Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ QUÁ TẢI DÂN SỐ Ở ĐÔ THỊ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.58 KB, 21 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ QUÁ TẢI
DÂN SỐ Ở ĐÔ THỊ.
MỤC LỤC
Chương I. Một số vấn đề cơ bản về dân số đô thị :........................................3
1. Dân số đô thị .........................................................................................................3
1.1. Khái niệm dân số đô thị...................................................................................3
1.2. Đặc điểm của dân số đô thị.............................................................................3
2. Vấn đề quá tải dân số ở đô thị...............................................................................4
2.1. Quy mô đô thị hợp lý......................................................................................4
2.2. Khái niệm quá tải dân số.................................................................................5
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô dân số, lao động đô thị:
Quy mô dân số, lao động đô thị biến động do nhiều nguyên nhân:.......................5
3. Vấn đề quản lý dân số, lao động và việc làm đô thị..............................................6
3.1. Sự cần thiết của công tác quản lý dân số, lao động và việc làm ở đô thị.......6
3.2. Nội dung cơ bản của công tác quản lý dân số ở đô thị....................................7
4. Ảnh hưởng của sự quá tải dân số ..........................................................................8
4.1 Những lợi ích mà quy mô dân số đô thị mang lại..........................................8
4.2 Những chi phí do quy mô dân số mang laị: .....................................................8
4.3.Những ảnh hưởng kinh tế xã hội do quá tải dân số đô thị ...............................9
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ DÂN SỐ VÀ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.10
1. Đặc điểm của dân số Hà Nội...............................................................................10
2. Tình hình biến động dân số Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009................................10
3. Vấn đề nhập cư tại Hà Nội...............................................................................12
4.Ảnh hưởng của quá tải dân số.............................................................................13
4.1 Ảnh hưởng đến kinh tế ..................................................................................13
4.2. Xã hội:...........................................................................................................13
4.2.1. Y tế, giáo dục..........................................................................................13
4.2.2. Vấn đề nhà ở...........................................................................................14
1


Website: Email : Tel : 0918.775.368
4.2.3 Lao động và việc làm..............................................................................15
4.2.4. Trật tự an toàn xã hội. ............................................................................16
4.2.5. Giao thông đô thị....................................................................................16
4.2.6. Phúc lợi xã hội.......................................................................................16
4.3 Ảnh hưởng đến môi trường............................................................................17
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.........................................................19
1. Chủ trương chung:...............................................................................................19
2. Rút ra từ thực tế của Hà Nội:...............................................................................19
2.1.Nhóm giải pháp nhằm giải quyết vấn đề quá tải dân số.................................19
2.2. Nhóm giải pháp nhằm quản lý lao động việc làm ........................................21
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương I. Một số vấn đề cơ bản về dân số đô thị :
1. Dân số đô thị
1.1. Khái niệm dân số đô thị.
Theo quan điểm thống kê, dân số là số người sống trên một lãnh thổ nhất định
vào một thời điểm nhất định
Như vậy dân số đô thị: Dân số đô thị:là bộ phận dân số sống trên lãnh thổi được
quy định là đô thị.
1.2. Đặc điểm của dân số đô thị
Thứ nhất: Mật độ dân số cao
Mật độ dân số đô thị cao do tăng tự nhiên và tăng cơ học của dân số đô thị. Cả
mức tăng tự nhiên và mức tăng cơ học đều phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển
kinh tế, văn hoá, chính trị của một đô thị. nếu mức tăng tự nhiên đề cập đến mức
sinh, mức chết, tỷ lệ sinh thì tăng cơ học là sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác .
Nhân tố này dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp đô thị như vấn đề an ninh trật tự, vấn đề
phúc lợi xã hội, vấn đề y tế...
Thứ 2: Đô thị là nơi tập trung đông dân cư, nhiều nguồn khác nhau chuyển đến

