Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

nghiên cứu về luật thuế bảo vệ môi trường ở việt nam – thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 112 trang )

Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƢƠNG MẠI
--------◄♣►---------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 36 (2010 – 2014 )
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU VỀ LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM –
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS: LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU

NGUYỄN THỊ CẨM GIANG
MSSV:5106043
Lớp: Luật Thƣơng Mại 2 – K36

Tháng 5/2013
Cần thơ, tháng 5/2014

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang



Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

MỤC LỤC
---◄♣►--LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 3

5. Cơ cấu luận văn............................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM ........................................................................... 5
1.1. Giới thiệu về Luật thuế bảo vệ môi trƣờng .................................................... 5
1.1.1.
Mục tiêu, yêu cầu của Luật thuế bảo vệ môi trường hiện hành ...................... 5
1.1.1.1. Mục tiêu........................................................................................................ 5
1.1.1.2. Yêu cầu ......................................................................................................... 6
1.1.2.
Bố cục của Luật thuế bảo vệ môi trường ....................................................... 8
1.1.3.
Các yếu tố chi phối đến sự ra đời của Luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt
Nam .............................................................................................................. 8
1.1.3.1.
1.1.3.2.
1.1.3.3.
1.1.3.4.

Yếu tố chính trị ............................................................................................. 8
Yếu tố kinh tế ............................................................................................. 10
Yếu tố xã hội............................................................................................... 13
Các yếu tố khác ........................................................................................... 15

1.2. Lí luận chung về Thuế bảo vệ môi trƣờng ................................................... 17
1.2.1.
Khái niệm, vai trò của Thuế bảo vệ môi trường........................................... 17
1.2.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 17
1.2.1.2. Vai trò......................................................................................................... 18
1.2.2.
Các quy định chung về Thuế bảo vệ môi trường hiện hành ......................... 19

1.2.2.1. Những quy định chung về đối tượng và phạm vi áp dụng Thuế bảo vệ môi
trường ......................................................................................................... 19
1.2.2.1.1. Phạm vi áp dụng ......................................................................................... 19
1.2.2.1.2. Đối tượng chịu thuế ................................................................................... 19
GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

1.2.2.1.3. Đối tượng không chịu thuế......................................................................... 25
1.2.2.1.4. Người nộp thuế .......................................................................................... 26
1.2.2.2. Cách tính Thuế bảo vệ môi trường ............................................................. 27
1.2.2.2.1. Căn cứ tính thuế......................................................................................... 27
1.2.2.2.2. Phương pháp tính thuế ............................................................................... 28
1.2.2.2.3. Biểu khung thuế ......................................................................................... 28
1.2.2.3. Khai thuế, thời điểm tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường .. 35
1.2.2.3.1. Khai thuế, tính thuế, nộp thuế .................................................................... 35
1.2.2.3.2. Thời điểm tính thuế.................................................................................... 40
1.2.2.3.3. Hoàn thuế .................................................................................................. 40
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ THU VÀ NỘP THUẾ
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM .......................................................... 42
2.1.

Ưu và nhược điểm của của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam so
với các nước trong khu vực ............................................................................. 42

2.1.1. Ưu điểm .......................................................................................................... 42

2.1.2. Nhược điểm .................................................................................................... 46
2.2.

Khái quát tình hình thực hiện các quy định pháp luật về nộp và thu thuế

bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam trong thời gian qua .................................... 50
2.2.1. Ý thức của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc việc chấp hành nghĩa vụ
nộp thuế bảo vệ môi trường ............................................................................. 50
2.2.2. Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc thu thuế bảo vệ môi trường ..... 52
2.2.3. Thủ tục thực hiện việc nộp và thu thuế bảo vệ môi trường .............................. 54
2.3.

Đánh giá thực trạng thu và nộp thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam thời

gian qua ......................................................................................................... 60
2.3.1. Vấn đề thu..................................................................................................... 60
2.3.1.1. Thành quả đạt được ....................................................................................... 60
2.3.1.2. Tồn tại và nguyên nhân ................................................................................. 62
2.3.2. Vấn đề nộp .................................................................................................... 64
2.3.2.1. Thành quả đạt được ....................................................................................... 64
2.3.2.2. Tồn tại và nguyên nhân ................................................................................. 66

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện


CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM................................................................ 68
3.1.

Tìm hiểu pháp luật về thuế bảo vệ môi trƣờng của một số nƣớc trên thế giới
................................................................................................................................. 68

Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện các quy định về thuế bảo vệ môi trƣờng
ở Việt Nam ..................................................................................................... 71
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về thuế bảo vệ môi trường ở Việt
3.1.

Nam ................................................................................................................ 71
3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện các quy định về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam ........ 73
3.2.

Một số đề xuất về giải pháp hoàn thiện các quy định về thuế bảo vệ môi

trƣờng ............................................................................................................ 75
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về thuế bảo vệ môi trường hiện nay ............................... 75
3.2.2. Điều chỉnh mức thuế suất đối với một số đối tượng chịu thuế ......................... 76
3.2.3. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế
bảo vệ môi trường ........................................................................................... 78
3.2.4. Đẩy mạnh công tác của các cán bộ và cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường ............................................................................................................. 80
3.2.5. Chú trọng công tác thanh tra thuế .................................................................... 85
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 89

