Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 36 (2010 – 2014)
ĐỀ TÀI

PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP THẾ CHẤP
TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Giảng viên hướng dẫn:
Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh
Bộ môn: Luật Thương mại

Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Diễm Thúy
MSSV: 5106008
Lớp: Luật Thương mại 1
Khóa: 36

Cần Thơ, 11/2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài là do chính tôi thực hiện, kết quả phân tích trong đề tài
là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài khoa học nào.

Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2013
Sinh viên thực hiện


Lê Thị Diễm Thúy


LỜI CẢM TẠ
Sau khoảng thời gian gắn bó dưới giảng đường Đại học Cần thơ, với những kiến
thức được tích lũy từ sự giảng dạy, chỉ dẫn nhiệt tình của thầy cô đã giúp em củng
cố, nâng cao trình độ chuyên môn về luật học nhằm trang bị cho mình vốn kiến thức
lý luận để có thể vận dụng vào thực tiễn. Góp phần phục vụ cho sự nghiệp xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời có thể nâng cao giá trị cuộc
sống của bản thân. Đến nay em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp, sẵn sàng bước
sang giai đoạn mới của sự nghiệp học tập là áp dụng vào thực tiễn kiến thức mà
mình đã học. Để đạt được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng
dạy của quý thầy cô giảng viên của Khoa Luật trường Đại học Cần thơ, đặc biệt là
cô Lê Huỳnh Phương Chinh đã trực tiếp hướng dẫn, cung cấp kiến thức giúp em
nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Pháp luật về biện pháp thế
chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng”.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô giảng viên của Khoa Luật trường Đại
học Cần thơ dồi giàu sức khỏe và công tác tốt.

Sinh viên thực hiện
Lê Thị Diễm Thúy


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................



Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................. 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 3
5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI ............................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP THẾ CHẤP TÀI SẢN
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG................... 5
1.1 Giới thiệu chung về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt
động cho vay của tổ chức tín dụng ....................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động
cho vay của tổ chức tín dụng................................................................................. 5
1.1.2 Đặc điểm biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động cho
vay của tổ chức tín dụng........................................................................................ 9
1.1.2.1 Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản tồn tại bên cạnh
nghĩa vụ mà nó bảo đảm (nghĩa vụ chính) với tính chất là nghĩa vụ phụ ........ 9
1.1.2.2 Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản đều có mục đích
nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên (tổ chức tín dụng và khách hàng vay)
trong quan hệ tín dụng ......................................................................................... 10
1.1.3 Vai trò của biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động
cho vay của tổ chức tín dụng................................................................................ 11

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Lê Thị Diễm Thúy



Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

1.1.3.1 Là cơ sở góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng ......................................................................................................... 11
1.1.3.2 Kích thích hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng và hạn chế
tranh chấp xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan
hệ tín dụng ............................................................................................................. 13
1.2 Khái quát chung về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của
tổ chức tín dụng..................................................................................................... 14
1.2.1 Khái niệm về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng ......................................................................................................... 14
1.2.1.1 Định nghĩa biện pháp thế chấp tài sản ........................................... 14
1.2.1.2 Đặc điểm của biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay
của tổ chức tín dụng.............................................................................................. 15
1.2.2 Điều kiện áp dụng biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay
của tổ chức tín dụng.............................................................................................. 18
1.2.3 Nguyên tắc áp dụng biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay
của tổ chức tín dụng.............................................................................................. 19
1.2.3.1 Biện pháp thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay được áp dụng trên cơ
sở tự nguyện thỏa thuận ....................................................................................... 19
1.2.3.2 Tổ chức tín dụng có quyền cân nhắc tài sản đủ điều kiện để làm tài
sản bảo đảm trong biện pháp thế chấp và tài sản thế chấp sẽ do khách hàng vay
giữ trừ trường hợp có thỏa thuận khác .............................................................. 21
1.2.3.3 Phạm vi bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ chính và tài
sản thế chấp bảo đảm tiền vay chỉ bị xử lý khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ trả
nợ của khách hàng ................................................................................................ 21

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh


SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP THẾ CHẤP TÀI
SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG......... 24
2.1 Quy định pháp luật về chủ thể tham gia biện pháp thế chấp tài sản trong
hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ............................................................ 24
2.1.1 Bên thế chấp tài sản................................................................................. 24
2.1.1.1 Điều kiện của bên thế chấp tài sản ................................................. 24
2.1.1.2 Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản ................................. 26
2.1.2 Bên nhận thế chấp .................................................................................. 29
2.1.2.1 Điều kiện của bên nhận thế chấp .................................................... 29
2.1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp .................................... 30
2.1.3 Người thứ ba giữ tài sản thế chấp .......................................................... 34
2.1.3.1 Điều kiện của người thứ ba giữa tài sản thế chấp ......................... 34
2.1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp ........... 34
2.2 Quy định pháp luật về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong thế chấp
tài sản ..................................................................................................................... 36
2.2.1 Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ ... 37
2.2.2 Thế chấp nhiều tài sản bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ trả nợ ........ 41
2.3 Quy định pháp luật về tài sản thế chấp ........................................................ 42
2.3.1 Điều kiện chung đối với tài sản thế chấp ............................................... 44
2.3.2 Điều kiện đối với tài sản thế chấp trong những trường hợp đặc biệt. 46
2.4 Quy định pháp luật về đăng ký tài sản thế chấp.......................................... 50
2.4.1 Các trường hợp đăng ký thế chấp ......................................................... 50
GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh


SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

2.4.2 Những quy định chung về đăng ký thế chấp ........................................ 52
2.4.2.1 Chủ thể đăng ký thế chấp ................................................................ 52
2.4.2.2 Chủ thể yêu cầu đăng ký giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay ... 53
2.4.2.3 Thời điểm đăng ký và thời hạn có hiệu lực của việc đăng ký
thế chấp .................................................................................................................. 55
2.4.2.4 Các trường hợp cần thay đổi nội dung, xóa đăng ký thế chấp
tài sản ..................................................................................................................... 56
2.5 Quy định pháp luật về chấm dứt và xử lý tài sản thế chấp ........................ 58
2.5.1 Chấm dứt thế chấp .................................................................................. 58
2.5.2 Xử lý tài sản thế chấp .............................................................................. 59
2.5.2.1 Các trường hợp xử lý tài sản thế chấp của khách hàng vay ........ 59
2.5.2.2 Thời điểm và thời hạn xử lý tài sản thế chấp ................................ 60
2.5.2.3 Các nguyên tắc và phương thức xử lý tài sản thế chấp ................ 62
CHƯƠNG 3: NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC
TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .................................... 67
3.1 Về chủ thể tham gia biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của
tổ chức tín dụng..................................................................................................... 67
3.2 Về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong thế chấp tài sản ............... 70
3.3 Về tài sản thế chấp .......................................................................................... 70
3.4 Về đăng ký thế chấp tài sản ........................................................................... 75
3.5 Về xử lý tài sản thế chấp ................................................................................ 79
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 84
GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh


SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

LỜI NÓI ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, hoạt động cho vay là một lĩnh vực kinh doanh mang tính
nghiệp vụ của tổ chức tín dụng. Hoạt động này đã góp phần cung cấp nguồn vốn đáp
ứng cho nhu cầu xây dựng phát triển nền kinh tế thông qua các khoản vay mà tổ
chức tín dụng cấp cho khách hàng vay, nhằm phục vụ cho sản xuất, kinh doanh cũng
như trong tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò mang ý nghĩa tác động tích cực đến
nền kinh tế, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro.
Sự rủi ro của một tổ chức tín dụng bị vấp phải có thể sẽ ảnh hưởng kéo theo đối với
các tổ chức tín dụng khác và hậu quả là tác động đến cả một nền kinh tế - xã hội.
Rủi ro ở đây là việc tổ chức tín dụng cho vay nhưng không thu được vốn và lãi vay
từ khách hàng, trong khi đó tổ chức tín dụng phải trả lại vốn và lãi cho các khoản
tiền huy động khi đến hạn. Điều này làm cho tổ chức tín dụng mất cân đối trong việc
thu và chi. Không thu được vốn thì vòng vay vốn tín dụng giảm làm tổ chức tín
dụng kinh doanh không hiệu quả. Khi gặp phải rủi ro tổ chức tín dụng thường rơi
vào tình trạng mất khả năng thanh toán, ảnh hướng đến uy tín của tổ chức tín dụng.
Không dừng lại ở đó, việc mất khả năng thanh toán có thể đẩy tổ chức tín dụng rơi
vào nguy cơ vỡ nợ, dẫn đến hậu quả các đối tác của tổ chức tín dụng đó (trong đó có
thể là tổ chức tín dụng khác) cũng lâm vào tình trạng khó khăn, trì trệ trong việc sản
xuất, kinh doanh, gây bất ổn cho cả hệ thống tổ chức tín dụng, gián tiếp ảnh hưởng
đến nền kinh tế. Một trong những giải pháp cần thiết được đề ra nhằm hạn chế rủi ro
trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng là sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền
vay điển hình là biện pháp thế chấp tài sản. Chính vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý đầy
đủ giúp cho tổ chức tín dụng và khách hàng hoạt động được thuận lợi, hệ thống pháp
luật về tổ chức tín dụng nói chung, về bảo đảm tiền vay nói riêng được nhà nước ta

không ngừng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý an toàn, thông thoáng, phù hợp với
chuẩn mực, thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Có thể nói, các
quy định pháp lý về thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay nói riêng (biện pháp bảo đảm
GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh

