Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn stendhal

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.61 KB, 96 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN CHÚC LÝ
MSSV: 6116188

ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
STENDHAL

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: TS.ThS.GV. LÊ NGỌC THÚY

Cần Thơ - 11/2014


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 1. THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1 Thời đại
1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội Pháp nửa đầu thế kỷ XIX
1.1.2 Bối cảnh văn hóa tinh thần
1.2 Tác giả
1.2.1 Cuộc đời
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác (sẽ nhấn mạnh đối tượng nghiên cứu của mình là truyện ngắn)


CHƯƠNG 2. SỰ ĐA DẠNG VỀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
STENDHAL
2.1 Sự đa dạng về tầng lớp
2.1.1 Tầng lớp thượng lưu quí tộc
2.1.2 Tầng lớp tư sản
2.1.3 Tầng lớp bình dân
2.1.4 Tầng lớp tu sĩ
2.2 Sự đa dạng về tính cách
2.2.1 Nhân vật phản diện
2.2.2 Nhân vật chính diện
2.2.3 Nhân vật trung gian
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
3.1 Vài vấn đề về đặc trưng của nhân vật lãng mạn
3.1.1 Hướng tới cái phi thường

1


3.1.2 Cô đơn và số phận bi kịch
3.2 Xây dựng nhân vật qua các thủ pháp nghệ thuật
3.2.1 Xây dựng nhân vật qua biện pháp đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
3.3 Xây dựng nhân vật trong mối quan hệ với tình huống truyện
3.3.1 Vai trò của tình huống truyện trong truyện ngắn
3.3.2 Nhân vật trong tình huống truyện (tình huống bi hài, tình huống mâu thuẫn, tình
huống bất ngờ, tình huống ngang trái...)

2


MỞ ĐẦU

1. lí do chọn đề tài
Thế kỷ XIX văn học phương Tây xuất hiện hai trào lưu văn học chủ yếu là chủ
nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực phê phán (réalisme), trên dòng phát triển của
nền văn học nghệ thuật hiện thực thế giới, chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỷ XIX đã
là bước phát triển cao nhất trong thời đại tư bản chủ nghĩa, và nó được xem như “tiền
thân trực tiếp” của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cho tới ngày nay, nó đã cung
cấp cho kho tàng văn học loài người hàng loạt những tác gia và tác phẩm xuất sắc, hết
sức phong phú và đa dạng, đặc biệt là về thể loại tiểu thuyết.
Balzac và Stendhal hai đại biểu cho hai dòng tiểu thuyết phong tục và tiểu
thuyết tâm lý, có thể được coi như những điển hình tập trung của nền văn học phê phán
cổ điển của phương Tây. Engels thì gọi Balzac là “một bậc thầy của chủ nghĩa hiện
thực”. Tuy nhiên, Stendal lại được coi như người mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực phê
phán, bậc thầy lớn của tiểu thuyết tâm lý, một trong những kiện tướng của trào lưu chủ
nghĩa hiện thực phê phán trong văn học thế giới. Nói về Stendhal, nhà đại văn hào hiện
thực xã hội chủ nghĩa Macxim Gorki viết: “Nếu có thể so sánh tác phẩm của Stendhal
với những bức thư, có lẽ đúng hơn phải gọi những tác phẩm đó là những bức thư cho
tương lai”.
Stendhal đã gặt hái thành công nhiều trên văn đàn với những tác phẩm tên tuổi
sống mãi với thời gian mà trong đó điển hình là tác phẩm “Đỏ và Đen” đã đánh dấu
cho sự xuất hiện của ông trên văn đàn thế giới, rồi đến “Tu viện thành Parmơ” cùng
nhiều những tác phẩm khác. Bên cạnh đó ông cũng thử sức mình với vĩnh vực truyện
ngắn và cũng gặt hái được thành công không kém những tác phẩm kinh điển của ông,
với những thành công ấy đã để lại trong lòng người đọc một Stendhal đầy tài năng,
Stendhal đã tái hiện một cách chân thật và sinh động xã hội quý tộc, tư sản lúc bấy giờ.
Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật “vỡ mộng” Stendhal đã để lại ký ức rất sâu sắc
trong người đọc về tác phẩm của mình.
Để góp phần tri ân đến những cống hiến thầm lặng mà nhà văn đã đem lại
những hương thơm cho cuộc đời cũng như biết thêm nhiều về Stendhal và các tác

3



phẩm của ông và hơn thế nữa muốn thử sức bản thân nên tôi đã mạnh dạng chọn đề tài
“Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn Stendhal”

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Stendhal lúc còn sống, ít được sự qua tâm của những người cùng thời. Giới
nghiên cứu và phê bình văn học lặng thinh hoặc hạ thấp giá trị của ông vì ông đã đi
ngược lại những tiêu chuẩn văn học, mỹ thuật được số đông công nhận thời bấy giờ.
Nhưng sau khi ông mất thì các tác phẩm của ông lại được đánh giá cao ở nhiều thể loại
đặc biệt là tiểu thuyết. Tính thống nhất của tiểu thuyết Stendhal không phải ở sự tiếp
nối hay liên kết, mà ở “hằng số đề tài”. Trong đó, nổi lên đề tài “truy tìm hạnh phúc”,
cũng là một trong những ý nghĩ trung tâm của bản thân Stendhal. Nhân vật chính trong
tiểu thuyết của ông là những người trẻ tuổi có khả năng “cảm thấy những hạnh phúc
của tiền tài và hư vinh”. Con người có khuynh hướng tự nhiên vươn tới hạnh phúc,
nhưng hạnh phúc cá nhân gắn bó mật thiết với sự phồn vinh và hạnh phúc xã hội, bởi
vậy nhân vật phải có sự hòa hợp lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Khác với nhân vật
của Balzac, nhân vật của Stendhal không thể điều hòa với xã hội, họ hoặc đoạn tuyện
với nó, hoặc đối địch với nó và tất cả đều “chết trước tuổi hai nhâm”. Nhà văn luôn có
mặt ở bên cạch nhân vật ở bên trong nhân vật, vừa bằng những hồi ức của cuộc sống
thực tại, vừa bằng tưởng tượng và những giấc mơ, điều này khiến tất cả những gì ông
viết đều có giọng điệu riêng, mà Paul Valéry gọi là “giọng điệu cá biệt nhất xưa nay
trong văn học”. Nhân vật của ông mang nhiều chất lãng mạn nhưng tính cách lại rất
hiện thực, Goóc-ki đã nói: “Theo quan điểm của tôi, Stendhal nhân đạo một cách sâu
sắc và có tính triết học, nhưng không có “niềm thương hại xúc phạm đến con người”
[4; tr.291] và ông cũng cho rằng: “Khi nói đến sự cần thiết phải cứu giúp con người,
Tôn-xtôi không bao giờ có thể cảm thấy sự cần thiết đó một cách nhân đạo như
Stendhal” [4; tr.292].
Lần đầu tiên trong văn học xuất hiện nhân vật tự nhìn mình một cách tinh vi, tự
phê phán mình một cách sâu sắc như Giuy-Liêng Xô-ren. Lép Tôn-xtôi nói rằng tác

phẩm Đỏ và Đen gần gũi với ông, tuy tác phẩm có những điều khiến ông chưa thật hài