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu


SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

LỜI MỞ ĐẦU
---◄♣►--1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã và đang từng bước trên con đường Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Đất Nước gắn liền với định hướng xây dựng một nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa bền
vững và ổn định, không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên
thế giới nhằm mục đích hòa bình, hữu nghị và cùng phát triển trên tất cả mọi lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường. Trong xu thế hội nhập đó, Chính phủ
Việt Nam đã kí kết rất nhiều văn bản kể từ khi hội nghị quốc tế về “Môi trường con
người” đầu tiên của Liên hợp quốc được tổ chức năm 1972 tại Thụy Điển đã thông qua
bản kế hoạch hành động về môi trường và khuyến nghị thành lập chương trình môi
trường của Liên hợp quốc (UNEP) và sau Hội nghị thượng đỉnh Rio 92 (Braxin) đặt
vấn đề môi trường trong mối liên kết với các hoạt động của con người theo quan điểm
“bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”, điển hình như: Công ước Basel về kiểm
soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng (13/5/1995);
công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 1992 (16/11/1994); công ước
về đa dạng sinh học 1992 (16/11/1994)…Trong đó, vấn đề hạn chế ô nhiễm môi
trường đã và đang trở thành mục tiêu ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển
của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và bền
vững đối với những nước đang phát triển. Tuy nhiên đây là một vấn đề hết sức phức
tạp đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách phối hợp nhiều biện pháp hữu hiệu khác
nhau. Một trong những công cụ kinh tế hiệu quả đã được nhiều nước trên thế giới sử
dụng là xây dựng và ban hành thuế môi trường nhằm mục đích bảo vệ và tái tạo môi
trường sinh thái. Hiện nay khi tình trạng môi trường tiếp tục xuống cấp đang là một
thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển bền vững của nhiều nước trên thế giới

nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì thế, sau khi nghiên cứu về các quy định
pháp luật được áp dụng trong việc đánh thuế môi trường ở nhiều quốc gia khác nhau
cũng như trong quá trình xem xét thực tiễn tại Việt Nam, các nhà làm luật đã có những
bài học kinh nghiệm quý báu trong việc nghiên cứu và ban hành Luật thuế bảo vệ môi
trường một cách độc lập nhằm áp dụng một cách triệt để và có hiệu quả trong hoạt
động bảo vệ môi trường. Việc ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường là vô cùng cần
GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

thiết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định, điều chỉnh toàn diện các hành vi
tác động tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh đó, mục tiêu chính của thuế bảo vệ môi
trường là khuyến khích phát triển kinh tế đi đôi với giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó
thay đổi nhận thức và điều tiết hành vi của người dân cũng như doanh nghiệp trong sản
xuất và tiêu dùng.
Tại kì họp thứ 8, ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội khóa XII, Quốc hội
đã thông qua Luật thuế Bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12. Ngày 29/11/2010, Chủ
tịch nước đã ký Lệnh số 14/2010/L-CTN về việc công bố Luật thuế bảo vệ môi trường.
Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/01/2012, một số quy định của luật
này sẽ thay thế quy định về thu phí xăng, dầu tại Pháp lệnh về phí và lệ phí trước đó.
Đây không phải là giải pháp đặt ra nhằm thu tiền mà được dùng làm công cụ thuế để
hạn chế những hành vi gây ô nhiễm, khuyến khích công nghệ xanh, sản xuất ra các sản
phẩm thân thiện với môi trường, góp phần hạn chế sản xuất, tiêu dùng những sản phẩm
có tác động xấu đến môi trường. Mặc dù sự ra đời của luật Thuế bảo vệ môi trường
dần đi vào thực tiễn đã mang lại không ít những ảnh hưởng tích cực, cụ thể như: Tạo

một hành lang pháp lý để điều chỉnh trực tiếp hành vi của các chủ thể có tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trường và nhằm bảo vệ môi trường sinh thái,
chống chuyển dịch công nghệ bẩn vào Việt Nam, đồng thời tạo lập và sử dụng nguồn
kinh phí trực tiếp đó để đầu tư xây dựng các biện pháp cải thiện môi trường, tạo nguồn
chi phí cho việc bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục ý
thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường… Tuy nhiên trong thời gian luật này
chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể đã vướng phải không ít những khó
khăn, điển hình là việc nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng lúng
túng, bị động vì đối tượng chịu thuế còn chung chung và mức thuế quá cao, vấn đề thu
- nộp thuế và tuyên truyền nội dung về thuế bảo vệ môi trường chưa đạt được hiệu quả
cao nhất.
Chính vì thế, theo cái nhìn chủ quan của người viết, hệ thống pháp luật về thuế
bảo vệ môi trường đã được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện, tuy nhiên
vẫn còn gặp không ít khó khăn trong quá trình áp dụng. Từ thực tiễn này, người viết
chọn đề tài “Nghiên cứu pháp luật về Thuế bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam – thực
GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện” để nghiên cứu và tìm hiểu làm luận văn tốt
nghiệp cử nhân Luật của mình với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống hơn,
đầy đủ và toàn diện hơn những quy định của pháp luật Việt Nam về Thuế bảo vệ môi
trường, bên cạnh đó đưa ra những đề xuất mới mang tính hiệu quả hơn trong việc áp
dụng các chính sách này một cách hiệu quả và triệt để hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu của các nhà luật học đi trước

cùng với những kiến thức được tích lũy trong gần bốn năm Đại học và các tài liệu
tham khảo trong quá trình nghiên cứu, người viết phân tích một cách có hệ thống các
quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng các chính sách này.
Để hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam,
đề tài nghiên cứu có mục đích như sau:
+ Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận của những
quy định của pháp luật Việt Nam về thuế bảo vệ môi trường một cách có hệ thống, đầy
đủ và toàn diện; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong quá trình
hoàn thiện pháp luật về quản lí và thu thuế bảo vệ môi trường, đồng thời ghi nhận
những điểm tiến bộ mà Việt Nam cần học hỏi.
+ Thứ hai, trong nội dung trình bày, từ thực trạng của việc áp dụng thuế bảo vệ
môi trường ở nước ta, kết quả quản lí và thu thuế từ khi có Luật thuế bảo vệ môi
trường đến nay, người viết sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá những điểm chưa phù
hợp và những vấn đề bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi
trường.
+ Thứ ba, đưa ra xu hướng cải cách thuế bảo vệ môi trường trong thời gian tới,
các mục tiêu cần đạt được và đề xuất một số biện pháp sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo
vệ môi trường cũng như các điều kiện để qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp
dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này, đồng thời xây
dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cách phù hợp với pháp luật và tập quán quốc
tế.
3. Phạm vi nghiên cứu