1

SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

tiền vay nói chung) là các quy định rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến hoạt động
tín dụng của tổ chức tín dụng cũng như đối với khách hàng vay vốn, nhằm tạo điệu
kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng, cá nhân, doanh nghiệp trong các giao dịch dân
sự, kinh tế và thương mại cũng như trong hoạt động tín dụng (nâng cao trách nhiệm
của các chủ thể vay vốn – sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích và trả nợ
đúng hạn), đồng thời góp phần bảo đảm thu hồi vốn vay cho các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy hệ thống các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay
nói chung, và về thế chấp tài sản nói riêng của nước ta hiện nay, vẫn còn tồn tại
nhiều quy định chồng chéo gây lúng túng trong việc áp dụng pháp luật cho các chủ
thể tham gia giao dịch dẫn đến hiệu quả mà các bên mong muốn đạt được khi chọn
áp dụng biện pháp thế chấp tài sản để bảo đảm tiền vay sẽ không cao. Đây là vấn đề
không những ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tham gia giao dịch mà còn có thể
tác động đến cả một nền kinh tế. Vì vậy, việc tìm hiểu về biện pháp thế chấp tài sản
bảo đảm tiền vay dưới góc độ nghiên cứu về mặt lý luận, cũng như nghiên cứu quy
định của pháp luật nước ta có những điều chỉnh như thế nào về vấn đề này, và đề ra
hướng khắc phục những khó khăn hiện tại trong thực tiễn áp dụng là rất cần thiết.
Đó cũng chính là lý do mà người viết lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Pháp luật về
biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng”.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu đề tài “Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong
hoạt động cho vay của tổ chức tín dung” là nhằm tìm hiểu và làm rõ hơn về mặt lý
luận theo góc nhìn của các nhà nghiên cứu khoa học luật về biện thế chấp tài sản bảo
đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Đồng thời về mặt pháp lý, việc
phân tích những quy định cụ thể của pháp luật nước ta về giao dịch thế chấp tài sản
bảo đảm tiền vay, với mục đích làm sang tỏ những quy định của pháp luật về vấn đề
này giúp các bên (tổ chức tín dụng, khách hàng vay và các chủ thể khác có liên
quan) có thể dễ dàng hơn khi tham gia giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay.
Bên cạnh đó, thông qua việc phát hiện những bất cập trong quy định của pháp luật
cũng như trong thực tiễn áp dụng biện pháp thế chấp tài sản trong quá trình nghiên
GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh

2

SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

cứu đề tài này, người viết có thể trình bày quan điểm và đề ra những giải pháp hoàn
thiện hơn trong quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo vai trò hành lang pháp lý của
pháp luật về giao dịch bảo đảm tạo điều kiện cho nước ta dễ dàng hội nhập vào nền
kinh tế thế giới.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi đề tài này, người viết chỉ tập trung nghiên cứu về biện pháp thế
chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Đây là một trong các biện
pháp bảo đảm bằng tài sản được áp dụng phổ biến nhất trong số các biện pháp bảo
đảm tiền vay. Việc nghiên cứu về biện pháp bảo đảm này dựa trên cơ sở quy định
của Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật này, điều

chỉnh chung về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong đó có bảo đảm tiền vay
trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng cùng một số văn bản pháp luật khác có liên quan.
Cụ thể, bài viết sẽ nghiên cứu về các vấn đề chính của biện pháp thế chấp tài sản bảo
đảm tiền vay, bao gồm các nội dung sau: Chủ thể tham giao dịch; phạm vi bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ trong thế chấp tài sản; tài sản thế chấp; đăng ký tài sản thế chấp;
và cuối cùng là chấm dứt quan hệ thế chấp và xử lý tài sản thế chấp. Từ đó, bài
nghiên cứu chỉ ra những hạn chế tồn tại trọng thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm
này đồng thời đề ra giải pháp khắc phục hạn chế tồn tại khi áp dụng biện pháp thế
chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong phần nghiên cứu đề tài “Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản
trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng”, người viết đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết;
phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp các thông tin thông qua các bài viết,
các văn bản pháp luật có liên quan, một số sách, các công trình nghiên cứu có giá trị
và tạp chí chuyên ngành.

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh

3

SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu luận văn này gồm có ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho
vay của tổ chức tín dụng;

Chương 2: Quy định pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động
cho vay của tổ chức tín dụng;
Chương 3: Thực trạng áp dụng biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho
vay của tổ chức tín dụng và một số giải pháp hoàn thiện.
Đề tài nghiên cứu “Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động
cho vay của tổ chức tín dung” là một vấn đề khá phức tạp, nó đòi hỏi người nghiên
cứu đề tài cần có kiến thức sâu rộng cả về lý luận lẫn thực tiễn về việc áp dụng biện
pháp thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi tác giả phải biết
nắm bắt được những vấn đề cốt lõi, những tồn tại và vướng mắc còn gặp phải, để từ
đó đề xuất giải pháp giải quyết. Là một sinh viên năm cuối, lần đầu tiên làm quen
với một đề tài nghiên cứu khoa học mà thời gian nghiên cứu còn hạn chế cũng như
vốn kiến thức hiểu biết có giới hạn. Vì vậy, có những thiếu sót, khiếm khuyết hay sai
lầm trong đề tài nghiên cứu này là điều không thể tránh khỏi. Tác giả rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến đánh giá, phê bình của thầy cô, các nhà nghiên cứu pháp
luật và các bạn sinh viên.