4


lòng; sự gần gũi giữa hai nhà hiện thực lớn này chính là ở tài năng và mối quan tâm thể
hiện quá trình tâm lý của nhân vật. Hoạt động của thế giới bên trong con người được
khám phá và miêu tả chính xác, sinh động, những tâm hồn cùng phong phú, phức tạp,
hoặc cùng chất phác, đơn sơ, nhưng đa dạng về sắc thái cá nhân, sắc thái giai cấp như
Giuy-liêng và Ma-tin, bà Đơ Rê-nan và Phu-kê, những tính cách thô lỗ, tham lam, quỷ
quyệt đủ loại của gã quý tộc Đơ Rê-nan, tên trưởng giả Va-lơ-nô, lão thợ xẻ Xô-ren;
chỉ riêng giới tu sĩ đã có bao nhiêu tâm trạng, bao nhiêu tính cách, từ Sê-lăng, Pi-ra đến
Fri-le, Ca-xta-nét, từ vị giám mục quyền thế đến gã sinh đồ khốn khổ… Điều này cho
thấy nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông rất đa dạng và phong phú, nhân vật trong
tác phẩm xuất hiện ở nhiều tầng lớp khác nhau, ngoại hình và tính cách vô cùng phong
phú và có nhiều điểm riêng nổi bật không bị trùng lấp vào nhau.
Tác giả nhận xét về nhân vật “Niềm say mê làm việc, sự rèn luyện gần như quân
sự và lối nói thẳng của trường Bách khoa khiến anh hoàn toàn không biết màu mè và
giả tạo” [4; tr.273,274]. Gương mặt trẻ trung của Luy-xiêng toát ra sự bồng bột ngay
thẳng và một “điều không tha thứ được trong thời đại kiểu cách này là anh có vẻ nhẹ
dạ, vô tư lự”. Nhưng Stendhal không lý tưởng hóa nhân vật, ông để Luy-xiêng tự phân
tích, để nhiều người nhận xét, đánh giá về anh, từ góc độ của họ. Tính cách Luy-xiêng
được rọi sáng từ nhiều phía, bộc lộ mọi mâu thuẫn. Bên cạnh đó thì nhân vật Giuyliêng lại là một tính cách độc đáo. Vẻ ưu tú, nước da xanh xao, thân hình mảnh dẻ
khiến anh như chú vịt con xấu xí “bị tất cả mọi người trong nhà khinh bỉ”. Nhưng bên
trong chàng thanh niên mười chín tuổi có vẻ ngoài như đứa trẻ rụt rè, yếu đuối lại sôi
sục một nghị lực lớn lao, đó là sức mạnh của đầu óc mẫn tuệ, của tính cách kiêu hãnh
và tâm hồn nhạy cảm. Goóc-ki nói rằng: “Giuy-liêng Xô-ren là thủy tổ của những nhân
vật khi bước vào đời, đã tin rằng trình độ phát triển cao về trí tuệ sẽ đảm bảo cho mình
một địa vị xã hội, cũng như sự độc lập và tự do trong tư tưởng, trong hành động” [4;
tr.268]. Stendhal và các nhân vật của ông như Giuy-liêng Xô-ren, Luy-xiêng lơ-oen

không chỉ mang chủ nghĩa cá nhân đó chỉ là mặt trái của họ, họ còn là những cá nhân
đang tìm cách trong một xã hội có phần xa lạ đối với một số phẩm chất tự nhiên của
họ.

5


Theo Stendhal, sự sa sút của nghị lực cá nhân và lòng dũng cảm trong xã hội
đương thời buộc người ta phải khâm phục nghị lực và lòng dũng cảm, bất kể nói hướng
về cái gì. Nữ tu viện trưởng Caxtrô, Bê-a-t’rix Xăng-xi hay Vit-tô-ri-a A-cô-ram-bô-ni
những con người đáng thương xót hay đáng ghê sợ này đều là những tính cách mãnh
liệt, khác hẳn bọn trưởng giả đương thời. Đứng trong “bùn lầy”, Stendhal tìm tòi
những cá tính rực rỡ. Ốc-ta-vơ, Ác-măng-xơ, Piêt’rô, Giuyn-liêng, Luy-xiêng, Fa-brixơ mặc dù địa vị và số phận khác nhau, song đều đối lập với cái bình thường, mờ xám
đương thời. Nhưng những nhân vật mang nhiều chất lãng mạn này vẫn là những tĩnh
cách rất hiện thực. Nghệ thuật và tài năng phâm tích tâm lý của nhà văn đã lý giải một
cách sáng sủa những hành động tưởng như kỳ dị nhất. Ip-pô-lit đánh giá “Stendhal là
nhà tâm lý học vĩ đại nhất của thời đại bấy giờ và có thể là của hết thảy các thời đại”
[4; tr.292]. Bên cạnh các ý kiến của các nhà phê bình văn học thì cũng có khá nhiều
công trình nghiên cứu xoay quanh đề tài nhân vật của Stendhal như: Nhân vật vỡ mộng
trong tiểu thuyết “Đỏ và đen” của Stendhal, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Đỏ và
đen” của Stendhal,…
Vì vậy có thể nói, việc tìm hiểu một cách chuyên sâu về nhân vật trong các sáng
tác của Stendhal là tương đối mới mẻ và không phải không khó khăn, phức tạp. Nhưng
với tinh thần học hỏi người viết sẽ cố gắng kế thừa và phát huy những thành tựu nghiên
cứu của nhà nghiên cứu, phê bình văn học tiền bối để hoàn thành đề tài một cách hệ
thống và rõ ràng.

3. Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát lịch sử vấn đề, chúng tôi xác địnhh đối tượng nghiên cứu
cho luận văn đó là “Đặc điểm nhân vât trong truyện ngắn của Stendhal”, từ đó

khẳng định những nét mới mẻ và sự đóng góp ở phương diện xây dựng nhân vật
của Stendhal cho nền văn học nước Pháp cũng như của toàn thế giới nói chung.

4. Phạm vi nhiên cứu
Trong phạm vi luận văn, chúng tôi có tìm hiểu nhiều tác phẩm của Stendhal
nhưng do yêu cầu của đề tài nên chỉ tập trung khảo sát ở mảng truyện ngắn của ông mà

6


tiêu biểu “Mối tình không tưởng” trong quyển tập cùng tên và “Vanina Vanini”, “Nữ
trưởng tu viện Caxtrô” trong quyển tập truyện ngắn Pháp.

5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu các loại hình nhân vật trong truyện ngắn của Standhal chỉ ra những nét
tiêu biểu của các loại hình nhân vật này.
Khẳng định tài năng của nhân vật.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp so sánh.
Phương pháp lịch sử.
Phương pháp phân tích và tổng hợp.
Phương pháp thống kê và phân loại.

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1 Thời đại
1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội pháp nữa đầu thế kỷ XIX

Ở nước Pháp, cuộc cách mạng 1789 do giai cấp tư sản lãnh đạo đã đánh đổ đế
chế phong kiến và nền quân chủ chuyên chế và đưa giai cấp đó lên nắm quyền. Tuy
nhiên, con đường đi tới toàn thắng không phải là không có vấp váp: một mặt, giai cấp
quí tộc không cam chịu thua ngay trong một keo đầu, mặt khác, để chiến thắng chế độ
phong kiến, giai cấp tư sản nhất thiết phải dựa vào lực lượng to lớn của quần chúng
nhân dân lao động thành thị và nông thôn, nhưng chính bản thân nó lại sợ phong trào
quần chúng. Vì vậy, có thể nói lịch sử nước Pháp từ 1789 đến 1848 là quá trình đấu
tranh của giai cấp tư sản Pháp luôn luôn phải đối phó hai mặt với giai cấp quý tộc và
với nhân dân lao động để giành lấy và củng cố chính quyền.
Từ 1789 đến 1794, cuộc cách mạng tư sản Pháp phát triển theo hướng đi lên:
chính quyền dần chuyển vào tay những đại biểu cấp tiến nhất của các tầng lớp cách
mạng. Đối phó với giai cấp quý tộc cùng âm mưu của nó dựa vào lực lượng phong
kiến, tư bản nước ngoài để phục hồi, năm 1793 bộ phận cách mạng nhất của giai cấp tư
sản, do phái Jacôbanh (Jacobins) đại diện, liên kết với dân nghèo thành thị và quần
chúng nông dân, lên nắm chính quyền và thiết lập nền chuyên chính Jacôbanh, với
Rôbexpie (Robespierre) đứng đầu, không thỏa mãn được lợi ích của quần chúng bình
dân đòi hỏi thực hiện bình đẳng về kinh tế và tiến hành những phương sách quyết định
chống giai cấp tư sản, bản thân giai cấp tư sản, cũng không cần sự chuyên chính của
Jacôbanh nữa khi nó đã thực hiện xong nhiệm vụ lịch sử của nó là tiêu diệt quan hệ
phong kiến. Do đó xảy ra cuộc chính biến phản cách mạng 9 Tecmiđo (9 Thermidor)
sát hại Rôbexpie và lật đổ nền chuyên chính Jacôbanh.
Nhưng sau đó, đối phó với bọn phong kiến và tư sản nước ngoài âm mưu xâm
lược là phục hồi nền quân chủ ở Pháp, đồng thời đối phó với quần chúng nhân dân, giai
cấp tư sản Pháp lại phải dựa vào nền quân phiệt độc tài của Napôlêông Bônapactơ