do đó mang nhiều phong tục tập quán khác nhau.
Thứ 3: Dân số đô thị uôn biến động do các yếu tố sinh, chết, đi đến.
 Mức tăng tự nhiên dân số đô thị trong 1 thời kỳ = Mức sinh – Mức chết.
 Mức tăng cơ học dân số đô thị trong 1 thời kỳ = số người đến – số người đi.
Ngoài ra việc mở rộng địa giới hành chính cũng làm làm tăng dân số đô thị trực
tiếp tuy nhiên nó chỉ làm thay đổi về quy mô dân số chứ không làm thay đổi nhiều
mật độ dân số từng vùng. Cơ sở của sự thay đổi là công nghiệp hóa sản xuất và nâng
cao chất lượng cơ sơ hạ tầng.
Cơ cấu tuổi - giới của dân số, lao động hiện tại; đặc điểm, tập quán sinh đẻ dân
số đô thị; xu thế phát triển kinh tế đô thị, quy hoạch đô thị tương lai sẽ ảnh hưởng
gián tiếp đến quy mô dân số đô thị .
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thứ 4: Tỉ lệ sinh ở đô thị thấp hơn.
Tỷ lệ sinh ở đô thị thấp hơn do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ
yếu là điều kiện sống ở đô thị cao hơn.
2. Vấn đề quá tải dân số ở đô thị
2.1. Quy mô đô thị hợp lý
Quy mô dân số hợp lý là quy mô cho phép đảm bảo điều kiện tốt nhất để tổ
chức sản xuất, đời sống, bảo vệ môi trường cảnh quan và với kinh phí xây dựng quản
lý đô thị cấp thấp nhất.
Quy mô dân số hợp lý được biểu hiện dưới nhiều hình thức nội dung là:
- Quy mô dân số phù hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đô thị
không gây ra tình trạng quá tải .
- Các dịch vụ y tế, giáo dục có thể phục vụ tốt, ko gây quá tải. Dịch vụ y tế biểu
hiện qua số bác sĩ/người, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân được đáp ứng tốt
ko có tình trạng thiếu giường bệnh, thiếu bác sĩ y tá chăm sóc…Về giáo dục thì trẻ
em phải được tới trường đầy đủ, ko có tình trạng thiếu trường, lớp và giáo viên.
- Các nguồn tài nguyên nước sạch, đất phục vụ được nhu cầu ăn, ở của dân cư.
- Các khu vui chơi giải trí cho trẻ em, các công trình công cộng đáp ứng vừa đủ

nhu cầu.
- Các nghành kinh tế cung cấp đủ việc làm cho lực lượng lao động đô thị, ko
xảy ra tình trạng thất nghiệp, ko gây ra các tệ nạn tham ô hối lộ trong xin việc, người
lao động được lao động làm việc đúng với năng lực của mình.
- Các nghành kinh tế cung cấp đủ các nhu cầu ăn, ở, đi lại, các dịch vụ vui chơi
giải trí, mua sắm hàng hóa …
- Đảm bảo trật tự an ninh xã hội.
- Dân số hợp lý cũng hạn chế được tệ nạn xã hội, các mối quan hệ trong xã hội
sẽ có chiều hướng tốt đẹp hơn…
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2. Khái niệm quá tải dân số.
Qúa tải dân số đô thị là hiện tượng dân số ở một đô thị tăng quá nhanh tới mức
các điều kiện ở đô thị không còn đáp ứng một cách tốt nhất cho việc sử dụng các nhu
cầu của người dân đô thị.
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô dân số, lao động đô thị:
Quy mô dân số, lao động đô thị biến động do nhiều nguyên nhân:
- Tốc độ đô thị hóa: đô thị hóa có thể xem như là quá trình biến đổi các vùng
chưa phải là đô thị thành đô thị. Biểu hiện cụ thể của đô thị hóa là sự mở rộng các
thành phố về mặt quy mô, diện tích. Cũng theo đó mà dân số, lao động của đô thị
cũng tăng lên cùng với việc mở rộng của các đô thị.
- Biến động cơ học của dân số đô thị: phản ánh mối quan hệ giữa đô thị và nông
thôn (ngoại thành) trên giác độ dân số.
+ Dòng người đi vào thành phố nhằm hưởng thụ các dịch vụ như cửa hàng,
rạp chiếu phim, trung tâm giải trí….Các dịch vụ này đều không thể dịch chuyển
được nên mọi người phải tới những nơi có dịch vụ đó mà các dịch vụ này phần lớn
chỉ hình thành ở một số trung tâm có dân số đủ đông và kinh tế phát triển.
+ Dòng người đi vào thành phố để tìm kiếm việc làm: Việc làm ở đô thị tăng
nhanh hơn so với ở nông thôn, trong khi đó dân số đô thị lại tăng chậm hơn dân
số nông thôn, điều này gây nên sự mất cân bằng địa lý về cung và cầu lao động, dẫn

