận
MSSV: 5105878
Lớp: Luật Thương mại 1 khóa 36

Cần Thơ, tháng 12/2013


LỜI CẢM ƠN

Trải qua gần bốn năm Đại học học tập tại Khoa Luật - Trường Đại học
Cần Thơ em đã có những kiến thức vô cùng quý báu mà Thầy Cô đã truyền đạt
lại cho em. Đầu tiên, em xin cám ơn quý Thầy Cô trong Ban lãnh đạo khoa
cũng như tất cả Thầy Cô Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình chỉ


dạy em qua từng môn học và nhờ đó em có được những chuỗi kiến thức làm
hành trang cho em trong quá trình nghiên cứu, và tương lai sau này, những kiến
thức ấy sẽ làm nền tảng cho em bước vào đời và vững vàng trên con đường sự
nghiệp của mình. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thu Hương
đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp đại học. Cuối cùng
em xin cám ơn các anh chị, các bạn cùng khóa học đã chia sẽ những kiến thức
học được và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Một lần nữa em
xin cám ơn quý Thầy Cô, anh chị và các bạn đã giúp đỡ em trong suốt thời gian
qua.
Do thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài có giới hạn, luận văn của
người viết không tránh khỏi thiếu sót. Nhưng với sự cố gắng và tinh thần nỗ
lực phấn đấu, người viết hoàn thành luận văn với hi vọng góp phần tích cực
cho thực tiễn áp dụng pháp luật. Người viết mong nhận được sự góp ý kiến từ
phía quý Thầy Cô và các bạn để người viết hoàn thành đề tài một cách đầy đủ
hơn.

Xin chân thành cảm ơn!


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày....tháng....năm 2013
Giảng viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

.................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày....tháng....năm 2013
Hội đồng phản biện



Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI TRUYỀN
BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY ............................................................... 4
1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý chung về các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng....................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng ................................................................................................. 4
1.1.2. Dấu hiệu pháp lí chung của các tội xâm phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng ...................................................................................... 6
1.1.2.1. Khách thể của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công
cộng ........................................................................................ 6
1.1.2.2. Mặt khách quan của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật
tự công cộng.......................................................................................... 7
1.1.2.3. Mặt chủ quan của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng ............................................................................................. 8
1.1.2.4. Chủ thể của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng....................................................................................................... 8
1.2. Khái quát chung về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ................. 9
1.2.1. Khái niệm về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy......................... 9
1.2.1.1. Khái niệm văn hóa phẩm đồi trụy ............................................. 9
1.2.1.2. Định nghĩa tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ..................... 11
1.2.2. Đặc điểm của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy...................... 11
1.2.3. Nguyên nhân, điều kiện phát sinh của tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy ................................................................................................... 12

1.2.4. Phân biệt truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với giáo dục giới
tính ......................................................................................................... 13
1.3. Lịch sử pháp lý của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ............... 15

GVHD: Nguyễn Thu Hương

SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

1.3.1. Pháp luật hình sự Việt Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy trước năm 1985............................................................................... 15
1.3.2. Pháp luật hình sự Việt Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy khi có Bộ luật hình sự năm 1985.................................................... 16
1.3.3. Pháp luật hình sự Việt Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy từ khi có Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 đến nay.......................... 18
1.4. Quy định của một số nước trên thế giới về tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy............................................................................................ 19
1.4.1. Quy định của BLHS Trung Hoa về tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi
trụy ............................................................................................. 19
1.4.1. Quy định của BLHS Liên bang Hoa Kỳ về tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy ......................................................................................... 22
1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy . 25
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VỀ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY ................. 27
2.1. Quy định của pháp luật hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy ............................................................................................................ 27
2.2. Các dấu hiệu pháp lý về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ........ 28

2.2.1. Dấu hiệu về khách thể của tội phạm tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy ................................................................................................... 30
2.2.2. Dấu hiệu chủ thể của tội phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy ......................................................................................................... 31
2.2.3. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy ......................................................................................... 32
2.2.3.1. Hành vi khách quan ................................................................ 32
2.2.3.2. Hậu quả của tội phạm............................................................. 35
2.2.3.3. Các dấu hiện khách quan khác của tội phạm........................... 36
2.2.4. Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy ......................................................................................... 37

GVHD: Nguyễn Thu Hương

SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

2.3.1. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
không có tình tiết định khung hình phạt ............................................... 38
2.3.2. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 253 BLHS ....................... 38
2.3.3. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 253 BLHS ....................... 41
2.3.3. Trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
trong trường hợp phạt bổ sung tại khoản 4 Điều 253 BLHS................. 41
2.4. So sánh tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với tội hành nghề mê
tín, dị đoan (Điều 247) .............................................................................. 42
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI

TRỤY, NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG TỘI TRUYỀN BÁ VĂN
HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY ............................................................................. 45
3.1. Thực trạng về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay ........................................................................... 45
3.1.1. Những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ........................................................... 45
3.1.2. Tình hình chung về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ............ 46
3.2. Những bất trong đấu tranh phòng chống, tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy............................................................................................ 50
3.2.1. Những bất cập trong công tác định tội danh và xác định khung
hình phạt của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ............................... 50
3.2.2. Những bất cập trong công tác khác về đấu tranh phòng, chống tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ........................................................... 58
3.3. Những giải pháp trong đấu tranh phòng, chống tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy..................................................................................... 60
3.3.1. Giải pháp về công tác định tội danh và xác định khung hình phạt
của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy................................................ 60
3.3.2. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả trong đấu tranh,
phòng chống tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ................................ 61

GVHD: Nguyễn Thu Hương

SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

3.3.3. Một số giải pháp đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án trong công tác đấu tranh,
phòng chống tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ...................... 63

KẾT LUẬN................................................................................................... 65
MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Nguyễn Thu Hương

SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà Nước ta, ngay từ những ngày đầu giành lại độc lập cũng
như trong suốt quá trình xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, luôn coi
trọng vai trò của văn hóa, coi “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục
tiêu, là động lực, là nguồn nội sinh thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”, thể
hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc và đặc biệt chú
ý đầu tư cho công tác phát triển và quản lý văn hóa.
Những năm qua, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển
kinh tế quốc tế, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được
nâng cao và đa dạng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì mặt tiêu
cực của quá trình hội nhập đó cũng đã xâm phạm vào đời sống xã hội và để lại
những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực văn hóa thông tin.
Lối sống hưởng thụ, sự coi trọng giá trị cá nhân một cách cực đoan và những
biểu hiện tiêu cực của lối sống, văn hóa phương Tây đã và đang xâm nhập
mạnh vào xã hội bằng nhiều con đường khác nhau như: qua các phương tiện
thông tin (phim ảnh, báo chi, truyền hình, truyện...) hoặc qua các công nghệ
dịch vụ văn hóa hiện đại như (mạng máy tính, internet, viễn thông...). Tất cả
những điều đó đã tác động đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận dân
chúng, trong đó phần lớn là thanh thiếu niên, ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa

truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đặc biệt, tình trạng truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy ngày càng tràn lan, khó kiểm soát trong thời gian gần
đây đã gây ra tâm trạng lo lắng, bức xúc cho người dân. Hành vi này vẫn đang
phát triển ngầm một cách mạnh mẽ và từng ngày, từng giờ tác động tiêu cực
đến đời sống xã hội, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên của đất nước. Không
những làm xuống cấp những giá trị đạo đức, những thuần phong mỹ tục từ bao
đời qua, hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thậm chí còn là một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm và các
tội phạm liên quan đến tình dục…Nhận thức được sự nguy hiểm cho xã hội
này, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã được quy định tại Điều 99 Bộ luật
hình sự năm 1985. Tiếp dó, tại Bộ luật hình sự năm 1999, tội này tiếp tục được
ghi nhận tại Điều 253. Tuy nhiên, sau gần mười năm áp dụng Bộ luật hình sự
năm 1999, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cho thấy Điều luật này vẫn còn
chứa đựng những điểm bất cập, điều này khiến cho công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm này còn chưa hiệu quả.
GVHD: Nguyễn Thu Hương

1

SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống trên phương diện
lập pháp cũng như áp dụng pháp luật đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy, từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật, giúp nâng cao hiệu quả
xử lý tội phạm này là một yêu cầu cấp thiết. Do đó, người viết lựa chọn đề tài
"Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" để
nghiên cứu làm luận văn hoàn thành khóa học của mình.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về lý luận và
thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy, người viết đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn
thiện những qui định của Bộ luật hình sự hiện hành. Đồng thời việc nghiên cứu
đề tài này cũng nhằm tạo cơ sở lý luận cần thiết, giúp mọi người nhần thức
đúng đắn về các hành vi quy định tại Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành, nâng
cao ý thức cảnh giác cho nhân dân trong việc chủ động phòng ngừa, phối hợp
với cơ quan công an đấu tranh ngăn chặn tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy đạt hiệu quả cao.
3. Phạm vi nghiên cứu
Người viết tập trung nghiên cứu tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ở
góc độ luật hình sự, cụ thể là quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
trong luật hình sự Việt Nam. Bên cạnh việc nghiên cứu những qui định của
pháp luật, người viết cũng tiếp cập những thông tin về thực tiễn đầu tranh và
phòng chống tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy để giúp cho việc nghiên cứu
mang tính đồng bộ và đạt được hiểu quả tốt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu những qui định của pháp luật hình sự Việt
Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, người viết chọn nhiều phương
thức để tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề trong luận văn như phương pháp
sưu tầm thông tin, nghiên cứu lý luận trên những quy định của Luật, giáo trình,
sách, cập nhật các thông tin trên sách, báo, internet liên quan đến nội dụng đề
tài.
Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, bình
luận các quy định của pháp luật về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy và pháp
luật khác có liên quan đến đề tài mà người viết nghiên cứu.

GVHD: Nguyễn Thu Hương


2

SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

5. Kết cấu đề tài
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy
Chương 2: Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Chương 3: Thực trạng tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, những giải
pháp phòng, chống tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

GVHD: Nguyễn Thu Hương

3

SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY
Khi nghiên cứu bất kỳ một đề tài khoa học nào thì việc tìm hiểu những

cơ sở lý luận để thấy được những vấn đề chung nhất, khái quát nhất nhằm giúp
cho người đọc nắm bắt được những phần cơ bản đầu tiên trong đề tài của mình
là việc làm quan trọng và hết sức ý nghĩa. Và đề tài nghiên cứu về Tội truyền
bá văn hóa phẩm đồi trụy trong luật hình sự Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Vấn đề đầu tiên cần đề cập đến là khái quát chung về các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng. Từ đó đi đến cơ sở lý luận của Tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy và ý nghĩa của việc nghiên cứu tội phạm này trong luật hình
sự Việt Nam.
1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý chung về các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng
1.1.1. Khái niệm chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng
Trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong thời kì
Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, tại đại hội lần
thứ VII của Đảng đề ra vấn đề bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng
được coi là vấn đề hết sức quan trọng gắng liền với quá trình phát triển kinh tế,
xã hội Việt Nam hiện nay đồng thời không ngừng đổi mới, hoàn thiện việc tổ
chức và quản lí của nhà nước trong lĩnh vực này, có thề nói an toàn công cộng,
trật tự công cộng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhiều lợi ích vật chất,
tinh thần của công dân. Vì vậy vấn đề an toàn công cộng, trật tự công cộng có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Do đó tại
Điều 79 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
cũng đã ghi nhận “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật,
tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc
gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”. Bên cạnh đó để góp phần
xây dựng một nền trật tự xã hội mới với nếp sống Xã hội chủ nghĩa, Bộ luật
hình sự (BLHS) Việt Nam năm 1985 ra đời với những quy định tại chương
VIII của mình, bộ luật đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an toàn công
cộng, trật tự công cộng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay do nước ta trong
quá trình hội nhập bên cạnh những mặt tích cực cũng có nhiều hạn chế, các tội