8


(Napoléon Bonaparte). Viên tướng này, với tài quân sự của mình, trong buổi đầu đã
lãnh đạo quân đội cách mạng đánh tan âm mưu bao vây và xâm lược nước Pháp của

những thế lực phản động châu Âu liên kết lại, nhưng chẳng bao lâu Napôlêông trở
thành kẻ độc tài, lên ngôi hoàng đế, thiết lập nền Đế chính thứ nhất (1804-1815) và
cầm quân xâm lược các nước châu Âu.
Cho tới năm 1815, các thế lực phản động châu Âu đánh bại Napôlêông ở trận
Oateclô (Waterloo), thiết lập Liên minh thần thánh là đưa dòng họ Buôcbông
(Bourbons) về khôi phục lại nền quân chủ ở nước Pháp. Luy XVIII (Louis XVIII), do
quân đội nước ngoài đưa về nước Pháp “trong một chuyến xe chở hàng”, thiết lập nền
Trùng-hưng (1815-1830). Các lực lượng phản động trong nước, từ giai cấp quí tộc đến
nhà thờ cơ đốc giáo, được cơ hội ngóc đầu dậy, chống lại giai cấp tư sản, đàn áp nhân
dân lao động và âm mưu khôi phục lại mọi đặc quyền đặc lợi xưa kia của chúng, nhất
là dưới thời Saclơ X (Charles X), nối ngôi Luy XVIII từ năm 1824, nhưng dù sao
chúng không thể thủ tiêu những thành quả cơ bản của cách mạng, chế độ gia trưởng
phong kiến lỗi thời bị thanh toán và được thay thế vĩnh viễn bằng chế độ tư sản.
Song mãi tới năm 1830, giai cấp tư sản mới hoàn toàn đánh bại vĩnh viễn được
giai cấp quý tộc, dựa vào nhân dân lao động, họ lật đổ nền Trùng-hưng trong những
ngày tháng bảy “vinh quang” và thiết lập nền quân chủ tháng Bảy (1830-1848), thực
chất là nền dân chủ tư sản, bọn đại tư sản tài chính và ngân hàng, lên nắm quyền chính
quyền với “ông vua của bọn con buôn”, Luy Philip (louis Philippe) ở ngai vàng, và tên
chủ ngân hàng Laphitơ ( Laffite) làm thủ tướng. Đánh bại được giai cấp quý tộc, giai
cấp tư sản quay ra đối phó với nhân dân lao động, nhất là với phong trào công nhân
phát triển mạnh từ những năm 30 trở đi, khi nước Pháp đi vào con đường công nghiệp
hóa. Giai cấp tư sản đã không ngần ngại đàn áp thẳng tay giai cấp công nhân trong
những cuộc nổi dậy liên tiếp của họ, như ở Lyôn (1831, 1834) hay ở Paris (1832,
1834), và nhất là trong những ngày đẫm máu tháng Sáu 1848, sau cuộc cách mạng
tháng Hai đưa bọn tư sản công nghiệp lên nắm chính quyền.
Như vậy rỏ ràng là từ 1789 đến 1848, xã hội Pháp trãi qua những cơn bảo táp
cách mạng dữ dội chưa từng thấy, qua đó đấu tranh giai cấp biến chuyển đi từ những

9



hình thái phức tạp tới chổ ngày càng “đơn giản hóa”, như Mác và Ănghen đã nhận
định. Giai cấp tư sản Pháp từ chổ là một lực lượng xã hội tiến bộ, lãnh đạo khối chính
thể “Đẳng cấp thứ ba”- chống phong kiến, chống giai cấp quý tộc, đã chuyển sang vị trí
của một lực lượng phản động đàn áp nhân dân lao động, cản trở bước tiến của xã hội.
Giai cấp công nhân Pháp từ chổ bé nhỏ, làm chổ dựa cho giai cấp tư sản chống phong
kiến, đã lớn dần và trưởng thành, thoát ly giai cấp tư sản để trở nên một lực lượng
chính trị độc lập, lần đầu tiên chiến đấu trực diện chống giai cấp tư sản vào tháng Sáu
năm 1848. Rút cục, “cuộc đấu tranh giữa ba giai cấp ấy (giai cấp quý tộc, giai cấp tư
sản và giai cấp công nhân) và sự xung đột về lợi ích của họ là động lực của toàn bộ
lịch sử cận đại” [13; tr.8,9].
Bão táp cách mạng đó, cuộc đấu tranh quyết liệt giữa ba giai cấp chủ yếu đó, tác
động mạnh mẽ đến văn học Pháp, đã đưa tới sự hình thành chủ nghĩa hiện thực phê
phán và cung cấp nội dung phong phú cho trào lưu văn học này, mở đầu bằng những
sáng tác Stendhal
1.1.2 Bối cảnh văn hóa tinh thần
Văn học ở thế kỉ XVIII xác định mối liên hệ chặt chẽ giữa văn học với triết học
chính trị, “Triết gia là một con người hành động ở tất cả các lĩnh vực bằng lý tính”
(Dumarsais) [6; tr.17]. Niềm tin về lý tính mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo, Voltaire đã
định nghĩa: “Niềm tin tôn giáo là tin vào cái gì mà lý tính không hề tin” [6; tr.17]. Bằng
“ánh sáng” của nó, lý tính hoạt động như một người hướng dẫn vào một chất men say.
Từ “ánh sáng” đã được áp dụng có hệ thống và hoạt đông trí tuệ và văn hóa của con
người và gần như đồng nghĩa với “khoa học và nghệ thuật”. Và ánh sáng đó đã cho
phép cá nhân tự hướng dẫn mình trong cuộc đời ngắn ngủi và trong thế giới rộng lớn
và hướng đến một cuộc cách mạng thế giới. Nhà văn thầy tu Prevost muốn nêu lên ý
niệm “triết gia công giáo” để phản ứng lại triết lý “ánh sáng”. Rousseau ca ngợi “ánh
sáng của lý tính”, chất triết học đã thấm nhuần trong nhiều tác phẩm của Voltaire và
Rousseau.