tới hiện tượng dòng người đi tìm việc làm ở các thành phố, thị trấn tăng mạnh. Hơn
nữa do sự phát triển mạnh mẽ các phương tiện giao thông, những chuyến đi cá nhân
ngày càng được thực hiện dễ dàng hơn, điều này cũng là một trong những tác nhân
khiến cho việc dân cư nông thôn vào thành phố tìm kiếm việc làm được thuận tiện,
dễ dàng.
+ Dòng người ra khỏi thành phố để thư giãn: Nông thôn đang được coi
như sự mở rộng cuộc sống ở thành phố. Đó là nơi để mọi người thư giãn sau những
ngày làm việc. Nhờ các phương tiện giao thông, nông thôn đã và đang trở thành một
phần không thể thiếu của môi trường, tức là người thành thị có thể rời khỏi thành phố
và về nghỉ với miền quê bất cứ khi nào họ muốn.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Tác động tài chính về dòng người thành phố - nông thôn: Khi dòng người vào
thành phố để tìm kiếm dịch vụ thì họ phải mang theo tiền của để chi trả tại thành phố.
Điều đó làm cho thu nhập của nhân viên trong các ngành dịch vụ ở thành phố tăng,
đồng thời làm tăng cầu để tu bổ và xây dựng các khu nhà ở thành phố và cuối cùng
nó làm thăng thuế ở thành phố. Một phần nguồn tài chính mà thành phố có được lại
có nguồn gốc từ các khu vực nông thôn. Đồng thời dòng người tới thành phố lại tạo
ra lượng cầu về các dịch vụ. Những dịch vụ này do chính đô thị cung cấp với kinh
phí có từ nguồn nộp thuế, lệ phí.
- Biến động tự nhiên của dân số: Mức sinh, mức chết của dân số đô thị là những
chỉ tiêu phản ánh đặc điểm biến động tự nhiên của dân số đô thị về mặt quy mô. Các
tỷ suất sinh, chết ở đô thị thường thấp hơn ở nông thôn, dân cư đô thị sinh đẻ ít hơn
và tuổi thọ cao hơn do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là điều kiện sống ở đô
thị cao hơn
3. Vấn đề quản lý dân số, lao động và việc làm đô thị
3.1. Sự cần thiết của công tác quản lý dân số, lao động và việc làm ở đô thị
Quy mô, mật độ dân số, lao động có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và
các vấn đề văn hóa, xã hội đô thị. Quy mô dân số quá lớn, mật độ cao, trình độ dân trí
thấp sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc tổ chức đời sống của dân cư, giao thông, y tế,