GVHD: Nguyễn Thu Hương

4

SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng cũng trở nên đa dạng hơn
do đó trên cơ sở kinh nghiệm, thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ
luật hình sự năm 1999 ra đời với những qui định về các tội xâm phạm đến an
toàn công cộng, trật tự công cộng một cách chặt chẽ, toàn diện và phù hợp với
tình hình đất nước hiện tại.
Để có thể hiểu khái niệm về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng thì việc đầu tiên là phải tìm hiểu an toàn công cộng, trật tự công
cộng là gì? Việc tìm hiểu này rất cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Công cộng được hiểu là những nơi thuộc về mọi người hoặc phục vụ
chung cho mọi người trong xã hội. Khu vực công cộng bao gồm: công viên,
khu vui chơi, giải trí, khu nghỉ mát, khu du lịch; chợ, siêu thị, khu thương mại;
bến xe, nhà ga, bến tàu, bến phà, bến cảng, phương tiện vận tải công cộng, các
điểm chờ xe buýt; các điểm dịch vụ điện thoại công cộng; sân chơi của trẻ em,
sân thi đấu thể thao; nơi làm việc, trường học, bệnh viện; các khu di tích lịch
sử, các khu lăng miếu, đền thờ và những địa điểm công cộng khép kín và có
mái che khác…
Còn an toàn công cộng được hiểu là sự an toàn về tính mạng, sức khỏe,
tài sản của công dân trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong lao động, an toàn
ở những nơi đông người, an toàn trong xây dựng, quản lí vũ khí, phương tiện kĩ
thuật, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, trong phòng cháy, chữa
cháy, bảo vệ môi trường, trong các hoạt động về y tế, vệ sinh thực phẩm. Còn

đối với trật tự công cộng thì có nội hàm rất rộng, bao gồm tất cả những gì thuộc
về trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh chung, mỹ quan chung đều là trật tự
công cộng. Những hành vi thực hiện trong khuôn viên nhà riêng hoặc ở những
nơi khác không phải là nơi công cộng, nhưng làm ảnh hưởng xấu đến trật tự
chung, an toàn chung, mỹ quan chung thì cũng xâm phạm đến trật tự công
cộng.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng như sau: các tội xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng là những hành vi vi phạm các qui định và các qui tắc
về bảo đảm an toàn, trật tự chung của xã hội ở các lĩnh vực, hoạt động mang
tính cộng đồng (có mức độ xã hội hóa cao) như giao thong vận tải, khám chữa
bệnh, xây dựng, lao động, phòng cháy, vệ sinh thực phẩm, quản lí một số mặt
hàng mà Nhà nước cấm hoặc hạng chế kinh doanh,v.v., xâm phạm trật tự và an

GVHD: Nguyễn Thu Hương

5

SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

toàn chung của xã hội, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người và tài
sản của Nhà nước, tổ chức và của công dân.1
1.1.2. Dấu hiệu pháp lí chung của các tội xâm phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng
Đặc điểm của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
được thể hiện qua các yếu tố cấu thành của các tội xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng - tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho

tội phạm cụ thể được qui định trong bộ luật hình sự. Mỗi trường hợp nhất định
đều có những nội dung thể hiện riêng biệt ở cả bốn yếu tố: khách thể, chủ thể,
mặt khách quan, mặt chủ quan. Nó có ý nghĩa rất quan trọng là cơ sở pháp lý
của trách nhiệm hình sự; là căn cứ pháp lý để định tội và định khung hình phạt.
1.1.2.1. Khách thể của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng
Theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành: khách thể của tội phạm là
hệ thống quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh
hưởng đến lợi ích và sự tồn tại của giai cấp thống trị được nhà nước bảo vệ
bằng các qui định của pháp luật hình sự. An toàn công cộng, trật tự công cộng
là một bộ phận của trật tự xã hội, những hành vi vi phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng cũng là vi phạm trật tự xã hội nhưng không vi phạm những
qui tắc xử sự chung trong xã hội mà chỉ vi phạm những quy tắc xử sự về mặt an
toàn xã hội. Như vậy khách thể trực tiếp của các tội xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng là an toàn, trật tự chung của xã hội được nhà nước bảo
vệ bằng các qui định của pháp luật hình sự Việt Nam. Căn cứ vào khách thể bị
xâm hại và đặc điểm pháp lý của các tội phạm qui định trong chương XIX,
chúng ta có thể chia ra làm 2 nhóm sau:
Nhóm 1: Các tội xâm phạm đến an toàn công cộng.
Nhóm 2: Các tội xâm phạm đến trật tự công cộng.
Do khách thể này xâm phạm ở những nơi tập trung đông người, nơi sinh
hoạt của cộng động vì vậy ngoài khách thể quan trọng là an toàn trật tự xã hội,
nhiều tội trong chương này còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của công
dân, tài sản của nhà nước, tổ chức xã hội khác bởi các đối tượng tác động như:
phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn; người không đủ điều kiện điều
1

Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2- phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia-sự thật,
Hà Nội, 2011, trang 524