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh

4

SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1.1 Giới thiệu chung về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt
động cho vay của tổ chức tín dụng

1.1.1 Khái niệm biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động
cho vay của tổ chức tín dụng
Như chúng ta đã biết, hoạt động cho vay đã được hình thành và phát triển từ
rất sớm. Song, dù là trong giai đoạn sơ khai mới hình thành, hay phát triển như hiện
nay thì hoạt động này vẫn khó tránh khỏi tình trạng người đi vay không may gặp
phải khó khăn, mất khả năng chi trả, dẫn đến không thể được trả nợ. Vấn đề đặt ra là
làm thế nào để nghĩa vụ trả nợ của người đi vay sẽ được thực hiện.
Để đảm bảo cho hợp đồng vay mượn, từ thời xa xưa pháp luật của một số nước
cũng đã quy định về bảo đảm tiền vay, song, do tính chất phản ánh xã hội lúc bấy
giờ, quyền con người chưa được đề cao nên pháp luật của một số nước có những
quy định rất dã man đối với con nợ không trả được nợ như: Luật La mã quy định
nếu đến hạn mà không trả được nợ, con nợ sẽ bị chủ bắt giam, gông cùm. Trong thời
gian 60 ngày bị giam giữ, con nợ bị mang tới quãng trường ba lần vào những phiên
chợ để tòa án xét xử. Nếu quá 60 ngày mà vẫn không trả được nợ thì chủ nợ có thể
mang tùng xẻo thân thể con nợ. Sau đó, nếu vẫn không trả được nợ, con nợ có thể bị
giết chết hoặc bị bán ra nước ngoài. Trường hợp con nợ vay của nhiều người mà
không trả được, các chủ nợ có quyền băm con nợ ra thành nhiều mãnh1; hay Bộ luật
Manu Ấn Độ đã có quy định : nếu con nợ không trả được nợ thì phải bán mình trở
thành nô lệ để trừ nợ. Nếu con nợ có khả năng trả được nợ mà khất lần thì chủ nợ có
quyền đánh đập, hành hạ con nợ cho đến khi đòi được nợ.2 Trong những trường hợp
Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội, 2008, tr. 51 - 52.
2
Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội, 2008, tr. 88.
1

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh

5


SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

này yếu tố để đảm bảo thực hiện hợp đồng chính là thân thể của người vay nợ.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những điều kiện đảm bảo thực
hiện hợp đồng dân sự kể trên không được sử dụng nữa mà thay vào đó là các biện
pháp bảo đảm khác. Được quy định trong pháp luật của các nước, các biện pháp
được áp dụng đảm bảo thực hiện hợp đồng như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo
lãnh...
Tại Việt Nam các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng được quy định
và thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau . Pháp luật dưới thời Trần cho phép cầm
hoặc bán con để vay nợ hay trong Quốc triều hình luật cũng đã đề cặp đến khế ướt
cầm ruộng đất,... Và dần về sau do nhu cầu phát triển của các giao dịch mà các biện
pháp bảo đảm cũng dần được hoàn thiện. Khi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 ra
đời, tại Điều 5 Pháp lệnh này quy định các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 3. Tiếp theo đó là Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định
bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm : cầm cố tài sản; thế
chấp tài sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lãnh ; tín chấp.4
Riêng đối với lĩnh vực bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Điều 52
Luật các Tổ chức tín dụng 1997 (sửa đổi bổ sung năm 2004) quy định:
"Tổ chức tín dụng có quyền xem xét,quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm
bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba".5
Để cụ thể hóa Luật các tổ chức tín dụng 1997, ngày 29/12/1999 Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 178/1999/NĐ - CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín
dụng, được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày
25/10/2002. Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 hướng dẫn thực hiện
một số quy định về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng,... Đã đánh dấu sự phát

3

Pháp lệnh này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi các văn bản pháp luật có liên quan như: Bộ luật Dân sự,
Bộ luật Hàng hải, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Thương mại ,...
4
Điều 324 BLDS 1995.
5
Luật các Tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997 hết hiệu lực ngày 01/01/2011 và được thay thế bằng Luật các tổ
chức tín dụng ngày 16/6/2010.

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh

6

SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

triển của hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc quy định biện pháp bảo đảm tiền
vay tại các tổ chức tín dụng. Theo những văn bản này, các biện pháp bảo đảm tiền
vay bao gồm:
- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản:
+ Cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay;
+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba;
+ Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
- Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản được áp dụng trong các trường hợp
sau:
+ Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay không có bảo đảm
bằng tài sản;

+ Tổ chức tín dụng cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của chính
phủ;
+ Tổ chức tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay bằng tín chấp của
tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.6
Tiếp theo đó, Bộ luật dân sự 2005 ra đời, với quy định của Bộ luật này thì giao
dịch bảo đảm tiền vay không chính thức được đề cập đến, cụ thể Bộ luật dân sự năm
2005 chỉ điều chỉnh chung về giao dịch bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Mãi đến khi
Chính phủ ban hành một số nghị định hướng dẫn thi hành bộ luật này, trong đó có
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm và được sửa
đổi bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ – CP, nghị định này được áp dụng chung
cho tất cả các giao dịch bảo đảm, kể cả trong tín dụng ngân hàng, nó cũng bãi bỏ
Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng và Nghị định
85/2000/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP. Khi ấy, giao dịch bảo
đảm tiền vay mới chính thức chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2005 và các văn
Điều 3 Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng và Nghị định 85/2000/NĐ-CP
sửa đổi bổ sụng nghị định này.
6