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện


Do thời gian có hạn và kiến thức thu thập tương đối hạn chế nên người viết chỉ
tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam
thông qua hệ thống pháp luật Việt Nam cụ thể như: Luật Thuế bảo vệ môi trường, Luật
Quản lý thuế, Luật môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, để
khách quan hơn người viết còn nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường của
một số quốc gia trên thế giới nhằm so sánh và làm rõ hơn tình hình thực hiện nội dung
pháp luật về thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Đồng thời, luận văn còn đề cập đến
thực tiễn áp dụng và một số khó khăn, vướng mắc tồn tại trong việc quản lí và thu loại
thuế này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài luận văn này, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
như sau: phương pháp nghiên cứu trên tài liệu, sách vở; phương pháp nghiên cứu và
phân tích luật viết, phương pháp tổng hợp các thông tin thông qua các bài viết, các văn
bản pháp luật có liên quan, một số sách, các công trình nghiên cứu có giá trị và tạp chí
chuyên ngành. Bên cạnh đó, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành về thuế bảo vệ môi trường, người viết đưa ra những so sánh, đối chiếu giữa lí
luận và thực tiễn áp dụng để thấy được những hiệu quả tích cực đã đạt được từ việc
thực hiện các quy định về quản lí thu và nộp thuế nhằm đánh giá các quy định đưa ra
là phù hợp hay chưa phù hợp với thực tế. Đồng thời, thông qua đó nêu ra một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện và hợp lí hơn hệ thống pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở
Việt Nam.
5. Cơ cấu luận văn
Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Lời nói đầu, phần nội dung và kết luận.
Phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở
Việt Nam.
 Chương 2: Thực trạng về vấn đề quản lí thu và nộp thuế bảo vệ môi trường ở
Việt Nam.

 Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế bảo vệ
môi trường tại Việt Nam.
GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG Ở VIỆT NAM
1.3.

Giới thiệu về Luật thuế bảo vệ môi trƣờng
1.3.1. Mục tiêu, yêu cầu của Luật thuế bảo vệ môi trường hiện hành
1.3.1.1. Mục tiêu
Luật thuế môi trường ra đời đã được các đại biểu Quốc hội đề ra mục tiêu chính
là khuyến khích phát triển kinh tế đi đôi với giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế một cách bền vững, đồng thời hạn chế những hành vi tiêu cực
của các tổ chức và cá nhân trong quá trình sản xuất và sử dụng gây hậu quả xấu đến

môi trường sinh thái. Theo các đại biểu Quốc hội, việc áp dụng Luật Thuế bảo vệ môi
trường như giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết bởi lẽ nó đã góp phần tạo khuôn
khổ pháp lý đồng bộ, ổn định, điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến
môi trường. Cách đây hơn một năm, ngày 01/01/2012, khi Luật Thuế Bảo vệ môi
trường đã chính thức “đi vào cuộc sống” đã thực hiện một cách vượt trội mục tiêu
khuyến khích phát triển kinh tế gắn với giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường, đồng
thời thay đổi nhận thức, hành vi của tổ chức, cá nhân trong đầu tư sản xuất, tiêu dùng
các sản phẩm có tác động đến môi trường và mặt khác, tạo nguồn thu cho nhiều hoạt
động bảo vệ môi trường khác. Bên cạnh đó, Thuế môi trường đặt ra góp phần làm con
người thay đổi thái độ đối với môi trường sống, chú trọng khai thác tài nguyên một
cách tiết kiệm, hiệu quả và thân thiện hơn với hệ sinh thái xung quanh.
Thuế bảo vệ môi trường còn đồng thời làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ, từ đó sử
dụng thuế để điều chỉnh sản xuất, tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường. Đối với
người tiêu dùng khi muốn mua với giá thành hợp lí và nhà sản xuất muốn bán được
nhiều sản phẩm với chi phí ít, lợi nhuận cao thì thuế bảo vệ môi trường sẽ có nhiều tác
dụng khuyến khích điều chỉnh định hướng sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện
với môi trường. Khi đó người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc hơn khi quyết định lựa chọn
những sản phẩm không thân thiện với môi trường. Ví dụ điển hình là sản phẩm thuốc
trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các loại thuốc bảo quản lâm sản thuộc nhóm thuốc hạn chế sử
dụng. Đồng thời các nhà sản xuất cũng phải tính toán lại kế hoạch sản xuất, lựa chọn
công nghệ sản xuất sạch hơn, ít chất thải hơn, giảm được chi phí xử lí chất thải ra
GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

ngoài môi trường và mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Từ đó sẽ thúc đẩy nghiên cứu tìm

ra những nguồn năng lượng mới, công nghệ sản xuất mới hiệu quả hơn. Tuy nhiên, giá
cả chỉ là một trong nhiều yếu tố tác động đến hành vi của nền kinh tế. Thành công của
thuế bảo vệ môi trường trong việc điều chỉnh hành vi kinh tế còn phụ thuộc vào từng
thị trường cụ thể đối với từng đối tượng đánh thuế.
Giảm ô nhiễm môi trường là mục tiêu chính của những nổ lực làm thay đổi hành
vi. Đó cũng là một trong những mục tiêu được đặt ra hàng đầu nhằm nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường của toàn xã hội, giảm phát thải ô nhiễm tại nguồn. Thuế là công cụ
hiệu quả nhất về chi phí trong việc giảm ô nhiễm môi trường so với việc ban hành các
quy định hành chính khác. Nghĩa vụ đóng thuế tạo động cơ thúc đẩy người gây ô
nhiễm tìm phương pháp giảm ô nhiễm mới, đây cũng là một ưu điểm của thuế và là
một trong những lí do khiến công cụ thuế cho phép giảm chi phí quản lí ô nhiễm,
khuyến khích các công cuộc cách mạng bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, thuế môi trường còn hướng đến mục tiêu thúc đẩy các doanh nghiệp cải
cách đổi mới công nghệ, bởi vì khi đánh thuế bảo vệ môi trường mà giá nhiên liệu tăng
sẽ dẫn đến tâm lí e ngại cho nhà sản xuất khi điều đó làm giảm đáng kể nguồn thu tài
chính của họ, do vậy nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người sẽ thúc đẩy
việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng mới, đó cũng là nguyên nhân dẫn tới sự
ra đời của nhiều chu trình sản xuất mới và các sản phẩm mới. Để sản xuất ra nhiều sản
phẩm đạt chất lượng cao với chi phí xử lí nguồn chất thải hợp lí, ít hao tốn nhiên liệu
và giảm ô nhiễm môi trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải dần cải tiến dây chuyền
công nghệ sản xuất hiện đại hơn và hiệu quả hơn.
Rõ ràng việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường như hiện nay đã góp phần chuyển
dịch nền kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả đối với các loại năng lượng và nguồn
lực cho việc tăng giá sản phẩm tự nhiên. Thuế bảo vệ môi trường còn có tác động làm
thay đổi cả quy mô và cơ cấu sản xuất – tiêu dùng, đặc biệt khi có các dấu hiệu được
dự báo dần dần vượt qua mức giá dự kiến trong kế hoạch dài hạn của nền công nghiệp.
1.3.1.2. Yêu cầu
Điều 112 Luật bảo vệ môi trường 2005 có quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác động xấu, lâu dài đến môi trường
GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu


SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

và sức khỏe con người thì phải nộp Thuế môi trường”. Như vậy, khi Luật thuế bảo vệ
môi trường được ban hành, áp dụng trong thời gian qua và song song tồn tại cùng với
các Luật thuế khác như: Luật quản lí thuế, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp đã phần nào đảm bảo yêu cầu xây dựng một hệ thống thuế đồng
bộ, phù hợp với các quy định của Hiến pháp, tạo tính thống nhất và đồng bộ với các
văn bản pháp luật khác có liên quan, thực hiện cam kết của Chính phủ với cộng đồng
quốc tế.
Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động
xấu đối với môi trường là chính; kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải
thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; phối hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với
đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; tăng cường áp
dụng công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống. Đây là nhiệm vụ vừa
phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh
đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự
tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Do vậy, yêu cầu đặt
ra của Luật thuế bảo vệ môi trường là các quy định trong Luật không quá phức tạp,
phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ quản lí. Tuy nhiên thực tế cho thấy không phải
như vậy, ví dụ: sau gần hai tháng áp dụng thuế bảo vệ môi trường nhiều doanh nghiệp
(DN) ngành sản xuất bao bì nhựa vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng lúng túng, bị động
vì đối tượng chịu thuế còn chung chung và mức thuế quá cao. Qua đó, các doanh
nghiệp cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội, tuy
nhiên, các cơ quan chức năng cũng cần định nghĩa cụ thể về mặt hàng chịu thuế để
đánh thuế chứ không thể đánh thuế chung chung và tràn lan như vậy.

Ngoài yêu cầu trên, Luật Thuế bảo vệ môi trường còn đặt ra yêu cầu là phải động
viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu để giải quyết vấn đề môi trường,
đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm chủ yếu của
Việt Nam.

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

Tuyên bố Stockholm năm 1972 1 được xác định là cột mốc đầu tiên cho sự gắn
kết hai vấn đề tưởng chừng là hai lĩnh vực riêng biệt trong hoạch định chính sách
công, nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong tuyên bố Stockholm, nguyên
tắc thứ nhất đã thiết lập nền tảng mối quan hệ giữa quyền con người với bảo vệ môi
trường, rằng: “Con người có các quyền cơ bản về tự do, bình đẳng và điều kiện sống
tối thiểu trong môi trường trong lành, bình đẳng cho phép con người có cuộc sống
trong nhân phẩm và hạnh phúc”. Tiếp đó, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi
trường và phát triển bền vững năm 1992, đã đưa ra công thức liên kết giữa quyền con
người và bảo vệ môi trường trong một số thuật ngữ có tính thủ tục. Nguyên tắc thứ
mười tuyên bố: “Vấn đề môi trường phải được giải quyết một cách tốt nhất với sự
tham gia của tất cả các cá nhân liên quan, ở cấp độ thích hợp. Cấp độ quốc gia, mỗi
cá nhân sẽ được tiếp cận thông tin thích hợp liên quan đến môi trường, do các cơ
quan công quyền lưu giữ, bao gồm cả thông tin về các chất và hoạt động nguy hiểm
trong cộng đồng của họ, và có cơ hội được tham gia trong quá trình ban hành các
quyết định. Các quốc gia cần khuyến khích, tuyên truyền và tạo điều kiện cho sự tham
gia của nhân dân bằng cách phổ biến những thông tin rộng rãi. Nhân dân cần được
tạo điều kiện tiếp cận có hiệu quả những văn bản luật pháp và hành chính kể cả uốn

nắn và sửa chữa”.2
Như vậy, có thể thấy rằng, bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã
hội, không chỉ những tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế của Luật thuế bảo vệ môi
trường mới có thể thực hiện nghĩa vụ này mà đối với tất cả mọi chủ thể khác, với khả
năng của mình, chúng ta hãy cùng chung tay đóng góp một phần công sức của mình
vào sự nghiệp bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái. Hiện nay, các nước OECD đã sử
dụng khá phổ biến công cụ tài chính, nhất là thuế để chống ô nhiễm, bảo vệ môi
trường. Gần đây, công cụ tài chính và cụ thể là công cụ thuế nhằm bảo vệ môi trường
đã bước đầu vận dụng có kết quả ở nhiều nước như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,
Singapo...

1

Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển ( Declaration of the United Nations Conference on
the Human Environment ) họp tại Rio de Ianeiro từ 3 đến 14-6-1992.

2

Nguyên tắc thứ 10 trong số 27 nguyên tắc cơ bản về phát triển bền vững của Thế giới được thông qua tại Hội
nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và phát triển bền vững năm 1992.