GVHD: Nguyễn Thu Hương

6

SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

khiển phương tiện giao thông vận tải; tàu bay, tàu thủy; chương trình vi rút tin
học; vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; vũ khí thô sơ; vật liệu nổ;
chất phóng xạ; chất cháy, chất độc; công trình, phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia; văn hóa phẩm đồi trụy…
1.1.2.2. Mặt khách quan của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng
Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện ra hoặc tồn
tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếp nhận biết bằng các giác quan,
những biểu hiện ra bên ngoài bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả
nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả đó. Như vậy mặt
khách quan của tội phạm là tổng hợp tất cả những biểu hiện và tồn tại bên
ngoài thế giới khách quan. Có thể nói mặt khách quan của tội phạm là yếu tố
không thể thiếu trong cấu thành tội phạm, không có mặt khách quan thì không
có tội phạm xảy ra cho dù các mặt khác của tội phạm đã hội đủ. Cũng giống
như các tội phạm khác, các tội xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công
cộng cũng phải có các dấu hiệu cơ bản về mặt khách quan.
Hành vi nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng là hành vi xâm phạm đến an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản
hoặc trật tự trong lĩnh vực hoạt động sinh hoạt chung, đây là dấu hiệu cơ bản,
bắt buộc để xác định các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.
Có hành vi nguy hiểm cho xã hội mới có thể và có thể nói đến các dấu của mặt

khách quan của tội phạm. Hành vi có thể là hành động như các tội: đua xe, điều
khiển phương tiện giao thông, phát tán các chương trình vi-rút… Hoặc không
hành động như các tội: thiếu trách nhiệm trong việc quản lí, giữ vũ khí, vật liệu
nổ…
Tùy thuộc vào tình tiết của mỗi vụ án mà hậu quả gây ra là nghiêm trọng
hay không nghiêm trọng, hậu quả nghiêm trọng có thể là thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe, tài sản của người khác, hoặc đòi hỏi nếu chưa gây hậu quả nghiêm
trọng thì phải có dấu hiệu bị xử lý kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị kết án về
tội đó chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Như vậy ở các tội trong chương
này có những tội có cấu thành vật chất (Điều 202 - 205; 207 - 215; 217; 220;
224 - 229; 231; 234; 235; 239 - 245; 247 BLHS).Và cũng có những tội có cấu
thành hình thức (Điều 206; 216; 218; 219; 221; 222, 223; 230; 232; 233; 236;
237; 238; 246; 248 – 256 BLHS).

GVHD: Nguyễn Thu Hương

7

SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Mặt khách quan của các tội xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự
công cộng còn thể hiện ở mối quan hệ giữa hành vi phạm tội với hậu quả của
hành vi đó gây ra. Đó cũng là yếu tố bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội
xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng có cấu thành vật chất. Việc
xác định đúng mối quan hệ giữa hành vi phạm tội với hậu quả do hành vi của
họ gây ra là cơ sở cần thiết để định tội danh, truy cứu trách nhiệm hình sự đúng
người, đúng pháp luật

1.1.2.3. Mặt chủ quan của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng
Với các tội xâm phạm an toàn công cộng thì đa số các tội có hình thức
lỗi vô ý. Người phạm tội tuy không thấy trước được hành vi của mình có thể
gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra
hoặc có thể ngăn ngừa được. Người phạm tội không thấy trước được hành vi
của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có
thể thấy trước được hậu quả đó.
Ví dụ: Tội vi phạm các qui định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ theo Điều 202; tội cản trở giao thông đường bộ theo Điều 203; tội
đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn
theo Điều 204; tội vi phạm qui định về duy tu, sửa chữa, quản lí các công trình
giao thông theo Điều 220 Bộ luật hình sự hiện hành.
Đối với các tội xâm phạm đến trật tư công cộng thì được thực hiện với
lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm nhưng mong
muốn hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Ví dụ: Tội tài trợ khủng bố theo Điều 230; tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chắc phóng xạ theo Điều
236; tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 253 Bộ luật hình sự hiện
hành.
Động cơ, mục đích của các tội phạm qui định trong chương này rất đa
dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
1.1.2.4. Chủ thể của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Chủ thể của tội phạm là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt
độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật tại Điều 12, và Điều 13 BLHS
hiện hành. Có một số tội trong chương này còn đòi hỏi người thực hiện tội

GVHD: Nguyễn Thu Hương

8


SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

phạm phải có dấu hiệu đặc biệt. Ví dụ như: Tội vi phạm quy định về quản lý vũ
khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại Điều 234 BLHS thì chủ thể là những người
có trách nhiệm trong việc quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng,
bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ mới có thể là chủ
thể của tội phạm này.
1.2. Khái quát chung về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
1.2.1. Khái niệm về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
1.2.1.1. Khái niệm văn hóa phẩm đồi trụy
Để việc áp dụng luật thể hiện đúng ý chí của nhà làm luật, cần phải tồn
tại một yêu cầu rất quan trọng, đó là điều luật phải được hiểu cho đúng, cho
chính xác. Do đó, khi sử dụng các thuật ngữ phải đảm bảo chuẩn xác về mặt
ngữ nghĩa. Vì vậy, khi nghiên cứu về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, để
có một cái nhìn thật hoàn chỉnh, đúng đắn, chúng ta cần phải hiểu thế nào là
văn hóa phẩm đồi trụy?
Nếu như nói văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất, tinh thần do con
người tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần thì hình thức thể hiện
của văn hóa bằng những vật, dạng cụ thể và được gọi là văn hóa phẩm. Thuật
ngữ "văn hóa phẩm" theo nguyên nghĩa là sản phẩm phục vụ đời sống văn
hóa,2 (hay còn gọi là sản phẩm văn hóa). Những văn hóa phẩm thông dụng nhất
là: báo chí các loại (báo hình, báo viết, báo nói, internet), phim, ảnh, sách, các
tác phẩm văn học, nghệ thuật và các sản phẩm âm nhạc... Cũng như các sự vật
hiện tượng khác trong xã hội, văn hóa phẩm cũng có hai mặt: tích cực và tiêu
cực. Văn hóa phẩm được đánh giá là tích cực khi trong đó chứa đựng những
giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phù hợp với xu thế phát triển của dân tộc,