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh

7

SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

bản hướng dẫn thi hành luật này về giao dịch bảo đảm.
Cũng như pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, pháp luật Việt Nam
không đưa ra khái niệm một cách tổng quát về biện pháp bảo đảm tiền vay mà nó

chỉ được thể hiện dưới dạng liệt kê từng biện pháp bảo đảm, được quy định tại Điều
318 Bộ luật dân sự Việt Nam, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao
gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh, đặt cọc,....
Trong một số công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả cũng đã nêu khái
niệm. Ví dụ như: "Bảo đảm tiền vay được hiểu là các biện pháp hay công cụ để
cũng cố việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng" ; hay " Bảo đảm tiền vay là các
hình thức đảm bảo việc trả nợ của người vay trước ngân hàng trong trường hợp
người vay không thể trả nợ trong tương lai". Ngoài ra, có một số quan điểm cho
rằng bảo đảm tiền vay cũng chính là bảo đảm tín dụng và bảo đảm tiền vay chính là
bảo đảm cho một khoản vay hoặc những nghĩa vụ khác7.
Từ những định nghĩa đã được nêu trên về bảo đảm tiền vay, có thể hiểu rằng
"Bảo đảm tiền vay bằng tài sản là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ, theo đó nghĩa vụ trả
nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm bằng tài sản của khách hàng vay
hoặc bằng tài sản của bên thứ ba. Trong trường hợp khách hàng vay vi phạm nghĩa
vụ trả nợ và bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tài sản bảo đảm tiền
vay sẽ được xử lý để thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng".8
Cụ thể trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, khái niệm bảo đảm tiền vay trong
hoạt động tín dụng ngân hàng còn được hiểu như sau: Đó là việc tổ chức tín dụng áp
dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi
được các khoản nợ đã cho khách hàng vay9.
Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản là một trong số các biện pháp bảo
Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín
dụng, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr. 42.
8
Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín
dụng, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr. 92-93.
9
Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng, được sửa đổi bổ
sung bởi Nghị định số 85/2000/NĐ-CP, và hiện nay văn bản này đã hết hiệu lực.
7


GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh

8

SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

đảm tiền vay có thể được áp dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Có thể hiểu,
bảo đảm tiền vay bằng tài sản là việc bên có nghĩa vụ (khách hàng vay vốn) hoặc
bên thứ ba (bên bảo lãnh) dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ được xác lập thực hiện. Loại tài sản sử dụng để bảo đảm trên
thực tế được sử dụng rất linh hoạt và đa dạng, và tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa
các bên (tổ chức tín dụng và khách hàng vay).
Cùng với các giao dịch bảo đảm nghĩa vụ dân sự thông thường khác, bảo đảm
tiền vay được điều chỉnh theo quy định chung của Bộ luật dân sự 2005 và các văn
bản pháp luật liên quan. Và khi Luật tổ chức tín dụng 2010 ra đời cũng không có
những quy định riêng về giao dịch bảo đảm tiền vay đối với hoạt động tín dụng ngân
hàng trong phạm vi điều chỉnh của luật này. Theo đó, trên tinh thần BLDS 2005 và
Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và được sủa đổi bổ sung bởi Nghị
Định số 11/2012/NĐ-CP thì các biện pháp bảo đảm bằng tài sản được sử dụng trong
hoạt động tín dụng ngân hàng bao gồm: thế chấp; cầm cố; bảo lãnh (bằng tài sản);
bảo lãnh bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
1.1.2 Đặc điểm biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động cho
vay của tổ chức tín dụng
Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản có chung những đặc điểm như sau:
1.1.2.1 Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản tồn tại bên cạnh
nghĩa vụ mà nó bảo đảm (nghĩa vụ chính) với tính chất là nghĩa vụ phụ

Nghĩa vụ bảo đảm được xác định như là một nghĩa vụ phụ đặt ra bên cạnh
nghĩa vụ chính đã được xác lập trước đó. Cụ thể, quy định trong BLDS 2005 các
biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có
thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính10.
Với tính chất là nghĩa vụ phụ nên các biện pháp bảo đảm luôn tồn tại bên cạnh,
phụ thuộc và gắn liền với nghĩa vụ chính (nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay). Do
10

Điều 327, 343, 362 BLDS 2005.