10



Tất cả những nhà văn lớn của thế kỷ XVIII có thể được gọi là những “Nhà văn
chính trị” và muốn hiểu được họ, và khám phá ra ba trình độ về chính trị là: chính trị lý
thuyết chính trị lan tỏa trong phong tục tập quán, chính trị thực hành. Voltaire chống
lại “sự ti tiện” với tư cách là nhà thơ, người kể chuyện, nhà triết học, nhà bách khoa
Diderot muốn trở nên vừa là nhà văn, triết gia, vừa là cố vấn chính trị ông đã tìm ra con
đường tiểu thuyết. Nhưng với ý nghĩa sâu sắc của từ này phải kể đến Montesquieu vad
Rousseau là “những nhà văn chính trị” xuất sắc, đã có những khám phá về chính trị, đã
đặt chính trị vào trung tâm hoạt động văn học mà không phải là khống chế văn học
theo nhu cầu chính trị. Họ đã có công mang lại một hình ảnh mới về quan hệ giữa
người và xã hội, làm sâu sắc của mối quan hệ nguy hiểm nhưng luôn luôn phong phú,
thống nhất chính trị và văn học, viết và suy tưởng, các nhà văn ánh sáng tranh đấu cho
mọi công dân và cho các nhà văn; họ là lá cờ đầu của “sự sáng tạo tự do”
Từ những năm 30, chế độ tư bản chiếm địa vị thống trị, phong trào công nhân
bắt đầu lớn mạnh, “Quan hệ đã đơn giản hóa đến mức chỉ còn có những người cố ý
nhắm mắt lại mới thấy rằng cuộc đấu tranh giữa ba giai cấp lớn ấy (quí tộc, tư sản,
công nhân-HN) và sự xung đột vì lợi ích của họ là động lực của toàn bộ lịch sử cận
đại” (Karl Marx và Engels) [6; tr.19]. Cách mạng tháng 2 năm 1848 là “cuộc xung đột
đầu tiên giữa tư bản và vô sản”, chủ nghĩa hiện thực Pháp ra đời, chia làm hai giai
đoạn, ranh giới phân chia là cách mạng 1848. “Nếu đức hạnh sa ngã, nếu tật hư thắng
thế, tư tưởng của các tác phẩm không có gì đáng nghi ngờ: phải kết án xã hội” (tựa
Tấn trò đời, xuất bản 1853). Khác với phương pháp lãng mạn cường điệu tác dụng chủ
quan của nghệ sĩ, phương pháp hiện thực chú trọng tính khách quan của sự thể hiện
nghệ thuật, nghệ thuật là ước lệ, nhưng tiểu thuyết ít tính chất ước lệ hơn cả so với các
loại tiểu thuyết, tiểu thuyết hiện thực Pháp là đỉnh cao của tiểu thuyết Tây Âu. “Đối với
tôi là một nhà văn, nền văn học lớn của Pháp với Stendhal, Balzac, Flaubert…đã có
một ảnh hưởng giáo dục thực sự và sâu sắc” (Gorki) [6; tr.20]. Cuộc đảo chính tháng
12 năm 1851 thủ tiêu Cộng hòa. Đế chế Napoléon III kiểm soắt gắt gao văn chương,
báo chí, củng cố chế độ bằng chiến tranh và phát triển kinh tế, công xã Pari bị đàn áp.

Từ 1870, nền Cộng hòa thứ 3 mở rộng chinh phục thuộc địa ở Viễn Đông và châu Phi,

11


thời kỳ này văn học có nhiều dòng phát triển song song, nhân danh nghệ thuật và khoa
học, nhiều nhà văn chống lại khuynh hướng chủ quan của phong trào lãng mạn, trường
phái Parnasse chủ trương nghệ thuật thuần túy, chủ nghĩa tự nhiên áp dụng sinh học và
văn học với loại tiểu thuyết thực nghiệm. Bằng những văn tượng trưng, thơ tượng
trưng muốn khơi sâu đời sống tâm linh.

1.2 Tác giả và sự nghiệp sáng tác
1.2.1 Cuộc đời
Nhà văn tên thật là Marie-Henri Beyle sinh ngày 23-1-1783 ở Grơnôblô
(Grenoble), thuộc một gia đình luật sư giàu có, mẹ ông mất sớm, bố có tư tưởng bảo
thủ, hầu như hoàn toàn giao phó việc giáo dục ông cho một linh mục gia-tô. “Nghệ
thuật sư phạm” của ông này chỉ có kết quả làm cho Stendhal căm thù nhà thờ và tôn
giáo. Chàng thanh niên đó giấu thầy học đọc sách của những triết gia Ánh sáng thế kỷ
XVIII như Cabanix (Cabanis), Điđơrô (Diderot), Đonbas (d’Holbach)…và thừa hưởng
của họ những quan điểm duy vật về thế giới, thái độ phê phán đối với tu hành và giai
cấp quý tộc, lòng tin tưởng vào trí tuệ, lý trí của con người, sự quan tâm tích cực tới
những vấn đề của xã hội, đặc biệt là cuộc cách mạng 1789 bùng nổ khi Stendhal mới
lên bảy tuổi đã gây ấn tượng sâu sắc trong đầu óc cậu bé. Lý tưởng và mơ ước của
nhân dân về tự do, bình đẳng, bác ái, lòng thù ghét của họ đối với chế độ chuyên chế
và chế độ nô lệ, tất cả những nguyện vọng cao cả đó của thời đại cách mạng đã tác
động mạnh mẽ đến tuổi trẻ của Stendhal và là những yếu tố quyết định sự hình thành
thế giới quan của nhà văn tương lai. Ông chống lại tư tưởng bảo thủ của bố và suốt đời
trung thành với lý tưởng cách mạng, không có nhà văn Pháp thế kỷ XIX nào bảo vệ
những lý tưởng đó nhiệt thành và can đảm như Stendhal.
Nhưng Stendhal có nhược điểm là nuôi ảo tưởng đối với Napôlêông. Khi mười

bảy tuổi, ông đã sung vào quân đội và theo Napôlêông tham gia nhiều chiến dịch như ở
Ý, ở Đức, và cả ở Nga năm 1812. Lúc đầu ông tin tưởng ở Bônapactơ, cho ông ta là
người kế tục sự nghiệp của cách mạng. Khi đó quân đội Napôlêông đặt chân vào những
nước chậm tiến như Đức hay Ý có tác động là hướng dẫn những dân tộc ấy theo con

12


đường phát triển tư sản tiến bộ, điều này không khỏi gây ảo tưởng cho một số đầu óc
tiên tiến đương thời như Stendhal trong một thời kỳ nhất định. Cho nên Stendhal đã lý
tưởng hóa Napôlêông trong một số tác phẩm của ông, tuy nhiên sau khi Napôlêông lên
ngôi hoàng đế nước Pháp, ông nhận ra dần tính chất chuyên chế của Napôlêông và
nhìn thấy mối nguy cơ cho tinh thần cách mạng chân chính. Ông thở than: “sung
sướng thay những vị anh hùng chết trước năm 1804!” [13; tr.12]. Đặc biệt, cuộc hành
quân của Napôlêông sang đất Nga đã cho ông thấy hết bản chất chính trị của
Napôlêông. Trong thời gian này ông viết “Mỗi ngày cách mạng lại mất đi một điều tốt
lành”, vì thế cho nên Stendhal không hề đau khổ khi Napôlêông sụp đổ và cũng không
theo phục vụ ông ta trong thời kỳ “Một trăm ngày”. Tuy vậy, Stendhal cũng biết rằng
sau khi dòng họ Buôcbông trở lại nắm quyền thì nhân dân càng khổ cực hơn, cho nên
khoảng những năm 20 ông thường đối lập Napôlêông với bọn chính trị khách thời
Trung – hưng và vẫn còn những nhận xét tốt về ông ta.
Sau khi Napôlêông sụp đổ và triều đại Buôcbông được khôi phục, Stendhal rời
Pháp sang ở nước Ý một thời gian dài, chỉ thỉnh thoảng mới về nước. Ông rất yêu nước
Ý, nước này có vai trò không nhỏ trông sự hình thành nhân sinh quan của nhà văn, đời
sống xã hội sôi sục ở nước Ý lôi cuốn ông, và làm ông quen với các chiến sĩ của phong
trào cách mạng dân chủ carbonari chống lại “Liên minh thần thánh” của bọn phản động
Mettecnich (Metternich), nhằm giải phóng dân tộc và thống nhất nước Ý. Thời kỳ sống
trên đất Ý đã để lại nhiều vết tích trong sáng tác của Stendhal. Ông say sưa nghiên cứu
nghệ thuât, hội họa, âm nhạc Ý và viết một loạt tác phẩm lớn của ông sau này là tiểu
thuyết Tu viện thành Pacmơ (la chart reuse de Parme).