quốc gia và nhân loại, góp phần giữ gìn những gì tốt đẹp nhất, mang ý thức
phục vụ cộng đồng hướng tới sự phát triển chung. Ngược lại văn hóa phẩm
được đánh giá là tiêu cực khi trong nó chứa đựng những nội dung kìm hãm,
chống lại sự phát triển chung của xã hội, từng dân tộc và của cả nhân loại. Một
trong những văn hóa phẩm tiêu cực đó là văn hóa phẩm đồi trụy. Theo Từ điển
Tiếng Việt "đồi trụy" là sự suy đồi, trụy lạc trái với đạo đức, thuần phong mỹ
tục của người Việt Nam.3 Vậy nếu văn hóa đồi trụy là sự suy đồi, trụy lạc thì
văn hóa phẩm đồi trụy có thể được định nghĩa là những vật phẩm văn hóa đó
2
3

Bùi Đức Thịnh, Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002, trang 914.
Bùi Đức Thịnh, Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2002, trang 293

GVHD: Nguyễn Thu Hương

9

SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

chứa đựng những nội dung miêu tả sự suy đồi, trụy lạc trái với đạo đức, thuần
phong mỹ tục của người Việt Nam. Theo qui định của pháp luật thì văn hóa
phẩm có nội dung đồi trụy là:
Theo Thông tư liên bộ văn hóa-nội vụ 855-TT/LB ngày 12/05/1984 xác
định “Các loại văn hoá phẩm có nội dung đồi trụy:
a) Tuyên truyền cho lối sống đồi bại, dâm loạn, du đãng, trác tác, và
những hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta và đi ngược lại nếp

sống mới xã hội chủ nghĩa đang được hình thành ở nước ta;
b) Tuyên truyền mê tín, dị đoan.”
Đến BLHS năm 1985, thì việc tuyên truyền mê tín, dị đoan đã được quy
định thành một tội riêng biệt tại Điều 199 “Tội hành nghề mê tín, dị đoan gây
hậu quả nghiêm trọng”, còn việc tuyên truyền cho lối sống đồi bại, dâm loạn,
những hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc thì đã được quy định tại
Điều 99 Tội truyền bá văn hóa đồi trụy. Đến khi BLHS năm 1999 ra đời đã sửa
thành Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu văn
hóa phẩm có nội dung đồi trụy là những văn hóa phẩm Tuyên truyền cho lối
sống đồi bại, dâm loạn, du đãng, trác tác, và những hành vi trái với thuần
phong mỹ tục của dân tộc ta và đi ngược lại nếp sống mới xã hội chủ nghĩa
đang được hình thành ở nước ta.
Tuy nhiên, nếu Thông tư liên bộ văn hóa-nội vụ 885-TT/LB giải thích
văn hóa phẩm có nội dung đồi trụy là những văn hóa phẩm tuyên truyền cho lối
sống đồi bại, dâm loạn, du đãng, trác tán và những hành vi trái với thuần phong
mỹ tục của dân tộc ta và đi ngược lại nếp sống mới xã hội chủ nghĩa đang được
hình thành ở nước ta. Thì đến khi Nghị định số 178/2004 của Chính phủ ban
hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại
dâm có sự giải thích khác nhau giữa khái niệm “đồi trụy” và “khiêu dâm”.
Theo nghị định thì: đồi trụy là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng
âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ
về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc còn khiêu dâm là hành vi
dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình
dục.4 Mặc dù nghị định có sự giải thích khác nhau giữa hai khái niệm nhưng
trên thực tế khi đề cập đến văn hóa phẩm đồi trụy, lại đi liền với khiêu dâm,
4

Khoản 3,4 Điều 3 nghị định 178/2004/NĐ-CP Ngày 15 tháng 10 năm 2004 của chính phủ qui định chi
tiết thi hành một số điều của pháp lệnh phòng, chống mại dâm


GVHD: Nguyễn Thu Hương

10

SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

kích động bạo lực. Ví dụ: tại khoản 2 Điều 10 Luật báo chí năm 1989, sửa đổi,
bổ sung năm 1999 quy định những hành vi bị cấm trong báo chí: Không được
kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các
dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác;
1.2.1.2. Định nghĩa tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009
(BLHS hiện hành) đã đưa ra khái niệm chung về tội phạm: "Tội phạm là hành
vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa". Đây là cơ
sở khoa học cho việc xác định các tội phạm cụ thể trong BLHS. Tội truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy quy định tại Điều 253 BLHS hiện hành được hiểu là
“người nào làm ra sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm
phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim hoặc những vật phẩm khác có tính chất
đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc một
trong các trường hợp sau đây: vật phạm pháp có số lượng lớn; phổ biến cho
nhiều người; đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội

này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.
Trên cơ sở hai Điều luật này chúng ta có khái niệm của tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy như sau: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến truyền thống văn hóa của
dân tộc, những giá trị vật chất và tinh thần của loài người, xâm phạm đến sự
quản lý của Nhà nước về việc duy trì, phát triển nếp văn hóa văn minh, mang
đậm bản sắc dân tộc.
1.2.2. Đặc điểm của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
Bất kì tội nào được qui định trong Bộ luật hình sự đều mang những đặc
điểm riêng biệt để phân biệt với các tội phạm khác. Đó là nét đặc thù của từng
tội trong Bộ luật hình sự và tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cũng mang
một số đặc điểm sau:

GVHD: Nguyễn Thu Hương

11

SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

- Đối tượng tác động của tội phạm này phải là sách, báo, tranh, ảnh,
phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy. Việc xác định các
vật phẩm có tính chất đồi trụy hay không, nhất thiết phải do cơ quan chuyên
môn thẩm định.
- Khách thể của tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến không phải là tài
sản, sức khỏe, tính mạng của con người mà là truyền thống văn hóa dân tộc,
những giá trị vật chất và tinh thần loài người, sự phát triển của nền văn hóa văn

minh, mang đậm bản sắc dân tộc.
- Đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, ngoài hành vi khách
quan, hậu quả thì nhà làm luật còn quy định hai dấu hiệu pháp luật khác mà
thiếu nó thì người có hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chưa cấu thành
tội phạm, đó là: vật phạm pháp có số lượng lớn và phổ biến cho nhiều người.
- Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thực hiện với hành vi
phạm tội của mình là do cố ý. Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu
quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng
có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.
1.2.3. Nguyên nhân, điều kiện phát sinh của tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy
Để tổ chức đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm đến an toàn công
cộng, trật tự công cộng có khoa học, để hiểu rõ những quy luật của nó, chúng ta
cần phải hiểu rõ nguyên nhân phát sinh của tội phạm:
Thứ nhất, trong xu hướng phát triển của nên kinh tế đất nước và quá
trình hội nhập thế giới, nhận thức của con người cũng luôn luôn phát triển và
liên tục thay đổi, trước đây, khi nền kinh tế chung của cả nước còn đang khó
khăn và đang trong quá trình xây dựng vấn đề tình dục được coi là chuyện
riêng tư, chuyện kín đáo trong phòng the. Trong hoàn cảnh đó, lợi ích của quốc
gia, dân tộc được đặt lên trên lợi ích, nhu cầu của mỗi cá nhân; nhu cầu được
giải quyết về tinh thần, thỏa mãn về sinh hoạt tình dục chưa phát triển, văn hóa
phẩm đồi trụy và tội phạm “Truyền bán văn hóa phẩm đồi trụy” không có môi
trường và điều kiện để phát sinh nhiều. Khi hòa nhập vào xu thế phát triển
chung, với các thành tựu lớn của nền khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc tiếp
xúc với nền văn hóa của các nước phát triển nơi nơi đã có đầy đủ các loại hình
thông tin, giải trí hiện đại đã làm cho nhận thức của người dân dần dần thay
GVHD: Nguyễn Thu Hương

12


SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

đổi, bên cạnh đó sự bùng nổ của công nghệ thông tin hầu như rộng khắp trên
toàn bộ địa bàn, từ các xã – vùng nông thôn cho đến các khu đô thị. Từ đó làm
cho hành vi phạm tội ngày càng trở nên phức tạp, tinh vi, khó phát hiện, khi
phát hiện được cũng khó khăn trong việc xử lý.
Thứ hai, đối với các cửa hàng, Trung tâm điện thoại di động: Do lợi
nhuận, cạnh tranh và do xu hướng thích khám phá của lực lượng thanh niên (kể
cả thiếu niên và học sinh). Các chủ cửa hàng đã bất chấp quy định của Nhà
nước, tự tiện truy cập các trang web đen để xem, tải và lưu trữ, sao chép các
loại hình văn hóa phẩm độc hại cho khách hàng khi được yêu cầu bằng nhiều
phương tiện: Ổ đĩa cứng máy tính, Usb, thẻ nhớ, máy mp3, mp4 hoặc chép trực
tiếp vào máy điện thoại, laptop, ipad… Có lúc, có nơi lén lút, công khai vào
ban đêm, đóng cửa về khuya nhưng trong phòng chơi game, internet vẫn có
thanh thiếu niên truy cập.
Thứ ba, Đó là việc một số nhà xuất bản, vì lợi nhuận, buông lỏng quản
lý, để cho các xuất bản phẩm là những truyện tranh của Nhật Bản, hoặc mô
phỏng theo nội dung của truyện tranh Nhật Bản, nhưng đi ngược lại với thuần
phong mỹ tục của dân tộc, không có lợi, thậm chí “đầu độc” tâm hồn trẻ em...
tràn lan trên thị trường
Thứ tư, trình độ công nghệ thông tin của cán bộ quản lý, cán bộ thực
hiện kiểm tra còn hạn chế, nhất là cán bộ xã - phường nên khó phát hiện vi
phạm trong những trường hợp dữ liệu được cài đặt ở dạng ẩn, lịch sử truy cập
của máy tính được dọn dẹp kỹ lưỡng... tại các địa điểm kinh doanh internet,
điện thoại di động. Bên cạnh đó công tác quản lí của các địa phương còn nhiều
bất cập. Ở một số nơi, tình trạng kinh doanh không phép, trái phép; kinh doanh

có biểu hiện không lành mạnh, đặc biệt là loại hình mua – bán băng đĩa dạo.
Đây cũng chính là nguồn gốc phát sinh văn hóa phẩm độc hại, gây phức tạp
thêm cho tình hình quản lý các hoạt động văn hóa của cơ sở.
Một nguyên nhân sâu xa nữa đó là sự tò mò chuyện giới tính muốn tìm
hiểu, khám phá ở tuổi dạy nhưng không có sự hướng dẫn, giúp đỡ của phụ
huynh và nhà trường nên dễ bị ảnh hưởng trước các loại văn hóa phẩm không
lành mạnh.
1.2.4. Phân biệt truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính có thể được miêu tả là "giáo dục tình dục", có nghĩa
nó gồm việc giáo dục về mọi khía cạnh của hoạt động tình dục, gồm cả thông
GVHD: Nguyễn Thu Hương