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh

9

SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

đó, nghĩa vụ bảo đảm không thể xuất hiện trước nghĩa vụ chính. Sự phụ thuộc này
có thể được nhận thấy từ những biểu hiện sau:
- Thiết lập biện pháp bảo đảm để nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của
khách hàng vay. Các biện pháp bảo đảm xuất hiện, tồn tại luôn dựa trên cơ sở tồn tại
của nghĩa vụ chính, khi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng được thực hiện đầy đủ theo
hợp đồng tín dụng thì biện pháp bảo đảm cũng chấm dứt, hết hiệu lực. Do vậy, việc
thiết lập bảo đảm tiền vay dưới nhiều hình thức khác nhau là tìm kiếm biện pháp
mang tính chất dự phòng. Đặc điểm này được thể hiện ở chỗ chỉ khi khách hàng vay
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoàn trả tiền vay theo thỏa
thuận trong hợp đồng tín dụng, thì tài sản bảo đảm mới được đem ra xử lý để thực
hiện nghĩa vụ trả nợ thay thế. Tính dự phòng này nhằm thúc đẩy khách hàng vay

phải chấp hành đúng nghĩa vụ trả nợ của mình bằng cách dựa vào quy định của luật
hay sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng.
- Nghĩa vụ chính là cái quy định biện pháp bảo đảm. Cụ thể như điều kiện
về thời gian, nội dung, hiệu lực của biện pháp bảo đảm phải phù hợp, phụ thuộc vào
nghĩa vụ chính (nghĩa vụ trả nợ). Nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay vốn phải là
nghĩa vụ có thực, không phải chung chung, trừu tượng. Chẳng hạn, nợ mà khách
hàng vay phải là một con số cụ thể bao gồm vốn và lãi hoặc chỉ ra phương pháp cụ
thể cho ra kết quả là một số tiền xác định mà khách hàng phải trả, ví dụ như: " sau
một năm khách hàng vay phải trả số tiền cả gốc và lãi là 100 triệu đồng" hay "mỗi
tháng khách hàng phải trả lãi cho 100 triệu tiền vay với lãi suất là 1,5% trên tháng".
1.1.2.2 Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản đều có mục đích
nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên (tổ chức tín dụng và khách hàng vay)
trong quan hệ tín dụng
Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay là nhằm hướng tới mục đích
nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ tín dụng, nhưng thông thường chủ
yếu là nhằm nâng cao trách nhiệm của khách hàng vay (bên có nghĩa vụ). Bởi vì,
trong trường hợp này khách hàng vay mới là bên có nghĩa vụ cụ thể là nghĩa vụ thực
GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh

10

SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

hiện việc trả nợ cho tổ chức tín dụng. Tài sản mà khách hàng vay hay bên thứ ba sử
dụng làm vật bảo đảm khi ấy sẽ giữ vai trò là vật thay thế nghĩa vụ trả nợ vay của
khách hàng thông qua việc xử lý tài sản bảo đảm (có thể là tổ chức tín dụng sẽ bán
tài sản bảo đảm, hoặc nhận chính tài sản đó) để thu hồi lại vốn vay mà tổ chức tín

dụng đã cấp, nếu khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
nghĩa vụ trả nợ của mình. Do đó, nếu khách hàng vay muốn giữ tài sản mà mình
dùng để bảo đảm thì cần phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Từ đó, khách hàng
vay bị thêm ràng buộc với tổ chức tín dụng, góp phần nâng cao tính tự giác thực
hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, áp dụng biện pháp bảo đảm tiền
vay còn tạo ra khả năng bảo đảm cho quan hệ tín dụng ngân hàng, tổ chức tín dụng
sẽ là bên có quyền ưu tiên thanh toán trước, không đứng chung hàng với các chủ nợ
không có bảo đảm đối với tài sản được người mắc nợ (khách hàng vay) sử dụng để
bảo đảm, khi tài sản đó bị đem ra xử lý thực hiện nghĩa vụ.
Ngoài ra, áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay cũng có lợi cho khách hàng, nhờ
có bảo đảm mà khách hàng tạo được lòng tin đối với tổ chức tín dụng vì vậy mà họ
cũng dễ dàng được cung cấp tín dụng hơn và có thể đạt được thỏa thuận với tổ chức
tín dụng về những điều kiện trong hợp đồng tín dụng có lợi hơn cho mình (ví dụ như
thỏa thuận về thời hạn vay, số tiền vay,...). Khi không áp dụng biện pháp bảo đảm thì
sẽ rơi vào tình trạng bất lợi cho các chủ thể ở một vài phương diện nào đó, chẳng
hạn, khi khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tổ chức tín dụng không
thu hồi được vốn và cũng không có quyền đối với bất kỳ tài sản nào của khách hàng
vay.
1.1.3 Vai trò của biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động
cho vay của tổ chức tín dụng
1.1.3.1 Là cơ sở góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng
Với sự đa dạng trong các hoạt động và hình thức tín dụng, nhằm đáp ứng nhu
cầu cung cấp vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh như hiện nay, đã tạo nên một thị
GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh

11

SVTH: Lê Thị Diễm Thúy



Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

trường tài chính trở nên sôi động hơn. Nhưng điều đó cũng chứa đựng nhiều yếu tố
rủi ro có thể xay ra đối với tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó ngành ngân hàng lại là
một ngành kinh tế nhạy cảm, hoạt động ngân hàng với bản chất của nó chịu rất
nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng là đặc trưng tiêu biểu nhất, dễ xảy ra trong hoạt động
ngân hàng. Cụ thể, là tình trạng người đi vay không có khả năng hoàn trả được nợ
hoặc hoàn trả nhưng không đầy đủ, đúng hạn. Tình trạng này xảy ra thường là do
năng lực tài chính của khách hàng vay bị suy giảm dẫn đến mất khả năng chi trả.
Tuy nhiên, cũng không ngoại trừ trường hợp khách hàng vay có khả năng tài chính
nhưng cố ý không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tìm cách lừa đảo, chiếm đoạt vốn vay
ngân hàng. Nhưng cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì tổ chức tín dụng cần phải có
biện pháp để kiểm soát khả năng trả nợ của khách hàng vay, hoặc dự đoán khả năng
đó. Bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp được tổ chức tín dụng áp dụng
phổ biến và có hiệu quả trong việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách
hàng vay. Biện pháp này được thể hiện dưới các hình thức bảo đảm như thế chấp tài
sản, cầm cố, bảo lãnh.
Bản chất của bảo đảm tiền vay là sử dụng những giá trị tài sản làm bảo đảm để
trả nợ thay cho các khoản vay mà người vay đã dùng vào sản xuất, kinh doanh
nhưng không có trả nợ cho tổ chức tín dụng, với tính chất đó yêu cầu đặt ra là đối
với các khoản vay có tài sản bảo đảm nợ vay là tài sản đó phải là hàng hóa và có thị
trường tiêu thụ nó để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nhằm tránh tình trạng tài sản đem ra
bảo đảm không thể giao dịch được hoặc không có thị trường tiêu thụ dẫn đến việc tổ
chức tín dụng không thể thu hồi được vốn.
Vì vậy khi khách hàng vay không có khả năng thanh toán thì tổ chức tín dụng
vẫn có thể thu hồi được vốn thông qua tài sản mà bên đi vay đã dùng làm vật bảo
đảm.

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh


12

SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

1.1.3.2 Kích thích hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng và hạn chế
tranh chấp xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan
hệ tín dụng
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản được áp dụng trong hợp đồng tín dụng với mục
đích nâng cao trách nhiệm của các bên chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng.
Ngoài ra, còn giúp cho tổ chức tín dụng có thể kiểm soát tài sản để khi cần thiết tổ
chức tín dụng có thể yêu cầu kê biên, bán đấu giá hay phương thức xử lý khác đối
với tài sản bảo đảm nhằm thu hồi lại các khoản vay, tạo cơ sở bảo đảm an toàn cho
hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Khi biện pháp bảo đảm đã được áp dụng để
bảo đảm tiền vay thì lòng tin của tổ chức tín dụng về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ
của khách hàng vay sẽ được tăng lên, cho dù rủ ro có xảy ra khách hàng không thể
trả được nợ, tổ chức tín dụng vẫn thu hồi được vốn vì đã có tài sản bảo đảm thay thế
nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy tổ chức tín dụng có thể xét duyệt cho khách hàng vay vốn dễ
dàng hơn khi do đã có điều kiện bảo đảm tiền vay, góp phần kích thích hoạt động
cho vay của tổ chức tín dụng.
Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản còn được các bên tham gia trong
hợp đồng tín dụng sử dụng làm căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp
về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng, chẳng hạn, khi bên vay
không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay dẫn đến phát sinh tranh chấp giữa
hai bên. Trong trường hợp này nếu áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay, khi nghĩa
vụ trả nợ bị vi phạm thì bên cho vay có thể yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm để thực
hiện nghĩa vụ trả nợ. Do đó, tranh chấp được hạn chế, tạo điều kiện thuận lợi cho

hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội.
Từ những phân tích về vai trò của biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản ta
có thể thấy rằng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản và hoạt động cho vay của
tổ chức tín dụng có mối quan hệ chặc chẽ với nhau vừa tạo tiền đề cơ sở cho việc
phát triển, mỡ rộng cấp tín dụng, tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu vay vốn
tiếp cận vốn vay. Mặt khác, là cơ sở để đảm bảo, dự phòng rủi ro cho tổ chức tín
GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh

13

SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

dụng khi khách hàng không có khả năng trả nợ.
1.2 Khái quát chung về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của
tổ chức tín dụng
1.2.1 Khái niệm về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng
1.2.1.1 Định nghĩa biện pháp thế chấp tài sản
Theo quy định tại Điều 342 Bộ luật dân sự năm 2005 thế chấp tài sản là việc
một bên dùng tài sản (động sản hoặc bất động sản) thuộc sở hữu của mình để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho
bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên cũng có thể thoả
thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Từ đây ta thấy rằng, Bộ Luật dân
sự 2005 quy định về thế chấp được dựa trên tiêu chí quản lý và chiếm hữu vật.
Trong khi đó, trước đây Điều 346 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định:
“ Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc
quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hện nghĩa vụ với bên có quyền”.

Quy định về thế chấp tài sản trong Bộ luật dân sự năm 1995 đã dựa trên sự
phân biệt giữa động sản và bất động sản dẫn đến việc khó phân biệt biện pháp bảo
đảm giữa thế chấp và cầm cố (là biện pháp bảo đảm bằng tài sản, bên cầm cố giao
tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố nắm giữ để bảo đảm nghĩa
vụ)11. Tuy nhiên khái niệm động sản và bất động sản chưa có tiêu chí xác định một
cách cụ thể rõ ràng. Pháp luật mỗi nước khác nhau, những quy định về động sản và
bất động sản có những điểm khác nhau.
Điều 181 Bộ luật dân sự năm 1995 (cũng như Điều 174 Bộ luật dân sự năm
2005 hiện tại) chỉ đưa ra định nghĩa động sản và bất động sản theo phương pháp liệt
kê và loại trừ - chỉ ra một cách cụ thể rằng, những tài sản nào là bất động sản, còn lại

11

Khoản 1 Điều 329 Bộ luật dân sự năm 1995.

