Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bạn có suy nghĩ gì sau khi xem đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ dưới đây: “Đế Thích: Ông Trương Ba... … vĩnh biệt vợ con...)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.44 KB, 2 trang )

Một đoạn kịch thật có ý nghĩa cho những ai thích tồn tại vào cuộc
sống giả tạo của kẻ khác.
I. Giới thiệu Lưu Quang Vũ và vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt.
II. Vị trí đoạn kịch: Lúc đối thoại với xác hàng thịt, với vợ, với cháu gái có lẽ Hồn Trương Ba muốn giữ
vững bản chất nguyên vẹn, trong sáng, tốt đẹp của mình. Khi đối thoại với con dâu, có lẽ Hồn Trương Ba
đã nhận ra bi kịch đang diễn ra cho gia đình ông do chính đời sống giả dối và vị kỉ, do suy nghĩ sai lầm
mang lại. Chính vì vậy mà ông thắp hương cầu Đế Thích xuất hiện. Và một cuộc đối thoại sòng phẳng
giữa Thần Thánh và Người đã diễn ra về cách sống toàn vẹn của một con người. Trong lúc tranh luận, cả
hai nghe cái Gái báo tin cho mẹ là cu Tị chết rồi. Đế Thích muốn chuyển Hồn Trương Ba qua xác cu Tị,
Đế Thích đồng ý, và hỏi lại: “Nhưng còn ông... rốt cuộc ông muốn nhập vào thân thể ai?”. Qua lớp diễn
này, chúng ta thấy:
1. Thần thánh cũng sai lầm, qua lời của Đế Thích: “Việc ông phải chết chỉ là một sai lầm của quan thiên
đình. Cái sai ấy đả được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống”. Nghe Đế Thích trần tình như thế,
Hồn Trương Ba đã đáp lại: “Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá và gượng ép chỉ làm sai thêm.
Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác”. Hồn Trương Ba đã lí
luận đúng, ngay từ sự việc của Trương Ba. Trương Ba phải chết vì sự sai lầm cùa các thần quan trên thiên
đình. Từ sai lầm ấy, và vì tính háo danh, muốn “người trên trời, dưới đất mới biết tới cao cờ như thế nào”
nên Đế Thích mới chắp vá và gượng ép” cho hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt tạo nên nỗi khổ
không chỉ cho Trương Ba mà còn với cả những người thân. Cũng vì ích kỉ, háo danh mà Đế thích quyết
phạm một sai lầm khác là cho Hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, nếu Hồn Trương Ba không kịch liệt phản
đối
2. Sự đấu tranh để được trở về với luật tự nhiên vật nào hồn đó trong một thể thống nhất của Hồn Trương
Ba:
+ Hồn Trương Ba xác định vấn đề: “Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết
hẳn!” Theo luật tự nhiên có sanh thì có tử.
+ Đế Thích thì buộc “Ông phải sông, dù với bất cứ giá nào...” - Và hù dọa: “Ông sẽ không còn lại một
chút gì nữa..”: Thỏa mãn thú vui và tính háo danh.
+ Hồn Trương Ba lại phải giải thích rằng cũng ham sống lắm, nhưng sống mà mình không còn là mình,
bắt người thân phải khổ vì mình thì đó là cái giá không thể trả được. Và Hồn Trương Ba đã đặt ngược lại
vấn đề rồi đi đến kết luận: “Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Họa chăng chỉ có lão lí tưởng và đám
trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc”. Dù “bọn khốn kiếp” đã được Hồn


Trương Ba giải thích nhưng cũng đụng chạm đến tự ái của Đế Thích. Và xem ra lời giải thích “Có những
cái giá đắt quá, không thể trả được..”, về sự vô lí là phải sống giả tạo để người khác (Đế Thích) tồn tại, rồi
đi đến quyết định: “Nếu còn tiếp tục sống, tôi cũng chẳng thích đánh cờ với ông nữa! Đánh cờ với ông
chán lắm! Không có gì chán bằng đánh cờ với tiên!” đã làm thay đổi ý định của Đế Thích để rồi “không
còn cái vật quái gở mang tên Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
III. Một đoạn kịch thật có ý nghĩa cho những ai thích tồn tại vào cuộc sống giả tạo của kẻ khác.
- Thấy rõ giá trị của luật tự nhiên để sống thật với chính mình.


Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học
>>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín,
nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại
học.



×