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

1.3.2. Bố cục của Luật thuế bảo vệ môi trường

Luật thuế bảo vệ môi trường gồm 4 Chương, 13 Điều, cụ thể:
- Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 5). Chương này xác
định phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu
thuế, người nộp thuế.
- Chương II: Căn cứ tính thuế (từ Điều 6 đến Điều 8). Chương này quy định về
căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế, biểu khung thuế.
- Chương III: Khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế (từ Điều 9 đến Điều
11). Chương này quy định về thời điểm tính thuế, cách khai thuế - tính thuế - nộp thuế
và các trường hợp được hoàn thuế.
- Chương IV: Điều khoản thi hành (Điều 12 và điều 13). Chương này quy định
hiệu lực thi hành, các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
1.3.3. Các yếu tố chi phối đến sự ra đời của Luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt
Nam
1.3.3.1. Yếu tố chính trị
Chính trị được coi là một trong những biện pháp quan trọng của vấn đề bảo vệ
môi trường. Chính trị là mối quan hệ phát sinh giữa các giai cấp, các nhóm người
trong xã hội nhằm thực hiện quyền lực chính trị. Các biện pháp chính trị được thực
hiện nhằm xây dựng hoặc củng cố quyền lực và ảnh hưởng chính trị.
Ở các nước phát triển, vấn đề môi trường được các đảng phái, tổ chức sử dụng
triệt để thu hút sự ủng hộ chính trị từ quần chúng và các tổ chức xã hội. Nhiều đảng
phái chính trị mang màu sắc môi trường đã xuất hiện. Đảng Xanh (Green Party) ở các
nước Châu Âu là tổ chức chính trị của những người bảo vệ môi trường. Hoạt động của
các đảng này ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội và càng có vị trí ngày càng
vững chắc ở trong các cơ cấu quyền lực điển hình như Đức, Thụy Điển 3.
Ở Việt Nam, các biện pháp chính trị được sử dụng trong bảo vệ môi trường mang
sắc thái khác. Đảng cộng sản Việt Nam đưa vấn đề môi trường vào cương lĩnh, chiến
lược hành động của mình nhằm tăng thêm tính chất toàn diện, đúng đắn và khả thi của

3


Xem: Giáo trình Luật môi trường, tái bản lần thứ 6, trường Đại học Luật Hà Nội,Nxb Công An Nhân Dân năm
2009, 96-2009/CXB/91-11/CAND, trang 22- trang 23.

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

cương lĩnh, nâng cao vai trò lãnh đạo. Nghị quyết số 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường
trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nhấn mạnh: “Bảo vệ
môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm
sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát
triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh
tế quốc tế của nước ta”. Bằng vận động chính trị, vấn đề bảo vệ môi trường đã được
thể chế hóa thành các chính sách, pháp luật.
1.3.3.2. Yếu tố kinh tế
Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay đang được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc
biệt quan tâm. Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 do Đại hội toàn quốc
Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX thông qua, vấn đề môi trường được nhấn mạnh:
“Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.4
Muốn xây dựng một nền kinh tế bền vững thì trước hết cần phải duy trì và cải tạo
môi trường, nói cách khác yếu tố cơ bản của phát triển bền vững là quyền phát triển và
sự cần thiết phải chăm sóc môi trường. Đó là hai yếu tố không thể tách rời nhau. Mối
liên kết này được đề cập lần đầu tiên trong Báo cáo Brundtland. Báo cáo này nhấn
mạnh: “Môi trường sinh thái và nền kinh tế ngày càng trở nên hòa quyện lẫn nhau xét
cả ở cấp độ vùng, khu vực, quốc gia lẫn quốc tế”. 5 Mối liên kết này cũng được khẳng

định trong nguyên tắc thứ 13 của Tuyên bố Stockholm: “Nhằm đạt được việc quản lí
tài nguyên hợp lí và tiến đến cải thiện môi trường, các nước cần phải chấp nhận cách
tiếp cận tổng hợp và phối hợp trong quy hoạch phát triển nhằm bảo đảm phát triển
tương hợp với nhu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường vì lợi ích của nhân dân các
nước”.6
Chẳng hạn, trong những nghiên cứu của Brundtland, phát triển bền vững phải
thỏa mãn các yếu tố sau: “Sự xóa bỏ nghèo đói và bóc lột; sự giữ gìn và tăng cường
các nguồn tài nguyên mà chỉ với chúng mới có thể đảm bảo việc xóa nghèo được liên

4
5

Xem: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, trang 162.
Xem: The Challenge of Environment, UNDP, Annual Report, trang 3.

6

Xem: Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, Nxb. Chính trị quốc gia. 1995, trang 14.

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

tục; phải bao gồm sự tăng trưởng cả kinh tế lẫn văn hóa xã hội; và sự thống nhất giữa
môi trường sinh thái và kinh tế trong hoạch định chính sách”.7 Lấy ví dụ điển hình
như ở Chính phủ Canada tiếp cận phát triển bền vững theo ba tiêu chí mang tính định

mục tiêu: “Mục tiêu kinh tế là phải tạo ra được sản xuất hàng hóa và dịch vụ với
nguyên tắc chi phối là hiệu quả; mục tiêu môi trường là giữ gìn và quản lí tốt các
nguồn tài nguyên thiên nhiên với nguyên tắc chi phối là bảo vệ đa dạng sinh học và
tính thống nhất của sinh thái”.8
Ở Việt Nam, quan điểm ấy được thống nhất và thể hiện cụ thể tại khoản 4 Điều 1
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 là “Phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương
lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã
hội và bảo vệ môi trường ”. Như vậy, để phát triển kinh tế một cách vững mạnh cần
phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ, điều đó đòi hỏi một công
cụ mới ra đời nhằm thực hiện mục tiêu thiết thực trên, và đó là một trong những
nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy Luật thuế bảo vệ môi trường được ban hành như hiện
nay.
1.3.3.3. Yếu tố xã hội
Trên thế giới hiện nay, sự thay đổi của khí hậu toàn cầu dưới tác động của nhiều
yếu tố khác nhau như: rừng bị tàn phá, đặc biệt là các khu rừng nhiệt đới ở Nam Mĩ và
châu Á; sự gia tăng của chất thải chứa khí CFCs ở mức độ lớn; sự gia tăng của dân số
và tác động của nó tới các thành phần môi trường.9 Toàn bộ những yếu tố trên đã góp
phần làm không khí nóng lên, dẫn đến những thay đổi bất thường của khí hậu.
Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số và nhu cầu sản xuất tiêu dùng
dẫn đến sự gia tăng chất thải. Vào những năm đầu của thập kỉ thứ 7 của thế kỉ XX, dân
số nước ta có hơn 30 triệu song chỉ hơn 40 năm sau đã đạt tới 90 triệu, tăng gấp ba lần.
Dân số tăng làm cho các nhu cầu của con người đối với tài nguyên thiên nhiên, đối với