13

SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

tin về kế hoạch hoá gia đình, sinh sản (khả năng sinh sản, tránh thai và sự phát
triển của phôi thai và thai nhi, tới sinh đẻ), cộng thêm thông tin về mọi khía
cạnh đời sống tình dục của một cá nhân gồm: hình ảnh thân thể, khuynh hướng
tình dục, cảm xúc tình dục, các giá trị, đưa ra quyết định, thông tin, hẹn hò, các
quan hệ, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và làm sao để tránh chúng, và
các biện pháp kiểm soát sinh sản. Giáo dục giới tính có thể được dạy một cách
không chính thức, như khi một ai đó nhận được thông tin từ một cuộc trò
chuyện với cha mẹ, bạn bè, người lãnh đạo tôn giáo, hay qua truyền thông. Nó
cũng có thể được truyền dạy qua các tác giả với các tác phẩm về giới tính,
chuyên mục báo chí, hay qua các trang web về giáo dục giới tính. Giáo dục giới
tính chính thức diễn ra khi các trường học hay người cung cấp dịch vụ chăm

sóc sức khoẻ thực hiện điều này. Thỉnh thoảng giáo dục giới tính chính thức
được dạy như một chương trình đầy đủ như một phần của chương trình học tại
các trường trung học hay trung học cơ sở. Ở những trường hợp khác nó chỉ là
một bài học bên trong một lớp học rộng hơn về sinh học, sức khoẻ, kinh tế gia
đình, hay giáo dục thể chất.
Vị thành niên là một giai đoạn phát triển rất nhanh về thể chất, tâm sinh
lý và tinh thần. Trước sự bùng nổ thông tin, giao thoa văn hóa hiện nay đã ảnh
hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và hành vi của lứa tuổi vị thành niên về vấn đề
giới tính và tình dục. Do đó, việc giáo dục giới tính cho lứa tuổi này rất cần
thiết để giúp lớp trẻ nắm được một số kiến thức cơ bản như: sự phát triển tâm
sinh lý; giáo dục giới tính; giáo dục sức khoẻ tình dục lành mạnh và an toàn,
các biện pháp tránh thai, phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, tạo
cho lớp trẻ có một nhân cách tốt đặc biệt đối với phái nam. Bởi vì, họ đang
trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý nên nhu cầu tình dục cấp bách, dữ dội,
một khi đã có điều kiện nảy sinh ham muốn thì không tùy thuộc vào tình yêu
có sâu sắc và bền vững hay không và ít khi có đủ bình tĩnh, đủ tinh thần trách
nhiệm để sử dụng các biện pháp tránh thai; do vậy, nam dễ có những hoạt động
tình dục không kiềm chế được, dẫn đến những bạo lực về tình dục đối với nữ ít
tuổi hơn bên cạnh đó các bạn Nam thường ít quan tâm đến những biện pháp
tránh thai, ít quan tâm đến trách nhiệm. Nữ thường nể nang, thiếu hiểu biết, nên
dẫn đến có thai ngoài ý muốn rồi nạo phá thai không an toàn. Vì vậy, việc giáo
dục giới tính đặc biệt là cho lớp trẻ là việc rất quan trọng trong giai đoạn hiện
nay.

GVHD: Nguyễn Thu Hương

14

SVTH: Hồ Hoàng Luận



Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Trong khi giáo dục giới tính giúp cho các tầng lớp thanh thiếu niên tiếp
xúc và hiểu rõ về hoạt động tình dục, các biện pháp kiểm soát sinh sản, khuynh
hướng tình dục thì đối với văn hóa phẩm đồi trụy như đã tìm hiểu ở phần trên
lại có tính chất dâm ô, đàng điếm, khiêu dâm, kích thích ham muốn của con
người, tạo cho tầng lớp thanh thiếu niên lối sống không lành mạnh, đi trái với
truyền thống đạo đức văn hóa của dân tộc Việt Nam. Các loại văn hóa phẩm
đồi trụy này làm ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và nhận thức của tuổi vị
thành niên làm cho con người dễ sống buông thả, sa ngã vào con đường hư
hỏng đẫn đến tha hóa và dễ bị biến chất từ tốt sang xấu. Đặc biệt nếu lớp trẻ
tiếp xúc sớm với các loại văn hóa phẩm đồi trụy sẽ dễ bị dẫn đến con đường
phạm tội như: hiếp dâm, giết người, giao cấu trẻ em...
1.3. Lịch sử pháp lý của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
1.3.1. Pháp luật hình sự Việt Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
trước năm 1985
Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam cho đến nay đã trải qua nhiều giai
đoạn. Bắt đầu từ thời kỳ phong kiến, đặc biệt phải kể đến những quy định về
hình luật trong hai Bộ Quốc triều hình luật (hay còn gọi là luật Hồng Đức) và
Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) cho thấy những tiến bộ về mặt lập pháp của
triều đình phong kiến Việt Nam. Tiếp đó, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
cho tới năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất, pháp luật Việt Nam nói
chung và luật hình sự nói riêng đã có những bước phát triển, các quy định về
tội phạm ngày một được hoàn thiện hơn, chi tiết hơn, đáp ứng phần nào nhu
cầu thực tiễn về đấu tranh, phòng chống tội phạm giai đoạn này. Một điểm mốc
đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này là:
Trước thực trạng đế quốc Mỹ, bọn bành trướng, bá quyền Trung Quốc
và các bọn phản động tay sai khác đã tăng cường những hoạt động phá hoại
trên mặt trận tư tưởng văn hóa nước ta lén lúc đưa vào nhiều loại văn hóa phẩm

đồi trụy và sao chép lại các loại văn hoá phẩm đồi trụy của chủ nghĩa thực dân
cũ và mới còn rơi rớt lại với mục đích phá hoại nhân sinh quan, thế giới quan,
đạo đức phong cách tốt đẹp của nhân dân ta nhằm làm tê liệt ý chí đấu tranh
cách mạng, chia rẽ nội bộ, giảm lòng tin vào Đảng, Nhà nước, phá hoại nếp
sống mới xã hội chủ nghĩa, nhất là đối với tầng lớp thanh, thiếu niên của ta5,
5

Liên Bộ Văn Hóa-Nội Vụ số 855/TT-LB ngày 12-5-1984 hướng dẫn công tác đấu tranh chống các
hoạt động xâm nhập, làm ra, sao chép, tang trữ và lưu hành các loại văn hóa phẩm phản động đồi trụy.