Những năm 1822 xảy ra phong trào khởi nghĩa Carbonari ở một loạt thành phố
Ý. Cảm tình của Stendhal đối với phong trào đó khiến chính quyền Mettecnich tố cáo
ông và trục xuất ông ra khỏi lãnh địa của Áo ở Bắc Ý. Trở về nước, ông tham gia tích
cực vào đời sống xã hội và văn học Pháp trong những năm 20. Nhưng trung thành với
ý tưởng cách mạng của thế kỷ XVIII, Stendhal căm ghét cay đắng nền thống trị
Buôcbông, ông chống lại bọn quý tộc và nhà thờ, ông cũng đã nhận ra bản chất xấu xa
của những quan hệ tư sản mà bọn Đảng tự do đại diện lúc bấy giờ. Thái độ này được

13


phản ánh sâu sắc trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Đỏ và Đen (Le Rouge
et le Noir). Trên địa hạt văn học, ông hăng hái tham gia những cuộc tranh luận sát cánh
với phái lãng mạn chủ nghĩa chống lại phái cổ điển chủ nghĩa và ông viết thiên luận
chiến Raxin và Sêchxpia (Racine et Shakespeare).
Năm 1830, vua Luy Philip cử Stendhal làm lãnh sự ở Triextơ, nhưng
Mettecnich coi ông là người “khả nghi” nên không nhận, và ông trở thành lãnh sự ở
một lãnh địa của giáo hoàng.
Năm 1842, Stendhal về Pháp định lưu lại ở đó ít lâu, bắt đầu ông bị áp huyết và
chết ngay trên một đường phố ở Pa-ri ngày 8-3-1842.
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác
Stendhal bắt đầu sự nghiệp văn học bằng việc sáng tác những tiểu luận nghiên
cứu về nghệ thuật Ý: “Đời sống của Haydn”, “Moozart và Meetaxtadơ” (Vies de
Haydn, de Mozart et de Mestastase, 1814), “Lịch sử hội họa Ý” (L’Hiistoire de la
peinture en Italie, 1817), “Rôme”, “Naplơ và Florăngxơ” (Rome, Naples et Forence,
1817). Năm 1822, ông viết thiên khảo luận tâm lý “Về tình yêu” (De l’Amour) tỏ rõ
khuynh hướng phân tích tâm lý của ông. Khoảng 1823-1825, trong không khí sôi nổi
đấu tranh chống chủ nghĩa cổ điển mới, ông viết thiên luận chiến Raxin và Sêchxpia,
nó như một bản tuyên ngôn của trường phái lãng mạn, nhưng sự thật nó đã đặt cơ sở
đầu tiên cho mỹ học hiện thực chủ nghĩa của ông. Cùng những sách khác viết về nghệ

thuật như “Đời sống Rooxxini” (Vie de Rossini, 1824); “Dạo chơi ở Romơ”
(Promenades dans Rome, 1829), những tác phẩm trên đây chỉ như là sự chuẩn bị cho
một cuộc hoạt động văn học quan trọng hơn của Stendhal.
Về tiểu thuyết, tác phẩm đầu tiên của ông là “Acmăngxơ Romance” (1827)
trong đó ông phân tích tâm lý của lớp thanh niên quý tộc thời Trùng-hưng, hai thiên
tiểu thuyết kiện tác của Stendhal là “Đỏ và Đen” (1813) và “Tu viện thành Pacmơ”
(1893) đã xếp Stendhal vào hàng những bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực phê phán.
Ngoài ra Stendhal còn viết một loạt những “Ký sự ở nước Ý”, cuốn truyện tự thuật

14


“Đời sống của Hăngri Bruyla” (La vie de Hanry Bruland) và một số tác phẩm khác nữa
bỏ dở.
Nhưng ông lại thành công hơn với tiểu thuyết tâm lý và xu hướng hiện thực
đang phát triển với tác phẩm nhiều sức thuyết phục, một số tác phẩm như “Nữ trưởng
tu viện Caxtrô” và một số truyện khác có tên chung “Biên niên nước Ý". Bên cạnh đó
ông cũng viết những truyện vừa trong đó có tác phẩm đặc sắc “Vanina Vanini” (1829)
kể về câu truyện tình yêu trái khoáy giữa một chiến sĩ kiên cường của phong trào cách
mạng Cacbonari với một phụ nữ quý tộc kiêu hãnh và tự phụ.

15


CHƯƠNG 2. SỰ ĐA DẠNG VỀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN STENDHAL
2.1 Sự đa dạng về tầng lớp
2.1.1 Tầng lớp thượng lưu quý tộc
Tầng lớp quý tộc được Stendhal đề cập nhiều trong các tác phẩm của ông điển
hình qua ba tác phẩm nghiên cứu. Trong “Mối tình không tưởng”, tuýp nhân vật này

được thể hiện ở bá tước Vanghel, người làm đến đại tướng với nhiều chiến công vang
dội, ở ngài quận công C cùng với nhiều các sĩ quan trẻ luôn nhìn ngó gia đình mà nàng
Mina thường kế, bá tước Rupper một người chỉ biết ăn xài cho ra vẻ con nhà quí phái,
chỉ riêng ông Alfred là người thuộc lớp thượng lưu nhưng lại có phẩm chất tốt đẹp,
bình dị. Bên cạnh đó thì việc xuất hiện của các phu nhân cũng làm cho tác phẩm thêm
phần sang trọng. Phu nhân Vanghel là hiện than của một người suốt đời chỉ biết chăm
sóc chồng con một cách tận tụy, đến nỗi mà khi mất đi bà vẫn chưa tròn tâm nguyện vì
đứa con gái duy nhất của mình chưa có nơi nương tựa. Bà bá tước D là nhân tình của
một vị tiểu vương, mến mộ Mina nên đã giúp Mina có được giấy phép thông hành xuất
ngoại. Hay phu nhân Cély một người rất mến tính cách của Mina luôn bên cạnh động
viên và an ủi nàng khi mẹ nàng mất, bà còn giữ vai trò quan trọng như một cầu nối cho
Mina gặp gỡ Alfred để từ đó cuộc đời nàng thay đổi hoàn toàn. Và một nhân vật khác
cũng mang đậm tính chất của giới thượng lưu là phu nhân Larcay, một người chỉ thích
và dành trọn thời gian cho những cuộc gặp gỡ, dạ hội đầy tốn kém ở những nơi sang
trọng cùng những nhân vật sang trọng luôn xuất hiện trong các buổi tối vũ hội ở quán
La Redoute mà vợ chồng bà Larcay thường tham dự.
Tương tự với tác phẩm trên “Vanina Vanini” cũng vậy. Trong buổi đại vũ hội
do dòng tộc Vanini tổ chức có nhiều qua khách xuất hiện, vua chúa cùng với các phu
nhân tôn quý của mình. Chàng trai Liviô Xavenli được Vanina thích trêu cợt vì chàng
có vẻ si tình hết sức, bản thân chàng cũng là vương tước. Phu nhân Vitêletsi một người
giàu lòng nhân đạo đã cứu Mitxirili thoát khỏi bọn truy lùng. Đức ông Catăngđara chú
chồng tươi lai của Vanina làm đến bộ trưởng bộ cảnh sát nhưng ông rất mê các cô gái

16


đẹp đặc biệt trở nên mê muội trước nhan sắc của đứa cháu dâu Vanina. Với viên khâm
sai một bậc đại thần nhút nhát, sợ sệt ngay cả với một người phụ nữ chân yếu tay mềm.
Còn riêng với “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” thì toàn bộ thành viên gia đình của
nàng Hêlen là một đại diện cho tầng lớp quý tộc, cha nàng vị lãnh chúa Đơ Căngpirêly

là một nhà quý tộc giàu có nhất xứ, phu nhân của ông lại là một địa chủ lớn trong
vương quốc Na-plơ. Con trai của họ Fabiô một thanh niên rất tự hào về dòng dõi của
mình. Tất cả họ chỉ qua lại với những người giàu sang thuộc tầng lớp thượng lưu quý
tộc, còn với những người thuộc tầng lớp khác chỉ một cái nhìn thôi với họ cũng là một
sự xúc phạm nặng nề. Nhà thơ nổi tiếng Xêxinô với những vần thơ bất hữu đã được
mời về dạy thêm cho Hêlen. Vị lãnh chúa của dòng họ Côlona. Giáo chủ Xăngti-Catrô
người nắm trong tay quyền quyết định ai sẽ trở thành tu viện trưởng thế nhưng ông lại
vì lợi ích cá nhân mà bán chức vị của Thiên Chúa, đúng là một cái tội không hề nhỏ tí
nào.
2.1.2 Tầng lớp tư sản
Stendhal đề cập đến rất ít nhân vật trong các tác phẩm nói về tầng lớp tư sản của mình.
Tiêu biểu là cha của nàng Vanina - một vị chủ ngân hàng trứ danh đại diện cho tầng
lớp đại tư sản giàu có bậc nhất thành La Mã, bên cạnh đó ông cũng không quên nhân
vật đại diện cho tiểu tư sản như chị hầu phòng cũ của nhà Vanina đã thôi việc lấy
chồng và buôn bán nhỏ ở Phoocli nhưng chị vẫn rất nặng tình nặng nghĩa, sẵn lòng
giúp đỡ nàng Vanina không ngại nguy khó. Hay trong “Mối tình không tưởng” thì bà
Gramer chủ quán trọ thiếu thốn vật chất nhưng lại giàu tình cảm, phẩm chất cao
thượng.
2.1.3 Tầng lớp bình dân
Đến với “Mối tình không tưởng” ta thấy được tinh thần lạc quan, yêu đời luôn
phấn đấu vì tương lai của mình ở đứa tớ trai Dubois tuy đã ở độ tuổi 40. Hay đứa tớ gái
của Vanina trong tác phẩm cùng tên. Và linh mục Cari tốt bụng luôn giúp đỡ Vanina và
Mitxirili. Hơn thế với “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” thì nhiều nhân vật xuất hiện,
Ranuyxơ người bạn thân thiết của Giuyn luôn bên chàng những khi gặp khó khăn hay