7

Xem: The First Global Revolution, New York 1991. Trang 49.
Xem: Giáo trình Luật môi trường, tái bản lần thứ 6, trường Đại học Luật Hà Nội,Nxb Công An Nhân Dân năm
2009, 96-2009/CXB/91-11/CAND, trang 18.
9

Xem: Giáo trình Luật môi trường, tái bản lần thứ 6, trường Đại học Luật Hà Nội,Nxb Công An Nhân Dân năm
2009, 96-2009/CXB/91-11/CAND, trang 11.
8

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

môi trường vốn không phải là vô tận ngày càng cao đã dẫn đến sự gia tăng của các yếu
tố gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Về vấn đề gia tăng chất thải nếu không
được xử lí thì chỉ có thể thải vào môi trường. Thực tiễn cho thấy do thiếu công nghệ
tiên tiến và các nguồn tài chính cần thiết nên một khối lượng rất lớn các chất thải công
nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa được xử lí. Phần lớn các chất thải được đưa xuống
sông, hồ đã tạo nên những hồ chết, sông chết. Sông Tô Lịch ở Hà Nội, các kênh rạch ở
thành phố Hồ Chí Minh đã ô nhiễm đến mức không có sinh vật nào sống nổi trong
dòng nước của những kênh rạch mới. Nhiều khu dân cư phải sống trong tình trạng môi
trường bị ô nhiễm nặng. Không khí ở các thành phố và thị trấn đã bị ô nhiễm tới mức
đáng lo ngại. Tất cả những điều này đã tác động rất lớn đến sức khỏe của toàn thể cộng
đồng.
Một trong những biểu hiện rõ nét về vai trò bảo vệ môi trường và cần có một loại
thuế đặt ra nhằm khống chế các hành vi tiêu cực chính là việc giải quyết các tranh
chấp liên quan đến vấn đề môi trường. Trong quá trình khai thác, sản xuất, sử dụng
cũng như xử lí chất thải từ các nhiên liệu, khoáng sản và nhiều loại thuốc hóa học đã
làm phát sinh nhiều tranh chấp giữa nhiều tổ chức, cá nhân, hoặc giữa các cá nhân với
doanh nghiệp hoặc với các cơ quan nhà nước. Ví dụ điển hình nhất chính là tranh chấp
giữa Công ty bột ngọt VEDANS với các cư dân tỉnh Đồng Nai sống xung quanh địa

bàn của công ty này. Sự việc này xảy ra khi pháp luật nước ta chưa ban hành Luật thuế
bảo vệ môi trường, có thể nhận thấy rằng hậu quả hiện hữu và tiềm ẩn mà Công ty này
gây ra là không nhỏ từ sự thờ ơ và thiếu trách nhiệm từ phía VEDANS. Bởi lẽ, tất cả
mọi chất thải từ quá trình sản xuất cứ vô tội vạ thải ra nguồn nước sông. Giả thiết đặt
ra, nếu như trong giai đoạn này thuế bảo vệ môi trường được áp dụng thì VEDANS sẽ
phải có nghĩa vụ nộp thuế bảo vệ môi trường do nhập khẩu một số nhiên liệu thuộc đối
tượng chịu thuế theo quy định pháp luật nhằm phục vụ quá trình sản xuất. 10
Có thể nói, so với nhiều nước khác, vấn đề môi trường ở Việt Nam đang nằm
trong trạng thái báo động cấp bách hơn. Bởi lẽ, cũng như nhiều nước đang phát triển,
Việt Nam có xu hướng xuất khẩu khoáng sản như nhiều loại than đá để đáp ứng những
nhu cầu công nghiệp hóa hoặc trả các món nợ nước ngoài. Việc khai thác tài nguyên

10

Xem Khoản 1 Điều 5 Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010.

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

và khoáng sản còn thiếu quy hoạch, khai thác không tính đến khả năng tái sinh các
nguồn tài nguyên này đã dẫn đến những hủy hoại nghiêm trọng về môi trường.
Thuế bảo vệ môi trường ban hành trong thời gian qua đã kịp thời hạn chế một
phần nào những ảnh hưởng xấu đó, bởi lẽ, mục tiêu của việc ban hành sắc thuế này
chính là thúc đẩy cải tiến công nghệ - kĩ thuật, đồng thời nguồn thu từ loại thuế trên
còn được dùng vào vấn đề phục vụ các chính sách hỗ trợ cho việc khôi phục và cải tạo

môi trường.
1.3.3.4. Các yếu tố khác
Bên cạnh các yếu tố về chính trị, kinh tế , xã hội tác động mạnh mẽ và thúc đẩy
việc ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam ra đời thì còn rất nhiều yếu tố
khác ảnh hưởng như: yếu tố con người, chiến tranh, vấn đề giáo dục ý thức trong cộng
đồng.
“Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con
người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh mạnh hài hoà với
thiên nhiên”.11 Chính vì muốn bảo vệ và tôn trọng quyền lợi của mọi người, bảo vệ sự
toàn vẹn của hệ thống môi trường và phát triển toàn cầu, nhiều công ước, hiệp định
quốc tế đã đặt vị trí và tầm quan trọng của con người lên hàng đầu, nhằm nhấn mạnh
con người nếu muốn phát triển trong một môi trường lành mạnh thì cần phải ý thức
hơn trong tất cả mọi hoạt động liên quan đến môi trường.
Ở Việt Nam những năm gần đây, ý thức bảo vệ môi trường của phần lớn các tầng
lớp trong dân cư vẫn còn thấp. Những khó khăn về đời sống kinh tế, những nhu cầu
sinh hoạt trước mắt đã khiến con người không thấy được hết sự nguy hại của việc hủy
hoại môi trường. Có thể nói, chỉ mãi đến những năm cuối của thập kỉ thứ 10 của thế kỉ
XX thì vấn đề bảo vệ môi trường mới bắt đầu thực sự được pháp luật điều chỉnh. Tuy
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về môi trường song việc triển khai
chúng chưa thực hiện triệt để. Chẳng hạn các quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn
nước chống lại việc khai thác rừng bừa bãi hay việc hủy hoại bởi các chất thải từ các
nhà máy, xí nghiệp chưa được thực hiện triệt để. Các cơ quan chức năng của Nhà nước