GVHD: Nguyễn Thu Hương

15

SVTH: Hồ Hoàng Luận


Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Nghị quyết số 3 ngày 25/10/1982 của Bộ Chính trị cũng đã chỉ rõ: "Kẻ địch lợi
dụng tình hình kinh tế khó khăn, tiêu cực phát triển, tăng cường phá hoại chính
trị, tư tưởng và văn hoá, ráo riết hoạt động chiến tranh tâm lý, xuyên tạc, đả
kích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoạt động văn hoá
phản động, đồi trụy, gieo rắc lối sống sa đoạ, lạc hậu, nhất là trong thanh
niên". "Cuộc đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc xây dựng nền kinh tế mới, nền văn
hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với cuộc đấu tranh
chống chiến tranh tâm lý, chống địch phá hoại tư tưởng, chống văn hóa phẩm
phản động, đồi trụy của địch”.
Trước những tình hình nguy cấp đó, thông tư liên bộ văn hóa-nội vụ số
855- TT/LB ngày 12/5/1984 hướng dẫn công tác đấu tranh chống các hoạt

động xâm nhập, làm ra, sao chép, tàng trữ và lưu hành các loại văn hóa phẩm
phản động, đồi trụy, hành vi “xâm nhập, làm ra, sao chép, tàng trữ và lưu hành
văn hóa phẩm đồi trụy” với mục đích “chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa” và
gây hậu quả nghiêm trọng đã được xem xét, xử lý dưới góc độ hình sự: “ngành
văn hoá và công an cần lập hồ sơ đầy đủ cung cấp cho ngành kiểm sát và toà án
xét xử kịp thời”. Như vậy, trong giai đoạn này, hành vi truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy đã được Nhà nước ta coi nó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, và đã
được coi là tội phạm với các dấu hiệu cấu thành tội phạm tương đối đầy đủ.
Tuy nhiên chúng ta thấy với việc chưa có một Bộ luật hoàn chỉnh, thì khó mà
xét xử cũng như dẫn đến tình trạng tội phạm bị bỏ lọt.
1.3.2. Pháp luật hình sự Việt Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
khi có Bộ luật hình sự năm 1985
Để việc đấu tranh phòng chống tội phạm tốt hơn, chặt chẽ hơn, tạo thuận
lợi cho việc xét xử, một yêu cầu cấp thiết là chúng ta cần phải có một bộ luật
hình sự hoàn chỉnh. Từ tổng kết kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm
ở nước ta trong suốt những năm từ sau Cách mạng tháng Tám cùng với việc
nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, và tham khảo bộ luật hình sự một
số nước trên thế giới, ngày 27/6/1985, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VII đã
thông qua bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam Tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã được quy định tại Điều 99 BLHS 1985
thuộc mục B Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Đây có thể dược coi
là một sự tiến bộ vượt bậc về mặt khoa học pháp lý với các quy định tương đối

GVHD: Nguyễn Thu Hương

16

SVTH: Hồ Hoàng Luận



Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn

đầy đủ về cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1 Điều 99), cấu thành tội phạm
tăng nặng (khoản 2 Điều 99) và hình phạt, ngoài ra còn một số hình phạt bổ
sung được quy định tại Điều 100 BLHS năm 1985.
“Điều 99. Tội truyền bá văn hóa đồi trụy
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, buôn bán, tàng trữ nhằm phổ
biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất
đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá đồi trụy thì bị phạt tù từ
sáu tháng đến năm năm.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba
năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn; gây hậu quả nghiêm trọng;
c) Tái phạm nguy hiểm.”
Tuy nhiên, những quy định tại Điều 99 BLHS năm 1985 vẫn còn tồn tại
một số điểm hạn chế, như:
- Thứ nhất, trong bối cảnh các thế lực thù địch đưa các vật phẩm có tính
chất đồi trụy vào nước ta nhằm phá hoại về mặt đạo đức, ảnh hưởng đến công
cuộc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, việc quy định tội truyền bá văn hóa
đồi trụy thuộc mục B Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia là hợp lý.
Tuy nhiên, những năm sau này, khi chúng ta đã bình thường hóa quan hệ ngoại
giao với các nhiều nước cũng như tình hình an ninh quốc gia đã được ổn định,
thì việc truyền bá vật phẩm đồi trụy chỉ mang tính chất là hành động nhằm xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng mà thôi.
- Thứ hai, đó là việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa đồi trụy”. Theo định
nghĩa thì “văn hóa” là những gì tốt đẹp thuộc về giá trị vật chất, tinh thần của
xã hội, của con người; “đồi trụy” là những điều không tốt đẹp, trụy lạc, suy đồi
mang tính chất dâm ô. Nếu định nghĩa như vậy thì có thể nói rằng đã là văn hóa
thì không thể nào đồi trụy, hoặc ngược lại đồi trụy thì không thể là văn hóa

được. Vì vậy việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa đồi trụy” là không chính xác.
- Thứ ba, về sự miêu tả hành vi phạm tội, Điều luật chỉ quy định các
hành vi “làm ra, sao chép, lưu hành, tàng trữ”, trong khi đó, thực tế cho thấy
còn nhiều hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy khác ví dụ như hành vi vận
chuyển. Chính vì thế việc miêu tả các hành vi theo hướng đóng như tại Điều 99
GVHD: Nguyễn Thu Hương

17

SVTH: Hồ Hoàng Luận


×