17


cho chàng những lời khuyên tốt đẹp. Cô Marietta cũng vậy, luôn xuất hiện những lúc
quan trọng nhất để giúp cho Hêlên và Giuyn được an toàn. Đức con yêu của nàng

Hêlen được toàn mạng không thể không kể đến Xêda đen Bênê xả thân quên mình vì
chữ trung với chủ nghĩa tình thiêng liêng và đôi vợ chồng nghèo khổ chỉ muốn có chút
tiền để cuộc sống đỡ vất vả hơn đã vô tình làm lộ chuyện của nàng Hêlen. Cuối cùng là
bác Uygôn đã trung thành hết mình vì chủ nhân.
2.1.4 Tầng lớp tu sĩ
Vị giám mục trẻ Xitađini hai mươi chín tuổi đã yêu say đắm nàng Hêlen, đeo
đuổi nàng cho bằng được và cũng chính vì ông mà Hêlen đã rơi vào bi kịch không lối
thoát. Cha xưng tội của tu viện Đông Luigi- người đưa bức thư vô tình vô nghĩa thay
cho giám mục Xitalđini đến tận tay Hêlên. Trong tu viện Viditaxiông, Hêlen cũng có
nhiều người bạn cũng như kẻ ganh ghét nàng. Bà Vichtoa tổng quản lí tu viện và con
gái của hầu tước B bà Bécnac đã tận tâm giúp Hêlen trong lúc nàng hạ sinh con trai và
giữ an toàn tính mạng cho đức bé. Ba nữ giám mục xứng đáng cho chức trưởng tu viện
đã là nguyên nhân khiến cho Hêlen thay đổi bắt ngờ hay những nữ tu gác ngục trong tu
việc thật khó khăn nghiêm khắc với Hêlen vì chẳng ưa nàng tí nào.

2.2 Sự đa dạng về tính cách
2.2.1 Nhân vật phản diện
Nhân vật phản diện là nhân vật mang phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý và lý
tưởng, đáng lên án và phủ định.
Nhân vật phản diện là thành phần không thể thiếu trong truyện, họ tạo nên kịch
tính của câu chuyện, làm cho truyện trở nên hay và dễ để lại ấn tượng cho người tiếp
nhận, vì thế Stendhal cũng không quên xây dựng cho mình những nhân vật phản diện
với nhiều tính cách khác nhau thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội. Nói là nhân vật phản
diện nhưng với Stendhal không phải là nhân vật độc ác, hay nhiều âm mưu thủ đoạn
mà ở đây là sự khắc họa độc đáo và tinh tế các nhân vật trong tác phẩm cũng như sự
tinh ý và sắc sảo khi nắm bắt tâm lý của đối phương rất tài tình. Và đôi khi, ta bắt

18



gặpcả câu chuyện, cả cuộc đời của một người lại nằm trong sự sắp đặt, tính toán trước
của nhân vật phản diện mà Stendhal đã tạo nên.
Từng bước đi sâu vào mỗi tác phẩm thì nhân vật phản diện ngày một rõ hơn trong
tư tưởng người đọc, nhân vật Bà Larcay trong “Mối tình không tưởng” là một phu
nhân. “Phu nhân này là người giàu nhứt và dễ thương nhứt trong vùng. Bà ta thường
tiếp khách, với tác phong sang trọng, nghiêm trang và vui vẻ vừa phải, tóm lại, không
chỗ chê được.” [5; tr.16]. Đó là tất cả những gì mà người khác nhìn nhận về bà phu
nhân giàu có Larcay, nhưng trong mắt của nàng Mina thì bà Larcay lại rất tầm thường
và khuôn khổ, giả tạo như bao người thuộc giới thượng lưu của Pháp. Quý phu nhân
này thích được người khác chú ý đến mình bằng vẻ bề ngoài đẹp, sang trọng, giàu có
hơn là được chú trọng tính cách con người bên trong. Bà Larcay và chồng là Alfred đã
đến trú ngụ tại khách sạn sang trọng nhấtt: A La Croix de Savoie,nhưng lại chê bai
rằng khách sạn này quá ồn ào, chi bằng tìm một biệt thự nho nhỏ ở sát bờ hồ, để bà
thêm phần khẳng định bản thân mình đối với tầng lớp thượng lưu quý tộc, bà tỏ ra rất
thích thú với việc tham dự các buổi hợp đêm, dạ hội mỗi tối tại khu nghĩ dưỡng.
Những buổi tiệc ấy chỉ mang tính chất kheo mẽ, thường dành cho những người thuộc
giới sang trọng tụ họp dập dìu với mục đích khoe của cải, khoe quyền thế. Bà Larcay
lại có tính khó hiểu nỗi là “Hễ ai tỏ ra thành thật siêng năng thì bà ta lại khinh” [5;
tr.25] bà ta có những cử chỉ hành động không đẹp và cao sang như chính thân phận của
bà. Bà Larcay quả là người tầm thường!
Bà vốn dĩ không để tâm đến những cử chỉ của đứa tớ gái Niken và chồng bà, bà
chỉ nghĩ nàng làm như vậy là bổn phận của đứa tôi tớ, mà chỉ lo trưng diện và vui chơi
ở các đêm hội, cho đến khi một ngày bà trông đứa tớ gái ấy ngày càng xinh đẹp, gương
mặt biến đổi lại thường đàn ông nào thấy mà không thèm thuồng thì bà lại nỗi cơn
ghen tức. Bà Larcay đã đặt thêm chuyện nói xấu về Mina trước mặt của nhiều người
đăc biệt là với ông Alfred và bà Gramer, bà nói xa nói gần để chồng bà và mọi người
tin rằng: “đứa tớ gái mang tên Aniken trong nhà chỉ là phường “Trốn chúa lộn chồng”
vì bị pháp luận truy nã nên tới xứ này mà ẩn lánh, nó sẵn sàng bôn tẩu khi tình nhân
nhiều vàng bạc đến rước đúng hẹn” [5;tr.31], điều này làm Mina lo sợ nhiều. Bà