11

Xem Nguyên tắc 1 của Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, Nxb. Chính trị quốc gia, 1995.

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang



Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

cũng chưa thực sự chú ý đến vấn đề môi trường, coi đó là vấn đề thứ yếu trong các kế
hoạch kinh doanh hay kế hoạch hành động của mình.
Mặc dù việc định hướng và kiểm soát hoạt động của con người được thực hiện
chủ yếu thông qua các công cụ pháp luật và chính sách, song vai trò của dư luận xã
hội, của giáo dục cộng đồng cũng cần phải được coi trọng. Đáng tiếc là những công cụ
định hướng và kiểm tra mang tính xã hội rộng rãi chưa được sử dụng triệt để trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường ở nước ta. Hầu hết những đối tượng chịu thuế như: xăng, nhiên
liệu bay, thuốc diệt cỏ, diệt mối, thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng12
nếu không được sử dụng, bảo quản và xử lí hiệu quả sẽ gây ô nhiễm không khí, nguồn
nước, ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các định chế pháp lí quốc tế liên quan đến môi
trường thể hiện rõ tính chất toàn cầu của vấn đề môi trường. Những thập kỉ cuối của
thế kỉ XX được đánh dấu bằng sự ra đời của hàng loạt các công ước quốc tế về môi
trường và các tổ chức quốc tế về môi trường. Rất nhiều các văn bản pháp lí quốc tế về
bảo vệ môi trường được cộng đồng quốc tế xây dựng và được các quốc gia kí kết,
trong đó có những công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm. Ngay cả trong các hiệp
định về thành lập khu vực mậu dịch tự do cũng có các quy định cụ thể về môi trường.
Chẳng hạn, trong hiệp định về NAFTA, trong các định chế của ASEAN đều chứa
đựng nhiều biện pháp bảo vệ môi trường. Để thực hiện bảo vệ môi trường toàn cầu
cũng như môi trường của mỗi quốc gia, các quốc gia đã và đang xem xét kí kết để
tham gia các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Việt Nam đã phê chuẩn các điều
ước quốc tế khác nhau nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường, cụ thể như: Nghị định thư
Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô zôn (tham gia ngày 26/1/1994); Công ước
Marpol 73/78 về ngăn chặn ô nhiễm biển do tàu gây ra (29/8/1991)… Việc tham gia
các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm thể hiện chính sách mở cửa của Việt Nam

trong hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề ô nhiễm toàn cầu. Các công ước
mà Việt Nam tham gia kí kết cũng đã tạo ra khuôn khổ pháp lí quốc tế quan trọng cho
sự hợp tác trên những lĩnh vực khác nhau giữa Việt Nam với các nước khác trên thế
giới nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường của Việt Nam cũng như toàn cầu.

12

Xem Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường, Nxb. Chính trị Quốc gia, năm 2010.

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

Trong điều kiện tích lũy nội bộ nền kinh tế còn thấp, việc tham gia các công ước quốc
tế về kiểm soát ô nhiễm sẽ giúp cho nước ta có thêm nguồn lực cho công tác phòng
chống ô nhiễm và cải thiện môi trường. Bên cạnh đó còn góp phần làm phát sinh
những nghĩa vụ mà Việt Nam phải thực thi với tư cách là thành viên của công ước.
Việc triển khai thực thi các nghĩa vụ này một mặt có thể thúc đẩy hoạt động xây dựng
pháp luật môi trường, xây dựng hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về môi trường… và
từ đó cải thiện các hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia. Nắm được nhu cầu cấp thiết
đó, việc áp dụng một sắc thuế “thuế bảo vệ môi trường” là vô cùng đúng đắn trong
giai đoạn hiện nay.
1.4. Lí luận chung về Thuế bảo vệ môi trƣờng
1.4.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Thuế bảo vệ môi trường
1.4.1.1. Khái niệm
Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là quốc

gia phát triển hay quốc gia đang phát triển. Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành
một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời đã được
thực hiện bằng nhiều biện pháp mạnh mẽ can thiệp vào vấn đề này. Một trong những
biện pháp hữu hiệu nhất chính là sử dụng pháp luật để khống chế những hành vi tiêu
cực đến môi trường. Sự xuất hiện và vai trò ngày càng tăng của các quy định pháp luật
về môi trường kể từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường là biểu hiện rõ
nét về sự cấp bách của vấn đề môi trường dẫn đến hệ quả tất yếu là phải đào tạo, giáo
dục công dân những kiến thức về pháp luật môi trường.
Đầu tiên cần hiểu, môi trường là gì? Môi trường theo định nghĩa thông thường
“Là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một
sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”,13 là “ sự
kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát
triển của một thực thể hữu cơ”.14 Định nghĩa tương tự về môi trường như định nghĩa

13
14

Xem: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng 1997, trang 618.
Xem: The American Heritage Dictionary, Boston, 1992, trang 616.