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh

14

SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

những tài sản khác không là bất động sản thì được gọi là động sản.
Trong khoa học pháp luật dân sự cũng không đưa ra khái niệm thế nào là động
sản và thế nào là bất động sản? hay nói một cách khác, tiêu chí cụ thể làm căn cứ để
xác định một tài sản nào được gọi là động sản, tài sản nào là bất động sản vẫn còn bị
chi phối bởi quan điểm pháp lý khác nhau.12
Do đó trên thực tế đã gây nên những khó khăn, phức tạp cho việc thực hiện, áp

dụng pháp luật. Vì vậy, nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc nêu trên. Bộ
luật dân sự năm 2005 đã loại bỏ căn cứ động sản, bất động sản và quy định rõ một
tiêu chí cơ bản để phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản đó là việc chiếm hữu vật. Từ
đó ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa cầm cố và thế chấp cụ thể là, cùng
là hình thức bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, nhưng thế
chấp khác với cầm cố là bên bảo đảm không giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo
đảm nắm giữ, ngược lại, đối với biện pháp cầm cố, bên nhận bảo đảm có quyền nắm
giữ tài sản bảo đảm.13
1.2.1.2 Đặc điểm của biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay
của tổ chức tín dụng
Từ việc định nghĩa về biện pháp thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay, trên cơ sở
quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 có thể thấy rằng biện pháp thế chấp bằng tài
sản có những đặc điểm chung của biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:14
- Tài sản dùng để thế chấp có thể là bất động sản hoặc động sản thuộc quyền
sở hữu của người thế chấp, để chứng minh một người là chủ sở hữu của một tài sản
khi ấy người này phải có đầy đủ ba quyền (bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử

Vũ Văn Tuyên, THÔNG TIN TÀI CHÍNH – PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG - ỨNG DỤNG
CNTT, Một số vấn đề về cầm cố và thế chấp vay vốn ngân hàng,
12

[ngày truy cập
1-9-2013]
13
Điều 326 Bộ luật dân sự năm 2005.
14
Đoàn Thị Phương Diệp, Giáo trình bảo đảm nghĩa vụ, Tủ sách Đại học Cần Thơ, 2009, tr. 97.

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh


15

SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

dụng và quyền định đoạt) đối với tài sản đó15. Điều này có nghĩa là bên thế chấp
phải là người đang quản lý hoặc nắm giữ tài sản thế chấp, có quyền chuyển giao tài
sản và đang khai thác công dụng hoặc hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản này. Hoa lợi
(có thể là hoa màu, nông sản thu được trên một thửa đất), lợi tức (khoản lợi thu được
từ việc khai thác tài sản, chẳng hạn, số tiền thu được từ việc cho thuê nhà,..) và các
quyền phát sinh từ tài sản (ví dụ như quyền sở hữu nhà ở phát sinh từ tài sản thế
chấp là quyền sử dụng đất) cũng được thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa
thuận.
- Hợp đồng thế chấp trong một số trường hợp phải được đăng ký tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký thế chấp tài sản có ý nghĩa xác định thứ tự
ưu tiên thanh toán, là điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm đối với bên
thứ ba (người có quyền và nghĩa vụ liên quan đối với tài sản thế chấp của khách
hàng vay), cụ thể hơn là bên thứ ba phải thừa nhận và tôn trọng việc thế chấp tài sản
của khách hàng, loại trừ tranh chấp phát sinh từ bên thứ ba, nó có tác dụng bảo vệ
bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng chống lại đòi hỏi của bên thứ ba về việc thực
hiện các quyền lợi của người này đối với tài sản thế chấp. Nếu việc thế chấp tài sản
của khách hàng vay không được đăng ký thì hợp đồng thế chấp vẫn có giá trị ràng
buộc tổ chức tín dụng và khách hàng vay, tuy nhiên đối với bên thứ ba (nhất là chủ
nợ của khách hàng vay) thì tổ chức tín dụng khi ấy chỉ được xem là một chủ nợ
không có bảo đảm.
Ngoài những đặc điểm mang tính bản chất của biện pháp thế chấp tài sản nói
chung, thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng còn có những
đặc trưng pháp lý sau đây:16

Thứ nhất, chủ thể của quan hệ thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay luôn có một
15

Điều 164 Bộ luật dân sự năm 2005.

16

Nguyễn Văn Tuyến, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Đặc điểm pháp lý và mối quan hệ hiệu lực giữa hợp
đồng thế chấp tài sản với hợp đồng tín dụng,
, [Ngày
truy cập 2-9-2013].

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh

16

SVTH: Lê Thị Diễm Thúy


×