19


Laracy lại hay có tính suy tưởng viễn vong, ghen tuông lại trọng sĩ diện nặng nề nên
trong đầu bà lúc này chỉ toàn những câu hỏi chất vấn, nghĩ ông Alfred và cô tỳ nữ ấy
đã làm gì ngoài sự kiểm soát của bà, bà không biết mà thiên hạ đã biết nên họ mới dám
đùa giỡn với bà như vậy, làm bà rất tự ái và mất sĩ diện.
Nhân vật bá tước Ruppert lại là một kiểu người đê hèn nữa trong cùng tác phẩm,
bá tước Ruppert xuất hiện trong tác phẩm với những hình ảnh tuyệt đẹp như một chàng
bạch mã hoàng tử nhưng càng về cuối tác phẩm bá tước này lại để nhiều thất vọng cho
người đọc. Bá tước Ruppert rất nổi danh trong vùng “Bá tước này còn trẻ, đẹp trai,
thoạt nhìn qua rất dễ thương, nhưng khi tiếp xúc nhiều lần, ai cũng nhìn nhận rằng
ông ta là người khó tánh, quá tầm thường” [5; tr14] đó là những lời giới thiệu đầu tiên
về bá tước Ruppert, nhưng sự thật bên trong có ai ngờ ông lại là người sống vì tiền, vì
tiền ông có thể làm bất cứ tất cả và hay soi mó, tìm tòi tiền bạc của cải của người khác.
Bởi ông chỉ là một bá tước có tiếng giàu sang nhưng không có miếng, bá tước đã tiêu
tan sự nghiệp, ông ta đang cố giữ nét sang trọng và cố làm mọi cách để ra tiền, với mục
đích để ăn xài cho ra vẻ con nhà quý phái. Khi Mina đến gặp bác tước để mua biệt thự
của ông kêu bán thì Mina đã lọt vào tầm nhấm của ngài bá tước ăn chơi này, ông ta dò
xét lý lịch của Mina và biết nàng là một tiểu thư sang trọng, lại thừa hưởng gia tài kếch
xù thế là Mina trở thành mục tiêu hướng đến của bá tước Ruppert. Bá tước trọng tài
sản này đã theo đuổi và tìm ra Mina trong một buổi tiệc dạ vũ đeo mặt nạ, mà Mina
đến đó để quan sát tình nhân của mình thì bắt ngờ bá tước xuất hiện với câu nói tình tứ
“Tình yêu đưa đẩy tôi tới đây để tìm ra sự hóa trang tài tình của tiểu thơ Mina de
Vanghel” [5; tr.34] bá tước nói tiếp “Tôi nhận được cô, khi tôi thấy mấy viên kim
cương quí giá, do thợ nhà nghề ở bên Đức gắn vào vỏ quí” [5;tr.34]. Nếu người ta yêu
nhau thật sự thì không ai đi để ý tiền tài, của cãi cả, bá tước đã nhận ra Mina qua những
viên kim cương điều đó đã cho thấy bá tước chỉ để ý tài sản trước hết, chứ không phải
nhận ra nàng từ dáng vóc hay mái tóc mà nàng có, như bao nhiêu người yêu nhau thật
sự thì chỉ cần thấy hoặc cảm nhận từ những thứ nhỏ nhặt nhất từ người mình yêu

thương. Bá tước càng tỏ ra mình yêu thương nàng Mina thì càng bị Mina nắm lấy
nhược điểm và biến bá tước Ruppert thành một tay sai, quân cờ cho Mina lợi dụng

20


trong kế hoạch trả thù của nàng, nếu làm tốt theo lời nàng phần hưởng sẽ là bá tước
được cưới nàng đồng nghĩa với việc sở hữu toàn bộ tài sản mà nàng đang có. Đó là
phần hưởng đúng với ý của bá tước Ruppert đang mong muốn nên làm sao mà bá tước
này không đồng ý với Mina được, bá tước không như các đấng nam nhi khác mạnh mẽ,
quyết đoán và có chủ ý cá nhân mà ngược lại bá tước luôn nghe lời Mina hay nói đúng
hơn là “ngoan ngoãn” theo như lời Mina nói. Ngài chỉ biết làm theo lời và hướng đến
mục đích cuối cùng có lợi cho bản thân. Bá tước càng tỏ ra quyết tâm hơn mỗi khi bị
Mina mỉa mai, khiêu khích để chứng tỏ tài năng và khả năng làm được việc mà nàng
Mina giao phó, bá tước Ruppert đã không phụ lòng nàng Mina ngược lại còn làm rất
tốt, tuy bị thương hơi nặng nhưng với những gì Mina đền công rất xứng đáng bằng tất
cả tài sản bên Đức mà cô có thì Ruppert rất hài lòng không tí câu nệ. Đó là tất cả hoàn
toàn con người của bá tước Ruppert, bá tước không hề yêu ai, chỉ yêu bản thân mình và
làm sao để có nhiều tài sản đáp ứng nhu cầu ăn xài xa xĩ của hắn như thế là trên hết,
không màng và quan tâm đến phẩm chất, đạo lý con người sống phải thế nào, chỉ cần
có cuộc sống xa hoa đầy đủ là hơn cả mọi thứ trên đời.
Stendhal tiếp tục xây dựng nhân vật phản diện trong “Nữ trưởng tu viện Caxtrô”
với cách thể hiện khác, bằng việc xây dựng một gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu quý
tộc với những thành viên khác nhau về cách nghĩ cũng như tính cách thì từ đó nhà văn
tài hoa của chúng ta đã xây dựng nên nội dung câu chuyện độc đáo và cuốn hút nhiều
người đọc bên cạnh đó cũng để lại nhiều ấn tượng trong họ. Với ba nhân vật cùng trong
một gia đình mang tính cách khác biệt nhau như mục đích chung vẫn là ngăn cản tình
yêu của Hêlen với chàng trai nghèo nàn, đó là điều sĩ nhục đối với dòng tộc Căngpirêli.
Vị lãnh chúa Đơ Căngpirêly ấy được tiếng là người phong nhã và giàu lòng từ
thiện, nhưng rất thiếu thông minh, bật thiệp. Con trai của ông cũng vậy chàng Fabiô là

một thanh niên rất tự hào về dòng dõi của mình, việc Giuyn Băngxifoóc xuất hiện
nhiều lần trước lâu đài của ông đã khiến vị lãnh chúa Căngpirêli thấy rất khó chịu và
lần tiếp xúc đầu tiên giữa ông và Giuyn Băngxifoóc, ông ta đã xĩ vả chàng một cách
nặng nề: “Sao ngươi dám cả gan cứ lai vãng trước nhà ta, và ngước nhìn một cách
hỗn xược vào các cửa sổ phòng con gái ta, ngươi, một con người không có đến một

21


tấm áo tươm tất để che thân? Nếu ta không sợ láng giềng hiểu lầm về hành vi của ta
thì ta sẽ cho ngươi ba đồng tiền vàng để ngươi đi La Mã mua một chiếc áo dễ coi hơn.
Như vậy, mắt của ta và mắt của con gái ta đỡ bị quần áo rách rưới của ngươi xúc
phạm” [2;tr.52] cách nói khinh bỉ, coi thường của cha nàng Hêlen dành cho Giuyn
Băngxifoóc, vì vẻ bề ngoài quá tầm thường, nghèo nàn của chàng không giống như các
vương tôn, công tử khác như ông mong đợi, lạ thay Hêlen lại chú ý đến chàng mà từ
chối tất cả các chàng trai giàu có khác lại làm cho vị lãnh chúa Căngpirêli tức giận
thêm gấp bội. Ông và chàng Faliô quyết tâm giết cho bằng được Giuyn Băngxifoóc
trong đêm mà chàng tặng hoa cho Hêlen như bao ngày trước đó, Fabiô trong đêm tối,
tưởng tiếng động mạnh vào lan can đá còn ngài Căngpirêli thì nổ súng trên mặt đất
đường ở phía lan can đá. Hai phát súng lập tức nổ ran vào lan can còn chàng Fabiô
càng thấy rõ sự tháo thắng và trẻ con nông nổi khi chàng ta quyết tâm bắn cho bằng
được Giuyn Băngxifoóc: “Fabiô nhanh chóng nạp lại đạn vào súng, và mặc dù ông bố
nói thế nào, y cũng cứ chạy ra vườn lâu đài, nhẹ nhàng mở cái cửa con thông ra phố
bên cạnh, và rón rén đi ra đấy quan sát kín đáo những người dạo chơi dưới lan can.”
[6; tr.60]. Bên cạnh đó anh chàng cũng không quên nạt nộ và răng đen đứa em gái khi
nàng giả vờ tiếp chuyện nhằm mục đích thăm dò thì đã bị Fabiô nhắm được ý của
nàng, đồng thời khẳng định với em gái sự quyết tâm và bản lĩnh của một người anh con
của gia tộc quyền thế: “Đồ xỏ lá, cô đừng tưởng tôi mắc mưu cô - y rảo bước ngang
dọc, vừa thét lên từ mặt đường,- nhưng cô hẫy chuẩn bị nước mắt, ta sẽ giết chết tên
hỗn láo dám đụng đến cửa sổ phòng cô” [6; tr.60]. Stendhal đã xây dựng tình huống

khắc nghiệt cho hai người Giuyn Băngxifoóc và Fabiô gặp nhau và quyết chiến máu
lửa để rồi Fabiô chèn ép Giuyn Băngxifoóc tột cùng khiến chàng phải ra một nhát kiếm
đoạt mạng Fabiô càng đẩy câu chuyện lên kịch tính cao trào. Fabiô không ngừng
buông ra những lời lẽ miệt thị, kinh bỉ Giuyn Băngxifoóc một cách tệ bạt, mắng nặng
nè sâu sắc của tính được sinh ra và lớn lên trong gia tộc giàu có bề thế tự cao tự đại,
không xem ai ra gì để rồi tự gieo cái chết vào bản thân. “Đồ vô lại, tao còn lại gì mày!
Mày kiếm tiền như thế đấy để thay bộ quần áo rách của mày” [2; tr.79] hay “Mày đã
nhặt được mảnh áo mắt lưới của mày ở cống rãnh nào vậy? Fabiô thét vào mặt