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

của Luật bảo vệ môi trường năm 1993 có thể tìm thấy trong Chương trình hành động
của Cộng đồng châu Âu về môi trường.15

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau
đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác hại xấu đến môi trường 16. Đây là một
trong những sắc thuế được xây dựng nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của
nước ta đến năm 2015 với mục tiêu đánh thuế vào các đối tượng gây ô nhiễm môi
trường nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. Trong thời gian qua, vấn đề tăng trưởng
kinh tế, quá trình công nghiệp hoá và phát triển đô thị tăng nhanh đã tác động xấu đến
môi trường sinh thái cũng như sự gia tăng phát thải nước thải công nghiệp, nước thải
sinh hoạt; gia tăng số lượng chất thải rắn trong sinh hoạt và trong công nghiệp; gia
tăng phát thải các chất gây ô nhiễm không khí từ các quy trình sản xuất công nghiệp và
giao thông vận tải; ô nhiễm ngày càng gia tăng cả trên mặt đất, trong lòng đất, sông hồ
và trong không khí. Trước thực trạng đáng báo động trên, thuế bảo vệ môi trường ra
đời là một công cụ pháp lí nhằm làm giảm đến mức tối thiểu nhất những hậu quả xấu
đối với môi trường.
Cũng giống như một số sắc thuế khác như Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế tài
nguyên (được áp dụng đối với các sản phẩm gây ô nhiễm như ô tô, thuốc lá, rượu,
bia…), Thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ: sử dụng công nghệ sạch, khai thác tài
nguyên quý hiếm…) thì Thuế bảo vệ môi trường đặt ra nhằm mục đích để các chủ thể
nộp thuế phải đóng góp liên quan đến việc tác động vào môi trường thông qua hành vi
của mình, góp phần phòng, chống ô nhiễm môi trường và đảm bảo phát triển bền
vững.
1.4.1.2. Vai trò
Trước đây, Nhà nước ta đã từng ban hành nhiều chính sách để bảo vệ môi trường
như: miễn giảm thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh thân thiện với môi
trường; tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; thực hiện các

15

Xem: The Council Regulation ( EEC ) No 1872/84 of 28 June 1984 on Action by the Community relating to
Enviroment.
16

Xem: Điều 2 Luật thuế bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2010.

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

chương trình Quốc gia và quốc tế về bảo vệ môi trường; bố trí nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách thỏa đáng để xử lí vấn đề môi trường.
Bên cạnh những chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường thì Nhà nước cũng
không ngừng áp dụng biện pháp chế tài về xử phạt vi phạm về ô nhiễm môi trường.17
Tuy nhiên, nhiều chính sách ấy đặt ra vẫn chưa làm giảm đáng kể mức độ ô nhiễm môi
trường như hiện nay. Điều đó đòi hỏi Nhà nước cần có thêm những công cụ hữu hiệu
hơn nữa, một sắc thuế có hiệu quả hơn nữa để hoàn thành xuất sắc vai trò trên.
Có thể nói, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, con người đã tạo ra không ít
những hàng hóa và tiêu dùng các sản phẩm có nguy cơ trực tiếp hoặc gián tiếp gây hại
đến sức khỏe của con người và ô nhiễm nặng nề đến môi trường của nhiều loại sinh
vật. Nhìn chung, các loại phí bảo vệ môi trường trước đó chỉ dừng lại ở mục tiêu huy
động đóng góp một phần của các đối tượng xả thải vào môi trường, có tính chất pháp lí
thấp nên tác dụng chưa cao. Từ khi Luật thuế bảo vệ môi trường được áp dụng cho đến
giai đoạn hiện nay đã không ngừng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội,
phát huy những mặt tích cực trong việc điều chỉnh hành vi xã hội đối với môi trường.
Bên cạnh đó, việc thu thuế bảo vệ môi trường là nhằm thực hiện chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, nhằm xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, cơ cấu
hợp lí, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước; góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động trong hội nhập
kinh tế quốc tế. 18 Điều 112 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: “Tổ chức, hộ

gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến
môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp Thuế môi trường”. Có thể nói, Luật
thuế bảo vệ môi trường đã góp phần rất lớn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
về thuế, tạo môi trường pháp lí bình đẳng, công bằng, không phân biệt giữa các thành
phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư ổn định, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
cho quá trình phát triển kinh tế đất nước.

17

Xem Chương XIV Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11, Nxb. Chính trị Quốc gia, năm 2005.

18

Xem Quyết Định số 201/2004/QĐ-TTg, ban hành ngày 06/12/2004 về phê duyệt chương trình cải cách hệ
thống thuế đến năm 2010.

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Nghiên cứu pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Thực tiễn áp dụng và
giải pháp hoàn thiện

Việc đánh thuế bảo vệ môi trường thể hiện sự định hướng và điều tiết của Nhà
nước đối với việc tiêu dùng gây ô nhiễm nhằm hạn chế việc sử dụng các sản phẩm
này; đồng thời tạo nguồn lực tài chính bù đắp chi phí bảo vệ môi trường. Luật Thuế
bảo vệ môi trường mang ý nghĩa xã hội, góp phần cải thiện và tái tạo môi trường sinh
thái, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế một cách bền vững, ổn định và lâu dài.

1.4.2. Các quy định chung về Thuế bảo vệ môi trường hiện hành
1.4.2.1. Những quy định chung về đối tượng và phạm vi áp dụng Thuế bảo vệ
môi trường
1.4.2.1.1. Phạm vi áp dụng
Theo quy định tại Điều 1 của Luật thuế bảo vệ môi trường 2010 (có hiệu lực
ngày 01/01/2012) về phạm vi điều chỉnh như sau: “Luật này quy định về đối tượng
chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính
thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường.”
1.4.2.1.2. Đối tượng chịu thuế
Luật thuế bảo vệ môi trường là một trong những sắc thuế được xây dựng để hoàn
thiện hệ thống chính sách thuế của nước ta đến năm 2015 với mục tiêu đánh thuế vào
các đối tượng gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.
Đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế Bảo vệ môi trường và
Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ được hướng dẫn
cụ thể như sau:


Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:



Xăng, trừ etanol;



Nhiên liệu bay;



Dầu diezel;




Dầu hỏa;



Dầu mazut;



Dầu nhờn;



Mỡ nhờn.

GVHD:TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


×