giáo dục, bảo vệ môi trường cảnh quan và các vấn đề xã hội, việc làm. Quy mô dân
số đô thị có liên quan đến những chi phí xã hội, chi phí bảo vệ và tái tạo môi trường,
tổ chức xã hội, khả năng cung cấp các dịch vụ ở đô thị và liên quan mật thiết đến thị
trường lao động đô thị, tức là quy mô dân số đô thị lớn sẽ có khả năng cung cấp cho
các ngành ở đô thị một lực lượng lao động dồi dào và ngược lại.
Phải quản lý dân số, lao động và việc làm ở đô thị vì dân số và lao động
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cung về lao động trên thị trường lao động đô thị chịu
ảnh hưởng bởi mật độ và quy mô dân số đô thị. Ngoài ra cơ cấu tuổi, giới tính, tình
trạng hôn nhân và gia đình của dân số đô thị cũng ảnh hưởng đến cung lao động ở đô
thị. Tăng trưởng kinh tế của đô thị nói chung và của các ngành có sử dụng nhiều lao
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
động ở đô thị nói riêng lại chịu ảnh hưởng rất lớn của cung lao động. Cầu lao động
chịu ảnh hưởng của việc tăng sản xuất hàng hóa cho bên ngoài và cả bên trong đô thị.
Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở đô thị vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề mang tính
xã hội ở đô thị. Về mặt kinh tế, thất nghiệp biểu hiện sự sử dụng không hiệu quả
nguồn lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của dân cư đô thị tăng biểu thị sự giảm sút về kinh
tế. Về mặt xã hội, đô thị luôn là bộ mặt của một vùng hay cả nước, tỷ lệ thất nghiệp
cao biểu hiện sự không đảm bảo quyền có việc làm của người lao động. Cùng với
thất nghiệp là vấn đề nghèo đói đô thị.
Quản lý dân số, lao động, việc làm ở đô thị là việc xây dựng các chính sách,
giải pháp và thực hiện các chính sách để phát triển và ổn định dân số, lao động đô thị,
trên cơ sở tạo việc làm và nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị. Quản lý dân
số, lao động, việc làm ở đô thị là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của
quản lý đô thị.
Quản lý quy mô dân số là điều kiện bước đầu để ổn định phát triển kinh tế -
xã hội vì tăng trưởng dân số đô thị và tăng trưởng kinh tế đô thị luôn có liên quan với
nhau nhưng không phải luôn cùng chiều hướng và tốc độ.
Quản lý lao động, việc làm và thất nghiệp là điều kiện cơ bản nhất để đô thị
phát triển. Nội dung quản lý lao động và việc làm có liên quan chặt chẽ với quản lý

kinh tế ở đô thị. Việc định hướng ngành mũi nhọn cho đô thị, xác định cơ cấu ngành
có liên quan đến xác định cơ cấu lao động. Nội dung quản lý lao động không chỉ
dừng lại ở những con số thống kê đánh giá thực trạng số lượng, chất lượng mà điều
quan trọng là trên cơ sở số liệu thực trạng phải xây dựng được các chính sách biện
pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu ngành của lao động, nâng cao chất lượng lao động.
3.2. Nội dung cơ bản của công tác quản lý dân số ở đô thị
- Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình,
kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số.
- Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa cơ quan nhà nước, đoàn
thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước
về dân số
- Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu
về dân số, công tác đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tổng điều
tra dân số định kỳ.
- Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác
dân số.
- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao
công nghệ trong lĩnh vực dân số.
- Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực
hiện pháp luật về dân số.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về dân số.
4. Ảnh hưởng của sự quá tải dân số
4.1 Những lợi ích mà quy mô dân số đô thị mang lại
+ Quy mô dân số lớn tạo ra nguồn lao động dồi dào cung cấp cho các ngành ở

đô thị.
+ Tạo thị trường đủ lớn để cân bằng cung cầu về lao động.
+ Quy mô dân số đông sẽ tạo ra nguồn lao động đồi dào đủ mọi trình độ và
ngành nghề sẽ giúp phát triển toàn diện các ngành ở đô thị. Đồng thời cũng tạo ra
năng suất cao do nguồn lao động được đào tạo và có trình độ.
+ Cùng với đó là hiệu quả sử dụng đất và cơ sở hạ tầng cao.
4.2 Những chi phí do quy mô dân số mang laị:
+ Chi phí nhà ở
+ Chi phí về cung cấp nước sạch
+ Chí phí về y tế, giáo dục
8

×