22


Giuyn” [2; tr.79]. Việc làm ấy đã khiến vị lãnh chúa Đơ Căngpirêly càng thêm thù
hằng Giuyn và treo giá cao cho những ai giết chết được Giuyn Băngxifoóc.
Cả cuộc đời của Hêlen đã tin và yêu một người mà suốt cuộc đời Hêlen đã rất ân
hận đó chính là người mẹ vĩ đại nhất trong cả đời nàng, Hêlen đã non nớt nghĩ điều đó.
Bà Vich-toa là một mẫu mực về tính thận trọng và sự thông minh, nhưng với tất cả sự
tài trí của mình, bà vẫn không ngăn ngừa được sự sụp đổ của gia đình bà, bằng tình
thương yêu của một bà mẹ luôn hiểu và chia sẻ cùng con gái, bà luôn xuất hiện đúng
những lúc quan trọng quyết định cả cuộc đời Hêlen. Khi Hêlen đang rất nguy hiểm
trong cơ thịnh nộ vô bờ bến của người cha không biết chuyện gì sẽ đến với nàng, thì
mẹ nàng bà Vich-toa đã nói với giọng rất nhẹ nhàng của người mẹ hiểu tâm lí con gái
và gởi vây cho nàng rất nhanh chóng. Bà làm cho Hêlen cảm giác rất an toàn khi bên
cạnh bà và nói thật lòng với bà mọi chuyện mà Hêlen đang hết lòng cất giấu. “Đây là
tập thư của con, mẹ không muốn đọc con đã thấy chúng ta sấp nguy khốn vì những bức
thư ấy chưa! Ở vào thế của con, mẹ sẽ đốt đi. Cầu chúa phù hộ cho con, con hãy hôn
mẹ nào” [2; tr.61]. Bà đã dần dần lấy được lòng tin tưởng không giới hạn của cô con
gái với hành động đẹp, cao cả của bà là giải cứu Hêlen cùng những bức thư tình mà bà
không hề đọc đến đồng thời cho nàng một lời khuyên rất hữu ích. Và cuối cùng nàng
cũng làm theo lời mẹ. Với sự thông minh, nắm bắt được tâm lý con gái mình bà đã xuất

sắc làm tròn vai trò người mẹ hoàn hảo, bên cạnh đó bà còn nắm trọn được trái tim của
nàng. Tình yêu thương tin tưởng của Hêlen cuối cùng chỉ mang lại kết quả cay đắng
cho chính nàng, bà đã lợi dụng tình yêu thương ấy để lấy thông tin và trả thù cho con
trai và chồng của mình mà không nghĩ đến cảm giác đau đớn cho tình yêu của nàng,
càng đau hơn khi bị mẹ đáp lại tình yêu thương bằng sự lừa dối, tổn thương nặng nề
khi tình yêu thương lại bị đem ra lợi dụng. “Có việc gì xảy ra thế hở con? Lạy chúa,
con hãy nói cho mẹ biết con đã làm gì hoặc sắp làm gì đi nào. Giá con cầm dao mà
đâm vào tim mẹ, mẹ cũng còn ít đau đớn hơn là con cứ một mực im lặng cay nghiệt
như thế kia với mẹ.” [2; tr.100] bằng những lời nói ngọt ngào và dạt dào tình yêu
thương dành cho con gái. Thế là bà mừng thầm trong bụng, bà đang lừa gạt con bà một
cách rất ngoạn mục bằng cả một kế hoạch trả thù sắp xếp sẵn sàng trong đầu mà bên

23


ngoài bà thể hiện sự chấp nhận tình yêu của nàng Hêlen. Hành động trả thù của bà
được sắp xếp tỉ mỉ từng việc nhỏ nhật nhất từ việc lấy thông tin từ con gái yêu quí nhất
đến việc chuẩn bị người phục kích chờ sẵn để giết Giuyn. Bà đã biến Hêlen trở thành
đứa để bà lợi dụng moi thông tin, để trả giá cho hành động dại dột ấy của Hêlen là
Giuyn đã bị trọng thương trong cuộc trả thù sắp đặt hoàn hảo và nàng mãi mãi không
được thấy Giuyn Băngxifoóc. Việc làm trả thù của bà đã vô tình đẩy con gái của mình
thay đổi nhiều không còn hồn nhiên, thơ mộng như ngày nào nữa mà trái ngược hoàn
toàn để rồi tự tìm đến cái chết trong sự hối hận tột cùng. Bà Vich-to tự cho mình có
công đẻ được một đứa con gái có nhan sắc nên cũng có tài điều khiển cuộc đời của nó.
Bà vốn là một con người nghiện trị vì, vẫn tự cho mình cái quyền điều khiển cuộc đời
con, dùng cả đến lừa dối để đạt mục đích, chính bà đã đưa cô con gái yêu quý đến cái
chết ác nghiệt, bằng một loạt biện pháp khéo léo, phối hợp có trí lý, sau khi gây khổ
đau cho Hêlen trong mười hai năm trời, hậu quả đáng buồn sao của bệnh nghiện cầm
quyền. Sau tất cả việc bà đã làm ra lợi dụng và gây đau thương cho con gái, bà lại tiếp
tục lừa dối nàng bằng những bức thư “giả” chữ viết của Giuyn. Rất khó để mà diễn tả

cho được niềm phấn khởi của nàng khi bóc thư, cũng như nỗi buồn sâu sắc sau khi đọc
thư. Chính bà Vich-to rất thông minh đã chế tạo ra nó, ý đồ của bà là bắt đầu cuộc trao
đổi thư tín bằng bảy, tám bức thư cháy bỏng tình yêu; bằng cách đó bà chuẩn bị tư
tưởng cho Hêlen tiếp những thư sau, trong đó tình yêu sẽ có vẻ như tàn lụi dần, đó là
sự sắp đặt thông minh có mưu tính tỉ mỉ và hoàn hảo từ trước. Bà đã giúp con mình đạt
ý nguyện trở thành nữ viện trưởng. Nhưng chỉ có việc là bà đã dấu nàng Hêlen về sự
thật Giuyn vẫn còn tồn tại với cái tên Lizara trong suốt mười hai năm và đến phút cuối
bà đã nói sự thật ấy, nhưng cũng chính sự thật từ bà đã là lý do lớn nhất khiến nàng
Hêlen tìm đến cái chết hơn là gặp Giuyn trong sự nhục nhã không xứng đáng với
chàng. Và kết chuyện, chính sự thông minh, muốn điều khiển cả cuộc đời con gái mình
và cơn bệnh nghiện trị vì ấy đã làm bà thật sự thất bại, dù bà có thông minh như thế
nào cũng không nào ngờ trước hết được sự việc, bà đã đưa con gái mình người thân
duy nhất còn lại với bà cũng tìm đến cái chết vì bà, gia đình tiêu tan, sụp đổ hoàn toàn
bà chính là người tự làm cho mình rơi vào hoàn cảnh khốn cùng nhất không một người

24


×